Bạn đang xem bài viết Khi Một Bình Bông Cúng Cũng Ngã Giá Ngoài Chợ được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Tôi thường ngồi viết trong một tiệm cà phê, giữa những người khách lạ. Nơi tôi ngồi thường là một cái bàn kê sát cửa sổ, để khi ngẩng lên, ánh mắt có thể nhìn thấy con đường hay những tàn cây.
Phải lòng chi những ngọn cây Rập rờn gió, rập rờn mây, rập rờn.
Đó là hai câu tôi tự “lập biên bản tâm trạng” mình trong một lần ngồi cà phê trên “con đường Duy Tân cây dài bóng mát”, khi ngước mắt lên tình cờ thấy những ngọn cây đang múa lượn. Và, giữa những lần các ngọn cây chạm vào nhau thì một khoảng trời xanh lộ ra với mây trắng xô dạt, bềnh bồng.
Thánh thần ơi, lúc ấy trái tim tôi như một quả chuông bất chợt rung lắc, ngân lên những thanh âm sóng sánh. Trái tim của một người phàm, một kẻ tầm thường, lúc này như “nối mạng” như “thông thiên” với trời xanh mây trắng. Cái khoảnh khắc sung sướng, cái cảm giác rợn ngợp khi tâm hồn ta giao thoa với thiên nhiên ấy thật đặc biệt khó tả.
Trong khi bị cái “rập rờn” của thiên nhiên chiếm lĩnh, đồng thời tôi nhận ra mình dường như đã đánh mất một thói quen. Đó là thói quen lang thang nhìn ngắm thiên nhiên. Nói đúng hơn thì càng ngày tôi càng ít có điều kiện để thực hiện những chuyến bộ hành vào thiên nhiên. Và, tôi chợt nhớ những vần thơ năm cũ.
Cần thiết phải khởi động Gương mặt ngước sáng dưới bóng mờ hàng cây Con đường hình vòng cung Có thể nào vừa chạy vừa bay lên chấp chới…
Ngày xưa, tôi từng có rất nhiều những chuyến bộ hành đơn độc vào thiên nhiên. Mỗi khi gặp một cảnh sắc “rập rờn” là tôi lại muốn chạy thật nhanh, muốn được nhấc bổng lên trên… chín tầng trời (!)
2. Tôi xin được bắt đầu từ câu chuyện của mình như vậy, khi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đề nghị “hãy viết một cái gì đó về những vẻ đẹp đã mất”.
Những vẻ đẹp đã mất. Đây dường như không phải là một đề mục mà là một lời thảng thốt. Đi cùng thời gian, đời người có những vẻ đẹp tự dưng biến mất. Khi những cái đẹp biến mất cũng là khi những cái xấu trỗi lên. Cho nên, viết về những vẻ đẹp đã mất, theo tôi không phải là để tiếc nhớ quá vãng, mà quan trọng hơn là để phục hồi những vùng sống đẹp. Khi chúng ta nhìn thấy được cái mình đã và đang mất, nghĩa là chúng ta còn chưa mất hẳn, ít ra là trong căn thể mình.
Về cơ bản, chúng ta tự đánh mất mình trước khi những mất mát xảy ra.
Chúng ta đánh mất những vẻ đẹp nhỏ bé để rồi nhận về những cái xấu xa khủng khiếp.
Tôi nhớ, hồi xưa ở nông thôn, khi bơm một chiếc xe đạp, người ta không bao giờ lấy tiền, dù chỉ là một cắc. Ở mỗi tiệm sửa xe đều có một cái ống bơm dựng đó. Những người đi đường, nếu chẳng may xẹp lốp, cứ tạt vào lấy ống bơm “tự xử”. Nếu như đó là những cô cậu học trò nhỏ bé; nếu như đó là những cụ già mắt mờ tay run; nếu như đó là một phụ nữ “liễu yếu đào tơ” thì người thợ sửa xe sẵn sàng bơm giùm. Đương nhiên là hoàn toàn miễn phí.
Hồi xưa, như tôi nhớ, cũng không có cái chữ (hay khái niệm) “miễn phí” (free) Chuyện bơm xe không lấy tiền, bơm giùm, là đương nhiên, lẽ thường tình. Còn nếu nói “miễn phí” nghĩa là “có phí” đấy nhưng ở đây được “miễn” (!) Khi đó, tính chất của sự việc đã khác. Và, nếu tôi nhớ không nhầm thì những thùng trà đá miễn phí ở Sài Gòn, ban đầu cũng không có hai chữ “miễn phí”. Họ cứ đặt một thùng trà đá ở đó, ai khát thì cứ tạt vào rót uống.
Cũng giống như ngày xưa ở nông thôn, những căn nhà nằm ngoài đường cái quan thường đặt một cái ảng nước dành cho những khách bộ hành. Trên cái ảng nước trong lành ấy, lúc nào cũng có một cái nắp đậy, một cái gáo dừa vắt ngang. Ai khát nước cứ tạt vào… “kéo gáo” vô tư, chẳng cần xin, cũng chẳng cần hỏi.
Thế rồi chẳng biết tự bao giờ, bơm một cái bánh xe đạp, con người ta cũng thu tiền. Nếu như ai đó tự bơm thì cũng phải trả tiền. Cái này gọi là tiền “hao mòn tài sản”.
Thế rồi, chẳng biết tự bao giờ những cái ảng nước ngọt lành bên đường bỗng dưng biến mất, thay vào đó những hàng quán mọc lên. Uống một ly nước, chén trà cũng phải móc bóp ra trả tiền. Sự xoa dịu cơn khát phải tỷ lệ thuận với số tiền bỏ ra. Thật ra thì số tiền bỏ ra để bơm bánh xe, hay uống một ly nước, cũng chẳng đáng là bao. Nhưng tôi vẫn cho đó là sự mất mát.
Từ chuyện bơm cái bánh xe để lấy tiền, nhưng tiền ít ỏi quá, nhiều người trong lúc bơm đã bày trò làm hư “con ruồi” để thay mới lấy tiền. Và, sau đó là một “chuỗi tiến hóa”, như giả vờ đâm thủng lốp để vá, rải đinh để làm “nát bét” cái ruột v.v… Còn những hàng nước dọc đường thì vô cùng mất vệ sinh, đặc biệt là chuyên bán “cà phê hóa chất chợ Kim Biên” để thu lời cho bộn.
3. Hồi nhỏ, mỗi lần nấu canh chua cá lóc, má tôi thường sai tôi đi xin khế. Tôi rất thích món canh chua nên vui vẻ chạy ù đi mỗi khi má sai. Nhưng, thích món canh chua là một chuyện, thích trèo cây là một chuyện khác nữa.
Xin khế, nghĩa là vào trong xóm, xin người ta được trèo lên cây để hái khế.
“Đó, khế đầy cây đó, cứ trèo mà hái chớ xin xỏ cái chi hè”- thường thì ông hàng xóm vừa khoát tay vừa nói như vậy.
Nhưng cũng có khi ông hàng xóm không có ở nhà. Nhà cửa vắng tanh vì ai nấy đều ra đồng. Những lúc đó mình có thể tót lên cây, tha hồ bứt phá. Nhưng má đã dặn là không được. Má đã dặn là phải có lời xin người lớn. Nếu nhà đó vắng thì phải qua nhà khác. Có khi gặp một người khó tính, họ không cho hái. Không cho hái, không phải vì tiếc trái khế mà sợ té. Thế là họ lấy cây ra khèo dùm, vừa khèo vừa càm ràm. Có khế mang về cho má nấu canh chua, nhưng mà lòng không vui mấy. Không vui không phải vì bị càm ràm mà bởi không được trèo cây.
Tôi còn nhớ ở nông thôn ngày ấy (những năm 80), trái khế, trái chanh, nắm lá xông, bó bông trang (dùng để cúng)… người ta không bao giờ bán. Ai cần cứ đến nhà người nào có mà xin rồi mang về. Quả thật, cái sự xin – cho, cái chữ “xin” nghe cũng thật không hay, thật bất tiện. Chẳng hay ho gì khi phải xin. Khi xin, lỡ người ta không cho thì sao? Nhưng, ấy là phân tích theo cái suy nghĩ và tâm trạng của người bây giờ, chứ hồi đó cái chuyện đi “xin” này diễn ra rất vui vẻ, thoải mái. Mọi người cứ sống chan hoà với nhau, có gì thì san sẻ cho nhau.
Bây giờ thì cần cái gì cứ ra ngoài chợ. Một bình bông cúng cũng phải ngã giá ngoài chợ.
Nông thôn bây giờ không còn hình ảnh những đứa trẻ chạy đi xin khế, xin chanh. Những đứa trẻ mới học mẫu giáo đã biết đếm và xài tiền. Những đứa trẻ không còn ngồi vắt vẻo trên ngọn cây ngắm trời mây, nghe chim hót. Cho nên câu chuyện Nam tước trên cây của Italo Calvino, với bọn trẻ là một câu chuyện nhuốm màu… thần thoại.
Nhớ, hồi đó, mỗi khi nhà nấu món gì ngon, má tôi thường dành riêng ra để mang biếu những người hàng xóm. Có khi vì món ngon mà mình phải ăn nhín lại để cho những người hàng xóm cũng được ăn cùng. Cái này gọi là ăn lấy thảo. Ăn cho vui xóm vui làng. Và, những người khác cũng vậy, khi nhà có buồng chuối, quả trứng gà, lít mật ong rừng, hủ nắm ngon… cũng thường mang biếu “ăn lấy thảo”. Ai cũng muốn cho đi để mang về niềm vui, dù ai cũng túng nghèo.
Cuộc sống đương nhiên phải đổi thay, phải tiến bộ. Cái gọi là cơ chế thị trường thật ra rất khoa học, hợp lý. Nhưng tôi nghĩ, không phải mọi thứ đều quy về tiền, bán mua, đổi chác. Bây giờ ngay cả tình yêu cũng không được miễn phí thì mọi sự còn thê thảm biết nhường nào.
4. Thế rồi, cuộc sống đã dần mất đi những điều gì? Như tôi thấy. Vắng đi hình ảnh một con người đi vào thiên nhiên. Vắng đi những nụ cười hồn nhiên trên gương mặt rạng rỡ. Vắng đi những điều tử tế nhỏ bé, giản dị.
Tôi đang viết một truyện dài về ảo thuật, và tôi nhận thấy một điều thú vị như vầy: Cái độc đáo của ảo thuật là làm cho một vật nào đó biến mất. Nhưng biến mất rồi hiện ra. Người ta ngạc nhiên khi một vật biến mất. Nhưng người ta hạnh phúc khi vật biến mất đó chợt hiện ra. Cái tài tình của ảo thuật là vậy. Tất nhiên ảo thuật không phải là phép thuật. Và, ảo thuật cũng không hệt như đời sống.
Nhưng, khi viết về những vẻ đẹp đã mất, cũng là một cách để chúng hiện ra nơi đây, trên trang báo này. Hiện ra và trở về trong căn thể mỗi người.
Cà phê Chiêu – Sài Gòn 12-2015
Trần Nhữ Thụy
Bình Bông, Lọ Hoa (Bông) Đẹp Thờ Gia Tiên, Thờ Phật
ĐỒ THỜ ĐỈNH ĐỒNG TRUYỀN THỐNG
TẤT CẢ Lọ Hoa / Bình Bông
LỌ HOA (BÌNH BÔNG) CẮM HOA BÀN THỜ PHẬT, BÀN THỜ GIA TIÊN
Lọ hoa (bình bông) là đồ thờ không thể thiếu trên bàn thờ. Tuy nhiên để việc thờ hoa có ý nghĩa, chúng ta cần biết một số vấn đề.
Trên bàn thờ, hoa quả có ý nghĩa rất quan trọng, là biểu thị cho nhân – quả. Do đó, trên bàn thờ khi cúng hoa, quả là để chúng ta luôn ghi nhớ trong cuộc sống, mọi việc luôn có nhân, có quả. Và phàm làm việc gì cũng cần lưu ý đến hậu quả của nó.
Nếu có điều kiện, trên bàn thờ thường xuyên có hoa tươi và quả tươi để cúng dường tổ tiên, cúng dường chư Phật. Không nên để hoa quả bị héo. Nên thay nước cắm hoa thường xuyên, không nên để nước trong lọ hoa bị thối đi, như thế sẽ không tốt.
Đương nhiên, việc cúng dường hoa tươi thường xuyên luôn là tốt nhất và tỏ được tâm cung kính hướng tới Phật, Bồ Tát và hướng tới gia tiên tiền tổ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, mỗi người đều rất bận rộn và không có điều kiện cúng hoa tươi mỗi ngày thì phải làm sao? Ngày xưa, người ta thường dùng bảy báu để làm hoa cúng dường chư Phật, nhưng chúng tay nay không có bảy báu thì có thể sử dụng những lọ hoa bằng nhựa bằng vải cũng rất tốt. Nhất định nên có lọ hoa ở trên bàn thờ. Lọ hoa (bình bông) lựa chọn mặc dù là hoa nhựa nhưng cũng phải lựa chọn hoa đẹp để cúng dường, thường là hoa sen sẽ rất tốt, bởi vì hoa sen biểu thị cho tấm lòng thanh tịnh không ô nhiễm.
Còn lọ hoa dùng để cúng dường cũng nên chọn đồng bộ với bát hương, mâm bồng (đĩa thờ đựng hoa quả). Nếu có thể thì nên sử dụng bộ đồ thờ đồng bộ là tốt nhất, sẽ rất trang nghiêm ban thờ.
Các lọ hoa (bình bông) thờ tại Pháp Duyên đều được chọn lọc và nhập khẩu từ Đài Loan, với chất lượng tốt và mẫu mã đa dạng để quý khách hàng lựa chọn. Mong rằng sẽ làm hài lòng quý khách.
Chợ Đà Nẵng 30 Tết: Thịt, Cá Tăng Giá Nhẹ; Hoa Quả Cúng Giao Thừa Đắt Giá
Các hàng hoa quả soạn mâm cúng giao thừa nhộn nhịp nhất chợ Đà Nẵng ngày 30 Tết
Ghi nhận chung của PV Dân trí tại các chợ Đống Đa, chợ Hàn, chợ Cồn ở các quận Hải Châu và Thanh Khê (Đà Nẵng), so với các ngày trước đó, trong khi hàng thịt, cá tăng giá nhẹ thì các hàng hoa quả, bánh cúng để soạn lễ cúng rước ông bà, cúng giao thừa tăng giá từng giờ.
Tại chợ Đống Đa, Đà Nẵng, chị Nguyễn Thị Hường, tiểu thương bán thịt heo, thịt bò cho biết: Ngày cuối năm, sức mua thịt heo đã giảm dần. Giá thịt heo nạc chợ Tết tăng nhẹ từ 80 – 90 nghìn đồng/kg ngày thường lên 100 – 110 nghìn đồng/kg từ 25-27 tháng Chạp tới bữa nay. Thịt bò tăng trung bình từ 10 -20 nghìn đồng/kg tuỳ loại.
Hàng thịt giữ đà tăng giá từ khoảng 25 tháng Chạp đến nay với giá mỗi ký thịt heo nạc tăng từ 80-90 nghìn đồng/ký ngày thường lên 100 – 110 nghìn đồng/kg giá Tết
Tại chợ Hàn, hàng cá thu phục vụ người dân mua nấu mâm cúng rước ông bà tăng mạnh. Giá mỗi ký cá thu các ngày trước chỉ có khoảng 380 – 400 nghìn đồng; đến sáng 30 Tết đã lên đến 450 nghìn đồng.
Cá thu đắt giá nhất chợ 30 Tết với 450 nghìn đồng/kg. Các loại tôm, cá khác chỉ tăng nhẹ không đáng kể.
Trong khi đó các loại cá, tôm để ăn thường ngày thì giá cả khá bình ổn. Cá bớp giữ giá trung bình 170 nghìn đồng/kg; tôm thẻ có giá 250 nghìn đồng/kg loại 1kg có khoảng 30-40 con.
Tăng giá mạnh nhất là các loại bánh, hoa quả để chuẩn bị mâm cúng giao thừa. Giá một bánh chưng cỡ nhỏ ngày 29 Tết có giá 20 nghìn đồng; đến sáng 30 Tết đã tăng lên 30-35 nghìn đồng/chiếc. Hoa lay ơn các ngày trước có giá chỉ khoảng 60 nghìn đồng/bó; đến sáng 30 Tết đã vọt lên 70-80 nghìn đồng/bó; thậm chí các bó đẹp có hoa có búp lên đến 100 nghìn đồng/bó vẫn đắt khách. Các loại hoa cúc, hoa vạn thọ có giá mềm hơn với khoảng 30-40 nghìn đồng đã được một lọ hoa chưng bàn cúng giao thừa.
Các hàng bán sung, trầu cau cũng đắt khách, đắt giá với một nhành sung sáng 30 Tết có giá đến 70-80 nghìn đồng; trầu cau vừa một đĩa nhỏ có giá 30-40 nghìn đồng với chỉ đôi ba quả cau và vài lá trầu.
Khánh Hiền
Văn Cúng Tại Một Số Ngôi Đình Ở Bình Dương
Văn cúng tại một số ngôi đình ở Bình Dương
Trong tập san KHLS số 19 (8-2010) chúng tôi đã có dịp giới thiệu văn cúng của đình Tân An (xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương) tới quý bạn đọc, trong số này chúng tôi xin giới thiệu tiếp văn cúng ở hai đình là đình Bình Đường (ấp Bình Đường 3, An Bình, Dĩ An) và đình ấp Tân Phước (ấp Tân Phước, Tân Bình, Dĩ An).
VĂN CÚNG TẠI ĐÌNH BÌNH ĐƯỜNG (ấp Bình Đường 3, An Bình, Dĩ An, Bình Dương)
DĩAnhuyện,AnBìnhxã,BìnhĐường ấp.
ChánhbáiBồi bái
Cảm chiêuCáovu!
Tạm dịch
Hôm nay nhằm ngày 10 tháng Nhâm Tý (11 AL), năm Nhâm Tuất tại ấp Bình Đường, xã Bình An, huyện Dĩ An gồm:
Chánh bái………, bồi bái………, đông hiến…….., tây hiến cùng toàn thể bà con trong thôn từ quan viên cũ mới tới già, trẻ, trai, gái nhân lệ đông tếmà tề tựu đặng sửa soạn tạ thần trong lễ kỳ an. Cung kính, cẩn trọng sửa soạn đèn nến, hương, rượu, trà, quả, cỗ bàn thanh khiết.
Xin cáo với các bậc thần linh cảm nhận cho!
Kính mời: Thần Thành hoàng bổn cảnh; tả ban, hữu ban; thần Bạch Mã thái giám; Ngũ Hành nương nương, thần rừng núi, thần nông nghiệp; Tiên sư, tổ sư, thần thương đẳng; tiền hiền, hậu hiền cùng bộ hạ của các ngài giáng lâm hưởng lễ.
Ân trên phong phú, đức độ ngời ngời, không có điềm xấu, không có thanh âm; ca tụng ân đức tốt đẹp, to lớn; công đức thần trong nghiệp sinh hóa mở rộng mênh mông, sừng sững. Nhân lúc tiết lệ, cung kính sửa soạn lễ mọn trước sân đình, túc trực dâng lên thần, khấn nguyện bằng lễ này mong ngài ban cho toàn dân trong bổn thôn bình an, mạnh khỏe, phò trợ cho dân giàu có yên vui. Ngửa trông ban điềm lành, thịnh vượng tới ngàn năm, ngóng trông điều cầu mong thành sự thật để vạn năm trường thịnh, nghìn năm mãi vui; mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, trăm họ hòa hợp. Kính trông phò trợ vua sáng, đức độ để truyền đạt được ước vọng bình an (của dân) thấu tới Thần.
Nay cúi lạy kính cẩn mà thưa vậy!
VĂN CÚNG ĐÌNH ẤP TÂN PHƯỚC, XÃ TÂN BÌNH, HUYỆN DĨ AN
Đình thần ấp Tân Phước là ngôi đình tuy không lớn lắm nhưng chúng tôi đã thật sự bất ngờ trước lối kiến trúc và vật liệu xây dựng đình. Đình giữ lại được bộ xà kèo gỗ có tuổi thọ cả trăm năm rất tốt, nhiều cột gỗ to, chắc với những con kê tuy chạm khắc đơn giản nhưng cũng phần nào thể hiện óc mỹ thuật của người thợ dựng đình mà để nghiên cứu kỹ hơn, thỏa đáng hơn chúng ta cần có nhiều thời gian và một chuyên đề khác. Ở đây chúng tôi cũng sưu tập được văn cúng của đình, đình mỗi năm cúng hai lệ vào ngày 16 tháng 4 và 16 tháng 11.
Chánh bái:Chánhtế:
Bồitế:Bồitế:
Tạm dịch từ phần “Viết”
Ân trên phong phú, đức độ ngời ngời. Xưa, các vua thời Ngũ đế kế nghiệp lớn từ Thiên Hoàng, dùng đức lớn mà phát triển nghề nông, nghiệp đó còn truyền cho hậu thế. Nay nhớ ơn trên mà sửa soạn lễ mọn, cung kính dâng lên thần. Cầu mong thần ra tay phù hộ cho người người, vật vật đều an bình, mạnh khỏe; cây cối tươi tốt, bội thu; dùng rượu để giải trừ xú khí bốn phương, dùng sức mạnh để tiễu trừ tà vật; làm cho nhà nhà vui vẻ, nơi nơi ca hát, giàu có, phú quý.
Nay cúi lạy kính cẩn mà thưa vậy!
Hạ Trúc
Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Một Bình Bông Cúng Cũng Ngã Giá Ngoài Chợ trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!