Xu Hướng 6/2023 # Đồ Thờ Cúng Tâm Linh # Top 7 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Đồ Thờ Cúng Tâm Linh # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Đồ Thờ Cúng Tâm Linh được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tượng Phật đẹp bằng gỗ tại làng nghề Sơn Đồng. Tượng Phật Quan Âm, Văn Thù bồ tát, Thích Ca Mâu Ni, tượng Di lặc, Chuẩn Đề, A di đà.

Không lâu đời bằng phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà nhưng đi chùa lễ Phật cũng đã xuất hiện tại nước ta cũng hàng ngàn năm rồi. Từ thời phong kiến cho tới nay, việc thờ cúng Phật không hề mai một mà vẫn tiếp tục duy trì.

Tượng Phật đặt ở đâu?

Tượng Phật chỉ chung các vị Phật trong đạo Phật, là các vị: A di đà, Quan thế Âm bồ tát, Đức thế Tôn, Di lặc, Văn thù bồ tát, Đạt ma sư tổ, Mẫu chuẩn đề, tam thánh Phật, Địa tạng vương, 7 ông Dược sư…Và hiển nhiên tượng các vị được đặt trong Chùa.

Chùa là nơi thờ cúng, nơi truyền bá Phật giáo.Văn hóa làng xã tại các làng quê từ xưa coi chùa là nơi đề các vị cao tuổi ngồi bàn bạc những công việc quan trọng của làng như: tập tục, lễ hội…

Ngoài ra có những gia đình theo đạo Phật còn lập bàn thờ Phật tại gia. Và thường là thờ Phật Quán Thế Âm.

Tượng Phật Sơn Đồng

Từ xa xưa, người ta đã biết tới việc đắp tượng bằng đất sau nung lên, hoặc đục từ đá, tạc từ các loại gỗ thông dụng. Tuy nhiên tượng Phật bằng gỗ vẫn được ưa chuộng nhất.

Làng nghề Sơn Đồng nổi tiếng nhất là tạc tượng Phật và nước sơn son thếp vàng, thếp bạc. Do đó nhắc tới tượng Phật Sơn Đồng thì bất cứ tín đồ nhà Phật nào cũng biết.

Sơn Đồng làm tượng Phật từ hàng trăm năm trước, làng nghề có nhiều nghệ nhân tạc tượng điêu luyện, đường nét tỉ mỉ, pho tượng có hồn, có nét riêng của từng vị Phật.

Hàng ngày, những pho tượng A di đà, Bồ Tát, Đạt Ma…bằng gỗ được vận chuyển đi khắp những mọi miền tổ quốc tới những làng quê, ngôi chùa từ lớn tới nhỏ.

Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Đồ Cúng Tâm Linh Việt

Ông tổ nghề thêu, sân khấu, thợ may, thợ mộc, cơ khí, xây dựng, buôn bán, nghề tóc,… là ai? Giỗ tổ các nghề ngày nào, cách cúng, bài văn khấn.

Lễ Cúng tổ nghề ở Việt Nam

Tổ nghề hay còn gọi là Đức Thánh Tổ hoặc Tổ Sư là người có nhiều công lao trong việc sáng lập, truyền bá, phát triển một ngành nghề nào đó. Phần lớn ngày giỗ tổ các ngành nghề không phải mới ra đời từ thời có người sáng lập mà có thể là đã có từ trước vì vậy, có thể nói phong tục làm lễ cúng giỗ tổ nghề không chỉ dành cho người tạo nên nghề mà còn là người phát triển, có công lớn, gìn giữ nghề nghiệp cho đời sau.

Vì vậy, các thế hệ sau nhằm tôn vinh và tưởng nhớ ghi công ơn những người có công đối với việc xây dựng, phát triển gìn giữ nghề cho thế hệ sau mà tổ chức ngày giỗ tổ nghề truyền thống của địa phương.

Đồng thời, cách cúng tổ nghề bên cạnh việc tỏ lòng biết ơn thì còn cầu mong cho công việc làm nghề được suôn sẻ, buôn bán may mắn, tránh rủi ro. Do đó các ngày giỗ tổ của các ngành nghề tại các phường nghề còn được gọi là ngày giỗ phường.

Trong một năm sẽ có ngày mà cả phường nghề sẽ tổ chức lễ cúng tổ nghề dựa theo ngày kỵ nhật của vị tổ nghề nếu biết. Hoặc nếu không biết ngày kỵ nhật thì sẽ là một ngày nhất định mà mọi người trong phường, trong làng cùng theo một nghề để chọn làm ngày giỗ tổ nghề chung.

Các nghề đều có tổ nghề và không nhất thiết chỉ có một tổ nghề mà có thể nhiều vị tổ nghề cùng một nghề như: có 3 vị tổ nghề sân khấu (tam vị thánh tổ) và các vị tổ ở nhiều thời điểm khác nhau là Phạm Thị Trân, Đào Tấn, Cao Văn Lầu…

Có thể người có thể trở thành nhiều vị tổ nghề của các ngành nghề khác nhau như: Trần Ứng Long tổ nghề đan thuyền thúng, thuyền nan và cũng là ông tổ nghề sơn

Có thể một nghề nhưng mỗi địa phương lại có các vị tổ nghề khác nhau.

Làng đá Non Nước ở quận Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng: tổ nghề là Huỳnh Bá Quát

Làng đá Bửu Long, Biên Hòa Đồng Nai: tổ nghề là Ngũ Đinh

Làng đá ở Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình: tổ nghề là Hoàng Sùng

Lễ cúng giỗ tổ nghề truyền thống tốt đẹp của người Việt

Đối với những làng nghề, ngành nghề thì thờ tổ nghề được xem là một truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo. Thường những người làm nghề sẽ sinh sống thành làng nghề, phường nghệ và cùng nhau lập bàn thờ tổ nghề. Cách lập bàn thờ tổ nghề có thể lập tại gia và cúng tổ nghề vào các ngày tuần, tiết, sóc, vọng, giỗ Tết.

Nhưng phổ biến và quan trọng nhất đó là cách lập bàn thờ tổ nghề chung ở có phường nghề, làng nghề đó là lập miếu, đến, định riêng để thờ tổ nghề của mình và có thể nhiều vị tổ nghề được thờ làm thành hoàng làng tức người khai sinh là làng nghề.

Các ngày giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam

Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều các ngành nghề truyền thống và có khoảng hơn 60% có tổ chức ngày giỗ tổ của các ngành nghề truyền thống đó như:

Hay có rất nhiều ngành mới ra đời và phát triển trong những năm gần đây như: Ngày giỗ tổ nghề rèn, sửa xe, lái xe, nghề điện, nghề bánh, nghề bếp … tới các ngày giỗ tổ nghề thẩm mỹ như: ngày giỗ tổ nghề tóc, xăm, trang điểm – makeup, nghề nail, spa, thậm chí là cờ bạc…

Ngày giỗ tổ nghề sân khấu hay còn gọi là ngày giỗ tổ nghề nghệ sĩ là ngày giỗ chung của những người có công xây dựng, phát triển trong lĩnh vực ngành nghề sân khấu.

Tổ nghề sân khấu là ai?

Trong nghề sân khấu vẫn thường nhắc đến 3 vị tổ nghề sân khấu hay còn gọi là tam vị thánh tổ. Vậy hoặc tổ nghiệp, tổ nghề sân khấu là ai hay tam vị thánh tổ là ai?

Theo truyền dạy của những người trong nghề sân khấu thì tam vị thánh tổ của nghệ thuật sân khấu gồm có:

Còn nếu tìm hiểu tổ nghiệp là ai có thể nói có rất nhiều người được xem là tổ nghề sân khấu bởi lĩnh vực sân khấu có rất nhiều ngành nghề nhỏ từ cải lương, chèo, tuồng… Ví dụ:

Vì vậy tên gọi Tổ nghiệp sân khấu như một cách gọi chung tất cả những ai có công sáng lập và lưu truyền ngành nghệ thuật sân khấu.

Giỗ tổ nghề sân khấu ngày bao nhiêu?

Theo truyền thống xưa thì ngày 12/8 âm lịch hàng năm sẽ là ngày giỗ tổ nghề sân khấu,. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam lựa chọn là ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam từ năm 2011.

Cách cúng giỗ tổ nghề sân khấu

Tục xưa thì vào ngày 12/8 âm lịch các gánh hát rong sẽ tìm nơi tạm nghỉ và lập thỉnh bàn thờ tổ nghiệp Sân khấu ra giữa sân khấu và tiến hành làm lễ giỗ tổ nghề với việc chuẩn bị bày mâm cúng giỗ tổ sân khấu và đọc bài cúng giỗ tổ sân khấu. Sau khi hành lễ xong thì chia lộc cho cả đoàn và vấn còn lưu giữ đến ngày nay.

Áp dụng các yếu tố phong thủy giúp đẩy mạnh vận khí, chi tiết: Cách tăng vận may, cầu tài lộc dễ dàng với mẹo phong thủy trong nhà sau.

Nghề thêu Việt Nam đã có từ thế kỷ 16 và ông tổ nghề thêu đó là ông Lê Công Hành, tên thật Trần Quốc Khải, (sinh 18/1/1606 và mất 12/6/1661) quê ở làng Quất Động, Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Bởi vậy hàng năm vào ngày mất của ông tổ nghề thêu 12/6 âm lịch những người trong nghề thêu đều tổ chức lễ cúng ông tổ nghề có truyền thống hơn 300 năm.

Tổ nghề buôn bán

Chử Đồng Tử là thương nhân đầu tiên của nước người Việt và còn là vị thần linh bảo hộ nghề buôn bán. Mỗi lần đi qua miếu thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung đều dừng thuyền và lên bờ thắp hương cầu khấn được phù hộ.

Giỗ tổ nghề buôn bán ngày nào?

Theo truyền thống thì ngày giỗ tổ nghề kinh doanh là ngày mùng 10 – 15/3 Âm lịch tại làng Đa Hòa, huyện Châu Giang (Hưng Yên) diễn ra nhiều nghi thức cúng tổ nghề buôn bán.

Lễ cúng giỗ tổ ngành thợ may mặc thời trang

Lễ cúng giỗ tổ ngành thợ may mặc thời trang

Ngày giỗ tổ nghề may là ngày nào?

Tương truyền vào ngày 12/12 (tháng Chạp) hàng năm thì mọi thợ may trên cả nước sẽ thành tâm chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ ngành may và làm lễ cúng.

Bà tổ nghề may là ai?

Người được tôn sư là Tổ nghề may là bà Nguyễn Thị Sen và cũng là tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc của Vua Đinh Tiên Hoàng. Và bà mất vào ngày 12 tháng chạp nên được chọn là ngày giỗ tổ nghề may.

Cách cúng giỗ tổ thợ may

Lễ cúng giỗ tổ thợ may diễn ra vào buổi sáng sẽ bao gồm phần chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề may và thành tâm dâng hương và đọc văn khấn cúng giỗ tổ thợ may.

Giỗ tổ nghề may cúng gì?

– Đối với những thợ may cúng tổ nghề thì mâm cúng giỗ tổ ngành may gồm những gì?

– Đối với những làng nghề lâu năm như làng Trạch Xá cái nôi của nghề may thì lễ cúng giỗ Tổ nghề may được tổ chức cầu kỳ hơn gồm có:

Đồ cúng giỗ tổ ngành may gồm có:

Cách lập bàn thờ tổ nghề may được sơn son thếp vàng, cùng bức hoành phi với những câu thơ tôn vinh nghề may truyền thống ở Trạch Xá.

Văn khấn cúng giỗ tổ thợ may

Lễ cúng sẽ được thực hiện khi đã chuẩn bị xong mâm lễ và lên hương đèn. Các nghệ nhân trong làng trang phục chỉnh tề là chủ bái và đọc bài cúng giỗ tổ nghề may với nội dung cảm tạ công ơn tổ nghề và các bậc tiền bối và cầu mong phù hộ cho phường may mặc của mình đời đời sung túc, phát đạt cùng nhau chia lộc và trò chuyện, trao đổi công việc.

Ngày giỗ tổ nghề mộc là ngày nào?

Giỗ tổ thợ mộc ngày nào thì theo truyền thuyết về lịch sử ngày ngày giỗ tổ ngành gỗ – mộc diễn ra 2 đợt trong năm.

Lễ cúng giỗ tổ ngành mộc

Cúng giỗ tổ nghề thợ mộc hàng năm được tổ chức tại nhà người thợ mộc, nơi làm việc.

Mâm cúng giỗ tổ thợ mộc

Bàn hương án tổ sư chỉ là chiếc bàn nhỏ, có bài vị sơn màu đỏ đề chữ “Tiên sư” và 1 bát nhang, bình hoa, và mâm lễ vật cúng giỗ tổ nghề mộc.

Mâm cúng ngày giỗ tổ nghề thợ mộc thường có:

Văn khấn, bài cúng giỗ tổ nghề thợ mộc

Trước bàn hương án những người thợ ăn mặc chỉnh chủ và đúng trước đó hướng về hương án. Sau đó người thợ chính hoặc chủ cơ sở làm lễ dâng hương đọc văn khấn giỗ tổ nghề mộc cảm tạ tổ nghề và mong tổ sư giúp đỡ những người làm nghệ thợ mộc được nhiều sức khỏe, làm ăn thuận lợi.

Sau khi thợ chính đọc bài cúng giỗ tổ thợ mộc xong thì lần lượt những người thợ phụ, học nghề có mặt thắp hương vái lạy trước bàn thờ tổ sư.

Ngày giỗ tổ xây dựng hay còn gọi là ngày giỗ tổ ngành, nghề xây dựng, thợ hồ, thợ nề được tổ chức vào ngày 20 tháng Chạp hàng năm. Vào ngày giỗ tổ nghề xây dựng ngành xây dựng và các công ty sẽ tổ chức cúng giỗ tổ ngành xây dựng.

Giỗ tổ nghề xây dựng ngày nào?

Ngoài ra, còn có một ngày lễ cúng vào 13/6 âm lịch hàng năm diễn ra tại nơi làm việc của những người thợ xây, thợ nền hoặc những công trình đang thi công với phần lễ đơn giản là 01 quả trứng luộc, 01 con tôm luộc và 01 miếng thịt heo luộc cùng chai rượu nếp trắng. Khác với ngày cúng lễ tổ nghành xây dựng vào ngày 20/12 với thủ tục cúng, mâm lễ linh dình và có cả lễ nhập môn cho người mới vào nghề.

Lễ cúng ngày 20/12 thường tổ chức theo kiểu làng nghề. Tức là trong một làng làm nghề xây dựng thì sẽ phân công ra từng nhóm khác nhau mang lễ vật đến giao cho người chủ lễ và người chủ lễ sẽ đáp lễ lại trong lễ cúng.

Vật lễ cúng là bộ Tam sên gồm 01 con gà trống trắng, 01 con heo đực và 01 vò rượu nếp trắng thơm ngon. Từng tốp thợ sẽ tiến vào lễ đường hành lễ, có thể làm cả lễ nhập môn cho những người mới vào nghề tại ngày giỗ tổ.

Theo hướng dẫn cách cúng giỗ tổ thợ hồ thì cần chuẩn bị lễ vật cúng giỗ tổ ngành xây dựng như sau:

Mâm cúng tổ ngành xây dựng

Chuẩn bị mâm lễ là thủ tục cúng giỗ tổ xây dựng không thể thiếu để tỏ lòng thành và chuẩn bị vào phần lễ cúng chu đáo.

Cách cúng giỗ tổ ngành xây dựng nên chọn giờ cúng giỗ tổ xây dựng là giờ tốt trong buổi sáng để tổ chức lễ. Người đúng chủ và các thành viên ăn mặc chỉnh tề. Sau khi bày lễ cúng ở bàn thờ tại vị trí nghiêm trang thì người đứng chủ đơn vị đứng ta đọc bài cúng giỗ tổ thợ hồ.

Ngày giỗ tổ nghề tóc là ngày nào trong truyền thống nghề là câu hỏi của rất nhiều người trong nghề đưa ra. Dựa theo nguồn gốc xưa kể lại thì ngày giỗ tổ nghề tóc là ngày 20 tháng Giêng (16/3 âm lịch hàng năm) nhằm tưởng nhớ ghi công của người. Vào những ngày này thì những người làm nghề tóc sẽ chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề tóc và bài văn cúng giỗ tổ nghề.

Giỗ tổ nghề tóc ngày mấy?

Bài văn khấn, bài cúng giỗ tổ nghề

cúng giỗ tổ nghề truyền thống tốt đẹp của người Việt

Theo truyền thống mỗi nghề có một vị tổ nghề là người có công dạy nghề và được tôn thờ. Do đó việc thờ cúng giỗ tổ nghề sẽ tương đối như nhau, chỉ khác nhau đa phần ở phần sắm lễ giỗ tổ nghề, nhưng cốt ở thành tâm.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ………

Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày 20 tháng Chạp năm … AL

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời Thánh tổ nghề …..

Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Cúng Rằm Tháng 7 Như Thế Nào Cho Đúng? Đồ Cúng Tâm Linh Việt

Theo lễ nhà Phật, cúng rằm không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy, mà quan trọng ở tấm lòng con người. Người làm lễ có tấm lòng nhân ai, thật thà, thành tâm sẽ được trời cao chứng dám. Tuy vậy, nhưng mọi gia đình đều muốn chuẩn bị lễ vật cúng rằm. Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng không phải ai cũng biết. Hãy theo dõi bài viết của Đồ Cúng Tâm Linh Việt dưới đây để hiểu hơn về cách cúng rằm tháng 7.

Ý nghĩa cúng rằm tháng 7.

Rằm tháng 7 hay là ngày “xá tội vong nhân”, lễ cúng này có mục đích làm phúc, an ủi những vong linh không nơi trú ngụ, không người thăm cúng.

Với người Việt Nam, cúng rằm tháng 7 được xem là một lễ truyền thống trong năm, truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau, năm này qua năm khác.

Quan niệm con người được chia làm hai phần, phần xác và phần hồn. Khi con người nằm xuống, thể xác trở về với cát bụi, nhưng linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại. Linh hồn này đi về đâu còn phụ thuộc vào nghiệp khi sinh thời gây nên. Khi sống làm điều thiện sẽ linh hồn sẽ được chuyển kiếp đầu thai sang kiếp khác, nhưng khi sống tạo nghiệp nặng có thể khi sinh thời con người đó còn nhiều vướng bận thì linh hồn bạn không thể siêu thoát, vất vưởng trên gian. Hoặc có những linh hồn vô tội, không được cúng kiến trở thành nhũng cô hồn lang thang.

Ngày rằm tháng 7 là những ngày người sống làm phúc cho những linh hồn lang thang này, là ngày mà những cô hồn được an ủi.

Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng phong tục Việt?

Cúng cô hồn thường diễn ra vào tháng 7 âm lịch. Những ngày trước rằm là những ngày được xem là tối tăm, những linh hồn sẽ vất vưởng lang thang trên nhân gian. Như vậy, những ngày này mọi gia đình đều sắm sửa mâm cúng cô hồn để cầu phúc cho gia đình mình, ban phát bố thí cho những linh hồn không nơi trú ngụ với mục đích không để những linh hồn này không quấy nhiễu gia đình bạn.

Mâm cúng cô hồn vào những ngày này không được quá sơ sài, trong mâm cúng cần có hững lễ vật như:

Cháo trắng.

Chè lam, bỏng ngô, kẹo, bánh quế.

Nhang đèn, tiền vàng, nước trắng, rượu, thuốc, chè, muối gạo.

Mía chẻ khúc, bánh lá, tiền lẻ.

Một số đồ hàng mã để đốt cho những cô hồn: Ngựa, quần áo, mũ, nhà, xe, trang sức, gương, lược,…

Xem thêm: Ý nghĩa cúng cô hồn tháng 7 như thế nào?

Trong tháng cô hồn, mọi việc trên dương gian đều phải cẩn thận. Theo quan niệm trong những ngày đầu tháng 7, người trần có một số điều cần phải kiêng kị:

Tiền vàng rải về 4 phía. Đặt mỗi phía từ 3 – 7 cây nhang.

Khi cúng mâm cúng phải được đặt trước của chính đi vào nhà, hoặc bày ra giữa trời.

Cúng xong muối, gạo, cháo được rãi từ ngõ ra đường lớn.

Cuối buổi lễ, trẻ em đến cướp lễ càng nhiều càng tốt.

Khi chưa cúng xong nếu có người tới cướp đồ lễ chủ nhà cần buông tay, không được phép giật lại đồ lễ. Nếu giật lại đồ lẽ sẽ khiến gia chủ gặp nhiều điều không may.

Chưa cúng xong có người cướp lễ thì đó là tín hiệu tốt cho gia cát nhà bạn.

Tháng 7 là tháng của cô hồn, vì thế vào đêm tối không bạn không nên đi chơi khuya, không bế trẻ nhỏ tới nơi đang làm lễ vì tại nơi này tập trung nhiều sinh linh chờ lấy lễ, sẽ khiến cho con trẻ quấy khóc, tệ hơn nữa nó sẽ đi theo và quấy nhiễu.

Cúng rằm tháng 7 như thế nào? Toàn bộ bài viết là những thông tin hữu ích chia sẻ cho mọi người về vấn đề này. Ngoài cách tự chuẩn bị mâm lễ bạn có thể tham khảo dịch vụ cung cấp mâm lễ cúng cô hồn của Đồ Cúng Tâm Linh Việt bằng cách truy cập vào website: docungtamlinhviet.com hoặc liên hệ qua hotline: 1900 2119 – 0901 305 668 nhé!

{Tâm Linh} Sau Khi Phá Thai Nên Làm Gì Tâm Linh Cách Hóa Giải

Sau khi phá thai nên làm gì tâm linh để giảm bớt nghiệp quả là vấn đề mà bà mẹ nào sau khi nạo hút thai cũng đều lo lắng và tìm cách để làm giảm bớt tội lỗi cũng như là cái nghiệp mình gây ra.

Đa phần người phụ nữ nào cũng đều ít nhiều vướng vào cái nghiệp này, nhưng không phải vì có nhiều người vướng má hậu quả sẽ được giảm đi. Luật nhân quả luôn công bằng với tất cả mọi người và không thiên vị một ai. Có rất nhiều lý do để người phụ nữ phải phá bỏ đi đứa con mà mình đang mang trong bụng. Việc này khiến người mẹ luôn cảm thấy day dứt, không ít người còn bị ám ảnh và ân hận cả đời.

Tội phá thai là một cái nghiệp rất nặng trong đời của người phụ nữ phải mang. Họ hối hận, ăn năn và lo lắng cả những nghiệp quả mà mình có thể sẽ gánh chịu sau khi hút thai. Và để giảm bớt đi được cái nghiệp quả này đã gây ra đứa con của mình thì các chuyên gia tâm linh xin khuyên những người mẹ cần chú ý làm những việc sau:

1, Tưởng nhớ đến thai nhi giống như tưởng nhớ đến phụ mẫu

Đối với những người mẹ không thể giữ được đứa con của mình hay đã trót dại bỏ đi đứa con thì các cha, mẹ hãy xin em bé về và chôn cất đàng hoàng và nhớ là lập cả bàn thờ và đặt cho con 1 cái tên và thắp hương cho con thường xuyên để nhắc nhở rằng bản thân mình vẫn luôn yêu thương và nhớ tới con một cách chân thành nhất, để con có thể cảm nhận được lỗi lòng của người mẹ, điều đó sẽ giúp con giảm bớt sự oán trách người mẹ.

2, Đặt cho con một cái tên

Đức Dalai Lama đã khẳng định: “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai”.

Qua quan niệm của phật giáo bạn có thể hiểu rằng: Dù bào thai mới được hình thành tuy chưa có hình dạng gì nhưng cũng đã được coi là một sinh linh. Việc phá thai chính là bạn đã tước đi quyền sống của một sinh linh, ở đây là tước đi quyền làm người. Và thai nhi cũng có rất nhiều cảm xúc khi bị người mẹ của mình bỏ như tủi thân, tủi phận về số kiếp của mình không được may mắn để làm người.

Khi người mẹ hút thai là đã mắc lỗi với vong linh của thai nhi ấy, mắc lỗi với chính đứa con bé bỏng của mình. Chính vì thế điều bạn cần làm đầu tiên là đặt cho con một cái tên đàng hoàng, nhiều khi còn là một cái tên đẹp như để chuộc lỗi, để ân hận về những điều mà mình đã làm với con.

Việc đặt tên con sẽ theo cảm nhận của người mẹ, nếu người mẹ cảm thấy là nam thì đặt cho con một cái tên nam giới, còn cảm niệm là nữ thì đặt cho con một cái tên con gái, sau đó dựa vào đó để xin đặt Pháp danh và tên gọi cho con phù hợp.

3, Gửi tới con một lời xin lỗi

Có thể người mẹ sẽ không thể chuộc lại những vụng dại vì tội giết người chỉ vì một lời xin lỗi. Những người mẹ hãy luôn nhớ về con, xin hãy gửi tới con một lời xin lỗi chân thành và tha thiết nhất, xuất phát từ đáy lòng để con có thể cảm nhận thấy được. Đừng chỉ là lời xin lỗi qua đầu môi vì các em rất linh thiêng và nhạy cảm, các em sẽ cảm nhận rất rõ và những trường hợp như thế này thật khó để các con mở lòng, cũng như là không yểm trợ cho cha mẹ.

4, Cấu siêu thoát cho thai nhi

Các vong thai nhi khi bị phá bỏ thường oán hận cha mẹ nên rất khó để siêu thoát. Chính vì thế cha mẹ hãy làm những điều tốt đẹp để tạo phước rồi hướng cho con.

Đa số các ngôi chùa đều tổ chức lễ cầu siêu cho vong thai nhi vào ngày rằm trung thu. Chính vì thế, những bậc cha mẹ mà muốn sửa lỗi, cầu siêu thoát cho con thì hãy lên chùa để cầu siêu giúp con sớm được siêu thoát.

Không chỉ cầu nguyện trong một vài ngày là được mà bạn cần thành tâm cầu nguyện hàng ngày và làm với tất cả sự chân thành bằng cả con tim thì con mới siêu thoát được.

Nguồn:yhocquocte.net 

Cập nhật thông tin chi tiết về Đồ Thờ Cúng Tâm Linh trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!