Xu Hướng 3/2023 # Hà Nội: Lễ Khai Pháp Pl.2564 Tại Trường Hạ Bồ Đề # Top 3 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hà Nội: Lễ Khai Pháp Pl.2564 Tại Trường Hạ Bồ Đề # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Hà Nội: Lễ Khai Pháp Pl.2564 Tại Trường Hạ Bồ Đề được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thực hiện tinh thần thông tư của TW Giáo hội và công văn hướng dẫn của BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 23 tháng 04 nhuận năm Canh Tý), tại Tổ đình chùa Bồ Đề – phường Bồ Đề – quận Long Biên – Hà Nội, toàn thể Tăng Ni quận Long Biên và huyện Gia Lâm đã trang nghiêm tổ chức lễ khai pháp an cư kiết hạ PL2564 – DL2020.

Được biết năm nay 1429 vị Tăng Ni sẽ an cư tại 18 điểm an cư trên toàn thành phố Hà Nội, chưa tính điểm an cư tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và chùa Quán Sứ – Trụ sở TƯ GHPGVN.

Tại trường hạ Bồ Đề, buổi lễ khai pháp được đặt dưới sự chứng minh và chủ trì của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN Thành phố Hà Nội, Thủ tọa của trường hạ và hơn 130 hành giả Tăng Ni cùng sự tham dự của đông đảo Phật tử.

Đúng 7 giờ, ba hồi chuông trống thượng đường được thỉnh lên, chư tôn đức trong ban kinh sư đã trang nghiêm lên trước Đại hùng bảo điện làm lễ cúng dường Tam bảo và trở về Tổ đường cúng dàng lịch đại tổ sư.

Tiếp đến, toàn thể chư tôn đức Tăng Ni hạ trường đã trở về giảng đường lễ cầu gia bị và bắt đầu nghi thức khai pháp. Tại đây, Hòa thượng thủ tọa cùng đại chúng đối trước Pháp tòa vọng bái Đức đệ tam Pháp chủ, ngôi đường chủ của Trường hạ, cũng là chủ pháp để cầu pháp Ngài. Sau đó đại chúng đã ra làm lễ Hòa thượng thủ tọa và ban giảng sư để cung thỉnh ban giảng sư thùy từ hứa khả giảng pháp cho 3 tháng hạ an cư tại tổ đình Bồ Đề. 

Hòa thượng chia sẻ “Đức Phật dạy mùa hạ an cư là nghĩa vụ vô cùng cao cả và thiêng liêng của người đệ tử xuất gia thuộc hàng Tăng Bảo. Mùa hạ là mùa thời tiết khắc nghiệt, côn trùng sinh sôi, do đó Đức Phật chế cho chư Tăng 3 tháng hạ an cư, từ 4 vị trở lên cùng nhau ở tại một trụ xứ hoặc nơi nào đó để kết giới và giữ phép lục hòa, cùng tiến tu tam vô lậu học. Cho nên mùa hạ an cư còn có tên khác là vũ kỳ an cư hay cửu tuần tam nguyệt cấm túc an cư. Sau 3 tháng an cư, chư Tăng nhận thêm một tuổi hạ. Người xuất gia không quan trọng tuổi đời mà tính theo tuổi hạ, nương tựa vào năng lượng tu tập của 3 tháng mùa hạ an cư mà tăng trưởng đạo tâm, nuôi lớn đạo lực và trưởng dưỡng bồ đề tâm. Ngày mãn hạ là ngày chư Phật hoan hỷ, ngày chư Tăng nhận thêm một hạ lạp. Phép hạ an cư có nhiều phép. Đối với Phật giáo Bắc truyền, hạ an cư bắt đầu từ ngày 16/4 âm lịch cho đến ngày 16/7 âm lịch, đó chính là tiền an cư. Còn hậu an cư bắt đầu từ ngày 16/5 âm lịch đến ngày 16/8 âm lịch. Còn đối với Phật giáo Nam truyền, an cư vào 16/6 âm lịch và kết thúc vào 16/9 âm lịch. Dù vào thời điểm an cư nào, nhưng cũng phải đủ 3 tháng 90 ngày, gọi là cửu tuần tam nguyệt cấm túc an cư. Có nơi sẽ kết túc an cư xuân hoặc đông an cư. Nhưng chủ yếu nhất vẫn là mùa hạ an cư. Suốt 45 năm trụ thế của Đức Phật là 45 năm mùa hạ an cư. Chư Tăng Ni Phật giáo các hệ phái đều nghiêm chỉnh thực hiện giáo luật trong phép hạ an cư, bởi đó là điều thiêng liêng và cao cả”.

Qua đó, Hòa thượng đã điểm lại cho đại chúng về những tấm gương hoằng pháp trong quá khứ của Phật giáo Trung Hoa và Phật giáo thời Trần của Việt Nam. Đời nhà Đường, theo lịch sử có Ngài Huyền Trang đi nhập trúc cầu pháp 17 năm từ Trung Hoa sang Ấn Độ. Nhưng trong suốt thời gian đó, khi tới mùa hạ an cư, Ngài dù đang ở đâu cũng dừng lại không tiếp tục hành trình mà kiết hạ an cư. Đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam đã ghi lại trang sử vàng về Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài kiết hạ an cư cho tới năm cuối cùng là năm 1308 Mậu Thân. Mùa hạ đó, Ngài kiết hạ an cư tại chùa Vĩnh Nghiêm – Bắc Giang, giảng bộ Ngữ Lục cho nhị Tổ Pháp Loa. Đối với Phật giáo Việt Nam, dù trong thời kỳ đất nước thanh bình hay khi đất nước loạn lạc chống giặc ngoại xâm, chư Tôn đức Tăng Ni tiền bối hay các bậc Tổ sư cũng không xao nhãng việc kiết hạ an cư. Trong thời kỳ chống Pháp, chư Tổ tiền bối đã nương tựa vào các Tổ đình để an cư. Những năm đất nước bị chia cắt hai miền, tại miền Bắc, chư vị Tổ sư tiền bối vẫn giữ phép hạ an cư nghiêm chỉnh. Dù thời đó chiến tranh nghèo đói, các bậc tôn túc thời đó vẫn góp gạo, đóng tiền để cùng nhau vân tập về một chốn Tổ đình thực hiện việc an cư kiết hạ. Chính những điều này đã nói lên tầm quan trọng của việc an cư kiết hạ đối với đời sống Tăng đoàn.

Trong ba tháng hạ, đối với Phật giáo miền Bắc sẽ kết hợp giữa việc Tu và Học. Tu là hành trì ngày đêm 6 thời chuyên tâm tu tập, Học là khai giảng vô thượng Pháp bảo. Mỗi năm, trường hạ chọn một bộ sách trong Tam Tạng Thánh Giáo để giảng ở Đại trường cho đại chúng cùng nghe vào các buổi sáng. Luật tạng sẽ giảng riêng. Còn Kinh Tạng và Luận Tạng sẽ giảng lợi ích cả 7 chúng. Truyền thống đó được giữ gìn từ trước tới nay.

Bộ “Thiền lâm bảo huấn” được biên tập và hoằng truyền từ Trung Quốc vào Việt Nam. Những lời vàng ý ngọc của các bậc Tổ sư thời nhà Đường cho tới nhà Tống đã được ghi lại trong 292 bài, cũng chính là 292 vấn đề giảng dạy cho Tăng Ni trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt dạy cho vị trụ trì. Bộ “Thiền lâm bảo huấn” đã được các bậc Tổ đức trong quá khứ coi như sách quý luôn bên người để hàng ngày dạy bảo Tăng Ni. Từ năm 1973, sau khi du học ở Nhật về, cố trưởng lão Hòa thượng – Đức viện chủ Tổ đình Vĩnh Nghiêm (thành phố HCM) thượng Thanh hạ Kiểm đã biên dịch, giải thích bộ “Thiền lâm bảo huấn”. Từ đó tới nay, các trường hạ đã nương tựa vào bộ dịch đó của Cố trưởng lão Hòa thượng để giảng dạy. Tuy nhiên, Theo hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, trong bản Hán có thể thấy ở Việt Nam, có hai bản khắc 3 lần. Đó là bản khắc vào thời nhà Lê, bản khắc vào thời nhà Nguyễn. Bản thời nhà Nguyễn do Tổ Đa Bảo khắc vào thời Tự Đức và bản khắc của Tổ đình Tế Xuyên – Tổ Phổ Hài khắc vào thời Bảo Đại. Hai bản này là một, đều chú giải một cách rõ ràng nhưng chưa có người dịch. Sau đó, Hòa thượng có nhờ Thượng tọa Thích Tiến Đạt chú giải và phiên dịch. Trong mùa hạ năm nay, Thượng tọa đã tặng tới chư Tăng Ni thủ đô 2000 bộ. Tới nay, bản cổ, bản trung và bản kim đều đã có, các vị giảng sư có thể thuận lợi nghiên cứu để giảng dạy cho các vị Tăng Ni học tập.

Qua đó, Hòa thượng mong muốn chư Tôn đức Tăng Ni trong mùa an cư sẽ cố gắng sắp xếp công việc trụ xứ để cấm túc an cư, lắng nghe những thời pháp để suy nghĩ, chiêm nghiệm mà tu học. Tu trước nhất là lợi ích cho mình, không uổng phí công lao, không hổ thẹn với ngôi trụ trì và sau là lợi lạc cho thập phương tín thí.

Nhân đây, Hòa thượng cũng sách tấn các Phật tử “hãy dành thời gian để trở về trường hạ an cư lễ Phật, nghe Pháp và hộ trì chư Tăng để cả thân và tâm đều lợi ích. Từ công đức và năng lượng tu tập đó để hồi hướng cầu an cho xã hội và gia đình, cầu siêu cho cửu huyền Thất Tổ trong nhiều đời nhiều kiếp, như vậy âm dương đều lợi lạc”.

Sau bài khai pháp đầu tiên của mùa an cư kiết hạ là giảng pháp theo nghi thức cổ truyền “bình văn giảng nghĩa” như chư Tổ đã dạy. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đã giảng giải cho đại chúng về lời nói đầu hay còn gọi là bài tựa của quyển “Thiền lâm bảo huấn”. Đây cũng chính là đoạn nói tóm tắt về ý nghĩa của quyển này.

Buổi lễ khai pháp đã hoàn mãn trong niềm hoan hỷ của toàn thể hội chúng.

Diệu Tường

Đắk Lắk: Cúng Dường Trường Hạ Sắc Tứ Khải Đoan Pl 2564 –Dl2020

Tại trường hạ chùa Sắc tứ Khải Đoan Phật lịch 2564, An cư Kiết hạ lại trở về với Chư Tôn đức nơi đây, truyền thông Phật giáo tỉnh, ghi nhận những hình ảnh của Chư Tăng và Phật tử các tự viên trong và ngoài tỉnh phát tâm cúng dường tịnh tài, phẩm vật đến Đạo tràng An cư kiết hạ. hôm nay hàng Phật tử chúng con được hội tụ về đây gieo duyên lành với Tam bảo với Phật pháp và cũng là dịp thuận duyên để hàng Phật tử chúng con được học hỏi giáo lý và thể hiện tinh thần hộ trì Chánh pháp.

Tại trú xứ An cư, quý Phật tử cung kính tác pháp dâng lễ cúng dường Tam Bảo, chư Tôn đức hoan hỷ chứng minh công đức và ban bố những lời pháp nhủ nhằm giáo huấn và soi sáng cho chư Phật tử tu hành đúng chánh pháp, đúng giới luật để đạt được sự an lạc, giải thoát trong cuộc sống hiện tại. Ngoài ra quý Phật tử còn thấu hiểu được truyền thống và ý nghĩa của pháp An cư kiết hạ hằng năm.

Trên tinh thần hộ trì Tam bảo, học tập Phật pháp để tiến tu và vun trồng công đức, phước báo làm nền tảng cho an lạc hạnh phúc đời này và đời sau, hàng Phật tử tại gia, thiện nam, tín nữ hết lòng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho chư Tăng Ni an cư kiết hạ tu hành. Tất cả những việc làm của chư Tăng Ni và nam nữ Phật tử trong mùa An cư đều góp phần quan trọng trong việc duy trì mạng mạch Phật pháp và lợi lạc chúng sinh.

Ban TTTT xin giới thiệu hình ảnh của các đoàn đến cúng dường trường hạ: Tin & ảnh: Đông Triều – Ngọc Dũng Ban TTTT Phật giáo Đak Lak

Thái Nguyên: Lễ Khai Pháp Trường Hạ Chùa Phù Liễn

Về chứng minh tham dự có TT Thích Thanh Điện phó Tổng Thư ký kiêm Chánh VP I TƯ GHPGVN; TT Thích Giác Dũng, phó Ban Phật giáo quốc tế, giảng viên Học viện Phật giáo trên toàn quốc; TT Thích Thanh Huân phó VP I TƯ GHPGVN; ĐĐ Thích Nguyên Thành, UV HĐTS GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên Viện chủ kiêm hóa chủ Hạ trường; ĐĐ Thích Đạo Quảng phó Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên Chánh Duy na Hạ trường; ĐĐ Thích Thanh Thắng phó BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; sư cô thích Đàm Tâm, phó TT BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; ĐĐ Thích Chúc Tiếp phó Thư ký kiêm Chánh VP BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; cùng chư Tôn đức Tăng ni tỉnh bạn về tham dự, và hơn 50 hành giả của Hạ trường chùa Phù Liễn tham dự buổi lễ.

Phía quan khách Chính quyền có ông bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Phùng Đình Thiệu UV Ban TV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận tỉnh Thái Nguyên; ông Đặng Viết Thuần UV Ban Thượng vụ Tỉnh ủy, phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Thái Nguyên; bà Nguyễn Thị Mạnh Anh, phó GĐ Sở NV, Trưởng Ban TG tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Hồng Khánh, phó Phòng Tôn giáo Dân tộc, UBMTTQ tỉnh Thái Nguyên; bà Dương Thu Thủy, Chuyên viên phòng Nội vụ TP Thái Nguyên. Cùng chư vị đại diện Lãnh đạo các Sở, Ban, ngành đoàn thể các cấp đồng tham dự. đặc biệt về tham dự buổi lễ có hàng nghìn bà con Phật tử của các Huyện, Thị, Thành trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên cùng về tham dự.

Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài tìm đến 5 anh em ông Kiều Trần Như và thuyết pháp Tứ Thánh đế, lần đầu tiên. Kể từ đó giáo pháp được hình thành. Một nền giáo pháp chỉ rõ cho con người thoát ly sinh tử, khổ đau, nhận chân được giá trị đích thực của con đường giác ngộ giải thoát, mọi thành phần trong xã hội thời bấy giờ tìm đến với Đức Thế Tôn và giáo hội được thành lập thành tứ chúng: Tỷ Khiêu – Tỷ Khiêu Ni – Ưu Bà Tắc – Ưu Bà Di.

Có đoàn thể tất phải có giới luật. Trong giới luật của Phật có quy định chư Tăng Ni dừng chân trong ba tháng để tịnh tu giới hạnh, trau giồi giới định tuệ – tam vô lậu học để làm hành trang trên lộ trình chuyển tinh thần đạo đức của Phật giáo đi vào lòng cuộc đời. Từ đó mặc dù đã trải qua hơn 2.500 năm trong lịch sử, giới luật quy định ấy luôn duy trì nghiêm túc để người con Phật: “Đoàn kết hòa hợp – trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm giáo hội”.

Tôn chỉ, mục đích của An C­ Kết Hạ tại đạo tràng hôm sẽ nói lên đầy đủ tinh thần duy trì giới luật cho hàng tứ chúng trên bước đường tu học để phụng sự đạo pháp và dân tộc, góp phần vào công cuộc hoằng dương chính pháp, cứu khổ độ sinh.

Chia sẻ chùm ảnh của buổi lễ:

Lễ Khai Pháp Hạ Trường Chùa Cả (Thánh Ân) Mùa An Cư 2022

Căn cứ luật Tỳ Ni đức Phật chế và truyền thống An cư Kết hạ, Tăng Ni hằng năm phải An cư ba tháng (hoặc tiền An cư hay hậu An cư) để thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới – Định – Tuệ, giữ gìn quy củ tùng lâm, trang nghiêm Giáo hội, lợi lạc tự thân và lợi ích xã hội; Căn cứ Thông bạch số 070/2019/TB.HĐTS ngày 14 tháng 02 năm 2019 về việc hướng dẫn tổ chức An cư kết hạ PL.2563-DL.2019 của Thường trực Hội động Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định xin phép các cấp lãnh đạo tỉnh Nam Định tổ chức 9 Trường hạ trong tỉnh để Tăng Ni đi an cư kết hạ năm 2019.

Sáng ngày 25/6/2019 (tức ngày 23/5/Kỷ Hợi), Hạ trường chùa Cả (Thánh Ân) thành phố Nam Định đã long trọng tổ chức lễ khai pháp mùa An cư kết hạ Phật lịch 2563.

 Buổi lễ được đặt dưới sự chúng minh và tham dự của Hòa thượng Thích Minh Tâm, thành viên HĐCM TW GHPG VN; Thượng tọa Thích Quảng Biên, UV TT BTS PG tỉnh; Thượng tọa Thích Giác Vũ, Chánh Thư ký BTS GHPG VN tỉnh; Thượng toạ Thích Thanh Thinh, UV BTS GHPGVN tỉnh; Ni trưởng Thích Đàm Hiền, Phó BTS GHPG VN tỉnh; Ni sư Thích Đàm Hân, UV TT BTS GHPGVN tỉnh cùng với sự hiện diện của 78 hành giả an cư và khoảng một ngàn Phật tử về tham dự buổi lễ.

Ban chứng minh

Sau nghi thức Niêm hương bạch Phật, lễ Tỗ, Ban tổ chức Hạ trường chính thức cử hành lễ Khai pháp, giảng kinh Hoa Nghiêm. Lối giảng kinh tại Hạ trường chùa Cả vẫn theo lối cổ tức là bình văn giảng nghĩa. Ngoài ra vào các ngày Trai, Hạ trường vẫn hành trì ngày đêm sáu thời lễ bái theo khóa Hư lục của Trần Thái Tông; vào các ngày Trưởng tịnh, bá tát trong tháng đọc Lâm chung và Tọa thiền. Mỗi buổi giảng kinh của Hạ trường thu hút khoảng năm trăm đến một ngàn Phật tử đến thính pháp.

 Theo chương trình tu học trong ba tháng An cư, vào các buổi chiều hàng ngày, Hạ trường tổ chức một lớp dậy giáo lý căn bản cho những vị mới xuất gia tu đạo về Luật nghi và các vấn đề cần thiết cho đời sống tu học.

 Được biết, trong toàn tỉnh Nam Định có 9 điểm an cư tập trung. Trường Hạ chùa Cả thành phố Nam Định dành cho Tăng Ni thành phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc, có 78 hành giả; Trường hạ chùa Cổ Lễ, Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh dành cho Tăng Ni huyện Trực Ninh, có 53 hành giả; Trường hạ chùa Hoành Nha Chính, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy dành cho Tăng Ni huyện Giao Thủy,  có 60 hành giả; Trường hạ chùa Tây Lạc, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực dành cho Tăng Ni huyện Nam Trực, có 61 hành giả; Trường hạ chùa Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản dành cho Tăng Ni huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên, có 127 hành giả; Trường hạ chùa Quế Phương, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu dành cho Tăng Ni huyện Hải Hậu, có 50 hành giả; Trường hạ chùa Trà Lũ Trung (Linh Quang), xã Xuân Bắc, huyện Xuân Trường dành cho Tăng Ni huyện Xuân Trường, có 44 hành giả; Trường hạ chùa Liêu Hải, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng dành cho Tăng Ni huyện Nghĩa Hưng, có 51 hành giả; Trường hạ Trúc Lâm Thiên Trường-Trung tâm Phật giáo tỉnh, đường 10, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định dành cho Ban giám hiệu và Tăng Ni sinh trường TCPH tỉnh, có 128 hành giả. Tổng số Tăng Ni đi an cư kết hạ trong toàn tỉnh là 653 hành giả.

Chư tăng ni tham dự khai pháp

Trong ngày hôm nay còn có trường hạ chùa Cẩm và trường hạ Cổ Lễ tổ chức khai pháp. Ngoài ra trường hạ Hoành Nha Chính, Tây Lạc, Quế Phương, Trà Lũ Trung, Liêu Hải và Trúc Lâm Thiên Trường sẽ lần lượt tổ chức khai pháp từ cuối tháng 5 âm lịch cho đến đầu tháng 6 âm lịch.

  Được biết, truyền thống an cư có thời đức Phật còn tại thế. Những năm đầu sau khi đức Thế tôn thành đạo, những vị Tỷ khiêu đi hoằng pháp từ làng này sang làng nọ, mùa nào cũng đi, dầu mưa, dầu nắng, rất cực nhọc. Vì sự chu du của các Tỷ khiêu như vậy nên những ngoại đạo nói rằng: “Đến mùa mưa, chim, kiến còn biết làm tổ để trú mưa, các đệ tử Sa môn Cồ Đàm cứ đi mãi và giậm phải côn trùng”. Đức Thế tôn dùng tuệ nhãn để quán xét, ngài nhận thấy nhân duyên đến, nên ban hành lễ An cư Kết vũ hằng năm để những người xuất gia hành trì có an lạc. Lý do ngài ban hành An cư là nhằm mục đích duy trì truyền thống chư Phật trong quá khứ; với lòng từ bi lớn của người xuất gia trong đối với côn trùng và những chồi non khi mưa đâm chồi nẩy nở; Để người xuất gia có 3 tháng trau dồi thân tâm, phát huy giới định tuệ, trở về sống nội tâm nhiều hơn là ngoại cảnh.

  Kết vũ tiếng Pali Vasssa, nghĩa mùa mưa. Kết vũ là mùa mưa an vui- hạnh phúc. Ám chỉ chư Tăng tu học tốt. Theo Phật giáo Bắc tông, sử dụng danh từ phổ thông là An cư Kết hạ, nhập hạ v.v… 

Chư Tăng Ni đệ từ Đức Phật hằng năm phải an cư để thúc liễm thân tâm trau giồi giới thân tuệ mạng, tạm trú thời gian 3 tháng trong mùa mưa. Nếu tiếp tục đi hành đạo sẽ làm mất phẩm hạnh của chư Tăng Ni và cũng là làm mất tâm từ bi của người đệ tử Đức Phật. Là đệ tử Đức Phật, chư Tăng Ni dù bất cứ nơi nào, dù ở đông bán cầu hay tây bán cầu cũng đều an cư trong mùa mưa (mưa già). Chư Tăng Ni tập trung an cư tại một trú xứ tự viện, trú xứ đó lúc bấy giờ gọi là Trường hạ, chư Tăng Ni không an cư không phải đệ tử Đức Phật, không được tính tuổi hạ lạp (công đức tu hành), không được tính tuổi đạo, tính tuổi sinh mệnh của người con Phật, ghi nhận công đức quá trình cống hiến đời mình đi theo giáo pháp Đức Phật.

Các phật tử tham dự khai pháp

Pháp chế An cư tu học, nếu được đại chúng thực hành chí thành, đúng mức, thì đó thật là nguồn năng lực lớn lao để củng cố tinh thần hòa hợp thanh tịnh của Tăng già; trưởng dưỡng tâm bồ đề ngày càng lớn mạnh, bền chắc; giúp cho sự nghiệp nhiếp hóa chúng sinh thành tựu viên mãn. Các tín đồ Phật tử cũng nương nhờ uy đức rộng lớn như biển của Đại Tăng mà tâm linh thăng tiến; nhờ tu học Phật pháp mà trí tuệ phát triển; nhờ thành tâm tu hạnh bố thí cúng dàng mà phúc đức sâu dầy, duyên lành đối với Phật pháp sẽ kết chặt vững bền mãi mãi về sau.

Nguồn: Phật giáo Nam Định

Cập nhật thông tin chi tiết về Hà Nội: Lễ Khai Pháp Pl.2564 Tại Trường Hạ Bồ Đề trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!