Bạn đang xem bài viết Gợi Ý 6 Món Ngon Ngày Giỗ Tổ, Cả Nhà Hết Lời Khen Không Hổ Danh Vợ Đảm được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vào ngày nghỉ lễ, chị em có thể chế biến nhiều món ngon cho cả nhà thưởng thức.
SƯỜN NƯỚNG BBQ Nguyên liệu:
– 800g sườn
– 1 chút tiêu đen
– 1 muỗng canh hạt vừng trắng rang để trang trí
– 2 tép tỏi, thái nhỏ
– Gia vị ướp sườn: 2 muỗng canh nước sốt hoisin (mua ở siêu thị) – 2 muỗng canh nước nước tương đậm đặc – 1 muỗng canh dầu hào – 1 muỗng canh rượu nấu ăn – 1 muỗng canh mật ong – 1/4 muỗng cà phê bột ngũ vị hương – 1 mẩu gừng thái lát
– Hỗn hợp phết lên sườn: 1 muỗng canh mật ong – 1/2 muỗng canh nước sốt ướp sườn ở trên – 1/2 muỗng canh nước nóng
Cách làm:
– Cho sườn vào bát nước ngâm trong 30 phút cho sườn ra hết máu thừa. Thay nước 1 lần sau 10 phút ngâm đầu tiên. Sau đó vớt sườn ra để ráo, để vào bát tô.
– Cho tất cả các nguyên liệu ướp sườn vào một bát, trộn đều. Sau đó đổ hỗn hợp gia vị vào ướp sườn trong 4 tiếng hoặc để quan đêm ở ngăn mát tủ lạnh.
– Đặt giấy bạc lên khay nướng, sau đó xếp sườn lên vào, bọc giấy bạc lại. Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 180 độ C.
– Sau đó cho sườn vào lò nướng trong 40 phút, sau đó cho sườn ra, dùng cọ phết nước mật ong lên, thêm chỗ tỏi băm và tiêu vào, tăng nhiệt độ lò lên 200 độ C, nướng thêm 10 phút là được.
Khi ăn, rắc vừng lên sườn nướng cho hấp dẫn.
LẨU RIÊU CUA BẮP BÒ SƯỜN SỤN Nguyên liệu:
– Cua đồng: 500g
– 1kg (tùy theo số lượng người ăn)
– Sườn sụn: 500g
– Bắp bò: 500g
– Đậu phụ: 5 bìa – 10 bìa
– Mẻ, dấm bỗng hoặc me chua, quả dọc: tùy khẩu vị.
– Mắm tôm: 1 muỗng nhỏ (Có thể bỏ qua nếu bạn không thích), nhưng mắm tôm làm nên mùi vị rất đặc trưng cho món lẩu riêu cua, khiến cho nước lẩu đậm đà hơn. Nếu nêm mắm tôm thì phải nêm lúc chưa nấu, nếu không mắm tôm sẽ tỏa hương tưng bừng.
– Cà chua: 3-5 quả thái miếng cau.
– Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non, xà lách, mùi tàu, hành lá, tía tô, kinh giới, giá đỗ, chanh, ớt… Thêm ít rau muống nhỏ ngọn nếu thích ăn nhiều rau.
– Bún sợi nhỏ.
– Gia vị chanh, ớt hoặc xì dầu, nước mắm để chấm thêm.
Cách làm:
– Sườn sụn chần qua nước sôi, ướp hành khô băm nhỏ, gia vị và một chút nước mắm xào sơ qua, cho nước vào ninh bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm.
– Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng ra một bát nhỏ. Nêm một muỗng nhỏ mắm tôm và gia vị vào nồi nước cua bắc lên bếp, khuấy nhẹ đều tay cho đến khi canh sôi và gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa. Dùng muôi gạt hết riêu cua vào cạnh nồi cho kết lại thảnh từng mảng rồi tắt bếp. Bạn có thể vớt riêu cua ra một cái bát rồi ăn đến đâu thả dần vào nồi nước lẩu đến đó để riêu khỏi bị vỡ.
– Cho dầu ăn vào chảo, phi hành khô băm nhỏ cho thơm vàng, cho gạch cua vào xào chín cùng một xíu nước mắm rồi trút ra bát. Tiếp tục cho cà chua thái miếng cau vào xào chín tới, không nên xào chín và nát quá.
– Đậu khuôn cắt miếng nhỏ rán vàng, bày ra đĩa.
– Bắp bò thái mỏng bày ra đĩa.
Trước khi thái cho thịt bò vào ngăn đá khoảng 15 phút thái sẽ dễ dàng hơn và trình bày cũng đẹp mắt hơn.
– Rau sống rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng rồi vớt ra rổ để ráo nước, khi ăn bày ra đĩa. Hoa chuối thái nhỏ dùng để nhúng dần trong khi ăn.
– Mẻ đã ngấu lọc lấy nước để vào một bát con, có thể dùng quả dọc hoặc quả me thay thế. Nhà mình nuôi được mẻ nên hay dùng mẻ hơn. Mẻ, dấm bỗng, mắm tôm làm nên hương vị đặc trưng của món lẩu riêu cua.
– Chế nước dùng cua và nước ninh sườn sụn vào nồi lẩu, vớt sườn sụn thả vào cùng với cà chua đã xào chín. Cho mẻ vào, nêm thêm một chút dấm bỗng rồi đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tiếp tục thả riêu cua vào, rưới gạch cua lên riêu cua cho dậy màu.
Khi ăn thả thêm chút hành lá, gốc hành hoặc củ hành tươi cắt lát mỏng, mấy lát đậu đã rán vàng, một nhúm hoa chuối sẽ được nổi nước lẩu thật sinh động.
Nhúng thịt bò ăn kèm với bún, sườn sụn giòn mềm cùng với rau sống, không còn gì tuyệt vời hơn.
LẨU GÀ RƯỢU NẾP Chuẩn bị nguyên liệu:
– Cái và nước rượu nếp đã ngấu. – Gà ta 1 con khoảng 2 kg. Với nguyên liệu 1 con gà như trên ta dùng 5-6 lạng rượu nếp và 1 bát con nước rượu nếp. – Hành, mùi tàu; rửa sạch, thái khúc. – Hành khô bóc vỏ 2-3 củ nướng sơ qua. – Xương ống heo
Cách làm:
– Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
– Xương ống heo chặt làm 2 -3, rửa sạch. Chần xương qua nước sôi rồi rửa sạch bọt bẩn. Cho nước vào nồi, ninh xương lấy nước ngọt. Trong khi ninh nhớ để lửa nhỏ và vớt bọt bẩn cho nước được trong.
– Gà ướp với chút bột canh, hạt tiêu. Chia đôi chỗ cái rượu nếp. Một nửa ướp gà khoảng 15 phút cho thấm gia vị sau đó bày gà ra đĩa to.
– Cho nốt 1/2 chỗ cái rượu nếp và phần nước rượu nếp vào nồi. Cho 2 củ hành khô đập dập, nêm nếm gia vị cho vừa rồi đun sôi nước lẩu.
– Lẩu gà rượu nếp ăn kèm với bún rối, hành lá và mùi tàu thái khúc. Có thể kèm thêm chút sa tế nếu thích. Khi ăn cho gà vào nồi lẩu, gà chín thì cho các rau ăn kèm vào cùng.
GÀ CHIÊN GIÒN SỐT CHUA NGỌT Nguyên liệu:
– 10 cánh gà
– 1 muỗng cà phê muối ớt
– 1 muỗng canh mayonnaise
– 150gr bột chiên giòn + 20gr tinh bột bắp + 1/2 muỗng cà phê baking soda trộn chung trong một bát- 1 muỗng canh tỏi băm gia vị- 1 muỗng canh xì dầu + 1 muỗng canh tương ớt chua ngọt + 1 muỗng canh đường + 1 muỗng canh tương ớt Hàn Quốc + 1 muỗng cà phê mật ong + 1/2 muỗng cà phê dầu mè +1,5 muỗng canh dấm.
Cách làm:
Cánh gà rửa sạch để ráo. Cho thịt gà vào âu cùng muối ớt và mayonnaise trộn đều. Sau đó cho cánh gà vào bao nilon cùng chén bột xóc đều. Dùng tay bóp nhẹ để bột áo dày hơn.
Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu hơi nóng, cho từng ít cánh gà vào chiên lửa vừa. Chiên cho đến khi gà vàng giòn thì vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu.
Bắc 1 cái chảo nhỏ lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, chờ dầu nóng cho tỏi vào xào thơm, sau đó cho hết gia vị vào nấu sôi, đảo đều 5-6 phút, để sốt hơi sánh là tắt bếp.
Cánh gà chiên cho vào âu, sau đó đổ hết sốt vào trộn đều. Cho gà chiên giòn sốt ngọt ta đĩa, rắc ít mè rang là hoàn tất món ăn.
VỊT NƯỚNG CHAO Nguyên liệu:
– 1 kg vịt
– Gia vị: 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh chao, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng nước mắm, ít sa tế, 2 muỗng cà phê dầu màu điều, 1 xíu hạt tiêu, hành và tỏi băm nhỏ
– Rau sống, khế, chuối vừa đủ ăn
– củ quả muối chua
Cách làm:
Bước 1: Ướp thịt vịt
Vịt sau khi mua về rửa sạch với gừng và muối cho bớt hôi rồi chặt miếng to vừa, khứa vài đường trên miếng thịt vịt.
Sau đó ướp vịt với 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh chao, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng nước mắm, ít sa tế, 2 muỗng cà phê dầu màu điều, 1 xíu hạt tiêu, hành và tỏi băm nhỏ. Trộn đều ướp từ 2-3 tiếng.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Rau sống nhặt rồi rửa sạch. Khế rửa sạch thái nhỏ. Chuối bỏ vỏ, bào mỏng, ngâm vào tô nước có vắt chanh, khi ăn thì lấy ra cho khỏi thâm.
Bước 3: Làm dưa muối
Cà, rốt và củ cải trắng gọt vỏ, thái sợi rồi cho giấm, đường trộn đều cho có vị vừa ăn. Thêm ớt nếu thích.
Bước 4: Nướng vịt
Bạn có thể nướng vịt bằng lò hay trên bếp than tùy thích. Khi nướng thỉnh thoảng lật để thịt vịt chín đều, không bị cháy. Ngoài ra, cứ vài phút lại quết nước ướp thịt vịt lên cho ngấm thêm gia vị và vịt thơm hơn.
Khi thấy thịt vịt có màu vàng ruộm, hoặc hơi vàng đỏ sậm là vịt nướng chao chín. Bạn cũng có thể chọc thử đũa vào, thấy thịt vịt không chảy nước hồng ra là được.
BÒ CUỘN SẢ NƯỚNG Nguyên liệu
– Thịt bò: 300g
– Giò sống: 150g
– Mỡ heo: 100g
– Sả: 10 củ
– Rau thơm, rau củ muối chua
– Gia vị: 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh nước mắm, ít tiêu xay, sả-hành-tỏi băm nhỏ
Dụng cụ nướng bò cuộn sả
– Than hoa/Bếp nướng
Cách làm:
– Mỡ rửa sạch, thái hạt lựu, ướp với 1/2 muỗng canh đường trong 20-30 phút.
– Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn, mỡ heo, giò sống cùng ướp với 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng canh nước mắm, ít tiêu xay, sả-hành-tỏi băm nhỏ. Trộn đêu tất cả.
– Ướp trong ngăn đá tủ lạnh 2 tiếng để thịt dai ngon.
– Chuẩn bị 10-15 cây sả, cắt gốc rửa sạch, đập dập nhẹ phần đầu.
– Rau sống nhặt rửa sạch.
– Làm củ muối chua: Cà rốt với củ cải trắng bỏ vỏ, xắt miếng nhỏ dài, trộn với giấm, đường, ít bột canh cho vừa ăn.
Làm nước chấm: – 2 muỗng đường, 1 muỗng canh nước, 1 muỗng canh nước mắm cho lên bếp đun sôi nhẹ cho đường tan. Để nguội, khi ăn cho tỏi, ớt băm vào.
– Lấy thịt ra khỏi tủ, cho ít thịt vào lòng bàn tay, đặt một cây sả lên vào nắm lại sao cho thịt bao kín xung quanh cây sả là được. Làm lần lượt cho đến hết.
– Chuẩn bị bếp than hoa cho than đỏ lên, xếp các phần thịt bò bọc sả lên rồi nướng. Thỉnh thoảng lật các miếng bò bọc sả chín đều, vàng ruộm thì cho ra, xếp lên đĩa.
Bò cuộn sả nướng ăn kèm rau sống, củ muối chua và nước chấm. Cũng có thể ăn cùng cơm, bún tươi hoặc bánh mì đều ngon.
Theo Minh Hằng (Tổng hợp) (Khám phá)
Ngày Giỗ, Vợ Không Làm Vì Không Thích Tổ Chức Mời Anh Em Họ Hàng Nhà Chồng
Chúng tôi là vợ chồng đến nay cũng được mười mấy năm. Ngần ấy năm chúng tôi sống cùng ông bà nội của tụi nhỏ. Các anh chị em khác của tôi không sống cùng, họ có gia đình riêng và ở riêng, chỉ có tôi ở lại trong căn nhà của bố mẹ, nhận trọng trách phụng dưỡng bố mẹ.
Cuộc sống của chúng tôi như mọi gia đình khác, cũng có lúc nọ lúc kia, có lúc mâu thuẫn trong gia đình nhưng tôi cho rằng không có chuyện gì lớn lắm.
Về cơ bản vợ tôi vẫn ngày 3 bữa lo đủ cho bố mẹ, đi làm về thì dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo. Vợ không phải người quá chỉn chu sạch sẽ nên đôi lúc bị bố mẹ tôi chê lười, chê nhà bẩn, nhưng tôi hiểu cho cô ấy, bận rộn công việc cơ quan về đến nhà đã mệt rồi, nhà cửa làm rối một tí cũng xong tôi không phải người kỹ tính.
Song bị chê nên vợ tôi không thích, nhiều lần cuối ngày về phòng cô ấy ấm ức nói ông bà “chê vậy sao không tự làm tự dọn luôn cho rồi”.
Đối với các anh chị em nhà chồng, vợ tôi cũng không chú ý lấy lòng nên tình cảm với họ không thân thiết. Nhà tôi có 3 anh chị em nhưng giỗ chạp vì vợ chồng tôi ở với ông bà nên chỉ có mình vợ tôi làm, những người anh chị em còn lại đưa tiền góp giỗ từ hôm trước, hôm sau đến giờ cơm mới sang.
Bố mẹ tôi quen nếp bao năm giỗ luôn mời cả đại diện họ hàng. Thành ra nhà có giỗ bao giờ cũng đông, vợ tôi đi chợ từ sáng, nấu nướng cả chiều, tối xong lại loay hoay rửa bát, dọn dẹp.
Năm nào vào ngày giỗ cô ấy cũng vô cùng mệt mỏi. Bố mẹ tôi thì lại hay chê con dâu làm chậm, nhận xét món này nhạt món kia mặn ngay trước mặt khách, nên cứ ngày giỗ là vợ tôi cực kỳ không vui.
Gần đến ngày giỗ năm nay cô ấy nói trước với tôi là nhất định cô ấy không làm nữa. Cô ấy bảo giỗ ông bà tổ tiên là việc của cả nhà, nhưng xưa nay chỉ có cô ấy làm quần quật, anh chị em quăng được tí tiền sang, tới giờ mới đến ngồi vào mâm y như khách. Gia đình họ hàng khề khà từ chiều tối đến tối khuya “ăn xong phủi đít đứng lên đi về” cũng lại là cô ấy dọn, chịu cảnh ấy 10 năm rồi, giờ cô ấy không muốn chịu nữa, mười mấy năm “làm dâu” vậy cũng đủ rồi. Năm nay thì dẹp, cô ấy không làm, các cụ muốn tổ chức sao thì tuỳ.
Tôi hiểu cho nỗi vất vả của vợ nhưng không thể chấp nhận được thông báo của cô ấy. Cô ấy làm dâu, lại là con dâu đang sống với ông bà, cái nhà này sau chẳng của cô ấy thì của ai, đấy chẳng phải là trách nhiệm cô ấy phải làm hay sao, kiểu đâu có kiểu nói không làm là không làm như thế.
Cô ấy lại bảo tôi người ta yêu và kết hôn chỉ biết mỗi nhau thôi là đủ, đằng này cô ấy lấy tôi lấy cả gia đình chồng, nhưng lâu nay mọi người coi sự cố gắng của cô ấy là đương nhiên, là trách nhiệm, cô ấy không thiết nữa. Cái nhà này ông bà chưa một lần nói cho vợ chồng tôi, mà có cho hay không cô ấy cũng không chờ đến ngày cho để mà sống bức xúc mãi được.
Cô ấy cãi với tôi như vậy có đúng không thưa các bạn? Ý vợ tôi rất quyết liệt, tôi phải làm sao để cô ấy chịu hiểu vấn đề? Đang ở Việt Nam chứ có phải ở tây đâu!
Danh Sách 10 Món Ngon Ngày Tết Miền Bắc Không Thể Thiếu
Các món ngon ngày Tết chịu ảnh hưởng lớn từ phong tục tập quán và khí hậu của từng vùng miền. Tại miền Bắc, tính cách tỉ mỉ cùng khí hậu se lạnh vào tiết trời mùa xuân đã tạo nên nét đặc trưng rất riêng cho món ngon ngày Tết miền Bắc. Ngoài đa dạng màu sắc, số lượng món phong phú như kho, luộc, hầm,… cũng chính là yếu tố không thể thiếu trong những dịp quan trọng như thế này. Cùng với đó, cách nêm nếm món ăn của người miền Bắc cũng có phần thanh, nhẹ hơn so với miền Trung và miền Nam.
10 món ngon ngày Tết miền Bắc gồm những gì?
Bánh chưng là một món ăn không thể thiếu vào ngày Tết Việt Nam, bao gồm cả miền Bắc. Các nguyên liệu truyền thông vẫn được giữa nguyên từ xưa đến nay bao gồm lá dong (lá chuối), lạt giang dẻo, gạo nếp ngon, đậu xanh không vỏ và thịt ba chỉ. Điểm khác biệt của bánh chưng miền Bắc chính là phần gia vị được nêm nhẹ hơn so với hai miền còn lại.
Thịt gà luộc
Mặc dù nhìn khá đơn giản nhưng gà luộc là món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu. Thịt gà bày lên mâm cỗ cần có màu vàng tươi, da không bị nứt. Khi ăn, bạn có thể dùng kèm muối tiêu chanh hoặc nước mắm gừng đều rất ngon.
Giò (giò thủ hoặc chả quế)
Giò lụa (miền Nam: chả lụa) thường được làm từ thịt heo, thịt bò giã nhuyễn cùng các gia vị. Không chỉ xuất hiện vào các dịp lễ quan trọng, món ăn này còn được dùng phổ biến hàng ngày khi ăn kèm với xôi, cơm, bánh mì,… Khi bày mâm cúng tổ tiên, giò có thể được cắt theo hình chữ nhật, bán nguyệt, tròn hoặc tam giác, sau đó được xếp lên đĩa gọn gàng.
Thịt đông được xem như đặc trưng của món ăn ngày Tết của miền Bắc. Bên cạnh giàu chất dinh dưỡng, thịt đông còn mang lại cảm giác thanh mát, không tạo cảm giác ngấy khi ăn. Đặc biệt, món này sẽ càng thêm ngon khi được ăn kèm cùng dưa hành.
Vào dịp Tết, trên mâm cỗ không thể thiếu món nem rán với cách chế biến đặc trưng của miền Bắc. Nhân gồm thịt lợn nạc, nấm hương, mộc nhĩ, hành khô,… kết hợp cùng lớp bánh đa được chiên giòn bên ngoài sẽ khiến thực khách “phát thèm” mỗi khi nhắc đến. Ngoài chấm nem rán với nước mắm chua ngọt truyền thống, bạn có thể thay bằng sốt mayonnaise, tương ớt hoặc tương cà.
Mặc dù chỉ là món ăn kèm chung với các món chính như nem rán, thịt đông, bánh chưng,… nhưng dưa hành đã trở thành không thể thiếu trong danh sách món ngon ngày Tết miền Bắc và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, món này cần phải được bảo quản tốt cũng như nên kiêng ăn với một số người mắc các bệnh như huyết áp, tiêu hóa, tim mạch,…
Miến măng gà
Miến măng gà ấm áp không thể thiếu vào những ngày xuân se lạnh của tiết trời miền Bắc. Không những vậy, món ăn này còn có tác dụng cân bằng với các món chiên, xào, hấp,… trên mâm cỗ. Từ đó khiến bữa cơm ngày xuân thêm đa dạng, phong phú.
Canh bóng đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong khâu chế biến. Bên cạnh các nguyên liệu rau củ như su hào, cà rốt, hoa lơ, đậu hà lan, rau mùi,… để thực hiện được món này còn cần phải có miếng bóng bì. Chưa dừng lại ở đó, việc trình bày như thế nào để trông đẹp mắt cũng là một trong những yêu cầu quan trọng khi thực hiện món này.
Màu đỏ thường được quan niệm là màu may mắn, sung túc. Vì thế, những đĩa xôi gấc đã trở thành phần không thể thiếu trong món ăn ngày Tết miền Bắc và những nơi khác. Khi bày lên mâm, bạn có thể dùng những hạt gấc trang trí giúp đĩa xôi thêm tinh tế và bắt mắt.
Chè kho là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình miền Bắc vào dịp Tết dù là trong lúc khó khăn hay khá giả. Vào ngày trước, chè kho ngoài đậu xanh thì ông bà ta thường dùng mật để nấu nên món chè kho thường có màu nâu bình dị. Hiện nay, hầu hết mọi người đều dùng đường cát trắng nên món ăn này từ đó mà có màu vàng tươi hơn.
Gợi Ý Cho Nàng 10 Món Chay Cúng Giỗ Ngon Lành Và Sang Chảnh
1. SƯỜN CHAY NẤU ĐẬU
Đây là món ăn nổi bật và chỉ cần vài bước đơn giản là bạn có món sườn chay nấu đậu đúng vị. Để tạo nên hương vị khó quên này hạt đậu cần chín mềm và bùi cùng miếng sườn chay thơm ngon đã ngấm gia vị. Đầu tiên, bạn luộc đậu trắng và đậu bi rồi cho thêm ít muối vào nước, sau đó vớt ra để ráo. Một nửa củ hành tây bạn băm nhỏ rồi phi thơm, nửa còn lại cắt khúc chéo.
Sườn chay ngâm cho mềm rồi ướp với chỗ hành đã phi cùng muối, nước tương và bột ngọt để thấm 10 phút. Bạn hòa bột năng với nước theo tỉ lệ 1:2 và rửa sạch rau thơm, để khô nước. Sau đó, bạn phi thơm chỗ hành cắt khúc, cho sườn vào xào săn rồi thêm sốt cà đảo đều. Chặt dừa tươi lấy nước thêm cà rốt, đậu trắng vào nấu chín. Tiếp đến bạn thêm dầu điều và nước bột năng vào khuấy cho sánh rồi bỏ gia vị vừa ăn sau đó tắt bếp.
2. CANH NẤM NGŨ SẮC
Đây là món canh ngon, bổ dưỡng nhờ sự kết hợp giữa các loại nấm ngon cùng những nguyên liệu khác như bạch quả, đậu hà lan, cà rốt. Tất cả tạo nên món ăn có vị thanh nhẹ và hương thơm ngào ngạt. Điều đầu tiên cần làm là bạn gọt sạch vỏ cà rốt, củ cải đem rửa sạch rồi thoái khoanh tròn hoặc tỉa hoa theo ý thích và ngâm với nước lạnh. Đậu hà lan nhặt tước hết xơ rồi rửa sạch để ráo nước.
Nấm đông cô, nấm rơm sơ chế rồi cắt chân rửa sạch. Đậu phụ mang đi rửa sạch rồi thái hạt lựu. Bạch quả để nguyên hạt rồi rửa để khô nước. Bạn phi thơm hành tím rồi cho bạch quả, củ cải vào xào cùng, tùy vào khẩu phần ăn mà cho đủ nước. Đến lúc canh sôi bạn cho đậu phụ, đậu hà lan và nấm đông cô vào nồi. Sau đó bỏ gia vị vừa khẩu vị gia đình. Tiếp đến, bạn cho nấm rơm vào đun khoảng 2 phút rồi rau thơm vào để món ăn ngon hơn.
Bạn ngâm măng khô trong nước sôi từ 15-30 phút đến khi mềm hoặc ngâm măng với nước lạnh 10 phút rồi luộc. Sau đó thái măng thành những lát mỏng rồi cho đường, muối và dầu ăn vào ướp 30 phút. Bạn thái mỏng cùi dừa và có độ dài tùy thuộc vào miếng sườn chay.
Hòa bột năng với nước cho tan đều rồi tạo thành hỗn hợp sệt, sau đó thêm ít ngũ vị hương. Bạn quét lớp bột năng lên măng rồi đặt dừa vào giữa nhìn giống với xương sườn. Sau đó quét thêm lớp bột năng rồi đặt miếng măng nữa lên. Đun dầu nóng già rồi thả vào để dầu ngập măng, đến khi bột chín vàng thì gắp ra đĩa.
Để làm nước sốt chay bạn cần cho hành tỏi vào chảo phi vàng, tiếp tục bỏ cà chua đã thái nhỏ đảo đều đến khi chín mềm. Sau đó thêm ít nước và cho gia vị vừa ăn. Khi cà chua gần sệt thì đun nhỏ lửa rồi cho xíu bột năng vào để hỗn hợp mịn và sánh. Bước cuối cùng là rưới nước sốt cà chua lên trên sau khi gắp măng vào bỏ rau thơm vào đĩa.
Bạn chuẩn bị 3 bát tô khác nhau gồm tinh bột ngô, ngũ vị hương và vụn bánh mì. Tiếp đến bạn đánh hai quả trứng với ít muối. Sau đó, đậu phụ đã cắt miếng vuông lăn trong bột ngô rồi nhúng vào trứng, sau đó lăn trên vụ bánh mì. Rán đậu trong chảo dầu đã nóng đến khi các mặt chuyển vàng sẫm thì vớt ra đĩa có giấy thấm dầu. Bạn có thể ăn kèm cùng với nước tương hoặc tương ớt tùy theo khẩu vị.
Bạn rửa sạch nấm hương và ngâm với nước ấm 30 độ để nở. Tiếp đến, bạn cắt bỏ chân và thái nấm thành miếng nhỏ hơn. Giữ lại nước ngâm nấm vì đây là cách để nấu súp ngô có màu và hương thơm. Cà rốt, khoai lang và khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu ngâm với nước muối loãng.
Bạn băm nhỏ ngô ngọt, còn ngô hộp đổ ra cho ráo nước rồi cũng băm nhỏ. Bột năng được hòa với nước cho tan hoàn toàn. Sau đó, bạn phi hành vàng thơm thì cho cà rốt, khoai lang, khoai tây và ngô vào đảo. Trong lúc đảo bạn cho gia vị bột canh, nước mắm và bột ngọt vào xào cho nguyên liệu ngấm.
Bạn cho một ít nước đun sôi nhỏ lửa 10 phút rồi đổ nấm và nước nấm vào cùng. Khi nước canh sôi thì cho trứng đã được đánh tan vào, vừa đổ trứng vừa khuấy theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, bạn bỏ bát nước bột năng vào đảo đều cho nước súp sánh lại. Cuối cùng, rắc rau mùi và hạt tiêu lên trên bát súp ngô ngọt.
6. NẤM XÀO RAU CỦ
Bạn ngâm mềm váng đậu rồi cắt miếng vuông vừa ăn. Cà rốt bỏ vỏ rồi cắt lát mỏng, ngô bao tử rửa sạch cắt đôi theo chiều dọc. Nấm cắt gốc, đối với loại nấm to thì thái nhỏ miếng. Bạn luộc sơ cà rốt và ngô khoảng 1 phút, vớt ra đĩa để riêng. Xào cà rốt và ngô cùng với bột canh hoặc hạt nêm chay khoảng 2 phút rồi bỏ ra đĩa.
Bạn tiếp tục cho váng đậu xào sơ với cái nồi khi nãy gắp ra đĩa để riêng. Thả nấm vào nồi, xào lửa to và nhanh tay cho hạt nêm, nếu nấm ra nước thì chắt bỏ đi. Trút ngô và cà rốt vào đảo cùng, tiếp đến bỏ nốt váng đậu rồi cho gia vị vừa ăn. Bạn tắt bếp và trút nấm xào rau củ ra đĩa.
7. MIẾN TRỘN CHAY
Món ăn có hương thơm của nấm, vị béo đậu phụ và ngọt thanh của rau củ. Đây là món chay dễ làm mà lại ngon, bổ dưỡng. Bạn rang lạc chín giòn, xát vỏ và giã làm đôi, tránh giã nát để làm mất đi độ bùi. Sau đó, nấm hương ngâm nước nóng, đến khi nở ra thì cắt chân, rửa sạch và thái đôi, ướp với hạt nêm 10 phút. Bạn ngâm miến trong nước nóng cho mềm, rửa sạch cắt khúc khoảng 7cm.
Đậu được rán giòn rồi cắt miếng dài mỏng. Cà rốt được cắt vỏ và bào sợi, giá đỗ rửa sạch để ráo. Bạn nhúng nấm hương vào bột chiên giòn, chiên vàng vớt ra để ráo dầu. Để làm nước sốt, bạn cho các gia vị tỏi ớt băm, nước cốt chanh, đường, xì dầu, mắm, hạt tiêu, mì chính, nước lọc trộn đều với nhau. Cuối cùng, bỏ hỗn hợp trên trộn đều với miến để nguyên liệu ngấm gia vị rồi rắc lạc lên trên.
8. RAU XÀO THẬP CẨM
Bạn rửa sạch, bổ đôi và bỏ hạt ớt xanh, ớt đỏ rồi thái miếng dài. Cà rốt bỏ vỏ rửa sạch rồi thái miếng mỏng vừa ăn. Đậu Hà Lan tước sợi, cắt bỏ đầu rồi rửa sạch. Bạn rửa ngô bao tử rồi bổ đôi, luộc qua với nước sôi bỏ muối.
Bạn xào ngô bao tử và cà rốt với nhau, gần chín thì cho đậu Hà Lan, ớt xanh, ớt đỏ vào đảo cùng. Người nấu thêm dầu hào, gia vị cho vừa rồi thêm ít nước vặn nhỏ lửa. Khi rau chín, bạn bỏ bột năng vào để món xào có độ dính rồi tắt bếp.
Bạn rửa sạch các nguyên liệu hành tây, cà rốt, mộc nhĩ, nấm hương, rau thơm rồi tất cả đều được thái nhỏ. Miến được ngâm vào nước ấm, cắt nhỏ rồi thêm bột canh, mì chính, hạt tiêu và trộn đều với những nguyên liệu ở trên. Bạn trải bánh đa nem, cho vừa đủ nhân rồi cuộn tròn. Thả nem vào khi dầu sôi và rán vàng hai mặt. Pha nước chấm chua cay theo khẩu vị.
10. XÔI THẬP CẨM CHAY
Trước tiên hãy gọt sạch vỏ cà rốt và rửa sạch đậu que cắt hạt lựu. Nấm đông cô ngâm cắt bỏ chân và chả chay cũng đều thái hạt lựu. Bạn phi thơm hành sau đó lần lượt cho cà rốt, đậu que, chả chay và nấm đông cô vào xào, bỏ hạt nêm cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp. Gạo nếp sau khi được vò sạch trộn với nước tương rồi đồ chín. Khi xôi đã chín thì trộn đều phần nhân đã xào với xôi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Gợi Ý 6 Món Ngon Ngày Giỗ Tổ, Cả Nhà Hết Lời Khen Không Hổ Danh Vợ Đảm trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!