Bạn đang xem bài viết Đốt Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7 Thế Nào Cho Đúng? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vào dịp cúng rằm tháng 7, không ít gia chủ mua vàng mã để cúng xá tội vong nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đốt vàng mã như thế nào cho đúng trong tháng cô hồn.
Trong tháng 7 âm lịch, người Việt thường có tục lệ cúng cô hồn (xá tội vong nhân) với ý nghĩa tưởng nhớ, cầu siêu cho các vong hồn đói khổ, lang thang, không nơi nương tựa. Ngoài ra, đây cũng là dịp báo hiếu hay còn gọi là lễ Vu Lan của những người theo đạo Phật.
Với quan niệm “trần sao, âm vậy” nên trong dịp này, người dân đều chuẩn bị đồ cúng rất tươm tất, đặc biệt là vàng mã với mong muốn để người đã khuất được hưởng cuộc sống sung túc, đầy đủ vật chất, báo hiếu tổ tiên.
Theo tục lễ cũ, những vàng mã ấy là do các gia đình tự cắt theo kiểu tượng trưng, không tốn kém và thể hiện lòng thành, tâm nguyện của người sống. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tập tục đốt vàng mã trong ngày xá tội vong nhân đã bị biến tướng. Hàng mã nay có cả dầu gội đầu, đồ gia dụng, người giúp việc cho đến xe máy, ô tô và biệt thự… Giá các loại đồ mã cũng tùy theo từng mặt hàng “thời thượng” mà có giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng…
Chia sẻ trên báo Dân Trí, Tiến sỹ Vũ Thế Khanh, việc cúng cho người đã mất dù đồ vật thật hay là đồ tượng trưng thì người đã khuất cũng không thể nhận được mà chủ yếu là thể hiện đươc tấm lòng thành của những người còn sống. Đương nhiên, việc cúng đồ mã nhiều không những gây lãng phí tiền của mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường.
“Nếu cứ đổ xô đốt vàng mã, tốn kém cho người cõi âm với mong muốn được nhiều tài lộc, được trợ duyên thăng quan tiến chức thì cũng chẳng khác nào hối lộ người đã mất. Điều này đi ngược lại với truyền thống, văn hóa hướng về tổ tiên, trân trọng chính những người đang sống quanh mình. Vì vậy, các gia đình chỉ đốt tiền vàng một cách văn minh, vừa phải phù hợp với phong tục, tập quán của dân gian ta”, tiến sỹ Vũ Thế Khanh khẳng định.
Khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, bà Nguyễn Võ Uyên Mi (giảng viên phong thủy TP. Hồ Chí Minh) cho biết trên báo Dân Việt: “Nên chậm rãi, từ tốn, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không được đốt nhanh một lần bằng việc gom tất cả cho vào lửa và bỏ đấy. Hành động này là hấp tấp, không thành tâm.
Vật dụng đốt cho ai nên ghi rõ họ tên, không dùng từ “chết” mà nên dùng từ “đại nạn” vào năm nào. Khi đốt, gia chủ cũng không được dùng “cây khấn” vào tiền đang đốt sẽ làm nát hết phần tro. Đặc biệt, gia chủ càng không nên dùng nước dội thẳng vào để dập lửa khi lửa chưa tàn hết.
Bên cạnh đó, theo quan niệm từ xưa, khi hóa vàng xong người ta thường vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng.
Cúng hóa vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.
Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Văn Khấn Đốt Vàng Mã Rằm Tháng 7 Và Cách Cúng Đốt Vàng Mã Chuẩn Nhất
Văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 âm lịch đầy đủ nhất. Hướng dẫn cách chuẩn bị lễ cúng, chọn giờ và chuẩn bị bài văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 chuẩn nhất.
Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã?
Đốt vàng mã là tấm lòng người dương gửi tới người âm với tâm niệm “trần sao âm vậy”, vì thế hãy đốt vàng mã một cách văn minh, vừa phải và đúng mực để phù hợp với phong tục tập quán của dân gian ta.
Đốt vàng mã không phải là quan niệm của Đạo Phật. Mặc dù báo chí đã không ít lần đề cập đến vấn đề mê tín khi đốt vàng mã nhưng hiện nay tục đốt vàng mã vẫndiễn ra rầm rộ.
“Theo tinh thần Phật giáo, đạo hiếu Vu lan tức là biết lo lắng cho tất cả mọi người xung quanh, giàu lòng vị tha và chăm sóc cho nhau. Cuộc sống cần phải có tâm hướng thiện.
Trong tháng này, ai có tín ngưỡng có thể đi chùa nhiều hơn hoặc bằng các việc làm cụ thể, giúp đỡ cộng đồng”, thầy Thích Thiện Chiếu giải thích.
Đốt vàng mã rằm tháng 7 nên cúng gì?
Xem thêm: Cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 chuẩn nhất
Nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Việc lựa chọn ngày cúng rằm đối với nhiều người là điều vô cùng băn khoăn. Thông thường, theo quan niệm từ thời xưa thì nên cúng rằm từ khoảng ngày mùng 10 cho đến chiều ngày 14. Vậy, lý do tại sao không cúng rằm vào ngày 15? Hàng năm, cứ đúng đến ngày 15/7 âm lịch là ngày Phật tổ xá tội vong linh. Tất cả các linh hồn có tội hay quỷ dữ đều được thả tự do. Nếu các gia chủ cúng trong ngày này sẽ bị các linh hồn quỷ dữ quấy phá, không những không đuổi được cô hồn mà còn rước thêm vào nhà. Vì ngày này là ngày các cô hồn được thả ra, cho nên khi các gia chủ đốt vàng mã, lễ vật cho người thân rất dễ bị cướp.
Cho nên, dù có xem ngày cúng rằm tốt thì cũng chỉ nên thực hiện từ ngày 10/7 đến ngày 14/7 âm lịch. Vào ngày 15/7 âm lịch chỉ để cúng các cô hồn không nơi nương tựa, vất vưởng bị bỏ đói.
Đối với việc cúng đức Phật, thần linh và gia tiên thì nên cúng vào buổi sáng. Lúc này, ánh sáng mặt trời lên cao, lúc này gia chủ đốt vàng mã, lễ vật cho gia tiên sẽ dễ nhận hơn.
Cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cho những vong linh không nơi nương tựa thì nên thực hiện vào buổi chiều hoặc tối (nhưng phải thực hiện trước đêm ngày 15/7). Những vong hồn này đều mới được thả ra còn rất yếu, nếu cúng buổi sáng ánh sáng mặt trời mạnh, họ sẽ khó nhận được lễ vật do mình hóa. Cho nên cúng chúng sinh cúng vào tầm chiều tắt nắng là tốt nhất.
Nội dung bài văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7
Nội dung bài văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 khá đơn giản, gia chủ cần khấn như sau:
hoặc
Giải thích:
* phần: đốt cháy
** hóa: chệch âm của chữ Hoả = Lửa, đốt cháy
Bài Khấn Khi Đốt Vàng Mã Cho Ngày Rằm Tháng 7, Ngày Tết
Lễ hóa, đốt vàng là một trong các nghi lễ thường được diễn ra trong ngày rằm tháng 7 và ngày Tết và đi kèm với nghi lễ đốt vàng mã là đọc bài khấn đốt vàng mã nhằm giúp đưa các tổ tiên về lại cõi âm. Do đó, đây là việc rất quan trọng nên các bạn đọc cần chú ý để làm công việc hóa vàng mã diễn ra thuận tiện, tránh phạm phải các sai lầm.
Bài khấn hóa vàng mã
Bài khấn rằm là một trong những tài liệu, công việc cần chuẩn bị trong ngày cúng rằm bởi bài khấn rằm chuẩn sẽ giúp bạn cúng rằm đúng và thể hiện được lòng thành kính cùng với tổ tiên, các thần linh.
1. Thời gian đọc bài khấn đốt vàng mã
Theo nghiên cứu về đọc bài khấn đốt vàng mã của giáo sư sử học Lê Văn Lan và theo phong tục từ đời trước truyền lại thì ngày mồng 4, mồng 5 tết hoặc ngày rằm tháng 7 là thời gian thích hợp để hóa vàng, đưa tiễn tổ tiên về quay lại cõi âm.
Đối với các chuyên gia tâm linh thì tùy vào điều kiện của mõi gia đình mà có thể hóa vàng mã bắt đầu từ ngày mồng 3 đến ngày mồng 10 Tết.
Đối với việc đốt vàng mã thì các bạn cần lưu ý là cần phải chuẩn bị mâm lễ tạ gia tiên, chư vị thần phật, gia thần. Như thế, lòng thành của người trần mới được người âm nhận và chứng giám.
2. Đốt vàng mã cần chuẩn bị những gì?
Tùy vào điều kiện tài chính của mỗi gia đình là lễ hóa vàng mã có thể sắm sửa khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo có đầy đủ các món lễ vật sau:
– Mâm ngũ quả, hương, hoa– Vàng mã, tiền âm phủ– Mâm cỗ mặn– Rượu, bánh kẹo– Bánh chưng– Cây mía
Bên cạnh chuẩn bị mâm lễ cúng thì bạn cần chuẩn bị bài khấn đốt vàng mã để khấn, cúng.
Cách thức chuẩn bị lễ cúng rất quan trọng, bạn cần phải làm cẩn thận giúp mâm cúng không phạm phải các điều kiêng kỵ. Đối với mâm cúng mặn cần đảm bảo có đầy đủ các món miến, luộc, xào, canh, con gà luộc.
3. Bài văn khấn đốt vàng mã chuẩn nhất
Bài văn khấn hóa vàng mã chuẩn nhất
4. Các lưu ý khi đốt vàng mã
Một số lưu ý quan trọng khi đốt vàng mã mà bạn nên biết:
– Tránh làm ảnh hưởng đến người đi đường, hàng xóm xung quanh cũng như đốt vàng ở nơi thanh tịnh, sạch sẽ giúp người âm có thể chứng giám được lòng thành của người dương thì nhà mặt phố không nên đốt vàng mã ở ngoài đường mà đốt ở trong dụng cụ đốt vàng hương giấy tiền, còn nhà chung cư thay vì đốt vàng mã ở ban công, hành lang, sân thượng nên đốt vàng mã theo đúng nơi mà ban quản lý chung cư đã quy định.
– Hóa vàng cần phải làm riêng, tránh nhầm lẫn, phần tiền vàng của gia thần nên hóa trước phần của tổ tiên.– Hóa, đốt nhẹ nhàng từng một ít và không nên dùng que để chọc vào vàng mã bởi trần sao, âm vậy, tiền rách thì người âm sẽ không thể tiêu được.– Sau khi hóa vàng xong, bạn nên lấy ít rượu trắng hoặc lấy nước sạch để vẩy lên chỗ vàng mã đã hóa giúp tro của vàng mã không bay ra ngoài và đảm bảo lửa được tắt hoàn toàn, tránh nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn.
Một trong những thủ tục tâm linh quan trọng sau những ngày Tết Nguyên Đán phải kể đến ngày hóa vàng mã với tâm niệm tiễn đưa các vị thần linh, tổ tiên về trời, vậy nên trong những ngày này mỗi bậc con cháu cũng cần thể hiện tấm lòng thành kính của mình với tổ tiên không chỉ bằng những đồ cúng lễ mà còn qua những bài văn khấn hóa vàng trang trọng.
https://thuthuat.taimienphi.vn/bai-khan-khi-dot-vang-ma-37225n.aspx Bạn đang băn khoăn không biết chọn mẫu bàn thờ treo tường nào cho chung cư để phù hợp với không gian, vậy hãy tham khảo bài viết các mẫu bàn thờ treo đẹp cho nhà riêng, chung cư của chúng tôi Những mẫu bàn thờ này đều được nhiều nhà yêu thích và dùng để thờ phật, thờ tổ tiên.
Cúng Rằm Tháng 7 Như Thế Nào Cho Đúng?
Theo lễ nhà Phật, cúng rằm không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy, mà quan trọng ở tấm lòng con người. Người làm lễ có tấm lòng nhân ai, thật thà, thành tâm sẽ được trời cao chứng dám. Ý nghĩa cúng rằm tháng 7.
Rằm tháng 7 hay là ngày “xá tội vong nhân”, lễ cúng này có mục đích làm phúc, an ủi những vong linh không nơi trú ngụ, không người thăm cúng.
Với người Việt Nam, cúng rằm tháng 7 được xem là một lễ truyền thống trong năm, truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau, năm này qua năm khác.
Quan niệm con người được chia làm hai phần, phần xác và phần hồn. Khi con người nằm xuống, thể xác trở về với cát bụi, nhưng linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại. Linh hồn này đi về đâu còn phụ thuộc vào nghiệp khi sinh thời gây nên. Khi sống làm điều thiện sẽ linh hồn sẽ được chuyển kiếp đầu thai sang kiếp khác, nhưng khi sống tạo nghiệp nặng có thể khi sinh thời con người đó còn nhiều vướng bận thì linh hồn bạn không thể siêu thoát, vất vưởng trên gian. Hoặc có những linh hồn vô tội, không được cúng kiến trở thành nhũng cô hồn lang thang.
Ngày rằm tháng 7 là những ngày người sống làm phúc cho những linh hồn lang thang này, là ngày mà những cô hồn được an ủi.
Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng phong tục Việt?
Cúng cô hồn thường diễn ra vào tháng 7 âm lịch. Những ngày trước rằm là những ngày được xem là tối tăm, những linh hồn sẽ vất vưởng lang thang trên nhân gian. Như vậy, những ngày này mọi gia đình đều sắm sửa mâm cúng cô hồn để cầu phúc cho gia đình mình, ban phát bố thí cho những linh hồn không nơi trú ngụ với mục đích không để những linh hồn này không quấy nhiễu gia đình bạn.
Mâm cúng cô hồn vào những ngày này không được quá sơ sài, trong mâm cúng cần có hững lễ vật như:
Cháo trắng.
Chè lam, bỏng ngô, kẹo, bánh quế.
Nhang đèn, tiền vàng, nước trắng, rượu, thuốc, chè, muối gạo.
Mía chẻ khúc, bánh lá, tiền lẻ.
Một số đồ hàng mã để đốt cho những cô hồn: Ngựa, quần áo, mũ, nhà, xe, trang sức, gương, lược,…
Xem thêm: Ý nghĩa cúng cô hồn tháng 7 như thế nào?
Trong tháng cô hồn, mọi việc trên dương gian đều phải cẩn thận. Theo quan niệm trong những ngày đầu tháng 7, người trần có một số điều cần phải kiêng kị:
Tiền vàng rải về 4 phía. Đặt mỗi phía từ 3 – 7 cây nhang.
Khi cúng mâm cúng phải được đặt trước của chính đi vào nhà, hoặc bày ra giữa trời.
Cúng xong muối, gạo, cháo được rãi từ ngõ ra đường lớn.
Cuối buổi lễ, trẻ em đến cướp lễ càng nhiều càng tốt.
Khi chưa cúng xong nếu có người tới cướp đồ lễ chủ nhà cần buông tay, không được phép giật lại đồ lễ. Nếu giật lại đồ lẽ sẽ khiến gia chủ gặp nhiều điều không may.
Chưa cúng xong có người cướp lễ thì đó là tín hiệu tốt cho gia cát nhà bạn.
Tháng 7 là tháng của cô hồn, vì thế vào đêm tối không bạn không nên đi chơi khuya, không bế trẻ nhỏ tới nơi đang làm lễ vì tại nơi này tập trung nhiều sinh linh chờ lấy lễ, sẽ khiến cho con trẻ quấy khóc, tệ hơn nữa nó sẽ đi theo và quấy nhiễu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đốt Vàng Mã Cúng Rằm Tháng 7 Thế Nào Cho Đúng? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!