Bạn đang xem bài viết Hồi 7: Mượn Hoa Cúng Phật, Hào Hoa Kiếm Khách, Tác Giả Nam Kim Thạch được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
T hời gian vào giờ ngọ.
Địa điểm là tửu quán Tứ Xuân, nơi cửa tây phủ thành Trấn Giang.
Chiêu bài thì hách song tửu quán rất tầm thường, bất quá là một ngôi quán nhỏ trong thôn xóm. Một nơi tạm dừng chân của thôn dân có việc vào thành, vừa túi tiền của hạng bần khổ.
Dĩ nhiên rượu không là hảo hạng, thức ăn là những thứ dành cho bình dân. Nhưng sinh ý rất phồn thịnh, người vô kẻ ra tấp nập, bao nhiêu bàn đều không bỏ trống lâu.
Ngày thường thì chủ nhân lluônuôn cười, mặt tươi rói, nụ cười gắn chặt nơi môi từ sáng sớm đến hoàng hôn.
Nhưng hôm nay chủ nhân lộ vẻ thất vọng rõ rệt. Hơn mười chiếc bàn bỏ trống, khách ăn chỉ vỏn vẹn năm người.
Bọn tiểu nhị dư công đứng quanh cửa ra vào.
Không phải khách hàng tẩy chay ngôi quán.
Mà chỉ vì năm người này bao luôn ngôi quán trọn ngày. Hẳn nhiên là cái giá không bằng tổng số sinh ý mỗi ngày nên chủ quán buồn. Có một lý do nào đó bắt buộc chủ quán cho thuê bao một cách miễn cưỡng, gần như chịu lỗ.
Bọn tiểu nhị đứng tại cửa tạ từ những khách hàng ngày, cho biết quán tạm đình sinh ý hôm nay, ngày mai tiếp tục, mời khách quen chiếu cố như cũ.
Trước cửa quán có lá cờ Long Võ Tiêu Cục theo gió bay phấp phơ. Năm người trong quán dĩ nhiên là bọn Vưu Tuấn
Lâm Kỳ n óng nảy hơn hết, chốc lại chồm mình ra ngó quanh quẩn, sau cùng càu nhàu : – Quá giờ ngọ rồi mà sao hắn chưa đến ?
Vưu Tuấn bình tĩnh đáp :
– Hắn đã giết người tức nhiên là đã có mặt tại địa phương rồi. Nếu vậy thì sớm muộn gì hắn cũng xuất hiện !
Lâm Kỳ cau mày :
– Giả như hắn không đến rồi khi trở về mình phúc đáp làm sao với thiếu chủ đây? Vưu Tuấn mỉm cười : – Hắn không đến là thất tín, chúng ta cứ bỏ luôn lá tiêu kỳ tạo lá mới, bất quá hơn mười lạng bạc, có sao đâu ! Mà lại lợi hơn mười vạn lượng nữa !
Lâm Kỳ lo ngại :
– Còn cái chết của Đào Hoàng ? Vưu Tuấn đáp :
Đã có Sử lão gia chứng giám, hắn chết vì Đạt Ba Tam Thức mà trên đời này chỉ có Yến Thanh biết Tam Thức đó thôi, mình cứ báo cáo về tổng đàn như vậy là ổn rồi ! Phần việc truy tìm hung thủ, nếu là việc ám sát xảy ra tại Kim Lăng thì do chúng ta đảm nhiệm. Đằng này vụ án lại xảy ra tại Trấn Giang thì phải do tổng đàn liệu lý , chúng ta có dính dáng vào đó đâu mà lo. Chúng ta còn khối công việc tại Kim Lăng kia mà giờ đâu mà lo chuyện đó ?
Sử kiếm Như bật cười ha hả :
– Nếu chỉ có một mình Yến Thanh biết Đạt Ba Tam Thức thì không có vấn đề. Lão phu chỉ sợ ngoài Yến Thanh ra còn có kẻ khác biết nữa đấy !
Lâm Kỳ t oát mồ hôi lạnh nói :
– Trần Tam Bạch không có truyền nhân nào khác, còn ai biết ngoài Yến Thanh ? Sử kiếm Như đáp : – Cái đó quả thật khó nói ! Tam Phương Quách Tiểu Cầm có xem qua kiếm phổ của Trần Tam Bạch, mà ba thức đó không khó học cho lắm, ai tập luyện cũng được, có khác nhau là ở mức hỏa hầu cao thấp mà thôi !
Vưu Tuấn đáp :
– Sử lão nói đùa đấy ! Khi nào Cầm cô nương lại đi hạ sát Đào Hoàng ? Sử kiếm Như tiếp – Lão phu không nói nhất định là như vậy. Chỉ vì ba vết thương rất sâu, không giống những vết thương do tay lão luyện gây nên. Những nhát kiếm của Trần Tam Bạch chỉ sâu độ hai phân trở lại, đối phương chết là do bị trúng chỗn hược mà chết, không phải vì máu chảy mà chết. Đào Hoàng chết một cách miễn cưỡng quá thành ra lão phu phải nghi ngờ.
Vưu Tuấn thốt :
Yến Thanh là truyền nhân của Trần Tam Bạch tự nhiên phải kém hỏa hầu hơn sư phụ !
Sử kiếm Như mỉm cười :
Lâm Kỳ b iến sắc. Vưu Tuấn thốt :
– Bất chấp Đào Hoàng chết cách sao chúng ta cứ quyết định là hắn chết nơi tay Yến Thanh thôi. Nếu không như vậy thì luồng sóng này chưa lặn mà luồng sóng sau đã nổi lên. Tổng đàn sẽ truy cứu, chúng ta khó tránh được phiền phức, danh dự của chúng ta sẽ nhân đó mà giảm sút nhiều, sử lão nghĩ sao ?
Sử kiếm Như gật đầu :
– Lão phu đương nhiên chẳng có ý kiến gì, chỉ sợ Lâm lão đệ báo cáo này nọ hô ti. Ví dụ Lâm lão đệ cho rằng lão phu phán đoán hồ đồ thì cái đó mới thật là sanh rắc rối !
Lâm Kỳ vội đáp :
– Làm gì có việc đó Sử lão gia ! Thuộc hạ nhất định tôn trọng sự phán đoán của Sử lão gia, dĩ nhiên Sử lão gia phải am tường kiếm thuật hơn thuộc hạ chứ thuộc hạ đâu dám bắt bẻ gì !
Sử kiếm Như mỉm cười :
– Lâm lão đệ đã nói như vậy mà Vưu lão tứ cũng chẳng muốn đa sự thì lão phu sanh sự làm chi ? Bọn lão phu đi theo đây là đi để phụ giúp khi cần chứ còn quyền định đoạt là do Vưu lão tứ, có sự hiệp tùng của Lâm lão đệ vậy hai người cứ tự tiện thu xếp.
Vưu Tuấn đáp :
– Tiểu diệt nhận phụ trách hoàn toàn việc này, tiểu đệ đã kết luận là Đào Hoàng chết nơi tay Yến Thanh.
Lâm Kỳ t hở phào nhẹ mình. Bỗng Vưu Tuấn thốt :
– Đến rồi kìa !
Mọi người cùng giật mình.
Hai người bước vào. Họ là Thần Tiêu Song Kiệt Mạt Tạng và Mạt Tử. Sử kiếm Như trố mắt : – Các ngươi đến đây làm gì ?
Bởi tất cả đều thuộc giới bảo tiêu nên họ quen mặt nhau.
Huống chi tiêu cục của Thần Tiêu Song Kiệt cũng ở tại Kim Lăng. Mạt Tạng bước tới, vòng tay vái chào :
– Mong ơn chiếu cố, cho gọi bọn tại hạ tới đây chẳng hay Sử lão anh hùng có điều chi chỉ bảo ?
Sử Kiếm Như càng kinh ngạc hơn :
– Ta mời các ngươi đến đây ? Mạt Tạng ! Ngươi đùa với ta sao chứ ?
Mạt Tạng cũng lộ vẻ kinh ngạc :
– Sử lão không hay biết chi hết sao ? Anh em tại hạ ở mãi tại Kim Lăng vô sự thành chán ngán nên xuất ngoại đến Kim Sơn Tự đổi không khí ít hôm, bất chợt lại tiếp được danh thiếp Mã Bách Bình cho biết có việc nhờ đến anh em tại hạ làm chứng cái chi đó. Bách Bình huynh chiếu cố là một vinh hạnh lớn lao, tựnh iên anh em tại hạ phải tuân lịnh gọi. Không ngờ đến Sử lão mà cũng chẳng biết chi cả ! Có phải là kỳ quái không chứ
Mạt Tử tiếp nối với giọng căm hờn :
– Tại hạ đã nói gia huynh là phận mình hèn mọn khi nào Long Võ Tiêu Cục hạ cố đến mà hòng có việc mời mọc chúng ta làm chứng làm cớ ! Nhưng gia huynh bảo Mã tổng tiêu đầu lấy lễ đối xử thì mình cũng phải lấy lễ đáp lại. Thành ra mới có cái cảnh trơ trẽ n này.
Mạt Tạng lấy trong mình ra một tấm thiếp, tiếp luôn :
– Nào phải bọn tại hạ bịa chuyện đểcầ u vinh ! Đây tấm thiếp chứng minh sự thậtrõ ràng. Nếu không có vật này bọn tại hạ có gan dạ nào đến đây quấy nhiễu các vị !
Vưu Tuấn lấy tấm thiếp xem qua, quả nhiên là có tên của Mã Bách Bình.
Đại ý nhữ ng lời trong thiếp xác nhận những gì anh em họ Mạt vừa nói.
Thiếp có ghi rõ địa điểm và thời gian gặp nhau chính là tại ngôi quán vào giờ này.
Vưu Tuấn cười khổ hỏi :
– Ai đưa danh thiếp này đến các vị ?
Mạt Tạng đáp :
– Không biết được ! Chính vị tri khách tại Kim Sơn Tự trao lại cho xá đệ. Bởi vì không gặp người đưa danh thiếp nên khó khướt từ. Thành thử phải có mặt, chẳng dám không tuân lịnh gọi.
Mượn Hoa Cúng Phật Trong Mùa Chúa Giáng Sinh
Suốt nhiều năm đầu định cư ở Mỹ, gia đình tui không biết gì về lễ lộc của họ. Người đi làm đến khi nào hãng cho nghĩ lễ thì bửa đó ở nhà, chớ không biết để mà tìm tòi hay trông ngóng. Mà cho dù có thắc mắc thì cũng không biết hỏi ai hay lục lọi tìm tòi căn nguyên cớ sự. Bởi những đồng hương đa phần là dân lao động chân tay ở lâu hay mới đến xóm nầy cũng sàn sàn trình độ hai- ba nút như mình, có khi còn bù ngắt ở một vài mặt lắc léo cuộc đời. Năm đầu tiên mình đến đây vào tháng bảy, sau ngày lễ độc lập của Mỹ đúng tuần lễ. Đến tháng 11 năm đó thì mình đụng cái lễ Thanksgiving đầu tiên rất náo nhiệt và hoành tráng của họ. Nhớ lại nhân ngày lễ đó, lần đầu tiên cuộc đời làm mướn của mình được chủ hãng tặng con gà lôi đông lạnh bọc trong nylon mềm cở 7-8 ký. Trong bụng mừng hết lớn, muốn có con gà cở nầy, ít nhất phải nuôi gà con khoảng 2 năm như lúc còn ở bên quê nhà mấy năm trước. Chiều về mình khệ nệ ôm con gà vô khoe với bà xả. Bả không mừng mà nói, mấy anh ở gần đây mới vừa ghé cho 2 con gà lôi, tủ lạnh nhà mình nhỏ xíu nên em không biết để 2 ông ầm vô chỗ nào cho nó khỏi hư. Lễ Tạ ơn mà người Việt ở đây thân mật gọi là lễ “gà lôi” bởi hầu như chú gà lôi quay phải có mặt trên bàn tiệc theo cổ truyền đó trong ngày lễ đó. Cũng ngộ là người Việt mình việc gì cũng có thể đặt ra thành chuyện. Họ kể cho mình nghe lịch sử ngày lễ nầy rất ly kỳ và đậm nét phong thần như là cổ tích. Chuyện là ngày không xưa lắm, có một chiếc thuyền của nhóm di dân đáp tàu vào bờ biển miền đông nước Mỹ. Họ đã sử dụng cạn kiệt lương thực mang theo từ quê hương Anh quốc, trong lúc mùa đông lạnh lẽo chằm chập ập tới. Viễn cảnh đói lạnh và chết chóc đang đe dọa họ thì may thay có một bầy gà lôi từ trong rừng bay ra kêu tót tót…Năm tháng trôi qua thì đời sống dân cư dần ổn định cho đến ngày lập quốc Hoa Kỳ. Để nhớ ơn bầy gà lôi cứu mạng, người ta kỷ niệm lễ Tạ ơn nầy là ngày lễ đầu tiên sau ngày lập quốc. Bởi lúc đó giấy tờ nhật ký không có người trông nom nên những người tiền bối chỉ nhớ được lịch sử truyền kỳ được lập lại nhằm vào ngày thứ năm của tuần lễ cuối cùng trong tháng 11.
Dư âm ngày lễ Tạ ơn vừa lắng dịu thì lật bật đến Noël. A! ngày nầy thì mình có biết chút ít hồi còn ở bên ấp Năm. Mình tưởng tượng một nơi như nước Mỹ có khoảng 75 triệu tín đồ công giáo. Và mức chi tiêu cho quà cáp và tiệc tùng trung bình cho mỗi gia đình tiêu xài trong mùa lễ lạc nầy gần 800 đô theo tính toán hàng năm, thì không khí phố phường phải tưng bừng náo nhiệt lắm. Nhưng thật là hụt hẫng, chỉ trừ một số nhà trang hoàng bằng những dây đèn chớp tắt sáng rực từ những ngày trước lễ, còn buổi chiều tối 24 như hôm nay thì đường xá vắng tanh lạnh ngắt. Truyền thống người Mỹ có đạo hay không thì trong lễ Giáng Sinh nầy ngoài những lễ ở nhà thờ, còn lại là thời gian dành cho sum họp. Hình ảnh quen thuộc truyền thống lễ nầy của người Mỹ là gia đình tụ họp đông đủ quanh bàn tiệc, xong tiệc đến phần mở quà của các con tặng cha mẹ, anh em tặng nhau. Cả nhà lại tiếp tục quây quần dùng trà hoặc cà phê bên lò sưỡi củi cháy bập bùng tí tách nghe nhạc giáng sinh, nếu lúc đó ngoài cửa sổ mà tuyết đang rơi thì thật là hoàn hảo.
Nhắc đến chuyện quà cáp mỗi năm cũng hơi nhức đầu nho nhỏ, không có tiền mặt thì mua bằng thẻ. Mua trên online thì phải làm sớm và chịu khó ngồi hằng giờ lục tìm chỗ nào hàng rẻ hoặc free shipping cho đở tốn. Mua hàng đã là việc không dễ mà chọn quà cho đối tượng cũng rất khó khăn. Dĩ nhiên mình không thể hỏi người nhận muốn gì mà phải vận động phán đoán và tâm lý, làm sao cho người nhận vui lòng. Có lẻ vì chín người mười ý nầy nên nhiều công ty bán hàng in thêm một hóa đơn rời theo mỗi món hàng mà lịch sự không in giá tiền trên đó, việc làm nầy dành cho người nhận quà có thể đến tiệm trả đổi hàng tùy thích.
Danh sách tặng quà mỗi năm mỗi lớn. Gia đình có con đi học thì phải nhớ thầy cô, tiện dụng nhất là đến ngân hàng mình có mở trương mục để mua một Gift Card, nặng nhẹ giao động từ 10 cho đến 100, bà con ta liệu cơm mà gắp mắm. Nhưng cho dù mình mua một thẻ giá 10 đô, cũng vẫn có chiếc hộp đẹp đựng thẻ nơ thắt xinh xinh, tất cả không tính thêm phụ phí. Nhớ cô giáo dạy dỗ con mình thì cũng nhớ người sáng chiều cầm bảng chặn xe cho con cháu mình qua lộ đến trường mỗi ngày. Ngoài ra, nhà nào cũng quen mặt chú phát thơ và tài xế xe đổ rác. Thôi thì mỗi năm có một lần, cũng ráng bắt chước người ta học làm điều phải quấy.
Block đường trước mặt nhà mình khoảng hơn 100 mét mà cheo ngoeo chỉ có 3 căn nhà. Bên trái nhà mình là gia đình hai vợ chồng trẻ người gốc Nam Mỹ, nghe họ nói xứ sở cha mẹ ở Ecuador. Bên phải là hai ông bà chủ hãng xà bông và hóa chất tẩy rửa, ông chồng thì thường xuyên ở hãng, bà vợ cũng đi làm chiều về nhà hủ hỉ với đứa con gái hai mấy tuổi, nhưng cô con gái hình như có bệnh thiểu năng. Gia đình nầy hơi đơn chiếc nên Lúa tui hay giúp những việc lặt vặt bên ngoài nhà của họ. Mới 7 giờ sáng hôm nay 24/12, bà xả của mình cứ hối mang quà qua biếu hai nhà lối xóm. Mình thì ngại còn sớm quá, bà xả thì sợ người ta đi lễ tết bà con, để trể qua ngày 25 mới tặng quà thì kỳ lắm. Trì hưởn kỳ kèo tới 9 giờ, bả bắt mình mặc đồ mới giống như đi chúc tết ở làng quê năm cũ. Nhiệm vụ đi 2 nhà mà thành công chỉ được 50 phần trăm. Trong khi chờ đợi hoàn tất nửa phần công tác còn lại, mình tạm thời nhận lệnh lên đường mua hai hộp bánh biscuit làm quà tặng cho một bà bạn của bà xả cũng ở gần nhà.
Còn chừng vài trăm mét đến tiệm bánh thì có lệnh mới hơn là phải quay xe về tức khắc mà chưa rõ lý do. Đến nhà mình mới hay bà láng giềng mang quà qua tặng, và bà xả cũng mang quà nhà hồi đáp xong xuôi. Mình thắc mắc mọi việc hoàn thành tốt đẹp thì mắc gì kêu tui quay xe trở lại. Bà xả tui cười ha hả như sáng chế một việc lớn lao:
– Em định mượn hoa cúng Phật. Hồi nảy bà hàng xóm mang cho mình bánh, kẹo, sô-cô-la loại đắt tiền. Nhà mình bây giờ đâu có ai ăn ngọt, em định mang gói quà nầy biếu chị Tư nên kêu anh ngưng mua hai hộp bánh.
Thật ra thì việc thảy hàng kiểu nầy đâu mới mẻ gì. Bạn bè, sui gia, thân thuộc tặng nhau tình cờ thì làm sao không trùng bộ. Có năm nhà mình được thêm nồi cơm hay nồi áp suất điện, có năm thì ùn ùn mền điện, drap sưỡi điện, thùng chén thùng ly lủ khủ. Giải quyết hàng chưa cần dùng nầy bằng cách kiếm người mới qua tặng làm quen hoặc để dành năm tới gói giấy mới tặng vòng vòng trở lại.
Chuyện linh hoạt thường niên nầy không chỉ xảy ra trong cộng đồng người Việt. Nếu có một người Mỹ rặt ri nào đọc được bài nầy, mình đoan chắc người đó cũng sẽ mĩm một nụ cười ý nhị.
Một Lúa
Gói quà ngọt ngào của vợ chồng ông láng giềng Paul và Yasmin được vợ chồng tui tạm “mượn hoa cúng Phật”
Vì Sao Người Ta Lại Nói: ‘ Mượn Hoa Cúng Phật Nghĩa Là Gì
Rate this post
tá hoa hiến phật(借花獻佛) Mượn hoa dâng Phật. Dụng ngữ này có xuất xứ từ các chuyện bản sinh của đức Phật ghi trong: Phẩm Thụ quyết định kí trong kinh Phật bản hạnh tập quyển 3, 4, phẩm Hiện biến trong kinh Tu hành bản khởi quyển thượng và kinh Thái tử thụy ứng bản khởi quyển thượng. Theo các kinh trên, thủa xưa, có đệ tử của 1 người Bà la môn tên là Thiện tuệ đi tham học các nơi, khi đến thành Liên hoa, nghe tin đức Phật Nhiên đăng sắp đến đó thuyết pháp, Thiện tuệ muốn dâng hoa tươi cúng Ngài, nhưng nhà vua đã thu mua hết để cúng dường Phật. Thiện tuệ tìm khắp trong thành nhưng không được bông nào. Sau, Thiện tuệ gặp 1 tì nữ trẻ tuổi bên cạnh giếng, tay cầm 1 bình hoa có 7 cọng ưu bát la, Thiện tuệ liền khẩn thiết xin hoa, người tì nữ cảm động trước lòng chí thành của Thiện tuệ nên cho 5 cọng, còn 2 cọng thì gửi Thiện tuệ dâng cúng Phật để tích góp công đức cho mình, nhưng với điều kiện Thiện tuệ phải hứa: Khi chưa chứng được Thánh đạo thì đời đời kiếp kiếp kết làm vợ chồng. Vì lòng xin hoa tha thiết nên Thiện tuệ chấp nhận điều kiện đó. Sau khi được hoa, Thiện tuệ đến cửa thành dâng hoa cúng Phật Nhiên đăng, Ngài thụ kí cho Thiện tuệ trong vô lượng kiếp sau, sẽ được thành Phật hiệu là Thích ca mâu ni.
Đang xem: Mượn hoa cúng phật nghĩa là gì
Thiện tuệ tức là tiền thân của Phật Thích ca mâu ni, còn người tì nữ là tiền thân của Da du đà la. Kinh Quá khứ hiện tại nhân quả quyển 1 (Đại 3, 622 thượng) nói: Nay, tôi là con gái yếu đuối không thể đến đó được, vậy xin gửi 2 bông hoa dâng cúng Phật. Trong nguyên văn không có từ ngữ Tá hoa hiến Phật. Có chỗ nói có lẽ chữ Tá (mượn) đã viết lầm từ chữ Kí (.. ) (gửi), vì nội dung câu chuyện không có nghĩa mượn mà là nghĩa gửi. .
KINH LĂNG NGHIÊM HÀNH GIẢI – Đương Đạo – TTT 2016
Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ ( Cẩm Nang Của Người Tu Thiền) – Tác Giả: Thiền Sư Ajahn Brahm
Những Điểm Thiết Yếu Của Đại Ấn: Nhìn Thẳng Tâm
Kinh Lăng Nghiêm giảng giải – Tác Giả: HT Thích Thiện Hoa
Người Đẹp Làm Từ Thiện:của Người Phúc Ta Hay Mượn Hoa Cúng Phật?
Những hoạt động xã hội mà các người đẹp đóng góp thật đáng trân trọng. Hầu như ai đạt danh hiệu các cuộc thi nhan sắc cũng hướng thiện hơn, tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn.
Người góp công, người góp của. Những người làm từ thiện ở đây là người góp của, vì của mình thì mình mới cho đi được. Còn người góp công là người tham gia công tác xã hội, hoặc làm công việc thiện nguyện. Cả hai phối hợp nhịp nhàng, thì dù dưới bất kỳ hình thức và nguyên nhân nào, cũng có một phần mục đích tốt đẹp là gởi những tài sản đó đến cho người cần giúp đỡ.
Hoa hậu thế giới người Việt 2010 Diễm Hương trong một đợt cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung. Ảnh: theo Hà Nội Mới
Đặc biệt khi một doanh nghiệp thuê hoặc nhờ một người đẹp đại diện trao quà, thì ngoài việc người đẹp là gương mặt PR cho họ, chủ doanh nghiệp cũng có cơ hội để ‘ra oai’ với các người đẹp. Dù sao, anh hùng chứng tỏ với mỹ nhân cũng là hành động đẹp. Về phía người đẹp, vừa có tiền thù lao, vừa có tiếng làm việc tốt. Hoặc nếu không nhận tiền thù lao, người đẹp sẽ hạnh phúc vì mình vừa đóng góp một phần công sức nhỏ bé cho xã hội. Vì thế, dù ngây ngô hay cố tình, việc “lập lờ đánh lận con đen” là việc hết sức hạ sách, vô hình chung họ đã biến tất cả hành động và ý nghĩa cao đẹp của việc họ làm thành đề tài chỉ trích của dư luận: tại anh, tại ả hay tại cả đôi bên?
Không hẳn chỉ có đạt danh hiệu người đẹp thì mới có cơ hội làm từ thiện. Mà tất cả những việc thiện hàng ngày đều đẹp. Ảnh: theo tin247
Trên hết, sự hướng thiện luôn là bản chất của cái đẹp. Không hẳn chỉ có đạt danh hiệu người đẹp thì mới có cơ hội làm từ thiện. Mà tất cả những việc thiện hàng ngày đều đẹp. Riêng các người đẹp đã đạt danh hiệu thì lại càng không vì chuyện lùm xùm của báo chí và dư luận mà phải chùn bước trên con đường hướng thiện của mình. Chỉ nên rút kinh nghiệm để việc làm của mình được nhìn nhận đúng bản chất “thiện” của nó.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hồi 7: Mượn Hoa Cúng Phật, Hào Hoa Kiếm Khách, Tác Giả Nam Kim Thạch trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!