Xu Hướng 9/2023 # Hầu Đồng, Trình Đồng Mở Phủ Hết Bao Nhiêu Tiền? # Top 17 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hầu Đồng, Trình Đồng Mở Phủ Hết Bao Nhiêu Tiền? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hầu Đồng, Trình Đồng Mở Phủ Hết Bao Nhiêu Tiền? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đồng thầy phải có lệnh khai hồ mở phủ

Trên theo ý Thánh, người đồng thầy mở phủ phải có lệnh mở phủ nhà Thánh gọi là lệnh khai hồ. Lệnh này của nhà Thánh gia ân cho phép thì mới có thể soi căn nối quả, dẫn trình cho đệ tử gia nhập cửa Thánh (mở phủ). Rồi thì tuỳ duyên tuỳ nghiệp, tuỳ căn cơ người cậy sở, sau khi soi xét kỹ lưỡng mới làm lễ mở phủ trình đồng.

Người căn sâu quả nặng đa phần đều bị cơ hành nhiều bề, cơ âm cơ dương, cơ kinh tế …đủ cả. Nên khi quyết định ra đồng đôi khi kinh tế cạn kiệt, sức khoẻ giảm sút, tinh thần suy sụp, rồi bệnh tật, oan gia kéo đến đòi nợ đủ kiểu… Để giúp cho những người này, đồng thầy đôi khi vì thương mà giúp, chứ tiền bạc nào mong, có khi còn mang tiền nhà ra giúp để con nhang mình có lễ mở phủ đủ đầy tươm tất.

Chứ căn quả có phải ai cũng dư dả tiền bạc đâu, đa phần là nghèo khó.

Cũng bởi ngày nay trong đàn lễ chỉ đơn sơ hay dù tốt tươi cũng bị so bì và chê bai thiếu nọ thiếu kia, lỗi nọ lỗi kia …. nên sợ con nhang sái tâm thành ra đành phải theo thời thế vậy.

Ra đồng: Xưa và nay

Thực ra xưa kia thời phong kiến các cụ cũng có hai loại con nhang:

– Một là giầu có và có địa vị họ căn quả và ra hầu họ có tiền và khi bắt sát là họ ra ngay.

– Và loại nữa là con nhang nghèo không có tiền may nổi cái áo bản mệnh mà hầu Thánh chứ đừng nói là ra mở phủ nhưng không còn cách nào, cơ đủ kiểu phải mở phủ mới yên. Những người này các thầy đều giúp, lấy chỗ cao cào chỗ thấp, mở cho dù đàn sơ lễ mỏng cũng ra và cũng biết nghiệp trọng căn thâm biết thân biết phận đâu dám so bì học đòi.

Còn bây giờ ra đồng quá dễ. Ở Hà nội thì khoảng 35 triệu mà ở quê chỉ cần 20 hoặc 25 triệu là ra đồng được.

Cũng chỉ hơn thu nhập của anh chạy xe Grap một chút là mở phủ được nên nhiều người ra đồng ngay không cần phải abc… hay quá nhờ vả thầy.

Cũng biết là khi nghèo cơ thì một đồng cũng không có chứ nói gì tiền chục triệu vì cơ thì có buôn bán làm ăn gì ra tiền đâu.

Nhưng cũng không phải tất cả. Cũng có kẻ luôn kêu nghèo khó không có tiền ra hầu….. nhưng ngày nào cũng cúng ông Facebook đi ăn đi chơi các kiểu, không chịu tiết kiệm khi biết mình căn quả mà cái thời bắc ghế kiểu gì cũng phải một mớ tiền. Chỉ nghĩ hoang phí đến khi không có tiền rồi cơ thì lại nghĩ đến và đổ cho căn quả.

Những loại ngày ăn cơm gà giỗ cha rau muống giờ nhiều lắm.

Với đồng thầy Trần Thêm khi dẫn đạo thì: Ai lên tôi nhờ mở phủ mà kêu không có tiền tôi bảo thầy kêu cho con yên một chút chịu khó đi làm Grap 3 tháng tiết kiệm rồi lấy tiền đó mà mở, thiếu thầy cho đừng kêu không có tiền mở phủ. Còn muốn mở ngay bây giờ không tiền thì tờ vàng cánh sớ mã tranh khẩu thịt lên đây tôi mở. Chỉ sợ không chịu được lại chỉ ba ngày có người bảo thiếu nọ thiếu kia thầy làm không đúng phép abc….rồi vẫn tính đó không đi làm hay không tiết kiệm chỉ muốn lộc ở trên trời rơi xuống hay cờ bạc… thì chả thay đổi được gì, rồi lại nghe người ta nói “mở phủ thiếu nọ kia”, “thế mà là mở phủ à???” … rồi lại bỏ thầy sớm. Còn đã có đồng thời nay ai cũng khổ.

Hầu đồng hết bao nhiêu tiền?

Nếu tính sơ sơ chi phí sẽ như thế này:

– Mã đẹp ít nhất 7.700.000 một dàn mở phủ bao gồm tất cả

– Mã xấu và thiếu 4.500.000 một dàn mở phủ bao gồm tất cả

– Nhà đền đồ cúng và cỗ ít nhất 2.000.000

– Cung văn 2.000.000

– Pháp sư cúng hai ngày 2.000.000

– Cau 300 đến 500 nghìn

– Hoa từ 200 nghìn đến 2.000.000 tùy từng loại

– Hoa quả rẻ 500 nghìn

– Mâm phủ rẻ 500 nghìn

– Phát tấu rẻ 500 k

– Cỗ cô 500 k

– Khăn áo bản mệnh tùy 250 k (loại rẻ liệu có mặc không hay phải mấy triệu)

– Lộc tùy nhưng cũng rẻ 1.500 k đắt thì không biết bao nhiêu.

– Tiền bàn loan dưới chiếu nữa, Hà Nội không ai hát mà về người không đâu, có nhờ cũng chỉ 1 vấn thôi….

Nói chung mở ở điện thì còn được chứ sang đền thì chi phí hết nhiều lắm. Ông thầy có tốt mấy thì tốt, không phải ai cũng cho tiền con nhang mà mở phủ.

Liệt kê ra vậy để các bạn thấy rằng, ở trung tâm Hà Nội giờ mà ai nhận mở phủ dưới 30 triệu là quá tốt rồi.

Vậy muốn mở phủ thì giờ này phải có tiền.

Nếu để con nhang đi vay nợ mà mở phủ thì lại không phải con nhà Thánh rồi.

Nên nhiều người thầy có đạo mà con nhang không có tiền ở các Thành phố lớn như Hà Nội thì không thể mở phủ được. Nên cũng chỉ kêu tấu cho an yên rồi khuyên đi làm ăn tiết kiệm, có đủ rồi ra.

Vậy mà lắm người thấy thầy nói vậy lại trách nọ trách kia, kêu thầy ham tiền hám bạc, thấy người nghèo chẳng mở giúp cho !!!???

Không chỉ vậy, khi đã chấp nhận mở phủ cho người, đồng thầy phải nỗ lực không chỉ là tốn công tốn sức, thời gian, tiền bạc, thậm chí phải đem cả công đức lực và tín ngưỡng lực của bản thân ra để đỡ bóng, kêu cầu tấu đối, phân định nghiệp lực oan gia cho con đồng. Cũng bởi vậy mà đa phần các thầy đều phải gánh một phần nghiệp của đồng con và gia tiên của con đồng, vì thế mà bị ảnh hưởng cả vận số, sức khoẻ của bản thân hay kinh tế tài vận gia đình đều vì thế mà bị ảnh hưởng không nhỏ, có khi nếu không tu tốt còn dẫn đến gia đình người thầy kiệt quệ khó khăn thậm chí không hạnh phúc…..

Ấy thế mà, ngày nay chẳng còn thiếu những con đồng thay thầy như thay áo, năm cha ba mẹ.

Thầy tà thầy tiền thầy lừa không có đạo không có gốc thì cũng thôi đi, không nói làm gì. Nhưng ngay cả thầy tâm đức có đạo dẫn đạo cũng khó tránh việc trong bao nhiêu đệ tử, có những người vẫn xoay khăn, thậm chí có cả những kẻ phản trắc, phản thầy hại bạn, tu không đến nơi tập không đến chốn rồi sau khi bỏ thầy thì quay ra nói xấu, bôi bác thầy mình.

Đó là sự vô ơn vô phép không thể tha thứ.

Chỉ nhắn những đồng nhân, những người còn chưa thể định tâm mà tu tập theo thầy hay còn đang loay hoay tìm thầy dẫn đạo rằng: Nghĩa thầy – trò Đạo Mẫu ta không phải chỉ một canh đàn mở phủ, không phải chỉ những lần đi lễ kêu cầu, những lần đỡ bóng khi hầu hạ dạ vâng mà là suốt quá trình tu tập của đồng nhân, một khi con đồng đủ tâm, đủ tín, đủ lễ, đủ hiếu, đủ khiêm nhường nỗ lực tu tập thì chẳng thầy nào không thương không quý, trên đường đạo ắt luôn có thầy hỗ trợ, giúp sức.

Còn khi đã không làm trọn được câu: ” Trên theo Thánh dưới theo Thầy”, lại càng không biết sai mà hối lỗi, mà tu sửa cho trọn vẹn thì bản thân tự làm tự chịu, đường tu khó tiến, đường đạo khó thành !

Đồng thầy Trần Thêm

Sao chép, trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn và dẫn link từ website

Lễ Mở Phủ Trình Đồng (Bắc Ghế Hầu Thánh)

Một số người căn cao quả trọng, phải ra Bắc ghế Hầu Thánh, tức là làm lễ trình đồng mở phủ, nhưng thực ra họ cũng chưa thể biết, mở phủ nghĩa là thế nào, xin chia sẻ một chút, gọi là biết đến đâu tâu đến đấy…

Lễ mở phủ còn được gọi là lễ ra trình đồng sau khi làm lễ thì người có đồng mới chính thức là 1 con đồng tứ phủ. Tức là được làm con ông THÁNH.

Trong 3 năm tính từ ngày mở phủ người đó được gọi gọi là tân đồng. Sau ba năm tân đồng làm lễ tạ đàn bốn phủ và được coi là đồng thuộc – tức là thanh đồng.

Những người có căn số làm thầy sẽ được phong quan (thanh đồng đạo quan) và họ có thể đi mở phủ cho người khác.

Những ai có khả năng xem bói, bói bằng linh cảm thì thường Khi mở phủ có đàn chúa bói và cách thức mở phủ có hơi khác bình thường 1 chút. Tức là người ta sẽ mở ba tòa Chúa bói nữa, người ta gọi những con đồng này là đồng bói….

Tân đồng khi làm lễ mở phủ phải chuẩn bị rất nhiều thứ trong đó rất quan trọng là phải có 1 khăn phủ diện 1 áo công đồng khăn tấu hương, và 4 cái khăn 4 màu xanh đỏ trắng vàng, tượng trưng làm cầu 4 phủ để thầy đồng trưởng có thể kéo cầu cho đệ tử qua cầu thoát nạn….

Khăn áo để hầu cũng rất nhiều tùy vào điều kiện họ phải sắm mỗi giá 1 bộ khăn áo Đây là nguyên tắc chung.

Còn nhiều khi các đồng nghèo lính khó người ta chỉ cần 5 bộ áo dài 5 màu gồm đỏ xanh trắng vàng và xanh lam hay mượn khăn áo của người khác, hoặc của đồng thầy vẫn hầu được.

Ngày xưa, các cụ chỉ có mỗi cái áo đỏ công đồng thôi, và mấy cái NÉT QUAN, nhưng vẫn hầu các bóng các giá rất tơi tả.

Ngày nay, khăn áo nhiều, cũng rẻ và dễ tìm, nên khăn áo hầu Thánh cũng được chỉnh chu hơn. Nhưng đặc biệt là khăn áo công đồng (do tiên thánh sang khăn sẻ áo cho) không được mượn và cũng không được cho ai mượn khăn áo đó.

Đại lễ Trình đồng mở Phủ

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì ( lên đồng) bắc ghế hầu thánh là nghi lễ phổ biến và quan trọng.

Lễ mở phủ là buổi lễ ra đồng của 1 người có căn đồng số lính. Để tiến hành lễ mở phủ đệ tử phải nhờ 1 đồng thầy (người sẽ mở phủ và dạy phép nhà thánh cho tân đồng). và pháp sư cung văn , tứ trụ hầu dâng tay quỳnh tay quế (những người thay khăn thay áo lên hương cho thanh đồng, để giúp đỡ người đó, hầu Thánh, và hoàn thành khoá lễ)

Lễ mở phủ về cơ bản cũng giống như 1 lễ hầu đồng bình thường. Trong lễ mở phủ có các nghi lễ sau:

Lễ phát tấu thỉnh ngũ phương Sứ giả (lễ mặn);

Thỉnh phật tụng kinh dược sư;

Khoa thỉnh Thánh Mẫu;

Khoa trình đồng tứ phủ có lễ tam sinh thường là lợn, gà, ngan hoặc lợn gà cá (cá rán hoặc cá nướng);

Khoa cúng Trần Triều;

Khoa Sơn trang;

Khao hạ ban (ngũ dinh);

Cúng chúng sinh;

Sau đó đồng thầy mới vào hầu thánh và làm lễ mở phủ cho đồng mới.

Trong tín ngưỡng Tứ phủ có nhiều khoa cúng khác nhau như khoa cúng Phật, khoa cúng Mẫu, khoa cúng Tứ phủ trình đồng (dành cho người bắt đầu xin gia nhập tín ngưỡng Tứ phủ để đi hầu bóng). Nhưng trong khoa lễ, còn rất nhiều việc phải kê đệm cho đệ tử nữa, ví dụ như:

Khoa Tam phủ đối khám, cúng cầu siêu cho vong linh gia tiên tiền tổ.

Khoa Minh vương thục án (cúng để xin cắt tình duyên cho người người trần khỏi cõi người âm), để cúng cho những người có duyên âm, hoặc vong theo phá.

Khoa Tam phủ thục mệnh di cúng hoán số (cúng Nam tào Bắc đẩu để xin đổi số, phê cho số trường sinh), dùng cho những người sinh ra nhưng không hợp căn số với vợ, hoặc anh em, bố mẹ trong nhà.

Cúng Thục án Minh Vương, dùng cho những người chưa vợ hoặc chưa chồng, có tiền duyên, thì phải cúng.

Cúng trăm phù cửu đỉnh, là những đàn cúng cho người mười phần chết tám, chết chín, bị bắt mất một hay nhiều vía…. Để chuộc lại vía đã mất cho đệ tử.

Khoa trả nợ tào quan, để trả nợ cho những người từ kiếp trước mắc nợ…

Đôi lúc gặp trường hợp có BÙA ÂM BINH thầy cúng sẽ cúng giải bùa cho gia chủ.

Cũng có những trường hợp vướng Cô thần quả tú, ông thầy cũng sẽ làm luôn.

Hoặc phu thê vướng vào TUYỆT MỆNH, thì cũng phải cúng luôn.

…vân…vân…

Cho nên trong đại lễ trình đồng, ông thầy CÚNG rất quan trọng.

Người ta thường cúng khoa cúng Phật (nếu đền thờ vọng Phật), khoa cúng Mẫu, hoặc cúng chung cả hai khoa cúng trên gộp thành khoa cúng Phật-Mẫu. Nội dung khoa cúng có thể chia làm ba phần:

Phần đầu để khai quang đàn tràng, dâng hương.

Phần giữa với mục đích để thỉnh chư Phật, chư Thánh theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Phần cuối mời chư Phật, chư Thánh an tọa, thụ hưởng và cuối cùng các vị thần trở lại nơi mình ngự trị.

Trong lễ trình đồng, đồng mới có thể mời pháp sư làm lễ trung cúng và tiểu cúng hoặc có thể làm lễ đạị cúng.

Trong lễ cúng có múa Sái tịnh với ý nghĩa làm sạch sẽ đàn tràng là một hiện tượng văn hóa khá độc đáo trong khoa cúng Phật-Mẫu. Pháp chủ mặc áo cà sa năm điều, đội mũ thất Phật (nếu có Pháp giới), đội mũ liên hoa (nếu là thầy già lam).

Một tuần Sái tịnh gồm múa khai hoa, kết ấn, múa vòng thuận nghịch, thư chữ trong chén ngọc trản, cầm cành dương liễu vảy sái chữ tâm,…

Trong khoa cúng, ngoài am hiểu khoa giáo, các thầy cúng cũng phải sử dụng các nhạc cụ thích hợp chư chuông trống bạt thanh la. Mỗi thầy cúng đảm nhiệm ít nhất một nhạc cụ. Vị trí ngồi trong dây của họ bị chi phối bởi sự sắp xếp theo quy định của các nhạc cụ.

Thông thường, pháp chủ sẽ đảm nhiệm một mõ, một chuông. Người đầu dây tả đảm nhiệm trống canh, người thứ hai chơi trống cái, người thứ ba gõ thanh la. Người đầu dây hữu chơi tiêu cảnh, người thứ hai xóc đôi nạo và người thứ ba gõ bạt,… tùy theo từng trường hợp.

Lễ phát tấu

Thỉnh năm vị sứ giả đồ lễ gồm

1000 vàng ngũ phương (5 màu)

5 ngựa bé + 5 xiêm y + mũ + hài;

Lễ mặn;

Mâm phát tấu gồm:

5 trứng năm mầu;

5 vở + bút (ngày xưa dùng bút lông có thêm thỏi mực tàu còn bây giờ dùng bút bi cho tiện);

5 gương + 5 lược;

5 khăn bông + 5 khăn mùi xoa;

5 quạt 5 màu;

5 dao + 5 kéo + thuốc lào;

5 nước hoa + 5 bật lửa

THỈNH PHẬT: tụng kinh dược sư.

THỈNH THÁNH MẪU: sau khi thỉnh Thánh Mẫu, mỗi ông thầy có phép biến hóa riêng của mình:

Có thầy thỉnh luôn khoa TAM, TỨ phủ, lý do là… Cùng trong chiếu giữa;

Cũng có thầy thỉnh khoa TRẦN TRIỀU, sau đó mới quay về thỉnh Tam Tứ phủ;

Vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cãi, nhiều luồng ý kiến khác nhau (không bàn trong bài này).

Thỉnh SƠN TRANG + Thỉnh NGŨ HỔ + Khao CHÚNG SINH,…

Trong lễ mở phủ quan thầy hầu 6 giá quan trọng nhất để mở phủ là 5 giá quan và giá chầu đệ nhị. Ngoài ra còn hay thấy hầu giá đức ông Trần Triều và chúa Nguyệt Hồ.

Trong ngũ vị tôn quan thường là 4 vị quan từ quan đệ nhất tới quan đệ tứ mỗi quan mở 1 phủ tương ứng và quan tuần tán đàn. Có nơi quan đệ nhất chỉ chứng đàn quan đệ nhị mở 2 phủ quan tam mở 2 phủ lại cũng có nơi quan đệ tam và quan đệ tứ mỗi vị mở 2 phủ. Cũng có nơi, cả 5 quan cùng lên đàn mở phủ. Sau đó 4 quan ngồi 4 góc, quan tuần múa đao, tán đàn,…

Như vậy là tùy theo từng địa phương, có những lề lối hầu khác nhau. Thường mỗi phủ có 1 mâm lễ và 1 chén nước tượng trưng cho mỗi phủ khi mở phủ các quan về chứng lễ và dùng gáo để đập chén và tưới nước tắm cho đồng mới (tượng trưng thôi, bây giờ dùng nước hoa phun lên đồng mới rồi).

Mâm bốn phủ có các lễ vật giống mâm phát tấu với số lượng đồ lễ là trai 7 gái 9. Ngoài ra còn có cầu giấy 4 mầu và khăn 4 phủ (4 mầu đã nói ở phần trên).

Gạo muối cau tiền

Mâm sơn trang đồ lễ gồm 13 (hoặc 15 phần), gồm 1 đĩa nếp cẩm. 1 quả dừa tôm cá mực cua cành măng tươi,… dâng cô bé thượng gồm chanh ớt gừng dứa.

Mâm sơn trang dùng để chứng đàn gồm 13 quả trứng xanh và đồ lễ gần giống mâm phát tấu.

Trên ban công đồng thường được bày như sau:

Mũ ngọc hoàng, mũ quan nam tòa bắc đẩu mũ bình thiên;

Mũ các quan 5 bài vị 5 màu bốn phủ (đỏ xanh vàng trắng tím) 1 bài vị bản mệnh mầu hồng. Bày bốn mâm bốn phủ cùng với 4000 vàng bốn phủ tương ứng và 4 chén nước 4 phủ được bịt kín bằng giấy trắng kim hoặc giấy 4 màu tương ứng với bốn phủ.

4 gáo nước (hoặc 2 gáo nếu chỉ có 2 quan về mở phủ).

Long chu phượng mã.

Đại mã dâng các quan.

1 ngựa đỏ thiên phủ + hình nhân.

1 ngựa xanh nhạc phủ + hình nhân.

1 thuyền rồng trắng, tam đầu cửu vĩ dâng quan tam + hình nhân.

1 voi vàng địa phủ + hình nhân.

1 ngựa tím dâng quan tuần. Trên ngựa có tráp áo.

5000 vàng năm mầu dâng các quan.

Rắn nghê và 5 hình nhân (4 hình nhân bốn phủ 1 hình nhân hồng bản mệnh) dâng sơn trang.

Trong lễ trình đồng, dâng 1 tòa chúa, 1 động Sơn trang 1 bộ hải sảo, 12 tiên nàng màu xanh, để giá chầu đệ nhị về chứng đàn và sang khăn… là đủ.

Nếu Tân đồng giàu có, có thể dâng thêm: 4 tòa sơn trang 4 màu (xanh,đỏ,trắng,vàng), mỗi toà gồm 1 hình chúa bà ngồi trên bệ, 2 hình chầu cầm quạt chầu vào, 12 hình cô, 1 thuyền nhỏ, 1 bè nhỏ, 1 thoi nhỏ, 1 núi giùm, 1000 vàng đại, 1000 vàng cô 12, 1 bộ hải sảo.

Thường chỉ dâng tòa sơn trang màu xanh.

Dâng 3 tòa chúa bói cũng giống tòa sơn trang nhưng thường nhỏ hơn 1 tý.

Dâng ông hoàng

3 ngựa 3 màu trắng tím vàng nhỏ hơn ngụa dâng các quan lớn 1 chút.

Tráp áo và 3000 vàng 3 màu trăng tím vàng

Dâng cô 5000 vàng cô 5 màu dâng 5 cô cô đôi cô bơ cô sáu cô chín cô bé.

Dâng cậu 2 ngựa nhỏ hơn ngụa dâng ông hoàng màu trắng và xanh cùng vàng hoa dâng cậu bơ và cậu bé.

Có nơi dâng cả mã trần triều gồm ngựa tráp áo đỏ + vàng thiếc.

Tùy theo từng nơi mà người ta sẽ dâng thêm rất nhiều thứ nữa,…

Đây mới nói sơ qua thôi, chi tiết…. xem bài, TRẢ MÃ TAM TỨ

Và đây mới là nói chuyện về tu lễ và mã và cúng bái. Còn hầu khai đàn và mở phủ chi tiết của đồng thầy như thế nào… thì xin chia sẻ ở một bài khác.

Tác giả: Trần Khánh

Lễ Mở Phủ Trình Đồng

Một số người căn cao quả trọng, phải ra Bắc ghế Hầu Thánh, tức là làm lễ trình đồng mở phủ, nhưng thực ra họ cũng chưa thể biết, mở phủ nghĩa là thế nào, xin chia sẻ một chút, gọi là biết đến đâu tâu đến đấy…

Lễ mở phủ còn được gọi là lễ ra trình đồng sau khi làm lễ thì người có đồng mới chính thức là 1 con đồng tứ phủ. Tức là được làm con ông THÁNH.

Trong 3 năm tính từ ngày mở phủ người đó được gọi gọi là tân đồng. Sau ba năm tân đồng làm lễ tạ đàn bốn phủ và được coi là đồng thuộc – tức là thanh đồng.

Những người có căn số làm thầy sẽ được phong quan (thanh đồng đạo quan) và họ có thể đi mở phủ cho người khác.

Những ai có khả năng xem bói, bói bằng linh cảm thì thường Khi mở phủ có đàn chúa bói và cách thức mở phủ có hơi khác bình thường 1 chút. Tức là người ta sẽ mở ba tòa Chúa bói nữa, người ta gọi những con đồng này là đồng bói….

Loading…

Tân đồng khi làm lễ mở phủ phải chuẩn bị rất nhiều thứ trong đó rất quan trọng là phải có 1 khăn phủ diện 1 áo công đồng khăn tấu hương, và 4 cái khăn 4 màu xanh đỏ trắng vàng, tượng trưng làm cầu 4 phủ để thầy đồng trưởng có thể kéo cầu cho đệ tử qua cầu thoát nạn….

Khăn áo để hầu cũng rất nhiều tùy vào điều kiện họ phải sắm mỗi giá 1 bộ khăn áo Đây là nguyên tắc chung.

Còn nhiều khi các đồng nghèo lính khó người ta chỉ cần 5 bộ áo dài 5 màu gồm đỏ xanh trắng vàng và xanh lam hay mượn khăn áo của người khác, hoặc của đồng thầy vẫn hầu được.

Ngày xưa, các cụ chỉ có mỗi cái áo đỏ công đồng thôi, và mấy cái NÉT QUAN, nhưng vẫn hầu các bóng các giá rất tơi tả.

Ngày nay, khăn áo nhiều, cũng rẻ và dễ tìm, nên khăn áo hầu Thánh cũng được chỉnh chu hơn. Nhưng đặc biệt là khăn áo công đồng (do tiên thánh sang khăn sẻ áo cho) không được mượn và cũng không được cho ai mượn khăn áo đó.

Đại lễ Trình đồng mở Phủ

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì (lên đồng) bắc ghế hầu thánh là nghi lễ phổ biến và quan trọng.

Lễ mở phủ là buổi lễ ra đồng của 1 người có căn đồng số lính. Để tiến hành lễ mở phủ đệ tử phải nhờ 1 đồng thầy (người sẽ mở phủ và dạy phép nhà thánh cho tân đồng). và pháp sư cung văn , tứ trụ hầu dâng tay quỳnh tay quế (những người thay khăn thay áo lên hương cho thanh đồng, để giúp đỡ người đó, hầu Thánh, và hoàn thành khoá lễ)

Lễ mở phủ về cơ bản cũng giống như 1 lễ hầu đồng bình thường. Trong lễ mở phủ có các nghi lễ sau:

Lễ phát tấu thỉnh ngũ phương Sứ giả (lễ mặn);

Thỉnh phật tụng kinh dược sư;

Khoa thỉnh Thánh Mẫu;

Khoa trình đồng tứ phủ có lễ tam sinh thường là lợn, gà, ngan hoặc lợn gà cá (cá rán hoặc cá nướng);

Khoa cúng Trần Triều;

Khoa Sơn trang;

Khao hạ ban (ngũ dinh);

Cúng chúng sinh;

Sau đó đồng thầy mới vào hầu thánh và làm lễ mở phủ cho đồng mới.

Trong tín ngưỡng Tứ phủ có nhiều khoa cúng khác nhau như khoa cúng Phật, khoa cúng Mẫu, khoa cúng Tứ phủ trình đồng (dành cho người bắt đầu xin gia nhập tín ngưỡng Tứ phủ để đi hầu bóng). Nhưng trong khoa lễ, còn rất nhiều việc phải kê đệm cho đệ tử nữa, ví dụ như:

Khoa Tam phủ đối khám, cúng cầu siêu cho vong linh gia tiên tiền tổ.

Khoa Minh vương thục án (cúng để xin cắt tình duyên cho người người trần khỏi cõi người âm), để cúng cho những người có duyên âm, hoặc vong theo phá.

Khoa Tam phủ thục mệnh di cúng hoán số (cúng Nam tào Bắc đẩu để xin đổi số, phê cho số trường sinh), dùng cho những người sinh ra nhưng không hợp căn số với vợ, hoặc anh em, bố mẹ trong nhà.

Cúng Thục án Minh Vương, dùng cho những người chưa vợ hoặc chưa chồng, có tiền duyên, thì phải cúng.

Cúng trăm phù cửu đỉnh, là những đàn cúng cho người mười phần chết tám, chết chín, bị bắt mất một hay nhiều vía…. Để chuộc lại vía đã mất cho đệ tử.

Khoa trả nợ tào quan, để trả nợ cho những người từ kiếp trước mắc nợ…

Đôi lúc gặp trường hợp có BÙA ÂM BINH thầy cúng sẽ cúng giải bùa cho gia chủ.

Cũng có những trường hợp vướng Cô thần quả tú, ông thầy cũng sẽ làm luôn.

Hoặc phu thê vướng vào TUYỆT MỆNH, thì cũng phải cúng luôn.

…vân…vân…

Cho nên trong đại lễ trình đồng, ông thầy CÚNG rất quan trọng.

Người ta thường cúng khoa cúng Phật (nếu đền thờ vọng Phật), khoa cúng Mẫu, hoặc cúng chung cả hai khoa cúng trên gộp thành khoa cúng Phật-Mẫu. Nội dung khoa cúng có thể chia làm ba phần:

Phần đầu để khai quang đàn tràng, dâng hương.

Phần giữa với mục đích để thỉnh chư Phật, chư Thánh theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Phần cuối mời chư Phật, chư Thánh an tọa, thụ hưởng và cuối cùng các vị thần trở lại nơi mình ngự trị.

Trong lễ trình đồng, đồng mới có thể mời pháp sư làm lễ trung cúng và tiểu cúng hoặc có thể làm lễ đạị cúng.

Trong lễ cúng có múa Sái tịnh với ý nghĩa làm sạch sẽ đàn tràng là một hiện tượng văn hóa khá độc đáo trong khoa cúng Phật-Mẫu. Pháp chủ mặc áo cà sa năm điều, đội mũ thất Phật (nếu có Pháp giới), đội mũ liên hoa (nếu là thầy già lam).

Một tuần Sái tịnh gồm múa khai hoa, kết ấn, múa vòng thuận nghịch, thư chữ trong chén ngọc trản, cầm cành dương liễu vảy sái chữ tâm,…

Trong khoa cúng, ngoài am hiểu khoa giáo, các thầy cúng cũng phải sử dụng các nhạc cụ thích hợp chư chuông trống bạt thanh la. Mỗi thầy cúng đảm nhiệm ít nhất một nhạc cụ. Vị trí ngồi trong dây của họ bị chi phối bởi sự sắp xếp theo quy định của các nhạc cụ.

Thông thường, pháp chủ sẽ đảm nhiệm một mõ, một chuông. Người đầu dây tả đảm nhiệm trống canh, người thứ hai chơi trống cái, người thứ ba gõ thanh la. Người đầu dây hữu chơi tiêu cảnh, người thứ hai xóc đôi nạo và người thứ ba gõ bạt,… tùy theo từng trường hợp.

Lễ phát tấu

Thỉnh năm vị sứ giả đồ lễ gồm

1000 vàng ngũ phương (5 màu)

5 ngựa bé + 5 xiêm y + mũ + hài;

Lễ mặn;

Mâm phát tấu gồm:

5 trứng năm mầu;

5 vở + bút (ngày xưa dùng bút lông có thêm thỏi mực tàu còn bây giờ dùng bút bi cho tiện);

5 gương + 5 lược;

5 khăn bông + 5 khăn mùi xoa;

5 quạt 5 màu;

5 dao + 5 kéo + thuốc lào;

5 nước hoa + 5 bật lửa

THỈNH PHẬT: tụng kinh dược sư.

THỈNH THÁNH MẪU: sau khi thỉnh Thánh Mẫu, mỗi ông thầy có phép biến hóa riêng của mình:

Có thầy thỉnh luôn khoa TAM, TỨ phủ, lý do là… Cùng trong chiếu giữa;

Cũng có thầy thỉnh khoa TRẦN TRIỀU, sau đó mới quay về thỉnh Tam Tứ phủ;

Vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cãi, nhiều luồng ý kiến khác nhau (không bàn trong bài này).

Thỉnh SƠN TRANG + Thỉnh NGŨ HỔ + Khao CHÚNG SINH,…

Trong lễ mở phủ quan thầy hầu 6 giá quan trọng nhất để mở phủ là 5 giá quan và giá chầu đệ nhị. Ngoài ra còn hay thấy hầu giá đức ông Trần Triều và chúa Nguyệt Hồ.

Trong ngũ vị tôn quan thường là 4 vị quan từ quan đệ nhất tới quan đệ tứ mỗi quan mở 1 phủ tương ứng và quan tuần tán đàn. Có nơi quan đệ nhất chỉ chứng đàn quan đệ nhị mở 2 phủ quan tam mở 2 phủ lại cũng có nơi quan đệ tam và quan đệ tứ mỗi vị mở 2 phủ. Cũng có nơi, cả 5 quan cùng lên đàn mở phủ. Sau đó 4 quan ngồi 4 góc, quan tuần múa đao, tán đàn,…

Như vậy là tùy theo từng địa phương, có những lề lối hầu khác nhau. Thường mỗi phủ có 1 mâm lễ và 1 chén nước tượng trưng cho mỗi phủ khi mở phủ các quan về chứng lễ và dùng gáo để đập chén và tưới nước tắm cho đồng mới (tượng trưng thôi, bây giờ dùng nước hoa phun lên đồng mới rồi).

Mâm bốn phủ có các lễ vật giống mâm phát tấu với số lượng đồ lễ là trai 7 gái 9. Ngoài ra còn có cầu giấy 4 mầu và khăn 4 phủ (4 mầu đã nói ở phần trên).

Gạo muối cau tiền

Mâm sơn trang đồ lễ gồm 13 (hoặc 15 phần), gồm 1 đĩa nếp cẩm. 1 quả dừa tôm cá mực cua cành măng tươi,… dâng cô bé thượng gồm chanh ớt gừng dứa.

Mâm sơn trang dùng để chứng đàn gồm 13 quả trứng xanh và đồ lễ gần giống mâm phát tấu.

Trên ban công đồng thường được bày như sau:

Mũ ngọc hoàng, mũ quan nam tòa bắc đẩu mũ bình thiên;

Mũ các quan 5 bài vị 5 màu bốn phủ (đỏ xanh vàng trắng tím) 1 bài vị bản mệnh mầu hồng. Bày bốn mâm bốn phủ cùng với 4000 vàng bốn phủ tương ứng và 4 chén nước 4 phủ được bịt kín bằng giấy trắng kim hoặc giấy 4 màu tương ứng với bốn phủ.

4 gáo nước (hoặc 2 gáo nếu chỉ có 2 quan về mở phủ).

Long chu phượng mã.

Đại mã dâng các quan.

1 ngựa đỏ thiên phủ + hình nhân.

1 ngựa xanh nhạc phủ + hình nhân.

1 thuyền rồng trắng, tam đầu cửu vĩ dâng quan tam + hình nhân.

1 voi vàng địa phủ + hình nhân.

1 ngựa tím dâng quan tuần. Trên ngựa có tráp áo.

5000 vàng năm mầu dâng các quan.

Rắn nghê và 5 hình nhân (4 hình nhân bốn phủ 1 hình nhân hồng bản mệnh) dâng sơn trang.

Trong lễ trình đồng, dâng 1 tòa chúa, 1 động Sơn trang 1 bộ hải sảo, 12 tiên nàng màu xanh, để giá chầu đệ nhị về chứng đàn và sang khăn… là đủ.

Nếu Tân đồng giàu có, có thể dâng thêm: 4 tòa sơn trang 4 màu (xanh,đỏ,trắng,vàng), mỗi toà gồm 1 hình chúa bà ngồi trên bệ, 2 hình chầu cầm quạt chầu vào, 12 hình cô, 1 thuyền nhỏ, 1 bè nhỏ, 1 thoi nhỏ, 1 núi giùm, 1000 vàng đại, 1000 vàng cô 12, 1 bộ hải sảo.

Thường chỉ dâng tòa sơn trang màu xanh.

Dâng 3 tòa chúa bói cũng giống tòa sơn trang nhưng thường nhỏ hơn 1 tý.

Dâng ông hoàng

3 ngựa 3 màu trắng tím vàng nhỏ hơn ngụa dâng các quan lớn 1 chút.

Tráp áo và 3000 vàng 3 màu trăng tím vàng

Dâng cô 5000 vàng cô 5 màu dâng 5 cô cô đôi cô bơ cô sáu cô chín cô bé.

Dâng cậu 2 ngựa nhỏ hơn ngụa dâng ông hoàng màu trắng và xanh cùng vàng hoa dâng cậu bơ và cậu bé.

Có nơi dâng cả mã trần triều gồm ngựa tráp áo đỏ + vàng thiếc.

Tùy theo từng nơi mà người ta sẽ dâng thêm rất nhiều thứ nữa,…

Đây mới nói sơ qua thôi, chi tiết…. xem bài, TRẢ MÃ TAM TỨ

Và đây mới là nói chuyện về tu lễ và mã và cúng bái. Còn hầu khai đàn và mở phủ chi tiết của đồng thầy như thế nào… thì xin chia sẻ ở một bài khác.

Tác giả: Trần Khánh

Lễ Trình Đồng Mở Phủ

Lễ trình đồng ngày nay rất tốn kém. Nguời nghèo không có tiền thì đàn mỏng lễ sơ, nhưng người giàu thì tổ chức trình đồng có đàn lễ lên tới con số 20 – 30 triệu đồng Việt Nam. Chi phí bao nhiêu cũng phải cố mà làm, sạt nghiệp vì chi phí lễ quá cao.

Thông thường tín đồ chỉ đưa tiền cho nhà đền (Thủ đền), nhà đền lo sắm lễ tất cả. Ngày nay, tín đồ giao hết tiền cho Thầy Tứ phủ tự thu xếp. Cuộc lễ có thể tổ chức vào ngày tốt, tiến hành trong 3 ngày. Ngày đầu gọi là lễ trình (mở Đàn, mở Phủ), ngày thứ 2 có hoặc không, để cách khoảng chứ không có lễ nghi gì quan trọng, và ngày cuối cùng là ngày tiễn Đàn sơn trang nên được gọi là: “Tiền tứ phủ, hậu sơn trang”. Ngày nay, đôi khi người ta tổ chức luôn trong phạm vi một ngày. Lễ trình mở Đàn, mở Phủ chủ yếu làm thủ tục trình báo với các Ngài trong Tứ phủ, cúng các loại đồ mặn, một ít đồ mã, tiền vàng. Lễ này ta tạm hiểu giống như thủ tục tổ chức, ổn định hội nghị, tuyên bố lý do, khai mạc, chào cờ và đọc báo cáo hội nghị. Lễ tiễn Đàn sơn trang mới là lễ chính, phần quan trọng nhất của lễ trình đồng. Tại Lễ tiễn Đàn sơn trang, các Ngài sẽ nhập vào người hầu đồng, điểm nhang phù phép lễ vật, vui chơi và phán truyền.

Lễ tiễn Đàn sơn trang cần rất nhiều lễ vật. Loại lễ vật thứ nhất là hoa quả, vật dụng tư trang, đồ ăn, bánh kẹo…. Hoa quả bầy trên khắp các ban thờ, thường dùng nhất là hoa huệ trắng, ngày nay là hoa hồng. Đặc biệt ban thờ trước giá hầu thường được cắm hoa hồng. Tiền để Thánh ban phát lộc bày cả khay trên bàn lễ. Có khi người ta lấy tiền giấy kết thành hình con bướm mắc vào cành huệ để các Ngài dùng những cành hoa ấy phát lộc. Rất nhiều trái cây đủ loại được bày thành từng mâm. Trong đó có một vài mâm đặc trưng mà buổi hầu đồng nào cũng phải có: Mâm quạt, mâm lược và mâm gương soi để dâng cho giá cô Bơ phủ. Một mâm hoa quả như: ớt, ổi, dứa, chuối, đu đủ…, gừng, chanh… gọi là lộc sơn trang để dâng cô Bé Thượng Ngàn; một mâm kẹo bánh, đồ chơi trẻ con để dânh cho giá Cậu; một mâm trứng, oản thịt luộc để dâng Ngũ hổ năm dinh; kẹo lạc trà tàu thuốc lá mà đầu thuốc có phết một ít thuốc phiện để dâng giá ông Hoàng Bảy.

Loại lễ thứ hai là đồ mã. Bắt buộc phải có một đài sơn trang, lớn hay nhỏ tùy theo ý muốn của người ra đàn. Đài sơn trang là một cái động nằm trong khu rừng âm u, trong động có các nàng tiên nữ theo hầu bà chúa Sơn Trang, có người gảy đàn, người múa hát… tất cả đều được làm bằng giấy. Bốn hình nhân thế mạng lớn bằng hình người thật, mặc sắc phục khác nhau: Xanh, đỏ, trắng, vàng tượng trưng cho bốn phủ. Mỗi hình nhân mang theo một điệp sớ. Sớ này do Thầy tứ phủ viết trước khi làm lễ. Chữ viết theo lối bùa chú, có thể đọc được. Một thuyền giấy hình thoi, một hình người có 3 đầu, mình rắn (ông Lốt), một ngựa, một voi, và nhiều mũ, vàng thoi…. Đây chỉ là kê cho đủ, trên thực tế thì đồ mã dùng nhiều vô kể, đặc biệt là đồ mã hình nhân, voi, ngựa, thuyền giấy, hình nhân 3 đầu…

Loại lễ vật thứ ba là một mâm sớ, 4 quyển sổ, 4 nghiên son, 4 thỏi mực, 4 bút lông. Mỗi sổ dành cho một phủ. Trên ban thờ hầu được thiết lập thành 4 phủ. Đó là 4 dãy lụa đỏ, xanh, trắng, vàng trải dài trên bàn phủ xuống tận đất. Mỗi vuông lụa ngang khoảng 7 đến 9 tấc, dài khoảng 2,50m. Những vuông lụa đó phủ kín để che dấu bên trong là một cái thau, một cái gáo múc nuớc để trên thau, một hũ nước dán miệng kín bằng một tờ giấy cùng màu với phủ, một mâm gạo, một mâm trứng, thuốc lá, trà tàu, một hộp trầu cau. tất cả đều mới và cùng màu với phủ. Những lễ vật như thau, gáo múc nuớc, hũ nước do Thầy tứ phủ quyết định và ngày nay, đôi khi ít được sử dụng trong quá trình hành lễ. Ngoài cửa đền còn có bày một mâm gạo, trứng, muôi và cháo để cúng chúng sinh.

Khi mọi lễ vật đã được chuẩn bị xong, cuộc lễ bắt đầu. Lễ thường được tiến hành từ 10 giờ sáng. Người ra đàn phải tìm cho mình một Quan thày (Thầy tứ phủ) có đức cao trọng vọng và có tiếng trong Tứ Phủ để hầu mở phủ. Người ra đàn phải mang những y phục mà mình đã may để trình. Những y phục này chỉ có giá trị khi đã dâng lên và được các Ngài “chứng” bằng cách điểm dấu nhang lên trên đó. Ngày nay, vấn đề y phục cũng do Thầy tứ phủ và đệ tử theo hầu thầy đảm nhận toàn bộ. Vì vậy, đôi khi đó là những bộ y phục cũ, đã dùng rồi. Chỉ riêng y phục khăn chầu áo ngự cũng có thể viết được một bài dài mô tả về số lượng và sự phong phú của nó.

Trước bệ hầu, bà đồng, hoặc Thầy tứ phủ (người hầu bóng) đảm nhận việc hầu đồng ngồi giữa, xung quanh có bốn đệ tử theo hầu, lo việc thay khăn áo, đưa trình các vật dụng như rượu, thuốc lá, trầu cau, kiếm, đao, nến lửa…Bốn người hầu này còn được gọi là hầu dâng, phụ đồng hoặc tứ trụ… tuỳ theo vùng miền, mỗi người một cái quạt lông sặc sỡ, quạt cho Ngài mát, che chắn khi Ngài uống nước, uống rượu, châm thuốc lá …

Sau khi bà đồng, hoặc Thầy tứ phủ đảm nhận việc hầu đồng sửa soạn hầu mở phủ thì cung văn tấu nhạc, Thầy tứ phủ đọc sớ và người ra đàn lễ bái trước tất cả các ban thờ, xong trở lại ngồi chầu nơi bệ hầu để khấn vái chờ nghe các Ngài phán bảo.

Quan thầy hầu trước là giá Tam tòa thánh mẫu. Rồi đến giá Quan. Giá này quan trọng nhất vì chỉ có các quan mới có quyền mở phủ còn những giá khác chỉ về chứng đàn mà thôi. Bởi vậy quan thầy hôm ấy bắt buộc phải hầu giá các quan, còn các giá Cô, cậu,… gọi là hầu cho vui, muốn hầu hay không là tùy. Trong hầu đồng thì trùm khăn phủ diện có ý nghĩa quan trọng nhất trong nghi lễ Thánh giáng. Xuất phát từ quan niệm cho rằng người hầu đồng chỉ là cái xác, cái giá, cái ghế để Thánh nhập vào, nên khi người hầu đồng trùm khăn lên đầu, thì họ được coi như người đã chết.

Mỗi phủ có một quan đầu đồng và quan ở phủ nào thì mở phủ ấy. Thí dụ: Quan Bơ về mở phủ thứ 3, sắc trắng. Sau những nghi thức thường lệ “Quan” cầm một bó nhang đốt cháy, tay trái cầm chéo khăn và “chống nạnh”, Quan dậm chân hét một tiếng to, lúc ấy chiêng trống nổi lên dồn dập. Quan cầm bó nhang, xoay xoay trước ban thờ và 4 hướng, tiến đến phía các phủ cũng làm dấu điểm nhang. Đoạn ngồi xuống, nghe thầy cúng hoặc cung văn đọc sớ, đọc xong dâng mâm sớ lên cho quan điểm nhang. Quan kiểm sổ bằng cách chấm bút son vào sổ. Rồi đứng dậy tiến tới phủ của mình, Quan giở khăn choàng phủ ra, hầu dâng xếp khăn lại đặt trở lên bàn thờ. Quan lấy vài miếng trầu cau, một quả trứng, thuốc lá, một nhúm gạo bỏ tất cả vào thau sau khi đã điểm nhang trên các vật ấy. Quan lấy gáo chọc thủng nắp thố nước, múc 4 gáo đổ vào thau. Như vậy, là mở phủ xong, Quan trở lại chỗ hầu, nghe văn, ban lộc và xa giá hồi loan. Các quan ở phủ khác cũng đều làm giống như vậy. Sau khi quan thầy hầu mở xong 4 phủ tức là buổi lễ mở phủ đã xong. Suốt trong buổi hầu đồng người ra trình đồng phải hì hục khấn vái và quấn quít bên cạnh Quan thầy. Sau phần nghi lễ chính thức, nhà đền có thể bày tiệc thiết đãi linh đình

Có thể tiễn đàn ngay ngày hôm sau hoặc để cách một hôm. Bà đồng trong cung hầu chuẩn bị sửa soạn hầu tiễn, ở bên ngoài cung văn và thầy cúng nổi chiêng trống và đọc sớ làm lễ tiễn Thổ công. Người ra đàn đi lễ tạ khắp các ban thờ. Các mâm cỗ mặn được bầy cúng trước các ban thờ. Vẫn có gạo muối, trứng, chầu cau, cháo để cúng chúng sinh ở cửa đền. Trước các đầu voi, ngựa, thuyền đều có để bát nhang. Cúng xong bà đồng bắt đầu hầu tiễn. Buổi hầu tiễn đồng này vẫn do quan thầy làm, cũng giống như buổi hầu mở phủ chứng đàn. Khi về giá các Quan. Quan nào chịu tiễn đàn thì Quan sẽ chứng sớ và ra lệnh cho hầu dâng cắm một thanh gươm và một cây cờ sau lưng. Tay trái Quan cầm một góc khăn và chống nạnh, tay phải cầm một góc khăn và một bó nhang to đốt cháy… Chiêng trống đổ dồn dập, mọi người vội vã bày hết đồ mã ra xếp dọc hai bên của đền hướng về phía đường đi. Quan làm dấu nhang trên tất cả cá đồ mã, khai quang điểm nhãn cho các hình nhân, những bông vạn thọ được xé nát ra trộn vào gạo muối rải tiễn các đò mã và rải tiễn cả 4 phương. Quan cầm cờ múa quay và miệng hét ” há, há…” quan rải rượu và cắm nhang lên hình nhân và đò mã, ra lệnh cho mang tất cả đi hóa….Bên ngoài các đò mã được chuyển đi hóa, ở trong chiêng trống đổ dồn, quan trở lại ngồi trước bệ hầu uống rượu, hút thuốc, nghe văn, phát lộc và thăng. Buổi lễ ra đàn hay trình đồng như vậy là hoàn tất. Người ra đàn có thể hầu bóng ngay hôm đó.

Về nghi lễ của Lễ trình đồng thì đại thể là như vậy. Trên thực tế ngày nay được đơn giản hơn nhiều. Khi làm lễ trình thì không có cung văn và đàn sáo, chủ yếu là đọc văn cúng khấn và cúng các lễ vật nhưng khi làm lễ mở đàn chính thức thì mới có. Nếu lễ trình đồng, mở phủ có kết hợp cả các nghi lễ trả nợ tào quan, trả nợ thiên cung, đốn tam phủ, tiễn quan sát…thì còn phức tạp và rườm rà hơn nhiều. Đây có thể cũng là một xu hướng mà các thầy tứ phủ muốn kết hợp làm, bản thân người ra đàn chắc cũng muốn vậy. Nếu tuần tự làm từng lễ sẽ rất mất thời gian và hết sức tốn kém.

Sau phần nghi lễ mở phủ là đến phần các Ngài về chứng đàn. Như trên đã nói, có khoảng 38 vị được thờ trong tín ngưỡng Tứ phủ. Các vị Thánh mẫu hầu như không về giáng đồng mở phủ. Chỉ có các quan mới được Thánh mẫu uỷ quyền về chứng đàn, mở phủ tiếp nhận đệ tử (người ra đàn). Đó là các Ngài trong hàng Ngũ vị Vương quan, Ngũ vị Thánh bà. Sau khi các Quan về chứng đàn mở phủ, các vị trong Ngũ vị Hoàng tử, Thập nhị Vương cô, Thập nhị Vương cậu về giáng đồng. Gọi là Ngũ vị Hoàng tử nhưng có đến 10 ông hoàng. Trong số đó có sáu ông giáng đồng, và Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bẩy, Ông Hoàng Muời giáng rất thường xuyên.

Trong một cuộc điều tra xã hội học về hầu đồng của Việt Kiều tại Pháp do J.SIMON – BAROUH thực hiện vào những năm 70 cho thấy trong 27 buổi hành lễ, thì cả 27 lần đều thấy thánh Mẫu giáng, 6 lần đức thánh Trần giáng, 21 lần đức quan Đệ Nhất giáng, 25 lần đức quan Đệ Nhị giáng, 23 lần đức quan đệ Tam giáng, 16 lần quan lớn Đệ Tứ, 26 lâng quan lớn Đệ Ngũ. Hàng Chầu Bà: Đệ Nhất 12 lần, Đệ Nhị 26 lần, Đệ Tam 16 lần, Đệ Tứ 16 lần, Đệ Ngũ 4 lần, Chầu Lục 23 lần. chầu Bé 16 lần. Hàng ông hoàng; Đệ Nhất 11 lần, đệi Nhị 8 lần, đệ Tam 21 lần, đệ Thất 26, Hoàng Mười 23 lần. Hàng các cô, Cô Cả 5 lần, Cô Đôi 17 lần, cô Bơ 24 lần, cô Chín 17 lần và cô Bé 22 lần. Hàng Cậu, cậu Đôi 16 lần, cậu Bé 11 lần. Quan Ngũ hổ giáng 14 lần, Ông Lốt giáng 4 lần. Riêng về phần này cũng phải tốn nhiều giấy mực mới viết được hết.

Lễ trình đồng là một nghi thức đặc biệt, được tiến hành trong quá trình thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Phương pháp tổ chức lễ vẫn mang nặng tính truyền khẩu, chưa có cơ sở kinh sách lưu truyền, mỗi địa phương, mỗi đền phủ đều có cách làm không hoàn toàn giống nhau. Do đó, để tổng hợp được một bài viết về lễ trình đồng là điều không thể được. Bài tổng hợp này cũng chỉ giúp cho độc giả có cái nhìn cụ thể hơn về lễ trình đồng mà thôi

Lễ Trình Đồng Mở Phủ Chỉ Thực Hiện Được Với Người Có Căn Hầu Đồng?

Để biết mình có căn hầu đồng thì phải làm như thế nào? Và người có căn phải trình đồng ra mắt các Thánh hay là không? Đã có rất nhiều người thắc mắc về điều này, và hôm nay chúng tôi xin giái đáp thỏa đáng câu trả lời này.

Thuật ngữ “có căn” hay “sát căn”, “nặng căn” được dùng phổ biến trong giới đồng cốt, các tín đồ Đạo Mẫu. Các thuật ngữ này không hề xa lạ, nó cũng chính là “nghiệp”, “nghiệp quả”, “nghiệp chướng” hay “căn nghiệp” trong Phật Giáo. Như vậy, một người nếu gặp khó khăn khi đến thỉnh ý những vị tu sĩ Phật giáo sẽ được giải thích bằng các thuật ngữ”nghiệp quả”, “nghiệp chướng”; ngược lại các thầy bà theo tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ cho rằng “có căn”, “nặng căn”. Qua đây chúng ta thấy các tôn giáo không hề chống đối nhau, vì tất cả dòng sông đều chảy ra biển lớn!

“Có căn” hiểu đơn giản là người trong quá khứ đã có tạo nhiều tội lỗi nặng và được chư vị Thánh thần có duyên cứu giúp trong kiếp sống hiện tại để có cơ hội làm công đức trả nghiệp dần dần thay vì phải trả nghiệp 1 lúc sẽ thảm khốc hơn nhiều, cũng như người có tội được pháp luật cho phép đi làm công ích để giảm tội vậy. Những người này họ làm việc theo ý của thánh thần, là trung gian của thánh thần và bá tánh, được thánh thần hỗ trợ cho huyền năng làm nhiều chuyện linh ứng để cho dân chúng có lòng tin nơi thần linh; nên nhớ huyền năng là do thánh thần hỗ trợ cho chứ không phải do người trung gian. Như vậy, “có căn cô Chín” thì hiểu là người có nhiều tội lỗi (nghiệp nặng) do có duyên với cô Chín nên được vị thần này cứu độ, được chọn làm việc cho thần để lập công chuộc tội.

Khi thánh thần thị hiện báo hiệu cho biết mà không chịu ngộ ra thì bị hành nặng hơn để biết phải phục vụ thần linh để được sửa nghiệp nếu không sẽ tự lãnh chịu nghiệp báo vô thường, như thế người ta gọi là “nặng căn”.

“Sát căn” ý chỉ những người có khả năng dễ dàng cảm nhận và tiếp xúc với những sự linh ứng từ thần linh mà chưa từng quá trình làm việc cho thần linh. Thông thường, những người làm việc lâu cho thần linh thì khả năng sẽ tiến bộ dần.

Mở phủ là gì?

Nhiều người sau khi đi xem bói, hoặc gặp một trường hợp nào đó và biết mình có căn, thường băn khoăn, đôi khi là hoang mang, lo lắng khi không biết mình phải làm gì, có phải làm lễ trình đồng mở phủ để ra mắt các Thánh hay không? Ở vấn đề này, chúng tôi xin được nêu ra một vài ý kiến”

Mở phủ trình đồng đơn giản là buổi lễ trình diện và ra mắt thần linh tứ phủ một người “có căn” được chọn mới . Như thế, những ai không có căn thì không cần phải mở phủ. Lễ mở phủ giống như buổi lễ kết nạp một nhân viên làm việc cho chính quyền ở cấp làng, xã vậy.

Người bị vong nhập thì không thể làm lễ mở phủ được, vì bị vong nhập là có nợ nần ân oán với phần âm. Không thể đem một người có tội đến lễ kết nạp thành viên mới của chính quyền cấp xã được, vì họ không phải người được chọn; đáng ra phải đem họ đến gặp các bậc đạo sư để tu sửa, học tập đạo đức để được hết bệnh. Cũng như người bệnh thì phải đến gặp bác sĩ vậy. Người bị tà nhập thì người nhà phải thọ nhận lễ điểm đạo để cầu nguyện với chư Phật.

Như vậy, để biết mình có phải trình đồng mở phủ hay không, thì một người phải biết được là họ thật sự có căn đồng hay không. Những người “có căn” là những người được thần linh chọn làm việc để được chư vị cứu độ, và “mở phủ” là lễ kết nạp và ra mắt người làm việc mới cho thần linh. Người nào được thần linh chọn, thì đàn sang lễ trọng hay đàn sơ lễ mỏng cũng không quan trọng, vì cái chính là thánh thần đã chọn trong vô hình, còn đàn lễ chỉ là hình thức. Vì thế không nhất thiết phải làm quá tốn kém, tùy theo điều kiện và lòng thành của mình là được.

Đỉnh Đồng Giá Bao Nhiêu Tiền? Đọc Để “Biết Đường” Mà Mua !!

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người cũng ngày một được nâng cao. Nhu cầu sắm sửa, trang trí không những cần thiết cho cuộc sống con người thực tại mà còn có ý nghĩa quan trọng với những người đã khuất. Và những món đồ vật thờ cúng là một ví dụ điển hình cho việc này, một trong những món đồ quan trọng nhất, được nhiều các gia chủ ưa chuộng sử dụng đó là chiếc đỉnh đồng. Tuy nhiên để có một cái nhìn chi tiết hơn cũng như các vấn đề xoay quanh món đồ này như đỉnh đồng có ý nghĩa gì hay đỉnh đồng giá bao nhiêu tiền, mua đỉnh đồng ở đâu tốt,… Toàn bộ tất cả những điều đó sẽ được giải đáp cụ thể, chi tiết cho gia chủ ngay trong bài viết này!

Đỉnh đồng có ý nghĩa gì trong thờ cúng ?

Là một món đồ vật thờ quen thuộc, xuất hiện phổ biến cùng đôi chân nến, đôi hạc thờ trong các tại không gian thờ cúng của các gia đình Việt. Mang nhiều ý nghĩa tâm linh tốt đẹp, đỉnh đồng trở thành một trong những món đồ vật thờ quan trọng không thể thiếu trên ban thờ gia tiên.

Đỉnh đồng dát vàng 24k

Đỉnh đồng được mọi người biết tới với công dụng dùng để đốt trầm hương, khi đó hương trầm lan tỏa trong không gian giúp tạo hương thơm thanh khiết, cao quý, đồng thời hóa giải được các hung khí, tăng thêm cát khí, gia tăng sự hiếu thảo, hoà thuận, tăng tiến về trí tuệ tài lộc. Đỉnh đồng mang khí dương – tượng trưng cho trời nên rất thích hợp trong thờ cúng.

Đỉnh đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ngoài là món đồ giúp tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian mà còn là vật để con cháu trong gia đình thể hiện tấm lòng thành kính, sự biết ơn tới cội nguồn ông bà tổ tiên, đồng thời cầu mong nhận được sự phù hộ độ trì may mắn, sức khỏe và thành công trong cuộc sống.

Đỉnh đồng giá bao nhiêu tiền? Cách lựa chọn đỉnh đồng hợp lý

Trước mỗi khi mua đỉnh đồng, vấn đề giá thành luôn được các gia chủ đặc biệt quan tâm vì chất lượng của sản phẩm sẽ phần nào bị phản ánh qua giá thành. Vậy đỉnh đồng giá bao nhiêu tiền?

Đỉnh đồng vuông khảm ngũ sắc

Hay như cách chế tác, với những chiếc đỉnh đồng được chế tác theo phương pháp thủ công mỹ nghệ nên chắc chắn sẽ có chất lượng cao hơn và giá thành cũng sẽ cao hơn so với những sản phẩm được chế tác theo phương pháp đúc khuôn máy. Rồi cả những chiếc đỉnh đồng được chế tác từ đồng đỏ cũng sẽ có chất lượng cũng như giá thành cao hơn so với chất liệu đồng vàng.

Chung quy lại, tùy vào điều kiện gia đình cũng như kích thước của ban thờ mà các gia chủ sẽ có những lựa chọn được đỉnh đồng phù hợp nhất.

Đồ Đồng Dung Quang Hà – Địa chỉ bán những bộ đỉnh đồng đẹp nhất, giá tốt nhất thị trường

Sau khi đã biết được đỉnh đồng giá bao nhiêu tiền, việc cần làm tiếp theo đó chính là tìm cho mình được một địa chỉ bán đỉnh đồng chất lượng.

Uy tín, chuyên nghiệp là những yếu tố nổi bật của Đồ Đồng Dung Quang Hà, một địa chỉ nổi tiếng trong ngành đồ đồng mỹ nghệ được nhiều các gia chủ trên toàn quốc tin tưởng và lựa chọn.

Một số mẫu đỉnh đồng đẹp khác

Không chỉ riêng các mẫu đỉnh đồng trong các bộ tam sự, ngũ sự bằng đồng mà cả toàn bộ những sản phẩm đồ thờ cúng khác như , , ,… tất cả đều được chế tác vô cùng tinh xảo bằng đồng nguyên chất 100% theo phương pháp thủ công mỹ nghệ. Hơn nữa, giá thành các sản phẩm tại Đồ Đồng Dung Quang Hà cũng rất hợp lí, phải chăng do không qua bất kỳ đơn vị trung gian hay bên thứ 3 nào cả.

663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline/Zalo: 0944.58.1111 Telephone: 02466.747.666

Website: https://dungquangha.com

Email: ducdongdungquangha@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!

Cập nhật thông tin chi tiết về Hầu Đồng, Trình Đồng Mở Phủ Hết Bao Nhiêu Tiền? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!