Xu Hướng 6/2023 # Giới Kinh Doanh Nhộn Nhịp Cúng Vía Thần Tài # Top 9 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Giới Kinh Doanh Nhộn Nhịp Cúng Vía Thần Tài # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Giới Kinh Doanh Nhộn Nhịp Cúng Vía Thần Tài được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo thông lệ, cứ vào ngày mùng 10 âm lịch hằng năm, nhiều cửa hàng kinh doanh, gia đình làm ăn buôn bán đều tất bật chuẩn bị mâm cúng vía thần tài. Ghi nhận của PV Dân trí, trên nhiều con phố, tuyến đường trong thành phố sôi động không khí cúng vía thần tài.

Mâm cúng vía thần tài phải bắt buộc có món thịt lợn quay hoặc cá lóc nướng. Trong ảnh, anh Trịnh Văn Qúy kết hợp cúng khai trương với cúng vía thần tài, cầu mong một năm buôn bán thuận lợi.

Ngày 19/2, anh Trịnh Văn Qúy (Q.5) tất bật khai trương của hàng của mình vừa tranh thủ mâm cúng vía thần tài, cho biết: “Năm nào mình cũng chuẩn bị một mâm cúng vía thần tài, năm nay mình kết hợp cúng khai trương luôn”. “Năm mới, cúng vía thần tài với mong muốn buôn bán được nhiều, may mắn trong làm ăn kinh doanh”, anh Quý chia sẻ thêm.

Hình tượng ông thần tài biểu tượng cho buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt, tiền vào như nước, đã trở nên quen thuộc với người dân trong giới kinh doanh. Thần tài là vị thần chủ quản về tài lộc theo quan niệm của người phương Đông.

Còn anh Vưu Văn Dũng (Q.5) chủ cửa hàng trên đường Trần Phú, mời cả đoàn lân sư rồng về biểu diễn nhân ngày khai trương và cúng vía thần tài, chia sẻ: “Mình khai trương ngày này kết hợp với cúng vía thần tài luôn để tổ chức cho linh đình, không khí đầu năm sôi động hơn. Cầu mong một năm buôn bán đông khách, làm ăn thuận lợi”.

Thường trên mâm cúng vía thần tài có lợn quay (nhiều người thay bằng cá lóc nướng), đĩa rau xanh, trái cây, ly rượu, giấy vàng bạc,… Nhiều nơi muốn thịnh soạn hơn thì có thêm tôm luộc, bắp cải luộc.

Bán cá lóc nước phục vụ cho mâm cúng vía thần tài

Từ sáng sớm, ở các chợ, người ta đã chuẩn bị thịt lợn quay, cá lóc nướng để phục vụ cho khách mua về cúng vía thần tài. Giá cả các mặt hàng này tăng cao hơn so với ngày thường. Không khí sôi động từ ngoài chợ lan đến nhiều cửa hàng…

Minh Kiệt – Cát Minh

Nhộn Nhịp Cúng Tiễn Ông Bà Ngày Mùng 3

Trước kia, lễ tiễn ông bà kết thúc Tết Nguyên đán có thể diễn ra vào mùng 5-7-10 nhưng nay, lễ tiễn ông bà thường được tiến hành vào trưa, chiều ngày mùng 3 tết. Cũng như ngày rước ông bà về, ngày tiễn đưa con cháu phải tề tựu đông đủ. Trong ngày này, nhà nhà tấp nập chuẩn bị cho mâm cơm cúng, thường có đủ những món ăn truyền thống như gà luộc, bánh chưng, bánh tét, thịt kho, củ kiệu,… để dâng lên ông bà tổ tiên.

Bác Cao Khả Ly (quận 3) chuẩn bị mâm cơm từ rất sớm: “Dù dư dả hay khó khăn thì gia đình tôi cũng cố gắng chuẩn bị một mâm cơm để tiễn đưa người quá cố, nhất thiết phải có con gà, chén muối, chén gạo và ly rượu”.

Còn nhiều gia đình vẫn duy trì việc đốt vàng mã vì quan niệm, trần sao âm vậy. Với gia đình bà Vũ Thị Kim Thanh ở KCN Sóng Thần thì lễ tiễn ông bà còn đông đủ hơn hôm rước. Bởi vì rước ông bà vào 29 tết, lúc ấy nhà nào cũng bận soạn sửa đón giao thừa. Còn hôm nay, mọi công việc chuẩn bị đã xong xuôi thì con cháu đều tề tựu đông đủ.

Gia đình bà Kim Thanh vẫn duy trì tục hóa vàng

Cúng xong, đại diện gia đình sẽ tung muối và gạo ra khắp bốn phương tám hướng cầu mong một năm mới an lành, may mắn

Anh Nguyễn Duy Minh ở quận 9 (TPHCM) nhiều năm rồi mới về quê ăn tết và đối với anh, lễ rước và tiễn ông bà rất thiêng liêng. Ở Đan Mạch ngày Tết cũng có bánh tét, bánh chưng, cũng có múa lân… những vật phẩm gì không có sẵn thì người ta nhập hàng qua. Thế nhưng, anh Duy Minh vẫn cảm thấy hương vị Tết chưa được trọn vẹn.

Anh Duy Minh: “Về Việt Nam đoàn tụ với gia đình có già trẻ lớn bé, có bà con dòng họ thì tôi mới cảm nhận được bầu không khí đoàn viên”. (Ảnh: Ngọc Hân)

Hồng Nhung – Minh Kiệt

Nhộn Nhịp Thị Trường Đồ Cúng Táo Quân

Cá chép đỏ và đồ hàng mã là những sản phẩm được tiêu thụ nhiều trong ngày ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp âm lịch). Năm nay, thị trường mua bán những sản phẩm này vẫn sôi động như mọi năm, dù giá cá không tăng đột biến nhưng nhiềy tiểu thương vẫn có thể kiếm lãi gấp đôi.

Cá chép đỏ tăng giá

Chép đỏ phục vụ ngày cúng ông Công, ông Táo có giá xuất tại ao nuôi khoảng 40.000 đồng/kg, tuy nhiên khi được tiểu thương đưa ra chợ bán lẻ lên tới 140.000 đồng/kg. Các làng nghề cá chép Hội Am (xã Cao Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cung cấp cho các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Tuyên Quang, Thái Nguyên…dịp này cung cấp hơn 20 tấn cá chép để cúng Táo quân. Năm nay, thương lái về thu mua muộn, giá cá chép trung bình 40.000 đồng/kg, thấp hơn năm 2015 từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg.

Còn tại chợ cá làng Sở Thượng (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) là chợ đầu mối lớn nhất tại Hà Nội hiện nay khi hàng ngày cung cấp hàng chục tấn cá cho người dân Thủ đô. Mỗi tiểu thương thường lấy từ 5 – 20 kg cá tại chợ đầu mối này về bán lẻ. Sáng 22/12 (âm lịch), cá chép đỏ có giá 70 – 80.000 đồng/kg.

Cá chép đỏ được cung cấp từ các ao nuôi phục vụ thị trường ngày ông Táo về trời. (Ảnh: KT)

So sánh giá từ cơ sở ao nuôi đến chợ đầu mối, mỗi kg cá chép đỏ đã chênh lên gấp đôi. Như vậy, giá cá chép đỏ loại nhỏ từ ao nuôi đến tay “Thượng đế” tăng khoảng 100.000 đồng/kg. Nếu tính lẻ, mỗi con giá khoảng 7.000 đồng, tính ra mỗi kg loại cá này tại chợ bán lẻ khoảng 140.000 đồng/kg.

Là trung tâm đầu mối buôn bán cá lớn nhất ở Hà Nôi, chợ cá Sở Thượng, Yên Sở (Hà Nội) được nhuộm màu đỏ, màu vàng của những “siêu xe” tiễn ông Công, ông Táo về trời. Theo chị Giang (chủ một vựa cá, có 10 năm bán ở chợ ) cho biết, để phục vụ nhu cầu của người dân, chợ tập trung chủ yếu bán cá chép từ ngày 20 đến ngày 23/12, nhộn nhịp trao đổi nhất là 4-6 giờ sáng. Ước tính trong một tuần cận Tết ông Công, ông Táo, mỗi ngày chợ bán được từ 2 đến 3 tấn cá vàng.

Theo khảo sát, cá chép đỏ dao động từ 80-100.000 đồng/kg, cá chép vàng dao động từ 50-70.000 đồng/kg. Đặc biệt, có những loại cá đẹp mã, bong bẩy có giá 150.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, cá chép thường cũng được mua nhưng số lượng không nhiều. Cá chép thường được bán với giá 40.000 đồng/kg.

Người dùng chọn hàng mã bình dân

Ngày này nhà nào cũng sắm sửa mâm lễ để tiễn ông Táo về chầu trời, do vậy lượng vàng mã được hóa cũng rất lớn.

Không chỉ phố Hàng Mã nổi tiếng của Hà Nội mới bày bán nhiều đồ cúng ông Công, ông Táo mà giờ đây bất cứ chợ hay ngõ ngách nào cũng có gánh hàng mã rong. Năm nay, do kinh tế khó khăn, hàng mã bình dân được nhiều người lựa chọn. Một bộ ông Công, ông Táo cỡ đại bán tại chợ Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) có giá 75.000đ, bộ vừa 55.000đ và bộ nhỏ chỉ 40.000đ.

Người tiêu dùng chọn mua những sản phẩm có giá bình dân.vào ngày Tết ông Công ông Táo. (Ảnh: VNE)

Chị Quỳnh – một tiểu thương trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm) chia sẻ, “Ngoài hàng nhập từ Trung Quốc, ở đây còn có nhiều loại nhập từ Thuận Thành (Bắc Ninh), hay Thường Tín (Hà Nội), chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành không quá đắt. Khách về đây mua hàng đều tỏ ra ưng ý lắm. Vài năm trở lại đây, kinh tế khó khăn, thay vì mua những loại vàng mã đắt tiền; người tiêu dùng chọn mua những sản phẩm có giá bình dân.

“Một bộ đồ đầy đủ quần áo, tiền vàng, cá chép giấy,… cũng chỉ dao động trong khoảng 60 – 80.000 đồng. Để thuận tiện cho khách hàng mua sắm, cửa hàng tôi nhập hàng hóa về cách đây khoảng nửa tháng. Mặc dù sản phẩm hàng bình dân khá chạy nhưng nếu khách có nhu cầu mua hàng cao cấp, cửa hàng tôi lúc nào cũng sẵn. Một bộ sản phẩm cao cấp có giá từ 200 – 250.000 đồng. Riêng những đồ cúng bằng giấy như ngựa, xe máy, xe ô tô, tivi,…chỉ xuất hiện lác đác bởi không có nhiều nhà có phong tục cúng loại này vào ngày Tết ông Công ông Táo”, chị Quỳnh chia sẻ thêm.

Giá rau xanh hạ nhiệt, thực phẩm tăng

Theo khảo sát của chúng tôi tại chợ đầu mối Dịch Vọng, Diễn, Mễ Trì Hạ, Thái Hà…, người mua sắm tương đối tấp nập. Giá rau xanh có phần hạ nhiệt nhưng thực phẩm tăng. Chị Bùi Thị Hà, người bán hàng ở chợ đầu mối Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, thời tiết ấm hơn, giá rau xanh giảm đáng kể so với những ngày mưa, rét đậm 2 tuần qua.

Theo đó, cà chua giảm từ 30.000 đồng xuống còn 28.000 đồng/kg. Cải ngọt, xà lách giảm 2 giá, xuống lần lượt còn 18.000, 15.000 đồng/kg. Đặc biệt bắp cải tuần qua giá cao nhất lên tới 17.000-20.000 đồng/kg nay xuống còn 10.000 đồng/kg. Các loại rau thơm cũng giảm hơn 1 nửa xuống còn 1.000 đồng.

Hiện tại, thịt lợn thăn tăng 100.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg, vai từ 80.000 đồng lên 100.000 đồng/kg. Ngoài ra, xương sụn, sườn dao động từ 70.000-90.000 đồng lên 110.000 đồng/kg. Thịt bò cũng có xu hướng tăng nhẹ lên 2-3 giá so với ngày thường.

Trong ngày này, nhu cầu mua gà thắp hương, cúng bái tăng cao khiến giá thực phẩm này tăng mạnh. Theo đó, gà ta, nguyên con tăng 30.000 đồng lên 170.000 đồng/kg. Riêng gà ta làm sẵn lên tới 210.000 đồng/kg./.

Thị Trường Nhộn Nhịp Đồ Cúng Tết Đoan Ngọ Mùng 5/5

Thứ 4, 24/06/2020, 06:45 AM

(Tieudung.vn) – Tết Đoan ngọ đã cận kề, các bà nội trợ cũng đang lên kế hoạch mua sắm lễ cúng. Trên thị trường, từ chợ dân sinh, siêu thị hay “chợ” mạng, mua bán đồ cúng diễn ra sôi động.

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan ngọ (mùng 5/5 âm lịch) hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt thường chuẩn bị lễ cúng, thắp hương tạ ơn trời đất ban cho mùa màng bội thu, đồng thời bày tỏ mong ước sâu bọ không phát triển để cây cối đơm hoa kết quả tươi tốt. Dịp này, lá xông, bánh ú nước tro, cơm rượu gạo nếp, trầu cau, hoa tươi, trái cây, vàng mã… là món đồ được người dân đổ xô tìm mua.

Theo ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh, thị trường hàng hoá cho Tết Đoan Ngọ sắp tới đã bắt đầu rục rịch, các chợ, siêu thị lên kế hoạch sẵn sàng cung ứng hàng hoá cho dịp lễ truyền thống này.

Ghé một sạp hàng chuyên bán các loại lá xông, lá, rễ cây nấu nước uống để làm mát cơ thể, nằm yên bình trong chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), anh Trần Văn Tèo (45 tuổi), chia sẻ nghề bán lá mà anh đang theo có từ đời ông bà ngoại, sau đó truyền đến đời ba má và đến anh kế nghiệp.

Mỗi năm đến dịp mùng 5/5, lượng khách hàng mua lá xông tăng cao, cả anh Tèo lẫn người làm cùng đều tất tả buôn bán cả ngày lấn sang đêm. Tuy nhiên năm nay nhuận hai tháng tư âm lịch, nên anh Tèo không đoán chính xác được tình hình mua bán sẽ như thế nào.

“Năm nay nhập về khoảng 100kg lá xông. Ngày 29 âm lịch tới sẽ điện thoại cho đầu mối cung cấp để nhập lá. Tầm mùng 2, mùng 3 tháng 5 âm lịch họ sẽ gửi cho mình để bán mùng 5 tháng 5” – anh Tèo dự tính.

Anh cho biết ngoài xương rồng, lá bưởi thì trong dịp mùng 5-5 người dân còn ưa chuộng mua các bó lá xông. Chỉ từ 15.000 đồng, khách hàng đã có trong tay một bó lá xông đem về nhà. Thông thường một bó lá xông bao gồm nhiều loại lá khác nhau như ngải cứu, ngũ trảo, khuynh diệp, liễu đỏ…

Ngoài lá xông thì nhiều mặt hàng khác cũng được người dân tìm mua. Thời điểm này, một khay trầu cau nhỏ được đính kết, trang trí có giá dao động từ 40.000-100.000 đồng. Riêng bánh ú nước tro đến cận ngày 5-5 âm lịch sẽ được bày bán nhiều hơn, mức giá trước đó dao động từ 40.000-70.000 đồng/chục.

Hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra tăng cường số lượng hàng phục vụ Tết Đoan ngọ, riêng trái cây sẽ tăng từ 50% – 60% so với ngày thường.

Các siêu thị hiện nay cũng đã rục rịch chuẩn bị nhập lượng hàng lớn phục vụ Tết Đoan Ngọ. Đại diện Saigon chúng tôi cho biết để phục vụ nhu cầu mua sắm tăng mạnh của người dân trong dịp này, hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra sẽ tập trung tăng cường số lượng hàng, riêng trái cây sẽ tăng từ 50% – 60% so với ngày thường.

Mua sắm tại siêu thị đang trở thành thói quen của nhiều người dân, đặc biệt trong các dịp lễ đặc biệt bởi giá cả ổn định, nhiều khách hàng cho biết vào những dịp lễ Tết như vầy, giá hàng hóa tại siêu thị thường rẻ so với giá ở chợ, không tăng giá bất ngờ.

Đứng tại quầy trái cây ở siêu thị, chăm chú chọn lựa dưa lưới vàng giống Hà Lan đang áp dụng khuyến mãi giảm từ 59.000 đồng xuống chỉ còn 46.500 đồng/kg, chị Trần Thị Ngọc (25 tuổi, Q.Phú Nhuận) bày tỏ là khách quen của siêu thị nên bên cạnh ngày thường thì các dịp lễ chị cũng ưu tiên tới đây mua hoa, trái cây.

“Nhà gần nên tôi thường tới siêu thị để mua đồ dùng, mua trái cây về ăn. Nhiều khi tôi mua trái cây ở đây vì ngon, có nguồn gốc rõ ràng, không cần trả giá, chứ không nghĩ đến chuyện giảm giá. Dĩ nhiên ở siêu thị thường xuyên giảm giá nên mình cũng có lợi. Các ngày lễ tới siêu thị mua hàng đều có sẵn nên mình không cần chuẩn bị gì nhiều”, chị Ngọc cho hay.

Đúng như chị Ngọc nói, dịp này hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra thuộc Saigon chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng đặc biệt chuyên dùng trong ngày tết Đoan Ngọ như bánh ú, bánh tro, cơm rượu… từ các cơ sở sản xuất uy tín trong nước với mức giá phải chăng.

Theo ghi nhận của PV, rất nhiều trang mạng bán đồ cúng online đã rao hàng từ vài tuần nay với đầy đủ các mâm cúng mặn gồm các loại món ăn truyền thống, kèm theo đó lá các phương án về thực đơn, mức giá khác nhau tùy theo nhu cầu đặt của khách hàng.

Một trang dịch vụ Đồ cúng Việt online đã đưa ra 2 phương án mâm cúng cụ thể với giá từ 1.156.000 đồng đến hơn 3 triệu đồng/mâm cúng.

Ngoài ra, đồ lễ của dịch vụ online trên các trang mạng mua sắm điện tử như Shopee, Lazada,… đang rao bán rất sôi động như hương 7.000 đồng/bó, giấy cúng ông bà 14.000 đồng/bộ, tiền vàng 25.000 đồng/bộ, trọn bộ đồ bánh cổ truyền 280.000 đồng/bộ,…

Đồ cúng bán trên các trang thương mại điện tử.

Còn tại trang mạng xã hội facebook, rất nhiều tài khoản cá nhân rao bán các mặt hàng phục vụ cho dịp Tết Đoan Ngọ năm nay với nhiều mức giá khác nhau. Cụ thể, rượu nếp có giá 60.000 đồng/hộp nặng 500 gram, bánh tro mật mía 85.000 đồng/5 cái, bánh ít lá gai 50.000 đồng/10 cái, cơm rượu 45.000 đồng/hũ nặng 500ml,…

Chị Thu Hà – chủ một cửa hàng cung cấp dịch vụ mâm cúng online chia sẻ: “Năm nào dịp Tết Đoan Ngọ lượt đặt hàng mâm cúng qua điện thoại và online cũng rất nhiều. Trên trang chính, cửa hàng cũng lên thực đơn, phương án với các mức giá khác nhau, nhưng thông thường khách hàng chỉ sử dụng gói dịch vụ từ 800.000 – 1 triệu đồng/mâm. Đối với những mâm cúng giá trên 3 triệu đồng, thường các nhà có điều kiện mới đặt. Và thông thường các đơn hàng phải được đặt trước ngày cúng từ 1-2 ngày thì cửa hàng mới có đủ thời gian chuẩn bị.”

Mâm đồ cúng giá cả hợp lý nên được nhiều người lựa chọn vì không có thời gian chuẩn bị.

Tết Đoan Ngọ là tín ngưỡng dân gian Phương Đông nhằm đánh dấu một giai đoạn mới mở đầu cho những điều tốt đẹp, cầu cho mùa màng bội thu, sinh nhai thuận lợi. Trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta thường có những tục lệ khác nhau như: Tục chiết sâu bọ, Tục nhuộm móng chân và móng tay, Tục tắm nước lá mùi, Tục khảo cây lấy quả, Tục hái thuốc vào giờ Ngọ…

Tại mỗi nước khác nhau những tục lệ và nghi thức cho ngày Tết Đoan Ngọ lại khác nhau. Ở Đông Á có Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc ngày Tết này được bảo tồn và chân trọng lưu giữ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Kinh Doanh Nhộn Nhịp Cúng Vía Thần Tài trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!