Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Du Lịch Hòn Sơn Kiên Giang được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đảo Hòn Sơn – Hướng dẫn du lịch Hòn Sơn Kiên GiangVới những bãi biển cát trắng xinh đẹp, bãi đá hùng vĩ và thơ mộng, những rặng dừa phủ bóng xanh mát, Hòn Sơn hiện lên như một hòn ngọc lấp lánh giữa đại dương bao la, chưa có dấu vết của sự khai phá. Với không gian yên tĩnh và vẻ đẹp hoang sơ cuốn hút bậc nhất, đảo Hòn Sơn – Kiên Giang là một địa điểm du lịch Miền Tây lý tưởng cho các kì nghỉ dưỡng, dã ngoại.
Đôi nét về Hòn SơnHòn Sơn còn có tên gọi khác là Hòn Sơn Rái, thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Nằm trên vịnh Hà Tiên, giữa quần đảo Nam Du và đảo Hòn Tre, cách thành phố Rạch Giá 65 km về phía Tây.
Thời điểm du lịch Hòn Sơn lý tưởngThời tiết ở Hòn Sơn luôn dễ chịu quanh năm chính vì vậy bạn có thể đi du lịch Hòn Sơn vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thời điểm lý tưởng để bạn đi du lịch đảo Hòn Sơn là vào khoảng tháng 5 đến tháng 12 bởi mùa này biển êm ít sóng và có nhiều hải sản: mực, tôm, ghẹ… tươi ngon.
Trước khi lên đường các bạn nên cập nhật tình hình thời tiết ở vùng biển Cà Mau – Kiên Giang và tránh các thời điểm biển động và mưa bão để đảm bảo an toàn.
Đến đảo Hòn Sơn bằng cách nào.Di chuyển tới Rạch Giá
Muốn tới Hòn Sơn trước tiên bạn phải đến TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Từ Hà Nội, bạn có thể mua vé máy bay tới Cần Thơ, sau đó bắt xe khách từ Cần Thơ đi Kiên Giang. Một lựa chọn khác là bay từ Hà Nội đến TP. HCM tiếp tục bắt xe khách đến Kiên Giang.
Từ TP. Hồ Chí Minh bạn có thể đi ô tô cá nhân, xe khách đến Rạch Giá với thời gian khoảng từ 5-6 giờ. Vì các chuyến tàu đi Rạch Giá – Hòn Sơn xuất phát vào sáng, chính vì vậy bạn nên đi trước một ngày nghỉ qua đêm tại TP Rạch Giá để sáng tới bến tàu cho kịp giờ. Còn đi xe khách thì đi từ đêm hôm trước đến bến xe Rạch Giá vào khoảng 6h sáng ngày hôm sau. Một số hãng xe như Phương Trang, Việt Đức,… đều có tuyến xe Hồ Chí Minh – Rạch Giá (Kiên Giang). Đến Rạch Giá, xe trung chuyển đưa bạn ra bến tàu mất 30 phút.
Di chuyển tới đảo Hòn Sơn
Tàu cao tốc: Thời gian di chuyển là 1 tiếng 30 phút. Với phương tiện này thì bạn sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian di chuyển. Tàu cao tốc thường neo đậu ở cảng số 2 và số 3 ở bến Rạch Giá.
Một số các hãng tàu và thời gian khởi hành cụ thể:
Tàu Ngọc Thành: Bến Rạch Giá – Hòn Sơn: khởi hành lúc 8h05. Hòn Sơn – Bến tàu Rạch Giá: khởi hành lúc 13h30
Tàu Superdong: Bến Rạch Giá – Hòn Sơn: khởi hành lúc 7h20. Hòn Sơn – Bến tàu Rạch Giá: khởi hành lúc 11h15
Tàu Phú Quốc Express: Bến Rạch Giá – Hòn Sơn: khởi hành lúc 6h30. Hòn Sơn – Bến tàu Rạch Giá: khởi hành lúc 14h10
Tàu khách: Nếu mang xe máy lên để tham quan đảo và chở nhiều đồ đạc, hàng hoá thì tàu khách sẽ là lựa chọn phù hợp. Thời gian di chuyển khá lâu khoảng 3 tiếng 30 phút nhưng giá vé rẻ hơn tàu cao tốc. Các tàu khách thường đậu ở cảng số 2 tại bến. Hai hãng tàu chính là Thanh Tú và Đức Trung, đều khởi hành từ Bến Rạch Giá – Hòn Sơn lúc 8h30 và quay trở lại lúc 10h.
Thời gian khởi hành có thể thay đổi vào cuối tuần hay những ngày đông khách. Các bạn nhớ gọi điện cho các hãng tàu để đặt vé trước và nhớ hỏi kĩ lúc liên hệ đặt vé để tránh tình trạng bị lỡ chuyến tàu.
Di chuyển trên đảoMuốn đi dạo trên đảo thì bạn nên thuê xe máy với giá dao động từ 200,000 – 250,000đ. Bạn có thể thuê trực tiếp tại các nhà nghỉ, song song với lúc nhận phòng. Nếu đi theo nhóm đông người thì bạn một sự lựa chọn khác đó là thuê xe bán tải hoặc xe khách 12 chỗ. Ngoài ra bạn cũng có thể thuê một chiếc thuyền của ngư dân để đi vòng quanh đảo hay đi câu cá, câu mực rất thú vị.
Đảo Hòn Sơn có rất nhiều địa điểm hấp dẫn, thú vị cho du khách tha hồ khám phá phá như: Những dãy núi cao hùng vĩ, những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp, những ngôi chùa được đi vào di tích lịch sử… Bạn nên đi Hòn Sơn khoảng 2 ngày 1 đêm để thăm thú những nét đặc trưng trên đảo, ngắm cảnh hoàng hôn và đón bình minh trên đảo. Khoảnh khắc đó ngồi trên một mỏm đá lớn, hướng mắt nhìn về phía biển bạn sẽ cảm thấy mình thật nhỏ bé giữa biển cả rộng lớn.
Với đường bờ biển dài hơn 1km uốn cong theo đường lưỡi liềm, đảo Hòn Sơn có nhiều bãi biển như: bãi Giếng, bãi Bàng, bãi Bấc, bãi Đá Chài…. Trong đó, bãi Bàng được xem là bãi biển đẹp.
Con đường quanh đảo được tráng xi măng rộng đẹp, quanh co uốn lượn theo bờ biển với những rặng dừa nghiêng soi bóng dưới làn nước biển xanh ngắt, khiến bạn vô cùng thích thú.
Ngoài các hoạt động thường thấy như tắm biển, lặn biển ngắm san hô, câu cá, bắt nhum…thì các hoạt động leo núi hay đi bộ xuyên rừng cũng là một trong những trải nghiệm thú vị.
Đảo Hòn Sơn còn có 7 ngọn núi, trong đó nổi bật là đỉnh núi Ma Thiên Lãnh với độ cao 450m. Vượt qua những bậc thang và đi qua con đường mòn đầy sỏi, lên đến đỉnh núi. Đứng trên những tảng đá lớn giữa đỉnh Ma Thiên Lãnh, bạn có thể phóng tầm mắt ra không gian mênh mông, xanh thẳm của biển trời. Trên đỉnh núi có một tảng đá rất lớn được gọi là “Sân Tiên” gắn với truyền thuyết là nơi các tiên nữ thường xuống đây vui chơi nhảy múa. Cảnh đẹp hoang vu, huyền bí này cũng thu hút không ít các đạo sĩ, những người quy ẩn giang hồ đến thiền định trong các hang động, am miếu bỏ hoang. Những câu chuyện dân gian này càng làm cho Ma Thiên Lãnh thách thức người khám phá và chinh phục.
Ngồi trên đỉnh núi tự ghi lại những bức ảnh, nghe dân địa phương thuật lại truyền thuyết đỉnh Ma Thiên Lãnh, chuyện các nàng tiên giáng trần nơi Sân Tiên và cuộc đời bí ấn của các đạo sĩ tìm đến đây tu hành… quả là không uổng phí!
Khám phá Núi Ông Rồng
Một ngọn núi khác cũng không kém hấp dẫn là núi Ông Rồng. Núi chỉ cao hơn 250m so với mực nước biển, đường đi cũng ngắn rất nhiều so với núi Ma Thiên Lãnh, nhưng đường khó đi hơn, phải băng rừng, vượt suối. Lộ trình leo núi Ông Rồng chỉ bằng 1/3 so với Ma Thiên Lãnh nhưng đòi hỏi bạn phải có sức dẻo dai, bởi vì càng lên cao, đường càng dốc.
Sau một hồi len lỏi, luồn lách qua những phiến đá khổng lồ, những lối mòn rậm rạp, bạn sẽ đến được đỉnh Ông Rồng. Tại đây, điểm gây ấn tượng mạnh chính là cây thiên tuế cổ thụ mọc trong vách núi, thân ngã nằm dài, uốn khúc, khoanh tròn như thân của con rồng với đầu hướng ra biển, tên gọi núi Ông Rồng cũng bắt nguồn từ đây. Theo các nhà nghiên cứu cây này có tuổi đời trên 300 năm nếu tính theo mắt lá (một năm thay lá một lần).
Tìm hiểu các di tích lịch sử
Ngoài những thắng cảnh đẹp, Hòn Sơn còn có những di tích mang nét tâm linh của xứ biển, gắn với những giai thoại của người bản địa. Trên đảo có các đình, chùa như: Đền thờ Nam Hải Đại tướng quân, Đình thần Lại Sơn, Miễu Bà Cố Chủ, Thánh Thất Cao Đài, Chùa Hải Sơn…
Đến Hòn Sơn, bạn nhớ viếng thăm Di tích Đình thần Nam Hải tọa lạc ở Bãi Thiên Tuế. Đây cũng là nơi bảo quản nhiều bộ xương cá Ông. Lễ hội Nghinh Ông vào ngày 15 và 16 tháng 10 âm lịch hàng năm là một nét đẹp văn hoá đặc trưng của người dân trên đảo.
Các hoạt động về đêm
Đêm đứng trên cầu tàu Hòn Sơn-ở Bãi Nhà trông ra biển rất đẹp, phía xa biển khơi là ánh sáng nhấp nhô tàu thuyền của ngư dân, còn nhìn vào bãi biển ven bờ đường ánh sáng xanh, vàng, đèn phố thị soi bóng xuống con đường vòng cung trông rất thơ mộng. Bên cạnh bãi biển Bãi Nhà là chợ đêm sung túc sáng rực với nhiều hải sản tươi ngon của miền biển Kiên Giang. Đi từ cầu cảng đến chợ đêm tầm 200m. Nếu bạn nào ở các nhà nghỉ gần cảng thì có thể dễ dàng đi bộ ra chợ. Chỉ mất khoảng 10 đến 15 phút thôi.
Nhà nghỉ ở đảo Hòn SơnVì còn hoang sơ và chưa được khai thác du lịch nhiều, nhưng trên đảo Hòn Sơn đã có một số khách sạn, nhà nghỉ, homestay phục vụ du khách. Khách du lịch thường sẽ nghỉ tại khu homestay tọa lạc ngay bãi Bấc, cách cầu cảng khoảng 7 km. Ở đây bạn có thể tắm biển và ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp. Giá phòng dao động khoảng 500.000 đến 800.000 đồng/đêm (gồm cả ăn sáng).
Ăn uống trên đảo Hòn SơnĐến Hòn Sơn bạn đừng bỏ qua những món Hải sản tươi sống như: ghẹ, ốc, tôm, tôm tích và các món khác ngon không kém là cá trích tái chanh, hào sữa trái chanh hoặc trộn xoài, canh chua cá biển, lẩu cháo mực, cháo hào, nhum nướng…. với cách chế biến rất đặc trưng của người dân xứ đảo.
Bạn cũng có thể ra chợ Bãi Giếng hoặc các bãi neo thuyền đánh bắt để mua hải sản tươi sống rồi nhờ chủ nhà nghỉ hoặc các nhà dân bên biển Bãi Bàng chế biến và cung cấp nước uống, bát đĩa,….
Có một quán mà giới trẻ phải check in cho bằng được tại Hòn Sơn đó là Quán Bia – Cổng trời Hòn Sơn. Cách cầu cảng khoảng 3km. Đến đây bạn có thể uống nước, hóng gió và tha hồ chụp hình sống ảo.
Đặc sản ở đảo Hòn Sơn mua về làm quà Tour du lịch Hòn SơnĐể tiết kiệm chi phí và đỡ lo lắng về chuyện đi lại ăn uống nghỉ ngơi trên đảo bạn hãy đặt Tour Hòn Sơn Kiên Giang cực hấp dẫn của Thám Hiểm MeKong. Liên lạc để được tư vấn và hỗ trợ: 0292.3819.219
Lưu ý: Đang ở trên đảo mà hết tiền mặt thì xử lí như thế nào ? Vì ngoài đảo không có ATM hay ngân hàng do vậy bạn nên sử dụng Internet Banking chuyển khoản cho chủ nhà nghỉ và đổi lấy tiền mặt để dùng. Tốt nhất nên dự trù chi phí để mang theo tiền mặt đủ dùng.
Khu Du Lịch Núi Sam An Giang
Du lịch An Giang không chỉ thu hút khách tham quan bởi vẻ đẹp hoang sơ đầy mê hoặc mà ở đây còn có rất địa điểm du lịch hấp dẫn. Trong đó có khu du lịch Núi Sam ở thành phố Châu Đốc với nhiều thắng cảnh nổi danh, đặc biệt là Miếu Bà chúa Xứ núi Sam nổi tiếng linh thiêng. Nếu bạn muốn đi du lịch tâm lịch để cầu bình an, sức khỏe kết hợp nghỉ dưỡng thì một chuyến du lịch Núi Sam – Châu Đốc sẽ rất phù hợp đấy.
Hướng dẫn đường đi núi Sam Châu ĐốcNúi Sam cách trung tâm thành phố Châu Đốc chỉ vài km về hướng tây và trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 62km về hướng tây bắc. Nếu bạn đang ở Sài Gòn thì có thể bắt xe xuống Châu Đốc hoặc Long Xuyên rồi đi theo các tuyến đường sau.
– Từ thành phố Long Xuyên, các bạn đi dọc theo tuyến quốc lộ 91 tới thành phố Châu Đốc, rồi đi thêm vài km nữa là đến với Khu du lịch Núi Sam.
– Từ thành phố Châu Đốc, các bạn cũng đi theo quốc lộ 91 cũ khoảng 6km là đến Khu du lịch Núi Sam.
Các điểm tham quan tại khu du lịch Núi SamNằm cách mặt nước biển 284m, núi Sam có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác từ chân núi, sườn núi cho tới tạn trên đỉnh gồm: Miếu Bà chúa Xứ, Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Phước Điền… Trong đó nổi tiếng linh thiêng nhất chính là chùa Bà Chúa Xứ, vào mùa lễ hội có rất nhiều du khách khắp cả nước đã tìm về đây hành hương, cúng viếng cầu bình an.
Ngoài tên gọi là núi Sam, ngọn núi này được nhiều người biết tới với những tên khác như Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn. Với khung cảnh núi rừng rợp mát cây xanh, du khách không chỉ được tận hưởng một bầu không khí trong lành, yên tĩnh mà còn lưu lại những bức ảnh tuyệt đẹp. Đứng từ trên đỉnh núi Sam, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Châu Đốc và kênh Vĩnh Tế thu gọn trong tầm mắt. Núi Sam gây ấn tượng với tầm nhìn rộng đến các vùng đồng bằng trong khu vực và đặc biệt là biên giới, giúp du khách thỏa sức ngắm phong cảnh trùng điệp, non nước hữu tình ở An Giang.
Miếu Bà Chúa XứChắc hẳn bất kì người dân Nam Bộ nào, kể cả du khách các miền khác cũng đều nghe nói và biết đến Miếu Bà tại An Giang. Tọa lạc ngay dưới chân núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang – Miếu Bà Chúa Xứ đã trở thành một điểm du lịch tâm linh vô cùng linh thiêng thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước tham quan, lễ bái hàng năm. Miếu Bà Chúa xứ là một ngôi miếu bề thế giữa một không gian rộng lớn tịnh yên và thơ mộng. Với kiến trúc tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng, ngói xanh cùng với các hoa văn đậm nét nghệ thuật, khá đặc sắc với những nét trạm trổ tinh tế công phu và những bức hoành phi vàng son càng làm tăng thêm sự cổ kính, tôn nghiêm.
Lăng Thoại Ngọc HầuĐây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng từ thời nhà Nguyễn vẫn còn nguyên vẹn trong quần thể di tích núi Sam ngày nay. Không chỉ một công trình bề thế mà còn mang rất nhiều ý nghĩa về văn hóa, lịch sử. Đặc biệt, lăng Thoại Ngọc Hầu núi Sam được nhà nước công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Chùa Tây AnNgôi chùa này nằm trong khu di tích lịch sử núi Sam, với sự kết hợp giữ lối kiến trúc nghệ thuật Ấn Độ và cổ truyền dân tộc Việt Nam đã thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng. Và chùa Tây An cũng được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia cần được bảo tồn.
Chùa HangHay còn được gọi với cái tên khác là chùa Phước Điền, được xây dựng vào khoảng năm 1840 – 1845, tính đến hiện tại, chùa Hang có niên đại hơn 100 năm tuổi. Được thiết kế với kiến trúc đền chùa rất độc đáo, lại có địa thế nằm ở lưng chùng núi đã tạo cho ngôi chùa một khung cảnh thanh bình và vô cùng thanh tịnh, quý Phật Tử đến viếng chùa sẽ có cảm giác đang ngao du ở chốn tiên cảnh nào đó giữa lưng chừng trời vậy, cảnh vật thiên nhiên quyến rũ thơ mộng.
Khu du lịch Cáp treo Núi SamĐến khu du lịch cáp treo núi Sam, du khách được tham quan các điểm đến gồm: nhà ga và trụ cáp treo hiện đại theo phong cách châu Âu, tổ hợp các chùa đền có thể tham quan và cúng viếng đền Một Cột, đền Dược Sư, đền Phật Quan Âm… Đặc biệt, du khách hành hương còn được dịp chiêm bái tượng Phật ngọc, Phật Vàng thiên thủ thiên nhãn trên núi Sam trong quần thể các đền, miếu được xây dựng tôn tạo uy nghiêm với nhiều kiểu kiến trúc đặc sắc, đa dạng. Du khách còn có thể ăn uống, nghỉ ngơi tại nhà hàng; mua sắm, giao lưu và hòa mình vào các lễ hội tại quảng trường – trung tâm tổ chức hội chợ…
Tháp Pháo đàiVào khoảng năm 1896, chánh tham biện người Pháp xây dựng ngôi biệt thự kiên cố, có tháp cao hình trôn ốc để lên hóng gió. Từ đó, đỉnh núi Sam có tên gọi Pháo Đài. Ngày nay, Pháo Đài vẫn là căn cứ quân sự nhưng ngôi biệt thự không còn nữa. Bên cạnh Pháo Đài có ngôi nhà mát chênh vênh trên sườn núi; bên trong là bệ đá, tương truyền là nơi đặt tượng Bà Chúa Xứ núi Sam ngày xưa.
Đường ở sau lưng Thoại Ngọc Hầu: Đường này gần hơn, nhưng dốc đứng, phải đi theo gộp đá hoặc nấc thang nên chỉ dành cho người đi bộ. Dọc hai bên đường có rất nhiều chùa chiền, am cốc… Vào mùa hè, hàng phượng bên đường trổ bông đỏ rực, thắp theo dòng người lên núi một màu hoa lửa thật đẹp. Gần tới Pháo Đài là ngôi chùa cổ Giác Hương có hậu cảnh rộng, là điểm nghỉ ngơi, ngắm cảnh thú vị.
Đường Tháp: đường dài 2 km, xe hơi và xe máy có thể chạy thẳng lên. Đi trên con đường này du khách sẽ có dịp ghé qua quán Vườn Đào, Vườn Tao Ngộ, đền thờ cụ Cúc Nông Trương Gia Mô, chùa Long Sơn, nhà nghỉ mát Bác sĩ Nu.
Ngôi biệt thự của bác sĩ NuNgôi biệt thự của bác sĩ Nu là một kiến trúc đẹp, hài hòa với những đường nét thanh thoát, xinh xắn, tao nhã nằm bên sườn núi. Nhà được xây bằng những viên đá núi hoa cương hình chữ nhật với mái lợp tôn giả ngói đỏ, ở mặt tiền tầng lầu có ban công hình chữ U, bao lơn tầng trệt hình bán nguyệt. Từ dưới lên biệt thự là những bậc tam cấp như cầu thang giữa thiên nhiên phóng khoáng. Toàn cảnh mô phỏng cách điệu mô-tip pháo đài thời trung cổ của châu Âu.
Đặc sản Núi SamĐến thăm núi Sam du khách đừng quên thưởng thức đặc sản bò bảy món nơi đây như bò nướng, lòng bò, nẫu bò, lẩu bò…tại quán bò Tony, Tư Thiêng,Trường Nhựt gần khu vực Núi Sam và các món ăn nổi tiếng của Châu Đốc như bún cá, gỏi sầu đâu, lẩu mắm, chuột đồng…
Khách sạn Núi SamDu khách có thể lưu trú tại khách sạn, nhà nghỉ ở khu vực Núi Sam hay tại trung tâm thành phố Châu Đốc. Khách sạn tại khu vực núi Sam có khách sạn Victoria Núi Sam Lodge là khách sạn nổi tiếng ở Châu Đốc với nội thất sang trọng, có hồ bơi ngoài trời nhìn ra cánh đồng lúa xanh mướt tuyệt đẹp. Địa chỉ: Vĩnh Đông 1, Phường Núi Sam, Thành Phố Châu Đốc.
Khách sạn Bến Đá Núi Sam. Địa chỉ: QUỐC LỘ 91, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang.
Khách Sạn Hạ Long Châu Đốc. Địa chỉ: Số 1 Núi Sam, Châu Đốc, An Giang.
Khách sạn Phú Vinh Châu Đốc. Địa chỉ: Quốc Lộ 91, Vĩnh Tây 3, Châu Đốc, An Giang
Khách Sạn Huệ Bình Châu Đốc. Địa chỉ: Tân Lộ Kiều Lương, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
Khách Sạn Đăng Khôi 1. Địa chỉ: 79 Đường số 2, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
điểm du lịch An Giang Khu du lịch Núi Sam núi Sam
Hướng Dẫn Đi Du Lịch Côn Đảo
Nếu một ngày nào đó, bạn có những dự định, những khó khăn nằm ngoài kiểm soát của bản thân, hay bạn muốn thay đổi từ du lịch thuần túy sang du lịch tâm linh, thì du lịch Côn Đảo là sự lựa chọn tuyệt vời. Mà đến Côn Đảo mà không đi viếng nghĩa trang Hàng Dương thì phí nửa cuộc đời
Côn Đảo Nằm ở đâuCôn Đảo là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, từ đất liền ra Côn Đảo, chúng ta có thể đi từ Vũng Tàu, Cần Thơ hoặc Sóc Trăng đều được, cả 02 lần mình đi, đều từ Sóc Trăng, vì từ đó ra đảo gần và tiết kiệm nhất. Ngoài ra, ai có tiền, giàu có hơn có thể đi bằng máy bay từ Tân Sơn Nhất, khứ hồi khoảng tầm 4 triệu VNĐ.
Hướng dẫn đi Côn Đảo Hướng dẫn đi Côn Đảo Từ Sài Gòn bằng tàu cao tốcCác bạn nên xuất phát sớm . Theo kinh nghiệm4h20 sáng tụi mình có mặt tại Bến Xe Miền Đông đón xe Hoa Mai đến cảng Cầu Đá – Vũng Tàu( vé 110k/ng). Tại đây có nhà Hàng Gành Hào 2 bán đồ ăn sáng ngon lắm giá dao động từ 40k-60k . Tụi mình đến nơi lúc 6h30 và nghỉ ngơi ăn sáng ở đây chờ lên tàu
Cần Thơ – Sóc Trăng – Côn ĐảoLênh đênh trên biển khoảng 2 tiếng rưỡi, những hôm biển êm thì đi rất thoải mái, có thể lên boong tàu chụp hình, cũng có hôm giống chuyến đi vừa rồi của mình, sóng to, gần như tất cả đều nôn, ói. Tốt nhất ai dự định đi thì chuẩn bị thuốc chóng say tàu xe từ sớm.
Đi Côn Đảo Bằng Máy BaySân bay Côn Đảo rất nhỏ, đường bay ngắn nên chỉ có máy bay ATR72 của Vasco mới được khai thác tuyến bay này. Bạn có thể lựa chọn hai điểm xuất phát đến Côn Đảo là Cần Thơ và Sài Gòn. Đợt mình đi là tháng 7 Âm lịch, mưa nhiều và biển động nên không có thuyền ra đảo. Cá nhân mình thấy nên đi máy bay, vừa nhanh tiện mà thực sự cũng không quá tệ.
Điểm trừ duy nhất trong hành trình có lẽ là máy bay ATR72 của hãng Vasco khá cũ và nhỏ, vậy thôi.
Nên đi Côn Đảo thời gian nào ?
Taxi: Các bạn có thể thương lượng với bác tài giá cả với lại tuỳ thuộc vào km trên đồng hồ giá cũng tương tự trong đất liền.
Xe điện: ở đây đa phần khách du lịch đi tour đều sẽ chọn xe điện, giá ban ngày họ sẽ tính km , cứ 1km là 3k và cứ thế nhân lên, nhưng chiều tối xe điện sẽ tính chuyến chứ k tính cây số như ban ngày nữa.
Thuê xe máy ở Côn Đảo: ở đây có cái hay là bạn đi đâu cũng không bị mất tiền gửi xe vì xe để ở đâu cũng được không có sợ mất xe gì hết, giá thuê xe dao động 120k/ ngày (tay ga).Nhớ xin sđt chủ xe hoặc ks, vì lỡ đi trên đường xe hết xăng hay bị trục trặc mn để xe lại ven đường , đt chủ xe r bắt taxi về là được. ( Mn chỉ cần đổ 30k là đi nát côn đảo )
Phương tiện di chuyển ở Côn ĐảoRa đến đảo, có thể di chuyển bằng xe thuê, hoặc đi xe điện cũng được.
Khách sạn ở Côn Đảo
Hải sản mua tại bến cảng rẻ nhất, hoặc chợ Côn Đảo: ghẹ 150k/kg, mực 220k/kg, tôm mũ ni 450k/kg, tôm thẻ 180k/kg.
Quán Ốc đêm Bình Nguyên nên thử đặc sản ốc vú nàng.
Bún riêu cua bà Hai Khiêm 30k/ tô, cam vắt 20k/ ly.
Xiên nướng chợ Côn Đảo 5k/ xiên, bánh tráng nướng, hột gà nướng.
Quán chè 88 nhiều loại chè: chè thái, chè thập cẩm.
Trà sữa The Land 35k full topping.
Tàu hủ nóng 15k bãi Đầm Trầu.
Kem dừa trước cửa miếu bà Phi Yến.
Mua quà: mứt hạt bàng 35k/100g, các loại khô tiệm Thành Lanh trong chợ Côn Đảo, bánh pía đường về Sóc Trăng.
Quán coffee đẹp: Phiên khúc cafe, Infiniti cafe, Ba Lê Cafe.
Mua đồ ăn vặt, nước ngọt… ghé tiệm tạp hoá Thu Tâm.
Khách sạn ở Côn Đảo, đa phần chất lượng tốt, nhưng giá hơi cao so với đất liền, giá giao động khoảng 400k/phòng 1 giường. Bất kỳ khách sạn nào ở thị trấn đều có thể ở được, vì thị trấn rất nhỏ, di chuyển, đi lại rất thuận tiện.
Bữa đầu bọn em kb được người dân chỉ ăn ở quán Tre, giá cả cũng hợp lí tuy nhiên k có gì đặc sắc, ăn uống đông thì cực rẻ. Bữa sau tìm được quán mới ( quán ăn 3 miền) đi vào lòng người cực kì luôn ạ. Ở đó mình chọn món rồi thích ăn hương vị của miền nào ( Bắc Trung Nam) thì họ làm cho mình vị đó. Em ăn đồ miền Trung, ui phải nói là xuất sắc, cảm giác ăn xong tăng lên mấy cân luôn .Giá hơi cao khoảng 200k/ng 1 bữa.
Quán ăn: Tuấn Biển, đường Lê Duẩn .Một đĩa cơm chiên hải sản + 1 phần canh bự, ăn từ 2-4 người giá tầm 200k-250k, share ra vẫn rẻ hơn ăn ngoài các quán được note trên mạng á. Cơ bản nữa là chủ quán rất dễ thương, và đồ ăn rất NGON nha nêm nếm vừa vị lắm. Ngoài ra nếu cần đặt xôi gà thì các bạn đặt ở đây luôn, tầm 3-5 h đặt để 9-10h tối ghé lấy đi cúng là đc. Xôi đồ ngon, nóng hổi, nấu với đậu xanh đàng hoàng lắm. Nhiều chỗ ngta đồ xôi trắng qua loa ko ah.Một phần xôi + gà nguyên con làm đẹp luôn là 500k .
Ăn gì ở Côn ĐảoCôn Đảo có chợ và khu ăn uống ở trung tâm, không thiếu món nào trong đất liền (trừ bánh tráng trộn) nên việc ăn uống lại càng không là vấn đề khi du lịch ở đây. Hải sản tươi sống, có thể mua về, nhưng giá ngoài đây khá cao, vì mọi thứ từ nhỏ nhất cũng mang từ trong ra, chi phí vận chuyển cao nên chấp nhận.
Review quán ăn ở Côn ĐảoCôn Đảo có mấy quán cafe cưng lắm. Như Infiniti này, trên đường Trần Phú phía sau lưng chợ Côn Đảo, là phong cách Tây 100%, vô toàn các bạn Tây du lịch không ah. Giá cafe tầm 40k, cao chút nhưng rất ngon . Đồ ăn giá khá cao nhưng đắt xắt ra miếng, chế biến phong cách và khẩu vị Tây Âu chuẩn xịn. Các bạn trẻ có gu thẩm mỹ thích chụp ảnh sống ảo thì vô đây ngồi nè
Địa điểm du lịch ở Côn ĐảoĐi Côn Đảo thì đừng đòi hỏi có những điểm du lịch hoành tráng này kia, vì đó là nơi tâm linh, được mệnh danh là bàn thờ tổ quốc, tất cả xoay quanh việc thờ cúng mà thôi.
Điểm danh các điểm du lịch ở Côn Đảo như sau: NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG VÀ MỘ CÔ SÁU:đây là phần chính và quan trọng nhất trong mỗi chuyến đi du lịch ra đây. Đại đa phần khách du lịch đều viếng nghĩa trang vào tầm 10h đến 12h đêm. Sau 12h nghĩa trang sẽ đóng, nên không tiếp khách du lịch tham quan và cúng bái. Nơi đây, không chỉ là nơi an nghỉ của các chú bác chiến sĩ cách mạng mà còn nơi chôn tất cả các tù nhân thường phạm, nên nhạy cảm và linh thiêng. Tin chắc, ai đến đây cũng mang theo một điều xin gì đó, chỉ khác to nhỏ mà thôi. Nhưng duy nhất không được xin về hôn nhân hay gia đạo, còn lý do thì mình không biết.
NHÀ TÙ CÔN ĐẢOđây thật ra là hai nhà tù man rợ nhất trong hệ thống nhà tù của Pháp và Mỹ. Đi để thấy được sự khác nhau giữa Đế quốc và Thực dân. Pháp thì xây nhà tù rất kiên cố, nghệ thuật, Mỹ thì xây cách thông minh và hiệu quả kinh tế nhất. Còn chuyện dã man mình không bàn, vì đó là chiến tranh, ai cũng không nương tay cho kẻ thù. Cũng tại nơi đây, trên bờ tường, mình đọc được một câu, nhớ mãi:
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể, sự con con”
Đây là một cây cầu nhỏ, nhưng chứng kiến đau thương và vinh quang nhất. 914 là số người chết trong quá trình xây dựng cầu, do tù nhân tự đếm số xác. Cũng tại nơi đây, tù nhân chính trị đã đón ánh sáng cách mạng và giành lại chính quyền.
nơi đây thờ bà Phi Yến, một vị phi tần của chúa Trịnh, chỉ vì một người chạm vào tay mà bà tự chặt đứt tay mình rồi tự vẫn. Tôn trọng sự tiết hạnh đó, người dân lập miếu thờ bà. Bà và Cô Sáu là hai vị thần được người dân sùng bái nhất tại Đảo.
Khánh hay đeo vòng đen, vòng đó được thỉnh tại chùa này. Mỗi khách sẽ được tặng một chiếc vòng cùng một lá câu chúc. 02 lần ra đây, 02 câu chúc đều đúng hoàn cảnh. Cũng hơi sợ. Khi đi Chùa Núi Một, sau khi làm lễ gian trước, bạn vòng ra tiếp gian sau làm lễ. Khu vực công đức chùa họ sẽ phát vòng tay phù hộ và bốc thăm rút thẻ quà tặng cuộc sống cho người đến làm lễ để được hoan hỉ.
Nghĩa trang Hàng Keonằm trên đường từ chuồng cọp Pháp qua chuồng cọp Mỹ. Bạn đi theo tour có hướng dẫn viên nên không thể dừng lại. Lúc về nhớ ghé qua thắp hương cho các chiến sĩ ở đây.
người vượt biển nằm trên đường ra miếu Năm Cô. Ngay cạnh bãi tập kết rác của đảo. Eo biển chỗ này rất rất đẹp, không thua gì chỗ mũi Cá Mập, bạn có thể dừng lại lễ và chụp được tỉ tấm ảnh đẹp.
Di tích Bãi sọ người và khu biệt lập chuồng bò nằm ngay cạnh nhau.Đi tiếp theo lộ trình tiến sâu vào bên trong sẽ đến Vườn Quốc gia Côn Đảo, ngay cổng là di tích Cầu ma Thiên Lãnh. Mua vé 60k/người đi vào độ 200m để xe đi bộ leo núi độ 15 phút sẽ đến Hang Đức Mẹ. Đường khá trơn, mọi người nên cẩn thận nếu đi vào mùa mưa. Nếu trời đẹp sẽ có thuyền ra đảo xem rùa đẻ trứng ban đêm tại Vườn Quốc gia. Ở đây họ cam kết không thấy rùa sẽ giảm 50% tiền vé
Cuối cùng, bạn nên thu xếp đến thăm Bảo tàng Côn Đảo, nơi giới thiệu và lưu giữ nhiều hiện vật quý, tái hiện lại lịch sử hình thành, phát triển và tội ác man rợ của Thực dân Pháp và chế độ Mỹ Nguỵ với các chiến sĩ Cộng sản của ta. Bảo tàng khá vắng, tương đối rộng. Đi xem kĩ tất cả mất khoảng 45 – 60 phút nhưng thực sự rất ha
Địa điểm chụp ảnh check in ở Côn Đảo Hướng Dẫn Đi Lễ Nghĩa Trang Hàng Dương Thắp hương nghĩa trang Hàng Dương ban ngàyKhi tới côn đảo ăn uống xong mình sẽ vào nghĩa trang hàng dương thắp hương trước. ( mọi người thắp hương tượng đài trước tiên ).Mình khuyên mn nên thắp hương càng nhiều càng tốt . Sáng mọi người có thắp ở khu A , khu D , khu C , vì những khu vực mộ này ở ít người viếng nên rất lạnh lẽo, đêm thì hơi tối nên mọi người muốn ra thắp những khu đó thì cũng hơi khó khăn nên theo mình tốt nhất nên thắp ban ngày .
Thắp hương nghĩa trang Hàng Dương Ban Đêm – Viếng mộ cô Võ Thị Sáu
1 nón lá ( khi cúng mọi người nhớ lật nón lá lên cho tiền vàng gương lược lên trên )
Hoa cúc trắng ( nhớ là hoa cúc trắng nha , đài tưởng niệm thì mn cúng hoa cúc vàng )
Trái cây ( trong đó phải có trái lê ki ma nha )
Lễ có sẵn áo bà ba trắng mn sắm thêm 1 áo dài trắng nữa nha .
Khăn rằn ( mua thêm )
Trang sức ( mua thêm nếu muốn )
1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp
1 bộ lược gương
1 sấp các thỏi vàng
Mn đặt thêm tiền sau đó xin cô đem tiền đó về làm ăn
1 chai nước suối
1 bó nhang
1 cặp nến
Mâm xôi gà ( tuỳ tâm )
Sắm lễ đi viếng mộ cô SáuMọi người có thể mua ở chợ trên đường đi lên nghĩa trang hoặc chuẩn bị lễ trước ờ nhà.Khi đến nghĩa trang Hàng Dương, nơi đầu tiên chúng ta nên đến viếng trước đó là tượng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Nên mọi người phải chuẩn bị 2 bộ đồ lễ tượng đài và lễ cô Sáu. Vật lễ có thể ghé bất kỳ tiệm tạp hóa nào mua cũng được, chỉ cần nói cúng cô là người ta sẽ chuẩn bị đầy đủ cho khách. Đại loại gồm: 1 bó bông vàng và 1 bộ đồ để cúng những chiến sĩ vô danh, 1 bó bông cúc trắng và bộ đồ cúng 13 món của cô Sáu. Không được sai, cũng không được thiếu.
Một bộ lễ cơ bản để đi viếng mộ cô Sáu bao gồm:
Vì ở nghĩa trang kiêng chụp hình nên mình không chụp ạ . khi đợi, mọi người cầm lễ trên tay, không đặt dưới đất hay trên mộ phần của các anh hùng liệt sĩ khác.
Ngoài việc thắp mộ Cô thì chúng ta cũng đừng quên những vị liệt sĩ khác nhen . Nếu có thể mọi người nên thắp hương những mộ sâu tít bên trong như khu A , D , C vì những nơi đó ít người đến thắp hương , Mộ cô sáu ở khu B nên khu B là khu được nhiều người thắp hương nhất.
Thắp được càng nhiều càng tốt, do tâm bản thân của mình nên mọi người đừng buồn nếu mình ko đủ sức để đi thắp hết nha.
Cách Viếng Mộ Cô Sáu22:00: Ra nghĩa trang hàng Dương chuẩn bị cúng. Đường vào hơi âm u nên lần đầu tiên đi mình cũng sợ nhưng rất đông mọi người nên cũng yên tâm. Đầu tiên là dâng mâm cúng ở khu tưởng niệm các liệt sĩ. Sau đó mới qua mộ cô Sáu, ở đây cực kì cực kì đông , nhang khói nghi ngút. Tụi mình chuẩn bị mâm cúng cô. Phải đợi tầm 15p mới có chổ để đặt mâm cúng và khấn.
Lưu ý chỉ khấn công danh sự nghiệp không khấn tình duyên và không gọi tên nhau trong khu vực nghĩa trang và lúc khấn không nên nhắm mắt vì ở đây vong linh của các chiến sĩ nhiều. Team mình có một chị mới vừa nhắm mắt là có người đằng sau ghẹo, còn mình lúc nhắm mắt cứ thấy hơi nhợn lạnh sống lưng… Chờ 15 phút cúng xong mình xin lộc (1-2 quả trái cây, xôi gà) mang về và bưng mâm đồ cúng của mình ( đồ giả đi hoá vàng, đồ thật gương lược son môi nước hoa gởi lại ). Sau đó quay lại khu tưởng niệm đem đồ vàng mã đi hoá vàng. Châm thêm điếu thuốc mời các liệt sĩ.
Review Côn ĐảoCảnh sắc ở Côn Đảo rất đẹp với 2/3 diện tích là rừng nguyên sinh. Không khí vô cùng trong lành. Thời tiết có thể mưa nắng bất chợt nhưng không mưa dầm dề như trong đất liền, mặc dù vậy gió nhiều khi khá to (mùa mưa bão), mọi người đi vẫn nên cẩn thận.
Cuộc sống ở Côn Đảo yên bình vô cùng. Người dân hiền hoà, hiếu khách và thân thiện. Họ rất tin cô Sáu, bà Phi Yến và có rất nhiều chuyện kể về tâm linh đã xảy ra tại Côn Đảo. Hầu như hỏi ai mọi người cũng sẵn sàng kể. Và khi nói đến cô Sáu đều có một câu chung và đầu tiên: “cô Sáu thiêng lắm á!”. Đoàn mình có thuê một chuyến xe điện đi vòng quanh đảo buổi tối, được anh lái xe vừa đi vừa kể, cảm giác rất sợ và hồi hộp, một trải nghiệm không đâu có thể đem lại
Mua quà gì khi đi Côn ĐảoThứ duy nhất có thể mua làm quà khi đi Côn Đảo đó là hạt bàng, ăn cũng ngon và thơm giống hạt hướng dương của mình.
4h20 sáng tụi mình có mặt tại Bến Xe Miền Đông đón xe Hoa Mai đến cảng Cầu Đá Vũng Tàu( vé 110k/ng). Tại đây có nhà Hàng Gành Hào 2 bán đồ ăn sáng ngon lắm giá dao động từ 40k60k . Tụi mình đến nơi lúc 6h30 và nghỉ ngơi ăn sáng ở đây chờ lên tàu
8h Tàu bắt đầu xuất phát ( vé tàu Phú Quốc ExPress đi Côn Đảo mình book trước qua web giá 660k/ng ) 4 tiếng trên tàu không có mạng nên thủ sẵn tai phone nghe nhạc hoặc sách gì đó để giết thời gian. Lưu ý phải uống thuốc say xe trước 30p vì đi tàu rất dễ say và uống vào ngủ 1 giấc như mình sẽ đỡ thấy lâu trong khi không được lướt điện thoại..
12:00 mình đến cảng Bến Đầm Côn Đảo : nhóm mình 7 người nên chọn taxi là phương tiện đi lại. Nếu các bạn đi ít người hoặc muốn chủ động khám phá nhiều nơi có thể thuê xe máy giá rẻ lắm tầm 100150k . Về khách sạn nhận phòng . Mình ở khách sạn SaiGon68 gần trung tâm và sạch sẽ tiện nghi đầy đủ giá 600 – 800k 1 đêm phòng 2 giường lớn cho 4 người ở, team mình đi 7 người nên mình đặt 2 phòng.
13:30 Mình đi ăn trưa gần đó và đi mua đồ cúng. Nhiều bạn mua sẵn đồ cúng ở SG mang vào nhưng theo mình thấy thì đồ cúng ở đây bán đẹp hơn và bài bản hơn mà giá cũng ok không quá đắt, mình đỡ phải xách đi lỉnh kỉnh. Đồ cúng mình mua ở ” Đồ Cúng Côn Đảo Vạn Hạnh ” có rất nhiều review trên Facebook vì đồ cúng ở đây rất sang đầy đủ và không hề giống như đồ cúng mình mua bên ngoài. Bộ đồ cúng cô giá 400k/ 1 người 1 bộ. Xôi gà 500k. Giỏ Trái cây,Hoa cúng cô tầm 500600k. Ngoài ra còn mua đồ cúng Đền Thờ Bà Phi Yến, chùa núi một, đền Cậu Cải, Miếu Năm Cô…những điểm này tụi mình mua đồ cúng chung. Tổng đồ cúng tầm 1tr2/1 người cho tất cả các điểm trên. Riêng Đồ cúng Cô Sáu mình có thể hẹn buổi tối giao đến sau, tại nghĩa trang Hàng Dương ( Vì tối mình mới viếng mộ cô từ 10 – 12g đêm )
14h15 : Chùa núi Một Vân Sơn Tự. Ngôi chùa duy nhất ở Côn Đảo. Hoa sen bán trước chùa 50100k/ 1 bó. Vào cổng chùa phải Bước tầm 100 bậc thang để đi lên chánh điện. Ở đây có nước É miễn phí uống mát lắm và còn được Sư tặng vòng tay
15:00 : Đền Thờ Bà Phi Yến. Nơi nổi tiếng về cầu Tình Duyên.
16:00 : Đền Cậu Cải.
16:30 : Miếu Năm Cô
17:00 : Tụi mình ghé Resort Việt Nga chụp hình chiều hoàng hôn đẹp lắm luôn..
18:00 : Về khách sạn tắm thay đồ nghỉ ngơi
22:00: Ra nghĩa trang hàng Dương chuẩn bị cúng. Chờ 15p cúng xong mình xin lộc (12 quả trái cây, xôi gà) mang về và bưng mâm đồ cúng của mình ( đồ giả đi hoá vàng, đồ thật gương lược son môi nước hoa gởi lại ). Sau đó quay lại khu tưởng niệm đem đồ vàng mã đi hoá vàng. Châm thêm điếu thuốc mời các liệt sĩ.
00:00 Về khách sạn ngủ
8:00 vì quá mệt do cả ngày hqua nên tụi mình dậy ăn sáng ở Ksan. ( ksan ở đây bao ăn sáng nhưng siêu dở nha huhu) bù lại phía trước ksan có anh bán kem dừa siêu ngon. Giá 35k
10:00 viếng nghĩa trang Hàng Keo.
11:00 ghé cà phê võng nghỉ ngơi uống nước dừa Côn Đảo
12:00 trả phòng Ksan. Ghé chợ mua ít quà mang về. Đặc sản ở đây là hạt bàng ( nhiều vị lắm nha gồm sate, gừng, muối, lá dứa giá 6070k/bịch ) ăn lạ lạ giống như hạt hạnh nhân v á.
12:30 ra cảng bến Đầm . Ăn trưa tại cảng
13:30 – 17:30 tàu chạy về Vũng Tàu.
17h40 đón xe Hoa Mai về lại Sài Gòn
Xe máy từ Cần Thơ đi cảng Trần Đề, Sóc Trăng khoảng 70km gửi xe tại cảng 20k/ ngày.
Vé tàu superdong 310k/ vé, khứ hồi 620k nên đt đặt trước để hết vé, nhớ chọn khoang vip thoải mái hơn cũng đồng giá.
Thuê xe trên đảo: xe tay ga 120k/ ngày, vừa xuống tàu có rất nhiều người cho thuê không cần đặt trước.
Lịch trình đi Côn Đảo 2 ngày 1 đêm bằng tàu cao tốcLịch trình côn đảo ngắn ngày dành cho những ai muốn viếng cô, thăm vùng đất tâm linh, lịch sử. Có thể quay lại nhiều lần trong năm để trả lễ cô vì lịch trình này cực kì tiết kiệm
Ngày 1: Sài Gòn Côn Đảo – Viếng nghĩa trang Hàng Dương Ngày 2: Check out khách sạn – Sài Gòn Lịch Trình du lịch Côn Đảo từ Cần Thơ 3 ngày 2 đêm
Trại giam Phú Hải, chuồng cọp kiểu Pháp, kiểu Mỹ 40k/ vé đi 3 chỗ.
Cầu tàu 914.
Nghĩa trang Hàng Dương, viếng mộ chị Võ Thị Sáu nên đi khoảng 1012h đêm, đồ viếng mua tại chợ, hỏi người bán tư vấn.
Bảo tàng Côn Đảo 10k/ vé.
Vườn quốc gia Côn Đảo, cầu Ma Thiên Lãnh 60k/ người. Có các tour lặn ngắm san hô, xem rùa biển đẻ trứng…
Vân sơn tự, trên đường có hồ sen to và một cái hồ nước chụp hình rất đẹp.
Miếu bà Phi Yến.
Bãi An Hải gần cầu tàu 914.
Bãi Đầm Trầu cách trung tâm khoảng 18km.
Bến đầm, mũi cá mập trên đường từ bến cảng vào thị trấn.
Chỗ ở:Phiên khúc homestay 580k/ ngày.
Homestay Uyên’s house 600k/ ngày.
Hai chỗ này hot nên đặt trước sớm vì hay hết phòng, ngoài ra có nhiều hotel giá khoảng 500k/ ngày.
Địa điểm tham quan: Tổng chi phí khoảng 3 triệu/ người đã gồm tiền ăn hải sản, mua quà, ở homestay đẹp bạn nào tiết kiệm sẽ rẻ hơn.Đi đến Côn Đảo đ ể hiểu rằng những thứ chúng ta được hưởng ngày hôm nay không chỉ đơn giản là máu, nước mắt mà nó còn là một sự vĩ đại tạo nên kì tích của rất rất nhiều con người thuộc thế hệ đi trước, mà không một từ ngữ nào trong từ điển có thể miêu tả được xứng đáng kì tích đó… từ đó chúng ta càng phải biết trân trọng, gìn giữ và phát triển hơn . Tóm lại, với những bạn có sức khỏe, tài chính thì nên một lần trải nghiệm Côn Đảo, vùng đất thiêng liêng của tổ quốc!
Lễ Vía Nữ Thần Thiên Ya Na Ở Hòn Bà Và Vấn Đề Du Lịch
Lễ vía nữ thần Thiên Ya Na ở Hòn
Lễ vía nữ thần Thiên Ya Na ở Hòn Bà và vấn đề du lịch
Bà Chúa Ngọc hay Thiên Ya Na là tên gọi của người Việt có nguồn gốc, xuất xứ từ Pô Inư Na gar – một vị nữ thần của dân tộc Chăm gắn với nhiều huyền thoại linh thiêng, hiện thân cho người mẹ sáng tạo ra muôn loài và được người Chăm tôn kính gọi là bà mẹ xứ sở. Trong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận vẫn còn lưu giữ truyền thuyết về nữ thần Pô Inư Na gar. Tương truyền: Bà được trời sai xuống trần gian để tạo ra quả đất, sáng tạo ra vạn vật và muôn loài, dạy dân làm nhà, trồng lúa, dệt vải và vun đắp tình cảm yêu thương cho con người. Bà cai quản tất cả mọi miền, mọi nơi, là mẹ lớn của tất cả các mẹ xứ sở.
Từ rất sớm (thế kỷ X) người Chăm ở Nha Trang đã xây dựng ngôi đền tháp cổ để thờ nữ thần Pô Inư Na gar. Nhưng do biến động của lịch sử liên tục nhiều thế kỷ, người Chăm dần lui vào phía Nam và mang theo văn hóa tín ngưỡng của mình, đồng thời xây dựng đền thờ để thờ cúng Bà tại đền thờ Pô Inư Na gar ở xã Phước Hữu huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận và ở xã Phú Lạc huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
Thưa thớt du khách trong ngày vía nữ thần Thiên Ya Na ở Hòn Bà.Đối với người Việt, kể từ khi giao lưu văn hóa với người Chăm, các đời vua triều Nguyễn đã rất tôn trọng về tâm linh tín ngưỡng, ban nhiều sắc thần cho Thiên Ya Na và gọi với tên kính cẩn là Thiên Ya Na Diễn Ngọc Phi hay Chúa Ngọc Thánh Phi. Cùng với đó Nhà nước phong kiến Việt Nam còn phong tặng tước hiệu Hồng ân phổ tế linh ứng Thượng đẳng thần và bắt dân ở đó phải chuẩn y và thờ phụng.
Nhiều đợt khảo sát trong cộng đồng người Việt ở Bình Thuận cho thấy, các địa điểm xây đền thờ Thiên Ya Na có ở nhiều địa phương: đền thờ Thiên Ya Na ở xã Phan Rí Thành huyện Bắc Bình, đền thờ Thiên Ya Na ở xã Phú Lạc huyện Tuy Phong, đền thờ Bà Chúa Ngọc làng Thương Hải, đền thờ Bà Chúa Ngọc làng Hải Châu xã Ngũ Phụng, miếu Cây Da xã Long Hải huyện Phú Quý và đền thờ Thiên Ya Na ở đảo Hòn Bà phường Bình Tân thị xã La Gi. Tuy có niên đại sớm muộn khác nhau nhưng các đền thờ Thiên Ya Na của người Việt xây dựng ở Bình Thuận đều có lối kiến trúc dân gian cổ kính và nội dung thờ phụng gần giống nhau. Ngoài ra, nữ thần Thiên Ya Na còn được thờ phụng tại một số đình làng, lăng vạn ở Bình Thuận và đặt ngai vị thờ ngang hàng với thành hoàng của làng, điều đó cho thấy sự ngưỡng mộ và tôn vinh bà ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ nằm ngoài biển khơi, cách bờ khoảng 2km, thuộc phường Bình Tân thị xã La Gi, khoảng từ thế kỷ XVII trở về trước, người Chăm xây dựng đền thờ và thờ phụng nữ thần Thiên Ya Na hàng năm ở đảo. Sau khi người Chăm di chuyển làng xóm đến nơi khác và không còn thờ phụng nữa, người Việt ở khu vực này đã kịp thời tiếp quản và tu bổ tôn tạo lại đền thờ, tiếp tục thờ phụng Thiên Ya Na theo phong cách của dân tộc mình từ hàng trăm năm nay. Cùng với thắng cảnh Hòn Bà là những truyền thuyết mang đầy tính tâm linh huyền thoại về nữ thần Thiên Ya Na. Sự linh hiển cũng như đức tính nhân hậu của vị nữ thần được thờ ở đây thông qua thần tích của người Chăm đã khiến cho người Việt dễ dàng tiếp thu tín ngưỡng này vào trong đời sống tâm linh tín ngưỡng và văn hóa của mình. Do vậy việc thờ phụng nữ thần Thiên Ya Na liên tục được thực hiện ở đây, dù cho bom đạn của chiến tranh có lúc làm cho đền thờ sụp đổ hoàn toàn, sau đó người dân lại góp công của tu bổ tôn tạo lại.
Các đền thờ nữ thần Thiên Ya Na ở Bình Thuận có những ngày vía bà khác nhau, riêng đền thờ Thiên Ya Na ở đảo Hòn Bà phường Bình Tân thị xã La Gi lại có ngày vía bà trùng khớp ngày vía nữ thần Thiên Ya Na ở tháp Bà Ponagar (được tổ chức từ ngày 21 đến 23/3 âm lịch hàng năm).
Từ hàng chục năm nay, việc tu bổ, tôn tạo và thờ cúng cũng như thực hiện các lễ nghi, lễ hội ở Hòn Bà của người dân được thực hiện một cách tự phát mà ít có sự quan tâm của chính quyền địa phương, nên các hạng mục kiến trúc ở đây khá lộn xộn giữa cũ và mới. Thậm chí từ việc chỉ thờ nữ thần Thiên Ya Na trên đảo với duy nhất một đền thờ bà, người ta đã tự ý dựng lên đỉnh Hòn Bà một tượng Phật bà Quan Âm, bên cạnh đền thờ nữ thần Thiên Ya Na. Cũng vì không có nguồn kinh phí nào đáng kể, chủ yếu là sự đóng góp của du khách và nhân dân địa phương nhưng rất ít ỏi, do phương tiện chở người ra đảo không đủ chuẩn, nên Đồn biên phòng ở đây không cho dân và du khách ra đảo, dù rất gần bờ. Lý do là cũng vào ngày vía bà 23/3 âm lịch năm 1986 xảy ra một vụ lật ghe, do mắc cạn nên ghe nghiêng một bên làm chết mấy chục người tại cửa biển. Do vậy từ đó đến nay rất hạn chế cho bà con ra đảo, kể cả với du khách.
Cho đến mấy năm gần đây, những khi có việc ra đảo Hòn Bà, dù đã có công lệnh nhưng chúng tôi đều phải lập danh sách báo với Đồn biên phòng mới được đi. Làm việc với các cụ già quản lý đền thờ trên đảo, các cụ mong làm sao chính quyền địa phương sớm cho bà con và du khách tự do ra đảo để họ viếng Bà và thỏa mãn về tâm linh tín ngưỡng…
Trao đổi vấn đề này với một số lãnh đạo ở địa phương, được biết lý do của Đồn biên phòng là không có ghe đủ chuẩn để chở nhân dân và du khách ra đảo, bất kể mùa nào trong năm. Thật tiếc là vào mùa này biển êm như nước trong hồ, đảo lại rất gần, nhưng hàng trăm du khách các nơi đến dự lễ vía Bà năm nay đều không được ra đảo, chỉ ở trong bờ nhìn ra, kể cả một số người Chăm từ các nơi đến phải quay về. Nghe người dân ở đây nói, doanh nghiệp Ba Thật ở thị xã La Gi đang có ý tưởng đóng một chiếc ghe lớn đủ chuẩn để đưa bà con và du khách ra đảo viếng Bà và tham quan Hòn Bà trong một vài năm tới.
Chúng tôi nghe tin rất mừng, dù sự thật còn rất xa, khi đó có thể kết nối với tuyến du lịch lễ hội vía Bà ở tháp Bà Ponagar Nha Trang để chia sẻ bớt lượng khách ở đó vào trong này, khi cùng là ngày vía Bà 23/3 âm lịch. Dịp lễ vía nữ thần Thiên Ya Na năm nay ở tháp Bà Ponagar thu hút khoảng hơn 60.000 lượt khách hành hương (có rất nhiều người Chăm ở Bình Thuận dự lễ ở đây) thì ở Hòn Bà chỉ có khoảng vài trăm du khách và người dân may mắn mới dự được lễ vía Bà. Thiết nghĩ, nếu tình hình này kéo dài như mấy chục năm qua, vẫn cấm cửa du khách không cho ra đảo, đền thờ vẫn lạnh lẽo đìu hiu thì Hòn Bà với một thắng cảnh đẹp như thế, rất lãng phí. Dù biết sự đời là thế, cái gì quản không nổi thì cấm là chắc nhất.
Nguyễn Xuân Lý
Miếu Bà Cố Chủ Ở Hòn Sơn
Top Travels – Miếu Bà Cố Chủ được xây dựng mới từ năm 1945 và luôn được giữ gìn, tôn tạo mới hàng năm. Mỗi năm cứ đến ngày 9 tháng 9 Âm lịch, người dân Hòn Sơn tổ chức lễ cúng Bà rất long trọng diễn ra trong suốt 3 ngày liền. Điều này thu hút rất nhiều người về đây dự hội, và trở thành một nét văn hóa tốt đẹp trong đời sống tinh thần của người dân.
Giới thiệu về Bà Cố ChủMiếu Bà Cố Chủ hay còn gọi là Bà Chúa Hòn tọa lạc ở xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang nằm cách thành phố Rạch Giá 65km về phía Tây, với diện tích 11,5km2. Theo truyền thuyết Bà tới hòn đảo này rất sớm từ lúc nó còn hoang vu cùng với con gái và con rể. Tên của Bà là Nguyễn Thị Phố, quê ở Cà Mau. Từ đó, ngư dân từ khắp nơi về đây sinh cơ lập nghiệp trong sự đùm bọc chở che của Bà Chúa Hòn và đã lập miếu là nơi thờ người đầu tiên đến và khai phá vùng đất đảo hoang vu Hòn Sơn.
Lịch sử miếu BàMiếu Bà Cố Chủ được xây dựng mới từ năm 1945 và luôn được giữ gìn, tôn tạo mới hàng năm. Mỗi năm cứ đến ngày 9 tháng 9 Âm lịch, người dân Hòn Sơn tổ chức lễ cúng Bà rất long trọng diễn ra trong suốt 3 ngày liền. Điều này thu hút rất nhiều người về đây dự hội, và trở thành một nét văn hóa tốt đẹp trong đời sống tinh thần của người dân.
Miếu Bà Cố Chủ nằm xoay mặt ra bãi Nhà, bên trong miếu chia làm hai khu rõ rệt. Trong khu đầu tiên rộng rãi nhưng chỉ bố trí vài ba ghế ngồi. Còn khu bên trong là bàn thờ, có tượng của Bà Cố Chủ với nét mặt uy nghiêm dưới hàng cờ phướn sặc sỡ.
Tại Hòn Sơn, tín ngưỡng Bà Cố Chủ còn được biểu hiện như một dạng shamanism, người dân tin rằng ai đau ốm mà có lòng tin bà nhập đồng chỉ cách lấy thuốc chữa bệnh. Hiện nay : Đến nay, hoạt động cúng kiếng Bà Cố Chủ được diễn ra theo mô thức dành cho bậc tiền hiền khai khẩn đất đai, làng xã, điều này thể hiện tâm thức “uống nước nhớ nguồn” của cư dân trên đảo.
Truyền thuyết về Bà Cố Chủ được thể hiện trong văn hóa sinh hoạt của người dân, đó là con người thích nghi và tương tác với biển đảo hoang sơ, thể hiện khát vọng về cuộc sống bình yên, công bằng, đạo lý qua tín ngưỡng thờ “thần biển” ở địa phương là Bà Cố Chủ để trấn an cho mình, đồng thời để đối đầu với cuộc mưu sinh đầy trắc trở , hiểm nguy.
Ngoài ra, Miếu Bà Cố Chủ sở hữu phong cảnh hữu tình, thiên nhiên thoáng mát. Điều này làm cho người đến viếng có thời gian tịnh tâm, bỏ lại xô bồ ồn ã và những mệt mỏi chốn thành thị.
Nếu các bạn có chuyến du lịch Hòn Sơn nào sấp tới thì đừng quên ghé tham quan miếu Bà Cổ Chủ để cầu nguyện mang lại sự may mắn cho gia đình.
Địa chỉ : Nằm ở Hòn Sơn Rái thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.
Blog Du Lịch: Kinh Nghiệm Làm Lễ Viếng Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang)
Gần đến ngày viếng bà chúa xứ núi Sam, một trong những lễ hội lớn được công nhận lễ hội văn hóa cấp quốc gia. Có đến đây, du khách mới có thể cảm nhận được sự tâm linh của đông đảo người dân dành cho bà chúa xứ núi Sam là như thế nào…
Tháng giêng, nhiều người thường hành hương về Châu Đốc (An Giang), viếng miếu Bà Chúa Xứ để cầu an, xin lộc đầu năm.
Tọa lạc dưới chân núi Sam ở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, miếu Bà Chúa Xứ từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng miền Tây, mỗi năm đón khoảng 2 triệu lượt khách hành hương. Thời điểm đông người viếng nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đặc biệt trong tháng giêng, chùa lúc nào cũng tấp nập khách thập phương
Để phục vụ nhu cầu người hành hương, xung quanh chùa có rất nhiều dịch vụ như bán đồ cúng, cho thuê heo quay, thả chim phóng sinh, xem quẻ đầu năm… Để không bị “cháy túi” khi đến miếu Bà Chúa Xứ, bạn nên lưu ý những điều sau.
Nếu không mua trên đường đi thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi kỹ giá cả trước khi mua. Không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…
Không mua, thuê heo quay tại chùa
Xung quanh chùa có rất nhiều điểm bán hoặc cho thuê heo quay. Giá heo quay ở những nơi này sẽ đắt hơn khoảng 50.000 đồng/kg, chưa kể heo để lâu, hoặc có khi là heo tái sử dụng vì trước đó đã có người đem vào cúng. Nếu bạn không thể mang heo quay từ nhà thì tốt nhất là không mua hoặc thuê heo quay tại chùa.
Không nhận lộc, thả chim phóng sinh
Khi đến chùa, sau khi mua trái cây, nhang đèn cúng, bạn nên vào thẳng chùa, không nhận bất cứ lộc nào của người khác dúi vào tay, vì sẽ phải trả rất nhiều tiền.
Sau khi thắp hương, cũng không nên thả chim phóng sinh vì cho dù đã thỏa thuận trước giá cả, khi người bán thả chim ra, bạn vẫn sẽ bị đếm số lượng chim phóng sinh và tính tiền tăng đến chóng mặt.
Đã có nhiều trường hợp cự cãi, xô xát giữa khách hành hương và người bán, nên lời khuyên cho bạn là đừng quan tâm đến dịch vụ này dù có được chào mời nhiệt tình.
Tháng giêng, miếu Bà Chúa Xứ lúc nào cũng đông khách hành hương. Khi vào khu vực chính điện của miếu, bạn phải hết sức cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước để tránh bị mất cắp.
Tham quan quần thể di tích núi Sam
Bên cạnh miếu Bà Chúa Xứ, quần thể núi Sam còn có chùa cổ Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang và nhiều chùa, miếu trên núi. Đây đều là những điểm tham quan nổi tiếng ở Châu Đốc nên sau khi viếng chùa Bà.
Nếu đi 2 ngày, bạn nên ghé Tịnh Biên. Từ Châu Đốc đi thêm khoảng 30 km là đến núi Cấm (Tịnh Biên) trong huyền thoại “Thất Sơn” ở An Giang, nơi có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á. Đây là điểm hành hương nổi tiếng ở Tịnh Biên, vào tháng giêng rất đông khách đến viếng.
Mua đặc sản ở chợ Châu Đốc
Ngoài mắm, Châu Đốc còn nổi tiếng với thốt nốt. Trái thốt nốt ăn rất mát, nếu mua về thì bạn có thể kêu người bán bổ ra, cho vào hộp. Bên cạnh trái tươi, còn có đường, mứt thốt nốt, bánh bò thốt nốt…
Tháng giêng dạo chợ Châu Đốc bạn còn bắt gặp lá sầu đâu, cũng là một đặc sản của vùng An Giang. Lá này có vị đắng, hơi khó ăn nhưng nếu trộn gỏi với khô cá sặc, xoài xanh thì đặc biệt ngon
– Lễ vật: Lễ vật cúng bà được đông đảo người đi hành hương là heo quay, từ đó xảy ra dịch vụ cho thuê heo quay mướn. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng Kg, sau khi cúng vái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo…liệu như thế bạn chứng tỏ lòng thành của mình hay chỉ là góp phần cho nạn cò heo quay lộng hành??
– Giá cả: Trả giá là điều cần phải làm khi đến Châu Đốc nhất là nhà nghỉ, lễ vật…vào những ngày đỉnh điểm của lễ hội nếu không bạn sẽ là người bị hại nhiều nhất.
– Ăn xin: Tình trạng ăn xin diễn ra rầm rộ khi ngày lễ diễn ra, đừng nên cho tiền ăn xin vào ngày này nếu như bạn muốn bị hàng chục người ăn xin khác vây bạn như thể bạn là một “ngôi sao”. Mặc khác, tình trạng giả bệnh, giả cụt chân, tay…được biến hóa một cách rất tài tình…lợi dụng tình trạng này mà móc túi, giật đồ diễn ra mà bạn không hay biết.
– Lộc “trời cho”: Bạn đang thẩn thần thành tâm viếng chùa, bỗng một người lạ đến đưa bạn một túi nhỏ trong đó đủ thứ những vật cúng hoặc một tờ giấy 500 đồng được xếp theo đủ kiểu dúi vào tay, túi áo…cho bạn, ngay lập tức hãy trả lại hoặc bỏ mà đi vào chùa nếu như bạn không muốn bị dính vào cảnh người dúi túi lộc đó cho bạn đi theo xin tiền “trả lễ”. Tuy là nói tùy hỷ, nhưng nếu bạn trả lộc ít thì bạn sẽ nhận ngay những lời lẽ thô tục dần dập vào bạn.
– Chen lấn: Không thể tránh khỏi khi mà hàng trăm ngàn người đổ về chùa bà cùng lúc. Đây là cơ hội của bọn móc túi rinh tiền, điện thoại, nữ trang của bạn, do đó khi đã viếng bà những ngày này tuyệt đối không nên mang nữ trang trên người, điện thoại và ví tiền nên bỏ vào tùi quần có dây kéo cẩn thận và khó luồng tay vào được.***
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Du Lịch Hòn Sơn Kiên Giang trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!