Bạn đang xem bài viết Đôi Nét Về Múa Bóng Rỗi được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bóng rỗi gồm hai phần: múa bóng và hát rỗi. Múa là động tác dâng lễ vật lên thần linh, chẳng hạn như múa dâng bông, dâng mâm (mâm vàng), dâng lộc (mâm trầu cau)… Các động tác múa phần lớn chỉ sử dụng đầu, cổ và trán như đội mâm, đội bông nhằm thể hiện sự tôn kính ơn trên. Cụ thể:
Múa dâng bông là bài múa với chén bông đặt lên đầu. Sau đó người múa quỳ xuống, có người đến lấy chén bông kính cẩn đặt lên bàn thờ Bà. Bài hát múa dâng bông có nội dung như sau: “Túi càn khôn tay xách bầu linh dược… Tôi mặc chữ bồ đề vào cúi ra lòn, xách giỏ mây lên đến rừng non hái hoa quả đem về cúng Phật”.
Múa dâng lộc là dùng một mâm trầu cau phủ vải đỏ để cầm múa. Múa xong dâng lên thần linh. Sau đó mọi người cùng thỉnh lộc mang về nhà.
Bóng rỗi thiên về ca xang, múa hát, chúc tụng và tôn vinh những nhân vật có công với nước, với làng. Hát rỗi tức hát mời, ca tụng nữ thần. Những người múa và hát rỗi đều trang phục cầu kỳ, đầy đủ áo mão, đeo nữ trang và son phấn lộng lẫy như một đào hát. Họ đứng trước bàn thờ Bà, tay cầm trống nhỏ gọi là trống rỗi vừa gõ nhịp, đánh trống vừa hát mời Bà về chứng giám cảnh hân hoan đón tiếp của dân làng.
Trước khi múa hát các nghệ sĩ thành kính khấn vái Vạn bang ngũ hành, Cửu huyền thất tổ, Chiến sĩ trận vong, Thổ địa thổ công… về chứng giám: “Liệt vị đồng chứng minh… / Tiêu trừ bệnh hoạn- uế trược”. Tiếp theo là phần rỗi: “Lịnh Bà ơi! Vui đâu chẳng bằng vui đây… Con cháu mời các lịnh Bà giáng độ chúng sanh”(3).
Người hát rỗi thường dựa vào điệu thức thang âm đã có sẵn và sử dụng làn hơi nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng thật vui tươi, hồ hởi. Có khi rỗi theo tuồng tích, có khi theo điệu thức riêng biệt. Trong trường hợp múa bóng có nhạc công đệm đàn, các nghệ nhân diễn xuất bằng cảm xúc và cảm hứng nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người xem. Theo Ths. Nguyễn Thị Hải Phượng, người rỗi bóng sử dụng làn hơi chủ yếu là hơi “Xuân” với nét nhạc trang nghiêm thư thái(4).
Sau phần múa rỗi là phần biểu diễn nghệ thuật dân gian, còn gọi là trò tạp kỹ như múa lu, múa khạp, múa ghế, múa dao, múa gậy, múa bông huệ… với những động tác gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Đặc sắc nhất là phần biểu diễn rót rượu hoặc phun lửa, tung hứng vừa thuần thục, vừa nhuần nhuyễn.
***
Nghệ thuật dân gian bóng rỗi còn thể hiện sự đa dạng, giao thoa văn hóa giữa người Việt với người Hoa, Chăm, Khmer trong quá trình cộng cư lâu dài. Bài rỗi là những bài hát mời chào, sáng tác của tập thể hoặc cá nhân được lưu truyền từ người này sang người khác, mang đậm chất nhân văn với mục đích ca ngợi công đức của các thánh mẫu, ca ngợi quê hương đất nước thanh bình, đồng thời thể hiện ước mơ ấm no, phú quý.
Thông thường sau mỗi đoạn của bài rỗi đều chuyển qua giọng trầm và chuyển nhịp bằng điệu “ư…ư…ư…” giúp cho lời ca trở nên thu hút. Đặc biệt, trong quá trình diễn xuất, các nghệ nhân đã sáng tạo tiết tấu, nhịp điệu và các loại hình múa, làm cho nghệ thuật bóng rỗi có sự tinh tế và thẩm mỹ riêng.
Ngoài những bài rỗi cơ bản mang tính lễ nghi, người trình diễn còn kết hợp với những bài lý bằng giọng điệu nhịp nhàng, trong sáng và tràn đầy sức sống, tươi trẻ. Ngoài ra, họ còn tùy hứng cảm tác lời ca theo yêu cầu của gia chủ sao cho hợp tình hợp cảnh với mục đích tạ ơn thánh thần, gởi gắm niềm tin và cầu xin Bà phù trợ.
Trong bối cảnh “Tín ngưỡng thờ Mẫu” ở nước ta đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2016, việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật bóng rỗi, nhằm giữ những tinh túy của nghệ thuật diễn xướng dân gian này và bài trừ những phần tử xấu lợi dụng loại hình này cho các mục đích mê tín, dị đoan… đang cần được quan tâm.
HOÀI PHƯƠNG
Ghi chú: (1) Lời bài rỗi do bóng Lê Tấn Hiền ở huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu đọc. 2) Lời bài rỗi do bóng NguyễnThi Hai ở Bình Minh, Vĩnh Long đọc. (3) Lời bài rỗi do bóng Nguyễn Thị Kim, quê ở phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đọc.
(4) Theo “Nguồn sáng dân gian”, trang 9, số 3 – 2012.
Đi Chùa Cầu Duyên Như Thế Nào Để Khi Đi Lẻ Bóng Khi Về Có Đôi?
Đi chùa cầu duyên được thực hiện vào ngày lễ Tết, ngày rằm. Ảnh: Internet
1. Đi chùa cầu duyên sắm lễ như thế nào cho đầy đủ?
Về cơ bản, khi đi chùa cầu duyên bạn cần sắm đủ 3 mâm lễ đặt tại mâm Tam Bảo, ban Đức Ông và ban thờ Mẫu. Cụ thể
Mâm lễ tại ban Tam Bảo : hãy chuẩn bị các lễ vật gồm hoa quả tươi, bánh kẹo, hương, nến, sớ ban Tam Bảo. Ban Tam Bảo thờ Phật, vì thế nên tránh để các món mặn, không để tiền vàng Tại ban Tam Bảo.
Mâm lễ tại ban Đức Ông : hãy chuẩn bị các lễ vật như: đồ mặn, tiền vàng, rượu, thuốc, chè và sớ ban Đức Ông. Nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị, bạn hãy chuẩn bị soạn lễ như tại ban Tam Bảo cũng hoàn toàn được, nhưng lễ tại ban Đức Ông cần trang bị thêm một thếp tiền vàng.
Mâm lễ tại ban thờ Mẫu : chuẩn bị đầy đủ hoa tươi (tốt nhất là 5 bông hoa hồng đỏ), trầu cau, tiền lẻ, bánh kẹo. Nên làm sớ và đặt tại mâm lễ bởi bạn sẽ thực hiện cầu duyên tại Điện Mẫu.
Chuẩn bị đồ lễ cầu duyên không quá cầu kỳ nhưng cần thành tâm. Ảnh: Internet2. Văn khấn đi chùa cầu duyên đầy đủ nhất
2.1. Văn khấn cầu duyên tại điện thờ Phật
Bài văn khấn cầu duyên được thực hiện lần lượt tại các ban. Tại khu vực điện thờ Phật, bạn thực hiện bài văn khấn sau:
“Nam mô A di đà Phật (3 lần), Nam mô Tam Thế Phật, Nam mô Dược Sư lưu ly quang Phật (3 lần), Nam mô đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát.
Tín chủ con tên là (nêu rõ họ tên), ngụ tại (địa chỉ). Hôm nay là ngày, tháng, năm (âm lịch), con xin lạy Phật, Bồ tát xin các ngài munh chứng. Phận con duyên trần thế chưa tới, nay cúi xin Phật và Bồ Tát phù hộ độ trì giúp con sớm tìm được nhân duyên trăm năm.
Con cúi xin các vị Đức Phật, các vị Bồ tát chứng giám, rủ lòng đại bi giúp con nhanh được như nguyện.
Nam mô A di đà Phật
Cẩn cáo!”
Khấn cầu duyên tại ban Phật nên tránh đặt đồ mặn. Ảnh: Internet
2.2. Văn khấn cầu duyên khu vực ban thờ Mẫu
“Nam mô A di đà Phật (3 lần), con xin cúi lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế, lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh, đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa, kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải.
Tín chủ con là (nêu họ tên) hiện ngụ tại (nêu rõ địa chỉ), hôm nay là ngày, tháng, năm (âm lịch). Nay con tới chùa( đền, phủ) cầu xin các mẫu thương xót. Nhân duyên con hiện chưa tới, mong các mẫu ban cho con duyên lành như ước nguyện. Ban cho con mối lương duyên, thiện duyên tốt lành. Để rồi sinh con trai, gái đầy nhà, bình an mãi mãi.
Con xin dâng lễ bạc kính mong các Mẫu chứng giám và phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.
Nam mô A di đà Phật
Cẩn cáo”
Khấn cầu duyên ban Mẫu được thực hiện sau cùng. Ảnh: InternetSau khi đã thực hiện bài khấn xong, bạn quan sát khi thấy hương cháy 2 phần 3 nén nhang thì hóa tiền vàng.
3. Những lưu ý khi đi chùa cầu duyên
Khi đi chùa cầu duyên , bạn cần vệ sinh thân thể sạch sẽ. Quần áo nên chọn các trang phục dành riêng khi đi chùa, thân tâm chay tịnh, trong sáng, không cãi cọ hay đang mâu thuẫn với ai. Tùy thời gian của bạn mà sắp xếp thời gian lên ban thờ Mẫu, thờ Thánh nhưng thời gian tốt nhất nên vào các ngày đầu tháng, cho đến ngày rằm. Nếu bạn di tham quan, du lịch gặp đền phủ cũng nên vào mà cầu duyên, cầu phúc.
Khi làm lễ cầu duyên bạn nên đi 1 mình, lễ vật chuẩn bị không cần quá cầu kỳ nhưng cần hết sức thành tâm. Khi đi lựa chọn áo kín cổ, quần dài khi tới các khu vực linh thiêng. Tuyệt đối không dùng những lời báng bổ hoặc các câu nói đùa ác ý. Bạn đừng quên tắt chuông điện thoại, đọc văn khấn nhỏ tiếng và không làm ồn tại chùa!
Khi đi chùa cần ăn mặc kín đáo, lịch sự và hết sức thành tâm. Ảnh: InternetNên lựa chọn đi chùa cầu duyên vào các ngày lành như mùng 1 hoặc ngày rằm. Để có được đường tình duyên như ý, bạn thực sự phải “tín tâm, thành tâm và tin tưởng”. Khi các bạn gửi lời nguyện cầu tới Đức Phật, nếu thành tâm các ngày sẽ chứng giám và ban may mắn mà se duyên cho người cầu.
4. Những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng tại Sài Gòn
4.1. Chùa Ông – quận 5
Chùa Ông là một trong số những ngôi chùa cầu duyên được đánh giá là linh thiêng nhất tại Sài Gòn. Ngôi chùa tọa lạc trên khu đô thị thương mại sầm uất trên đường Nguyễn Trãi, Quận 5. Ngôi chùa này còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như Nghĩa An Hội Quán hay chùa Minh Hương.
Chùa Ông nổi tiếng về cầu tình duyên. Ảnh: InternetNgôi chùa tuy không đứng đầu về quy mô diện tích nhưng nhiều người nhận định ngôi chùa này cầu duyên linh thiêng bậc nhất Sài Thành. Do đó, đây là địa chỉ tâm linh nhiều người tìm tới mỗi dịp ngày rằm, lễ Tết. Nơi đây không chỉ thu hút người Việt mà lượng người Hoa tìm tới cũng rất đông.
Vào dịp đầu năm, người dân thường tới nơi đây hành hương, cầu mong nhiều điều tốt lành trong cuộc sống. Đương nhiên không thể nào thiếu đi việc cầu duyên cho các bạn trẻ đang tìm kiếm nửa kia của mình.
4.2. Chùa Bà Ấn Độ – Quận 1
Nhắc tới các địa điểm đi chùa cầu duyên nổi tiếng tại Sài Gòn không thể nào thiếu đi ngôi chùa bà Ấn Độ (Mariamman). Hiện ngôi chùa này tọa lạc tại Quận 1 -TP HCM.
Chùa được thiết kế mang đậm phong cách Ấn Độ và do chính người Việt gốc Ấn cai quản. Bên cạnh lối kiến trúc độc đáo, nơi đây còn được biết tới là ngôi chùa cầu duyên rất linh thiêng. Nhiều người đã tới đây cầu xin đức mẹ Mari ban phước lành cho mình mau chóng tìm được một nửa kia. Các đôi uyên ương cũng tới đây cầu nguyện mãi mãi bên nhau trọn đời.
Chùa Bà Ấn Độ có lối kiến trúc mang đậm phong cách Ấn Độ. Ảnh: Internet
4.3. Chùa Phước Hải (Chùa Ngọc Hoàng)
Chùa Phước Hải với diện tích hơn 2.000 m2 vốn rất nổi tiếng về sự linh thiêng. Ban đầu chùa có tên chùa Ngọc Hoàng, sau đã đổi thành Phước Hải Tự. Từ lâu ngôi chùa này đã nổi tiếng khắp cả nước về sự linh thiêng. Người dân tới đây cầu mong làm ăn thuận lợi, bình an và nhất là cầu con. Nhiều người truyền tai nhau rằng nếu muốn cầu tình duyên hay cầu con, bạn thật thành tâm sờ vào ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ được như ý muốn.
Chùa Phước Hải nổi tiếng khắp vùng bởi sự linh thiêng. Ảnh: Internet
4.4. Chùa Bát Bửu Phật Đà
Chùa Bát Bửu Phật Đài còn được gọi với tên gọi khác là chùa Phật Cô đơn. Chùa này nằm tại khu vực ngoại thành Sài Gòn, trực thuộc xã Lê Minh Xuân, quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Tên gọi của ngôi chùa bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh khiến kiến trúc khuôn viên chùa bị đổ sập. Dù vậy nhưng bức tượng Phật Đài Đức Thích Ca vẫn đứng hiên ngang sừng sững. Từ đó, người dân nơi đây quen gọi chùa với các tên chùa Phật Cô đơn.
Hàng năm ngôi chùa đón lượng lớn du khách tới cầu an, cầu lộc. Ngôi chùa cũng đón nhiều bạn trẻ lui tới cầu đường tình duyên cho may mắn, suôn sẻ. Những người cô đơn sẽ nhanh chóng tìm được nửa kia cho mình, thoát khỏi nỗi cô đơn, khổ cực.
Chùa Bát Bửu Phật Đà là địa chỉ cầu duyên của nhiều bạn trẻ. Ảnh: InternetNếu vẫn đang cô đơn lẻ bóng tìm kiếm một nửa yêu thương, tại sao bạn không thử một lần đi chùa cầu duyên tại những ngôi chùa này. Với sự thành tâm cầu nguyện, chắc chắn bạn sẽ tìm được nửa kia của mình trong tương lai không xa đâu!
Phạm Dịu tổng hợp
Đôi Nét Về Mâm Ngũ Quả Cho Ngày Tết Và Ngày Cưới Theo Phong Thủy Việt Nam
Đặc biệt trong Mâm Quả ngày cưới, nhà trai sẽ mang những lễ vật sang nhà gái để xin rước cô dâu về. Mâm ngũ quả của ngày cưới lúc này sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nữa vì còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng để ngầm mang lại điều lành cho đôi trẻ.
+ Nải chuối: có màu xanh tượng trưng Đông phương,
+ Quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương,
+ Quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương,
+ Quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương
+ Một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương.
Ngoài ra còn có :
Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Lê (hay mật phụ): ngọt, thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
Đào: thể hiện sự thăng tiến.
Mai: do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn.
Táo (loại trái to màu đỏ tươi): có nghĩa phú quý.
Thanh long: ý rồng mây gặp hội.
Quả trứng gà có hình trái đào tiên: lộc trời.
Dừa: có âm tương tự như là “vừa”, có nghĩa là không thiếu.
Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.
Đu đủ: mang đến sự đầy đủ thịnh vượng.
Xoài: có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn.
Nhìn chung, người Miền Bắc cho rằng hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, kể cả quả ớt, miễn sao đẹp mắt là được.
Đối với người Miền Nam :
Vì cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ “chúi”, thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được. Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.. là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu “cầu sung vừa đủ xài”, thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay: mâm ngũ quả đượcthay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là ý nghĩa tâm linh. Do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả. Nhưng với các ý nghĩa trên nên khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.
Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.
Bàn Về Bộ Đôi Sao Thai Phụ
Sao Thai Phụ trong tử vi thuộc Dương Thổ, là sao có nhiệm vụ chuyên phụ giúp Tá Phụ. Trong khi đó sao Phong Cáo trong tử vi lại thuộc Âm Thổ, có nhiệm vụ chuyên phụ giúp sao Hữu Bật. Theo sách tử vi đẩu số, tính cách của Thai Phụ rất chính trực đường hoàng, có ý chí kiên cường, kiên quyết và rất có tài văn chương, nghệ thuật. Sao Tả Phụ chuyên phụ giúp về quý hiển.
Trong khi đó sao Phong Cáo có tính cách rất tinh tế và siêng năng, với khí độ trầm tĩnh, rất vững vàng và thông minh trong cách ứng xử hàng ngày. Ngoài ra còn có tinh thần yêu thích nghệ thuật. Phương cáo có nhiệm vụ chuyên phụ giúp sao Hữu Bật trở nên hiển quý hơn.
1. Ý nghĩa của sao Thai Phụ ở cung mệnh với Phong Cáo
– Rất tự đắc, có sự kiêu hãnh đến mức tự phụ (fierté)
– Rất háo danh và tính hay khoe khoang (vanité)
– Thường chuộng hình thức bề ngoài hơn (formaliste)
– Sao Thai Phụ, Phong Cáo có rất nhiều lợi ích cho việc thi cử và cầu danh bởi vì 2 sao này thường chủ về bằng sắc, huy chương và công danh.
Với 3 ý nghĩa đầu. Thai Phụ Và Phong Cáo giống nghĩa với Sao Hóa Quyền, nhưng có lẽ không mạnh mẽ bằng Hóa Quyền vì Quyền ở đắc địa chỉ thẳng vào sự uy lực thực sự hơn là những danh tiếng bề ngoài. Nếu như đi đôi cùng thì nhất định ý nghĩa phải mạnh hơn, đặc biệt là khi có Quốc An đi kèm.
2. Ý nghĩa sao Thai Phụ và sao Phong Cáo ở các cung
Phong cáo và Thai Phụ phải đi chung với nhau mới đủ mạnh, và đặc biệt nhất là khi đi cùng với các cát tinh khác lại càng đẹp.
Chủ mệnh sẽ là người rất cần cù, tỉ mỉ, kỹ lưỡng và đặc biệt cẩn thận, sạch sẽ, ngăn nắp. Đặc biệt nhất khi là thủ tại Nữ Mệnh. Là người cư xử phúc hậu, ăn ở tốt.
Hơi tự đắc, cần đi với các sao chủ quyền hành như Hóa Quyền thì đặc tính này mới rõ. Được hưởng phúc đức và công đức của tổ phụ, có tổ tiên truyền lại vì vậy do đó giảm thiểu cảnh u sầu trong cuộc sống:
Theo vinh hiển mỗi khi kết hợp với nhiều quyền tinh hoặc quý tinh hay cả văn tinh, đặc biệt với Lộc Tồn, Quốc Ấn
Sao Thai Cáo khi đi với văn tinh như Khoa hoặc với các cát tinh cũng sẽ rất có lợi cho con đường công danh, đường công danh thuận lợi nhưng lại ảnh hưởng gia tăng quý hiển không được mạnh lắm:
Theo bộ Thai Xương khi kết hợp với Bát Tọa thì chủ về sẽ được phong tặng:
Khi Thai Phụ hoặc Phong Cáo gặp phải Sao Quốc Ấn hay Tướng Ấn (cần chú ý rằng Sao Lộc Tồn, Tướng Quân và Quốc Ấn tam hợp nhau): sẽ mang lại kết quả rất tốt đẹp, tọa ở cung điền thì có nhiều điền sản, thủ tại Mệnh hoặc Quan Lộc thì có được nhiều quí hiển, sẽ được trọng dụng, và được huy chương, cùng bằng khen, sẽ là người mang ấn, và sẽ làm đến tận bậc Công Hầu, ý để nói về sự quyền cao chức trọng và cả sự phú quý:
Khi sao Thai Phụ ở mệnh và Phong Cáo gặp được Ấn, Tướng, và rất kỵ khi gặp Cự Đồng, nếu như được Khôi Xương hội họp thì khi tham gia thi cử dễ đỗ đầu bảng:
Khi Phụ Cáo ái giao với Ấn, Tướng, đố kị Cự Đồng, nhi ngộ Khôi Xương cử khoa ngao đầu tác chiến Thai Cáo, Tướng thêm Khoa, Quyền hay Quang Quí: phát lớn
Thai Cáo, Xương, Khoa, Quyền: vinh hiển tột bực (chú ý một số người ghi thêm Khúc không đúng vì Thai Cáo không hội với Khúc)
Khi Thai Cáo gặp được Nhật, Nguyệt: sẽ là quý cách
Theo như Việt Viêm Tử thì Tướng Cáo thủ ở Mệnh khi hội cùng với Hồng Loan, Sao Hoa Cái thì ngay từ thủa thiếu niên đã toại chí, và mong sớm thành đạt, sẽ có uy quyền võ nghiệp, khi lớn có thể giữ quyền chức chánh vị, về tài văn thì có thể làm đến chức quản đốc nha sở, để về lưu trữ thư tịch, hoặc những ngành nghề chuyên về thăng thưởng phong tặng huân công.
Phong Cáo khi đi với Lộc Tồn, Quốc Ấn và Quang Quý thì làm càng sẽ càng tốt đẹp, khi đi với Quan Phúc hoặc Âm Dương thì cũng sẽ tốt.
Người có Thai Phụ, Phong Cáo ở cung Phụ Mẫu sẽ có cha mẹ có nhiều chức vị.
Ở cung Phúc thì Phong Cáo có nghĩa là đại thọ. Cả 2 sao này khi gặp thêm Quốc Ấn, Quang Quí thì vinh hiển.
Cáo, Ấn, Thai Phụ: được ban cấp điền sản ăn lộc, hay khẩn hoang.
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn: có điền sản, được ban cấp điền sản
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Quốc Ấn, Tử, Phủ: giàu điền sản
Thai Phụ hay Phong Cáo gặp Phượng Các: giàu nhà cửa
Chủ mệnh Thai Cáo: có vinh hiển
Sao Thai Phụ chủ mệnh hay Phong Cáo khi gặp Quốc Ấn, Quang Quý thì hiển đạt: hiển đạt Khoa, Xương, Cáo, Khúc giáp Quan, Khoa, Quyền thủ tại Mệnh thì càng ngày càng có tiếng vang (có danh tiếng)
Thai Phụ hoặc Phong Cáo khi gặp Tướng: con cái hiển đạt
Thai Phụ hoặc Phong Cáo gặp Quang Quí, Quốc Ấn: thì con hiển đạt
Thai Phụ gặp Thai: dễ sinh con quí tử
Vợ hay chồng đều là người có học vị
Anh chị em trong gia đình đều có học vấn
m) Tử vi sao Thai Phụ, Phong Cáo ở hạn
Thai Phụ hay Phong Cáo cũng sẽ có ý nghĩa như đắc tài, đắc quan, đắc danh, được danh tiếng khen và có huy chương.
Có sự thuận lợi cho con đường công danh, thi cử
Thai Phụ hoặc Phong Cáo khi gặp Long Trì: thăng quan
Cập nhật thông tin chi tiết về Đôi Nét Về Múa Bóng Rỗi trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!