Xu Hướng 3/2023 # Du Lịch Châu Đốc Nên Đi Tham Quan Những Đâu? Kinh Nghiệm Du Lịch … # Top 4 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Du Lịch Châu Đốc Nên Đi Tham Quan Những Đâu? Kinh Nghiệm Du Lịch … # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Du Lịch Châu Đốc Nên Đi Tham Quan Những Đâu? Kinh Nghiệm Du Lịch … được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Nổi bật trong những điểm tham quan mà bạn không thể bỏ qua khi đến thành phố được mệnh danh là “Vương quốc mắm” chính là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Một điểm du lịch, tham quan văn hóa tâm linh đặc sắc bật nhất của An Giang nói riêng mà Tây nói chung. Một điểm gắn liền với câu nói trong những chuyến hành trình du ngoạn thành phố Châu Đốc: “Chưa đến Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là chưa đến thành phố Châu Đốc”.

Toàn cảnh Miếu Bà Chúa Xứ về đêm

Tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến một công trình văn hóa, kiến trúc tâm linh đồ sộ được hình thành qua nhiều năm. Đặc biệt là được đọc hai câu đối danh tiếng mà chỉ cần nhắc đến là biết ngay Miếu Bà.

“Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”.

Giải nghĩa:

“Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết

Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi”.

Bạn có thể tham quan Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vào bất kỳ lúc nào trong ngày, từ 7 giờ đến 22 giờ. Tuy nhiên, dù tham quan giờ nào thì bạn cũng nên lưu ý một số điều sau đây để tránh gặp sự rắc rối.

Từ chối, không nhận bất kỳ thứ gì của người nào bên ngoài khu vực miếu Bà.

Giữ gìn tài sản cá nhân, nhất là bóp ví, điện thoại, trang sức …

Không mua đồ cúng, vàng mã, nhan hay hoa bên ngoài khu vực miếu Bà, nếu có mua thì hỏi trước giá cả để hai bên cùng “thuận mua vừa bán”.

Muốn xin lộc bà thì vào bên phải khu vực chính điện, nơi thờ Bà.

Không nói năng lung tung khi vào viếng Bà.

Địa điểm: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam – phường Núi Sam – thành phố Châu Đốc – An Giang.

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Sau khoảng thời gian tham quan, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc mỹ thuật của Miếu Bà Chúa Xứ, điểm tiếp theo bạn có thể đến chính là lăng Thoại Ngọc Hầu (Sơn Lăng). Một công trình kiến trúc bề thế, tuyệt mỹ, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử hiếm hoi thời nhà Nguyễn còn lại ở đất phương Nam. Tại đây, bạn sẽ được tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp và gia đình của một danh tướng nổi tiếng dưới thời Nhà Nguyễn. Đặc biệt xem những áng văn chương lộng lẫy với liễn đối, hoành phi, văn bia, văn tế… gợi lại hình ảnh nước non một thời oanh liệt.

Cổng dẫn vào lăng Thoại Ngọc Hầu (Ảnh: _nny 101_)

Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại, một danh tướng nổi tiếng của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 1761 (Tân Tụy) tại Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thoại Ngọc Hậu là người có nhiều công lao với nhà Nguyễn, nên sau khi chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long) thống nhất đất nước đã được phong tước Ngọc Hầu cho ông.

Một góc trong khu lăng mộ Thoại Ngọc Hầu

Cuộc đời và binh nghiệp của ông gắn liền với nhiều sự kiện đất nước, tuy nhiên nổi bật nhất là là công trình Kênh Vĩnh Tế đào vào ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Mão (1819).

Lưu ý: Lăng Thoại Ngọc Hầu chỉ cách Miếu Bà Chúa Xứ khoảng 20m (cách một con đường).

Địa điểm: Lăng Thoại Ngọc Hầu – phường Núi Sam – thành phố Châu Đốc – An Giang.

Tây An cổ tự (chùa Tây An)

Nằm ngay dưới chân núi Sam cùng với Miếu Bà Chúa Xứ và lăng Thoại Ngọc Hầu, Tây An cổ tự (chùa Tây An), là một ngôi chùa Phật giáo được Tổng đốc An – Hà (An Giang và Hà Tiên) là Doãn Uẩn (1795 – 1850) xây dựng vào năm 1847 khi lập được đại công đánh đuổi quân Xiêm La và bình định quân Chân Lạp.

Khác với những ngôi chùa khác tại phố Châu Đốc, chùa Tây An được xây dựng theo phong cách kiến trúc hài hòa mang dáng vóc của những ngôi chùa Ấn Độ. Do vậy mà khi quan sát tổng thể, chùa lúc nào cũng tạo nên một vẻ đẹp lộng lẫy, hòa hợp với thiên nhiên.

Toàn cảnh chùa Tây An núi Sam

Điểm nhấn của ngôi chùa trong các hạng mục công trình là ngôi ngôi chính điện hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, qui, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879) và hơn 150 pho tượng lớn nhỏ được tạc bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19.

Phía trước chính điện Tây An cổ tự (Ảnh: hngh_1505)

Ngày 10 tháng 07 năm 1980, chùa được Bộ Văn hóa xếp hạng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

Địa điểm: chùa Tây An – phường Núi Sam – thành phố Châu Đốc – An Giang.

Chợ Châu Đốc

Một trong những nơi tạo nên danh tiếng “Vương quốc mắm” cho thành phố Châu Đốc chính là chợ Châu Đốc. Một nơi không chỉ được mệnh danh là thiên đường ăn uống mà còn là trung tâm kinh doanh nổi tiếng các mặt hàng mắm cùng thủy hải sản khô có quy mô lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Một nơi tuy nhỏ nhưng hàng năm có thể cung cấp hàng nghìn tấn mắm cho người tiêu dùng cả nước và các quốc gia lân cận như Lào, Camphuchia.

Chợ Châu Đốc (Ảnh: leslee_thái)

Đến tham quan chợ Châu Đốc vào lúc trời vừa sáng, bạn sẽ không ngờ rằng đây là nơi có thể tìm thấy hơn 100 món ăn, từ các món ăn chơi, ăn vặt đến các món ăn no hay ăn tráng miệng, tất cả sẽ dễ tìm thấy chỉ trong một nốt nhạc. Đó là chưa kể đến các món ăn còn là nguyên liệu chưa qua chế biến, còn đã chế biến thì con số phải lên đến 130 hoặc 140 món. Chính vì vậy mà dù đi đâu làm gì, bạn cũng nên đến chợ Châu Đốc một lần.

Đặc sản các loại mắm tại chợ Châu Đốc (Ảnh:dhangng)

Địa điểm: Chợ Châu Đốc – đường Bạch Đằng – phường Châu Phú A – thành phố Châu Đốc.

Làng bè nổi trên sông Châu Đốc

Đã đến thành phố được mệnh danh là “vương quốc mắm” thì không có lý do gì mà không đến tìm hiểu Làng bè nổi trên sông Châu Đốc – nơi được xem là biểu tượng kinh tế của thành phố Châu Đốc.

Làng bè nổi trên sông Châu Đốc (Ảnh: damductu)

Đến đây, trong không gian của những ngôi nhà nổi đang đung đưa theo dòng thượng nguồn Châu thổ của Cửu Long và hai nhánh sông Tiền sông Hậu. Bạn sẽ được hòa mình vào nếp sống văn hóa trên sông, tìm hiểu quy trình nuôi cá và nghe những câu chuyện thăng trầm trong nghề. Đặc biệt là được trải nghiệm những công việc thực tế như lấy nguyên liệu làm thức ăn cho cá, kiểm tra sức khỏe cá, cân đo trọng lượng cá đạt tiêu chuẩn … Những việc làm tuy đơn giản nhưng hết sức thú vị.

Địa điểm: Làng bè nổi trên sông Châu Đốc – sông Châu Đốc – thành phố Châu Đốc.

Các làng Chăm Hồi giáo

Với những người thích khám phá, tìm hiểu văn hóa thì đồng bào dân tộc các làng Chăm theo đạo Hồi (Chăm Islam) tại An Giang là nơi không thể bỏ lỡ.

Một thánh đường Hồi giáo của người Chăm An Giang (Ảnh: L.u.a.n.97)

Theo chuyến hành trình đường sông Châu Đốc về đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long huyện An Phú hoặc đường bộ qua phà Châu Giang. Bạn có thể tìm đến các làng Chăm nổi tiếng tại An Giang như làng Chăm Đa Phước, làng Chăm Châu Giang, làng Chăm Châu Phong … để hòa mình, ngắm nhìn văn hóa trong đời sống tín ngưỡng của người Chăm hồi giáo tại vùng đất Nam Bộ.

Tham quan nghề dệt thổ cẩm truyền thống (Ảnh: lequangtinh1993)

Bạn có thể đến các thánh đường, các ngôi nhà sàn, các gia đình có nghề truyền thống dệt thổ cẩm để láng nghe, chuyện trò với đồng bào nơi đây. Tuy nhiên, bạn nên chú ý một số điều sau đây.

Tôn trọng nếp sống, văn hóa của họ.

Không soi mói hoặc so sánh văn hóa, con người cũng như lịch sử.

Thánh đường là nơi tôn nghiêm, vì vậy muốn làm gì cũng phải có sự cho phép.

Không nhìn chầm chầm vào người phụ nữ hoặc có các hành động đi quá sự cho phép.

Kafin

Du Lịch Châu Đốc Miếu Bà Chúa Xứ Giá Rẻ

05h00: Xe và hướng dẫn viên ABC Travel đón khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Châu Đốc.Quý khách dùng điểm tâm sáng tại Trung Lương. Trên xe đoàn tham gia các trò chơi vui nhộn hát cho nhau nghe, thi hát karaoke…. Theo quốc lộ 1A đoàn đi ngang qua cầu treo , qua phà , tới khách dừng chân nghỉ trưa.

16h00: Xe đưa đoàn viếng Chùa Tây An – Đây là ngôi chùa bình dị năm ngay chân Núi Sam với cùng sự tích đánh giặc mở rộng bờ cõi, tiếp tục, Đoàn tham quan lăng Thoại Ngọc Hầu – Vị Vua Nông Nghiệp của khu vực Miền Tây và miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng linh thiêng, là trung tâm hành hương lớn nhất Miền Tây Nam Bộ.

08h00: Xe đưa đoàn đi theo tỉnh lộ 945, đoàn đi tới huyện , đến với những danh thắng của như Núi Cô Tô, Thủy Đài Sơn, Thiên Cấm Sơn, Anh Vũ Sơn …, nằm trong dãy hùng vĩ.

Quý khách hành hương lên , ngọn núi cao 716m, được mệnh danh là nóc nhà của , trên núi có hồ Thủy Liêm, miếu Sơn Thần, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc cao 32m luôn mĩm cười với khách thập phương. Đoàn thưởng thức bánh xèo với rau rừng Núi Cấm( phí tự túc).

11h00: Đoàn trả phòng khách sạn. Dùng cơm trưa . Khởi hành về Thành Phố Hồ Chí Minh. Trên đường về đoàn dừng chân nghỉ ngơi, tham quan mua sắm đặc sản địa phương: nem Lai Vung – Đồng Tháp, bánh phồng tôm Sa Đéc, đặc sản trái cây Nam Bộ…………

17h30: Về tới Tp.Hồ Chí Minh, ABC Travel chia tay quý khách hẹn ngày gặp lại! Kết thúc chuyến tham quan.

– Vận chuyển: Xe du lịch đời mới, ghế bật mềm, tivi giải trí, máy lạnh tham quan suốt tuyến

+ Khách sạn 2 sao: Bến Đá Núi Sam,Vạn Mai Hương, Châu Phố, Đông Nam, Á Châu…(hoặc các khách sạn khác tương đương).

– Ăn uống: + Bữa chính: 03 bữa cơm với thực đơn phong phú tiêu chuẩn 80.000 đồng/khách/bữa.

+ Bữa sáng: 02 bữa bún, phở, hủ tiếu, bánh mì ốp la,… Có cà fê hoặc nước ngọt giải khát.

– Vé tham quan các du lịch trong chương trình.

– Bảo hiểm du lịch theo tiêu chuẩn khách Việt Nam (20.000.000 đ/người/vụ).

– Hướng dẫn viên: vui vẻ, nhiệt tình, chu đáo, phục vụ suốt tuyến.

– Quà tặng: Nón du lịch 1cái/người, quà tham gia trò chơi, nước suối Aquafina chai 500ml/khách/ngày.

– Chi phí cá nhân: ăn uống, tham quan – vận chuyển ngoài chương trình, vé xe lữ hành lên Núi Cấm. Người lớn 50.000đ/vé khứ hồi

Thuê Xe Du Lịch Đi Hành Hương Châu Đốc Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ

Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến ngày tết cổ truyền Canh Tý 2020, mọi người đang rất tất bận cho những ngày cuối năm nhưng Du Lịch Nắng Mới đã nhận được nhiều yêu cầu thuê xe du lịch đi hành hương Chùa Bà Châu Đốc từ sáng mồng 2 cho đến sáng mồng 10. Vì sao mọi người lại chọn Chùa Bà là nơi xuất hành đâu năm cho chuyến đi của mình:

Chùa bà Châu Đốc những ngày đầu năm

Chốn linh thiêng và phong cảnh đẹp.

Chùa bà Châu Đốc từ lâu luôn là chốn linh thiêng và ứng nghiệm, luôn cầu được ước thấy khiến chùa Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng. Không chỉ là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của người dân An Giang và Miền Tây, nhiều du khách từ Miền Bắc, Miền Trung đổ về để cầu tài lộc, trả lễ, dâng hương,…mà đây còn du lịch tâm linh hấp dẫn trong những ngày lễ, Tết.

Kiến trúc độc đáo và hữu tình

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn biết đến với lối kiến trúc độc đáo và đẹp mắt, chùa được xây theo dạng chữ “Quốc” với 3 tầng lầu, mái xanh ngọc bích, góc mái vút lên trời thể hiện sự uy nghi và tôn nghiêm nơi Miếu Bà.

Tượng Miếu Bà thuộc tượng thần Vishnu, dáng uy nghi, quý phái, tôn nghiêm. Truyện kể rằng xưa tượng bà được tìm thấy trên đỉnh núi không ai có thể di chuyển được. 9 (chín) cô gái đồng trinh đã khiêng tượng bà đến chân núi Sam và bà đã chọn nơi đây là nơi thờ phụng mình cho đến ngày hôm nay.

Nén nhang khấn lộc đầu năm

Điểm du lịch hành hương kết hợp tham quan An Giang

Đây là điểm du lịch hành hương Châu Đốc đầu năm rất đông du khách, kéo dài từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm đặt biệt là vào những ngày cuối tuần sau khi kết thúc kỳ nghỉ tết Âm Lịch. Nhiều người chọn tham quan Miếu Bà kết hợp với tham quan các thắng cảnh của An Giang như tour du lịch du lịch Miền Tây tết 4 ngày 3 đêm kết hợp tham quan Cà Mau, Cần Thơ, Hà Tiên, Tour du lịch 6 tỉnh Miền Tây khám phá hành trình 6 tỉnh miền Tây, tour Châu Đốc – Trà Sư 2 ngày 1 đêm khám phá vẻ đẹp Rừng Tràm Trà Sư, khám phá làng Chăm An Giang, cùng nhau chinh phục Núi Cấm hay dạo chơi thành phố Châu Đốc với phương tiện xe lôi độc đáo.

Thuê xe du lịch đi hành hương Châu Đốc

Nhiều gia đình chọn phương án thuê xe du lịch đi hành hương Miếu Bà trong ngày tết và chúng tôi luôn có những phương án cho gia đình bạn lựa chọn như:

– Thuê xe limousine đi Châu Đốc.

– Thuê xe 16 chỗ đi chùa Bà Châu Đốc.

– Thuê xe 29 chỗ đi Châu Đốc.

– Thuê xe 35 chỗ đi Châu Đốc.

– Thuê xe 45 chỗ đi Châu Đốc.

– Thuê xe giường nằm đi Châu Đốc.

– Cho thuê xe tại An Giang – Châu Đốc.

Với lời khuyên dành cho bạn để tránh tình trạng đông đúc, xô đẩy, chen lấn trong dịp tết thì có thể nên tránh giờ cao điểm tại chùa Bà Núi Sam, không nên cho trẻ con đi cùng vào viếng chùa. Hoặc nếu có thể thì đi những ngày trong tuần sau tết để giá thuê xe du lịch ngày tết được tốt hơn và lúc này cũng thưa người hơn.

Khi quý khách thuê xe du lịch của Du Lịch Nắng Mới sẽ được hỗ trợ các khách sạn với giá theo hợp đồng lữ hành, các điểm ăn uống sạch sẽ, an toàn, không chặt chém, tư vấn các điểm tham quan du lịch đẹp, hợp lý trên cung đường du khách đi qua. Xin chúc quý khách một năm mới An Khang – Thịnh Vượng.

Bỏ Túi Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Bà Bình Dương Mới Nhất Từ A

Địa chỉ: số 4, Nguyễn Du, Phường Phú Thọ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Lịch sử chùa Bà Bình Dương

Theo tương truyền lời kể từ Ba Mẹ mình không biết ngôi Miếu được xây dựng năm nào. Nhưng chỉ biết lúc đầu ngôi miếu ấy tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu. Cho đến năm 1923 do ngôi miếu bị hư hại do do hỏa hoạn. Từ đó 4 bang người hoa ( Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) chung tay nhau góp phần xây dựng chùa Bà THiên Hậu ngày nay, để thờ Thiên Hậu Khánh Mẫu.

Thuyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu

kinh nghiệm du lịch Chùa Bà Bình Dương tự túc mình biết được, từ những người đi trước như thế này: có cô gái tên Lâm Mị Châu sống ở Phúc Kiến dưới thời nhà Tống Kiến Long. Cô là con gái của một ngư phủ, khi mới sinh ra cô đã tỏa ánh hào quang và hương thơm .Trong chuyến du lịch Bình Dương mình được nghe kể lại rằng Bà Lâm Mi Châu có tánh linh. Một lần bà đang ngồi dệt lụa, ba và 2 anh trai đi đánh bắt cá chẳng mai gặp biển động. Không hiểu sao lúc đó bà linh cảm được chuyện nhắm mắt lại đưa tay ra như cứu lấy ai đó, lúc đó mẹ bà thấy vậy sợ dùng nhiều cách kêu bả tỉnh lại. Khi tỉnh lại bà nói chỉ cứu được hai anh trai, ba đã mất.

Người dân trong vùng sau khi biết được chuyện đã đem lòng tín ngưỡng, và mỗi khi ra biển thường đến xin bà phù hộ để thuận buồn xuôi gió đánh bắt cá. Bà mất năm 27 tuổi, được người dân tương truyền tâm linh, nên vua Tống đã sắc phong bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Từ đó người dân lập thờ miếu Thánh Mẫu. Trãi qua một trận hỏa hoạn miếu Thánh Mẫu bị thiêu cháy, 4 bang người Việt gốc hoa đã chung tay xây dựng Chùa Thiên Hậu Thánh Mẫu ngày nay.

Kiến trúc độc đáo của chùa Bà Bình Dương

Theo kinh nghiệm du lich chùa Bà Bình Dương tự túc mình tìm hiểu được thì ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Bình Dương và được cả nước biết đến. Chùa Bà Bình Dương được xây dựng gồm 3 khu, khu chánh điện ở giữa và 2 khu Đông lang, Tây Lang của ngôi chùa.

Điểm độc đáo của chùa Bà Bình Dương, chùa lợp mái ngói âm dương theo phong cách cổ xưa, trên đỉnh nóc trang trí điêu khắc hình ảnh cá chép hóa rồng, lưỡng long tranh châu. Hai bên đường viền của mái ngói là hình ảnh tượng quan văn, quan võ …. được thiết kế đậm chất kiến trúc người hoa.

Chánh điện thờ ” THiên hậu Thánh Mẫu”, bên phải thờ Bổn Đầu Công, bên trái thờ năm vị nữ thần ngũ hành tượng trưng cho 5 mệnh kim , mộc, thủy , hỏa , thổ.

Lễ hội chùa Bà Bình Dương

Đã là người dân Bình Dương thì không ai là không biết đến chùa Bà Bình Dương. Một nơi tâm linh, linh thiêng được người dân Bình Dương kính trọng và thờ phụng như một vị thần. Kinh nghiệm du lịch chùa Bà Bình Dương tự túc cho mình biết một điều để tưởng nhớ đến công ơn của Thiên Hậu Thánh Mẫu đã che chở, phù hộ cho người dân Bình Dương được ấm no, hạnh phúc . vào rằm tháng giêng hàng năm người ta thường tổ chức lễ hội chùa Bà Bình Dương. Hay còn gọi là lễ hội rước kiệu Bà.

Nhà mình thì ở Bến Cát chỉ mất 35 phút di chuyển là đến Bình Dương, vào dịp tết đặc biệt là rằm tháng giêng âm lịch hàng năm mình thường đến chùa Bà thắp hương cầu bình an.

Lễ hội chùa Bà Bình Dương là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Bình DƯơng quê mình, vào dịp này Thành phố Thủ Dầu Một đông lắm, kẹt xe mọi tuyến đường vào chùa Bà, nói đến đây chắc cũng hiểu được sự linh thiêng, tín ngưỡng của người dân Bình Dương mình dành cho Thiên Hậu Thánh Mẫu như thế nào rồi phải không?

Vào dịp này chùa Bà trang trí hoành tráng với cờ và đèn lồng được trang trí từ cửa vào tận chánh điện. Điểm đặc biệt của lễ hội chùa Bà Bình Dương là không đọc sớ hay văn tế thần như phong tục người Việt. Người dân đến đây chỉ cần thành tâm cúng bái, không quy định về vật lễ thần đến Bà cầu xin Bình An, tâm nguyện trong lòng.

Kinh nghiệm du lịch Bình Dương tự túc cho mình biết hiện nay 4 bang người hoa gốc Việt, luân phiên nhau tổ chức rước kiệu Bà. Mình là dân Bình Dương nên hiểu rất rõ về Chùa Bà Bình Dương, do chùa Bà Bình Dương nhỏ, lâu đời nên mọi người chung tay góp sức xây dựng chùa Bà mới ở Thành Phố Mới Bình Dương. Người ta thường gọi là chùa Bà Thành Phố Mới. Vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch 4 bang người hoa gốc Việt, thay phiên rước kiệu Bà bằng xe về chùa Bà Thành Phố Mới Bình Dương. Đến ngày 13 cúng rước kiệu Bà trở về chùa Bà Bình Dương ở ngã 6. Trong 2 ngày 13, 14 âm lịch hàng năm tỉnh Bình Dương đại diện là công ty Becamex tổ chức 50 đòn lân múa lân sư rồng ở các điểm trong khu công nghiệp Mỹ Phước, Bàu Bàng, thành phố mới sự kiện này thu hút rất nhiều người tham gia. Đồng thời mang ý nghĩa giúp tỉnh nhà an khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt.

Lễ hội rước kiệu Bà ở Bình Dương được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, kiệu Bà được thiêng vòng thành Phố Thủ Dầu Một sau đó quay về chùa Bà Bình Dương ở ngã 6. Trong quá trình rước kiệu bà có tổ chức múa lân sư rồng, với sự góp mặt của hơn 50 đòn lân từ khắp nơi đổ về. Sự kiện này mang ý nghĩa mang ánh sáng, sự may mắn đến cho gia đình của bạn, xua tan đi bao mệt mỏi lo toan của cuộc sống hàng ngày.

Kinh nghiệm đúc kết từ chuyến đi chùa Bà Bình Dương

Ăn mặc kín đáo, trang nhã khi vào cửa phật.

Nên mang giày dép, đế bằng để thuận tiện cho việc tham quan, cúng bái.

Vào ngày lễ hội chùa Bà đông nghẹt mọi tuyến đường ra vào ngã 6, bạn nên tìm bãi đỗ xe an toàn, giá cả phù hợp cho việc cúng bái tốt đẹp

Có 2 phương án cho bạn lựa chọn khi tham gia lễ hội chùa Bà, chen chúc trong dòng người đông đúc, hoặc lên quán cafe tầm cao xung quanh ngã 6 để tiện cho việc quan sát mà lại thoải mái vô cùng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Du Lịch Châu Đốc Nên Đi Tham Quan Những Đâu? Kinh Nghiệm Du Lịch … trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!