Xu Hướng 9/2023 # Gợi Ý Mâm Cúng Chay Trong Ngày Tết Đoan Ngọ # Top 17 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Gợi Ý Mâm Cúng Chay Trong Ngày Tết Đoan Ngọ # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Gợi Ý Mâm Cúng Chay Trong Ngày Tết Đoan Ngọ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rượu nếp: Mỗi dịp Tết Đoan ngọ, những gian hàng bán rượu nếp thêm nhộn nhịp người mua cúng ban thờ tổ tiên. Từ lâu đời, người Việt Nam cho rằng ăn cơm rượu nếp khi bụng đói sẽ khiến “sâu bọ” trong người say men rượu mà biến mất. Tập tục riêng của người Việt Nam khiến cơm rượu nếp mỗi vùng miền có phiên bản khác nhau.

Người miền Bắc thường chế biến cơm rượu từ nếp cẩm, lên men với công thức đặc trưng làm nên hương vị riêng. Ở miền Nam, người dân lại vo viên cơm rượu thành từng nắm rồi thưởng thức. Ý nghĩa chung của việc ăn cơm rượu, nếp cẩm là diệt sâu bọ phòng trừ dịch bệnh. Họ sẽ chuẩn bị những bát rượu nếp sạch sẽ để cúng gia tiên kèm các loại hoa quả.

Bánh gio mật mía: Tiết trời nóng bức của tháng 5 Âm lịch khiến người dân từ lâu đời luôn chọn những món ăn thanh mát dịp Tết Đoan ngọ. Bánh gio (hay bánh tro) làm từ gạo nếp và đường, mật mía luôn góp mặt trong mâm cúng của người Việt Nam từ đó. Mọi người thường ăn bánh khi nguội để cảm nhận vị thanh mát, ngọt thơm với công dụng dễ tiêu, thanh nhiệt và giải độc.

Chè trôi nước: Món tráng miệng, ăn vặt không thể thiếu của người miền Nam mỗi dịp Tết Đoan ngọ. Bánh trôi nhân đậu xanh truyền thống hoặc nhiều màu sắc sẽ ăn kèm nước đường gừng ấm nóng. Món ăn thơm đậm vị gừng, béo ngậy của nước cốt dừa ăn kèm, gần giống món bánh trôi của người miền Bắc.

Hoa quả đầu mùa: Tùy sở thích, người nội trợ các vùng miền sẽ chọn những loại hoa quả đang vào mùa dịp tháng 5 Âm lịch. Với người miền Bắc, những loại trái cây thường góp mặt trong mâm cúng gia tiên là mận, roi, đào, táo hay vải… Sự đa dạng của hoa quả nhập khẩu ngày nay cũng giúp các gia đình có thêm sự bày biện đẹp mắt đón Tết Đoan ngọ.

Với những người kinh doanh hay người đi làm bận rộn, họ thường chuẩn bị hoa quả cúng Tết Đoan ngọ khá đơn giản với quả mận, ổi và một cốc rượu nếp mua sẵn. Tùy sở thích và thời gian cá nhân, bạn có thể đón ngày diệt sâu bọ truyền thống với các loại thực phẩm khác nhau mà vẫn giữ trọn vẹn ý nghĩa.

Bánh ú tro: Nếu người miền Bắc có bánh gio thì người miền Nam thường cúng bánh ú tro mỗi dịp Tết Đoan ngọ. Bánh làm từ gạo nếp nấu với nước tro, nhân đậu xanh và có hình chóp. Bọc bên ngoài bởi lá tre, bánh có vị ngậy và thơm nhẹ. Mỗi dịp Tết Đoan ngọ, người miền Nam lại nhộn nhịp tự làm hoặc mua những gói bánh ú thắp hương, làm quà tặng cho người thân.

news.zing.vn

Ý Nghĩa Ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ tức ngày 5 tháng Năm Âm lịch, trong truyền thống người Việt là ngày lễ đặc biệt quan trọng. Ngày 5 tháng Năm gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ, vì số 5 thuộc dương.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Ở Đông Nam Á, thời tiết vào dịp mồng 5 tháng Năm thường rất nóng. Đây là thời điểm khí hậu nóng, côn trùng và sâu bọ sinh nở nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta gọi Tết Đoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ”.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam, tại nhiều nơi người ta phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị giết chết hết.

Lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Ngày Tết Đoan Ngọ đến vào sau vụ mùa. Lúa nếp, bắp đậu và kê khá dồi dào, nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Vì thế mà mâm lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng khá phong phú

Đồ cúng Tết Đoan Ngọ cần có:

– Hương, hoa, vàng mã.

– Các loại hoa quả:

Gợi Ý Chuẩn Bị Mâm Cúng Tết Đoan Ngọ Đa Dạng, Nhanh Chóng

Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 (âm lịch) hay còn gọi là tết diệt sâu bọ gây hại cho cây trồng. Mỗi gia đình người Việt đều chuẩn bị mâm cỗ với đầy đủ các món từ bánh cho đến đồ mặn cúng trời đất và tổ tiên. Mâm cúng sẽ không thể thiếu cơm rượu nếp, gà luộc, trái cây…

Mâm cúng tết Đoan Ngọ sẽ tùy vào từng vùng miền mà có sự thay đổi riêng. Như với mâm cúng của người miền Bắc thường sẽ có thêm dưa hấu, còn miền Trung bắt buộc phải có thịt vịt, một số gia đình nấu xôi chè và thêm các trái cây trong vườn nhà. Còn mâm cúng người miền Nam thì luôn có bánh ú tro, chè trôi nước hoặc xôi gấc…

Dù vùng miền nào thì mâm cúng luôn có hoa quả trái cây, bánh ú, xôi chè, rượu, cơm nếp… Tuy nhiên, nhiều gia đình hiện đại sống tại các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn sẽ bày biện thêm những món ăn có sẵn như gà nấu cà ri, bún xào hoặc kim chi, cơm cuộn…

Mâm cúng là sự biến tấu độc đáo, đa dạng tùy thuộc vào phong cách của mỗi gia đình. Đơn cử như gia đình chị Nguyên Hạnh (Thái Bình) luôn chuẩn bị song song 2 mâm cúng tươm tất, một mâm mặn với gần 10 món và một mâm ngọt với đầy đủ các loại trái cây, cơm rượu nếp cẩm.

Mâm cỗ mặn của chị bao gồm đến 10 món mặn, đủ để thấy sự khéo tay và đảm đang của chị Nguyên Hạnh.

Mâm cỗ ngọt là hoa quả, trái cây và cơm rượu nếp cẩm

Ngoài ra, với sự bày trí khéo léo và tinh tế, mâm cổ của chị đã gây ấn tượng trên các trang mạng xã hội. Chị cũng chia sẻ thêm về công thưc để làm các món mặn khá tỉ mỉ.

Cá hồi sau khi mua về thái miếng vừa ăn, ướp với bột nêm hoặc bột canh, cho thêm tí muối và hạt tiêu, thêm tí dầu hào. Bắt chảo chống dính, cho dầu lên để dầu nóng thì cho cá vào chiên 2 mặt cho vàng đều và lấy ra thấm hết dầu.

Hay món măng nhồi thịt hấp khá lạ miệng

Lựa củ măng không quá to cũng không quá nhỏ và không bị vỡ. Rửa sạch, ngâm kỹ với muối để ra chất độc. Sau đó mang đi luộc chín. Về phần thịt đã xay thì ướp thêm muối, hạt nêm, tiêu và đầu hành băm. Nhồi thịt vào ống măng rồi đun sôi nước hấp trong 40 phút là măng và thịt chín.

Làm nước sốt nhanh chóng với hành băm, tỏi phi tơm và 1/2 thìa dầu ăn cho thêm xì dầu, dầu hào, 3 thìa nước đun sôi, xíu bột nêm. Rưới hỗn hợp này lên dĩa măng và hấp trong 5 phút.

Hay như món nộm tôm bầu bày trí đẹp mắt

Bầu mua về bỏ phần ruột, cắt lấy phần thân bầu làm đồ đựng, 1 phần nạo vỏ cắt sợi. Tôm hấp chín bóc vỏ. Xoài xanh gọt vỏ thái thành sợi. Rau thơm cắt nhỏ. Lạc rang đập dập. Pha 1 thìa mắm ngon, 1 thìa nước lọc, mì chính, đường chanh, thành hỗn hợp nước mắm chua ngọt trộn đều vào bát nộm. Nếu ăn được cay thì băm thêm ớt. Rắc lạc rang đập dập lên trên rồi cho vào quả bầu trang trí cho đẹp mắt.

Các Món Có Mặt Trong Mâm Cúng Ngày Tết Đoan Ngọ

Đến hẹn lại lên, vào mùng 5/5 Âm lịch hàng năm, người người nhà nhà lại tất bật chuẩn bị cho ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là một ngày Tết truyền thống phổ biến ở những nước Đông Nam Á như Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc.

Tại Việt Nam Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày “diệt sâu bọ” bởi theo quan niệm của ông cha ta từ xưa thì sâu bọ và mầm bệnh sẽ sinh trưởng mạnh mẽ nhất vào ngày này nên chúng ta phải ăn những thức ăn có khả năng “diệt” sâu bọ.

Cho đến nay, tập tục cúng Tết Đoan Ngọ vẫn còn được giữ gìn trên khắp cả nước và đây cũng là dịp để mọi người sum họp bên nhau. Trải qua nhiều năm, dù đã có nhiều đổi thay nhưng truyền thống của người Việt vẫn được thể hiện qua các món ăn đặc trưng vào Tết Đoan Ngọ như cơm rượu nếp, bánh gio, chè trôi nước, các loại trái cây như mận, vải…

Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan ngọ Theo quan niệm từ xưa, vị nồng của nếp hòa với men cay của rượu sẽ làm cho các ký sinh có hại trong cơ thể bị “tiêu diệt”. Đặc biệt là cơm rượu nếp nên ăn vào buổi sáng, ngay khi vừa ngủ dậy.

Để làm cơm rượu nếp người ta thường sử dụng gạo nếp, nếp cẩm hoặc nếp cái hoa vàng được đồ lên và ủ trong vài ngày. Cơm rượu khi ăn có vị ngọt cay cay và tạo cảm giác dễ chịu trong bụng.

Tuy nhiên giữa các vùng miền lại có sự khác nhau về cách làm cơm rượu nếp. Nếu như cơm rượu ở miền Bắc là hạt rời thì cơm rượu ở miền Nam lại là dạng viên, còn ở miền Trung cơm rượu được ép thành khối và cắt thành các miếng vuông vức.

Bánh gio và bánh bá trạng

Bánh gio vốn thức quà dân dã có nhiều tên gọi khác nhau như bánh tro, bánh ú tro, bánh nẳng… và đây cũng là một món ăn luôn có mặt trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Bánh gio không chỉ ngon mà còn giúp chống ngấy, hạ nhiệt, làm mát ruột rất thích hợp để ăn trong những ngày nắng nóng của mùa hè.

Bánh gio được làm từ gạo nếp ngâm với nước tro đốt sau đó đem gói trong lá chuối và luộc chín. Chẳng ai có thể cưỡng lại được những chiếc bánh gio với màu hổ phách óng ánh, trong suốt và mềm dẻo. Khi chấm bánh gio với mật mía ngọt ngào bạn sẽ cảm thấy như có một bản hòa tấu vô cùng thơm ngon trong miệng mình.

Nếu như bánh gio phổ biến ở miền Bắc thì miền Nam, nơi tập trung nhiều đồng bào người Hoa, lại xuất hiện thêm bánh bá trạng. Bánh bá trạng tương tự bánh tro nhưng to hơn một chút, bánh làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều loại nhân sau đó gói trong lá rồi nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp.

Ở miền Nam bánh tro thường có nhân đậu xanh, nhưng với bánh bá trạng, đậu xanh nằm ngay trong phần vỏ bánh nếp và nhân thì lại bao gồm rất nhiều loại khác nhau như tôm khô, lạp xưởng, trứng muối, thịt lợn…

Chè trôi nước

Nếu như nười miền Bắc thường ăn bánh trôi, bánh chay vào dịp Tết Hàn thực (mùng 3/3 Âm lịch) thì miền Nam lại ăn chè trôi nước vào dịp Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian, chè trôi nước được làm từ gạo nếp nên món ăn này cũng có khả năng diệt sâu bọ tốt.

Chè trôi nước miền Nam là những viên chè tròn to được làm từ bột nếp trắng, bên trong là nhân đậu xanh thơm bùi. Chè trôi nước được ăn cùng nước đường gừng và nước cốt dừa. Khi ăn bạn cho thêm chút gừng giã nhỏ và vừng vào ăn cùng sẽ rất ngon.

Nếu như ở miền Nam có chè trôi nước thì miền Trung lại có chè kê vào ngày Tết Đoan Ngọ, món ăn này đặc biệt quen thuộc với những ai gốc Huế. Thời điểm Tết Đoan Ngọ cũng là lúc mùa kê vào mùa, vì thế người dân Huế thường làm chè kê để dâng ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó, đây cũng là một món ăn quen thuộc trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người Quảng Nam.

Chè kê được làm từ hạt kê được xay tróc vỏ rồi ngâm và đun sôi cho đến khi nở mềm thành dạng sền sền. Sau đó cho thêm ít đường và nước gừng là món chè kê đã hoàn thành. Chè kê có màu vàng đặc trưng và rất thơm. Có rất nhiều biến tấu với chè kê như chè kê đậu xanh, chè kê khoai lang…

Thịt vịt

Bên cạnh trái cây, cơm rượu, các loại chè bánh thì thịt vịt cũng là một món được nhiều gia đình cho vào mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm từ xưa, ngày 5/5 Âm lịch thường là ngày nóng nực nên mọi người ăn thịt vịt vì vịt có tính hàn. Bên cạnh đó thịt vịt còn được cho là có khả năng bổ máu, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, bắt đầu từ mùng 5/5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa và vì thế những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi. Vịt có thể được chế biến thành nhiều món như vịt luộc, vịt quay, cháo vịt… món nào cũng ngon và hấp dẫn.

NV

Gợi Ý Mâm Cúng Chay Thịnh Soạn Ngày Tết

Mâm cơm chay ngày mùng 1 Tết không đòi hỏi bạn phải làm quá cầu kì, tuy nhiên thường mùng 1 là ngày chính để bạn cúng gia tiên, thần phật. Những ngày sau đó là cúng cơm bữa nên rất cần sự chăm chút để tâm của bạn. Vì vậy, những món chay ngày tết mùng 1 cần có đủ các món canh, rau, mặn, xào, đầy đủ hương vị sắc màu để mâm cơm cúng được sang trọng, hài hòa và đủ chất

1. Rau củ xào chay

Nguyên liệu cần có:

Bước 1: Sơ chế các loại rau:

– Ngô non bạn rửa sạch rồi bổ đôi theo chiều dọc.

– Đậu Hà Lan tước vỏ, cắt làm đôi.

– Cà rốt gọt bỏ vỏ, bổ đôi rồi thái thành lát mỏng.

– Nấm hương ngâm với nước ấm cho nở ra rồi rửa lại với nước sạch. Bổ đôi nấm.

– Hành lá cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi thái thành khúc.

– Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.

Bước 2: Cho chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào chảo rồi phi thơm hành tím.

– Cho cà rốt + bắp non vào xào. Khi gần chín bạn cho tiếp nấm hương + đậu Hà Lan vào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Trong lúc xào bạn cho chút nước để rau củ không bị khô và bén chảo.

– Cuối cùng cho hành lá vào đảo đều rồi tắt bếp.

2. Đậu phụ chiên xào nấm tươi

Món chay đậu phụ chiên xào nấm tươi đều là món chay tốt cho cơ thể. Để chế biến món ăn chay này bạn cần cắt ngay ngắn những miếng đậu hũ thành dải mỏng, đem chiên chín và sào chúng với nấm tươi, hành, cùng các loại gia vị, rau thơm khác. Đậu phụ chiên xào nấm tươi là món ăn đậm đà và quen thuộc, lại đủ dưỡng chất, do đó, nó không thể thiếu trong thực đơn ăn chay hàng ngày của các tín đồ chay.

– 1 – 2 bìa đậu phụ đã chiên sẵn

– Nấm tươi, có thể dùng nấm rơm, nấm sồi hoặc nấm bào ngư

– Nước mắm, muối, dầu hào, đường, tiêu

– Hành lá, hành khô và rau mùi.

– Đậu phụ chiên vàng, thái lát nhỏ vừa ăn.

– Nấm sồi, nấm bào ngư rửa sạch qua nước muối pha loãng, nếu nấm lớn thì thái thành từng lát nhỏ, để lên rổ cho ráo nước.

– Hành lá, rau mùi thái nhỏ.

– Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi thơm hành khô, đổ đậu phụ vào xào khoảng từ 3 đến 5 phút.

– Tiếp theo cho hai loại nấm vào, dùng đũa đảo đều, nêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ đường, nửa thìa nhỏ muối, đảo đều để gia vị thấm. Vì nấm khi xào sẽ ra nước, nên bạn cần xào thật nhanh tay và lửa lớn, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.

– Cuối cùng rưới vào hỗn hợp nấm và đậu phụ ít dầu hào, đảo đều, tắt bếp, rắc hành lá, rau mùi thái nhỏ vào. Múc ra đĩa, rắc ít hạt tiêu lên bề mặt đậu phụ, dùng kèm với cơm.

3. Món chay lá lốt cuốn đậu hũ

Nguyên liệu:

– 2 bìa đậu phụ

– 2 bó lá lốt (chừng 20 cái)

– Nấm hương, mộc nhĩ

– Hạt nêm chay, dầu ăn

– Xì dầu, muối, đường, dầu ăn

– Mộc nhĩ ngâm nở thái sợi. Nấm hương ngâm rồi cắt bỏ chân, cũng thái dài.

– Dùng 2 cái lá lốt thái sợi nhỏ.

– Để lửa thật nhỏ sao nấm hương và mộc nhĩ cho đến khi vàng thơm.

– Trộn đều nấm hương, mộc nhĩ, đậu phụ nghiền nhuyễn, lá lốt thái nhỏ với hạt nêm.

– Trải lá lốt ra thớt, úp mặt lá xanh xuống dưới để khi chín cho màu đẹp mắt hơn, cho đậu phụ lên.

– Sau đó cuốn lại như cuốn nem. Rồi sau cùng cho vào chảo rán vàng.

4. Canh nấm ngũ sắc

Nguyên liệu:

– Nấm rơm: 150gr

– Nấm đông cô: 150gr

– Bạch quả: 50gr

– Đậu hà lan : 100gr

– Đậu hũ: 2 miếng

– Cà rốt: 100gr

– Củ cải trắng: 100gr

– Hành, ngò để trang trí

– Gia vị các loại

5. Miến xào chay

Nguyên liệu

– 1 củ cà rốt, súp lơ,

– 100 g nấm rơm,

– 2 miếng đậu hũ.

– Gia vị: muối, dầu hào chay, bột nêm, ớt, hành ngò.

– Sơ chế nguyên liệu: Miến rửa sạch, ngâm vào nước lạnh trong 30 phút để cho mềm. Nấm rơm gọt rửa sạch, ngâm nước muối 5 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát hoặc cắt sợi. Đậu que cắt đầu đuôi, tước xơ, cắt đôi.

– Đậu hũ chiên vàng, cắt dọc nhỏ.

– Bắc chảo dầu nóng phi hành thơm, cho cà rốt, đậu que, súp lơ vào xào qua.

– Tiếp theo cho nấm rơm, đậu hũ xào vừa mềm, nêm một chút muối ăn. Khi các hỗn hợp thấm gia vị, bạn nhanh tay đổ miến đã ráo nước vào.

– Đảo nhẹ tay để miến không bị nát và thấm gia vị.

– Món ăn chín tới thì cho miến ra đĩa, rắc thêm tiêu, ớt, hành ngò cho đẹp mắt.

6. Món gỏi xoài chay

Nguyên liệu

– Cà rốt: nửa quả

– Rau thơm: các loại

– Chanh, ớt, tỏi

– Nước tương chay, đường, muối.

Sơ chế nguyên liệu: Xoài: Rửa sạch, thái sợi nhỏ. Cà rốt: Rửa sạch, thái sợi. Rau thơm: Rửa sạch, để ráo nước. Tỏi: Bỏ vỏ, băm nhỏ.

Làm nước trộn: Pha chế nước trộn theo công thức: 3 thìa canh xì dầu + 1/3 nước cốt chanh + đường + tỏi băm (nêm nếm vừa khẩu vị). Sau đó trộn hỗn hợp này cùng các nguyên liệu kể trên, để 10-15 phút cho ngấm là có thể ăn được.

Trộn gỏi: Bạn cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trộn với nhau một cách đều tay. Bày ra đĩa cho rau thơm đã thái nhỏ lên trên.

7. Xôi gấc đậu xanh

Nguyên liệu:

– 500gr Nếp cái hoa vàng

– 100gr Đường

Bước 1: Để chuẩn bị cho cách nấu xôi gấc đậu xanh bạn cần ngâm phần gạo nếp cái hoa vàng và đậu xanh đã được chuẩn bị từ trước vào 2 thau riêng, ngâm trong khoảng 1 đêm, sau đó vo thật sạch chỗ gạo và đậu xanh đó rồi để cho ráo nước và xóc gạo và đậu xanh với một chút muối tinh.

Bước 2: Với gấc bạn bổ làm đôi, dùng thìa nạo lấy hết phần ruột đỏ ra bát rồi cho thêm một chút rượu trắng, đeo bao tay vào bóp đều để lấy riêng phần thịt gấc, bỏ hạt.

Bước 3: Bước tiếp theo, bạn trộn đều gạo nếp để ráo với phần thịt gấc đã lấy hết để các hạt gạo có màu đỏ đẹp.

Bước 4: Tiếp đến, bạn cho nước vào chõ, đợi nước sôi thì cho gạo nếp đã trộn gấc, dùng đũa để tạo một vài lỗ tròn nhỏ trên gạo để nước có chỗ thoát hơi, xôi đồ sẽ mau chính hơn. Thời gian xôi chín khoảng 45 phút. Trong thời gian đồ xôi, bạn để lửa lớn một chút sẽ làm cho hạt xôi tơi hơn. Khi xôi chín, bạn rắc một chút đường tinh luyện vào tạo cho xôi có vị ngọt nhẹ rồi rướu chút dầu ăn, trộn đều để hạt xôi bóng.

Bước 5: Bạn cho phần đậu xanh vào nồi hấp hoặc nấu chín trong khoảng 25 phút. Trong lúc đậu xanh còn nóng, bạn dùng thìa để miết cho đậu xanh có độ nhuyễn mịn. Bạn thêm một chút đường vừa miệng rồ bắc nồi đậu lên bếp sên nhỏ lửa cho đến khi đặc quánh nồi đậu lại thì tắt bếp, để đậu nguội.

Bước 6: Bước cuối cùng đóng xôi gấc vào khuôn cho đẹp. Đầu tiên, bạn rải một lớp xôi, rồi đến một lớp đậu ở giữa, cuối cùng rải 1 lớp xôi, nén chặt lại rồi lấy xôi ra khỏi khuôn, rắc một chút vừng rang lên trên cho xôi thêm hấp dẫn.

Những Món Chay Ngày Tết Và Gợi Ý Mâm Cơm Chay Ngày Tết

Món chay cúng Tết

1. Chả khoai mỡ chiên

Món chả khoai mỡ chiên này tuy hơi lạ, nhưng lại rất dễ làm, nên bạn cứ tự tin trổ tài. Thay vì cắt lát, khoai mỡ được bào nhuyễn, rồi chiên thành miếng chả to nhỏ tùy ý. Miếng khoai béo, bùi, giòn rụm sẽ khiến cả nhà thích mê.

2. Chả giò phù trúc

Tên gọi nghe kêu vậy thôi, thực ra đây là món chả giò chay được gói bằng lá tàu hũ ky, hay còn gọi là váng đậu, phù trúc. Phần nhân chả giò chay thì bạn cũng có thể tha hồ biến tấu, dùng đậu hũ hoặc khoai môn, khoai mỡ, bắp,… để phù hợp với khẩu vị gia đình.

3. Tàu hũ ky chiên giòn

Tàu hũ ky đem ướp chút gia vị, rồi chiên lên là cũng đủ tạo thành món ngon đầy hấp dẫn. Với những lá tàu hũ ky không đủ lớn, không gói chả giò được, bạn tận dụng làm món này luôn cũng rất hay nè!

4. Rau củ xào chay

Bằng cách dùng các loại rau củ có vị ngọt tự nhiên, bạn cũng có thể làm món rau củ xào chay ngon và đậm đà chả kém ai. Không những ngon, món này còn rất bắt mắt, nổi bật trong mâm cúng lắm đấy!

5. Đậu hũ kho nấm rơm

Món kho này không những siêu đơn giản mà còn tiết kiệm thời gian nữa, chỉ cần 30 phút là xong rồi. Bí quyết làm món đậu hũ kho nấm ngon là bạn hãy chờ cho món ăn gần chín thì mới cho nấm, để nấm thấm mặn vừa đủ. Ngoài nấm rơm, bạn dùng nấm hương, nấm đông cô để kho cũng rất thơm ngon. Chuẩn bị thêm nồi cơm dẻo thơm để ăn với Đậu hũ kho nấm là hết ý!

6. Gỏi cuốn chay 7. Canh rau củ nấu chay

Canh rau củ chay đơn giản này sẽ làm cả nhà thích mê đấy! Nhờ bắp mỹ, canh có vị ngọt tự nhiên, ăn vào cảm giác thanh nhẹ, ngọt mát rất tuyệt vời.

Thêm vài chén nước tương, tương ớt để chấm, cộng với đĩa trái cây tráng miệng nữa là có mâm chay ngon lành, đầy đủ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý Mâm Cúng Chay Trong Ngày Tết Đoan Ngọ trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!