Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Phục Hồi Chức Năng Cho Người Liệt Nửa Người Do Đột Quỵ Não được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm, Bv 103
1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Khái niệm phục hồi chức năng và phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não
Phục hồi chức năng là chuyên ngành y học áp dụng mọi biện pháp như: y học, kỹ thuật phục hồi, giáo dục học, xã hội học…, nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm khả năng gây nên, giúp cho người tàn tật có thể sống tự lập tối đa, tái hòa nhập hoặc hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội.
Đột quị não gây ra đa tàn tật gồm tàn tật về vận động, tàn tật về cảm giác, tàn tật giác quan, tàn tật ngôn ngữ…Phục hồi chức năng phải quan tâm tới tất cả các tàn tật này, giúp người bệnh có thể tự đi lại được, tự phục vụ được mình, độc lập tối đa trong sinh hoạt, hòa nhập được với gia đình và xã hội, tham gia vào các hoạt động xã hội. Người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não nếu không được tiến hành phục hồi chức năng sẽ phát triển nhiều biến chứng và có tỉ lệ tử vong cao trong năm đầu, sống lệ thuộc và tàn tật ngày càng nặng lên. Nếu được phục hồi chức năng tốt thì hầu hết bệnh nhân bị đột quỵ não có thể tự đi lại được, tự phục vụ được mình, không lệ thuộc hoặc chỉ cần hỗ trợ một phần.
1.2. Mục tiêu, nguyên tắc phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ não 1.2.1. Mục tiêu
+ Dự phòng bệnh lý thứ phát và tàn tật thứ phát + Làm cho người bệnh có thể tự mình di chuyển và đi lại từ nơi này đến nơi khác, bao gồm cả sử dụng các dụng cụ trợ giúp vận động và đi lại. + Làm cho người bệnh có thể tự làm được các công việc tự phục vụ mình trong sinh hoạt hàng ngày. + Làm cho người bệnh thích nghi với các di chứng còn lại. + Làm cho người bệnh trở lại với nghề cũ hoặc có nghề mới phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bệnh nhân.
1.2.2. Nguyên tắc
+ Phải tiến hành phục hồi chức năng sớm ngay từ khi đột quỵ não ổn định, nghĩa là các triệu chứng tổn thương thần kinh không còn tiến triển nặng thêm, các chức năng sinh tồn như mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở ổn định, không còn đe dọa tính mạng bệnh nhân, thường sau đột quỵ não 2-3 ngày. Từng giai đoạn có kỹ thuật riêng phù hợp với tình trạng bệnh.
+ Tạo cho bệnh nhân chủ động tối đa, người điều trị chỉ trợ giúp khi cần thiết, khi người bệnh tự thực hiện được động tác thì giảm dần trợ giúp càng sớm càng tốt.
+ Bệnh nhân cần được tập ở các tư thế và vị trí khác nhau, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đưa bệnh nhân ra khỏi giường càng sớm càng tốt khi bệnh cảnh và tình trạng toàn thân của bệnh nhân cho phép.
+ Khi xuất viện cần được tiếp tục phục hồi chức năng tại cồng đồng để tạo sự hòa nhập với gia đình và xã hội.
+ Phải kiên trì vì phục hồi chức năng có thể phải tiến hành kéo dài hàng năm, tạo sự hợp tác tích cực giữa người bệnh với cán bộ phục hồi chức năng và các thành viên trong gia đình, sự giúp đỡ của cộng đồng, hướng tới mục tiêu cao nhất là người bệnh tự phục vụ được mình, có cuộc sống độc lập tối đa và hòa nhập với cộng đồng.
1.3. Các yếu tố giúp tiên lượng phục hồi chức năng ở bệnh nhân đột quỵ não
+ Không nhịn được đại tiện lâu là triệu chứng quan trọng để tiên lượng khả năng phục hồi vận động ở người mới bị đột quỵ não. Sau khi bị đột quỵ não đã 3 hoặc 4 tuần mà bệnh nhân vẫn không nhịn được đại tiện thì tiên lượng phục hồi rất kém. Không nhịn được tiểu tiện lâu không có ý nghĩa tiên lượng trong phục hồi chức năng.
+ Không làm được cử động duỗi nhón tay bên liệt sau 2 tuần thì có tiên lượng phục hồi chức năng vận động kém.
+ Loại liệt và mức độ liệt có ý nghĩa nhiều với tiên lượng về kết quả phục hồi chức năng
– Nếu liệt nặng và liệt mềm kéo dài:
* Ưu điểm: các cơ có khả năng phục hồi thì không bị các cơ đối kháng cản trở, thường không xảy ra cứng khớp. Bệnh nhân tự chăm sóc dễ hơn như mặc quần áo, đi giày. Những bệnh nhân này hầu như luôn luôn tập đi bộ được, mặc dù chậm và cần một thời gian dài để tập đi.
* Nhược điểm: sẽ có đầu gối không vững và ưỡn quá mức, cánh tay liệt mềm nhẽo thường phải dùng dây treo tay, hay xảy ra đau khớp vai, thường phải cần nẹp khi tập đi.
– Nếu liệt cứng nặng:
* Ưu điểm: thường không cần nẹp khi tập đi, không cần dùng dây treo tay và ít xảy ra đầu gối ưỡn quá mức hoặc đau khớp vai.
* Nhược điểm: các cơ co cứng sẽ cản trở các cơ đối vận phục hồi, dễ bị cứng khớp. Tạo ra tư thế xấu khi đứng và đi, cử động tay và chân chậm vì nếu cử động nhanh sẽ gây tăng co giật cơ, khi lạnh lo lắng hay mệt nhọc đều gây co cứng tăng, nếu liệt cứng nặng ở tay thì khó khăn hơn khi tự chăm sóc, dễ bị lở ở nếp lằn vùng thân mình, khuỷu và ngón tay.
+ Bệnh nhân có tổn thương ở tiểu não hoặc hai bán cầu đại não thường có tiên lượng xấu về dáng đi và cần một thời gian lâu hơn để tập đi.
+ Thông thường chân liệt phục hồi chức năng đi tương đối tốt, nhưng tay liệt không còn hữu ích về mặt chức năng, mặc dù sức cơ của tay có thể phục hồi ít hoặc nhiều.
+ Hầu hết các bệnh nhân liệt nửa người đều có thể tự đi bộ độc lập được, miễn là họ được phục hồi chức năng sớm và kiên trì. Dù bệnh nhân bị liệt nửa người hoàn toàn họ vẫn có thể tự đi bộ, tự chăm sóc được bản thân trong vòng vài tháng hoặc ngoài một năm kiên trì phục hồi chức năng. Một số bệnh nhân cần hỗ trợ nẹp khi tập đi.
+ Hai yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả phục hồi chức năng của bệnh nhân là:
– Quyết tâm và tính kiên nhẫn của bệnh nhân – Sự khuyến khích đúng của gia đình bệnh nhân
2. PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO ĐỘT QUỴ NÃO 2.1. Khám, lượng giá chức năng
Trước khi tiến hành phục hồi chức năng và trong quá trình tiến hành phục hồi chức năng, cần phải lượng giá các chức năng cho người bệnh để xây dựng chương trình phục hồi chức năng phù hợp với từng giai đoạn tiến triển cũng như đánh giá kết quả của phục hồi chức năng. Lượng giá chức năng cần phải toàn diện và lượng hóa để có thể so sánh.
2.1.1. Đánh giá tình trạng chung
+ Đánh giá tổng quát về thể lực, tâm lý, tuổi. + Tình trạng ý thức, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thần kinh thực vật. + Tình trạng sức khỏe: bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa. + Các bệnh lý thứ phát như cứng khớp, teo cơ, loét, đau khớp vai. + Khả năng tự phục vụ: tự làm được gì, mức độ cần trợ giúp. + Khả năng di chuyển, giữ thăng bằng, khả năng hoạt động nghề nghiệp.
2.1.2. Lượng giá rối loạn ý thức
Lượng giá rối loạn ý thức theo thang điểm Glassgow của Teasdoll và Jenett (1978)
2.1.3. Lượng giá mức độ liệt:
Dựa vào bảng phân loại mức độ liệt của Henry và CS (1984):
+ Liệt độ 1: (liệt nhẹ): giảm sức cơ, còn vận động chủ động hết tầm. + Liệt độ 2: (liệt vừa): còn nâng được chi lên khỏi mặt giường + Liệt độ 3: (liệt nặng): còn duỗi được chi khi tì lên mặt giường (loại bỏ trọng lực) + Liệt độ 4: (liệt rất nặng): chỉ có biểu hiện co cơ nhẹ (sờ thấy co cơ) + Liệt độ 5: (liệt hoàn toàn): không có biểu hiện co cơ
2.1.4. Lượng giá sức cơ: được chia làm 6 bậc
+ Bậc 0: không có dấu hiệu co cơ + Bậc 1: co cơ yếu, không gây được cử động chi, chỉ sờ thấy cơ đó co hoặc nhìn thấy co cơ nhẹ + Bậc 2: co hết tầm vận động khớp, nhưng với điều kiện loại bỏ trọng lực + Bậc 3: co hết tầm, thắng được trọng lực của chi + Bậc 4: co hết tầm, thắng được lực cản nhẹ + Bậc 5: co cơ bình thường, thắng được lực cản mạnh từ bên ngoài
2.1.5. Lượng giá trương lực cơ
+ Trương lực cơ giảm (liệt mềm): nắn cơ mềm nhẽo, ve vẩy chi dương tính, vắt tay qua vai bên đối diện dễ dàng.
+ Trương lực cơ tăng (liệt cứng): nắn cơ chắc hơn bình thường, ve vảy chi âm tính, vắt tay qua qua bên đối diện khó khăn, phản xạ gân xương tăng, có dấu hiệu rung giật xương bánh chè, dấu hiệu gấp dao nhíp.
+ Rối loạn trương lực cơ hỗn hợp: xen lẫn các cơ giảm trương lực và các cơ tăng trương lực.
2.1.6. Lượng giá mức độ liệt nửa người theo B.Bobath (Bảng điểm lượng giá xem trong phần phụ lục)
Người bình thường đạt tối đa là 100 điểm, số điểm càng ít thì càng nặng.
2.1.7. Lượng giá mức độ thực hiện các hoạt động sống hàng ngày theo Bathel (Bảng điểm lượng giá xem trong phần phụ lục)
Người bình thường đạt tối đa là 100 điểm, số điểm càng ít thì càng nặng.
90-100 điểm được coi là độc lập chức năng. 50-89 điểm được coi là phụ thuộc một phần. Dưới 50 điểm được coi là phụ thuộc hoàn toàn.
2.1.8. Lượng giá mức độ hoạt động thần kinh theo Or Gogozo (Bảng điểm lượng giá xem trong phần phụ lục)
Người bình thường đạt tối đa là 100 điểm, số điểm càng ít thì càng nặng. Dưới 25 điểm được coi là khiếm khuyết thần kinh nặng. Trên hoặc bằng 25 điểm được coi là khiếm khuyết thần kinh nhẹ và vừa.
2.1.9. Lượng giá tình trạng tâm thần tối thiểu theo Folstein (Bảng điểm lượng giá xem trong phần phụ lục)
Người bình thường đạt tối đa là 29 điểm, số điểm càng ít thì càng nặng.
2.1.10. Lượng giá tình trạng giảm khả năng ở bệnh nhân đột quị não theo Rankin J. (Bảng điểm lượng giá xem trong phần phụ lục)
2.2. Phục hồi chức năng giai đoạn bệnh nhân còn hôn mê
Phục hồi chức năng cần được tiến hành ngay khi các triệu chứng tổn thương thần kinh không còn tiến triển thêm, các triệu chứng đánh giá chức năng sinh tồn đã ổn định không còn đe dọa tính mạng bệnh nhân nữa.
2.2.1. Mục tiêu
Phục hồi chức năng giai đoạn này chủ yếu là dự phòng các biến chứng thứ phát như dự phòng loét, dự phòng tắc nghẽn đường hô hấp và nhiễm khuẩn hô hấp, dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, dự phòng cứng khớp, dự phòng các biến chứng vận mạch do bất động lâu như viêm tắc tĩnh mạch sâu, ứ trệ tuần hoàn, rối loạn dinh dưỡng….
2.2.2 Phương pháp
+ Vệ sinh thân thể, không để các vùng cơ thể bị ẩm ướt, lăn trở mình ít nhất 30phút – 1giờ/lần. Các vùng tỳ đè cần có đệm nước hoặc đệm hơi, tránh để đệm cao su tiếp xúc trực tiếp với da bệnh nhân. Các vùng có dấu hiệu đe dọa loét như: sau khi không đè ép 15 phút da vẫn còn đỏ, cảm giác tê bì tại vùng da bị đè ép, có dấu hiệu trầy xước da tại vùng bị đè ép, da vùng đè ép đổi màu, tái hoặc đỏ. Khi phát hiện các dấu hiệu này thì không được đè ép tiếp lên vùng đó, vệ sinh da sạch bằng nước ấm, thấm khô và xoa bột tale, điều trị nhiệt tại chỗ bằng tia hồng ngoại để tăng tuần hoàn, dinh dưỡng.
+ Vệ sinh răng miệng hàng ngày, hút đờm rãi để tránh ùn tắc, cung cấp đủ nước để đờm rãi không bị đặc quánh.
+ Xoa bóp chi và vận động thụ động chi hết tầm vận động của khớp, mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 20-30 phút để tăng lưu thông máu, dự phòng cứng khớp và rối loạn dinh dưỡng. Xoa bóp và vận động cả bên lành và bên liệt.
+ Vệ sinh bộ phận sinh dục và tầng sinh môn hàng ngày, nếu phải thông đái cần tuân thủ chặt chẽ chế độ vô khuẩn.
+ Đảm bảo đủ dinh dưỡng, giữ cân bằng nước, điện giải bằng dịch truyền, cho ăn qua ống thông dạ dày nếu bệnh nhân hôn mê. Lượng dịch đầy đủ được đánh giá đơn giản bằng theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày, với điều kiện bệnh nhân không có bệnh lý thận-tiết niệu, đảm bảo lượng nước tiểu 1,2-1,8 lít/ngày.
2.3. Giai đoạn bệnh nhân đã thoát hôn mê hoặc không hôn mê nhưng còn nằm trên giường
Các bài tập phục hồi chức năng thường dựa trên nguyên lý của Bobath. Berta Bobath là một nhà vật lý trị liệu cùng với chồng của bà là Karel, một nhà thần kinh học, đã dựa trên các mẫu kiểm soát vận động và khả năng hoạt động chức năng của não để đưa ra nguyên lý phục hồi chức năng vận động cho các bệnh nhân, lúc đầu là cho trẻ bại não, về sau ứng dụng cho người bị liệt nửa người. Phương pháp Bobath được báo cáo lần đầu tiên tại hội nghị IBITA lần thứ 12 (1996). Hiện nay, nguyên lý của Bobath được đánh giá cao và được áp dụng rộng rãi. Cơ sở lý luận của nguyên lý Bobath dựa trên quan điểm: phần lớn các mẫu vận động của con người là học được trong quá trình sống dựa trên các phản xạ có điều kiện. Các mẫu vận động này bị mất đi hoặc bị ức chế do các tổn thương thần kinh ở não. Do đó, nguyên lý và kỹ thuật của Bobath là khôi phục và học lại các mẫu vận động bình thường vốn đã có trước khi tổn thương thần kinh, loại bỏ các mẫu vận động bất thường bằng cách sử dụng các kỹ thuật ức chế phản xạ, giúp bệnh nhân học lại cảm giác vận động hơn là lấy động tác và làm mạnh cơ là chính. Các động tác vận động phía bên liệt được chú ý để tạo kích thích, và kích thích được dẫn truyền theo các đường dẫn truyền hướng tâm lên bán cầu não bị tổn thương. Các kích thích này có tác dụng khôi phục lại các mẫu vận động vốn có. Các phương pháp tập luyện được trình bày trong phần này chủ yếu dựa trên nguyên lý của Bobath, có kết hợp những kinh nghiệm của chúng tôi trong quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại khoa Phục hồi chức năng bệnh viện 103.
Hình 1: Berta Bobath và chồng là Karel
2.3.1. Mục tiêu
+ Dự phòng các bệnh tật thứ phát + Bệnh nhân tự làm được một số hoạt động tự phục vụ trên giường + Tự lăn trở mình và tiến tới tự ngồi dậy được và ra khỏi giường sớm khi điều kiện sức khỏe cho phép.
2.3.2. Biện pháp
+ Tiến hành phục hồi chức năng sớm, ngay từ khi các triệu chứng của đột quỵ não ổn định không còn tiến triển nặng thêm, bằng các biện pháp dự phòng bệnh lý thứ phát như đã trình bày ở trên.
+ Tư thế nằm để làm giảm co cứng: nửa người phía bên liệt hướng ra ngoài, đầu ở tư thế bình thường hoặc nghiêng sang bên liệt, tay liệt duỗi thẳng dạng 30-45 độ, cẳng tay duỗi, bàn và các ngón tay duỗi và xoay ngửa. Chân bên liệt dạng 5-10 độ, đệm một gối ở khoeo để gập gối nhẹ, bàn chân để vuông góc với cẳng chân và nghiêng ra ngoài 15 độ, có thể cần dùng kỹ thuật tạo thuận để khắc phục co cứng.
Hình 2: tư thế nằm đúng của bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não.
+ Bước đầu cần tập thụ động các động tác của chi liệt hết tầm vận động. Hướng dẫn và khuyến khích bệnh nhân tự tập các động tác ở chi lành.
+ Hướng dẫn bệnh nhân dùng chi lành đỡ chi liệt để tự tập cả hai chi
+ Hướng dẫn và khuyến khích bệnh nhân tập tự trở mình sang bên liệt, tập tự trở mình sang bên lành:
– Tập tự trở mình sang bên liệt: dùng tay lành đặt tay liệt dọc theo thân mình, cánh tay liệt dạng 450, đưa chân lành qua phía trên chân liệt, dùng tay lành bám vào thành giường bên liệt, dùng sức cơ tay lành và thân người bên lành để lật nghiêng sang bên liệt. Chú ý không để thân người đè lên tay bên liệt.
– Tập tự trở mình sang bên lành: dùng tay lành đặt tay liệt lên người vắt qua bụng, dùng bàn chân lành luồn xuống dưới cổ chân liệt. Bám tay lành sang thành giường phía bên lành, dùng sức tay lành và thân người bên lành để lật người sang bên lành. Hướng dẫn và khuyến khích bệnh nhân tự trồi lên hoặc tụt xuống trên giường ở tư thế nằm ngửa bằng dùng sức cơ tay chân bên lành.
+ Tập làm tăng sức mạnh cơ bên lành: cần hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ tạo sức cản, tập làm cầu vồng nâng mông lên khỏi giường bằng cả chân lành và chân liệt.
+ Hướng dẫn bệnh nhân tập thở bụng, thở ngực, ho khạc. Có thể phối hợp các kỹ thuật vỗ, rung lồng ngực để làm long đờm. Nếu có chỉ định và sức khỏe bệnh nhân cho phép có thể dụng kỹ thuật dẫn lưu tư thế để loại đờm ra khỏi đường hô hấp khi có ứ đọng đờm.
+ Khi sức khỏe cho phép, hướng dẫn bệnh nhân tự ngồi dậy:
– Ngồi dậy từ bên lành: dịch người ra gần thành giường phía bên lành, tự lật người sang bên lành, dùng chân lành (ở dưới chân liệt) đưa cả chân lành và chân liệt ra khỏi thành giường. Dùng tay lành chống khuỷu tay xuống giường nâng người ngồi dậy.
– Ngồi dậy từ bên liệt: dịch người ra gần thành giường phía bên liệt, tự lật người sang bên liệt, dùng chân lành đưa cả chân lành và chân liệt ra khỏi thành giường. Dùng tay lành chống xuống giường phía bên liệt để nâng người ngồi dậy.
Hình 3: tập tự ngồi dậy từ bên liệt.
– Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: dùng một dây buộc vào cuối giường để kéo người ngồi dậy
+ Tập ngồi giữ thăng bằng. Để ngồi được vững cần ngồi trên giường cứng không có đệm, hai bàn chân được đặt trên một ghế vững chắc, có tay vịn cho bệnh nhân phía bên lành: tập ngồi cân bằng, tập ngồi nghiêng sang bên lành, tập ngồi nghiêng sang bên liệt, tập đung đưa sang bên lành, sang bên liệt.
Mỗi ngày tập 1-2 lần, mỗi lần 30 phút, khuyến khích bệnh nhân chủ động, chỉ hỗ trợ khi cần thiết và giảm sự hỗ trợ càng sớm càng tốt, tập từ dễ đến khó không nôn nóng đốt cháy giai đoạn, mỗi động tác cần lặp lại nhiều lần để tạo phản xạ.
2.4. Giai đoạn rời khỏi giường 2.4.1. Mục tiêu
+ Giúp bệnh nhân có thể di chuyển và tự đi lại được + Giúp bệnh nhân tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tự phục vụ được mình. + Giúp bệnh nhân tthích nghi được với các di chứng còn lại và hòa nhập với gia đình và xã hội.
2.4.2. Nguyên tắc
+ Cần kiên trì, từng bước, chủ động của bệnh nhân là chính, giảm dần sự trợ giúp càng sớm càng tốt. + Tập toàn diện, chú ý đến toàn bộ cơ thể, tập cân xứng cả hai bên + Sử dụng kỹ thuật kích thích hoặc ức chế phản xạ để đưa trương lực cơ trở lại gần bình thường. Ức chế các mẫu vận động bất thường, khôi phục các mẫu vận động bình thường bằng các kỹ thuật tạo thuận trước khi thực hiện vận động. + Tập vận động theo cách mà trước khi liệt bệnh nhân đã làm với các mẫu bình thường hoặc giống như trẻ em tập lẫy, tập bò, tập đứng rồi tập đi. + Sử dụng các dụng cụ trợ giúp cần thiết, cải tiến các dụng cụ và điều kiện sống để người bệnh có thể thực hiện được các hoạt động sinh hoạt, hội nhập và thích nghi với các di chứng còn lại.
2.4.3. Một số kỹ thuật
+ Kỹ thuật tạo thuận ức chế mẫu co cứng: vận động xương bả vai, đai vai lên trên ra trước. Dạng và xoay khớp vai ra ngoài. Duỗi khớp khuỷu, xoay ngửa cẳng tay. Duỗi khớp cổ tay. Duỗi và dạng ngón tay và các ngón khác. Làm dài thân mình phía bên liệt. Vận động hông liệt xuống dưới ra trước. Gấp, dạng, xoay khớp háng ra ngoài. Gấp khớp gối, khớp cổ chân, xoay nghiêng bàn chân ra ngoài. Duỗi, dạng các ngón chân.
+ Duy trì vận động bên lành: đột quỵ não là dạng tổn thương thần kinh trung ương, không chỉ nửa người đối diện bên bán cầu não tổn thương bị liệt, mà nửa người bên lành cũng bị ảnh hưởng một phần. Do đó vận động bên lành giúp cải thiện chất lượng vận động, làm mạnh sức cơ, hạn chế tác hại của tình trạng giảm động. Vận động bên lành còn giúp não bệnh nhân “học lại ý tưởng vận động”, các xung động thần kinh từ ngoại vi lên não có tác dụng kích thích phục hồi các mẫu vận động đã bị ức chế hoặc bị mất đi do tổn thương não. Vì vậy, phải tập vận động chủ động bên lành, không áp dụng hình thức vận động thụ động, phải tập hết tầm vận động của khớp, nâng dần mức độ như sức cản, các động tác phối hợp vận động, các hoạt động tinh tế. Tập ở tất cả các tư thế nằm, ngồi, đứng, đi tùy theo khả năng của người bệnh.
+ Phục hồi vận động bên liệt:
– Vận động thụ động khi bệnh nhân không tự làm được, cần sự trợ giúp hoàn toàn của người khác, bao gồm các động tác cơ bản của các khớp (gập, duỗi, dạng, khép, xoay) nên bắt đầu từ gốc chi đến ngọn chi, cố gắng tập hết tầm vận động của khớp, nên tập từ từ để đạt tầm vận động tối đa, tránh đột ngột dễ gây tăng co cứng cơ. Trong lúc tập, khuyến khích bệnh nhân tưởng tượng và cố gắng chủ động tập theo, có tác dụng khôi phục lại ý tưởng vận động của não. Duy trì tập thụ động mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 30 phút đến 1 giờ cho đến khi xuất hiện co cơ chủ động thì giảm dần trợ giúp, khuyến khích bệnh nhân tự tập.
– Vận động chủ động có trợ giúp. Khi bệnh nhân đã có thể thực hiện được một phần động tác theo ý muốn hoặc theo mệnh lệnh, cần khuyến khích bệnh nhân tự tập tối đa, sau đó người trợ giúp có thể hỗ trợ để bệnh nhân tập hết tầm vận động, càng giảm dần trợ giúp càng tốt. Có thể người bệnh tự dùng bên lành trợ giúp bên liệt, nhưng vẫn phải duy trì nguyên tắc bên liệt cần chủ động tối đa, cũng có thể dùng một dụng cụ trợ giúp. Bệnh nhân cần tập đi tập lại một động tác nhiều lần để tạo thành phản xạ.
– Vận động chủ động. Khi bệnh nhân đã có thể chủ động hoàn toàn để thực hiện một động tác thì cần loại bỏ sự trợ giúp. Giai đoạn này sự cố gắng, chủ động của bệnh nhân có tính quyết định, cần khuyến khích bệnh nhân tập tăng tiến từ các động tác đơn giản đến phức tạp và lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Sử dụng các dụng cụ trợ giúp: trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng một số dụng cụ trợ giúp để giúp người bệnh thực hiện được động tác tối đa. Dụng cụ trợ giúp chỉ mang tính tạm thời và cần giảm dần dụng cụ trợ giúp khi vận động của bệnh nhân tiến triển tốt. Dụng cụ trợ giúp bao gồm: các dây treo như dây treo tay, dây kéo để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân. Các loại nẹp như nẹp cẳng tay bàn tay để khắc phục mẫu co cứng, nẹp gối trong trường hợp đầu gối ưỡn quá mức. Các loại nạng như nạng 4 chân, nạng tay, nạng nách, khung tập đi, thanh song song tập đi. Gậy chống. Xe lăn.
2.4.4. Các bài tập di chuyển
+ Tập di chuyển từ tư thế ngồi trên giường sang ghế hoặc xe lăn. Lúc đầu cần sự trợ giúp, người trợ giúp đứng trước bệnh nhân, vòng hai tay dưới nách ra sau bệnh nhân, bệnh nhân vòng hai tay qua vai người trợ giúp, dùng tay lành nắm tay liệt ôm lấy gáy người trợ giúp. Bệnh nhân chủ động dùng sức của bên lành và bên liệt để di chuyển, người trợ giúp chỉ hỗ trợ, về sau giảm dần sự trợ giúp để bệnh nhân tự di chuyển. Chú ý mặt ghế, mặt giường hoặc mặt xe lăn nên cùng một mặt phẳng để dễ di chuyển. Xe lăn cần được cài phanh vững chắc, cần tập lặp đi lặp lại nhiều lần cho thuần thục.
+ Tập đứng dậy trong thanh song song: bệnh nhân ngồi trên ghế vững chắc đặt giữa hai thanh song song, nếu ngồi trên xe lăn tay thì trước hết phải phanh hai bánh xe vững chắc. Lần đầu có thể dùng vài chiếc gối đệm cho ghế cao hơn, như vậy bệnh nhân dễ đứng dậy hơn. Các lần sau bỏ dần đệm để bệnh nhân có thể đứng dậy từ vị trí ngồi thấp hơn. Bệnh nhân cần dùng tay không liệt nắm chặt thanh song song, dùng sức của cả bên lành và bên liệt để đứng lên và ngồi xuống.
+ Tập ở tư thế đứng trong thanh song song: tập đứng và giữ thăng bằng trong thanh song song với sức nặng cơ thể dồn đều lên hai chân. Lúc đầu cần dùng tay không liệt để giữ chắc vào thanh song song, về sau không cần nữa. Tập đứng và dồn trọng lượng cơ thể sang từng chân, nếu đầu gối ưỡn quá mức, cần dùng một nẹp ngắn hoặc dài để giữ cho đầu gối chân liệt được vững chắc.
+ Tập đi trong thanh song song: khi bệnh nhân có đủ sức mạnh và thăng bằng, bệnh nhân cần tập đi trong thanh song song và dùng tay không liệt để giữ cho vững chắc.
– Bước 1: trụ lên chân liệt, bước chân lành lên, gót chân lành ngang mũi chân liệt, rồi dồn trọng lượng sang chân lành. Sau đó dồn trọng lượng sang chân liệt, rồi lùi chân lành về ngang chân liệt. Đổi lại, dồn trọng lượng lên chân lành, bước chân liệt lên, gót chân liệt ngang mũi chân lành, dồn trọng lượng lên chân liệt. Sau đó, dồn trọng lượng lên chân lành, đưa chân liệt về ngang chân lành.
– Bước 2: trụ lên chân liệt, bước chân lành lên, gót chân lành ngang mũi chân liệt, rồi trụ lên chân lành, bước chân liệt lên ngang mức chân lành. Tiếp theo, trụ lên chân lành, bước chân liệt lên, gót chân liệt ngang mũi chân lành, rồi dồn trọng lượng lên chân liệt và bước chân lành lên ngang chân liệt.
– Bước 3: trụ lên chân liệt, bước chân lành lên, gót chân lành ngang mũi chân liệt, dồn trọng lượng lên chân lành, bước chân liệt lên trước chân lành gót chân liệt ngang mũi chân lành, tiếp tục như vậy để bước đi.
Hình 4: Tập lên và xuống cầu thang.
+ Tập đi ngoài thanh song song
Sau khi đã có thể đi tương đối thuần thục trong thanh song song, bắt đầu tập đi ngoài thanh song song. Tùy tình trạng bệnh nhân mà sử dụng khung tập đi, nạng 4 chân, nạng nách.
– Cách đi thứ nhất: tay không liệt với nạng đưa tới trước khoảng 15cm và sang bên 20cm, bệnh nhân dựa trên cây chống và chân liệt, bàn chân không liệt bước tới trước bằng độ dài một bàn chân, gót ngang ngón của bàn chân liệt, đưa bàn chân liệt tới trước ngang với bàn chân kia.
– Cách đi thứ hai. Tay không liệt và đầu nạng tới trước, đầu nạng cách ngón của bàn chân không liệt một nửa bàn chân về phía trước và sang bên 15cm. Bàn chân liệt đưa tới trước, gót chân liệt ngang với ngón của bàn chân không liệt. Chuyển sức nặng cơ thể lên nạng và chân liệt, bàn chân không liệt bước tới trước bàn chân liệt, gót ngang với ngón của bàn chân liệt.
– Cách đi thứ ba. Đi theo hai trụ, cách đi này ít vững chắc nhưng hiệu quả cao. Bệnh nhân tập cách đi này khi giữ được thăng bằng tốt hơn. Bắt đầu dồn sức nặng cơ thể lên chân liệt và nạng, bàn chân không liệt tới trước, gót ngang với ngón của bàn chân liệt. Dồn sức nặng cơ thể lên chân không liệt, nạng và bàn chân liệt đồng thời đưa tới trước.
+ Tập đi trên địa hình phức tạp, đường gồ gề, đường dốc, tập ngã, tập ngồi dậy và đứng dậy từ tư thế nằm.
+ Tập lên xuống cầu thang: lên cầu thang. Tay không liệt nắm chặt lan can cầu thang, dồn trọng lượng lên chân liệt, bước chân lành lên trước, rồi dồn trọng lượng lên chân lành, đưa chân liệt lên cùng bậc với chân lành. Tiếp tục như vậy để bước lên. Nếu không có lan can cầu thang thì tay không liệt cầm nạng, người trợ giúp đứng phía sau. + Tập xuống cầu thang: nên đi giật lùi bằng cách đưa bàn chân liệt xuống trước sau đó đưa nạng xuống ngang bậc chân liệt. Trụ lên nạng và chân liệt, đưa chân không liệt xuống cùng bậc. Người trợ giúp đứng phía dưới. Khi đủ sức mạnh thì có thể đi xuống bằng cách quay mặt theo hướng đi, chân liệt xuống trước và chân không liệt xuống sau.
+ Những điểm cần chú ý khi tập đi: nếu bệnh nhân có chân bị liệt cứng trầm trọng thì thường khi đứng lên, chân liệt sẽ co lại, đó là cử động không tự chủ và đôi khi bệnh nhân không biết chân bị co rút. Những bệnh nhân này khi đứng lên cần chờ một chút rồi mới bước đi. Hạn chế dùng nẹp, trừ khi đầu gối bị ưỡn quá mức hoặc không vững chắc. Người liệt nửa người có xu hướng ngã về phía bên liệt, nên người trợ giúp cần đi ở phía bên liệt của bệnh nhân. Cần nhắc cho bệnh nhân biết khi có một người đi ngang qua phía trước thì người liệt cần dừng lại, chờ cho họ đi qua rồi mới tiếp tục bước đi.
2.5. Tập các động tác tự chăm sóc bản thân
Ngay từ giai đoạn nằm trên giường cho tới suốt quá trình phục hồi chức năng, song song với tập di chuyển, phải tập cho bệnh nhân tự làm các động tác tự chăm sóc hàng ngày. Người liệt nửa người vẫn có thể tự ăn uống, mặc quần áo, mang nẹp, viết chữ, đi tiểu tiện. Bệnh nhân có tay thuận bị liệt thì ban đầu họ sẽ làm những động tác này chậm, vụng về nhưng nếu kiên trì thì sẽ tiến bộ dần.
2.6. Tạo cho bệnh nhân thích nghi với các di chứng còn lại
+ Cần cải tiến các dụng cụ để người bệnh có thể sử dụng được như đệm cho cán thìa to ra, làm quai vào cốc nước để bệnh nhân luồn tay vào có thể giữ được cốc nước…
+ Cải tạo nhà ở phù hợp với khả năng sử dụng của người bệnh như lắp thêm tay vịn vào nhà vệ sinh, cải tạo nhà tắm phù hợp với người bệnh….
Để đạt được kết quả phục hồi chức năng cho người liệt nửa người có thể cần tới 12-18 tháng liên tục. Do vậy tính kiên trì và quyết tâm của người bệnh có vai trò rất quan trọng, cần có sự động viên và khuyến khích đúng của người thân và tập luyện đúng phương pháp. Cần tuân thủ các nguyên tắc của phục hồi chức năng, tập từ dễ đến khó, không nôn nóng. Mỗi động tác cần lặp lại nhiều lần để tạo lập phản xạ. Cần tập cân đối, giữ dáng đi đúng không lệch vẹo. Kết hợp giữa phục hồi chức năng vận động với phục hồi chức năng hoạt động, tạo sự hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Dương Xuân Đạm (2008). Chăm sóc phục hồi vận động sau tai biến mạch máu não tại nhà. NXB Văn hóa-Thông tin. Tr 53-69. 2. Hà Hoàng Kiệm (2012). Hướng dẫn phục hồi chức năng cho người sau tai biến mạch máu não. NXB TDTT. Tr. 131-239. 3. Trần Văn Chương (2010). Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não. NXB YH, tr 83-145.
Tiếng Anh
4. Brandstater ME (1998). Stroke rehabilitation. In Rehabilitation Medicine: Principles and Practice. 3rd ed. Philadelphia: Lippincott-Raven; 1998:1165-1189. 5. Brandstater ME (1998). Stroke Rehabilitation. In Rehabilitation Medicine: Principles and Practices. 3rd ed. Philadelphia: Lippincott-Raven; 1998:1165-1189. 6. Bobath B, Bobath K (1997): Control of motor function in the treatment of cerebral palsy. 1997, 43:295-303. 7. Bobath B (1990) Adult hemiplegia: evaluation and treatment. Butterworth-Heinemann Medical. 8. Bobath B, Bobath K (1997): Control of motor function in the treatment of cerebral palsy. 1997, 43:295-303. 9. Bobath B (1990) Adult hemiplegia: evaluation and treatment. Butterworth-Heinemann Medical; 1990. 10. Flansbjer UB, Holmbọck AM, Downham D, Patten C, Lexell J (2005). Reliability of gait performance tests in men and women with hemiparesis after stroke. Journal of Rehabilitation Medicine 2005, 37:75-82. 11. Kwakkel G, Kollen BJ, Wagenaar RC (1999). Therapy Impact on Functional Recovery in Stroke Rehabilitation: A critical review of the literature. Physiotherapy 1999, 85:377-391. 12. Langhorne P, Bernhardt J, Kwakkel G (2011). Stroke rehabilitation. The Lancet 2011, 377:1693-1702. 13. Paci M(2003). Physiotherapy based on the Bobath concept for adults with post-stroke hemiplegia: a review of effectiveness studies. Journal of rehabilitation medicine 2003, 35:2-7. 14. Schaechter JD: Motor rehabilitation and brain plasticity after hemiparetic stroke. Progress in neurobiology 2004, 73:61-72.
PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm
Bạn nào muốn tìm hiểu chi tiết xin mời đọc cuốn “Hướng dẫn phục hồi chức năng cho người sau tai biến mạch máu não”. NXB TDTT (2012) của tác giả Hà Hoàng Kiệm. Sách có ở thư viện của tất cả 64 tỉnh thành trong cả nước và có bán ở các nhà sách.
CHIA SẺ BÀI VIẾT
Phục Hồi Chức Năng Xương Mâm Chày
Phục hồi chức năng – vật lý trị liệu sau gãy mâm chày: Xương mâm chày là một trong những phần xương quan trọng của đầu gối, có chức năng hỗ trợ sự đi lại, gập đầu gối giữ thăng bằng.
Mâm chày là một bề mặt sụn cấu tạo nên một phần khớp gối, khi người ta đứng và đi lồi cầu xương đùi đè lên mâm chày và trọng lượng cơ thể dồn lên mâm chày để xuống cẳng chân, như vậy mâm chày là phần xương chịu sức nặng của cơ thể.
1. Nguyên nhân gãy xương mâm chày:
Đa số khi bị gãy mâm chày chủ yếu là tai nạn giao thông, đặc biệt ở nước ta bệnh nhân bị tai nạn khi đi xe máy là chủ yếu.
Gãy mâm chày thường xảy ra ở va chạm trực tiếp khi đầu gối đập trực tiếp xuống đất, gãy gián tiếp do xe ngã đè lên mâm chày hoặc té ngã trong tư thế đầu gối bị vặn xoắn.
Ngoài ra còn các nguyên nhân như tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn lao động, chân thương thể thao.
2. Phục hồi chức năng vận động của xương chày:
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật bắt nẹp vít cố định mâm chày cần điều trị tập vật lý trị liệu sớm để lấy lại chức năng vận động của xương như lúc ban đầu.
Nếu không được tập vật lý trị liệu sớm sẽ để lại ảnh hưởng về chức năng vận động khớp gối như cứng khớp gối không lấy lại được tầm vận động và phải chịu dị tật suốt đời, teo cơ đầu đùi hoặc teo toàn bộ chân gãy dẫn đến liệt hoàn toàn.
Trường hợp không lấy lại được chức năng vận động khớp gối dễ bị thoái hóa khớp gối tuần hoàn máu không cung cấp đủ canxi và khoáng chất dễ gây hoại tử mâm chày.
Bệnh nhân có thể áp phương pháp tập vật lý trị liệu tại nhà sau gãy xương mâm chày như sau:
Từ 1 ngày đến 3 ngày: bệnh nhân tập thụ động tại giường, dạng khép chân, tập ngồi dậy xoa bóp vùng khớp gối, di động xương bánh chè, ngốc cổ chân, ngón chân cơ tứ đầu đùi, theo dõi khớp gối và bàn chân có bị sưng phù không…
Từ 3 ngày đến 7 ngày: bệnh nhân tự ngồi dậy xoa bóp cơ đùi, di động xương bánh chè, di động khớp gối, ngồi thả lỏng chân xuống nền giường và làm quen với nạn…
Từ 7 ngày đến 10 ngày: bệnh nhân đã về nhà cần tiếp tục tập vật lý trị liệu ở nhà để lấy lại chức năng khớp gối như lúc ban đầu, kỹ thuật viên điều trị tập xoa bóp cho tăng tuần hoàn máu và di động khớp, tập gập duỗi khớp gối và gập tối đa nếu bệnh nhân chịu được. tăng lực góc độ gập từ 10 độ tăng lên 30 độ.
Từ 10 ngày đến 15 ngày: bệnh nhân tập đứng và tập đi làm quen với nạn xoa bóp di động khớp gối, tập mạnh sức cơ tứ đầu đùi, xoa bóp các nhóm cơ mặt sau cẳng chân, tập ép tăng dần góc độ, bệnh nhân kết hợp ở nhà tự tập để phát triển nhanh giảm không co cứng cơ, cứng khớp giảm sưng phù nề vị gãy.
Từ 15 ngày đến 1 tháng: sau một tháng bệnh nhân đã gập từ 60 độ đến 90 độ. Kỹ thuật viên kết hợp cho bệnh nhân tập đi chịu lực chân gãy và tập đi cho máu lưu thông tăng sức chịu lực lên mâm chày và nhóm cơ tứ đầu đùi.
Từ 4 tuần đến 8 tuần: lúc này chân gãy đã phát triển tốt không còn bị sưng và phù, bệnh nhân có thể tập đi kết hợp đeo tạ chân để mạnh các nhóm cơ cẳng chân và cơ tứ đầu đùi, chịu trọng lực cơ thể xuống chân yêu, vận động khớp gối tối đa để lấy lại tầm vận động, bệnh nhân ngồi trên giường thả chân xuống gập duỗi tối đa vận động.
Sau 2 tháng bệnh nhân phát triển rất tốt gần lấy lại chức năng gập duỗi từ 90 độ lên 120 độ. Bệnh nhân kết hợp với kỹ thuật viên tập vật lý trị liệu để phát triển tốt hơn và rút ngắn thời gian phục hồi
Bệnh nhân tập ở nhà với mức độ vừa sức chịu đựng của cơ và xương gãy nếu trường hợp lúc tập mà bị đau thì nghỉ rồi tập tiếp tránh trường hợp tập mạnh quá rễ gây vỡ cơ và tổn thương vị trí gãy.
3. Theo dõi và thăm khám :
– Tình trạng ổ gãy: đau, sưng nề, di lệch, biến dạng… – Phản ứng của người bệnh trong quá trình tập luyện: thái độ hợp tác, sự tiến bộ… – Tình trạng chung toàn thân – Theo giỏi và tái khám sau 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.
Mọi thông tin cần tư vấn về phương pháp phục hồi chức năng – tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật gãy xương mâm chày vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn:
PHÒNG TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU ĐỨC ĐIỆP TẠI NHÀ TPHCM
Với đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm về vật lý trị liệu – phục hồi chức năng chúng tôi luôn đem sự tận tâm, nhiệt tình và hiệu quả nhất cho bệnh. ( Sức Khỏe Là Tài Sản Vô Giá) Mọi thông tin Tư Vấn – Thăm Khám vui lòng liên hệ: Nguyễn Đức Điệp. chuyên khám tập vật lý trị liệu. Website: chúng tôi
Hướng Dẫn Cách Tổ Chức Sinh Nhật Lãng Mạn Cho Người Yêu
Người yêu vừa là một người bạn, vừa là một người yêu, vừa là một người thân của chúng ta. Chỉ có khi ở bên họ, chúng ta mới có thoải mái được là chính mình. Họ mang đến cho chúng ta hạnh phúc, dành những tình cảm ngọt ngào nhất cho chúng ta cũng như luôn trao cho chúng ta những gì tốt đẹp, hoàn hảo nhất. Vậy thì tại sao lại không tìm cách tổ chức sinh nhật người yêu để người ấy thêm cảm động và bất ngờ, đồng thời gắn kết tình cảm của hai người hơn, phải không nào?
Bạn có nhớ lần cuối mình dành những điều bất ngờ cho nửa kia là đã chuyện từ khi nào rồi không?
Sinh nhật nửa kia sắp đến, tại sao lại không nhân dịp này mà dành cho họ một bất ngờ phải không nào?
Những bước tổ chức sinh nhật cho người yêu
Việc gì cũng cần được lên kế hoạch cả. Thế nhưng bạn lại chẳng biết nên bắt đầu từ đâu để có thể tổ chức sinh nhật người yêu ư? Đừng lo, tụi mình sẽ chỉ cho bạn những bước sau đây.
Bước 1. Lên ý tưởng
Bước 2. Lựa chọn địa điểm
Tuỳ theo sở thích của nửa kia mà bạn có thể lựa chọn những địa điểm phù hợp để tổ chức sinh nhật người yêu, ví dụ như nhà hàng, quán cà phê, công viên, khu resort hoặc tổ chức ngay tại nhà.
Bước 3. Trang trí không gian bữa tiệc sinh nhật lãng mạn
Bạn có thể trang trí bằng bong bóng, hoa tươi, ngọn nến,…Nếu là nến, vậy thì bạn nên chuẩn bị các loại nến trái tim, nến số, nến đủ màu,…
Về phần bong bóng, bao gồm bong bóng có chữ happy birthday, bong bóng kiếng hình trái tim, các loại bóng có màu sắc gồm hồng, đỏ, vàng, xanh, xanh đen hoặc tím, tuỳ theo sở thích của người ấy.
Còn về hoa tươi, bạn nên lựa chọn loài hoa phù hợp. Bạn có thể tặng người ấy hoa hồng, hướng dương hoặc cẩm tú cầu,…
Bước 4. Lựa chọn thực đơn cho bữa tiệc
Bước 5. Lựa chọn quà tặng
Ý tưởng tổ chức sinh nhật lãng mạn cho người yêu
Cách tổ chức sinh nhật lãng mạn
Tới phòng nửa kia và tự tay trang trí khắp không gian bằng việc thả bóng bay, trưng hoa hồng, xếp những ngọn nến thành hình trái tim khổng lồ.
Cách 1:
Nếu bạn không có thời gian để tự tay chuẩn bị những điều trên, vậy thì có thể đặt trước các quán cafe, nhà hàng để họ có thể trang trí không gian bữa tiệc thật lãng mạn theo chính những ý tưởng mà bạn đưa ra đó.
Cách 2:
Tổ chức sinh nhật người yêu đơn giản, tiết kiệm
Tặng quà gì cho người yêu trong không gian lãng mạn?
Không phải bất kì chàng trai nào cũng thích được tổ chức sinh nhật một cách khoa trương, rầm rộ, hoành tráng. Nếu nửa kia là một người hướng nội và tình cảm, vậy thì một bữa tiệc sinh nhật đơn giản sẽ là thích hợp.
Một bữa tiệc sinh nhật đơn giản là bữa tiệc của riêng hai người và được tổ chức tại nhà riêng của người ấy. Bạn có thể tự tay xuống bếp nấu một bữa ăn thật ngon, kèm theo đó là một ổ bánh sinh nhật ngọt ngào. Chắc chắn người ấy sẽ cực kì bất ngờ và cảm động đó.
Mẫu người tình cảm, hướng nội thế này thường không quá đặt nặng vấn đề quà cáp. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị những lời chúc ngọt ngào gởi đến họ và có thể đi cùng họ để mua quà, để người ấy thử đồ cho bạn ngắm cũng là một ý tưởng không tồi tí nào.
Cảm động người ấy với việc tự tay tổ chức sinh nhật
Tặng quà cho người yêu trong không gian bữa tiệc đơn giản
Bữa tiệc sinh nhật đã là đủ cảm động rồi. Bạn có thể tự tay đan khăn len tặng người ấy hoặc những món quà do chính tay bạn làm, ví dụ như quyển sổ ảnh lưu giữ kỉ niệm của cả hai. Nếu không thì bạn có thể tặng chàng những gì phù hợp với sở thích, ví dụ như đồng hồ, giày da, ví, nước hoa,…
Một bữa tiệc sinh nhật người yêu đầy bất ngờ
Bữa tiệc bất ngờ là khi bạn chuẩn bị nhưng lại chẳng cho người ấy hay biết gì cả. Bạn có thể giả vờ quên, không nhắc đến gì cả. Tuy nhiên lại âm thầm gọi người thân, bạn bè người ấy cùng tham gia chuẩn bị và chúc mừng sinh nhật, tạo cho người ấy sự bất ngờ.
Tặng quà sinh nhật lãng mạn cho nửa kia
Hoặc nếu không hai bạn hãy cùng nhau đi du lịch và tổ chức một bữa tiệc sinh nhật cũng là ý kiến không tồi tí nào.
Bạn có thể khiến người ấy bất ngờ ngay từ cách tặng quà độc đáo của mình. Bạn nên áp dụng chiêu gói quá thành nhiều lớp. Hãy tặng người ấy món quà đúng với sở thích, được bỏ vào trong những chiếc hộp có kích thước từ nhỏ đến lớn. Đảm bảo người ấy sẽ cực phấn khích và bất ngờ đó.
Tổ chức sinh nhật người yêu với ý tưởng độc đáo, mới lạ
Bạn có thể tổ chức bữa tiệc gồm có các trò chơi, có MC dẫn chương trình. Hay đơn giản là cùng nhau đi du lịch, đón sinh nhật tại một nơi chỉ có riêng hai bạn là đủ.
Tặng quà gì cho độc đáo, mới lạ?
Bạn có thể tặng họ những món quà trước đây chưa từng tặng, ví dụ như thú cưng cũng là một lựa chọn không tệ đó.
Tặng quà gì để người ấy bất ngờ?
Một bữa tiệc sinh nhật người yêu được tổ chức ngoài trời sẽ khiến cho chàng thích thú đó
Những địa điểm thích hợp tổ chức sinh nhật cho người yêu
Cafe phim cho buổi sinh nhật thêm lãng mạn
Xu hướng tổ chức sinh nhật cho người yêu tại những quán cafe phim đang rất hot hiện nay. Bởi vì đây là nơi có những phòng riêng, vừa dùng để chiếu phim lại được trang trí một không gian rất lãng mạn, thích hợp để tổ chức sinh nhật cho người yêu với không gian của riêng 2 người.
Bạn có thể đặt quán trang trí không gian theo ý thích của bạn, chuẩn bị một bộ phim hay cùng với những món ăn, đồ uống hấp dẫn. Tụi mình tin chắc rằng đây sẽ là một bữa tiệc hoàn hảo dành cho nửa kia của bạn đó.
Nếu bạn muốn dành cho nửa kia sự bất ngờ vào ngày sinh nhật, bạn có thể đưa họ tới nhà hàng quen thuộc mà hai bạn thường dùng bữa, hoặc có thể là một nơi có không gian sang trọng, lãng mạn để chuẩn bị một bữa tiệc ấm cúng của hai người.
Bữa cơm do chính tay bạn chuẩn bị
Cách chọn hoa mừng sinh nhật bạn gái, người yêu đẹp và ý nghĩa
Tổ chức bữa tiệc trên bờ biển
Tiệc trên bờ biển là một điều ngọt ngào và lãng mạn nhất mà bạn có thể dành cho người ấy. Bạn có thể chuẩn bị bóng bay, xếp những ly nến thành hình trái tim cùng với những cánh hoa hồng ở giữa tạo thành chữ I Love You. Với không gian lãng mạn này, ai mà không cảm động, đúng không nào?
Tổ chức tiệc ngoài trời
Nếu người ấy là một người yêu thiên nhiên, vậy thì bữa tiệc ngoài trời với nhiều cây xanh cùng một bản nhạc du dương với bàn ăn có đầy đủ rượu vang, đồ ăn, bánh kem và ánh nến lung linh chắc chắn sẽ là khoảnh khắc ngọt ngào nhất.
Quán trà sữa
Một chuyến du lịch của riêng hai người
Nếu hai bạn đã lâu rồi không dành thời gian cùng nhau đi du lịch, vậy thì một chuyến du lịch cùng người ấy vào ngày sinh nhật của họ cũng là một ý kiến không tồi tí nào. Bạn có thể chuẩn bị trước mọi thứ từ vé máy bay, đặt phòng khách sạn đến chuẩn bị một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ. Chắc chắn người ấy sẽ hạnh phúc cực kì cho xem.
Dành trọn vẹn một ngày cho người ấy
Nếu như bạn bình thường quá bận rộn, không có nhiều thời gian dành cho họ, vậy tại sao lại không dành trọn cho họ một ngày, phải không nào? Hãy dành thời gian làm cùng họ những việc họ vẫn muốn mà vẫn chưa làm được, ví dụ như đi xem phim, đi mua sắm, làm đẹp,…Chắc chắn đây sẽ là món quà ý nghĩa nhất mà bạn có thể tặng họ đó.
Người yêu là người bạn, người đồng hành cùng ta trong những chặng đường đầy thử thách của cuộc sống. Vậy tại sao lại không nhân dịp quan trọng này để tổ chức sinh nhật cho người yêu với hy vọng hai bạn luôn gắn kết, bền chặt phải không nào?
Creative Ways to Celebrate Birthdays With No Money (1)
How To Throw The Most Amazing Surprise Party Of All Time (2)
Hướng Dẫn Bài Khấn Cúng Cơm Cho Người Mới Mất?
Khi gia đình có tang gia, đó là một chuyện hết sức buồn và đau thương. Tuy nhiên, không thể vì thế mà bỏ qua được những lễ nghi quan trọng đối với người mất ở Việt Nam. Có rất nhiều tập tục mà ông bà ta để lại, được lưu truyền và thực hiện qua nhiều đời. Với người mới mất, việc bài khấn cúng cơm cũng là một tập tục lâu đời không thể bỏ được.
Ý nghĩa bài cúng cơm hàng ngày
Bài cúng cơm hàng ngày là một phong tục lâu đời của người Việt Nam. Với ý nghĩa thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ của con cháu đến người đã khuất trong gia đình.
Vì thế mà, khi người mới mất, sau khi hoàn tất các thủ tục mai táng. Gia đình vẫn cúng cơm ngày ba bữa cho người đã khuất. Thường thì sẽ cúng cơm chay, điều này giúp cho linh hồn người mất thanh tịnh, giảm tội lỗi trần đời.
Những lưu ý khi đọc văn khấn cúng cơm người mới mất (chết)
Đọc văn khấn cúng cơm người chết là một việc làm đòi hỏi sự trang nghiêm. Người thực hiện phải thể hiện thái độ tôn kính, nghiêm túc và chân thành. Ngoài ra, gia chủ cũng cần lưu ý các vấn đề sau đây khi đọc văn khấn cúng cơm:
Nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp, không được để dơ bẩn, ô uế nhà cửa. Dọn dẹp các vật dụng hỗn tạp, lộn xộn. Không gian phải thoáng đãng, sạch sẽ, tươm tất. Như vậy mới thể hiện được sự tôn trọng đối với người khuất mặt khuất mày.
Con cháu tham gia cúng bái, trước bàn thờ, phải ăn mặc kín đáo, chỉnh tề. Không ăn mặc luộm thuộm, hở hang, cầu kỳ, xe xua. Trong quá trình người đọc văn khấn thì con cháu đứng thẳng, hai tay chắp trước ngực. Giữ thái độ nghiêm trang, không nói chuyện rì rầm với nhau. Thể hiện lòng thành tôn kính với người đã khuất.
Mâm cơm có đủ các món cơ bản, chuẩn bị tươm tất, gọn gàng, sạch sẽ. Không được dùng đồ dơ bẩn, ôi thiu.
Lễ vật, bát hương, trái cây trên bàn thờ cúng phải để đúng vị trí. Tránh phạm tội với bề trên và người đã khuất.
Có thể ghi văn khấn ra giấy để quá trình đọc không bị ngắt quãng giữa chừng. Khi đọc giọng không quá to, không quá nhỏ, vừa đủ nghe đặc biệt là khi đọc tên người khuất. Việc đọc to theo dân gian cho rằng sẽ lôi kéo các vong hồn khác vào tranh cỗ.
Bài cúng cơm hàng ngày cho người mới mất
Bài khấn cúng cơm hàng ngày không thể đọc bậy bạ, tùy tiện được. Mà phải đọc đúng theo những gì trong Phật giáo dạy. Những bài khấn cúng cơm thì các sư thầy ở chùa sẽ hiểu rõ và có thể thay người nhà đọc bài khấn. Tuy nhiên, gia chủ cũng có thể tự học và đọc để thể hiện lòng tôn kính với người thân đã qua đời.
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần quân.
– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………
Hôm nay là ngày…… Tháng…… Năm………
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………
Vâng theo lệnh của mẫu thân/phụ thân và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân lễ Chúc Thực theo nghi lễ cổ truyền,
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành,
Trước linh vị của: Hiển… chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Thiết nghĩ! Nhân sinh tại thế,
Họa mấy người sống tám, chín mươi,
Đôi ba mươi năm cũng kể một đời.
Song vận số biết làm sao tránh được
Nhớ hồn thuở trước: trong buổi xuân xanh
Ơn mẹ cha đạo cả sinh thành, đêm ngày dạy dỗ:
Đường ăn, nỗi ở, việc cửa việc nhà.
Lại lo bề nghi thất, nghi gia
Cho sum họp trúc, mai mấy đóa
Cương thường đạo cả, lòng những lo hiếu thảo đền ơn
Nếp kiệm cần hằng giữ sớm hôm.
May nối được gia đường cơ chỉ,
Ba lo bảy nghĩ, vất vả trăm bề
Cho vẹn toàn đường nọ lối kia,
Tuy khó nhọc chưa cam thỏa dạ;
Bỗng đâu gió cả, phút bẻ cành mai,
Hoa lìa cây, rụng cánh tơi bời.
Yến lìa tổ, kêu xuân vò võ.
Tưởng hồn trường thọ, dìu con em, khuyên nhủ nên người.
Ai ngờ trăng lặn sao dời, hồn đã biến về nơi Tây Trúc
Từ nay lấy ai chăm sóc, ngõ cúc, tường đào.
Từ nay quạnh bóng ra vào, cõi Nam, cành Bắc.
Ngày chầy sáu khắc, đêm vắng năm canh:
Tưởng phất phơ thoáng hiện ngoài mành.
Tưởng thấp thoáng bóng hình trên khói
Hiên mai bóng rọi, vào ngẩn ra ngơ.
Hết đợi thôi chờ, nắng hồng giá lạnh
Ai hay số mệnh!
Thuốc trường sinh, cầu Vương mẫu chưa trao.
Bút Chú tử, trách Nam Tào sớm định.
Bùi ngùi cám cảnh, tuôn rơi hàng nước mắt dầm dầm
Nhớ nơi ăn, chốn ở, buồng nằm:
Như cắt ruột, xét lòng con trên trần thế.
Mấy dòng kể lể. Chiêu hồn về than thở nguồn cơn.
Cầu anh linh phù hộ cháu con.
Cầu Thần Phật độ trì, cho vong hồn siêu thoát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Phục Hồi Chức Năng Cho Người Liệt Nửa Người Do Đột Quỵ Não trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!