Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Làm Lễ Cúng Khai Trương Đầu Năm 2022 Từ A Đến Z được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lễ cúng khai trương đầu năm là một nghi lễ quan trọng góp phần đem đến tài lộc, may mắn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm mới. Nếu bạn đang muốn sắm lễ khai trương đầu năm nhưng chưa biết lễ cúng khai trương đầu năm gồm những gì, làm sao để có được một lễ khai trương đầu năm đầy đủ đúng nghĩa, hãy cùng tìm hiểu chi tiết lễ cúng khai trương đầu năm 2020 từ A đến Z được Công ty tổ chức sự kiện Luxevent chia sẻ trong bài viết sau đây.Chuẩn bị lễ cúng khai trương đầu năm 2020: Chi tiết từ A đến Z
1. Chọn ngày, giờ làm lễ cúng khai trương đầu năm
Để chọn ngày, giờ làm lễ cúng khai trương, bạn cần xem xét đến hai yếu tố: Ngày tốt trong tháng và tuổi của người chủ công ty, cửa hàng, quán ăn. Theo đó, ngày tốt để khai trương trong tháng là những ngày hoàng đạo, có trực đẹp và có địa chi tương hợp với tuổi của gia chủ. Bạn có thể tham khảo chi tiết cách chọn ngày khai trương năm 2020 để chọn được một ngày khai trương đầu năm đẹp nhất.
Trong những năm gần đây, các ngày chẵn như mùng 2, 4, 6, 8 Tết âm lịch thường được chọn là ngày khai trương, mở hàng đầu năm với ý nghĩa trọn vẹn, đủ đầy. Theo chuyên gia phong thủy, cụ thể năm Canh Tý 2020 sắp tới sẽ có những ngày, giờ tốt làm lễ cúng khai trương đầu năm cho công ty, cửa hàng như sau:
Ngày mùng 2 Tết (26/01/2020)
– Ngày tốt khai trương đầu năm cho người tuổi Thân, Tý, Thìn. Các tuổi khác tuyệt đối tránh khai trương, mở hàng ngày này. – Giờ tốt: Thìn 7-9h, Tỵ 9-11h, Thân 15-17h, Dậu 17-19h, Hợi 21-23h – Hướng tốt: Hướng Bắc gặp Tài Thần
Ngày mùng 3 Tết (27/01/2020)
– Ngày cúng khai trương đầu năm tốt cho tuổi Tỵ, Dậu, Sửu. Các tuổi khác không nên chọn làm lễ khai trương, mở bán ngày này. – Giờ hoàng đạo: Thìn 7-9h, Ngọ 11-13h, Mùi 13-15h, Tuất 19-21h – Hướng tốt: Hướng Nam cầu tài lộc
Ngày mùng 4 Tết (28/01/2020)
– Ngày tốt cho khai trương, mở hàng, lấy lộc đầu năm đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến xây dựng, bất động sản, nhà hàng, cửa hàng ăn uống, tốt cho tất cả các tuổi trừ 1972, 1974, 1996 – Giờ tốt: Ngọ 11-13h, Thân 15-17h, Dậu 17-19h – Hướng tốt: Hướng Tây Nam gặp Tài Thần
Ngày mùng 6 Tết (30/01/2020)
– Ngày tốt khai trương tháng 1 cho mở cửa văn phòng, ký kết giao dịch đầu năm, khai kim may mặc thiết kế thời trang, khai trương văn phòng phẩm, trang phục công sở lấy ngày, cho tất cả các tuổi trừ 1986 – Giờ hoàng đạo: Thìn 7-9h, Tỵ 9-11h, Mùi 13-15h, Tuất 19-21h – Hướng tốt: Hướng Tây tốt cho công danh, tài lộc
Ngày mùng 8 Tết (01/02/2020)
– Ngày tốt làm lễ cúng khai trương đầu năm cho tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là ẩm thực, nhà hàng đồ ăn, thức uống, cho toàn bộ các tuổi trừ 1970, 2000 – Giờ hoàng đạo: Thìn 7-9h, Tỵ 9-11h, Thân 15-17h, Dậu 17-19h, Hợi 21-23h – Hướng tốt: Hướng Đông Nam gặp Tài Thần ► Tham khảo: Công ty tổ chức lễ khai trương chuyên nghiệp, giá tốt tại Hà Nội
2. Chuẩn bị lễ vật cúng khai trương đầu năm
Một mâm lễ cúng khai trương được chuẩn bị đầy đủ và tươm tất sẽ giúp cho thần linh thấy được sự thành kính của bạn. Mâm lễ cúng khai trương đầu năm gồm những gì? Có khá nhiều thứ bạn cần chuẩn bị chi tiết như sau:
– Món mặn: Gà luộc/Heo sữa quay nguyên con/Đầu heo luộc – Món phụ: Bánh bao, chè, xôi, cháo trắng – Bộ tam sên: Trứng luộc, tôm luộc, thịt luộc – Mâm trái cây ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Chọn những quả to, mọng, đẹp nhất – Trà, rượu, nước lọc – Hoa tươi (tốt nhất là hoa cúc hoặc hoa đồng tiền) – Hương nhang – Giấy cúng (giấy tiền, vàng bạc)
Với đầy đủ tất cả những đồ lễ trên, bạn sẽ có một mâm lễ khai trương cửa hàng, văn phòng đầu năm tươm tất. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép bạn có thể chuẩn bị một lễ cúng đơn giản hơn nhưng nhất thiết không thể thiếu những thứ sau:
– Món mặn: Gà luộc/Heo sữa quay nguyên con/Đầu heo luộc – Món phụ: Xôi, chè – Lọ hoa tươi – Mâm ngũ quả – Hương nhang
3. Cúng khai trương đầu năm trong nhà hay ngoài trời?
Mục đích của lễ cúng khai trương cửa hàng, công ty đầu năm nhằm khai báo với các vị thần linh, thổ địa cai quản trong khu vực. Vì vậy, bàn cúng khai trương thường được đặt ở ngoài sân, vị trí trước cửa chính của cửa hàng, công ty. Ngoài ra, nơi đặt mâm cúng cũng dựa vào hướng tốt đối với tuổi mệnh của người chủ để mang lại sự thuận lợi, may mắn nhất.
4. Cách bày mâm lễ cúng khai trương đầu năm
Mâm lễ cúng khai trương đầu năm tuy khá nhiều thứ nhưng cách trình bày tương đối đơn giản. Bạn có thể sắp mâm lễ cúng theo quy tắc như sau:
– Xung quanh mâm cúng đặt chén đũa – Giữa bàn cúng đặt đồ mặn – Phía trước mâm cúng đặt trái cây, nước, lọ hoa, đèn cầy, nhang cúng, giấy cúng
5. Nghi thức cúng khai trương đầu năm
Người thực hiện nghi thức cúng khai trương đầu năm sẽ là chủ của công ty, cửa hàng. Sau khi đã chuẩn bị và bày mâm lễ cúng xong xuôi, đợi tới giờ tốt, người chủ tiến hành thắp nhang, khấn 3 vái, cắm nhang và đọc bài văn khấn khai trương, cầu cho công ty, cửa hàng làm ăn thuận lợi, gặp nhiều tài lộc trong năm mới.
Sau khi tuần nhang đầu cháy hết, người chủ vái thần linh 3 vái rồi xin lấy tiền vàng đi hóa. Tiền vàng cháy hết cũng là lúc nghi lễ cúng khai trương đầu năm được hoàn tất. Lúc này, người chủ có thể mời người hợp tuổi, hợp mệnh mua hàng lấy lộc đầu năm mới.
6. Mẫu bài văn khấn lễ khai trương đầu năm
Chủ công ty, cửa hàng có thể trực tiếp đọc văn khấn hoặc nhờ thấy cúng. Tuy nhiên khi đọc văn khấn, nên đọc một cách rõ ràng và quan trọng là thật thành tâm.
Mẫu bài văn khấn cúng khai trương cửa hàng, công ty đầu năm như sau: Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần. Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương. Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần. Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này. Hôm nay là ngày… tháng … năm… Canh Tý 2020 Tín chủ (chúng) con là: … Hiện ngụ tại: … Tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này … (địa chỉ công ty, cửa hàng. Nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng, cùng toàn thể nhân viên công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh cúi mong soi xét. Chúng con xin kính mời quan Đương niên, quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân, các ngài địa chúa Long mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, lộc tài vượng tiến, làm ăn thuận lợi, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành. Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
7. Lưu ý khi chuẩn bị lễ cúng khai trương đầu năm
– Xem kỹ ngày, giờ lễ cúng khai trương đầu năm để buổi lễ diễn ra suôn sẻ, tốt lành
– Lên danh sách đồ lễ cúng đầy đủ. Đồ lễ nào mua được trước nên chuẩn bị trước, đến sát ngày cúng chuẩn bị các đồ cúng mặn, trái cây, hoa tươi
– Lễ vật nên được sắp xếp sẵn trên bàn trước giờ hoàng đạo 30 phút
– Nghi thức cúng khai trương phải được hoàn thành trước khi khách mời đến
– Tránh nói những lời xui xẻo, không hay trong ngày mở hàng đầu năm mới
Với những thông tin chi tiết trên đây, hy vọng bạn đã nắm rõ được cách chuẩn bị lễ vật cúng khai trương đầu năm cũng như nghi lễ cúng khai trương trọn vẹn đúng nghĩa cho cửa hàng, công ty. Chúc bạn sẽ có một năm mới kinh doanh thuận lợi, may mắn và phát tài phát lộc!
Kịch Bản Chương Trình Khai Trương Chi Tiết Từ A Đến Z
Tầm quan trọng của buổi lễ khai trương
Tổ chức lễ khai trương là một sự kiện quan trọng và ý nghĩa. Buổi lễ này thường được tổ chức khi một công trình mới, tòa nhà, nhà xưởng, khu chế xuất, cửa hàng, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn đã hoàn thành xong và chính thức đưa vào hoạt động.
Chương trình là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ và gắn kết mối quan hệ của mình với các đối tác cũng như khách hàng. Các đối tượng khách mời sẽ trao đổi về những giá trị mà doanh nghiệp có thể mang lại. Từ đó, gây dựng nên mối quan hệ hợp tác chính xác và hiệu quả.
Kịch bản chi tiết chương trình khai trương
Chương trình khai trương là dịp để các cửa hàng, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đến công chúng. Do đó, mỗi khâu trong buổi lễ này cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sắp xếp hợp lý. Kịch bản chương trình khai trương chi tiết có thể triển khai theo các bước sau.
1. Xác định thời gian, địa điểm tổ chức lễ khai trương
Thời gian tổ chức lễ khai trương thường được chủ doanh nghiệp hay bộ phận maketing ấn định. Mặc dù vậy, trước khi lựa chọn thời điểm tổ chức, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
1.1. Chọn ngày giờ tổ chức tốt
Công việc làm ăn muốn suôn sẻ, việc lựa chọn ngày giờ tổ chức khai trương cũng rất quan trọng ” làm ăn thì phải mê tín”. Chính vì thế cần phải lựa chọn ngày tốt để tiến hành tổ chức. Bạn có thể tham khảo lịch trên mạng để lựa chọn ngày phù hợp:
Liệt kê ra các ngày xấu để tránh.
Ngày không xung khắc với bản mệnh của chủ doanh nghiệp.
Chọn những ngày có nhiều sao Đại Cát, tránh những ngày nhiều sao Đại Hung.
Trực, sao nhị thập bát tú phải tốt: Trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn.
Xem ngày tổ chức đó là ngày gì? Hoàng đạo hay Hắc đạo để lựa chọn. Nếu đã lựa chọn được ngày tốt thì cần lựa chọn giờ tốt để khởi sự.
Lưu ngay: Cách lên kế hoạch tổ chức lễ khai trương hiệu quả.
Việc xác định được đối tượng tham dự phù hợp là rất quan trọng. Nếu khách mời là các chủ doanh nghiệp hay những người làm nghề tự do. Việc lựa chọn thời điểm tổ chức nó sẽ thoải mái hơn so với những người làm việc theo hành chính. Nếu đối tượng khách mời mà nằm ở cả trường hợp trên thì nên chọn ngày tổ chức là cuối tuần.
1.3. Lựa chọn địa điểm tổ chức phù hợp
Nếu tổ chức trong nội bộ gồm các đối tác, bạn bè thì nên tổ chức vào buổi tối để khách mời và doanh nghiệp có thời gian trò chuyện, dùng bữa với nhau.
Còn nếu tổ chức với mục đích quảng bá cho công chúng nên chọn vào ban ngày để tạo được sự chú ý.
Tìm hiểu ngay: Những nội dung trong dịch vụ tổ chức hội nghị khách hàng là gì?
Lên danh sách khách mời
Khảo sát địa điểm
Thiết kế, vẽ sơ đồ tổng thể các khu vực tổ chức, thiết kế thiệp mời, banner,….
3. Thi công, dàn dựng, trang trí buổi lễ
Bên ngoài khu vực tổ chức thì treo banner, bandroll, cờ lưu, cờ phườn.
Cổng chào lắp đặt cổng hơi, cột barie, thảm đỏ, cây kiểng lối.
Trong khu vực lễ lắp đặt bạ, sân khấu, backdrop, thảm trải, bàn ghế, bàn tiếp, trang trí.
Khu khai trương treo băng khánh thành,…
Khu tiệc: quầy teabreak, bàn ghế,…
4. Tiến hành tổ chức chương trình khai trương
4.1. Đón khách mời
Đội ngũ PG (Promotion Girl) sẽ đứng đón khách và hướng dẫn khách vào bàn checklist. Đồng thời, họ cũng hướng dẫn khách vào tham quan công ty, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng… Sắp xếp việc chụp hình với đại diện công ty tại backdrop.
Cùng với đó, ban nhạc hòa tấu chơi những bản nhạc hiện đại tạo nên không khí sang trọng, vui vẻ. Khách hàng có thể đến tham quan địa điểm khai trương và dùng tiệc buffet nhẹ đã được chuẩn bị từ trước.
Chuẩn bị màn hình LCD chiếu hình ảnh về công ty, đối tác. Kiểm tra liên tục tiến trình, các khâu chuẩn bị cũng như thử âm thanh, micro,… Kiểm tra và điểm lại danh sách khách mời cho MC và xác nhận số lượng khách đã đến đã đủ chưa.
Sau khi MC đã ổn định khách và tuyên bố lý do của buổi lễ xong, đội múa lân mở màn chúc mừng. Tiếp theo sẽ là những tiết mục ca hát, nhảy múa làm sôi động lên chương trình.
4.3. Bắt đầu buổi lễ
MC tuyên bố chương trình được bắt đầu, các khách mời ổn định chỗ ngồi.
Đội múa lân lên biểu diễn bởi biểu tượng con lân luôn mang đến điều may mắn và sự phát đạt. Đây là hình ảnh không thể thiếu trong ngày khai trương.
MC mời đại diện công ty, cửa hàng, nhà hàng lên phát biểu tuyên bố lý do của buổi lễ khai trương.
Nghi thức cắt băng khai trương hoặc khánh thành.
Để thay đổi không khí, ca sĩ hoặc nhóm nhảy sẽ biểu diễn một tiết mục để khuấy động không khí. Mọi người tiếp tục đi tham quan công ty, cửa hàng…
Cắt băng khai trương
Sau khi cắt băng khai trương xong, MC sẽ giới thiệu qua về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thêm lần nữa. Mời mọi người tham quan địa điểm khai trương, trải nghiệm dùng thử sản phẩm của công ty.
Khi buổi lễ kết thúc đại diện hoặc chủ doanh nghiệp sẽ gửi lời cảm ơn đến các vị khách mời. Đồng thời, một số công ty còn có những phần quà nhỏ gửi tặng khách hàng tới tham dự trong ngày khai trương. Cuối cùng, PG lễ tân đứng 2 bên, chào khách ra về.
Những điều cần lưu ý khi tổ chức buổi lễ khai trương
Khi tổ chức lễ khai trương, ban tổ chức nên ưu tiên sử dụng hoa cúc, hoa đồng tiền. Điều này thể hiện cho sự vĩnh cửu, trường tồn lâu dài và công việc làm ăn có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ mâm đồ cúng trong lễ khai trương như: Gà luộc, đầu heo, mâm ngũ quả, xôi chè.
Sự kiện khai trương cũng cần lưu ý đến việc cung cấp sản phẩm mẫu cho các đối tượng khách hàng sử dụng. Điều này không chỉ tăng độ tin cậy cho khách hàng mà còn gây thiện cảm sâu sắc đối với tất cả mọi người tham dự.
Đơn vị tổ chức lễ khai trương chuyên nghiệp và ý nghĩa nhất
Lễ khai trương được xem là sự kiện quan trọng của hầu hết các công ty hay doanh nghiệp. Chính vì vậy để buổi lễ diễn ra một cách thành công và để lại ấn tượng sâu sắc thì việc tìm và lựa chọn các đơn vị tổ chức sự kiện uy tín và chuyên nghiệp là điều rất cần thiết.
Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty Tổ Chức Sự Kiện Xin Chào (Hi – Event)
Địa chỉ: 93 đường B2, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp.HCM
Hotline: 0932 621 282 – 0909 621 282
Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mâm Cỗ Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Từ A Đến Z
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ MÂM CỖ CÚNG THÔI NÔI CHO BÉ GÁI TỪ A ĐẾN Z
Hãy dành ra 3 phút để Vuasinhnhat chia sẻ đến bạn cách chuẩn bị Bé gái của bạn sắp đến ngày thôi nôi nhưng bạn chưa biết cách chuẩn bị mâm cỗ cúng thôi nôi cho bé gái như thế nào buổi lễ của bé diễn ra một cách suôn sẻ và chu đáo? mâm cỗ cúng thôi nôi cho bé gái với hướng dẫn từng bước cụ thể để bạn dễ dàng thực hiện.
BƯỚC 1. CHUẨN BỊ MÂM CỖ CÚNG THÔI NÔI CHO BÉ GÁI
Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ cúng thôi nôi cho bé gái sẽ hơi khác nhau chút, tuy nhiên về cơ bản thì vẫn giống nhau, và Vuasinhnhat xin liệt kê chi tiết từng món để bạn có thể tự chuẩn bị cho bé như chuyên gia mà không cần phải thuê dịch vụ:
1.1. Mâm lễ cúng cho 12 Mụ Bà và Đức Ông (Đây là mâm cúng chính) gồm có:
1 mâm trái cây ngũ quả nhiều màu sắc
1 con gà luộc nguyên con (lưu ý là phải đặt gà lên chiếc đĩa, đầu ngẩng cao, tạo thế đẹp)
1 đĩa xôi lớn và 12 đĩa xôi nhỏ
1 chén chè trôi nước lớn và 12 chén chè trôi nước nhỏ
12 ly Nước hoặc rượu trắng
Thêm 1 lý nước hoặc rượu trắng (dùng để rưới lên hoa sau khi cúng)
1 tô cháo và 3 chén cháo cúng 3 Đức thầy
1 bình hoa tươi (thường dùng hoa cát tường hoặc hoa đồng tiền)
12 miếng trầu cau têm + 1 trái cau nguyên + 1 lá nguyên (lễ vật không thể thiếu trong truyền thống nước ta)
Lư hương, nhan và đèn cầy để đốt
Chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng, đặc biệt nên có 1 đôi đũa hoa bởi theo quan niệm dân gian, Bà Mụ thích dùng đũa này
Thêm 1 cái Bánh kem tùy theo sở thích của bạn
1 bộ đồ cúng có hình thế nữ cho bé gái, có viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt bỏ giải hạn cho bé.
🔔 Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm:
13 đĩa thịt heo quay (hoặc heo quay nguyên con thì càng trịnh trọng)
Bộ 12 đôi hài và 1 đôi hài sang trọng đặc biệt
12 lon nước ngọt hoặc 12 phần bánh kẹo ngọt
Bộ 10 thỏi vàng 999 cầu giàu sang phú quý
1.2. Mâm lễ cúng cho các vị chư tiên và trên các bàn thờ trong nhà như: Bàn thờ Thần Tài,Thổ Địa & bàn thờ Ông Táo, bàn thờ phật, bàn thờ ông bà…
– Mỗi mâm thường chỉ cần có: 1 đĩa trái cây ngũ quả , 1 chén chè, 1 dĩa xôi, 3 ly nước,hoa, hương để thắp và 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua (chú ý là tôm cua phải còn nguyên vẹn, chỉnh chu)
BƯỚC 2: ĐỌC VĂN KHẤN LỄ CÚNG THÔI NÔI CHO BÉ GÁI
Thông thường sẽ có 2 bài văn khấn như sau:
1/ Văn khấn đất đai diên địa, thổ công
2/ Văn khấn đọc trước mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; Cửu huyền thất tổ và ông bà quá vãng và Văn khấn 12 Mụ bà và 3 Đức ông
BƯỚC 3. NGHI THỨC CHO BÉ BẮT MIẾNG (BỐC ĐỒ DỰ ĐOÁN TƯƠNG LAI)
Nghi lễ bắt miếng được thực hiện như sau: Bạn sẽ chuẩn bị nhiều món đồ chơi tượng trưng các ngành nghề để bé như máy bay, máy tính, cây kéo, ngôi nhà, micro…. sau đó bày trước mặt của bé, theo bản năng bé sẽ bị thu hút bới các đồ vật trước mặt và sẽ bốc món đồ bé thích nhất. Tuy nhiên, việc sưu tầm từng món đồ vật cho đủ các ngành nghề sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức của bạn. Chính vì vậy, Vuasinhnhat cũng đã nghiên cứu và cho ra đời Bộ đồ chơi cho bé bốc thôi nôi với 18 món đồ chơi siêu dễ thương và tiện lợi để bạn chuẩn bị mâm đồ chơi cho bé bốc thôi.
💝 P/S:Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm thì đừng ngừng ngại liên hệ với đội ngũ tư vấn viên tận tâm của Vuasinhnhat qua hotline 0903.012.693 hoặc 033.870.9933.
Cách Cúng Về Nhà Mới Chi Tiết Từ A Đến Z
Chuẩn bị lễ vật cúng về nhà mới
Lễ về nhà mới cần những gì là một trong những câu hỏi được rất nhiều gia đình quan tâm, và đây cũng là một trong những công việc rất quan trọng của lễ nhập trạch. Mâm cúng được coi là món quà ra mắt của gia chủ đối với thổ địa và gia tiên, vì vậy chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến ngày về nhà mới mất đi ý nghĩa. Và theo quan niệm dân gian, mâm cơm cúng về nhà mới bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.
Đối với phần ngũ quả, hầu hết các gia đình đều sử dụng ít nhất là 5 loại quả để bày lên đĩa cúng. Các loại quả được chọn làm lễ cúng về nhà mới phải được lựa chọn kỹ lưỡng theo tiêu chí to, đẹp, không bị bầm dập hay thối và phải được rửa sạch trước khi bày lên mâm cúng nhà mới.
Đối với hương hoa, thông thường Quý khách cần chuẩn bị hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đừng muối, gạo, nước trộn lẫn. Với hoa tươi, Quý khách có thể linh hoạt chọn hoa theo mùa như hoa hồng, hoa ly, hoa cúc… và ưu tiên chọn những cành hoa có nhiều lộc để có thể mang về may mắn và tài lộc đến với gia chủ.
Đối với mâm rượu thịt, các gia đình cần chuẩn bị 1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc nguyên con, 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc.
Thủ tục nhập trạch khi về nhà mới
Sau khi lễ vật cúng nhập trạch được để lên bàn thờ có hướng đẹp với gia chủ, tự tay gia chủ thắp hương và khấn lễ. Bài cúng nhập trạch gồm hai phần: Văn khấn Thần linh và Văn khấn cáo yết Gia tiên. Nội dung của bài cúng như sau:
Nguồn: Tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Làm Lễ Cúng Khai Trương Đầu Năm 2022 Từ A Đến Z trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!