Bạn đang xem bài viết Khám Phá Chùa Ngọc Hoàng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Ngọc Hoàng là một trong những ngôi chùa cầu con nổi tiếng linh thiêng ở Việt Nam. Những cặp vợ chồng hiếm muộn thường đến đây thành tâm cầu con ở đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Kim Hoa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian là vị thần coi sóc việc sinh nở ở chốn nhân gian.
Chỉ cần thành tâm khấn nguyện, những ai sinh khó hay những cặp vợ chồng hiếm muộn khi cầu khẩn đến tai các bà sẽ được bà cứu khổ cứu nạn, dùng phép tiên cho được như ý. Ở bên cạnh Kim Hoa Thánh Mẫu có một bà lão già thường đứng túc trực bên cạnh và hướng dẫn cho khách đến khấn nguyện cần phải làm gì. Nếu có người đến đây bà lão già lấy một sợi dây chỉ màu đỏ đeo vào tay khách hành hương Phật giáo rồi kêu họ khấn nguyện. Bà hướng dẫn rất tỉ mỉ: Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, cầu con gái thì treo bên trái. Sau đó xoa xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến lại xoa vào bụng đứa con nít ở dưới chân bà mụ 3 cái và rồi lại xoa vào bụng mình thêm 3 cái nữa. Nghi thức vừa xong, bà lão già rót dầu vào các ngọn đèn, vừa rót vừa đọc thật to họ tên, tuổi, ước muốn của người đến khấn nguyện. Vậy là xong tất cả các nghi lễ.
Nếu ai đó khấn vái mà đạt được thành tựu viên mãn như ý thì sau đó mua trái cây, nhang đèn, hoa tươi đến cúng tạ lễ Kim Hoa Thánh Mẫu. Rồi dịp khi đầy tháng con thì mang xôi chè đến cúng thêm lần nữa. Các nghi lễ chỉ đơn giản vậy thôi chứ không cúng bái, tạ lễ cầu kỳ phức tạp gì cả.
Điện thờ Thánh Mẫu rất đông khách cúng bái, nhưng trong chùa Ngọc Hoàng thì điện Ngọc Hoàng mới là nơi khách đến khấn bái đông nhất.
Kể Chuyện Cầu Con Ở Chùa Ngọc Hoàng
Nằm ở trung tâm chúng tôi ngôi chùa Phước Tự hay có tên gọi phổ biến hơn là chùa Ngọc Hoàng từ lâu nổi tiếng linh thiêng.
Nó là địa chỉ đỏ của những người hiếm muộn, không chỉ người thành phố mà cả nước tìm đến cầu nguyện mỗi ngày. Người ta thường tâm niệm con cái là phúc trời ban, chùa lại có tên trời nên cực kỳ ứng nghiệm. Những câu chuyện cầu con cảm động và màu nhiệm được truyền tai nhau lan tỏa khắp nơi.
Tôi đến chùa vào buổi chiều ngày giữa tuần, vì theo mách bảo của nhiều người, thường ngày nghỉ, mùng một hoặc rằm chùa đông lắm. Những mùa lễ hội, sân chùa nêm chặt hàng ngàn người, chen chân khó lọt.
Tận thấy “lễ” cầu con
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73 Mai Thị Lựu, an lành và yên tĩnh giữa trung tâm thành phố huyên náo. Chùa nghe đâu được xây dựng từ năm 1892, rộng khoảng 2.300m2. Sân chùa là một không gian rất rộng có nhiều cây cổ thụ bao trùm tỏa bóng. Đi thẳng vào là bể cá đủ loại, bên phải là bể rùa. Bể nào cũng đầy ắp cá, rùa nhiều con to quá cỡ. Những người xung quanh cho tôi biết chúng là do những người đến khấn nguyện thả vào. Thì ra, người ta có hẳn một danh sách con vật để cúng vái, tùy theo mong muốn. Ví như thả cá chép vàng, chép đỏ thì cầu làm ăn, cầu tài lộc; cá trê cầu sức khỏe , giải hạn; cá rô bí, ba ba : phóng sanh theo tuổi hạn; Chim phóng sanh thì cầu siêu cho người đã mất. Đặc biệt nhất là rùa để cầu con cái. Những cặp vợ chồng đến đây thường thả một cặp rùa ghi tên tuổi của mình. Nghe đâu nếu là cặp rùa mang bầu thì càng ứng nghiệm. Nhìn bể rùa đông đúc và các tiệm hoặc những người bưng thúng bán rùa la liệt ở ngoài cổng đủ biết số lượng người cầu con đến chùa đông như thế nào.
Rất đông người tìm đến cầu con ở gian thờ Kim Hoa thánh mẫu bên trong chùa.
Gọi là chùa nhưng ít thấy tượng phật, la hán ngoại trừ tượng phật bà nghìn tay nghìn mắt ở chánh điện. Điện lớn của chùa thờ Ngọc Hoàng cùng tả hữu là chư vị quan chức nhà trời. Những bức tượng đồ sộ và uy nhiêm hướng mặt xuống bên dưới trong hương khói nghi ngút. Ngoài ra, chùa còn thờ thần tài, thổ địa và nhiều vị khác. Ở phía bên trái chánh điện có một phòng nhỏ treo biển “Kim Hoa thánh mẫu” và 12 bà mụ. Đây là nơi cầu con cái nên thường đông đúc nhất, người ra vào không dứt. Tôi để ý thấy tất cả những nơi khác, người đến chùa tự tay thắp nhang khấn nguyện chỉ trừ nơi thờ Ngọc Hoàng ở chánh điện và ở đây có thêm người của nhà chùa giúp đỡ, như một sự kết nối với đấng thần linh.
Ở gian thờ Kim Hoa thánh mẫu có một cụ già hoặc một bà lão thay phiên nhau trực, chuyển lời khấn nguyện lên bề trên. Bà lão dáng người mảnh khảnh, tóc bạc phân tích với tôi rằng sở dĩ có sự linh thiêng ứng nghiệm là vì Kim Hoa thánh mẫu là vị thánh coi về việc sinh đẻ trên chốn nhân gian. Bên dưới bà là 12 bà mụ, mỗi bên 6 người tư thế khác nhau. Mỗi bà lo một việc, người nắn tay, kẻ nắn chân, người nắn đầu, kẻ nắn mắt, người dạy trẻ tập bước, tập nói… “Chỉ cần thành tâm khấn nguyện, những ai sinh khó hay hiếm muộn khi cầu khẩn đến tai các bà sẽ được bà cứu khổ cứu nạn, dùng phép tiên cho được như ý” – bà quả quyết.
Câu chuyện giữa chúng tôi bị cắt ngang khi một phụ nữ luống tuổi vào thắp hương khấn nguyện. Bà lão quay sang hỏi: Nữ chủ cầu gì? Người này ấp úng: Dạ cầu con! Bà vội lấy một dây chỉ màu đỏ đeo vào tay khách rồi kêu chị này khấn nguyện. Bà hướng dẫn tỉ mỉ: Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, nữ thì bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng đứa con nít dưới chân bà mụ 3 cái rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa. Nghi thức vừa xong, bà lão châm dầu vào các ngọn đèn, vừa châm vừa đọc thật to tên tuổi, mong muốn của người đến khấn nguyện. Chợt thấy số lượng dây chỉ đỏ ở bên nam nhiều hơn hẳn, những bức tượng cũng láng bóng hơn bên nữ, chắc mẫm là người ta đến đây xin con trai nhiều hơn rồi.
Có thật phép màu?
” Đến chùa này cầu con là đúng địa chỉ rồi. Linh nghiệm lắm đó em à” – bà H., một người buôn bán có thâm niên trước cổng chùa lởi xởi. Bà cho biết rất nhiều trường hợp hiếm muộn đến đây xin con chỉ hai ba tháng sau đã có thai. “Kỷ lục” ở chùa là một phụ nữ luống tuổi, lấy chồng 18 năm không có con, tưởng đã vô vọng nhưng sau khi đến chùa khấn xin đã đạt được tâm nguyện. Bà H. khẳng định luôn với tôi 85% số người đến đây cầu con đều có kết quả như ý muốn. Tôi hỏi vặn lại làm sao có thể có một thống kê khoa học và chính xác đến như vậy? Bà nói rằng dựa vào số lượng người đến tạ ơn sau khi có con. ” Mười người đến đây thì tám chín người quay lại tạ lễ. Tui ở đây lâu nên nhẵn mặt “- bà nói. Thường những người hiếm muộn xin được con đều hạnh phúc vô bờ bến. Mỗi năm, vào đúng ngày sinh của con mình, họ đều đến đây để làm lễ tạ. Dù xa xôi mấy, trong Nam ngoài Bắc, kể cả Việt kiều cũng đều đặn quay lại tạ lễ. Người có điều kiện hơn thì may áo và tham gia vào lễ thay áo cho 12 bà mụ được tổ chức hàng năm. Bà H. chỉ cho tôi từng người đang ngồi ở ghế đá và nói rằng toàn những gương mặt quen thuộc, năm nào cũng đến.
Tôi xán lại một cặp vợ chồng dắt tay một đứa nhỏ bên trong sân chùa đang tất bật chuẩn bị vào lễ tạ. Người vợ vui vẻ cho tôi biết tên là Hường, quê ở tận Hải Phòng. Chị 37 tuổi, có con 5 năm trước. Thằng bé khôi ngô nũng nịu trên tay mẹ. “Năm nào dịp này gia đình chị cũng đến chùa tạ lễ. Nhờ phước lành chị mới có được cháu như ngày hôm nay”-chị kể. Thật ra, chị lấy chồng từ năm 25 tuổi nhưng mãi chẳng có con. Cả hai đều khám chữa đông tây y đủ cả nhưng không thể có thai. Đến lúc tưởng vô vọng thì chị được mách bảo đến chùa này khấn vái. Anh chị cất công lặn lội làm theo và như một phép màu, chỉ 3 tháng sau đã mang thai rồi hạ sinh cháu lành lặn khỏe mạnh. “Chị tin có phép màu em ạ. Thằng bé này là một quà tặng, một diễm phúc thật sự của trời đất dành cho anh chị”-chị Hường cảm động nói. Vì vậy nên từ khi thằng bé vào tuổi thứ 3 cho đến nay đều theo cha mẹ đến chùa tạ lễ mỗi năm một lần đều đặn.
Tôi bất ngờ nhận ra trong số những người đến khấn nguyện, rất nhiều người đang mang thai. Họ giải thích rằng dù đã chắc chắn có con trong bụng nhưng vẫn đều đặn đến để cầu trời phật phù hộ cho con mình. Người đến chùa ai cũng đều rạng rỡ, những gương mặt ngời niềm tin. Duy có một phụ nữ trẻ, chừng chưa đến 30 ngồi tần ngần mãi trên ghế đá, mãi chưa thấy vào khấn nguyện. Tôi bắt chuyện vì đoán rằng chị có lẽ vẫn hồ nghi chưa tin sự linh nghiệm? Người phụ nữ có cái tên Duyên này nói ngay rằng hàng ngàn người đến đây không ai không tin cả. “Chị đến đây thường xuyên em à. Cứ rảnh là chị đến, không kể ngày nào. Từng xin được con ở chùa nên chị là người tin nhất” – chị kể. Chị 29 tuổi, cũng thuộc dạng hiếm muộn nhiều năm. Được mách bảo nên vài tháng trước chị đến đây khấn nguyện và lập tức ứng nghiệm. Nhưng rủi thay cái thai vừa được mấy tháng thì hư mất. Cả anh và chị đều là con độc nên hai gia đình tiếc đứt ruột. Ai cũng động viện chị năng vào chùa xin đứa khác.
Những trường hợp thiếu may mắn như chị thi thoảng vẫn xảy ra. Nhưng nhiều người vẫn kiên nhẫn đi xin lại và được phù hộ. Bạn chị cũng rất nhiều người vào chùa này xin con nhưng họ nói rằng con cầu khó nuôi. Đứa trẻ sinh ra thường rất khó tính. Chùa có tên Ngọc Hoàng nên nhiều người bảo con xin về là “con trời” càng khó nuôi hơn. Xin được đã khó, giữ được cái thai đến ngày sinh ra thành hình hài, nuôi dạy chăm bẵm đến khi khỏe mạnh còn khó bội lần. “Đó cũng chỉ là quan niệm thôi. Chị quen biết nhiều người, xin chùa một lúc hai ba đứa vẫn khỏe mạnh, ngoan hiền và thông minh nữa. Dù mất con một lần nhưng chị tin phúc lành sẽ lại đến, trời phật sẽ phù hộ vợ chồng chị lần nữa”-chị Duyên tâm sự.
Còn nhiều câu chuyện khác tôi góp nhặt được ở sân chùa, những câu chuyện na ná nhau nhưng đều linh thiêng và cảm động. Mới biết làm cha làm mẹ là một khao khát thiêng liêng của rất nhiều người. Dù sự linh nghiệm khi xin con ở chùa Ngọc Hoàng khó khẳng định và cũng khó phủ nhận thì cái quý giá đầu tiên người ta nhận được khi đến đó là sự bình tâm thanh thản, là niềm tin mãnh liệt và những điều thiêng liêng của cuộc sống.
Ở phía nam có chùa Ngọc Hoàng thì ở Hà Tây cũng có chùa Hương Tích là địa chỉ cầu tự nổi tiếng không kém. Chùa có một hang đầy những thạch nhủ, tục gọi hang Cô hang Cậu. Người đến lễ bái cầu con, muốn được con trai qua hang Cậu mà ve vuốt các thạch nhủ, muốn có con gái đến dãy hang Cô mà khấn vái. Khi về nhà, hàng ngày hai vợ chồng ngồi ăn có ba cái chén ba đôi đũa, ý muốn trong nhà sẽ có thêm miệng ăn. Về sau có sinh con, hàng năm đều đưa con nhỏ đến hang Cô hang Cậu lễ tạ cho đến tuổi trưởng thành.
Theo xahoi
Khoảnh khắc đầu năm nơi cửa chùaDưới cái nắng chói chang, sáng mùng 1 Tết, người Sài Gòn tấp nập lên chùa, cầu mong một năm mới đầy đủ, sung túc. Chùa Hà (Hà Nội) cũng thu hút đông bảo bạn trẻ đến cầu duyên.
Chùa Ngọc Hoàng nằm trên con phố nhỏ Mai Thị Lựu, quận 1 đông đúc trong ngày đầu năm mới. Lực lượng bảo vệ ở đây phải làm việc hết sức để giữ gìn trật tự.
Dòng người đi vào chùa ngày một đông trong cái nắng sớm.
Ở các chùa hầu hết đều chung hình ảnh chen chúc, khói nhang từ ngoài sân đến chánh điện.
Chánh điện chùa Ngọc Hoàng, người đứng chật cứng phía bên trong.
Ai cũng muốn đốt một cây nhang để cầu cho một năm mới vui vẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Đốt đèn cầu an cho gia đình, cầu siêu cho vong linh những người thân đã khuất…
… và viết giấy cầu an để nhờ nhà chùa cúng.
Mọi người đều thành tâm, mong cho một năm mới tốt lành.
Người làm công quả không ngưng tay dập những bó nhang đề phòng hỏa hoạn.
Theo VNE
Muốn Thoát “Ế” Hãy Đến Chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn
“Nếu ế cứ đến chùa Ngọc Hoàng ” – Đây là câu truyền miệng vui mà các chị em, chàng trai nói với nhau. Tọa lạc ngay trung tâm chúng tôi ngôi chùa Ngọc Hoàng (chùa Phước Hải) hiện lên nguy nga, bắt mắt và là nơi được rất nhiều du khách đến thăm cũng như cầu tình duyên mỗi ngày.
Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20, nên bạn có thể thấy chùa mang phong cách của kiến trúc Trung Hoa. Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải, nhưng mọi người vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa.
Obama từng ghé chùa Ngọc Hoàng để tham quan
Kiến trúc cổ kính, đẹp mắt của ngôi chùa Ngọc Hoàng Sài GònLà một trong những ngôi chùa cổ xưa tại Sài Gòn , chùa Ngọc Hoàng mang phong cách xây dựng Trung Hoa với cách bài trí rất hút mắt, rực rỡ đặc biệt khi tối đến. Chùa xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Đến đây bạn sẽ nhìn thấy có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc như: bao lam, liễn đối, tranh thờ, tượng thờ, hương án, … được làm từ các chất liệu như giấy bồi, gỗ hay gốm sứ.
Khuôn viên của chùa rộng tầm 2.300 m2. Có một ngôi miếu nhỏ được đặt trước chùa để trưng thờ Hộ pháp. Trước khi bước vào chùa Ngọc Hoàng, bạn sẽ thấy thiết kế cổng tam quan nổi bật nhờ được uốn lượn tinh tế giống hình sóng nước, nhìn kỹ vào bạn sẽ thấy nó đang mô phỏng hình dáng của hai con rồng theo tư thế “tranh châu”.
Khung cảnh bên trong chùa Ngọc Hoàng nổi bật với màu đỏ chủ đạo
Có một bể cá đủ loại – đủ màu sắc và bể rùa nằm ở sân chùa. Chúng có nhiều như thế là do những người đến khấn nguyện thả vào. Bên trong chùa chia thành 3 tòa: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng.
Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như: Lỗ Ban (thầy dạy nghề), 13 đức thầy, Thái Tuế (sao giải hạn), thần Lã Tổ (thần văn chương), Văn Xương, thần Hà Bá (thần sông nước), thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Môn Quan (thần giữ cửa), Thiên Lôi. Các pho tượng đều được chế tác rất kỳ công, kỹ lượng trong từng chi tiết, đường nét, thể hiện được cái Thần từ bề trên trong tín ngưỡng thờ cúng.
Cầu con, cầu duyên linh thiêng chỉ có tại ngôi chùa Ngọc HoàngNgôi Ngọc Hoàng còn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu (thần coi việc sinh nở) cùng 12 bà mụ, mỗi bên 6 bà với tư thế khác nhau, mỗi bà lo một việc: nắn tay, nắn chân, nắn đầu, dạy trẻ tập đi, tập nói,… Rất nhiều người mẹ đang mang thai sẽ đến đây cầu bình yên, sinh con thuận lợi, “mẹ tròn con vuông”.
Với những cặp vợ chồng hiếm muộn muốn cầu con thì cũng đến đây rất nhiều, nếu bạn đến chùa cầu con sẽ được đeo một sợi chỉ màu đỏ vào cổ tay. Nếu cầu con gái thì đeo vòng chỉ vào bức tượng treo bên trái, cầu con trai thì làm ngược lại. Tiếp đến là xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Sau đó là xoa vào bụng tượng trẻ con dưới chân bà mụ 3 cái, rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa.
Nơi để các cặp đôi đến để cầu con hoặc xin sự may mắn trong quá trình mang thai đến lúc sanh.
Nếu bạn nhận được tin vui như mong muốn thì sẽ mua trái cây, nhang đèn, hoa tươi đến cúng tạ lễ Mẹ. Khi con đầy tháng thì mang xôi chè đến cúng lần nữa. Đây gọi là cách cảm ơn đến những Người đã ban phép lành cho mình, cũng chẳng cần phải làm lễ phức tạp, chỉ cần cái tâm bái lạy là bề Trên sẽ chứng giám cho bạn.
Với những ai “ế” lâu năm, thì ngôi chùa Ngọc Hoàng sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất cho bạn. Nhiều người nói rằng, sự linh thiêng trong việc cầu tình duyên tại chùa Ngọc Hoàng cũng không hề kém gì so với việc cầu con.
“Ế lâu năm đến đây cũng có người yêu” – Là câu cửa miệng quen thuộc của các Phật tử Sài Gòn
Bạn chỉ cần dâng hương, thành tâm khấn vái và đọc tên “người trong mộng”, rồi dùng tay sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên. Mọi chuyện tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn về sau.
Bên cạnh đó, Ngọc Hoàng còn có khu thờ Phật Dược Sư, để du khách có thể cầu sức khỏe. Hoặc qua bên điện Thần Tài để cầu tài, lộc. Nhớ lên điện thờ Đức Quan Thế Âm được đặt trên lầu để khấn vái cầu gia đạo luôn bình yên, hạnh phúc nha.
Bí Ẩn Về Sự Linh Thiêng Ở Chùa Ngọc Hoàng
1. Ở Sài Gòn, nói đến chùa Ngọc Hoàng thì hầu như ai ai cũng đều biết. Đó là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng về việc cầu con cái. Với những trường hợp linh ứng diệu kỳ về chuyện cầu con này, người ta có thể dễ dàng bắt gặp ở đâu đó trên các diễn đàn của các bà nội trợ.
Tất nhiên sẽ chẳng có ai khẳng định được rằng, chuyện con cái cứ đến đây cầu là được. Như chính ông Minh (ngoài 60 tuổi), người đã gắn bó với chùa suốt gần 30 năm qua, người đã chứng kiến bao nhiêu cặp vợ chồng nhang đèn đến đây cầu nguyện, cũng chỉ có thể nói rằng: Tùy duyên!
“Tùy duyên”, đó là câu trả lời chính xác nhất trong trường hợp cầu con nơi đây. Bởi như theo ông Minh chia sẻ từ những gì ông chứng kiến thì có cặp vợ chồng đến cầu nguyện 1 lần là có con ngay, có người cầu từ năm này qua năm khác nhưng đường con cái vẫn biệt vô âm tính!
Ông nói, có những người đến cầu và sau đó có con nên họ tin tưởng và cho rằng chùa linh thiêng, cầu là có, nhưng thật ra không hẳn là như vậy! Bởi theo nhà Phật, con cái là nhân duyên từ kiếp trước nên khi đủ duyên thì cầu nguyện mới có thành. Còn không đủ duyên thì dẫu cầu cũng không thể đạt, như cây chưa đủ tuổi thì chưa thể đơm hoa kết trái!
Dẫu không thể khẳng định về sự linh thiêng trong việc cầu con là như thế nào, song, ở chùa Ngọc Hoàng có hẳn một không gian riêng thờ Kim Hoa Thánh Mẫu, đặc biệt là có 12 Mụ Bà – Mẹ Sanh Mẹ Độ. Đây cũng chính là nơi các cặp vợ chồng đến cầu con cái.
Theo quan niệm dân gian từ ngày xưa, 12 mụ bà làm việc nắn hình người cho bé từ lúc thai sinh. Tục thờ cúng 12 Mụ bà – Mẹ sanh gần như rất phổ biến tại nhiều gia đình, nhất là ở các miền quê.
Không gian thờ Thánh Mẫu, 12 Mụ bà và ông Tơ – bà Nguyệt
Bên cạnh các tượng Mụ bà có những tượng bé trai, bé gái. Người nào muốn cầu con trai hay con gái thì vuốt vào tượng tương đương rồi xoa lên bụng mình. Để tiến hành khấn nguyện, các cặp vợ chồng hay mua nhang đèn, hoa và trái cây dâng lên cúng Thánh Mẫu và 12 bà Mụ. Có thể nói, không gian thờ này lúc nào cũng đông nghịt người và dày đặt khói hương, từ ngày Rằm cũng như ngày thường.
“Nếu ai đó khấn vái đạt được thành tựu viên mãn thì sau đó mua trái cây, nhang đèn, hoa tươi đến cúng tạ lễ Mẹ. Khi con đầy tháng thì mang xôi chè đến cúng lần nữa. Chỉ đơn giản vậy thôi chứ không cúng bái, tạ lễ gì phức tạp cả” – ông Minh nói với chúng tôi.
Khách thấp hương và khấn tên mình, sau đó đến tên “người trong mộng” để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên. Tiếng đồn về sự linh tiêng trong việc cầu tình duyên tại nơi đây cũng không hề kém gì so với việc cầu con.
2. Điện thờ Thánh Mẫu đã đông khách cúng bái, nhưng trong chùa Ngọc Hoàng thì điện Ngọc Hoàng mới thật sự là nơi đông nhất.
Trong chánh điện, chính giữa là thờ Ngọc Hoàng, hai bên là chư tiên và các bậc thiên tướng… Trước bàn thắp nhang lễ Ngọc Hoàng lúc nào cũng có một người đứng túc trực, người này sẽ nhận những lọ tinh dầu mà khách mua tại quầy bán nhang đèn trong chùa để rót vào ngọn đèn cúng dường lên Ngọc Hoàng và chư thiên. Khách sẽ nói tên và điều mình mong cầu để người này vừa rót dầu cúng, vừa khấn nguyện cho gia chủ.
Dừng lại ở điện Ngọc Hoàng lắng nghe một hồi lâu thì nhận thấy rằng, cứ mỗi người đến đây lễ cúng thì có một ý nguyện không giống nhau. Người thì cầu sức khỏe, người cầu bình an, người cầu tài, cầu lộc, người cầu công việc suông sẽ, người cầu cho người thân an lành…
Ngoài ra, trong chùa Ngọc Hoàng còn có điện thờ Phật Dược Sư để khách cầu sức khỏe, điện Thần Tài để cầu tài, lộc và đặc biệt là điện thờ Đức Quan Thế Âm được đặt trên lầu.
Chùa có một khoảng sân khá rộng phía trước và được che mát bởi bóng cây Bồ Đề cổ thụ. Trong khoảng này có hồ nuôi cá nằm ngay chính giửa và hồ nuôi rùa bên tay phải từ ngoài vào. Trên mái chùa, thỉnh thoảng có đàn bồ câu đông hàng trăm con bay sà xuống sân chùa nhặt thóc rồi lại tung cánh bay lên trời; tất cả tạo nên một cảm giác bình an, thư thái cho khách hành hương.
Ông Minh cho chúng tôi biết, Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng vào năm 1892 bởi người Hoa. Trải qua hơn 100 năm nay, chùa Ngọc Hoàng vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ xưa đặc trưng. Trừ phần sân được lát gạch lại cho sạch sẽ thì toàn bộ kiến trúc trong chánh điện vẫn được bảo tồn nguyên vẹn so với ban đầu.
Vào năm 1994, Chùa Ngọc Hoàng được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Vị Trụ trì hiện tại của chùa là Thầy Thích Minh Tông.
Thầy trụ trì (Y vàng) và các Phật tử tại Điện Quan Âm
Lâu nay, Phước Hải Tự không chỉ đón khách trong nước mà còn là một trong những ngôi chùa được khách quốc tế đến tham quan nhiều nhất tại TP HCM. Và có thể, sau sự kiện Tổng thống Mỹ Obama đến thăm thì ngôi chùa này sẽ càng trở thành một địa chỉ tâm linh nổi tiếng và thu hút khách thập phương hơn nữa.
Như nhiều ngôi chùa khác trên đất nước này, chùa Ngọc Hoàng khoác lên mình một vẻ đẹp của sự linh thiêng kỳ bí mà không ai có thể lý giải được. Ngôi chùa đã và đang là địa chỉ niềm tin cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, cho bao đôi tình nhân trắc trở… Họ đến cầu nguyện để tìm lại sự bình tâm và cân bằng.
Như vài người mà chúng tôi có dịp trò chuyện tại chùa, họ gặp trục trặc trong công việc hay những bất trắc xảy ra trong cuộc sống, họ đến chùa cầu nguyện. Dẫu họ không biết chắc về sự linh ứng thế nào, nhưng họ vẫn đến bởi khi khấn nguyện xong, lòng họ bình tâm không còn lo lắng.
Cuộc sống là vậy, còn niềm tin là còn lẽ sống, còn hy vọng. Việc nhiều người đặt niềm tin vào một sự nhiệm màu nào đó có thể là mơ hồ, song đáng sợ nhất ở đời là không còn niềm tin vào điều gì! Tất nhiên, sự thành tâm kính tin ở đây không phải là sự mê muội mù quáng!
Trúc Vân
Kinh Nghiệm Đi Chùa Ngọc Hoàng Cầu Duyên Để ‘Thoát Ế’
Kinh nghiệm đi chùa ngọc hoàng cầu duyên
Chia sẻ kinh nghiệm đi chùa ngọc hoàng cầu duyên, Chùa Ngọc Hoàng Thượng Đế là một ngôi chùa linh thiêng thu hút nhiều khách du lịch và người dân bản địa đến hành hương, cầu con và cầu duyên.
Chùa Ngọc Hoàng cầu duyênNgôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20. Theo học giả Vương Hồng Sển, thì Lưu Minh là người “ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền tạo lập chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín”…
Năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là “Phước Hải Tự”.
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ, làm theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chùa xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi.
Khuôn viên chùa rộng khoảng 2.300 m2. Phía trước có ngôi miếu nhỏ đặt tượng Hộ pháp. Cổng tam quan nổi bật với những đường nét uốn lượn hình sóng nước của hai con rồng theo tư thế “tranh châu”.
Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như: Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Tổ (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), Nữ Oa Thánh Mẫu, 12 bà mụ, 13 đức thầy, v.v… Ngoài ra, chùa còn thờ thần Thành hoàng…Nhìn chung, các pho tượng thờ trong điện thờ đều là những tác phẩm điêu khắc gỗ đẹp.
Hàng ngày khách trong và ngoài nước đến chiêm bái chùa rất đông. Lễ hội lớn nhất là Vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, tương truyền là ngày sinh của Ngọc Hoàng Thượng đế. Ngày 15 tháng 10 năm 1994, chùa Ngọc Hoàng được công nhận là một di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa ngọc hoàng còn được gọi là Ngọc Hoàng Điện, ngôi chùa mang phong cách hơi hướng Trung Hoa với màu sắc rực rỡ. Khi bạn đi chùa Ngọc Hoàng các bạn muốn cầu con cái hãy cầu thánh Mẫu, còn muốn cầu tình duyên, hãy tìm tới ông Tơ – bà Nguyệt.
Kinh nghiệm đi chùa ngọc hoàng cầu duyênKhi các bạn đi chùa ngoc Hoàng cầu tình duyên các bạn hãy thấp hương, khấn tên mình và tiếp đó là tên “người trong mộng” để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên hai bạn. Vạn sự “Tùy duyên!” khi đến chùa các bạn thành tâm cúng bái thì mọi điều sẽ thành. Con cái, vợ chồng là nhân duyên tiền kiếp, khi đủ duyên thì nguyện cầu mới thành, còn nếu không đủ thì dù cầu bao nhiêu cũng không thể đạt.
Khám Phá Chùa Bà Châu Đốc An Giang ” Địa Điểm Linh Thiêng”
Chùa Bà Châu Đốc An Giang hiện đang là điểm đến thu hút rất đông du khách thập phương tới viếng thăm trong những dịp lễ, Tết. Tọa lạc ngay dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa bà Châu Đốc là một trong những di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng cần được bảo tồn và phát triển.
Tìm hiểu chùa Bà Châu Đốc An GiangMỗi khi nhắc tới núi Sam hay Châu Đốc thì ai ai cũng nghĩ tới miếu Bà Chúa Xứ. Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến chùa Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng. Không chỉ là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của người dân An Giang nói riêng và dân miền Tây nói chung mà còn là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong những ngày lễ, Tết.
Nguồn gốc chùa Bà Châu Đốc An GiangTheo những thông tin cho biết thì cách đây 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không được. Sau đó qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Nhưng đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch không thể đi nữa. Người dân nghĩ Bà chọn nơi đây để an vị ở đây và đã lập miếu tôn thờ.
Đường đi chùa Bà Châu Đốc An GiangNằm cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 200km và thành phố An Giang khoảng 36km. Du khách có thể tham khảo các tuyến đường sau đây.
– Xuất phát từ TP HCM: Các bạn đi theo Phan Văn Hớn đến Xa lộ Đại Hàn/QL1A tại Tân Thới Nhất. Sau đó đi theo ĐCT Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương/ĐCT01 và QL62 đến ĐT 819 tại Tân Lập. Tiếp tục Đi dọc theo ĐT 819 đến đường 3 Tháng 2 tại tt. Tân Hưng.
Sau đó Đi dọc theo TL831/Tỉnh lộ 831/ ĐT831, ĐT842 và ĐT841 đến Thường Phước 2. Tiếp tục đi đến Phà Tân Châu/Tân Châu – Hồng Ngự. Đến đây, các bạn mua vé tuyến phà Phà Tân Châu/Tân Châu – Hồng Ngự. Sang bên kia sông, các bạn tiếp tục đi thẳng để vào Phà Tân Châu/Tân Châu – Hồng Ngự. Đến tiệm Uốn Tóc Mỹ Nguyệt thì rẽ phải vào đường Trần Hưng Đạo/ĐT954. Sau đó chạy thẳng ĐT953 đến Phà Châu Giang tại Phú Hiệp.
– Xuất phát từ thành phố An Giang: Chạy đếnVĩnh Thạnh Trung và đi dọc theo ĐT945 – QL91 đến Kinh 4 tại Châu Phú B, Thành phố Châu Đốc. Sau đó là lái xe đến Châu Thị Tế/Tân Lộ Kiều Lương tại Núi Sam.
Kiến trúc chùa Bà Chúa Xứ núi SamMiếu Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn biết đến với lối kiến trúc độc đáo và đẹp mắt. Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.
Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay. Miếu có kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng như hoa sen đang nở. Mái tam cấp ba tầng lầu được lợp bằng ngói đại ống màu xanh ngọc bích đẹp mắt, góc mái thì vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.
Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…
Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam – An GiangTheo lời truyền miệng dân gian thì vào những năm 1820 – 1825, quân Xiêm sang quấy phá nước ta và đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Bọn chúng ra sức khiêng bức tượng nhưng không nhấc nổi, một tên trong số đó đã làm tức giận làm gãy tay Bà và ngay lập tức hắn bị trừng phạt. Từ đó người dân gọi là Bà Chúa Xứ và lập miếu thờ để cho Bà Chúa phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh.
Còn theo nhà khảo cổ học người Pháp Malleret nghiên cứu vào năm 1941 cho biết tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần). Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa.
Vào năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang là bức tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam và có áo phụng cúng nhiều nhất. Hiện nay, chùa Bà Châu Đốc An Giang “điểm nhấn” của du lịch tâm linh hấp dẫn của vùng ĐBSCL.
Thời điểm để đi hành hương Chùa Bà Chúa Xứ Châu ĐốcDo nhu cầu hành hương về Châu Đốc ngày một tăng cao, nhất là vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Do đo mà bạn nên lựa chọn thời gian hợp lý để đến Châu Đốc tránh tình trạng đông đúc, chen lấn, xô đẩy, kẹt xe, móc túi. Lời khuyên của chúng tôi dành cho cá bạn thì thời điểm thích hợp để hành hương tới chùa Bà là vào những ngày đầu tuần và giữa tuần. Bởi vì lúc này giá vé xe cũng “mềm” hơn ngày thường và đỡ đông hơn so với những ngày lễ, Tết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Chùa Ngọc Hoàng trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!