Bạn đang xem bài viết Hỏi Đáp Phật Giáo: Xá Lợi Phật Là Gì? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày nay, giới Phật tử từ đông bán cầu đến tây bán cầu thường nghe nói đến xá lợi, chiêm ngưỡng xá lợi, rước xá lợi, cung nghinh xá lợi, đảnh lễ xá lợi, tôn thờ xá lợi, xây tháp cúng dường xá lợi Phật. Vậy xá lợi Phật là gì?
Hỏi: Con nghe rất nhiều bạn đồng tu nói về xá lợi Phật và của các thánh tăng cũng như sự mầu nhiệm của xá lợi Phật. Con không hiểu xá lợi Phật có từ đâu? Tại sao có người lại chết lưu lại xá lợi và có người thì không? Thần lực của xá lợi Phật là có thật không? Con nghe nói xá lợi nếu chú nguyện thành tâm có thể đạt được sự mầu nhiệm và xá lợi có thể sinh ra thêm, như vậy có đúng không? Ngược lại, con nghe nói nếu không thành kính với xá lợi sẽ bị tội và xá lợi có thể biến mất. Điều này có đúng không? Tại sao xá lợi lại có rất nhiều màu sắc và hình dáng khác nhau? Chúng con nên hành xử như thế nào để không bị tội trước xá lợi. Con xin cảm ơn Thầy. Đáp:
(Hoà thượng Thích Giác Quang trả lời) – Tín ngưỡng xá lợi có từ thời Đức Phật, tại các vùng thuộc Á châu, một xứ sở có nhiều tôn giáo đặc thù, huyền bí linh thiêng, nhất là thời kỳ Phật hành đạo và sau khi Phật nhập niết bàn. Người Phật tử ngày nay từ đông bán cầu đến tây bán cầu thường nghe nói đến xá lợi, chiêm ngưỡng xá lợi, rước xá lợi, cung nghinh xá lợi, đảnh lễ xá lợi, tôn thờ xá lợi, xây tháp cúng dường xá lợi Phật.
Có câu:
Phật tại thế thời con ngã trầm luân Phật nhập diệt con mới được thân người Tủi phận thân con nhiều tội chướng Bùi ngùi chẳng thấy đặng kim thân
Người tín ngưỡng xá lợi Đức Phật tự nghĩ rằng: Phật giáng thế thì ta vô minh; Phật tịch diệt thì ta mới được sanh ra, nên tín ngưỡng tôn thờ xá lợi Phật xem như Phật hiện tiền.
Xuất xứ xá lợi Phật
Nói đến xá lợi, xưa người ta chỉ nghĩ đến xá lợi của Đức Phật mà thôi. Cho đến khi Phật pháp được lan tỏa khắp hoàn cầu, người Phật tử tín ngưỡng thêm xá lợi chư Thanh văn A la hán đại đệ tử của Đức Phật. Ngoài ra còn có những vị Thánh Tăng và các vị Đạo Sư tu hành đạo cao đức cả, chư tôn đức Pháp chủ, Tăng chủ, Tông chủ, các bậc Thầy tổ sau khi thị tịch đem làm lễ trà tỳ, các đệ tử cũng thâu được nhiều phần tinh thể của các vị còn lại gọi là xá lợi. Tất cả những đồ dùng thuộc di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như pháp y, bình bát, chuổi tràng, tích trượng, v.v. hoặc răng, móng, tóc của các bậc đạo sư Phật giáo đang hành đạo, lúc tuổi niên cao lạp trưởng ban cho đệ tử tôn thờ đều gọi là xá lợi. Hiện nay ở Myanmar, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật khi sanh tiền đã cắt cho Bạc Lệ Ca, Da Lễ Phù Ba, hai vị đệ tử tại gia đầu tiên. Trong kinh tạng Nam tông Phật giáo thường đề cập đến “xá lợi xương, xá lợi răng và ngọc xá lợi…” (Trường A Hàm, phẩm Đức Phật nhập niết bàn, quyển 1)
Cách đây 2.558 năm, Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật của chúng ta thị hiện sanh ra trong công viên Lâm Bi Ni, cung vua Tịnh Phạn, mẹ là Hoàng hậu thánh mẫu Ma Ya trị vì vương quốc Ca Tỳ La Vệ. Năm 29 tuổi xuất gia bên dòng sông A Nô Ma, 6 năm tu khổ hạnh tại Khổ Hạnh lâm cạnh dòng sông Ni Liên, 35 tuổi thành đạo dưới cây Tất Bát La gần thủ phủ Gaya ngày nay.
Trải một thời gian dài 45 năm hoằng hóa đạo mầu, từ đông sang tây, từ Tibet đến Afghanistan, từ Hy Mã Lạp Sơn đến Ấn Độ Dương, đến khi niết bàn tại Câu Thi Na, chư đệ tử đem nhục thân thiêu hóa và còn tồn tại những tinh hoa như tủy, xương, thịt v.v… được 8 vương quốc khắp vùng Bắc Á thời bấy giờ tôn thờ, như:
1/. Vua nước Chiêm Bà,
2/. Dân chúng dòng Bạt Ly thuộc nước La Phả,
3/. Dân chúng dòng Bà la môn nước Tỳ Lưu Đồ,
4/. Dân chúng dòng Câu Lợi thuộc nước La Ma Già,
5/. Dân chúng dòng Thích Ca nước Ca Tỳ La Vệ,
6/. Dân chúng dòng Ly Xa thuộc nước Tỳ Xá Ly,
7/. Dân chúng dòng Ly Xa thuộc nước Câu Thi Na,
8/. Vua A Xà Thế của nước Ma Kiệt Đà.
Tháp thứ chín thờ cái bình, tháp thứ mười thờ tro hài cốt, và tháp thứ mười một thờ tóc Phật khi Ngài còn tại thế gian. Đặc biệt, Phật đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập Niết bàn đều vào ngày tám tháng hai (Trường A Hàm, phẩm Đức Phật nhập niết bàn, quyển 1, trang 119-234 – Toàn Không)
Kinh Đại Bát Niết Bàn diễn tả rằng sau lễ trà tỳ, Xá Lợi của Đức Phật được chia làm tám phần và phân chia cho đại diện của tám nước đem về tại quốc gia họ. Nhưng hơn 200 năm sau đó, khi hoàng đế A Dục thống nhất toàn thể lãnh thổ xứ Ấn và trở thành một vị vua Phật tử hộ đạo, vua A Dục đã gom tất cả Xá Lợi ở tám nơi và chia thành 84.000 phần, đựng trong 84.000 tháp báu nhỏ ban bố khắp các nước. ( Còn tiếp).
Thông tin hữu ích về xá lợi Phật
Với hơn 30 ngọn tháp chứa cả nghìn viên Xá lợi do nhiều trung tâm Phật giáo trên thế giới trao tặng, chùa Viên Đình (ngoại thành Hà Nội) đang sở hữu nhiều Xá lợi Phật nhất Việt Nam.
Chùa Viên Đình ở thôn Kẹo, xã Đông Lỗ (Ứng Hòa, Hà Nội) là nơi trưng bày 30 tháp Xá lợi Phật do 8 trung tâm Phật giáo trên thế giới cúng dường.
Chùa Viên Đình
Đại đức Thích Chơn Phương, trụ trì ngôi chùa cho biết đã đi nhiều nơi trên thế giới trong đó từng đặt chân đến các đất Phật như Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Nepal và được tặng nhiều Xá lợi Phật.
Hoà thượng Thích Giác Quang
Phật Giáo Hòa Hảo Thờ Gì ? 8 Điều Răn Cấm Phật Giáo Hòa Hảo !
Trên mảnh đất chữ S này hội tụ nhiều tinh hoa tôn giáo. Nhưng có lẽ một trong những tôn giáo lâu đời nhất với sức sống bền bỉ, đó là đạo Phật.
Với sự phát triển hàng ngàn năm cùng nhiều hình thức tông môn chi phái, Phật giáo đã thu hút số lượng các tín đồ đông đảo tham gia.
Trong đó, Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo nội sinh, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực miền Tây , và trở thành là tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam.
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về Phật giáo Hòa Hảo, cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia xin cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tông phái này.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
1/ Phật giáo Hòa Hảo là gì?
Phật giáo Hòa Hảo là một tông phái Phật giáo chính thống do Đức Thầy tục danh Huỳnh Phú Sổ sáng lập năm 1939.
Mục đích của Phật giáo Hòa Hảo là giúp nhân dân Học Phật tu Nhân hành thiện, chủ trương tu hành tại gia, giải trừ mê tín dị đoạn.
Đây chính là một tôn giáo nội sinh mang đậm tính dân tộc, ảnh hưởng tới Nam Bộ và phù hợp với mọi tầng lớp bình dân.
Phật giáo Hòa Hảo là một tông phái thu hút khá nhiều tín đồ
2/ Phật giáo Hòa Hảo ra đời khi nào?
Phật giáo Hòa Hảo xuất hiện tại làng Hòa Hảo, tỉnh Châu Đốc nay thuộc tỉnh An Giang vào năm 1939 do đức thầy Huỳnh Phú Sổ sáng lập.
Nên nhiều người hiện nay vẫn hay gọi Phật giáo Hòa Hảo An Giang là do nơi khởi nguồn của tông phái này.
Nói về hoàn cảnh lúc đó là đất nước bị xâm chiếm bởi hai thế lực là Pháp- Nhật. Xã hội loạn lạc, Phật giáo đứng trước sự áp lực của văn hóa phương Tây .
Hầu hết mọi người dân đều nghiêng về Tây học, nho giáo trở nên lỗi thời, các ông đồ và thầy sư đều tìm lối thoát cho mình.
Thời điểm đó Phật giáo tại chùa chiền bị biến tướng chỉ phục vụ cho ma chay, các sư biến thành thầy cúng.
Càng ngày Phật giáo càng chìm đắm trong mê tín. Trước tình hình đó, Đức Huỳnh Phú Sổ với sứ mệnh Thiên Cơ đứng ra hành đạo, lập đạo và truyền đạo.
Ngài Huỳnh Phú Sổ được gọi là Thầy Tư Hòa Hảo, con của ông Huỳnh Công Bộ và Bà Lê Thị Nhậm. Là một gia đình trung lưu, được nhiều uy tín với người dân địa phương.
Khi còn nhỏ, học đến bậc tiểu học thì ông đau ốm liên miên nên đành phải rời nhà trường để dưỡng bệnh. Từ 15 đến 18 tuổi, không có một lương y nào trị dứt được các cơn đau của ông.
Phật giáo Hòa Hảo do Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ sáng lập
Năm 1939, sau khi cùng với thân phi viếng các am động miền Thất Sơn, Tà Lơn, và ông chính thức được đại ngộ.
Sau đó ông mở Đạo khi chưa tròn 20 tuổi, Và nơi tổ chức khai đạo là gia đình ông. Đồng thời ông lấy tên ngôi làng để đặt tên cho tôn giáo mới: Phật Giáo Hòa Hảo. Ông được các tín đồ suy tôn và gọi là Đức Thầy, Đức Tôn Sư.
Đức Thầy cho biết mình là bậc : Sinh nhi tri, nhìn rõ được quá khứ và tương lai. Xuống hạ dưới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương, khôi phục lại Phật giáo, cứu độ chúng sinh thoát khỏi vòng mê mị biển khổ.
Ông bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc nam do ông kê toa từ lá cây, nước lá, giấy vàng đồng thời truyền dạy đạo lý bởi những bài sám giảng ( sấm giảng) do ông soạn.
Những bài sám giảng này với nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca, đồng thời gần gũi với mọi người dân ở Nam Bộ lúc bấy giờ bởi nhờ áp dụng lối văn thơ dễ hiểu, bình dị để truyền.
Vừa chữa bệnh vừa truyền giáo. Nhờ vậy mà Phật giáo Hòa Hảo phát triển rộng rãi khắp miền Tây Nam Bộ.
Phật giáo Hòa Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ
3/ Giáo lý phật giáo Hòa Hảo ( sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo ):
Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo được thể hiện rõ ràng trong các bài sấm kệ của ngài Huỳnh Phú Sổ soạn thảo dựa trên sự tiếp thu của tư tưởng Bưu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An, kết hợp với quan điểm đạo đức Nho giáo, Lão giáo và xu hướng của phong trào chấn hưng Phật giáo.
Phật giáo Hòa Hảo sấm giảng do ngài Huỳnh Phú Sổ biên soạn gồm 2 phần là: Sấm giảng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo và thi Văn giáo lý gồm có 6 quyển:
Giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo do chính đức thầy Huỳnh Phú Sổ biên soạn
Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 1: Chính là sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Được viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.
Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 2: Kệ dân của người khùng. Được viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.
Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 3 : là Phật giáo Hòa Hảo Sám Giảng. Được viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.
Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 4 là Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.
Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 5: Khuyến thiện. Với độ dài 776 câu, được viết kết hợp thể thơ lục bát đoạn đầu và đoạn cuối, thể thất ngôn trường thiên ở đoạn giữa.
Sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo quyển 6: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Được viết theo lối tản văn, trình bày tôn chỉ, giới luật của Đạo.
Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý. Gồm hơn 200 bài thơ do ngài viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).
Nội dung chính của giáo lý Phật giáo Hòa Hảo có thể tổng kết thành 2 phần là Học Phật và Tu Nhân.
Đối với “Học Phật” đều lấy giáo lý đạo Phật làm nền tảng và có giản lược, thêm bớt một số. Phần này chủ yếu khuyên các tín đồ ăn ở ngay thẳng.
Có 3 pháp môn chính là Ác pháp, Chân pháp và Thiện pháp
Đối với “Tu Nhân” khuyên các tín đồ phải “ tứ ân hiếu nghĩa” gồm: Ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân đồng bào nhân loại, ân tam bảo gồm Phật, Pháp, Tăng.
Phật giáo Hòa Hảo khuyên tín đồ phải vừa học Phật vừa tu nhân để tạo công đức. Nhờ công đức để thành hiền nhân.
Việc tu hành cần phải dựa trên đạo làm người. “Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên” (Nghĩa là học Phật mà không tu nhân thì vô nghĩa)
Kinh Phật giáo Hòa Hảo sám giảng đã để lại nhiều tinh hoa cho các tín đồ tu tập. Một trong những lời khuyên răn mà các tín đồ thường phải lưu tâm khắc cốt là Phật giáo hòa hảo 8 điều ngăn cấm được nằm ở phần “Lời khuyên bổn đạo” trong quyển Trung phần 1 của chú Giải sám giảng.
4/ 8 điều răn cấm Phật giáo Hòa Hảo như sau:
Đối với những người khi đặt chân vào cửa Đạo, bất kỳ ai cũng phải chuyên trì giới luật: hàng cư sĩ giữ Ngũ giới, hàng xuất gia như tỳ kheo giữ 250 giới, tỳ kheo ni giới 348 giới.
Với Phật giáo Hòa Hảo khuyên các tín độ giữ gìn để không vi phạm Phật Giáo Hòa Hảo 8 điều ngăn cấm:
Điều thứ nhất:
Phải lánh xa Tứ đồ tường tức như: tửu, sắc, tài, khí. Nếu mê đắm thì cuộc đời trụy lạc, hư hỏng, bê tha, nhơ nhuốc. Nếu thắng được thì trở thành con người tốt đẹp: “Người tu hành phải trừ nghiệp chướng,
Với bốn ma mới đặng an nhàn”.
Phải ăn ở đúng Đạo lý và trọn vẹn ba giềng mối lớn Tam Cang và Ngũ Thường để toàn phần Nhân đạo.
Tam Cang: là ba giềng mối lớn gồm: vua tôi, cha con, chồng vợ. Đối với người chưa có gia đình thì: Vua tôi, cha con, sư đệ. Nghĩa là phải đối xử:
Một công dân thì tận trung với đất nước
Một người con thì phải hiếu thảo với cha mẹ
Vợ chồng thì ân nghĩa song toàn
Sư đệ: thầy tận tâm dạy dỗ, trò phải tôn kính phụng hành
Ngũ thường: Đức thầy có răn dạy: :“Ngũ luân lễ nghĩa năm hằng” bao gồm Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Nhân chính là lòng hiếu đạo, thương người, tận tâm giúp đỡ người khác, không phân biệt.
Nghĩa: Lòng tốt, làm việc phải có ích cho mọi người, theo đạo lý, không vụ lợi.
Lễ: Phải kính trên, nhường dưới từ cách chào hỏi đối xử với mọi người, luôn tôn kính với Phật, Trời, Thần, Thánh.
Trí: Đó là trước khi nói hay làm việc phải dùng trí để suy xét cẩn thận bằng sự ngay chánh.
Tín: Đó chính là sự chân thật với đạo lý chân chính, thầy Tổ sáng lành, bạn bè trung thực, chung thủy.
Khi chúng ta hành được Ngũ Thường sẽ không vi phạm Ngũ giới bởi:
Nếu hành được chữ Nhân thì không Sát sinh
Nếu hành được chữ Nghĩa thì không Đạo tặc
Nếu hành được chữ Lễ thì không Tà dâm
Nếu hành được chữ Trí thì không nhiễm: tửu, sắc, tài, khí
Nếu hành được chứ Tín thì không vọng ngữ .
Các tín đồ phật giáo Hòa Hảo cần trì 8 điều điều răn
Điều thứ hai:
Không nên lười biếng, phải cần-kiệm, sốt sắng, lo làm ăn và lo tu hiền chân chất, không nên gây gổ với nhau và hãy tha thứ tội lỗi cho nhau khi nóng giận.
Ý của Đức thầy là phải bỏ tính lười biếng, siêng năng tiết kiêm. Nếu không tiết kiệm thì làm được bao nhiêu cũng phung phí.
Tiết kiệm không phải hà tiền mà là biết cách tiêu tiền, việc nào đáng và đúng thì tiêu, còn không thì dành cho việc công ích.
Đồng thời phải lo tu hành nhưng vẫn phải làm ăn nếu không sẽ không có tiền của sinh sống và giúp đời, cũng không thể an tâm tu niệm .
Ngoài ra, không nên oán hận, hiềm khích với mọi người dù người trong gia đình, dòng họ hay ngoài xã hội.
Mọi người cần mở lòng yêu thương, khoan dung với những kẻ lầm đường lạc lối.
Điều thứ ba:
Ta chẳng nên ăn xài chưng dọn cho thái quá, lợi dụng tiền tài mà quên nhân nghĩa và đạo lý, đừng ích kỷ, xu nịnh kẻ giàu sang, phụ người nghèo khó .
Đức thầy khuyên răn tín đồ không ăn xài phung phí, chưng diện lòe loẹt từ trang phục cho đến nhà cửa, nên sống thanh đạm, có thời gian thì tu học, dư tiền thì bố thí giúp đời.
Đức thầy cũng khuyên không nên ích kỷ, hạm muốn lợi ích riêng tư mà nghĩ đến việc lợi dụng tiền của, lợi dụng lòng tốt của người khác, của quốc gia và Đạo giáo.
Đối với những người tham lam, ích kỷ nên khi nào cũng muốn danh lợi cho bản thân. Nên nịnh bợ kẻ giàu sang, phụ bạc người nghèo khổ. Hãy tập cho mình tính thanh đạm, chân thực, ngay thẳng, cương trực.
Điều thứ tư: Ta chẳng nên kêu Trời, Phật, Thần, Thánh mà sai hoặc nguyền rửa, vì Thần Thánh không can phạm đến ta.
Thông thường người trần khi giận dữ, ghét ai thì thường có tật kêu Trời, Phật, Thần Thánh mà sai khiến hoặc trù rủa. Đây là phạm ác khẩu rất lớn và bị trả quả.
Muốn chừa bỏ lời nói ác xấu nên thay vào lời hiền lương đức hạnh để đối xử với mọi người. Mục đích của điều răn cấm thứ tư là chừa Ác khẩu và hành Chánh Ngữ.
Điều thứ năm:
Ta chẳng nên ăn thịt trâu, chó, bò và không nên sát sinh hại vật mà cúng Thần Thánh nào, vì Thần Thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta.
Nếu ta làm ta sẽ chịu tội, còn những hạng ăn đồ cúng kiếng mà làm hết bệnh là Tà Thần, nếu ta cúng kiếng mãi thì nó ăn quen và nhiễu hại ta.
Ý của Ngài là bớt sát sinh, không nên ăn những con vật quan trọng có công ơn với đời, giúp ích cho ta việc sinh hoạt hàng ngày. Nên đỗi đãi bằng lòng biết ơn, lòng nhân và từ bi, bình đẳng.
Tiếp theo không giết sinh vật cúng tế. Vì các Thần Thánh ở cảnh giới khác và có thức ăn riêng không phải như chúng ta.
Đồng thời các Ngài ngay thẳng, không vì ăn đồ cúng kiếng mà ban phước hay thiếu cúng tế mà giáng họa.
Cứ theo luật nhân quả, ai làm lành hưởng phước, tạo ác mang tai.
Chúng sinh phải nhận định rõ chánh tà. Nếu mê tín giết sinh vật cúng Thần Thánh để cầu phước thì chỉ có Tà thần hưởng. Và nếu hưởng quen thì sẽ tìm cách quấy phá.
Do vậy tín đồ bớt sát sinh, đừng mù quán mà hãy tập đức hiếu sinh, tin vào luật nhân quả.
Điều thứ sáu:
Ta không nên đốt giấy tiền vàng bạc, quần áo và các vật dụng bằng giấy mà tốn tiền vì cõi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ và cũng không tiêu xài được. Nên để tiền đó mà trợ cứu cho những người lỡ đường, đói rách, tàn tật.
Các tín đồ không nên đốt vàng mã cho người chết. Đây là tục lệ do người Tàu bày ra.
Đã tu hành ai cũng muốn mình và những người thân được về với Tiên Phật, nhưng lại lo gửi tiền xuống Địa ngục. Tu để đi lên mà tâm nguyện đi xuống, thực sự là trái ngược.
Đức Thầy dạy tín đồ đừng mê tín tà kiến mà hãy rèn luyện được chánh tín, đúng với chân lý, tiết kiệm tiền để làm việc phước thiện, vun trồng gốc phúc.
Điều thứ bảy:
Đứng trước mọi việc về sự đời hay đạo đức, cần phải suy xét cho minh lý rồi sẽ phán đoán việc ấy.
Đức Thầy mong muốn tín đồ dùng chánh trí, chánh kiến để suy xét, nhận định các việc Đời và Đạo rõ ràng, đúng sự thật.
Việc đời chính là việc cư xử với mọi người trong gia đình, dòng họ và xã hội. Đây thuộc phần tu Nhân.
Việc đạo đức cần dùng trí huệ xét mọi vấn đềnhư lành dữ, chính hay tà trước khi nói hay hành động. Đây thuộc phần tu Phật.
Sau khi đã suy xét sáng suốt mới nói hay làm và không có sự nhầm lẫn nào.
Việc đời theo nhân đạo công bằng, chính nghĩa, Việc Đạo đúng chân lý , vô vi thật tướng.
Muc đích điều răn thứ 7 giúp tín độ dẹp bỏ Tà kiến, mê lầm, diệt trừ mười món phiền não để rèn được chánh trí và chánh kiến.
Mười món phiền não gồm: ngũ độn sử và ngũ lợi sử: .
NGŨ ĐỘN SỬ:
1-Món THAM: Lòng ham muốn quá độ.
2-Món SÂN: Tâm nóng nảy thù hận.
3-Món SI: Lòng mê tối lầm lỗi
4-Món MẠN: kiêu mạn, tự phụ, háo thắng.
5-Món NGHI: Lòng nghi ngờ do dự, không quyết đoán.
NGŨ LỢI SỬ: Năm món phiền não lanh lợi là:
1-Thân kiến: Giải nghĩa là chấp thân ngũ uẩn giả hợp là thật.
2-Biên kiến: Giải nghĩa là chấp một bên, như chấp thân nầy còn hoài, hoặc chấp có, chấp không…
3-Tà kiến: Giải nghĩa là chấp theo các chủ thuyết tà như là mê tín
4-Kiến thủ: Giải nghĩa là bảo thủ
5-Giới cấm thủ: Giải nghĩa là chấp thủ các giới lặt vặt vô lý, như việc ép xác hành khổ…
Đây là chìa khóa giúp chúng sinh mở rộng cửa tâm chân lý để chứng thành Phật Đạo
Điều thứ tám:
Ta phải thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức.
Nếu ai giữ đặng trọn lành trọn sáng về nơi Tây Phương an dưỡng mà học Đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sinh.
Đạo Phật là đạo từ bi, không chỉ yêu thương đồng Đạo mà còn cả các chúng sinh.
Cây từ bi được mọc lên từ hạt giống yêu thương, trổ quả Bồ đề( chánh giác). Do vậy nếu muốn đắc quả Phật thì hành giả phải có tình yêu thương và đặt đúng chỗ.
Và chỉ có con đường Đức thì mới hết khổ, và phải dìu dắt lẫn nhau vào con đường Đạo Đức, cùng nương vào nhau để chứng thành Đạo quả như nhau.
Cuối cùng phải tu cho mình trọn lành trọn sáng. Có 2 cách để đạt điều này.
Cách thứ nhất là Báo đáp Tứ ân, diệt Thập ác là Trọn lành. Hành Bát Chánh Đạo là Trọn sáng.
Muốn trọn lành thì phải ngăn ác và hành thiện. Bởi nguyên nhân của luân hồi chuyển kiếp chính là 10 điều ác và là nghiệp nợ.
Dứt được nghiệp là ngăn ác. Báo đáp tứ ân là trả được nợ và tạo phước đức gọi là hành thiện. Đây thuộc phần tu nhân, ngăn ác và hành thiện thì gọi là tròn lành.
Muốn tròn sáng thì phải hành “Bát Chánh Đạo” và “Niệm Phật”.Bởi phải triệt trừ vọng niệm mới thanh tịnh và khai sáng trí huệ nên phải trì hành Bát chánh. Trong Bát chánh sẽ có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Tinh Tấn, Chánh Mạng, Chánh Niệm, Chánh Định để diệt phiền não, tâm định, bất loạn lúc đấy trí huệ sáng màu gọi là tròn sáng.
Cách thứ hai là cần làm theo ba điều mà Đức Thầy chỉ dạy: Làm hết các việc từ thiện”, “tránh tất cả điều độc ác” là trọn lành. Còn “Quyết rửa tấm lòng cho trong sạch” là trọn sáng.
5/ Phật giáo Hòa Hảo thờ gì?
Phật giáo Hòa Hảo thờ gì rất được nhiều người quan tâm.
Trong Phật giáo Hòa Hảo chủ trương thờ đơn giản, không cầu kỳ, tập trung nội tâm hơn là bề ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca nêu rõ trước đây.
Thờ cúng của Phật giáo Hòa Hảo khá đơn giản
Theo nghi thức thờ phụng của Phật giáo Hòa Hảo trong gia đình đều có ba ngôi thờ cúng: Bàn thờ phật, bàn thờ thông thiên và bàn thờ cửu huyền thất tổ.
Bàn thờ Phật hay được gọi là ngôi thờ Tam Bảo, được thờ ở giữa nhà, cao hơn bàn thờ Cửu huyền thất tổ.
Theo Đức thầy, các cư sĩ tại gia nên thờ đơn giản, cần tín ngưỡng xoay về tâm hơn là tướng sắc bên ngoài.
Đức Thầy dạy tín đồ trang trí ngôi Tam Bảo một bức trần màu dà bởi màu dà là biểu hiện cho sự thoát tục.
Màu dà do sự kết hợp của màu khác nên còn biểu trưng cho sự hài hòa, bình đẳng.
Bức trần dà là tiêu biểu tinh thần vô thượng của nhà Phật.
Bàn thờ Phật tượng trưng cho Phật Đạo, tôn thờ vị Phật trong cõi Ta Bà và mười phương chư Phật, Pháp, Tăng, cùng Phật Tổ, Phật Thầy…
Bàn thờ thông thiên: được dựng trước sân nhà hoặc mái nhà. Theo Đức Thầy nếu nhà chật hẹp thì chỉ cần 1 bài Thông thiên.
Nếu trường hợp ở cùng với một người không theo cùng đạo thì tới thờ cúng chỉ niệm thầm đủ các bài nguyện và khởi tâm là được.
Bàn thờ thông thiên là bàn thờ thông lên trời hay được gọi là bàn thờ Cộng đồng Tam Giáo dùng tưởng niệm bốn phương Trời Phật.
Điều này thể hiện tinh thần tín ngưỡng trời Phật. Theo Đức Thầy có 3 vị Thiên hoàng (vua các cõi Trời), Địa hoàng (vua các cõi địa ngục), Nhơn hoàng (vua các cõi người) và được gọi là Phật Thánh Tiên.
Do vậy bàn Thông Thiên mang ý nghĩa biểu tượng cho Tiên Đạo.
Bàn thờ Cửu huyền thất tổ: Được đặt ngay giữa nhà, thấp hơn ngôi Tam Bảo hoặc dưới ngôi Tam Bảo.
Đây là bàn thờ truyền thống của Tổ tiên từ thời vua Hùng lập nước tới giờ. Đây là bàn thờ tượng trưng cho Thánh Đạo tôn thờ Tổ Quốc và ông bà cha mẹ từ vô lượng kiếp của chúng ta.
Các vật dâng cúng:
Trời Phật không dùng vật thực của thế gian mà chỉ chứng nhận lòng thành mà thôi. Hay nói đúng hơn là chứng tâm chứ không chứng lễ.
Do vậy, Ngài dạy bàn thờ Phật và bàn thờ Thông Thiên chỉ cúng 3 món tiêu biểu gồm:
Nước lạnh: thể hiện cho sự trong sạch
Bông hoa: thể hiện cho sự tinh khiết
Nhánh hương: tẩy mùi uế trược
Đối với bàn thờ Cửu huyền thất tổ có mòn gì cũng được.
Người theo Phật Giáo Hòa Hảo chỉ thờ Phật, Tổ tiên, Ông Bà, Cha Mẹ và những vị anh hùng của đất nước, không thờ bất cứ vị tà thần nào mà mình không rõ gốc rễ.
6/ Các ngày lễ tết trong Phật giáo Hòa Hảo:
Trong đạo Hòa Hảo, các ngày lễ đều tính là ngày âm lịch. Trong một năm, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo sẽ có các ngày lễ tết chính gồm:
Tết Nguyên Đán: ngày 1/1
Lễ Thượng Ngươn: Rằm tháng giêng
Ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt: 25/02
Lễ Phật Đản: 08/04
Lễ khai sáng Đạo Phật giáo Hòa Hảo: 18/05
Lễ Trung Ngươn, Vu Lan Báo Hiếu: Rằm tháng bảy
Vía Phật Thầy Tây An: 12/08
Lệ Hạ Ngươn: Rằm tháng mười
Lệ Phật Adida: 17/11
Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ: 25/11
Lễ Phật thành đạo: Ngày 8 tháng chạp
Trải qua bao nhiêu thăng trầm, Phật Giáo Hòa Hảo vẫn thu hút đông đảo các tín đồ tham gia, tu hành, sống tốt đời đẹp Đạo.
Quý Phật tử có nhu cầu xem giảng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo có thể nghe online hoặc tải về máy các tài liệu kinh sấm giảng Phật giáo Hòa Hảo mp3 hoặc xem video tổng hợp giảng kinh Phật giáo Hòa Hảo do cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia dày công tổng hợp phía dưới.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : dieukhactrangia@gmail.com
Bạn Đã Hiểu Đúng Ý Nghĩa Cúng Dường Trong Phật Giáo Là Gì?
Trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là đối với các Phật tử chắc hẳn đã nhiều lần nghe qua khái niệm “cúng dường”.
Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều người trong số đó, đặc biệt là nhiều bạn trẻ vẫn chưa hiểu hết về ý nghĩa cúng dường là gì? Cách thức cúng dường như thế nào cho đúng?
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
I/ Ý NGHĨA CÚNG DƯỜNG LÀ GÌ?
Từ ngữ “cúng dường” có nghĩa là cung cấp, dưỡng nuôi các bậc tôn kính như cúng dường Chư Phật, Thầy, Tổ hay ông bà, cha mẹ, những người có công truyền đạt đạo lý làm người, điều hay lẽ phải như ba ngôi báu Phật, Pháp, Tăng đời đời giúp ta an trụ trong chánh pháp, hiểu rõ chúng sanh trong lục đạo luân hồi đều là bà con quyến thuộc của nhau trong nhiều đời, nhiều kiếp, cho nên hành động bố thí đối với họ ta phải gọi là cúng dường.
Trước hết, cha mẹ là hai đấng sanh thành mang nặng đẻ đau, nuôi ta khôn lớn, lo cho ta ăn học tới nơi tới chốn, dựng vợ gã chồng, tạo cho ta gia tài sự nghiệp, ta phải có trách nhiệm cúng dường cha mẹ khi tuổi già hay lúc bệnh hoạn, ốm đau (nghĩa là yêu quý và phụng dưỡng cha mẹ.).
Yêu thương và phụng dưỡng cha mẹ, người thân trong gia đình cũng là một hình thức “cúng dường”.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cung cấp và nuôi dưỡng Tam Bảo để Tam Bảo được trường tồn làm lợi ích cho chúng sanh.
Cúng dường và bố thí có ý nghĩa nội dung giống nhau nhưng cách gọi bố thí cúng dường được dùng cho các đối tượng thọ nhận sự cúng dường khác nhau:
Khi cho đi với tấm lòng tôn kính, ngưỡng mộ thì gọi là cúng dường.
Khi cho đi với sự hảo tâm, thương cảm thì gọi là bố thí.
Cúng dường Ba La Mật là gì?
Còn gọi là cúng dường không trụ tướng bao gồm 3 phương diện gọi là Tam Luân Không Tịch nghĩa là không thấy người cho, người nhận và vật cho với mục đích chính là yêu cầu người cúng dường không vướng bận vào những gì đã cho đi.
Thứ nhất: không xem người nhận là kẻ thọ ơn.
Thứ hai: không xem mình là người ban tặng.
Thứ ba: dù tặng phẩm có giá trị thế nào đi nữa thì cũng không nên quan trọng hóa vì đã cho đi thì không còn là của mình nữa.
II/ Ý NGHĨA CÚNG DƯỜNG TAM BẢO LÀ GÌ? CÚNG DƯỜNG TAM BẢO NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?
3 mục đích chính của sự Cúng dường Tam bảo:
– Duy trì ngôi Tam bảo được tồn tại để tiếp tục giáo hóa chúng sanh. – Phát triển ngôi Tam bảo cho phù hợp với thời đại mới, không bị mai một, lạc hậu – Bảo vệ Tam bảo khỏi những thế lực quấy phá, mưu hại.
Cúng dường Tam bảo gồm có:
– Cúng dường Phật bảo – Cúng dường Pháp bảo – Cúng dường Tăng bảo
“Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Cúng dường Tam Bảo hồi hướng phước báu, đền đáp những ân đức mà Tam Bảo ban cho, giúp cho tâm người Phật tử thăng hoa, xả ly của cải, vun bồi công đức.
Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng.
Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa.
Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp.
Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.” – Hòa thượng Thích Thanh Từ.
Kinh cúng dường Tam Bảo ( minh chú cúng dường):
Kính lạy Phật, Pháp, Tăng Tam Bảo,
Chứng lòng con hiếu thảo cúng dường.
Của này vốn của thiện lương,
Chúng con tạo sắm bằng phương pháp lành.
Nay phát nguyện lòng thành dâng cúng,
Xin ơn trên hưởng dụng chứng minh.
Nguyện cầu cho cả chúng sinh,
Cùng là quyến thuộc gia đình chúng con.
Kẻ hiện tại vẹn tròn quả phước,
Người thác rồi lại được siêu sinh.
Ngưỡng nhờ Phật Pháp oai linh,
Ơn dày Tam Bảo phước lành ban ra. O (lạy)
Nam-mô Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật. O (3 lần)
3 cấp của Cúng dường:
Phẩm vật cúng dường: là dâng Phật, Bồ Tát và chư Tăng những vật chất như thực phẩm, hoa, áo quần, vật dụng…
Kính tín cúng dường: là dâng lên tấm lòng thành kính và niềm tin tuyệt đối vào Phật. Phần kính tín cao hơn phẩm vật cúng dường.
Hạnh cúng dường: là biến giáo lý của Phật thành hành động lợi ích cho chúng sanh. Đây là cúng dường cao nhất.
1/ Cúng dường Phật bảo:
Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng chúng ta vẫn cúng dường Phật những đồ ăn, thức uống để hình dung Đức Phật vẫn còn sống dạy dỗ chúng ta tu học. Không nên bày biện linh đình, hoang phí.
Lục cúng dường là gì? Lục cúng dường những món cúng Phật đúng nghĩa là:
Hương thơm
Đèn sáng
Hoa tươi
Trái cây
Nước trong
Đôi khi thêm cơm trắng là đủ.
Nhưng quý nhất để cúng dường lên Phật là 5 món diệu hương:
Giới hương: ta phải giữ giới thanh tịnh để xứng đáng là con của Phật
Định hương: Tập định tĩnh tâm hồn, đừng cho xao động, mê nhiễm
Huệ hương: Chú ý vào văn, tư, tu. Nghĩa là học hỏi giáo pháp của Phật, sau đó suy xét, nghiền ngẫm, và quyết tâm thực hành.
Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.
Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn, sướng khổ là thật.
Khi nhìn thấy Phật Bà Quan Âm nở nụ cười hiền hậu, lòng ta sẽ trở nên thanh tịnh, nhẹ nhàng
2/ Cúng dường Pháp bảo:
Trước hết phải học và nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật để hiểu rõ sự cao quý của giáo pháp ấy.
Sau đó, nếu có tài chánh thì nên xuất tiền ấn tông kinh điển, phổ biến ra nhiều nơi.
Người có trình độ học thức thì nên diễn giảng giáo pháp cho mọi người cùng hiểu, hoặc sáng tác các thể loại văn chương, lý luận cho người đọc thấm nhuần, hoặc phiên dịch các bộ kinh từ ngoại ngữ sang tiếng Việt.
3/ Cúng dường Tăng bảo:
Chư Tăng là những người thay thế Đức Phật mà truyền lại giáo pháp cho chúng ta, vì vậy chúng ta phải cung cấp và nuôi dưỡng chư Tăng.
Thái độ cúng dường phải thành kính, trân trọng, không tự cao, không phân biệt vị Tăng ở chùa nào, xứ nào cả; vị nào ở trong hàng ngũ Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.
Nên chọn những món cần thiết cho đời sống tu học chân chánh của chư Tăng, không nên chiều theo những sở thích riêng tư của vị này vị kia mà cúng dường những món không đúng Chánh pháp, như vậy người cúng cũng không có phước báu mà người thọ nhận cũng mang tội.
a/ Ý nghĩa cúng dường Trai Tăng là gì?
Việc cúng dường chay tăng, đây là người Phật tử noi theo tấm gương chí hiếu của Tôn giả Ðại Hiếu Mục Kiền Liên khi xưa.
Vì chính Tôn giả là người đứng ra tổ chức thiết lễ trai tăng cúng dường đầu tiên, để cầu siêu cho thân mẫu của Ngài.
Ðó là Ngài vâng theo lời Phật dạy. Buổi đại lễ trai tăng nầy được các chùa theo hệ phái Phật giáo Bắc Tông, (Phát triển) thực hiện vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, sau khi chư tăng ni làm lễ “Tự tứ” mãn hạ. Từ đó, mới có lễ cúng dường trai tăng truyền thống này.
Noi theo truyền thống đó, nên người Phật tử mỗi khi trong thân quyến có người thân qua đời (thông thường là đến 49 ngày cúng chung thất), thì họ thường thiết lễ cúng dường trai tăng ở trong chùa, hoặc có đôi khi tổ chức tại tư gia.
Cúng dường trai phạn là gi? Đây là hình thức chỉ dâng cúng thực phẩm, đồ ăn, thức uống sạch cho chư tăng.
Ðiều này, còn tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Nhưng phần lớn là người Phật tử thường tổ chức lễ trai tăng ở trong chùa.
Theo lệ thường, trước ngày cúng tuần chung thất, trong tang quyến đến chùa (thường là ngôi chùa nơi thờ linh cốt của người mất) trình bày về việc thiết lễ cúng dường trai tăng cho vị trụ trì hoặc tăng, ni của ngôi chùa đó biết, để tiện bề sắp xếp và cung thỉnh Chư tôn đức tăng ni.
Việc cung thỉnh Chư tôn đức tăng ni tham dự chứng minh của buổi lễ này, nhiều hay ít, cúng dương trai tăng báo nhiêu tiền đều do thân nhân trong tang quyến quyết định tùy theo tịnh tâm và tùy tâm:
Tùy tâm nghĩa là tùy thuộc vào khả năng của gia chủ tới đâu thì cúng dường tới đó
Tịnh tâm nghĩa là bản thân gia chủ không tiếc nuối, vương vấn trước, trong và sau khi cúng dường.
Mục đích của buổi lễ này là để thân quyến có dịp bày tỏ dâng lên nỗi lòng thương kính báo hiếu tri ân đối với người đã mất.
Ðồng thời cũng thành tâm dâng lên phẩm vật để cúng dường chư tăng và hiện tiền tăng.
Nhờ sức chú nguyện của Chư tôn đức tăng ni mà hương linh của người quá cố chóng được siêu sinh thoát hóa.
Ðó là chúng tôi trình bày đại khái về nguyên nhân cũng như về cách thức của buổi lễ cúng dường trai tăng cho Phật tử biết sơ qua.
b/ Ý nghĩa cúng dường trường hạ:
Hàng năm, người Phật tử tại gia, theo sự hướng dẫn của quý thầy, đều phát tâm cúng dường tứ sự (chỗ nằm, thuốc men, ăn uống và y phục) cho chư Tăng ba tháng an cư, gọi là “Cúng dường Kiết hạ”.
Căn cứ vào Tỳ Ni Luật Tạng, hàng năm chư Tăng điều phải có ba tháng tập trung một nơi, ở yên tu học, gọi là cấm túc an cư: dừng bước du hóa (cấm túc), ở yên một nơi hay một trú xứ tập trung nào đó gọi là an cư (ở yên).
Thế nên, chư Tăng cấm túc an cư mùa Hạ thì gọi là An Cư Kiết Hạ; cấm túc an cư mùa Đông thì gọi là Kiết Đông hay An Cư Kiết Đông.
Tương tự, Kiết Thu Đông (giữa hai mùa), Kiết Xuân (cấm túc an cư vào mùa Xuân).
Và như thế, chư Tăng nói chung hay người xuất gia đã thọ Tỳ kheo giới nói riêng , đều lấy việc cấm túc an cư làm quan trọng, vì kết thúc một thời điểm ba tháng tu học như thế, vị Tỳ kheo đó mới được thêm một tuổi đạo.
Theo lệ thường, người thế tục lấy Tết tính tuổi đời, còn người tu lấy ngày Tự Tứ sau ba tháng an cư làm tuổi đạo.
Để tranh thủ cho việc tạo phúc đức cho mình, đồng thời thực hiện lời dạy của Đức Thế Tôn, trong thời gian này, hàng Phật tử tại gia, nhín ăn bớt mặc, kẻ công người của, tùy theo công sức của mình, hết lòng cúng dường an cư kiết hạ, trợ duyên cho chư tăng an tâm tu học.
Cúng dường Kiết hạ là một việc làm thiết thực cho việc hoằng dương chánh pháp; một mặt vừa thể hiện tinh thần trách nhiệm của Phật tử tại gia đối với tăng bảo, một mặt là cơ hội tốt cho chúng sanh gieo trồng hạt giống lành vào ruộng phước mầu mở, nền tảng của mọi công đức, là kết quả tốt đẹp cho tự thân mỗi người phát tâm cúng dường được an lạc và hạnh phúc dài lâu.
III/ Cúng dường Mandala là gì?
Cúng dường Mandala là một pháp khí thiên xảo để thực hành pháp tu và là vật phẩm cúng dường bắt buộc phải có, được sử dụng rộng rãi và rất phổ biến tại Tây Tạng và các quốc gia có truyền thống theo Phật Giáo Mật Tông với ý nghĩa biểu trưng cho tam thiên đại thiên thế giới.
Vật phẩm Mandala cúng dường có thể là những loại đá quý hoặc trái cây, lúa, thóc, các loại hạt.
IV/ 8 món cúng dường:
Có 8 phẩm cúng dường là những phẩm rấy quý báu thời Đức Phật còn tại thế, mỗi phẩm cúng dường tương ứng với một câu thần chú và một thủ ấn cúng dường:
Phẩm thứ nhất: Cúng dường nước uống.
Phẩm thứ hai: Cúng dường nước rửa chân.
Phẩm thứ ba: Cúng dường hoa để gieo thiện nguyện, giúp kiếp sau có được thân tướng xinh tuơi như hoa.
Phẩm thứ tư: Cúng dường khói hương để gieo thiện nguyện giúp kiếp sau có thân thể thơm tho.
Phẩm thứ năm: nến bơ cúng dường, cúng dường nến bơ làm cho tịnh nghiệp vô minh, xua tan bóng tối, đặc biệt giúp ích cho những người trong giai đoạn cận tử.
Phẩm thứ sáu: Cúng dường nước thơm.
Phẩm thứ bảy: Cúng dường thực phẩm, cúng dường gạo cho chùa.
Phẩm thứ tám: Cúng dường thanh.
V/ Ý nghĩa cúng dường tượng Phật, cúng dường đúc chuông, cúng dường xây chùa.
Việc cúng dường xây chùa, dựng tượng Phật, đúc chuông trước là tạo ra nơi thờ Phật, thể hiện tấm lòng tri ân Đức Phật, sau là nơi hoằng truyền Phật pháp, giúp Phật tử nương nhờ Tam Bảo mà tu học, thưc hành những điều Đức Phật truyền dạy.
Thực hành cúng dường tượng Phật, xây chùa, đúc chuông là việc cúng dường Tam Bảo mang lại phước báu vô lượng nhất, giúp Tam Bảo trường tồn và lan truyền rộng khắp.
Khi có điều kiện tốt để cúng dường, Phật tử chớ nên do dự mà lỡ duyên ngàn năm có một, những việc làm thiện lành này sẽ giúp người cúng dường có được quả báo an lạc lâu dài trong kiếp hiện tại và các kiếp sau này.
Cúng dường như thế nào là tùy tâm, tùy hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, miễn sao trong tâm có Phật, trong tâm phát nguyện hướng thiện là được.
Mời các bạn hoan hỉ ngắm nhìn hình ảnh những mẫu tượng Phật rất đẹp do cơ sở điêu khắc Trần Gia tôn tạo – Vật phẩm cúng dường ý nghĩa năm 2021:
Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Hình ảnh Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát đứng đài sen có ý nghĩa cứu khổ , cứu nạn, phổ độ chúng sinh ở cõi đời tràn đầy đau khổ.
Tượng Phật Di Lặc thường thể hiện niềm vui, sự hoan hỷ và hỷ xả, biểu trưng cho may mắn, phúc lộc và thịnh vượng no đủ.
Lòng tín niệm của các Phật tử cũng thể hiện qua câu chào “ A Di Đà Phật ” hàm chứa tính lễ độ và sự nhắc nhở nhau để thánh hóa tâm hồn mình, qua Hồng danh của Đức Phật A Di Đà.
Địa Tạng Vương Bồ tát được xem là vị Bồ tát của chúng sanh dưới địa ngục
Tượng Phật Văn Thù Sư Phổ Hiền Bồ Tát
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : dieukhactrangia@gmail.com
Phật Giáo: Nghi Cúng Lễ Phật Thành Đạo
* Tiết thứ làm nghi:
– Cử nhạc khai đàn.
– Chủ lễ đăng điện.
– Chủ lễ niệm hương.
– CÚNG HƯƠNG(chủ lễ xướng): Nguyện đem lòng thành kính,
Phưởng phất khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam Bảo.
Cùng pháp giới chúng sanh,
– TÁN PHẬT( Tán dương công đức Phật):
Đấng Pháp vương vô thượng,
Thầy dạy khắp trời người,
Cha lành chung bốn loại.
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận!
Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,
Lưới Đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời .
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,
Cúi đầu xin thệ nguyện qui y.
Tánh không tám đức sạch trần gian,
Pháp giới rộng thênh thang,
Lửa đỏ hóa sen vàng.
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát. (3 lần)
Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a lị gia bà lô kiết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tả. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a lị gia bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặt đậu đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê lị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà là, địa rị ni, thất Phật ra da, giá ra gía ra. Mạ mạ phạt ra ma, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha, tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha. Ma bà rị thắng kiết ra dạ ta bà ha.
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bàn ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà dạ ta bà ha.
Trên trời dưới đất không bằng Phật,
Thế giới mười phương cùng không sánh.
Thế gian có gì con đã thấy,
– TỤNG BÀI Ý NGHĨA NGÀY THÀNH ĐẠO:
Chúng con cung kính nghe rằng:
Khổ hạnh sáu năm quả mãn;
Hân hoan muôn đức công thành!
Muôn loài hưởng phước!
Và chư Phật tử chúng con.
Giờ này: Cung kính quỳ trước Phật đường,
Chí thành dâng lên pháp cúng.
Cúng dường đấng từ bi cứu thế,
Tôn vinh ngôi trí tuệ siêu trần.
Cỏ hoa hoan hỷ muôn phần,
Người, vật thiết tha một dạ.
Gọi hồn thế giới ba ngàn.
Soi sáng nước non tám vạn.
Trước đài nhất tâm qui mạng,
Trên tọa bách bảo chứng minh.
Một Bồ Tát xuất thế, Con vua Tịnh Phạn vương,
Người liền tuyên lời phán:
Chúng sanh Thánh sẽ thành, Vì tất cả chúng sanh,
Thành Chảng đẳng Chánh giác,
Cùng thiên nhạc thiên hương,
Xin Pháp Vương thuyết pháp.
Nhưng người chưa vội đáp,
Không thể được vội truyền,
Pháp thiêng của chư Phật.
Cùng với các phương tiện,
Trong trí thường nghĩ suy,
Người đến vườn Lộc Thú (Lộc Uyển),
Sống cuộc đời triền miên,
Là “Khổ, Tập, Diệt, Đạo”.
Muốn dứt (diệt) các khổ nhơn,
Hết các thứ nghiệp khiên,
Hết tham sân “sử triền”, (1)
Sống cuộc đời giải thoát,
Với “ngã tịnh thường lạc”, (2)
Vui hơn các trời cao!
Kính bạch Đức Bổn Sư Từ phụ!
Nhìn lại ánh sáng sao Mai,
Nhớ thuở Bổn Sư thành đạo,
Nghĩ tới lời vàng dạy bảo,
Nhớ ngày trời đất hân hoan.
Muôn thuở hào quang rạng rỡ,
Tỏa hương ngào ngạt nhơn gian.
Cầu cho đất nước bình an,
Nguyện cho nhân dân hạnh phúc.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (30 lần)
Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (3 lần)
Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (3 lần)
– LỄ 12 LỄ LỊCH SỬ ĐỨC PHẬT.
( Chủ lễ xướng đến: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thì nhịp khánh hướng dẫn Phật tử đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca …)
A tỳ ngục tốt, mới phát lòng lành,
Một đời Bổ xứ, hiện ở Suất Đà,
Từ trời Đâu Suất, ứng mộng Ma Gia,
Dưới cây Vô Ưu, đản sanh thị hiện,
Hiện hưởng dục lạc, chán cảnh vô thường,
Nửa đêm vượt thành, xuất gia tìm đạo,
Dưới cây Đạo thọ, hàng phục ma quân,
Bốn mươi chín năm, độ sanh thuyết pháp
Dưới cây Ta La, Niết Bàn thị hiện,
Hiện tọa đạo tràng, Ta Bà giáo chủ,
Đạo sư ba cõi, Từ phụ bốn loài. Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)
Tham thiền nhập định giữa rừng xanh,
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH.
Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị”. Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu tam Bồ đề. Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thiệt bất hư, cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú. Tức thuyết chú viết: “Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la Tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha”.
Hào quang chiếu diệu. Sáng tỏ mười phương, Ngộ lý chơn thường, Phá màn hôn ám. Đệ tử lòng thành bài sám, Trước điện dâng hoa, Cúng dường Phật Tổ Thích Ca, Ba ngôi thường trú. Đệ tử chúng con, Nhân lành chưa đủ, Nghiệp báo theo hoài. Nay nhờ Văn Phật Như Lai, Giáng trần cứu độ, Sáu năm khổ hạnh, Bảy thất tham thiền, Ma oán dẹp yên, Thần long che chở, Tâm quang rực rỡ. Chứng lục thần thông. Lộ chiếu minh tinh, Đạo thành Chánh giác, Trời, người hoan lạc, Dậy tiếng hoan hô. Năm mươi năm hóa độ, Ba trăm hội đàm Kinh,
Cứu phàm ngu thoát khỏi mê đồ, Tiếp Hiền Thánh siêu sinh Tịnh độ Muôn đời xưng tán, Vạn đức hồng danh, Đệ tử chí thành, Lễ bày kỷ niệm. Tâm hương phụng hiến, Gọi chút báo ân, Ngửa trông Vô thượng Pháp vương Từ bi gia hộ.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần) Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. (3 lần) Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (3 lần) Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần) Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Bồ Tát. (3 lần)
Vừa rồi bao nhiêu công đức,
Thích Ca Bổn Sư Hòa thượng,
Thành Đạo Thánh lễ tôn vinh,
Thùy từ tác đại chứng minh,
Cúng dường Thánh lễ đã viên hoàn,
Công đức ban cho khắp thế gian,
Phật tánh mọi loài đều sẵn có,
Khắp xin tất cả hãy hồi quang.
Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não,
Nguyện chơn trí tuệ thường sáng tỏ,
Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ,
Kiếp kiếp thường tu Bồ Tát hạnh.
Nguyện sanh Tịnh độ cảnh Tây phương,
Chín phẩm hoa sen là cha mẹ,
Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh,
Bất thoái Bồ Tát là bạn hữu,
Đều trọn thành Phật đạo.
Tự qui Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lễ)
Tự qui y Pháp, xin nguyện chúng sanh thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 lễ)
Tự qui y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Lộc Uyển Ngũ Vị Đại Tỳ Kheo A La Hán. (1 lễ)
Cúi đầu lễ tất.
(1) Sử triền: xuôi khiến, ràng buộc.
(2) Bốn Đạo quả Niết Bàn.
Nghi cúng lễ Phật Thành Đạo
Cập nhật thông tin chi tiết về Hỏi Đáp Phật Giáo: Xá Lợi Phật Là Gì? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!