Bạn đang xem bài viết Hải Phòng: Lễ Thượng Lương Đại Hùng Bảo Điện Chùa Phú Kê ( Sùng Ân Tự) được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sáng ngày 13/10/2019 (nhằm ngày 15/09 năm Kỷ Hợi), tại thôn Phú Kê, Khu I, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã long trọng diễn ra lễ thượng lương ( Cất nóc) ngôi Đại hùng Bảo điện chùa Phú Kê (Sùng Ân tự) sau hơn 1 năm kiến thiết, xây dựng.
Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Từ thiện xã hội TƯ GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN thành phố Hải Phòng; Thượng tọa Thích Nguyên Bình – Nguyên Ủy viên Thường trực BTS GHPGVN thành phố Hải Phòng; Đại đức Thích Tục Lương – Phó BTS GHPGVN quận Lê Chân; Sư thầy Thích Diệu Giới – Trụ trì chùa Sùng Ân, Trưởng BTC Đại lễ, cùng đông đảo chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì một số chùa nội, ngoại thành của thành phố Hải Phòng và chư tôn đức Tăng Ni cựu tăng ni sinh Học viện Phật giáo Hà Nội, là đồng môn của sư thầy trụ trì.
Về phía lãnh đạo chính quyền có sự hiện diện của ông: Đoàn Thế Lăng – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Tiên Lãng; Bà: Vũ Thị Hội – Chủ tịch UB MTTQVN thị trấn Tiên Lãng; ông: Nguyễn Hữu Bình – Bí thư chi bộ khu I, thị trấn Tiên Lãng; ông: Nguyễn Xuân Vui – Trưởng khu I, các ông bà lãnh đạo đại diện các cấp ủy Đảng thuộc HĐND, UBND, UB MTTQVN thôn Phú Kê, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, các cụ bô lão trong làng, cùng đồng bào Phật tử gần xa và nhân dân địa phương.
Chư tôn đức và chính quyền địa phương làm lễ thượng lương
Chùa Phú Kê, tên hiệu là Sùng Ân tự là di sản văn hóa tín ngưỡng tâm linh từ lâu đời, chùa nằm trên gò đất cao, tọa hướng Tây Nam, chùa có từ thời Lý, được chọn làm nơi đặt kho quân lương của đạo quân nhà Trần do tướng quân Trần Quốc Thành chỉ huy. Đến niên hiệu Vĩnh Trị Chính Hòa, triều vua Lê Huy Tông ( 1675 -1697), chùa Sùng Ân được trùng tu tôn tạo với quy mô rất to lớn, được kiến lập trên đất địa linh, kiến trúc mang đậm nét của thời hậu Lê. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được 1 sắc phong của vua Khải Định ( Triều Nguyễn), được mô tả là ngôi chùa có 9 nóc, ao 5 góc, đa 3 cây…,đá 1 hòn. Chính vì những dấu ấn lịch sử đó, chùa đã được UBND thành phố Hải Phòng cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử, cũng như sự tàn phá của chiến tranh, chùa đã bị xuống cấp trầm trọng, ngày 1/04/2018 ( nhằm ngày 16/2 năm Mậu Tuất), được sự đồng ý của các cấp chính quyền và GHPGVN thành phố Hải Phòng, cũng như thể theo tâm nguyện của sư thầy trụ trì, Phật tử và nhân dân làng Phú Kê đã đồng tâm nhất trí trùng tu xây dựng lại ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Phú Kê ( Sùng Ân tự) với diện tích 252m2 trên tổng diện tích khuôn viên chùa là 4683m2. Chùa được thiết kế theo hình chữ “Công” có 11 gian, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian ống muống, 3 gian hậu cung, mái đao góc, nóc tứ Linh chầu, hậu cung chồng diêm cát nóc, xà cột được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, dự kiến kinh phí xây dựng khoảng 10 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Sau hơn 1 năm kiến thiết xây dựng, đến nay công trình cơ bản đã hoàn thành phần mộc. Hôm nay, ngày 13/10/2019 ( nhằm ngày 15/9 Kỷ Hợi), Ban quản lý khu di tích, cùng sư thầy trụ trì, Phật tử và nhân dân làng Phú Kê long trọng tổ chức lễ an vị long cốt, cất nóc ngôi Đại hùng Bảo Điện chùa Sùng Ân.
Chư tôn đức và chính quyền cất nóc ngôi Đại Hùng Bảo Điện
Phát biểu tại buổi lễ, ông: Đoàn Thế Lăng – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Tiên Lãng đã tán thán công đức của sư thầy Thích Diệu Giới – Trụ trì chùa Sùng Ân, cùng các doanh nghiệp, con em địa phương đang lập nghiệp khắp mọi miền Đất nước, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, phật tử gần xa đã phát tâm công đức để xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Súng Ân và các công trình phụ trợ để cảnh chùa ngày một khang trang, tố hảo. Ông cũng mong rằng các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong thời gian tới hãy phát tâm bồ đề hơn nữa để công trình xây dựng, kiến thiết chùa Sùng Ân sớm được hoàn thành để bà con Phật tử, nhân dân địa phương có nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tâm linh, góp phần tô điểm cho quê hương Tiên Lãng ngày càng tươi đẹp.
Nhân dịp này, Hòa thượng Thích Quảng Tùng – Trưởng Ban trị sự GHPGVN thành phố Hải Phòng đã ban đạo từ ôn lại truyền thống lịch sử anh dũng của đồng bào Phật tử, nhân dân huyện Tiên Lãng, vai trò của ngôi chùa trong lòng mỗi người dân Việt. Đồng thời, Hòa thượng cũng nói lên ý nghĩa, công đức của việc xây dựng chùa và tán thán công đức của sư thầy trụ trì, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, cũng như đồng bào Phật tử, nhân dân địa phương.
Trước khi kết thúc buổi lễ, chư Tôn đức Tăng Ni, chính quyền địa phương và Phật tử gần xa, nhân dân địa phương đã cử hành nghi lễ niêm hương, bạch Phật, lễ gia trì, an vị long cốt, thượng lương Ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Sùng Ân trong niềm hoan hỷ vô biên của tất cả mọi người tham dự đại lễ.
Xin giới thiệu hình ảnh ghi nhận:
Văn nghệ chào mừng
Cây thị cổ thụ được xếp hạng di sản Quốc gia tại chùa Sùng Ân
Cung nghinh chư tôn đức quang lâm tham dự buổi lễ
Đại đức Thích Bản Đức điều hành buổi lễ
Các vị bô lão tại làng Phú Kê tham dự buổi lễ
Chư tôn đức chứng minh và các cấp chính quyền địa phương
Quang cảnh đại lễ
Niệm Phật cầu gia bị
Ông: Nguyễn Xuân Vui – Trưởng khu I, thị trấn báo cáo xây dựng
Ông: Đoàn Thế Lăng đại diện chính quyền thị trấn phát biểu
Chính quyền địa phương tặng hoa chúc mừng sư thầy trụ trì
Hòa thượng Thích Quảng Tùng ban đạo từ
Chư tôn đức và chính quyền cử hành lễ an vị long cốt
HT. Thích Quảng Tùng sái tịnh long cốt chùa Sùng Ân
Chư tôn đức và các cấp chính quyền cất nóc chùa Sùng Ân
Ao 5 góc trong khuôn viên chùa Sùng Ân
Thành Trung
Đón Tết Vua Hùng Ở Hải Triều Âm Tự
Giữa đồng không mông quạnh, Hải Triều Âm tự như ốc đảo xanh trên sa mạc với đủ loại cây cảnh chăm tươi tốt có ở mọi chốn trong không gian rộng vừa phải, cả một giàn phong lan lủng lẳng đến không xuể trước cốc bên hữu.
>>Những ngôi chùa Việt độc đáo
Mất chừng 50 cây số đi về bằng xe đạp, rời quốc lộ, qua cầu treo, vào ngõ sâu hun hút băng ngang các cánh đồng khô không khốc dưới nắng cháy da hay ao tôm công nghiệp trơ trọi đồng quang vắng, ong ong nắng lại liên tưởng hình ảnh Hóa Thành khi dừng trước cổng Hải Triều Âm tự cách cửa biển Cống Cái Cùng mấy cây số, lọt trong vùng có cảnh báo “khu vực biên giới biển”- thuộc xã Vĩnh Thịnh – Hòa Bình – Bạc Liêu.
Chính điện khiêm cung, nhỏ nhắn lại càng tôn cao tượng Phật ở trung tâm; phía sau, hai tủ kinh sách khá phong phú, có nơi phụng thờ Tổ Sư Minh Đăng Quang – theo một nghi thức của hệ phái khất sĩ. Trống, gồm bệ và thân, tinh xảo, đẹp. Chính điện nhỏ nhắn mà chuông lớn – trống được tạo tác công phu và kinh sách nhiều, chim kêu ríu rít trong cảnh trang nghiêm thanh tịnh. Từ chính điện nhìn ra lộ làng hướng về cửa biển, một thảm xanh lung linh đẹp trong nắng, thánh tượng Quan Âm một màu trắng thanh khiết vươn cao trên cánh những lá sen trắng tự nhiên, và cổng Chùa kín đáo lại đẹp lạ, các mảnh gỗ sơn vàng gợi cái gì đấy xưa cũ xa xôi…
Tôi không đủ duyên đảnh lễ quý ni trụ trì, sư cô Thích nữ Liên Hòa, nhưng lại có may mắn nghe vị tỳ kheo ni trẻ vốn có 10 năm tu học bên cạnh Sư bà Hải Triều Âm trên cao nguyên, ở ngã ba Phú An. Miên man chìm trong những kỷ niệm của sư cô về bậc ni nổi tiếng, nhân duyên của sư cô khi về phục vụ bên cạnh quý ni trụ trì tận vùng biển xa xôi này.
Vùng đất Vĩnh Thịnh của huyện Hòa Bình đối diện vùng Cái Cùng thuộc Long Điền Đông huyện Đông Hải cùng tỉnh Bạc Liêu bên kia, vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 5 chưa xa lắm, và khi ấy trên nền Hải Triều Âm tự chỉ là am cốc đơn sơ, đã tham gia vào hoạt động cứu trợ đồng bào.
Ngày nay, Hải Triều Âm tự – theo lời Đại đức Trưởng Ban Trị sự Phật giáo huyện Hòa Bình Thích Huệ Thường trao đổi cùng tôi: “Đây là địa chỉ hàng đầu công tác từ thiện nhân đạo của Phật giáo huyện nhà”, sư cô trụ trì Liên Hòa là Trưởng ban từ thiện Phật giáo huyện và tham gia thường trực ban trị sự Phật giáo tỉnh.
Là Phật tử, tôi có hạnh phúc khi được nghỉ trưa ở cốc cạnh giàn phong lan, trong một giao cảm tâm linh đặc biệt, tránh cái nắng cháy và có khoảng lặng nghỉ ngơi. Cốc đơn sơ, chỉ có bức hình Phật Thích Ca cỡ nhỏ trên cao và hai chiếc đơn, trên cùng gác gỗ làm hạ nhiệt – la phông.
Trước khi ra về, tôi nói cùng quý ni làm công việc tri khách về ngày quốc giỗ, về Vesak cận kề….Quý ni có nói: chú thấy người ta đặt tên chùa Hải Triều Âm có ngẫu nhiên không? Tôi đáp: không có gì ngẫu nhiên. Sư trưởng Hải Triều Âm đức cao vọng trọng sáng danh ni giới, cả đời tu học cống hiến, bậc ni có sự học uyên bác, chọn pháp danh người cho ngôi già lam là vinh dự cho cả vùng quê xa xôi này.
Chuyện hôm qua, ở ốc đảo xanh cận biển Bạc Liêu.
Nguyễn Thành Công
Văn Cúng Thượng Lương Chuẩn Xác Nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
……………Thành, ……………..huyện, ………………..xã, ………………….thôn, ……………………xứ chi nguyên.
Tuế thứ……………….niên, ……………ngoạt, ……….Nhựt
Tư nhơn tín chủ……………………………… hỷ sự.
…………tiết chánh nhựt kiết thời, giờ……….
Cung lễ Thượng lương tư gia đã động thổ ngày…..tháng….. năm…………….
-Thành tâm cẩn dụng………………. hương đăng hoa quả thanh chước thứ phẩm chi nghi.
-Cẩn ủy chủ bái ………………………cẩn dĩ phỉ nghi.
CẢM CÁO VU
-Cung thỉnh Đại đế khai hoàng hậu thể nguyên quân Thái tuế chí đức tôn thần.
-Cửu thiên Huyền nữ Thánh mẫu tiên nương Ngũ hành thánh phi tôn thần.
-Bổn xứ lương đống thổ địa chi thần
-Nhị thập bát tú tinh quân chi thần
-Ngũ tự gia đường, Đông trù tây mạng táo phủ thần quan
-Nội gia diên trạch, ngoại gia diên cư.
-Chư vị lỗ ban Lỗ bốc Bạch hạt tiên sư tăng dương lại tứ minh sư.
-Cập bộ hạ thị tùng đào lương ban phước phò trì gia chủ lương đống an cư lạc nghiệp, bình an khương thái phục y kỳ nguyện.
Ngưỡng lại tôn thần chư vị tiên sư lưu gia ư huệ phước.
PHỤC DI CẨN CÁO
Thủ Tục Lễ Vật Văn Khấn Làm Lễ Cúng Thượng Lương Cất Nóc Nhà
1. Ý nghĩa của lễ cúng thượng lương
Lễ cúng thượng lương chính là lễ cất nóc nhà, tức là ngày đổ mái nhà (nếu là nhà mái bằng). Còn đối với mái dốc có kéo thì ngày này chính là ngày gác thanh giữa mái nhà . Đây là một nghi lễ quan trọng luôn được các chủ đầu tư hay gia chủ chú trọng thực hiện bởi mang ý nghĩa rất to lớn, cụ thể như sau:
Ý nghĩa của lễ cúng thượng lương
Lễ thượng lương còn thể hiện lời cầu mong của gia chủ, chủ đầu tư được thần linh che chở, ban ơn để việc xây dựng gặp thời tiết thuận lợi cũng như không xảy ra sự cố gì đối với con người trong suốt quá trình xây dựng.
Thực hiện lễ thượng lương nhằm cầu khấn cho cuộc sống của những người trong ngôi nhà sau này được gặp nhiều bình an, may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, công việc, sức khỏe.
2. Những lễ vật cần sắm trong ngày lễ thượng lương
Trong thủ tục làm lễ đổ mái nhà không thể thiếu các lễ vật. Tùy từng địa phương, vùng miền và kinh tế gia chủ, chủ đầu tư mà các lễ vật sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các lễ vật cần thiết sẽ bao gồm:
Ngoài những lễ vật trên gia chủ hay chủ đầu tư có thể sắm thêm những lễ vật khác nếu có điều kiện.
3. Tiến hành thủ tục làm lễ cất nóc nhà
Muốn thủ tục làm lễ cất nóc mái nhà được tốt đẹp và thuận lợi thì gia chủ hay chủ đầu tư cần xem xét ngày đổ mái bằng phải hợp mệnh, hợp tuổi với gia chủ. Đồng thời nên chọn ngày đẹp, hoàng đạo và giờ làm lễ là giờ lành nhằm mang lại những may mắn cho gia chủ trong cuộc sống sau này.
Bày các lễ vật và tiến hành thủ tục làm lễ cất nóc nhà
Sau đó đến ngày làm lễ thượng lương gia chủ sẽ bày các lễ vật lên bàn sao cho đẹp mắt, hài hòa. Tiếp đến thắp nén nhang và bắt đầu đọc bài văn khấn cất nóc nhà với sự thành tâm của mình. Nội dung bài văn khấn như sau:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy quan Đương niên. Con kính lạy các tôn thần bản xứ. Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………………………. Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….. Hôm nay là ngày …………. tháng …………… năm …………………………….. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm…) Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần. Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương. Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa. Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Sau khi đọc bài văn khấn xong, gia chủ đợi hết tuần hương thì hạ lễ, đem vàng mã, bộ đồ quan, lễ giấy đi đốt. Như vậy là hoàn thành thủ tục làm lễ cất nóc nhà.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hải Phòng: Lễ Thượng Lương Đại Hùng Bảo Điện Chùa Phú Kê ( Sùng Ân Tự) trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!