Xu Hướng 3/2023 # Gà Mái Có Cúng Được Không? Cúng Tất Niên, Thần Tài, Ông Táo Nên Cúng Gà Nào? # Top 6 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Gà Mái Có Cúng Được Không? Cúng Tất Niên, Thần Tài, Ông Táo Nên Cúng Gà Nào? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Gà Mái Có Cúng Được Không? Cúng Tất Niên, Thần Tài, Ông Táo Nên Cúng Gà Nào? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dùng gà để cúng là một trong những tục lệ, lễ nghi truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa trước đây giúp cho chủ nhà thể hiện được sự kính trọng của mình đối với ông bà tổ tiên cũng như gà cúng còn mang một ý nghĩa may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, ông bà ngày xưa thường khuyên chọn lựa những con gà trống thiến để cúng sẽ giúp thể hiện được sự uy nghiêm. Cũng như gà trống thể hiện được đầy đủ đức tính của 1 con người như: văn, võ, trí, tín và dũng… Nhưng điều đó không phải khẳng định là gà mái tơ không thể được sử để cúng trong những ngày lễ. Vậy gà mái có cúng được không và nên cúng Tất niên, Thần tài, Ông táo gà trống hay gà mái?

Gà mái có cúng được hay không?

Thông thường thì gà mái cúng hay gà trống cúng đều có thể được sử dụng để cúng trong mọi dịp lễ cúng bình thường hiện nay – Tuy nhiên vào những dịp lễ cúng quan trọng ( cúng giao thừa) cả năm thì bắt buộc cần phải sử dụng gà trống để cúng vì theo phong tục đây là ngày đầu tiên của năm do đó gà trống là gà gáy vào ban sáng sẽ đánh thức mặt trời. Sử dụng gà trống cúng vào ngày này sẽ giúp cho gia chủ có được một năm đầy sáng lạng trong công danh & tiền tài giúp kinh doanh thành đạt và sức khỏe tốt, gia đình êm ấm.

Đối với những ngày lễ lộc khác thì người dân cho rằng việc cúng gà mái tơ cũng thể hiện được sự may mắn, và bình an cho gia chủ. Đối với những gia đình cầu mong con cái thì gà mái là 1 linh vật thể hiện cho sự sinh sôi nảy nở rất tốt cho việc cầu nguyện về lĩnh vực này. Ngoài ra, những lễ thường gà sau khi cúng sẽ được sử dụng để làm món ăn chung với cơm nên việc chọn gà mái sẽ cho ra những miếng thịt ngọt & thơm hơn rất nhiều so với những thớ thịt gà dai và săn như gà trống. Ngoài ra, thường gà mái tơ cúng còn vô cùng béo thơm ngon và bắt mắt hơn khi cúng hơn là gà trống.

Điều đặc biệt đó là với những nghi lễ cúng gà trống thì cần để nguyên con nhưng khi cúng gà mái bạn có “lên mâm” nguyên con hay có thể luộc gà ra & chặt thành từng miếng tuy nhiên như vậy sẽ ít uy nghiêm. Để có thể chặt gà mái ra cúng đẹp mắt thì sau khi luộc gà qua những công đoạn thì cần để cho gà nguội mới bắt đầu chặt vì gà mái sẽ béo hơn gà trống rất nhiều nên khi chặt gà còn nóng thì mỡ trong gà sẽ bắn ra & khiến cho nhát dao không chắc và khiến gà bị nát.

Dù cúng vào dịp lễ nào đi chăng nữa thì gà mái hay gà trống đều cũng là những món lễ cúng trang trọng cần có mà người nhà chuẩn bị dâng lên cho ông bà, tổ tiên & thể hiện lòng thành của mình.

Cúng Tất Niên, Thần Tài, Ông Táo nên cúng gà nào?

Để lý giải cho việc vì sao gà trống lại luôn là chọn lựa trong mâm cỗ cúng ngày Tết và vì sao người ta chọn gà trống thiến thay vì gà trống thông thường, sau đây là một số chia sẻ để giúp bạn hiểu hơn về phong tục ngày Tết.

Con gà trống trong dân gian được xem là con vật quan trọng, báo hiệu điều lành, dữ, đoán định tương lai… Lý do mà gà trống được chọn để làm vật tế lễ thần linh, gia tiên là vì người xưa cho gà trống có những tính quý và đẹp hơn hẳn những loại gia cầm khác:

Gà trống tượng trưng cho những điều sau:

NHÂN (một gà trống có thể có 20 đến 25 gà mái, đẻ ra hàng trăm gà con, nó thường kiếm ăn bên đàn gà mái và nuôi con nhỏ, có mồi thường nhường cho cả mẹ lẫn con, có chim ác rình rập nó xả thân bảo vệ);

DŨNG (mào đẹp, cựa nhọn sắc cứng như 2 lưỡi gươm, bộ lông cánh sặc sỡ như áo giáp, dáng oai hùng, và hiên ngang);

TRÍ (có những chú gà bé nhỏ hơn địch thủ, nhưng mưu trí, chiến thuật, và dễ dàng hạ gục đối phương);

TÍN NGHĨA (dù nắng mưa, bão bùng nhưng cứ hừng đông, thì gà trống lại nhảy lên 1 vị trí cao nhất để cất tiếng gáy thanh cao, khỏe khoắn gọi mặt trời, và đón ngày mới)… Do đó, gà trống được chọn làm vật phẩm để cúng tế gia thần và tổ tiên.

Hơn nữa, gà trống thường to lớn hơn là gà mái, trên đầu lại có mào nữa nên khi được làm thịt, luộc chín & đặt lên đĩa cũng đẹp mắt hơn, tạo được sự uy nghiêm hơn nhiều so với gà mái. Và người ta thường chọn gà trống để cúng Tất Niên, Thần Tài và Ông Táo với lý do là như thế. Dĩ nhiên là trong những dịp như thế người ta vẫn thịt gà mái, nhưng là để chặt dọn đĩa chứ rất ít khi sử dụng để cúng nguyên con. 

Cách Đặt Gà Cúng Tất Niên

Sai lầm trong cách đặt gà cúng tất niên

Cách đặt gà cúng tất niên như thế nào? Làm thế nào để đặt gà cúng đúng cách? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều bạn quan tâm và mong muốn tìm lời giải đáp. Trong văn hóa người Việt, gà là vật nuôi thân thuộc với mỗi chúng ta. Đây còn là món ăn dân cúng tổ tiên trong những dịp quan trọng như lễ, Tết. Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình không biết cách đặt gà cúng thế nào mới đúng. Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách đặt gà thật chuẩn trên mâm cỗ tất niên để thu hút tài lộc cho gia đình trong năm mới.

Đặt gà cúng giao thừa thế nào cho đúng?

Việc chuẩn bị mâm cỗ giao thừa bạn phải chú ý đến rất nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó, cách đặt gà cúng tất niên cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ phải đặt gà cúng lên đĩa to, thao các dây buộc gà nếu có. Bầy gà ngăn ngắn trên đĩa, tránh trường hợp gà bị đổ. Mỏ gà ngậm một bông hoa hồng đỏ và phần đầu gà phải quay ra đường để đón quan Hành khiển. Đặt gà cúng như vậy có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà, thu hút năng lượng tốt nhất.

Trong nhiều nơi ở miền Bắc, các gia đình thường chặt gà sẵn thành miếng nhỏ trên mâm cỗ cúng với suy nghĩ cho ông bà tổ tiên có thể dễ dàng thưởng thức. Phần tiết và lòng sẽ dùng để nấu canh miến. Đây là tập tục quen thuộc, tùy vào suy nghĩ của mỗi gia đình khác nhau sẽ có cách đặt gà cúng tất niên không giống nhau.

Hướng dẫn đặt gà cúng trên ban thờ

Bạn cần phải chú ý cách đặt gà cúng trên ban thừa không chỉ vào dịp tất niên mà còn ngay trong những dịp khác như cúng giỗ, cúng rằm,… Gà đặt trên bàn thờ phải quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Con gà sẽ trong trạng thái há miệng, chân quý và cánh duỗi tự nhiên.

Nhiều gia đình thường không chú ý đến những chi tiết nhỏ này, đặt gà nhưng đầu gà lại hướng ra bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc gà không chịu chầu. Đây là sai lầm trong cách đặt gà cúng tất niên nhiều người mắc phải. Thực tế, gà quay đầu ra ngoài sẽ đẹp hơn so với việc quay đầu về bát hương, phao câu cũng chổng ra ngoài nhưng cách đặt gà này chỉ đẹp về hình thức. So về ý nghĩa tâm linh và thành kính thì đặt gà như vậy sẽ không đẹp.

Cách làm gà cúng đẹp

Gà luộc cho mâm cơm tất niên không giống như gà cúng Giao Thừa. Nếu mâm cúng Giao Thừa bạn phải chọn gà trống non thì gà cho mâm cơm tất niên thường lựa chọn là gà mái bé đã đẻ trứng. Như vậy ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.

Gà cúng đẹp phải mổ moi, làm sạch và cứa khớp để hai chân quặp vào phần bụng phía sau. Sau đó, bạn mang gà đi luộc, quá trình luộc gà cũng phải chú ý đặt gà nghiêng trong nồi nước lạnh, đầu ngửa ra phía lưng, hai cánh co tự nhiên. Luộc gà phải chú ý thời gian lập để gà chín đều hai bên và không bị vẹo.

Nước luộc gà được dùng là nước lạnh, không sử dụng nước nóng khiến da gà bị co, không đẹp về mặt thẩm mỹ. Luộc gà cùng với 1 củ hành, củ gừng đã đập dập. Luộc đến khi sôi rời hớt bọt nước. Khi gà chín vớt ra cho vào tủ lạnh để thịt gà giòn, ngon hơn và trông đẹp mắt.

Tháo dây buộc gà vì lúc này gà đã được định hình rõ ràng. Nhét một bông hoa hồng vào miệng gà hoặc sử dụng 1 quả ớt đã tỉa hoa để trang trí trông gà sẽ đẹp hơn rất nhiều. Sau đó, bày gà ra đĩa và chuẩn bị cúng giao thừa.

Một số lưu ý bạn cần nhớ khi làm gà cúng tất niên

Vậy khi làm gà cúng tất niên bạn cần chú ý những gì? Chắc hẳn có rất nhiều bạn đều quan tâm đến vấn đề này. Chúng tôi chia sẻ cho bạn một số lưu ý như sau.

Đầu tiên, khi cúng lễ bạn nên để nguyên con gà trống bày trên mâm lễ thay vì việc chặt toàn bộ con gà thành từng miếng. Điều này nhằm thể hiện sự nghiên cẩn và cũng mang tính thẩm mỹ cao hơn cho mâm cỗ cúng tất niên. Gà mái, bạn có thể chặt gà thành từng miếng, đương nhiên, tính thẩm mỹ cũng không cao bằng.

Khi chặt nên để nguội, không nên chặt thịt lúc gà nóng vì sẽ làm nát thịt và bắn bẩn thịt gà xung quanh. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý không nên cúng gà quay, gá rán, gà rang,… hình thức này vừa không đẹp vừa mất đi sự nghiêm trang.

Tiếp đó, việc bày trí gà trên đĩa rất quan trọng. Bạn nên sử dụng đĩa to để bày gà cho gà đứng vững giữa mâm cỗ cúng. Nhờ rằng gà bày cúng phải cắm thêm bông hoa hồng để khiến gà trở nên sinh động và thể hiện thành ý của bạn đối với những người đã khuất.

Năm Đinh Dậu 2022 Có Nên Cúng Gà Không?

Năm Đinh Dậu, nhiều người băn khoăn, lo lắng, có nên cúng gà vào giao thừa và những ngày đầu năm mới hay không?

Thượng tọa Thích Thanh Huân, Phó Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Pháp Vân cho biết, trong văn hóa Việt Nam, gà trống là biểu tượng của 5 phẩm chất tốt đẹp. Gà trống có mào trên đỉnh đầu, cùng 2 cái mào ở dưới giống như chiếc mũ cánh chuồn của các Tiến sỹ thời xưa, biểu tượng cho văn. Cựa gà như thứ vũ khí, tượng trưng cho võ. Gà trống luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đàn của mình, biểu tượng cho dũng. Gà trống đầu đàn khi được ăn thì luôn gọi cả đàn đến chứ không ăn một mình, tượng trưng cho chữ nhân. Mỗi buổi sáng sớm, gà trống luôn cất tiếng gáy đúng canh, tượng trưng cho sự tín.

Từ xa xưa, người Việt cho rằng, giao thừa là thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới, dùng gà trống để cúng với mong muốn “đánh thức” mặt trời, xua đuổi những điều xấu, hy vọng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.

Tuy nhiên, vào năm Đinh Dậu, nhiều người băn khoăn, lo lắng không biết có nên cúng gà hay không. PV đã có những trao đổi với các nhà sư và các nhà nghiên cứu văn hóa về vấn đề này.

Theo chúng tôi Bùi Xuân Đính, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thì không có chuyện năm gà sẽ không được cúng gà. Theo ông thì: “Quan điểm này cực kỳ sai lầm. Tôi nhớ rằng quan điểm này đã từng có trước đó, vào năm Quý Dậu 1993, làm cho người buôn gà bị lỗ tơi bời”. PGS Bùi Xuân Đính nhấn mạnh rằng quan điểm năm gà không được cúng gà hay năm hổ phải cúng giò lợn là hoàn toàn không có căn cứ.

Giải thích thêm về vấn đề này, chúng tôi Bùi Xuân Đính cho biết, tục cúng gà trong năm mới xuất phát từ quan niệm “lưỡng phân lưỡng hợp” của cư dân nông nghiệp từ xa xưa. Người ta quan niệm rằng mọi thứ đều có 2 mặt đối lập chuyển hóa cho nhau để tạo ra sự sống. “Có dương thì có âm, có cao thì có thấp, có nam phải có nữ…”. Những cặp đối lập đó được tượng trưng bằng những con vật, mà gà trống là con vật tượng trưng cho ánh sáng, cho ban ngày.

Theo chúng tôi Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền, con gà tinh thần là con gà của năm gà, con gà vật chất là con gà của việc tế thần nên năm nào cũng có thể dùng để cúng lễ được. Lưu ý gà cúng phải là gà trống đỏ. Con gà ấy tượng trưng cho mặt trời, gắn với sinh khí. Cúng gà trống nhất thiết phải có thêm bông hoa hồng đỏ gắn ở mỏ gà. Khi đặt trên bàn thờ phải để gà chầu vào hoặc chầu ngang, hướng về bát hương thần linh.

Thượng tọa Thích Đồng Huệ – Trụ trì chùa Nôm (Văn Lâm – Hưng Yên) cho biết, cúng gà là cúng thổ công, thần linh chứ không phải cúng “Con gà” nên không phải kiêng trong những ngày lễ Tết, cúng lễ quan trọng là sự thành tâm.

Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhã – Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì năm Dậu vẫn cúng gà bình thường, đó là theo quan niệm dân gian. Còn theo đạo Phật thì nên chay tịnh, không sát sinh mọi vật, tốt hơn cả là cúng cỗ chay để mâm cỗ ngày Tết được thanh tịnh./.

Cách Luộc Gà Cúng Tất Niên, Giao Thừa Ngon, Đẹp, Không Bị Nứt

Cách luộc gà cúng vào các ngày tất niên, giao thừa, đón chào năm mới không giống như cách luộc gà thông thường trong các bữa ăn hàng ngày. Vậy, bạn cần chút khéo tay để tạo dáng gà và canh thời gian luộc thật chuẩn để da không bị nứt, xấu.

1. Cách luộc gà cúng tất niên, giao thừa và ngày Tết

1.1. Chọn gà khỏe mạnh, da mỏng và ít mỡ

Nguyên tắc cho cách luộc gà ngon đẹp mắt cho ngày Tết truyền thống quan trọng nhất chính là ở khâu chọn lựa gà ban đầu. Bạn chỉ nên chọn gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, có mào đỏ tươi, lông mượt, móng khỏe. Lưu ý, bạn nên ưu tiên chọn gà trống để cúng.

Ngoài ra, trước khi làm thịt gà, bạn cũng nên vạch lông gà để kiểm tra xem da gà có mềm mại, bóng bẩy hay không. Nếu để ý dưới cánh gà, bạn có thể nhìn thấy được thịt, tia máu (do da gà mỏng). Bạn lật cánh gà xem, nếu phía dưới cánh không có mỡ là được. Bạn cũng nên kiểm tra kỹ để biết gà có bị tiêm thuốc không. Lưu ý không chọn gà dưới cánh chấm đỏ, xung quanh bị phồng lên, có vệt đen.

1.2. Hãy làm thịt gà tại nhà và luộc ngay

Khi cắt tiết gà, bạn không được cắt quá sâu. Còn khi mổ gà, ta không mổ hết phần bụng như bình thường, mà chỉ mổ phần bụng sau của gà khoảng chừng 5 – 7 cm, rồi lấy nội tạng ra. Nếu vết cắt quá lớn, lúc luộc xong, gà trông không đẹp mắt. Trước khi rửa gà, bạn nên lấy phần hết mỡ gà ra. Sau đó, bạn mới lấy gừng và muối chà xát khắp mình gà, rồi rửa lại bằng nước sạch. Cuối cùng là công đoạn bẻ chân gà về phía trước (hoặc chặt bỏ).

Khi luộc gà bạn nên thả vào nồi nước 1 ít hành tím bóc vỏ (1 lít nước tương ứng khoảng 20g hành), vài nhánh hành củ và 1 muỗng cà phê muối. Bạn cũng có thể cho thêm vài lát gừng và chút xíu bột nêm. Hương vị của hành, gừng sẽ giúp nước luộc thơm ngon hơn.

1.3. Buộc gà trước khi luộc để gà cúng có dáng đẹp

Trước khi luộc gà, bạn nên dùng tăm để cố định đầu gà, su đó, bạn hãy buộc gà cúng theo ý muốn (kiểu cánh tiên, kiểu gà chầu hay kiểu gà quỳ…) rồi mới cho gà vào nồi. Cách làm này sẽ giúp hình dáng con gà sau khi luộc xong và bày lên mâm cỗ sẽ hấp dẫn và trang trọng hơn rất nhiều.

Sau khi đã cố định và tạo hình cho gà, bạn cho nước lạnh vào (lưu ý là mức nước phải ngập hơn so với gà) rồi bắt đầu luộc trên lửa to.

1.4. Luộc gà cúng trong khoảng thời gian vừa đủ

Bạn cần phải lưu ý là trong cách luộc gà cúng thì yếu tố thời gian cũng vô cùng quan trọng. Bạn không nên luộc gà quá lâu (gà sẽ bị nát, nhão) hoặc quá nhanh (gà chưa chín đều, thường bị đỏ, rỉ máu bên trong).

Bí quyết trong cách luộc gà cúng đúng chuẩn là nên luộc gà với lửa lớn cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa thêm khoảng 7 – 10 phút thì tắt bếp. Sau đó, bạn đậy nắp nồi luộc gà lại, khoảng 10 phút nữa là gà sẽ chín đều, đẹp mắt.

1.5. Dùng củ nghệ bôi vào da để gà cúng vàng đẹp

Gà đã chín đều thì vớt gà ra ngoài, cho vào một thau nước có bỏ vài viên đá. Đợi cho gà nguội hẳn thì cho gà ra rổ, để ráo nước. Cách này sẽ giúp gà luộc săn lại, trông bóng bẩy, mọng nước, màu da cũng tươi tắn hơn. Nếu không, da gà sẽ bị khô và xỉn màu, nhìn không đẹp mắt.

Sau đó, bạn giã nhuyễn củ nghệ rồi vắt lấy nước, đem trộn đều với nước mỡ gà đã thắng. Tiếp theo, bạn dùng một chiếc cọ nhỏ quét nước nghệ lên gà sao cho thật đều. Làm như vậy, da gà sẽ có màu vàng óng ả, bóng mịn và căng mượt. Thực hiện đúng những nguyên tắc trên, món gà cúng của bạn trông sẽ rất hấp dẫn, bắt mắt.

2. Cách luộc gà cúng không bị nứt

2.1. Cách chọn gà ngon

2.1.1. Với gà còn sống

Bạn tuyệt đối không mua những con gà có mào tái hoặc tím bầm, vẻ mặt ủ rũ, dáng vẻ mệt mỏi, mắt lờ đờ, mỏ và mũi có chảy nước, cánh bị xệ. Chú ý không chọn những con gà da nhăn nheo, thân gầy gò, ức xương không săn chắc, lông xơ khô.

2.1.2. Với gà làm sẵn

Trường hợp buộc phải mua gà làm sẵn, thì cần phải lưu ý những điều sau đây:

Nên chọn những con gà có thân hình nhỏ gọn nhưng săn chắc, ức hẹp chắc và căng tròn. Khối lượng gà trung bình từ 1 đến 1,5 kg là phù hợp.

Da gà ta thường sẽ có màu vàng nhạt. Ngoài ra, chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng. Nên lưu ý điều này để chọn đúng gà ta. Bạn hãy chọn những con gà da mỏng, còn nguyên, không bị rách hay bị trầy trụa, tươi tắn và có độ đàn hồi cao.

Thịt gà còn tươi hồng, thịt không có mùi hôi hoặc mùi kháng sinh, trên da không có các vết bầm tím hoặc vết tụ máu.

2.2. Cách luộc gà cúng để không bị nứt

Gà sau khi đã được làm sạch lông thì dùng muối chà xát lên bền mặt da gà, rồi rửa lại bằng nước sạch. Tiếp theo, bạn dùng khăn thấm khô cho gà được ráo nước.

Bạn dùng dây buộc gà để tạo dáng cho gà thật đẹp mắt theo ý muốn của mình.

Giờ thì đặt gà gọn gàng vào nồi, rồi đổ nước vào ngập gà. Cho thêm 1 ít muối, gừng đập dập và hành tím vào luộc cùng.

Dùng tăm xăm thử chỗ thịt dày nhất trên con gà để kiểm tra xem gà đã chín đều hay chưa. Nếu sau khi xăm mà không thấy có màu hồng tức là gà đã chín, còn nếu gà chưa chín, tiếp tục luộc lửa nhỏ thêm chút nữa là được.

Cuối cùng, bạn dùng nước mỡ gà đã thắng pha với ít nước ép của nghệ phết 1 lớp lên phía trên da gà để da gà thêm vàng mượt, đẹp mắt.

3. Hướng dẫn cách luộc gà cúng ngon, đẹp

3.1. Nguyên liệu

Gà trống: 1 con (bạn nên chọn gà nặng khoảng 1.5 kg – 2 kg là vừa đẹp).

Mỡ gà: 100g

Hành tím, gừng, ớt, nghệ tươi và bột nghệ (Xem cách làm bột nghệ nguyên chất để ướp gà lên màu đẹp)

Hạt nêm, muối và đường.

Nồi to sâu lòng, cọ quét nước màu nghệ.

3.2. Sơ chế

Gà sau khi làm sạch lông thì bạn dùng muối chà lên da gà, rồi rửa lại thật kỹ với nước sạch, sau đó để ráo nước.

Chuẩn bị sẵn hành tím đã bóc vỏ, nghệ tươi, gừng gọt vỏ, rửa sạch.

Ớt rửa sạch, tỉa ớt thành cánh hoa rồi đem ngâm vào nước lạnh khoảng 5 phút cho cánh hoa ớt nở to ra. Sau đó, vớt hoa ớt ra vẩy cho khô nước rồi để ráo.

3.3. Luộc gà

Sau khi đã tạo dáng gà thì cho gà vào 1 cái nồi lớn, sâu lòng (nếu dùng nồi nhỏ sẽ khiến gà bị đè ép, làm xấu dáng gà) rồi đổ nước sao cho ngập gà. Bạn cho thêm mấy củ hành tím đã bóc vỏ, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường và 1/2 muỗng cà phê muối vào để nước luộc gà thêm ngọt và thơm hơn.

Nếu muốn tạo màu vàng óng cho gà, bạn có thể cho thêm vào nồi luộc gà mấy lát nghệ tươi.

Thời gian luộc gà trung bình khoảng 20 – 30 phút. Chú ý là khi nước luộc gà sôi, bạn hãy vặn lửa nhỏ lại. Tiếp tục đun thêm khoảng 7 – 10 phút thì tắt bếp.

Sau đó, bạn vớt gà ra, đem ngâm trong thau nước có sẵn đá lạnh để gà mau nguội và thịt gà thêm săn chắc, hấp dẫn. Đợi khi gà nguội, rửa lại gà với nước đun sôi để nguội và để ráo, rồi tháo dây buộc ra.

4. Kinh nghiệm luộc gà cúng ngon dáng đẹp

Khi luộc gà cúng phải luộc trong nồi sâu lòng, cho nước ngập mặt xâm xấp gà rồi đặt từ từ lên bếp. Cho gà để cúng vào nồi ngay khi nước còn lạnh, như vậy gà sẽ chín dần từ ngoài vào trong.

Nếu để nước sôi rồi mới cho vào gà khó chín đều và da gà sẽ bị nứt. Nếu là gà đông để ngăn đá, cần để rã đông hoàn toàn rồi mới luộc nếu không, bạn phải luộc rất lâu và không biết khi nào thịt mới chín hẳnKhi nước đã sôi, nên văn nhỏ lửa, vì nếu để sôi sung sục phần thịt ở đùi sẽ co tụt lên rất xấu.

Sau khi nước sôi khoảng 5 phút, bạn nên văn nhỏ gas hết cỡ, để trong 5 phút nữa rồi tắt và đậy vung kín chừng 20 phút. Bạn có thể dùng đũa chọc và gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là gà đã chín.

Hoàng Tùng tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Mái Có Cúng Được Không? Cúng Tất Niên, Thần Tài, Ông Táo Nên Cúng Gà Nào? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!