Xu Hướng 12/2023 # Gợi Ý Mâm Cỗ Cúng Ông Công, Ông Táo Cho Chị Em Công Sở # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Gợi Ý Mâm Cỗ Cúng Ông Công, Ông Táo Cho Chị Em Công Sở được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Táo quân là vị quan túc trực quanh năm để cai quản mọi việc ở hạ giới. Ngày hai ba tháng Chạp (23/12 âm lịch), các Táo cưỡi cá chép về trời để tâu báo với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong năm cho Người rõ và thưởng phạt công minh.

Để “lấy lòng” các vị trọng thần này, dân gian thường bày cỗ cúng tiễn ông Táo về trời với những món ngọt hoặc các món ăn truyền thống cùng giấy tiền vàng mã, hia và áo mũ, cá chép giấy.

Tuy nhiên, ngày nay, mâm cỗ cúng Táo quân được đơn giản đi nhiều và không cần quá bắt buộc phải có đầy đủ tất cả các món ăn truyền thống. Mâm cỗ cúng Táo quân còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như khẩu vị của gia chủ.

– Gà luộc

– Giò lụa

– Thịt chua

– Dưa chua, hành muối

– Xôi đỗ xanh

– Canh rau củ

– Hoa quả, nước ngọt

Gà luộc

Gà trống đã mổ (1 – 1.5kg) rửa sạch rồi cho vào nồi nước lạnh cùng với vài lát gừng. Sau khi nồi gà luộc sôi, hạ lửa, đun liu riu khoảng 10 phút rồi tắt bếp, đậy vung om thêm một lúc là được. Bạn có thể dùng đũa xiên thử vào phần thịt đùi gà, nếu nước chảy ra không có màu hồng đỏ là chín. Nói chung, tùy vào kích cỡ con gà mà bạn lựa chọn thời gian luộc sao cho hợp lý.

Giò lụa

Giò lụa 1 khoanh mình mua sẵn ở ngoài hàng uy tín. Cắt giò lụa thành các miếng vừa ăn rồi xếp ra đĩa.

Thịt chua

Cũng là một loại thịt thính giống như nem chua Thanh Hóa, nem nắm Nam Định, nem Phùng, nhưng thịt chua có sự khác biệt về hương vị lại thơm ngon và hấp dẫn. Món ăn này bạn có thể mua sẵn ở các nhà hàng đặc sản. Cho thịt chua ra đĩa, xếp lêm mâm cúng. Khi ăn, ăn kèm thịt chua với lá sung, đinh lăng… và chấm tương ớt.

Dưa muối, dưa hành

Làm dưa bắp cải muối: Chuẩn bị 3/4 cái bắp cải; 1 củ cà rốt; một ít rau răm, hành lá. Gia vị gồm 20g muối; 60g đường; 30ml giấm. Rửa sạch rau củ. Thái nhỏ bắp cải, rau răm và bào sợi cà rốt. Đặt một nồi nước lên bếp, mở lửa lớn. Khi nước sôi già, trụng nhanh bắp cải, rau răm, cà rốt qua nước sôi rồi ngâm vào nước lạnh, vớt ra, để ráo nước. Cho 20g muối, 60g đường, 30ml giấm vào một lọ thủy tinh/ nhựa sạch, đổ nước ấm (40 – 50độ C) vào khoảng 1/2 chiều cao lọ, khuấy đều cho tan muối và đường. Cho bắp cải, rau răm, cà rốt vào lọ, ngập hoàn toàn dưới nước. Đậy kín, bảo quản nơi khô mát khoảng 1 – 2 ngày trước khi dùng. Mùa đông lạnh có thể lâu hơn.

Hành muối: 300g củ hành trắng (chọn củ hành hơi non thì sẽ nhanh được ăn hơn); 200ml dấm ăn; 100ml nước lọc; 50g đường, 40g muối, nước vo gạo. Hành mua về ngâm nước vo gạo để qua đêm. Hòa 20g muối với 1,5 lít nước. Cắt rễ hành, bóc vỏ, rửa qua nước muối rồi trút ra rổ để ráo nước. Lưu ý khi cắt rễ không cắt sâu vào trong thịt hành tránh làm cho hành muối bị hỏng. Nấu nước dấm: cho 200ml dấm, 100 nước, 50g đường, 20g muối vào nồi đun sôi, khi đường tan hết thì tắt bếp để nguội. Xếp hành vào lọ, thêm ớt để ăn kèm. Để hành nơi khô ráo thoáng mát. Với loại hành hơi non này, chỉ 4-5 ngày là ăn được. Còn hành già hơn thì trời ấm, dưa hành để 1 tuần đến 10 ngày là dùng được. Nếu trời lạnh, có thể lâu hơn.

Cho dưa bắp cải muối cùng dưa hành ra đĩa, xếp lên mâm cúng.

Xôi đỗ xanh

Chuẩn bị 500g gạo nếp cái hoa vàng, 100g đỗ xanh, một nhúm muối. Gạo nếp và đỗ xanh đãi sạch, rồi đem ngâm ở hai bát khác nhau với nước nóng già khoảng 8 tiếng trước khi đồ xôi.

Sau khi gạo và đỗ xanh ngâm xong, đổ ra rá, để ráo nước. Trộn đỗ với gạo cùng một nhúm muối. Đun sôi một nồi nước, đặt xửng hấp vào. Đổ gạo nếp đỗ xanh vào xửng rồi đậy vung, đồ chín xôi. Trong quá trình đồ, bạn có thể dùng muổi đảo xôi một lần để chín đều. Xôi chín, cho vào 1 bát tô, nén chặt xuống rồi đổ ra đĩa cho đẹp, xếp lên mâm cúng.

Canh rau củ

Chuẩn bị 1/2 cái súp lơ xanh, 1 củ cà rốt nhỏ, 10 cái nấm hương cùng gia vị. Súp lơ tách các bông nhỏ, rửa sạch. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái khoanh mỏng. Nấm hương ngâm mềm. Dùng nước luộc gà để nấu canh. Đun sôi nồi nước luộc gà, nêm nếm gia vị rồi cho cà rốt vào nấu trước khoảng 2 phút rồi thả súp lơ, nấm hương vào, nấu chín. Múc canh ra bát, xếp lên mâm cúng.

Hoa quả, nước ngọt

Bạn có thể lựa chọn loại quả phù hợp như cam, quýt, phật thủ, chuối…

“Vedan Cooking Challenge” – Cuộc thi thử tài vào bếp, giải thưởng…

Gợi Ý Mâm Cỗ Cúng Táo Quân Đơn Giản Cho Chị Em Công Sở

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Táo quân là vị quan túc trực quanh năm để cai quản mọi việc ở hạ giới. Ngày hai ba tháng Chạp (23/12 âm lịch), các Táo cưỡi cá chép về trời để tâu báo với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong năm cho Người rõ và thưởng phạt công minh.

Để “lấy lòng” các vị trọng thần này, dân gian thường bày cỗ cúng tiễn ông Táo về trời với những món ngọt hoặc các món ăn truyền thống cùng giấy tiền vàng mã, hia và áo mũ, cá chép giấy.

Tuy nhiên, ngày nay, mâm cỗ cúng Táo quân được đơn giản đi nhiều và không cần quá bắt buộc phải có đầy đủ tất cả các món ăn truyền thống. Mâm cỗ cúng Táo quân còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như khẩu vị của gia chủ.

– Gà luộc

– Giò lụa

– Thịt chua

– Dưa chua, hành muối

– Xôi đỗ xanh

– Canh rau củ

– Hoa quả, nước ngọt

Gà luộc

Gà trống đã mổ (1 – 1.5kg) rửa sạch rồi cho vào nồi nước lạnh cùng với vài lát gừng. Sau khi nồi gà luộc sôi, hạ lửa, đun liu riu khoảng 10 phút rồi tắt bếp, đậy vung om thêm một lúc là được. Bạn có thể dùng đũa xiên thử vào phần thịt đùi gà, nếu nước chảy ra không có màu hồng đỏ là chín. Nói chung, tùy vào kích cỡ con gà mà bạn lựa chọn thời gian luộc sao cho hợp lý.

Giò lụa

Giò lụa 1 khoanh mình mua sẵn ở ngoài hàng uy tín. Cắt giò lụa thành các miếng vừa ăn rồi xếp ra đĩa.

Thịt chua

Cũng là một loại thịt thính giống như nem chua Thanh Hóa, nem nắm Nam Định, nem Phùng, nhưng thịt chua có sự khác biệt về hương vị lại thơm ngon và hấp dẫn. Món ăn này bạn có thể mua sẵn ở các nhà hàng đặc sản. Cho thịt chua ra đĩa, xếp lêm mâm cúng. Khi ăn, ăn kèm thịt chua với lá sung, đinh lăng… và chấm tương ớt.

Dưa muối, dưa hành

Làm dưa bắp cải muối: Chuẩn bị 3/4 cái bắp cải; 1 củ cà rốt; một ít rau răm, hành lá. Gia vị gồm 20g muối; 60g đường; 30ml giấm. Rửa sạch rau củ. Thái nhỏ bắp cải, rau răm và bào sợi cà rốt. Đặt một nồi nước lên bếp, mở lửa lớn. Khi nước sôi già, trụng nhanh bắp cải, rau răm, cà rốt qua nước sôi rồi ngâm vào nước lạnh, vớt ra, để ráo nước. Cho 20g muối, 60g đường, 30ml giấm vào một lọ thủy tinh/ nhựa sạch, đổ nước ấm (40 – 50độ C) vào khoảng 1/2 chiều cao lọ, khuấy đều cho tan muối và đường. Cho bắp cải, rau răm, cà rốt vào lọ, ngập hoàn toàn dưới nước. Đậy kín, bảo quản nơi khô mát khoảng 1 – 2 ngày trước khi dùng. Mùa đông lạnh có thể lâu hơn.

Hành muối: 300g củ hành trắng (chọn củ hành hơi non thì sẽ nhanh được ăn hơn); 200ml dấm ăn; 100ml nước lọc; 50g đường, 40g muối, nước vo gạo. Hành mua về ngâm nước vo gạo để qua đêm. Hòa 20g muối với 1,5 lít nước. Cắt rễ hành, bóc vỏ, rửa qua nước muối rồi trút ra rổ để ráo nước. Lưu ý khi cắt rễ không cắt sâu vào trong thịt hành tránh làm cho hành muối bị hỏng. Nấu nước dấm: cho 200ml dấm, 100 nước, 50g đường, 20g muối vào nồi đun sôi, khi đường tan hết thì tắt bếp để nguội. Xếp hành vào lọ, thêm ớt để ăn kèm. Để hành nơi khô ráo thoáng mát. Với loại hành hơi non này, chỉ 4-5 ngày là ăn được. Còn hành già hơn thì trời ấm, dưa hành để 1 tuần đến 10 ngày là dùng được. Nếu trời lạnh, có thể lâu hơn.

Cho dưa bắp cải muối cùng dưa hành ra đĩa, xếp lên mâm cúng.

Xôi đỗ xanh

Chuẩn bị 500g gạo nếp cái hoa vàng, 100g đỗ xanh, một nhúm muối. Gạo nếp và đỗ xanh đãi sạch, rồi đem ngâm ở hai bát khác nhau với nước nóng già khoảng 8 tiếng trước khi đồ xôi.

Sau khi gạo và đỗ xanh ngâm xong, đổ ra rá, để ráo nước. Trộn đỗ với gạo cùng một nhúm muối. Đun sôi một nồi nước, đặt xửng hấp vào. Đổ gạo nếp đỗ xanh vào xửng rồi đậy vung, đồ chín xôi. Trong quá trình đồ, bạn có thể dùng muổi đảo xôi một lần để chín đều. Xôi chín, cho vào 1 bát tô, nén chặt xuống rồi đổ ra đĩa cho đẹp, xếp lên mâm cúng.

Canh rau củ

Chuẩn bị 1/2 cái súp lơ xanh, 1 củ cà rốt nhỏ, 10 cái nấm hương cùng gia vị. Súp lơ tách các bông nhỏ, rửa sạch. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái khoanh mỏng. Nấm hương ngâm mềm. Dùng nước luộc gà để nấu canh. Đun sôi nồi nước luộc gà, nêm nếm gia vị rồi cho cà rốt vào nấu trước khoảng 2 phút rồi thả súp lơ, nấm hương vào, nấu chín. Múc canh ra bát, xếp lên mâm cúng.

Hoa quả, nước ngọt

Bạn có thể lựa chọn loại quả phù hợp như cam, quýt, phật thủ, chuối…

Nguồn: 24h

Chị Em Công Sở Chi Mâm Cỗ Gần Chục Triệu Đãi Ông Công Ông Táo

Mâm cỗ truyền thống có giá dao động từ vài trăm ngàn đến 2 triệu đồng

Mâm cỗ truyền thống có giá dao động từ vài trăm ngàn đến 2 triệu đồng. Tuy nhiên, có gia đình chi mâm cỗ hàng chục triệu để cúng ông Công ông Táo.

Từ ngày 16 tháng Chạp âm lịch, nhiều cơ sở nhận làm cỗ trọn gói cho biết, lượng khách đăng ký cỗ dịp ông Công ông Táo đã quá tải. Chủ cơ sở không thể nhận thêm đơn hàng.

‘Nhiều đơn hàng vốn của khách quen nhưng vì đặt muộn nên chúng tôi cũng không thể bố trí được công việc, đành phải cáo lỗi với khách’, chị Hoàng Minh Hiền, chủ một cơ sở nấu cỗ ở Hà Nội, cho biết.

Một trong những thực đơn được nhiều chị em chọn đặt ngày ông Công ông Táo tại cơ sở nấu cỗ của chị Minh Hiền.

Theo lời chị Hiền, hầu hết các đơn hàng đều được chốt trước ngày 18 tháng Chạp. Ngày 21 và 22 tháng Chạp năm nay là thứ Bảy, Chủ nhật nên lượng khách tăng đột biến. Cơ sở của chị phải dừng nhận đơn của hai ngày này từ lâu.

“Thông thường vào ngày cuối tuần, số lượng mâm cỗ đặt tại cơ sở chỉ khoảng 20-30 mâm. Nhưng riêng hai ngày 21, 22 tháng Chạp, số đơn hàng đã gần 70 mâm/ngày”, chị Hiền tiết lộ.

Thực đơn được lựa chọn trong dịp cúng ông Công ông Táo năm nay vẫn là các món ăn truyền thống như: Xôi gấc, bánh chưng, gà buộc cánh tiên, tôm, nem, canh măng, canh bóng, giò thủ… Người cẩn thận hơn thì yêu cầu làm cả thủ lợn, mâm xôi để tiễn ông Công ông Táo về trời.

“Thực đơn mâm cỗ truyền thống có giá từ 1,4 triệu đồng/mâm/9 món. Những mâm yêu cầu đặc biệt hoặc món ăn xa xỉ hơn giá thành cũng cao hơn”, chị Hiền nói.

Theo chị Minh Hiền, trong các mâm cỗ cúng truyền thống thường có gà cánh tiên. Ảnh: VietNamNet

Anh Nguyễn Đức Dũng (SN 1991), chủ một cơ sở nấu cỗ ở huyện Từ Liêm, Hà Nội cũng cho biết, trong ngày ông Công ông Táo, chị em công sở thường chọn đặt thực đơn là các mâm cỗ truyền thống.

Tuy vậy, vẫn có nhiều hộ gia đình chơi sang, đặt cỗ toàn hải sản hoặc các thực phẩm đặc biệt như ba ba, sâm cầm, nhím, tôm mũ ni, ngỗng, gà Đông tảo…

‘Một mâm tiệc ba ba, sâm cầm như vậy có giá trên dưới 5 triệu đồng. Bên cạnh đó, có hộ gia đình còn đặt 5 mâm cỗ vịt trời. Giá trị mỗi mâm là 7 triệu đồng (chưa bao gồm đồ uống)’, anh Dũng nói.

Mâm cỗ truyền thống được nhiều chị em thích thú. Ảnh: Thi Vũ ‘Yến tiệc cung đình’ lên bàn nhà đại gia ngày 23 tháng Chạp

Từ xưa, nem công – chả phượng là món ăn chỉ dành cho vua chúa và các bữa yến tiệc.

Nói về món ăn này, nghệ nhân ẩm thực ưu tú quốc gia Ánh Tuyết từng dùng từ “nhất phẩm’.

Theo bà, đầu chim công – phượng được làm bằng củ cải, mào làm bằng cà rốt, mỏ làm bằng ớt đỏ và phần thân được làm từ những thực phẩm trang trí rất bắt mắt. Lọn nem (các phần tạo ra thân công) được chế biến từ thịt công. Món chả được làm từ thịt chim trĩ đỏ.

Chính vì vậy, từ xa xưa, món ăn này vẫn được liệt vào hàng đắt đỏ, chỉ nhà có điều kiện mới sử dụng.

Dịp ông Công ông Táo năm nay, nhiều đại gia bất ngờ chơi sang, đặt món ăn này cho mâm cỗ cúng và tiệc của gia đình.

‘Chim công và chim trĩ được gia chủ chuẩn bị, chúng tôi chỉ việc chế biến. Tuy nhiên để món ăn đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng đòi hỏi người đầu bếp phải rất tỉ mỉ, đặc biệt là khâu sơ chế. Nếu không thịt chim sẽ vị nát hoặc mất đi vị đặc trưng’, anh Nguyễn Mạnh Hùng, chủ một cơ sở chế biến cỗ tại Thanh Trì, Hà Nội tiết lộ.

Theo anh Hùng, giá thành chim công, chim trĩ không hề rẻ. Do vậy một mâm cỗ bao gồm nem công, chả phượng, gà Đông Tảo và các món ăn truyền thống khác có giá trên 8 triệu đồng.

Món nem công chả phượng chế biến từ thịt heo, tôm nõn. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tuy vậy theo lời anh Hùng, để giảm chi phí, người dân có thể làm món nem công, chả phượng với nguyên liệu thịt chim được thay thế bằng thăn heo, tôm nõn.

“Chất lượng của món ăn có thể không bằng nhưng hương vị ngọt thanh của tôm nõn, cà rốt… quyện cùng thịt heo, trứng gà vẫn làm nên hương vị đặc biệt của món ăn.

Sau đó chỉ cần khéo léo một chút trong bày trí, tạo hình chim công – phượng là có được món ăn đẹp dâng lên bàn thờ tổ tiên” anh Hùng nói.

Theo VietNamNet

Gửi bài viết

Gợi Ý Mâm Cơm Cúng Ông Công Ông Táo Đơn Giản Cho Chị Em Văn Phòng

Vì còn bận việc cơ quan nên mâm cỗ cúng ông Táo của chị em văn phòng có thể đơn giản và phù hợp với hoàn cảnh.

GÀ LUỘC

Gà trống tầm 1,5kg sơ chế sạch sẽ rồi cho vào nồi nước lạnh cùng với vài lát gừng. Sau khi nồi gà luộc sôi, hạ lửa, đun liu riu khoảng 10 đến 15 phút rồi tắt bếp, đậy vung để thêm một lúc là được.

Dùng đũa xiên thử vào phần thịt đùi gà, nếu nước chảy ra không có màu hồng đỏ là chín. Gà chín, vớt ra, để nguội rồi chặt miếng, xếp ra đĩa. Bạn cũng có thể cúng nguyên con.

GIÒ LỤA

Giò mình mua sẵn ở ngoài hàng, cắt giò thành các miếng vừa ăn rồi xếp vào đĩa.

CHẢ CÁ CHIÊN XÙ

Cá diêu hồng lọc lấy phần thịt, xay nhuyễn. Thịt nạc vai rửa sạch, cắt miếng, xay nhuyễn. Trộn đều cá, thịt, rau răm, hành, thì là, ớt, gia vị với nhau rồi cho vào máy xay nhuyễn lần nữa.

Đặt chảo dầu lên bếp cho nóng, viên từng viên cá thuôn dài rồi lăn qua bột chiên xù, thả vào chảo dầu nóng. Khi cá chiên vàng đều 2 mặt là được. Gắp cá ra giấy thấm dầu tầm 5 phút, sau đó xếp vào đĩa.

XÔI GẤC

Gạo nếp vo sạch, ngâm nước khoảng 6-7 tiếng đồng hồ hoặc ngâm qua đêm. Sau đó vo lại với nước để ráo. Gấc chín, bổ đôi lấy hết phần thịt gấc ra bát, ướp với 2 thìa rượu trắng cho gấc được đỏ hơn. Trộn thịt gấc, gạo nếp và thìa muối nhỏ cho đều, sau đó cho gạo vào xửng hấp khoảng 25 đến 30 phút.

Khi thấy xôi mềm, dùng đũa xới xôi lên cho xôi được xốp. Tiếp tục cho chút dầu ăn hấp xôi thêm 10 phút nữa.

Khi thấy xôi gấc đã chín mềm và dẻo, nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi bớt đi, lúc đó mới rắc đường và trộn đều. Sau đó cho xôi ra đĩa hoặc đóng khuôn cho đẹp mắt.

BÁNH CHƯNG

Mình mua sẵn ngoài hàng. Bóc vỏ bánh và cắt miếng bày ra đĩa.

CANH RAU CỦ NẤU

Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Dùng nước luộc gà làm nước dùng nấu canh cho ngọt. Khi nước sôi, cho cà rốt khoai tây vào ninh cho bở, sau đó nêm nếm lại gia vị, thêm hành hoa cắt khúc rồi tắt bếp.

RAU CỦ XÀO CẬT LỢN

Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch thái miếng mỏng. Cật lợn làm sạch, thái miếng ướp cùng hành băm, chút gia vị cho ngấm.

Cho chút dầu ăn vào chảo, cho cật lợn vào đảo cho chín rồi cho su hào, cà rốt vào đảo đều. Để tầm 3 đến 5 phút là được. Cho hành, mùi thái nhỏ vào đảo cùng rồi tắt bếp.

MIẾN XÀO LÒNG GÀ

Miến dong ngon ngâm cho mềm tầm 10 phút. Lòng gà làm sạch với muối và chanh, sau đó thái miếng và ướp cùng gia vị. Miến ngâm mềm vớt ra để ráo nước. Cà rốt gọt, rửa sạch rồi nạo sợi. Phi thơm hành cùng dầu ăn, cho lòng gà vào xào chín rồi để ra đĩa.

Vẫn dùng chiếc chảo đó, tráng thêm thìa dầu ăn rồi cho miến vào xào, nếu thấy hơi khô, có thể thêm chút nước lọc, miến sẽ mềm, tơi chứ không bết. Khi cho miến đảo đều tầm 2 phút thì cho cà rốt nạo sợi vào.

Khi miến và cà rốt đã mềm hơn thì cho phần lòng gà đã xào chín vào, đảo đều thêm 2 phút. Cuối cùng cho rau thơm, nêm lại gia vị và rắc chút tiêu rồi tắt bếp.

Gợi Ý 5 Mâm Cỗ Cúng Ông Công Ông Táo Vừa Ngon Lại Đẹp Mắt Cho Chị Em Văn Phòng

Mâm cỗ cúng ông Táo có thể không cần cầu kỳ nhưng cần trang trọng, nghiêm túc để thể hiện lòng thành của gia chủ đối với các vị thần linh.

Theo phong tục cổ truyền của người Việt, Táo quân chính là vị quan túc trực quanh năm để cai quản mọi việc ở hạ giới. Thần Táo quân gồm 3 người, 2 táo ông và 1 táo bà. Họ không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch), thần Táo quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm của từng người trong gia đình để có thưởng phạt công minh. Vì thế, ngày 23 tháng Chạp còn gọi là ngày Tết ông Táo.

Còn người dân, vào ngày này, để thể hiện tấm lòng thành kính với các Táo, thường sửa soạn các lễ vật, mâm cỗ cúng, tiễn ông táo về trời. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại khá bận bịu, không chỉ bận việc nhà mà chị em nội trợ còn phải lo việc cơ quan, chăm sóc con cái… vì thế cũng không có nhiều thời gian nên mâm cỗ cúng ông Táo cũng được đơn giản đi nhiều.

1. MÂM CỖ 8 MÓN

Ngoài các lễ vật, hoa quả, thì mâm cỗ này gồm các món truyền thống như nem rán, gà luộc, giò lụa, dưa hành, canh rau củ, rau xào. Ngoài ra, món xôi được gia chủ làm thành xôi hoa rất độc đáo và đẹp mắt. Thêm vào đó, bắp cải cuộn thịt hầm cũng là một điểm nhấn cho mâm cỗ, vừa đẹp lại hiện đại.

2. MÂM CỖ 10 MÓN TUYỆT NGON

Mâm cỗ trên cũng chủ yếu là các món ăn đậm chất truyền thống, tuy nhiên lại được bày trí theo phong cách hiện đại nên vô cùng độc đáo và bắt mắt. Các món chính:

– Gà luộc – Nem rán – Xôi gấc tạo hình cá – Giò lụa – Dưa hành muối, dưa rau củ muối – Canh rau củ – Tôm xào thập cẩm – Bánh trưng – Rau củ luộc – Tai cuộn luộc. Điểm nhấn của mâm cỗ chính là được trang trí bằng các nguyên liệu cắt tỉa hoa với các màu sắc bắt mắt.

3. MÂM CỖ 7 MÓN ĐƠN GIẢN

Mâm cỗ này vô cùng đơn giản, chị em nội trợ nào cũng có thể làm được. Các món bao gồm: – Gà luộc – Xôi gấc – Dưa hành muối chua – Nộm xoài xanh tai heo – Giò lụa – Canh súp lơ, cà rốt – Su su xào tim heo

4. MÂM CỖ 7 MÓN ĐẸP ẤN TƯỢNG

Cũng như mâm cỗ trên, mâm cỗ này rất thích hợp với chị em văn phòng vì dễ nấu, thời gian chuẩn bị nhanh vì có nhiều món chế biến dễ. Các món gồm: Thịt quay, giò xào, thịt bò xào, bánh chưng, canh rau củ, xôi và nộm rau củ. Tuy đơn giản nhưng trình bày đẹp mắt đã tạo nên không khí trang trọng hơn cho mâm cỗ

5. MÂM CỖ 4 MÓN NHANH GỌN

Đây là mâm cỗ cho chị em có lẽ chị chuẩn bị thời gian nhanh nhất vì khá ít món. Mâm cỗ gồm gà luộc, canh rau củ hầm xương, canh măng miến và rau luộc.

Thực tế, mâm cỗ cúng ông Táo có thể không cần cầu kỳ nhưng cần trang trọng, nghiêm túc để thể hiện lòng thành của gia chủ đối với các vị thần linh.

Ngày, giờ cúng Táo quân

Tuy 23 tháng Chạp (âm lịch) mới là ngày chính các Táo về trời, nhưng phần lớn nhiều người đã cúng từ vài hôm trước. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, “Mọi người có thể cúng trước ngày 23 nhưng chỉ nên cúng từ ngày 20 âm lịch trở đi”.

Chuyên gia lý giải, lý do không thể cúng trước ngày 20 trở về trước vì từ ngày 15-19 âm lịch vẫn còn khí của ngày Rằm. Trong đó, 15 là Rằm, 16 trăng tròn, 17 ngày xấu sẽ không ai cúng, 18 là ngày Tam nương, còn ngày 19 là ngày tận cùng từ đầu 1 đến đầu 2 nên cũng không ai thích. Do đó, bà nhấn mạnh, cúng Táo quân có thể cúng từ ngày 20 đến ngày 23.

Về giờ cúng Táo quân cũng rất quan trọng. Chuyên gia Nguyễn Song Hà chia sẻ, “mọi người nên cúng trước giờ Ngọ (tức là trước 12 giờ trưa) của ngày 23, bất đắc dĩ lắm mới cúng quá giờ ngọ. Nếu mọi người bận quá cũng phải cúng trước giờ Hợi (trước 23 giờ) và phải cúng giờ Tuất trở ra (trước 19-21 giờ). Mọi người không nên cúng 22 giờ bởi giờ đó muộn rồi, theo dân gian như vậy ông Công ông Táo sẽ bị nhỡ tàu, nhỡ xe, không kịp lên chầu Ngọc Hoàng”.

Như vậy, mọi người có thể cúng ông Táo từ 20 trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

Minh Hằng (tổng hợp) (905)

Mâm Cỗ Cúng Ông Táo 6 Triệu, Chị Em Công Sở Đổ Xô Đi Đặt

Bà Lanh cho hay, chi phí cho mỗi mâm cỗ dao động từ 1 triệu đến 3 triệu tùy theo nhu cầu của gia đình. Riêng những mâm cỗ VIP có giá lên tới 6 triệu đồng.

Còn 2 ngày nữa mới đến 23 tháng Chạp nhưng một số địa chỉ chuyên nấu cỗ thuê luôn trong tình trạng quá tải vì khách gọi đến đặt hàng.

Bà Nguyễn Thị Lanh – nhân viên một cơ sở nấu cỗ trên phố Hàng Bè, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: “Dịch vụ nấu cỗ thuê đã có từ lâu, bình thường, chỉ dịp giỗ hoặc đám hiếu hỉ họ mới thuê. Tuy nhiên 2 năm trở lại đây nhiều gia đình bắt đầu tìm đến chỗ chúng tôi đặt mâm cỗ cúng ông Công ông Táo để tiết kiệm thời gian nấu nướng mà cũng đỡ vất vả”.

Bà Lanh cho hay, cơ sở chỗ bà nhận nấu từ 1 món đến nhiều món, nhân viên mang đến phục vụ tận nơi. Chi phí cho mỗi mâm cỗ dao động từ 1 triệu đến 3 triệu tùy theo nhu cầu của gia đình. Riêng những mâm cỗ VIP có giá lên tới 6 triệu, chủ yếu là theo yêu cầu của gia chủ.

Mỗi mâm cỗ cơ bản gồm có: 1 con gà cánh tiên, 1 đĩa chim quay, 1 đĩa nộm, 1 đĩa tôm, 1 đĩa nem rán, 1 đĩa rau củ quả luộc, 1 đĩa xôi gấc đỏ, 1 bát canh bóng mọc. Các gia chủ có thể tự chọn riêng lẻ trong thực đơn hơn 100 món ăn của cửa hàng.

“Mâm cỗ VIP 6 triệu đồng ngoài gà và xôi thì các món khác bao gồm chim công rán, thỏ hấp xả ớt, tôm he luộc, cá hồi, nộm hoa chuối, cua biển…Ngoài ra, cơ sở của tôi cũng phục vụ các dịch vụ kèm theo như sắm vàng mã, mũ ngựa, trái cây, cá chép, hoa.

Phần lớn khách đến đặt cỗ thường là dân văn phòng. Nhiều chị em do bận rộn nên nhờ chúng tôi sắm hết từ a – z, làm sao đảm bảo một lễ cúng 23 tháng Chạp đầy đủ, tươm tất nhất. Sau đó, hẹn ngày giờ, nhân viên bên tôi sẽ vận chuyển đến tận nơi và bày biện, họ chỉ việc cúng bái là xong” – bà Lanh nói.

Trong khi đó, anh Minh Hải – một đầu mối chuyên nhận đặt cỗ ở quận Thanh Xuân cho biết: “Bên tôi nhận đặt cỗ cúng ông Công ông Táo từ ngày 18 tháng Chạp nhưng ngày 21 tháng Chạp là phải chốt sổ rồi vì số lượng khách đặt nhiều, sợ làm không xuể.

Từ hôm 18 âm đến giờ tôi nhận khoảng 35 mâm cỗ, chủ yếu là mâm cỗ giá 1 triệu đồng – 2,5 triệu đồng”.

Vẫn theo lời anh Hải, nhu cầu đặt cỗ cúng của các gia đình ngày càng cao, lúc cao điểm, anh nhận 20 mâm cỗ/ngày. Những ngày này, cơ sở của anh phải hoạt động từ 2 giờ sáng để chế biến thực phẩm và nấu nướng mới kịp thời gian giao cho khách.

Anh Hải chia sẻ, mỗi dịp như này, trừ đi các khoản chi phí anh cũng thu vài chục triệu đồng.

Chị Thùy Linh (SN 1988 – chung cư Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội) cho biết thêm, sau 6 cuộc gọi cho các cơ sở nấu cỗ khác nhau chị mới đặt được mâm cỗ cho ngày ông Công ông Táo.

Chị tâm sự: “Chồng tôi là con một, năm nay tôi lần đầu đón Tết nhà chồng, phải tự tay chuẩn bị mọi thứ. Khổ nỗi, tôi rất vụng chuyện bếp núc, công việc bận tối ngày, đành tìm chỗ đặt cỗ cho tiện, đỡ vất vả mà mình cũng không mang tiếng là vụng về. Đặt mâm cỗ giá cũng chỉ hơn 1 triệu đồng, nếu mình tự nấu chưa chắc đã ngon như vậy.

Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý Mâm Cỗ Cúng Ông Công, Ông Táo Cho Chị Em Công Sở trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!