Bạn đang xem bài viết Gợi Ý Cách Làm Mâm Cơm Cúng Giỗ Đơn Giản, Đẹp Mắt được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cúng giỗ được xem là một nét đẹp văn hóa của người Á Đông, được truyền từ đời này sang đời khác. Ngày giỗ rất quan trọng, trong gia đình không ai được quên và bắt buộc phải chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ dù chỉ là chút lễ nhỏ.
Mâm cơm cúng giỗ biểu trưng cho tấm lòng thành, sự thương sót, tưởng nhớ nhũng người đã khuất. Ngày này, con cháu từ khắp nơi về sum họp và cùng bàn bạc để có thể thống nhất đưa ra quyết định tổ chức giỗ cho người đã khuất.
Mâm cúng rằm tháng Giêng như nào là đầy đủ, cần những gì?
Mâm cúng ông Táo gồm những gì?
Các cột mốc quan trọng cần nhớ khi làm cơm cúng giỗ
Giỗ đầu (tiểu tường)
Đây là ngày giỗ đầu tiên của người mất sau 1 năm. Chắc hẳn, thời gian 1 năm vẫn chưa đủ để làm vơi bớt đi nỗi thương nhớ người đã khuất. giỗ đầu thường tổ chức khá long trọng, trang nghiêm gần như ngày tang năm trước và con cháu vẫn mặc tang phục
Giỗ hết (đại tường)
Ngày giỗ sau 2 năm của người mất.
Giỗ thường (cát kỵ)
Cát kỵ có nghĩa là ngày giỗ lành. Đây là ngày giỗ người mất sau 3 năm trở đi. Ngày giỗ nàu không còn cảnh sầu não, bi ai và tổ chức không lớn mời ít người khách hơn hai giỗ đầu và giỗ hết.
Ngày giỗ người mất thường được duy trì đến sau năm đời, linh hồn người quá cố được siêu thoát và đầu thai nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa.
Mâm cơm cúng giỗ đơn giản, độc đáo
Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc
– Cơm trắng
– Xôi gấc ( xôi đỗ, xôi vò, chè đường)
– Một con cua và một quả trứng bày trên 1 chiếc đĩa
– Gà luộc ( thịt luộc)
– Giò chả
– Bát canh măng
– Lòng gà xào dứa
Để mâm cỗ thêm phần hấp dẫn, gia chủ có thể chuẩn bị thêm các món như: nem rán, nộm,… hay những món tùy thích. Hoặc cũng có thể sử dụng các món ăn đặc sản theo từng vùng miền để mâm cúng giỗ thêm ấn tượng, ý nghĩa.
Mâm cơm cúng giỗ miền Nam
Mâm cơm cúng giỗ miền Nam thì có chút khác biệt so với mâm cơm cơm cúng của miền Bắc vì có số món khác biệt như:
– Món kho thường là thịt heo, cá lóc, kho với nước dừa đậm hương vị miền nam
– Thịt luộc
– Món hầm
– Món xào: xào chua, xào mặn, tuyệt đối không dùng thịt rừng
Người miền Trung vốn cầu kì trong món ăn, nhất là xứ Huế ( do có sự ảnh hưởng của văn hoá cung đình Huế). Cho nên, mâm cơm cúng giỗ cũng thật cầu kì. Thường người ta sẽ phân ra trên mâm cỗ phải có 4 loại: món canh, món ăn từ thịt, món xào, món từ tôm cá,… cụ thể thực đơn chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ miền Trung bao gồm:
– Thịt gà bóp chua ngọt với các loại rau thơm
– Thịt heo quay
– Bánh tráng ram
– Nem chả
– Canh bún giò heo hay nấu với lòng gà, vịt
– Canh khổ hoa nhồi thịt
Xưởng sản xuất số 1: Xóm 1, Giang Cao, Bát Tràng, TP Hà Nội, Việt Nam
Xưởng sản xuất số 2: Lô B14 – Cụm làng nghề sản xuất tập trung Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội
Tổng Hợp Mẫu Câu Đối Hay, Ý Nghĩa Nhất Trên Bàn Thờ Gia Tiên Đèn Thờ – Nên Dùng Đèn Dầu Hay Đèn Điện Trên Bàn Thờ? Cách Rút Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài Đúng Nhất
Gợi Ý Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng Giêng Đơn Giản, Đẹp Mắt
Bạn có thể làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng theo khẩu vị của gia đình, chủ yếu là tấm lòng thành tâm kính dâng lên tổ tiên.
Tết quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, chị em hãy tranh thủ làm mâm cơm đơn giản thắp hương, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên, cầu mong những điều an lành và may mắn đến với mọi người.
Giò lụa, xôi lá dứa chà bông, thịt heo quay giòn bì, chả tôm bắp ngọt, gỏi cổ hũ dừa tôm thịt, bông cải xanh luộc chấm kho quẹt và canh sườn nấu rau củ.
XÔI LÁ DỨA CHÀ BÔNG
Nguyên liệu: 300g gạo nếp, 50g chà bông heo, 1 bó lá dứa, muối, dầu ăn.
Cách làm: Lá dứa (lá nếp) rửa sạch, để lại khoảng 2 lá lát nấu cùng xôi, phần còn lại xắt khúc, xay nhỏ cùng với chút nước. Sau đó vắt lấy phần nước cốt để ngâm gạo tạo màu cho xôi. Cho nước lá dứa vào xâm xấp mặt gạo nếp ngâm khoảng 6-7h. Sau đó vo sạch, để ráo, xóc cùng chút muối cho xôi thêm đậm đà. Nhưng chú ý lượng muối cho vừa phải sao cho xôi hơi nhạt so với khi nấu bình thường vì lát chúng ta sẽ ăn cùng chà bông.
Đun xôi nước trong xửng hấp, cho gạo cùng với 2 cái lá dứa đã chừa lại ở trên vào hấp cho đến khi chín. Trong khi hấp thỉnh thoảng dùng đũa đảo cho xôi được chín đều, phía đáy không bị nát. Khi xôi vừa chín tới, gắp bỏ phần lá dứa đồ cùng xôi đi, sau đó cho 1 thìa dầu ăn vào đảo đều là được.
GIÒ LỤA
Giò lụa khoảng 300g, bóc vỏ cắt thành 2 khoanh tròn, sau đó cắt mỗi khoanh thành 6 miếng. Xếp giò vào đĩa, trang trí cùng dưa leo cho đẹp là được.
THỊT HEO QUAY GIÒN BÌ
Nguyên liệu: 500g thịt ba chỉ heo, 100g củ kiệu chua ngọt, muối, đường, tiêu, hành củ, tỏi, dầu ăn, 1 gói ngũ vị hương.
Thực hiện: Thịt ba chỉ xắt thành 2-3 miếng nhỏ tùy theo khổ thịt, rửa sạch rồi cho vào nồi nước muối luộc sơ, sau đó rửa lại cho sạch. Tiếp theo cho thịt vào luộc với gia vị (muối và ít hành tỏi băm nhỏ). Luộc khoảng 10-15 phút tùy theo miếng thịt, chín khoảng 60-70% là được. Lấy ra dùng tăm nhọn đâm đều phần bì, cho xíu muối vào xát vào phần bì để lát chiên cho giòn. Sau đó ướp thịt cùng chút gia vị, tiêu, bột ngũ vị hương, hành/tỏi bằm để ít nhất khoảng 2-3 giờ trong tủ lạnh cho ngấm.
Thịt đã ướp ở trên, bạn gạt bỏ hết phần hành/tỏi bằm ra khỏi miếng thịt để lát chiên không bị cháy. Dùng giấy thấm dầu lau thật khô miếng thịt. Cho chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi sau đó cho miếng thịt vào chiên với lửa vừa (chiên phần da cho vàng, nở, giòn trước) sau đó lật lại chiên phần thịt. Thịt chín vàng đều, cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu cho bớt mỡ rồi thái miếng nhỏ, xếp ra đĩa. Khi ăn có thể ăn cùng kiệu ngâm chua ngọt rất ngon.
CHẢ TÔM NGÔ NGỌT
Nguyên liệu: 250g tôm, 100g thịt bằm, 1/2 trái ngô ngọt, 1 nhánh hành lá, 1 thìa bột chiên giòn, tiêu, bột nêm, muối, dầu ăn.
Thực hiện: Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen, bỏ đầu, rửa sạch lại bằng nước muối sau đó vớt ra rổ cho ráo nước rồi bằm hoặc xay nhỏ. Ngô ngọt rửa sạch, dùng dao bào nhỏ. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ.
Cho các nguyên liệu tôm, thịt bằm, ngô vào một cái tô. Thêm hành lá xắt nhỏ cùng chút tiêu, bột nêm trộn thật đều. Sau đó, cho 1 thìa bột chiên giòn vào trộn cùng để tạo độ kết dính cho món chả. Bắc chảo lên bếp, chảo khô cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng già dùng thìa múc từng thìa hỗn hợp trên cho vào chiên vàng 2 mặt, cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu để bớt dầu là được.
GỎI CỔ HŨ DỪA TÔM THỊT
Nguyên liệu: 200g cổ hũ dừa, 100g thịt ba chỉ, 150g tôm, 1 trái dưa leo, 1 củ cà rốt nhỏ, rau răm, rau mùi, 50g đậu phộng, 2-3 nhánh tỏi nhỏ, 3-4 củ hành tím, 1 trái chanh, 1-2 trái ớt và các gia vị như nước mắm, muối, đường, dầu ăn.
Thực hiện: Cổ hũ dừa chọn phần non, bỏ phần già, thái lát mỏng ngâm trong nước lạnh. Sau đó rửa sạch lại, để ráo. Thịt heo rửa sạch, luộc chín với chút muối sau đó thái lát mỏng. Tôm rửa sạch, cắt bớt râu, luộc chín, bóc vỏ, chú ý chừa lại phần đuôi cho đẹp.
Dưa leo rửa sạch, bổ đôi, cắt lát chéo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi. Rau răm, rau mùi bỏ rễ, gốc già, lấy phần non rửa sạch. Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, giã giập. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt lát. Chanh cắt miếng, vắt lấy nước cốt. Hành tím bóc vỏ, thái lát, chiên giòn.
Pha nước chấm trộn gỏi từ 1,5 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, tỏi bằm, ớt. Chú ý có thể tuỳ chỉnh tỷ lệ theo loại nước mắm và khẩu vị của bạn.
Cho các nguyên liệu cổ hũ dừa, cà rốt, dưa leo vào một cái tô lớn. Dưới từ từ 2/3 chỗ nước trộn gỏi trên vào trộn đều, để khoảng 5′ cho ngấm. Sau đó cho tôm, thịt và chỗ nước trộn gỏi còn lại vào trộn cùng, nêm nếm vừa miệng. Cho gỏi ra đĩa, rắc chút rau thơm xắt nhỏ, lạc rang, hành phi lên trên là được.
BÔNG CẢI XANH LUỘC CHẤM KHO QUẸT
Nguyên liệu: 500g bông cải xanh, 100g thịt ba chỉ, 30g tôm khô, 2 trái ớt, 1 củ hành tím, tiêu sọ, đường, muối, dầu ăn, nước mắm.
Thực hiện: bông cải nhặt bỏ phần gốc già, lá giập úa, ngâm nước muối loãng 30 phút sau đó rửa sạch để ráo. Bắc nồi nước lên bếp, khi nước sôi thêm xíu muối và 1 thìa dầu ăn rồi cho bông cải vào luộc. Bông cải chín vớt ra đĩa.
Cách làm kho quẹt để chấm cùng bông cải: thịt ba chỉ thái hạt lựu cỡ 1 đốt ngón tay. tiêu sọ đập giập, ớt xắt lát nhỏ, hành tím bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Tôm khô rửa sạch ngâm nước cho mềm.
Cho chảo lên bếp, cho xíu mỡ phần ở trên vào đảo săn lại cho ra bớt mỡ. Sau đó, chắt bớt mỡ ra rồi cho hành tím vào phi thơm, tiếp đến tôm vào xào cho săn lại. Thêm nước mắm, đường, ớt vào chảo và đun cho đến khi sền sệt lại, nêm nếm vừa miệng. Tắt bếp, cho ớt và tiêu vào là được.
CANH SƯỜN NẤU RAU CỦ
Nguyên liệu: 300g sườn non (khoảng 2 dẻ), 1 cái củ cải, 1 củ cà rốt, 1 trái su su, 3-4 củ khoai tây nhỏ, 1 nhánh hành lá, muối, bột nêm.
Thực hiện: Sườn chặt miếng nhỏ, rửa sạch sau đó cho vào nồi nước sôi có chút muối chần sơ. Sau đó đổ nước luộc này đi, rửa lại thật sạch rồi cho lên bếp hầm mềm cùng chút muối.
Các loại rau củ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Khi sườn mềm, cho các nguyên liệu rau củ vào hầm chín, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp, múc canh ra bát rắc xíu hành lá lên trên là được.
“Vedan Cooking Challenge” – Cuộc thi thử tài vào bếp, giải thưởng…
Gợi Ý 40 Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 Đơn Giản Đẹp Mắt Cho Chị Em
Ngày rằm tháng 7 đang cận kề. Ngày nay, mâm cỗ cúng rằm tháng 7 không cần quá câu nệ và cầu kỳ các món theo như truyền thống mà các mẹ có thể linh hoạt theo sở thích thói quen của từng gia đình mà làm mâm cơm đơn giản, thành tâm dâng lên các bậc bề trên. Cơm cúng có thể là đồ chay hoặc mặn tùy thuộc vào từng gia đình. Chị em nào vẫn còn đang đau đầu nghĩ thực đơn chế biến mâm cỗ cúng rằm tháng 7 thì hãy tham khảo ngay những mâm cỗ cúng đơn giản và đẹp mắt sau đây.
Mâm cỗ cúng rằm truyền thống chuẩn hương vị Việt
Gợi ý mâm cỗ cúng rằm 1
Thịt gà luộc
Tôm Sú hấp bia
Nem rán
Tim xào đậu cove, cà rốt
Canh bí xanh nấu chân giò
Dưa chua
Bánh chưng.
Gợi ý mâm cỗ cúng rằm 2
Soup cua bể
Salad cá ngừ
Cá trứng tẩm bột chiên giòn
Tôm bơ tỏi
Chân gà rút xương xào rau củ
Nem rán
Canh măng
Gà luộc
Xôi lạc ruốc
Xôi mít vừng dừa.
Mâm cơm cúng rằm 3
Xôi vò
Thịt ba chỉ rán giòn
Cá bống chiên giòn
Cá kho tương
Củ sen chiên giòn
Nộm hoa chuối
Xào thập cẩm lá lốt
Giò chay
Nộm tai thính
Canh đậu phụ nấu chua.
Gợi ý mâm cỗ 4
Tim cật xào rau củ thập cẩm
Canh chua nấu mọc
Thịt viên chiên
Giò lụa
Dưa cải bắp muối
Xôi gấc.
Thực đơn 5
Thịt gà luộc
Thịt bò xào ngô bao tử, đậu cove, ớt chuông
Canh khoai tây cà rốt ninh sườn
Nem rán
Bánh chưng.
Thực đơn 6: mâm cơm cúng rằm tháng 7
Gà luộc
Xôi gấc
Ram tôm
Giò lụa
Tôm chao dầu
Lòng mề xào rau củ và nấm
Rau luộc
Hoa quả, trầu rượu.
Thực đơn cúng rằm 7
Nem rán
Nấm xào rau củ
Miến xào thập cẩm
Xôi gấc
Đậu phụ sốt tương
Chè khúc bạch long nhãn
Gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm
Mâm cỗ chay cúng rằm 1
Nem chay (cà rốt,miến, mộc nhĩ, nấm hương, rau mùi, su su và 1 ít bột năng)
Canh thập cẩm: củ sen, hạt sen, nấm hương, cà rốt, hạt đậu Hà Lan.
Chè trôi nước ngũ sắc và xôi làm từ lá cẩm đỏ, củ quả luộc
Bún xào chay thập cẩm.
Mâm cơm chay cúng rằm 2
Nem thính chay cuốn
Xôi thập cẩm chay
Cơm rong biển cuộn
Ngô, khoai luộc.
Gợi ý mâm cơm chay 3
Xôi sen cốt dừa
Nấm xào rau củ
Rau củ quả xào
Nem chay
Salad rau củ
Chè hạt sen long nhãn.
Mâm cơm chay 4
Giò chay
Canh nấm rau củ
Rau củ quả xào
Chè trôi nước
Xôi đậu xanh.
1 mâm cỗ được bày biện rất khéo léo, các món tuy đơn giản nhưng trông rất ngon mắt.
Thay lời kết
Tùy vào điều kiện từng gia đình mà mâm cỗ cúng rằm tháng 7 có thể được chuẩn bị đơn giản hay phức tạp, chay hay mặn, nhiều hay ít món. Điều quan trọng là chị em chuẩn bị bằng tấm lòng hướng về nguồn cội, thành tâm cầu khấn và gửi gắm ước vọng đến tổ tiên. Hy vọng những gợi ý chuẩn bị cỗ cúng trong bài viết sẽ phần nào giúp chị em trong việc chuẩn bị lễ cúng rằm tháng 7 sắp tới.
Cách Làm Mâm Ngũ Quả Bày Tết Trung Thu Đơn Giản, Đẹp Mắt
Cách làm mâm ngũ quả bày Tết Trung thu thay đổi theo vùng miền
Mâm ngũ quả Trung thu thường có 5 loại quả. Song cũng có thể sử dụng 5, 7 hoặc 9 loại quả tùy theo sở thích. Mỗi loại sẽ có một ý nghĩa nhất định, ví như quả bưởi tượng trưng cho sự tốt lành, quả hồng đỏ tượng trưng cho niềm tin, hy vọng, quả lựu mang đến ngọt ngào, may mắn,….
Mâm ngũ quả Trung thu ở miền Nam và miền Bắc thường có sự khác nhau do quan niệm của từng vùng. Nhưng mâm ngũ quả của người miền Nam thường cầu kỳ hơn.
Mâm ngũ quả Trung thu của người miền Bắc thường sẽ không thể thiếu chuối, bưởi. Còn mâm ngũ quả của người miền nam thường sử dụng các loại trái cây như mãng cầu, đu đủ, xoài, sung, dứa… Nhất là không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ, vỏ xanh.
Cách làm mâm ngũ quả đẹp mắt
Bày mâm ngũ quả bạn cần phải biết kết hợp các loại quả với nhau để tạo mâm quả có màu sắc bắt mắt. Nên có cả quả xanh và quả chín vì màu xanh mang tính âm, màu quả chín mang tính dương, tượng trưng quy luật âm dương của vũ trụ.
Bên cạnh đó, để làm mâm ngũ quả thêm độc đáo thì bạn cũng có thể cắt tỉa hoa quả thành nhiều hình thù đa dạng như những chú chó từ tép bưởi, những chú thỏ, heo làm từ quả bưởi, những chú cá từ quả thanh long, hình lật đật từ ổi, cam, hồng….
Trong mâm ngũ quả Trung thu cũng không thể thiếu bánh trung thu truyền thống. Bánh trung thu thường được đặt trang trọng bên cạnh mâm ngũ quả hoặc được bày khéo léo, hài hòa. Ngoài ra, còn có lồng đèn để tạo ánh sáng lung linh cho mâm cỗ.
Một số gợi ý cách làm mâm ngũ quả bày Tết Trung thu
Theo Báo Sức khỏe Cộng đồng
Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý Cách Làm Mâm Cơm Cúng Giỗ Đơn Giản, Đẹp Mắt trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!