Bạn đang xem bài viết Kể Chuyện Cầu Con Ở Chùa Ngọc Hoàng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nằm ở trung tâm chúng tôi ngôi chùa Phước Tự hay có tên gọi phổ biến hơn là chùa Ngọc Hoàng từ lâu nổi tiếng linh thiêng.
Nó là địa chỉ đỏ của những người hiếm muộn, không chỉ người thành phố mà cả nước tìm đến cầu nguyện mỗi ngày. Người ta thường tâm niệm con cái là phúc trời ban, chùa lại có tên trời nên cực kỳ ứng nghiệm. Những câu chuyện cầu con cảm động và màu nhiệm được truyền tai nhau lan tỏa khắp nơi.
Tôi đến chùa vào buổi chiều ngày giữa tuần, vì theo mách bảo của nhiều người, thường ngày nghỉ, mùng một hoặc rằm chùa đông lắm. Những mùa lễ hội, sân chùa nêm chặt hàng ngàn người, chen chân khó lọt.
Tận thấy “lễ” cầu con
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73 Mai Thị Lựu, an lành và yên tĩnh giữa trung tâm thành phố huyên náo. Chùa nghe đâu được xây dựng từ năm 1892, rộng khoảng 2.300m2. Sân chùa là một không gian rất rộng có nhiều cây cổ thụ bao trùm tỏa bóng. Đi thẳng vào là bể cá đủ loại, bên phải là bể rùa. Bể nào cũng đầy ắp cá, rùa nhiều con to quá cỡ. Những người xung quanh cho tôi biết chúng là do những người đến khấn nguyện thả vào. Thì ra, người ta có hẳn một danh sách con vật để cúng vái, tùy theo mong muốn. Ví như thả cá chép vàng, chép đỏ thì cầu làm ăn, cầu tài lộc; cá trê cầu sức khỏe , giải hạn; cá rô bí, ba ba : phóng sanh theo tuổi hạn; Chim phóng sanh thì cầu siêu cho người đã mất. Đặc biệt nhất là rùa để cầu con cái. Những cặp vợ chồng đến đây thường thả một cặp rùa ghi tên tuổi của mình. Nghe đâu nếu là cặp rùa mang bầu thì càng ứng nghiệm. Nhìn bể rùa đông đúc và các tiệm hoặc những người bưng thúng bán rùa la liệt ở ngoài cổng đủ biết số lượng người cầu con đến chùa đông như thế nào.
Rất đông người tìm đến cầu con ở gian thờ Kim Hoa thánh mẫu bên trong chùa.
Gọi là chùa nhưng ít thấy tượng phật, la hán ngoại trừ tượng phật bà nghìn tay nghìn mắt ở chánh điện. Điện lớn của chùa thờ Ngọc Hoàng cùng tả hữu là chư vị quan chức nhà trời. Những bức tượng đồ sộ và uy nhiêm hướng mặt xuống bên dưới trong hương khói nghi ngút. Ngoài ra, chùa còn thờ thần tài, thổ địa và nhiều vị khác. Ở phía bên trái chánh điện có một phòng nhỏ treo biển “Kim Hoa thánh mẫu” và 12 bà mụ. Đây là nơi cầu con cái nên thường đông đúc nhất, người ra vào không dứt. Tôi để ý thấy tất cả những nơi khác, người đến chùa tự tay thắp nhang khấn nguyện chỉ trừ nơi thờ Ngọc Hoàng ở chánh điện và ở đây có thêm người của nhà chùa giúp đỡ, như một sự kết nối với đấng thần linh.
Ở gian thờ Kim Hoa thánh mẫu có một cụ già hoặc một bà lão thay phiên nhau trực, chuyển lời khấn nguyện lên bề trên. Bà lão dáng người mảnh khảnh, tóc bạc phân tích với tôi rằng sở dĩ có sự linh thiêng ứng nghiệm là vì Kim Hoa thánh mẫu là vị thánh coi về việc sinh đẻ trên chốn nhân gian. Bên dưới bà là 12 bà mụ, mỗi bên 6 người tư thế khác nhau. Mỗi bà lo một việc, người nắn tay, kẻ nắn chân, người nắn đầu, kẻ nắn mắt, người dạy trẻ tập bước, tập nói… “Chỉ cần thành tâm khấn nguyện, những ai sinh khó hay hiếm muộn khi cầu khẩn đến tai các bà sẽ được bà cứu khổ cứu nạn, dùng phép tiên cho được như ý” – bà quả quyết.
Câu chuyện giữa chúng tôi bị cắt ngang khi một phụ nữ luống tuổi vào thắp hương khấn nguyện. Bà lão quay sang hỏi: Nữ chủ cầu gì? Người này ấp úng: Dạ cầu con! Bà vội lấy một dây chỉ màu đỏ đeo vào tay khách rồi kêu chị này khấn nguyện. Bà hướng dẫn tỉ mỉ: Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, nữ thì bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng đứa con nít dưới chân bà mụ 3 cái rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa. Nghi thức vừa xong, bà lão châm dầu vào các ngọn đèn, vừa châm vừa đọc thật to tên tuổi, mong muốn của người đến khấn nguyện. Chợt thấy số lượng dây chỉ đỏ ở bên nam nhiều hơn hẳn, những bức tượng cũng láng bóng hơn bên nữ, chắc mẫm là người ta đến đây xin con trai nhiều hơn rồi.
Có thật phép màu?
” Đến chùa này cầu con là đúng địa chỉ rồi. Linh nghiệm lắm đó em à” – bà H., một người buôn bán có thâm niên trước cổng chùa lởi xởi. Bà cho biết rất nhiều trường hợp hiếm muộn đến đây xin con chỉ hai ba tháng sau đã có thai. “Kỷ lục” ở chùa là một phụ nữ luống tuổi, lấy chồng 18 năm không có con, tưởng đã vô vọng nhưng sau khi đến chùa khấn xin đã đạt được tâm nguyện. Bà H. khẳng định luôn với tôi 85% số người đến đây cầu con đều có kết quả như ý muốn. Tôi hỏi vặn lại làm sao có thể có một thống kê khoa học và chính xác đến như vậy? Bà nói rằng dựa vào số lượng người đến tạ ơn sau khi có con. ” Mười người đến đây thì tám chín người quay lại tạ lễ. Tui ở đây lâu nên nhẵn mặt “- bà nói. Thường những người hiếm muộn xin được con đều hạnh phúc vô bờ bến. Mỗi năm, vào đúng ngày sinh của con mình, họ đều đến đây để làm lễ tạ. Dù xa xôi mấy, trong Nam ngoài Bắc, kể cả Việt kiều cũng đều đặn quay lại tạ lễ. Người có điều kiện hơn thì may áo và tham gia vào lễ thay áo cho 12 bà mụ được tổ chức hàng năm. Bà H. chỉ cho tôi từng người đang ngồi ở ghế đá và nói rằng toàn những gương mặt quen thuộc, năm nào cũng đến.
Tôi xán lại một cặp vợ chồng dắt tay một đứa nhỏ bên trong sân chùa đang tất bật chuẩn bị vào lễ tạ. Người vợ vui vẻ cho tôi biết tên là Hường, quê ở tận Hải Phòng. Chị 37 tuổi, có con 5 năm trước. Thằng bé khôi ngô nũng nịu trên tay mẹ. “Năm nào dịp này gia đình chị cũng đến chùa tạ lễ. Nhờ phước lành chị mới có được cháu như ngày hôm nay”-chị kể. Thật ra, chị lấy chồng từ năm 25 tuổi nhưng mãi chẳng có con. Cả hai đều khám chữa đông tây y đủ cả nhưng không thể có thai. Đến lúc tưởng vô vọng thì chị được mách bảo đến chùa này khấn vái. Anh chị cất công lặn lội làm theo và như một phép màu, chỉ 3 tháng sau đã mang thai rồi hạ sinh cháu lành lặn khỏe mạnh. “Chị tin có phép màu em ạ. Thằng bé này là một quà tặng, một diễm phúc thật sự của trời đất dành cho anh chị”-chị Hường cảm động nói. Vì vậy nên từ khi thằng bé vào tuổi thứ 3 cho đến nay đều theo cha mẹ đến chùa tạ lễ mỗi năm một lần đều đặn.
Tôi bất ngờ nhận ra trong số những người đến khấn nguyện, rất nhiều người đang mang thai. Họ giải thích rằng dù đã chắc chắn có con trong bụng nhưng vẫn đều đặn đến để cầu trời phật phù hộ cho con mình. Người đến chùa ai cũng đều rạng rỡ, những gương mặt ngời niềm tin. Duy có một phụ nữ trẻ, chừng chưa đến 30 ngồi tần ngần mãi trên ghế đá, mãi chưa thấy vào khấn nguyện. Tôi bắt chuyện vì đoán rằng chị có lẽ vẫn hồ nghi chưa tin sự linh nghiệm? Người phụ nữ có cái tên Duyên này nói ngay rằng hàng ngàn người đến đây không ai không tin cả. “Chị đến đây thường xuyên em à. Cứ rảnh là chị đến, không kể ngày nào. Từng xin được con ở chùa nên chị là người tin nhất” – chị kể. Chị 29 tuổi, cũng thuộc dạng hiếm muộn nhiều năm. Được mách bảo nên vài tháng trước chị đến đây khấn nguyện và lập tức ứng nghiệm. Nhưng rủi thay cái thai vừa được mấy tháng thì hư mất. Cả anh và chị đều là con độc nên hai gia đình tiếc đứt ruột. Ai cũng động viện chị năng vào chùa xin đứa khác.
Những trường hợp thiếu may mắn như chị thi thoảng vẫn xảy ra. Nhưng nhiều người vẫn kiên nhẫn đi xin lại và được phù hộ. Bạn chị cũng rất nhiều người vào chùa này xin con nhưng họ nói rằng con cầu khó nuôi. Đứa trẻ sinh ra thường rất khó tính. Chùa có tên Ngọc Hoàng nên nhiều người bảo con xin về là “con trời” càng khó nuôi hơn. Xin được đã khó, giữ được cái thai đến ngày sinh ra thành hình hài, nuôi dạy chăm bẵm đến khi khỏe mạnh còn khó bội lần. “Đó cũng chỉ là quan niệm thôi. Chị quen biết nhiều người, xin chùa một lúc hai ba đứa vẫn khỏe mạnh, ngoan hiền và thông minh nữa. Dù mất con một lần nhưng chị tin phúc lành sẽ lại đến, trời phật sẽ phù hộ vợ chồng chị lần nữa”-chị Duyên tâm sự.
Còn nhiều câu chuyện khác tôi góp nhặt được ở sân chùa, những câu chuyện na ná nhau nhưng đều linh thiêng và cảm động. Mới biết làm cha làm mẹ là một khao khát thiêng liêng của rất nhiều người. Dù sự linh nghiệm khi xin con ở chùa Ngọc Hoàng khó khẳng định và cũng khó phủ nhận thì cái quý giá đầu tiên người ta nhận được khi đến đó là sự bình tâm thanh thản, là niềm tin mãnh liệt và những điều thiêng liêng của cuộc sống.
Ở phía nam có chùa Ngọc Hoàng thì ở Hà Tây cũng có chùa Hương Tích là địa chỉ cầu tự nổi tiếng không kém. Chùa có một hang đầy những thạch nhủ, tục gọi hang Cô hang Cậu. Người đến lễ bái cầu con, muốn được con trai qua hang Cậu mà ve vuốt các thạch nhủ, muốn có con gái đến dãy hang Cô mà khấn vái. Khi về nhà, hàng ngày hai vợ chồng ngồi ăn có ba cái chén ba đôi đũa, ý muốn trong nhà sẽ có thêm miệng ăn. Về sau có sinh con, hàng năm đều đưa con nhỏ đến hang Cô hang Cậu lễ tạ cho đến tuổi trưởng thành.
Theo xahoi
Khoảnh khắc đầu năm nơi cửa chùaDưới cái nắng chói chang, sáng mùng 1 Tết, người Sài Gòn tấp nập lên chùa, cầu mong một năm mới đầy đủ, sung túc. Chùa Hà (Hà Nội) cũng thu hút đông bảo bạn trẻ đến cầu duyên.
Chùa Ngọc Hoàng nằm trên con phố nhỏ Mai Thị Lựu, quận 1 đông đúc trong ngày đầu năm mới. Lực lượng bảo vệ ở đây phải làm việc hết sức để giữ gìn trật tự.
Dòng người đi vào chùa ngày một đông trong cái nắng sớm.
Ở các chùa hầu hết đều chung hình ảnh chen chúc, khói nhang từ ngoài sân đến chánh điện.
Chánh điện chùa Ngọc Hoàng, người đứng chật cứng phía bên trong.
Ai cũng muốn đốt một cây nhang để cầu cho một năm mới vui vẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Đốt đèn cầu an cho gia đình, cầu siêu cho vong linh những người thân đã khuất…
… và viết giấy cầu an để nhờ nhà chùa cúng.
Mọi người đều thành tâm, mong cho một năm mới tốt lành.
Người làm công quả không ngưng tay dập những bó nhang đề phòng hỏa hoạn.
Theo VNE
Hướng Dẫn Cách Cầu Con, Cầu Duyên Ở Chùa Ngọc Hoàng Chính Xác Nhất
Không chỉ ở TPHCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác chắc chắn bạn cũng sẽ nghe nhắc đến việc cầu con, cầu duyên ở chùa NGỌC HOÀNG. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được cách cầu con, cầu duyên ở chùa Ngọc Hoàng chính xác nhất. Nếu bạn đang muốn thực hiện việc này hoặc tò mò thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài chia sẻ sau đây nhé!
Đôi nét về chùa NGỌC HOÀNG
Chùa Ngọc Hoàng là cái tên người thuộc với người Sài Gòn từ rất lâu. Tuy nhiên thì tên chính thức của nó là chùa là Phước Hải. Ban đầu, chùa Ngọc Hoàng là một miếu thờ, được người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1892 và sau đó được mở rộng ra, có thờ Phật nên trở thành chùa.
Chùa Ngọc Hoàng tọa lạc ở số 73 Mai Thị Lựu, quận 1, TP.HCM và chỉ cần nói tên chùa là người dân ở TPHCM đều biết.
Chùa Ngọc Hoàng có gì đặc biệt?Gọi là chùa nhưng chùa ở đây rất ít thấy tượng phật, la hán ngoại trừ tượng phật bà nghìn tay nghìn mắt ở chánh điện. Điện lớn của chùa thờ Ngọc Hoàng cùng hai bên là chư vị quan chức nhà trời.
Bên cạnh đó chùa còn thờ thần tài, thổ địa và nhiều vị khác. “Kim Hoa thánh mẫu” và 12 bà mụ được thờ ở bên trái chính điện, đây là nơi cầu con cái nên thường đông đúc nhất. Cái khác nữa giữa chùa Ngọc Hoàng so với những ngôi chùa khác là thay vì tự ý để khách thắp nhang khấn nguyện thì ở đây có thêm người của nhà chùa giúp đỡ. Và mọi người xem đó như một sự kết nối với đấng thần linh.
Tục thờ cúng 12 Mụ bà – Mẹ sanh rất được phổ biến tại nhiều gia đình, nhất là ở các miền quê. Theo quan niệm dân gian từ ngày xưa, 12 mụ bà là người nắn hình người cho bé từ lúc thai sinh.
Tại chùa Ngọc Hoàng nơi mà cúng bái nhiều nhất có thể kể đến đó là phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt và Kim Hoa thánh mẫu. Theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt sẽ cầu được tình duyên mau đến. Và sờ vào Thánh mẫu sẽ cầu được các tượng Mụ bà có những tượng bé trai, bé gái sẽ cầu được con. Người nào muốn cầu con trai hay con gái thì vuốt vào tượng tương đương rồi sau đó xoa lên bụng mình.
> Có thể nói, không gian thờ này lúc nào cũng đông nghịt người và dày đặt khói hương, từ ngày Rằm cũng như ngày thường đặc biệt là mỗi dịp lễ, Tết.
Với mỗi người khi đi chùa, chắc chắn ai cũng có mong muốn cầu bình an, cầu sức khỏe cho gia đình… Và đặc biệt là những cặp vợ chồng đến để cầu con, và những bạn trai, gái đến để cầu tình duyên…
Không phải mỗi người chỉ đến đây 1 lần rồi thôi mà họ thường lui tới rất nhiều lần, thậm chí là đạt được ước nguyện thì sau đó vấn mua trái cây, nhang đèn, hoa tươi đến cúng tạ lễ Mẹ. Và khi con họ đầy tháng thì mang xôi chè đến cúng lần nữa. Đó là một trong những hình thức tạ lệ chỉ đơn giản vậy thôi chứ không cúng bái, tạ lễ gì phức tạp gì diễn ra ở đây cả và bất cứ ai cũng có thể thực hiện được.
Cách cầu con, cầu duyên ở chùa Ngọc Hoàng chính xác nhất Hướng dẫn cách cầu con ở chùa Ngọc HoàngNhững người đang mong muốn cầu con thì đến phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ nằm phía bên trái chánh điện. Vì từ lâu đã quá nổi tiếng với việc cầu con nên rất nhiều người thường đổ về đây. Ở khu vực này, luôn có người của nhà chùa túc trực để hướng dẫn khách thập phương cách cúng bái.
Dẫu không ai dám khẳng định về sự linh thiêng trong việc cầu con là như thế nào, nhưng có thể thấy ở chùa Ngọc Hoàng có hẳn một không gian riêng thờ Kim Hoa Thánh Mẫu. Đây cũng chính là nơi các cặp vợ chồng đến cầu con cái.
Nếu tìm hiểu bạn sẽ biết được kim Hoa thánh mẫu theo tín ngưỡng dân gian là vị thần coi sóc việc sanh nở ở chốn nhân gian. Bên dưới Kim Hoa thánh mẫu ở chùa Ngọc Hoàng là tượng 12 Mụ Bà – Mẹ Sanh Mẹ Độ mỗi bên 6 người với các tư thế khác nhau. Bà lo việc nặn đầu đứa trẻ, bà khác lại nặn chân, người nặn mắt, người dạy trẻ tập đi, tập nói…
Để tiến hành khấn nguyện cầu con, ở chùa Ngọc Hoàng các cặp vợ chồng hay mua nhang đèn, hoa và trái cây dâng lên cúng Thánh Mẫu và 12 bà Mụ.
Khi khách đến và mong muốn cầu con sẽ được đeo vào cổ tay một sợi chỉ màu đỏ. Điều đặc biệt ở đây là khách có thể cầu con trai hoặc gái và thủ tục của nó cũng tương tự nhau.
Nếu cầu con trai thì sau khi làm thủ tục khấn nguyện sẽ treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, cầu con gái thì treo bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái đồng thời xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng tượng trẻ con dưới chân bà mụ 3 cái, rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa.
Hướng dẫn cách cầu duyên ở chùa Ngọc HoàngKhông biết từ bao giờ, chùa Ngọc Hoàng đã trở thành nơi cầu con của các cặp đôi vợ chồng hiếm muộn. Kể cả phụ nữ, thanh niên trắc trở trong chuyện tình cảm cũng đổ về đây để cầu duyên. Nó được thể hiện ở chỗ bên cạnh Không gian thờ Thánh Mẫu, 12 Mụ bà thì Thêm một điểm đặc biệt là còn có thờ ông Tơ, bà Nguyệt. Nên ngoài cầu con thì khách hành hương có thể cầu tình duyên tại đây.
Cách cầu duyên ở chùa Ngọc Hoàng cũng tương tự như việc cầu con. Khách thấp hương và khấn tên mình, sau đó đến tên “người trong mộng” để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên.
> Tiếng đồn về sự linh tiêng trong việc cầu tình duyên tại nơi đây cũng không hề kém gì so với việc cầu con vì thế mà lúc nào chùa cũng đông nghẹt người.
Chuyện cầu con, cầu duyên ở ngôi chùa Ngọc Hoàng- ngôi chùa được xem là linh thiêng nhất HCM này diễn ra hằng ngày.
Việc cầu con, cầu duyên tại chùa Ngọc Hoàng có thật sự linh thiêng?Nói về sự linh nghiệm trong việc cầu con, cầu duyên, thực tế không ai có thể khẳng định được vấn đề này. Chuyện cầu xin thần Phật là tùy tâm và tùy duyên. Không phải bất cứ việc gì khi cầu khấn cũng thành hiện thực, tín ngưỡng trong việc thờ cúng bao đời vốn là để con người khi khổ đau, tuyệt vọng nhất trao gửi niềm tin và là chỗ dựa. Hãy là những người thờ cúng tín ngưỡng đúng cách tin tưởng không có nghĩa là mê tín, để kẻ xấu lợi dụng moi tiền của.
Lưu ý việc cầu con không phải là cứ cầu là có mà chúng ta phải nhờ đến y học. Cầu con hay cầu duyên thực tế chỉ là một trong những biện pháp giúp tâm an, tăng thêm sự tin tưởng. Bên cạnh đó các bạn cũng đừng quên làm nhiều việc thiện, tâm an bình thì phước lành sẽ sớm đến nhé.
> Hướng dẫn cách cầu con, cầu duyên ở chùa Ngọc Hoàng chính xác nhất hứa hẹn sẽ là những thông tin cần thiết đối với rất nhiều người. Đừng quên theo dõi website để cập nhật nhiều tin tức mới nhất nhé!
Ghé Thăm Chùa Ngọc Hoàng, Ngôi Chùa Cầu Duyên Cầu Con Thiêng Nhất Sài Gòn
Nếu như ở Hà Nội nổi tiếng với chùa Hà, thì ở Sài Gòn, cứ muốn sinh con hoặc “thoát kiếp FA”, người ta lại rỉ tai nhau đến với chùa Ngọc Hoàng (chùa Phước Hải Tự).
Lịch sử của ngôi chùa thờ Ngọc HoàngKhoảng đầu thế kỉ 20, ngôi chùa Ngọc Hoàng được 1 người Trung Quốc xây dựng, tọa lạc tại 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, chúng tôi Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa.
Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa.
Là 1 trong những ngôi chùa cổ xưa bậc nhất Sài Gòn, nơi đây mang phong cách bài trí rất hút mắt, rực rỡ, có chút khác biệt so với những ngôi chùa khác.
Và tại Sài Gòn, chùa Ngọc Hoàng được rất nhiều nam thanh nữ tú đến cầu nguyện tình duyên, nhiều cặp vợ chồng trẻ đến cầu con cái.
Chùa Ngọc Hoàng linh thiêng như thế nào? Cầu tình duyên:Người dân quan niệm, chỉ cần thành tâm thắp hương, khấn tên mình, sau đó đến tên “người trong mộng” và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên.
Kim Hoa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng dân gian là vị thần coi sóc việc sinh nở ở chốn nhân gian. Du khách đến chùa Ngọc Hoàng cầu con được đeo vào cổ tay một sợi chỉ màu đỏ.
Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, cầu con gái thì treo bên trái.
Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái.
Tiếp đến là xoa vào bụng tượng trẻ con dưới chân bà mụ 3 cái, rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa.
Nếu ai đó khấn vái đạt được thành tựu viên mãn thì sau đó mua trái cây, nhang đèn, hoa tươi đến cúng tạ lễ Mẹ.
Khi con đầy tháng thì mang xôi chè đến cúng lần nữa. Chỉ đơn giản vậy thôi chứ không cúng bái, tạ lễ gì phức tạp cả
Ngoài ra, trong chùa Ngọc Hoàng còn có điện thờ Phật Dược Sư để khách cầu sức khỏe, điện Thần Tài để cầu tài, lộc và đặc biệt là điện thờ Đức Quan Thế Âm được đặt trên lầu.
Không chỉ có chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn, mà có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng cầu duyên khác, phải kể đến như:
Sài Gòn: Chùa Bà Ấn Độ, chùa Bát Bửu Phật Đài, chùa Ông, miếu nổi Gò Vấp.
Hà Nội: Chùa Hà
Ninh Bình: Chùa Duyên Ninh
Lạng Sơn: Đền Bắc Lệ
Đà Nẵng: Chùa Linh Ứng
Đông Anh, Hà Nội: Đền Cổ Loa
Chuyện Cầu Con, Cầu Duyên Ở Ngôi Chùa Linh Thiêng
Không biết từ bao giờ, chùa Phước Hải (còn gọi là chùa Ngọc Hoàng) đã trở thành nơi cầu con của các cặp đôi vợ chồng hiếm muộn. Kể cả phụ nữ, thanh niên trắc trở trong chuyện tình cảm cũng đổ về đây để cầu duyên.
Nghi lễ cầu con
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73 Mai Thị Lựu, quận 1, chúng tôi Tên chính thức của chùa là Phước Hải, nhưng cái tên Ngọc Hoàng đã trở nên quen thuộc với người dân Sài Gòn từ rất lâu. Ban đầu, chùa là một miếu thờ, được người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1892. Sau, miếu được mở rộng ra, có thờ Phật nên trở thành chùa.
Tại chùa Ngọc Hoàng, phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu là nơi được cúng bái đông đúc nhất. Vì theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng rất đông.
Khuôn viên chùa Phước Hải còn gọi là chùa Ngọc Hoàng
Người dân muốn cầu con thì đến phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ nằm phía bên trái chánh điện. Ở đây, luôn có người của nhà chùa túc trực để hướng dẫn khách thập phương cách cúng bái.
Kim Hoa thánh mẫu theo tín ngưỡng dân gian là vị thần coi sóc việc sanh nở ở chốn nhân gian. Bên dưới Kim Hoa thánh mẫu là tượng 12 bà mụ, mỗi bên 6 người với các tư thế khác nhau. Bà lo việc nặn đầu đứa trẻ, bà khác lại nặn chân, người nặn mắt, người dạy trẻ tập đi, tập nói…
Khách đến cầu con được đeo vào cổ tay một sợi chỉ màu đỏ. Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, cầu con gái thì treo bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng tượng trẻ con dưới chân bà mụ 3 cái, rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa.
Phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ
Có thật sự linh nghiệm?
Sau khi khấn nguyện, người dân thường “làm lễ” phóng sinh trước sân chùa. Đa phần đều tin rằng, làm vậy lời khấn nguyện sẽ thêm … thành tâm. Nhưng theo những người quản lý chùa Ngọc Hoàng thì việc làm này là tự phát, nhà chùa neo người nên khó lòng quản lý được.
Tuy không khuyến khích nhưng tại thời điểm chúng tôi ghi nhận tại chùa Ngọc Hoàng, có rất nhiều người đang phóng sinh ba ba, cá con vào những chiếc hồ xung quanh chùa. Việc làm này gây ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến hoàn cảnh rất trớ trêu là, cá tuy được phóng sinh nhưng lại chết hàng loạt, phơi bụng trắng hếu trong hồ…
Hồ phóng sinh ken đầy rùa con
Chưa kể, trước chùa Ngọc Hoàng, có rất nhiều quầy bán sinh vật để phóng sinh. Mỗi khi lễ, Tết, giá cá, rùa, ba ba để phóng sinh lại bị đội lên rất nhiều lần.
Vợ chồng chị Võ Thị Kiều T. vừa xong nghi lễ cầu con liền đi thắp nhang ở chánh điện và nấn ná trước khuôn viên chùa. Thấy chị không “làm lễ” phóng sinh, chúng tôi liền hỏi, chị T. cho biết, sở dĩ chị không phóng sinh là vì cảm thấy việc này trái với tự nhiên. Chị T. nói: “Cá đang bơi ngoài sông suối, người ta bắt về rồi đem thả. Nếu mình mua, khác nào khuyến khích họ bắt cá ngày càng nhiều. Chưa kể, cá bị chết ở trong hồ nhiều quá, làm vậy mang tội thêm”.
Khi được hỏi, liệu chị có tin vào sự linh ứng ở đây không thì chị cười buồn: “Hiếm muộn khổ lắm em ơi, ngoài việc đi bác sĩ, chỉ còn biết gửi niềm tin vào thần Phật. Kệ, có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Những ngày lễ, Tết dễ bắt gặp hoàn cảnh cá phơi bụng trong hồ … phóng sinh
Nói về sự ứng nghiệm trong việc cầu con, cầu duyên, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, chuyện cầu xin thần Phật là tùy tâm và tùy duyên. Tín ngưỡng tôn giáo vốn là để con người khi khổ đau, tuyệt vọng nhất trao gửi niềm tin và là chỗ dựa. Nhưng tin tưởng không có nghĩa là mê tín, để kẻ xấu lợi dụng moi tiền của.
Hòa thượng Thích Nhất Hạnh nói: “Phật tử hiếm muộn, trước tiên nên nhờ đến y học. Cầu con hay cầu duyên là biện pháp giúp tâm an, tăng thêm sự tin tưởng. Song song đó, Phật tử nên làm nhiều việc thiện, tâm an bình thì phước lành sẽ sớm đến”.
Theo Thoại Tùng (Khám phá)
Tìm Hiểu Chùa Ngọc Hoàng Đóng, Mở Cửa Đến Mấy Giờ & Cách Khấn Cầu Con Ở Đây
Khi các cặp vợ chồng đến cầu con ở chùa ngọc hoàng thì cũng nên biết chùa ngọc hoàng mở cửa đến mấy giờ, mấy giờ đóng cửa và cách khấn cầu con như thế nào cho đúng để được linh nghiệm. C hùa Ngọc Hoàng buổi sáng sẽ bắt đầu mở cửa từ 7h30. Benconmoi ngay hiểu được tâm trạng của nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn muốn có thêm cơ hội xin con trong năm 2023, 2023 ngoài các phương pháp sinh con theo ý muốn khác thì cách cầu tự cũng là một cách để củng cố tinh thần được tốt hơn.
Chùa ngọc hoàng mở cửa đến mấy giờ?Buổi sáng tốt nhất bạn có thể đén chùa bắt đầu từ 7h30, nếu ngày cuối tuần có thể đến sớm hơn 30 phút để tránh lượng khách du lịch đổ về đây khá đông khiến việc cầu tự xin con mất nheieuf thời gian hơn và ông từ trong khu vực khấn xin con không thể giúp bạn trong việc khấn cho đúng.
Bên ngoài khoảng sân chùa còn nuôi rùa, cá… đa phần được người dân đem đến phóng sinh cầu phước
Ngày Phật đản 15/4 âm lịch, chùa thu hút đông đảo người dân đến thăm viếng.
Những vị sư có công với chùa được đặt trang trọng nơi thờ tự
Hàng ngày, đông đảo người dân đến viếng, cầu nguyện bình an, may mắn
Các bức tượng Nhị vị Song Án được chạm trổ tinh xảo
Chùa còn có một số tượng mang tính đời sống như thần văn chương, thần cúng sao giải hạn, thần dạy nghề cùng những tín ngưỡng dành cho phái nữ
Những liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án…được chạm trỗ tinh xảo bằng gỗ quý còn lưu giữ đến ngày nay
Bên trong ngôi chùa gồm 3 tòa: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Tại khu chánh điện có thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, đức Phật cùng các vị chư thần
Khu vực cầu khấn xin con trong chùa ngọc hoàngNgôi chùa còn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu (thần coi việc sinh nở) cùng 12 bà mụ. Người dân đến đây cầu “mẹ tròn con vuông” khi có người thân đang mang thai. Mong muốn đứa bé chào đời được may mắn, bình an, hạnh phúc là tâm nguyện của nhiều người khi đến đây cầu nguyện
Ngôi chùa toạ lạc ở số 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1 (TP HCM). Bên trong vẫn còn giữ nhiều liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án. Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng. Vào năm 1994, nơi đây được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia
Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa
Hướng dẫn cách cầu con tại chùa ngọc hoàngTại chùa Ngọc Hoàng, phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu là nơi được cúng bái đông đúc nhất. Vì theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng rất đông.
Khách đến cầu con được đeo vào cổ tay một sợi chỉ màu đỏ. Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, cầu con gái thì treo bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng tượng trẻ con dưới chân bà mụ 3 cái, rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa.
cách cầu duyên chuẩn ở chùa ngọc hoàngNgoài chuyện linh nghiệm đi cầu con ở chùa ngọc hoàng thì nhiều bạn nữ còn chia sẻ cầu duyên ở chùa ngọc hoàng cũng rất linh nghiệm. Ngoài bàn thờ tự Thánh Mẫu cho việc cầu con thì như đã nói ở trên, chùa Ngọc Hoàng còn có thờ thêm Ông Tơ Bà Nguyệt, là những người rất linh nghiệm cho việc cầu duyên. cách cầu duyên ở chùa ngọc hoàng cũng khấn tương tự như cầu tình duyên ở chùa hà ở Hà Nội. Sau khi chuẩn bị các lễ đơn giản là thẻ nhang, đèn và một ít trái cây dâng lễ thì các bạn có thể khấn như sau.
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế
Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa
Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh
Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn
Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải
Con tên là:…………………….Ngụ tại:………………………………..
Hôm nay là ngày (Theo âm lịch):…………………………………. Con đến chùa (hoặc đề, phủ…):……… thành tâm kính lễ cầu xin Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện trong nay mai, để rồi cho con được sinh trai, sinh gái đầy nhà vui vẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, mãi mãi bình an khang thái.
Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện. Nam mô A di đà Phật.
Cẩn cáo
Sau khi khấn xong: Quan sát thấy cháy 2 phần 3 nén nhang thì hóa tiền vàng. Khi về nhà, ngay ngày hôm đó bố trí thời gian (ban ngày, hoặc buổi tối, hoặc ban đêm), niệm chú của đức Dược sư lưu ly quang Phật.
Địa chỉ chùa ngọc hoàng khấn cầu con ở đâu
địa chỉ chùa ngọc hoàng tp hcm chính xác là
chùa ngọc hoàng 73 mai thị lựu quận 1
Chuyện Kể Ly Kỳ Về Thành Hoàng Làng Ở Hà Nội (1)
Vượt luồn qua con ngõ ấy là chạm ngôi đình Ứng Thiên mà cách đây gần 1.000 năm, chính vua Lý Thánh Tông đã cho dựng để thờ nữ thần giúp vua đánh bại giặc Chiêm Thành.
Đình Ứng Thiên trải qua gần 1000 năm tuổi.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương dù đã rất yếu, nhưng khi nghe chúng tôi tham vấn về huyền tích nữ thần Hậu Thổ, một thần Hoàng làng mà hiện đang được thờ ở ngôi đình cổ này, thì cụ Xương nhanh nhẻo hẳn. Một phần cũng vì từ lâu, cụ đi tầm các tư liệu chính thống về nữ thần Hậu Thổ mà chưa được tỏ tường. Duy có một tư liệu nói về nguồn gốc lập dựng đình Ứng Thiên. Đó là “Báo Cực truyện”. Sách này chép: Xưa kia, Lý Thánh Tông nam chinh Chiêm Thành, đến cửa biển Hoàn Hải thoắt bị gió to mưa lớn, sóng cuộn ầm ầm, long thuyền dao động cơ hồ muốn chuyển; nguy cấp không ngờ, vua rất lo sợ. Giữa lúc đang bàng hoàng, vua bỗng thấy một người con gái ước độ hai mươi tuổi, mặt tựa hoa đào, mày đậm màu dương liễu, mắt sáng như sao, miệng cười như hoa nở; nàng mặc áo trắng, quần lục, lưng mang đai, dịu dàng bước đến bạch với vua rằng:
Thiếp là tinh của đại địa Nam Quốc, thác cư ở làng Thuỷ Vân đã lâu lắm, xem thời mà ra nếu gặp được lúc tốt. Bây giờ gặp được long nhan, chí nguyện sinh bình được thỏa, cúi xin Bệ hạ chuyến đi này nên hết sức mẫn cán, toàn thu hoạch thắng lợi. Thiếp tuy là bồ liễu mong manh cũng nguyền đem sức mọn mặc nhiên phù tá Bệ hạ; ngày khải hoàn, thiếp xin chờ đây để bái yết. Nói đoạn biến mất. Vua kinh hãi tỉnh giấc, nhưng lại hoan hỉ triệu tả hữu đến, thuật chuyện trong mộng; tăng thống Huệ Lâm Sinh tâu rằng: Thần có nói là thác sinh trên cây, ở làng Thuỷ Vân, bây giờ nên tìm ở cây hoặc giả có linh nghiệm gì chăng?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương cho rằng: “Báo Cực truyện” tuy không phải nguồn sử liệu mang tính chính thống; ngược lại còn mang nhiều huyền tích liêu trai, nhưng dù sao đó gần như là tư liệu duy nhất, đầy đủ nhất để nói về Hậu Thổ phu nhân.
15 đạo sắc phong.
“Báo Cực truyện” cũng viết tiếp sau lời tâu của tăng thống Huệ Lâm Sinh, rằng: Vua cho là phải, mới bảo người tùy tùng đi tìm ở các bãi sông quả nhiên được một cái cây, đầu rất giống người, hình như có dấu sơn cũ giống trong giấc mộng. Vua mới lập hiệu là Hậu Thổ phu nhân, đặt hương án trong ngự thuyền, tự nhiên sóng gió im lặng, cây cối hết lay chuyển.
Kịp lúc vua đến Chiêm Thành, trong khi giáp trận như có Thần giúp, được đại thắng. Ngày khải hoàn, ngự thuyền đậu lại chỗ cũ, sắc lệnh lập đền, gió mưa lại nổi như xưa. Sư Huệ Lâm tâu: Để xin một keo, về Kinh Sư sẽ lập đền. Xin một keo liền được ngay. Về đến kinh đô, vua bảo thầy xem đất, xây đắp đền thờ ở làng An Lãng, rất có linh ứng, hễ có người nào phỉ báng nguyền rủa, lập tức mắc phải tai họa.
Thời vua Anh Tông, nhân trời đại hạn, quần thần xin đắp một cái đàn hình tròn ở Nam Giao để tế trời, thỉnh Nguyên Quân làm đàn chủ. Nguyên Quân cho vua nằm thấy rằng: Bản bộ có thần Câu Mang làm mưa rất giỏi. Vua lấy làm mừng mới hội nghị quần thần lại, định rước thần Hậu Tắc phối với trời, thần Hậu Thổ phối với đất, lập đàn ở Nam Giao mà đảo. Quả nhiên được mưa to xối xả. Vua cả mừng, sắc hạ rằng: Hậu Thổ Phu Nhân có Câu Mang Thần Quân là chủ về việc mùa xuân; từ nay về sau phàm đến lễ Lập Xuân có con trâu đất phải đem về nạp ở đền thờ.
Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, sắc phong Hậu Thổ Thần Địa Kỳ Nguyên Quân. Năm thứ tư, gia phong hai chữ Nguyên Trung. Năm Hưng Long 21, gia phong bốn chữ Ứng Thiên Hóa Dục.
Các cán bộ Ban quản lý di tích đình Ứng Thiên cho biết, đình này còn có tên gọi dân gian là đình Mẫu. Cùng với việc thờ Hậu Thổ phu nhân, đình còn phối thờ hai vị đại vương khác làm Hoàng làng. Đó là hai vị thần không có tên tuổi cụ thể, được gọi là “thần mưa” và “thần gió”. Theo huyền tích, thì hai vị đại vương là người giúp việc cho Hậu Thổ phu nhân trong việc hô mưa gọi gió khi nhân gian cầu khấn.
Chiếc chuông đồng cổ đình Ứng Thiên.
Theo bật mí của một cán bộ quản lý, thì hiện nay đình Ứng Thiên còn giữ được tổng thảy 15 đạo sắc phong các triều phong kiến. Cùng với đó là chiếc chuông đồng quý giá và một số vật cúng tế từ thời lập đình. Hiện nay, qua nhiều lần tôn tạo, đình Ứng Thiên khá khang trang. Sân đình lát gạch đỏ, các cột kèo được tu bổ chắc chắn. Còn lại 3 cây cổ thụ khá lớn, gồm một cây mít và hai cây muỗm.
Nhiều nhà nghiên cứu khi đến đình Ứng Thiên đều trầm trồ về kiến trúc tinh xảo và đặc sắc ở các phù điêu hình rồng, hình hoa văn thực vật, vân mây trên thần kẻ của nhà tiền tế và cung cấm. Đặc biệt, những mảng chạm nổi trên côn-nê đỡ mái dưới phương đình thể hiện tài hoa của những hiệp thợ mộc xưa.
Hiện nay, đình Ứng Thiên còn giữ được bảo vật mà hiếm có đình nào có được, đó là ba thần tượng cổ kính. Cùng với đó là hai bức hoành phi: Trợ Lý bình Chiêm/Phù Trần bãi vũ.
Hai bên ban thờ vẫn còn rõ mồn một câu đối hay khắc chữ theo lối đá thảo: “Ỷ mộc thế nhân vân tắc y trường kinh đế mộng phù Trần, trợ Lý – Hạn cam vũ lộ phúc dân sinh” – xin lược dịch: Nương cây, ẩn bóng xiêm áo mây hồng kinh mộng đế giúp Lý phù Trần/Nắng lâu mưa ngọt phúc ban dân”.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kể Chuyện Cầu Con Ở Chùa Ngọc Hoàng trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!