Xu Hướng 4/2023 # Điểm Danh Những Món Ăn Thường Thấy Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam # Top 8 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Điểm Danh Những Món Ăn Thường Thấy Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Điểm Danh Những Món Ăn Thường Thấy Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam thường được chú trọng về hương vị, có đầy đủ chua, cay, mặn, ngọt giúp cho mâm cỗ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn hẳn.

Mâm cỗ ngày Tết miền Nam có những gì?

Bánh Tét

Giống với mâm cỗ ngày Tết miền Bắc phải có bánh chưng thì trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam là bánh tét. Bánh tét miền Nam được làm từ dừa nạo, thịt mỡ, hạt điều, đậu xanh, đậu đen, trứng muối, nếp cẩm, lá dứa,… khiến cho bánh có hương vị đa dạng và phong phú sắc màu. Hiện nay, nhiều nơi còn gói bánh tét theo hình chữ Phúc – Lộc – Thọ – Phát – Lộc – Tài mang ý nghĩa mong nhiều may mắn sẽ đến trong năm mới, khi cắt bánh trông vô cùng đẹp mắt với màu xanh, màu tím của vỏ bánh, màu vàng nhân đậu xanh, vị ngon ngậy của dừa, trứng muối, thịt mỡ quyện lại khiến ai đi xa cũng nhớ mãi về hương vị món ăn truyền thống miền Nam đặc trưng ngày Tết này.

Thịt kho trứng

Trong miền Nam luôn có một bát thịt kho trứng nước dừa hoặc thịt kho tàu thơm ngon xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết truyền thống. Với thịt ba chỉ béo ngậy, hột vịt ngon thơm khiến bữa cơm trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết, giúp đưa cơm vô cùng. Chưa kể món này có thể để được lâu, hâm nóng ăn lại nhiều bữa.

Ý nghĩa sâu xa của món thịt kho trứng/thịt kho tàu chính là mong một năm mới đủ đầy, ấm no, ý chỉ nước lợ sẽ tẩy đi nước mặn đồng chua để có một năm mới mùa màng bội thu nữa đấy các bạn ạ.

Củ kiệu tôm khô

Ngoài Bắc có dưa hành thì trong Nam có củ kiệu tôm khô là món ăn truyền thống của người miền Nam trong bữa ăn ngày Tết. Có thêm củ kiệu tôm khô trong bữa với vị cay cay, chua chua của củ kiệu, vị ngọt mềm của tôm giúp các món ăn ngày Tết như bánh tét trở nên dễ ăn, bớt ngán đi nhiều lần.

Trong các bữa cơm, canh khổ qua nhồi thịt vị thanh, mát, dịu nhẹ giữa các món chiên xào, nhiều dầu mỡ, ngấy ngán giúp cải thiện khẩu vị và thanh lọc cơ thể nhiều lần. Việc ăn canh khổ qua nhồi thịt vào ngày Tết ở miền Nam mang theo ý nghĩa mong muốn là mọi vất vả, khó khăn trong năm cũ đều đi hết, mọi khổ sở đã trôi qua, “khổ qua” và đón chờ một năm mới nhiều may mắn, an lành, tốt đẹp đến với mọi người trong toàn gia đình, một năm mới thật an khang và thịnh vượng.

Ngoài ra thì khổ qua (mướp đắng – theo cách gọi miền Bắc) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan rất tốt. Nhất là trong những ngày Tết, mọi người sử dụng bia rượu, thức ăn nhiệt nóng nhiều hơn bình thường.

Bánh tráng cuốn

Trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam còn có một món ăn quen thuộc mà không thể không nhắc đến đó chính là món bánh tráng cuốn.

Bánh tráng cuốn được cuốn với thịt, cá, rau thơm, rau xà lách mát ruột,…cùng nước chấm chua ngọt, cay cay giúp mọi người dễ ăn nhiều hơn, đi thức ăn nhiều hơn mà không hề thấy ngán trong những ngày Tết ở miền Nam vốn phong phú và nhiều thức ăn dầu mỡ, chiên xào, nhiệt nóng.

Mứt dừa miền Nam cũng rất được nhiều người yêu thích và ăn lai rai trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam. Mứt dừa vị ngọt ngọt, ngậy ngậy, thơm hương dừa dễ ăn, để ăn lai rai cũng như làm món tráng miệng sau bữa ăn được rất nhiều người yêu thích.

Những Món Ăn Cổ Truyền Có Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam

Thứ 6, 15/01/2016, 13:30 PM

Năm hết tết đến, người dân trên khắp mọi miền trên đất nước lại tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán 2016 trong tiết trời se lạnh. Những ngày cuối của năm âm lịch người người, nhà nhà lại bắt tay dọn dẹp nhà cửa, mua sắm để chuẩn bị chào đón năm mới.

Đối với người Việt thì mâm cỗ Tết từ lâu đã trở thành một yếu tố quan trọng trong ngày Tết cổ truyền và ở mỗi vùng miền có địa lý, thói quen ăn uống khác nhau nên mâm cỗ ngày Tết cũng có các món ăn, cách bày khác nhau.

Trái ngược với thời tiết giá rét của miền Bắc, miền Nam vào Tết không khí vẫn còn vương chút nắng chút nóng, cộng thêm đặc thù nhiều sản vật trù phú, cây trái sum sê nên mâm cỗ ngày Tết miền Nam có phần phong phú và ít nặng về nghi thức.

1. Bánh tét

Nếu như người miền Bắc không thiếu bánh chưng trong ngày tết thì với người miền Nam là bánh tét. Được gói thành đòn dài như người miền Trung, bánh tét miền Nam thường có hai loại nhân mặn và ngọt, được làm bằng đậu, thịt lợn hay nhân chuối, đậu xanh.

Người dân miền Nam bắt đầu gói bánh tét vào khoảng 10 ngày trước tết, bánh dùng để cúng ông bà, làm quà biếu tết. Trong ngày đầu năm, bánh tét là món ăn có mặt trong bữa cơm mừng năm mới, bên cạnh là đĩa tôm khô, củ kiệu ăn kèm.

2. Thịt kho trứng nước dừa

Vào những ngày tết, hầu như các bà, các mẹ đều chuẩn bị cho gia đình mình một nồi thịt kho trứng đầy ắp trong nhà. Vào ngày giáp Tết, các bà nội trợ lo đi chợ từ sáng sớm, tìm mua những phần thịt ba rọi ngon nhất cùng với trứng vịt, nước dừa xiêm để chuẩn bị làm nồi thịt kho cho gia đình.

Chế biến món thịt kho tàu không khó, thịt ba rọi được thái thành từng phần lớn, ướp với các loại gia vị trong khoảng 30 phút. Hột vịt đem luộc chính, bóc bỏ vỏ. Đặt nồi lên bếp, cho nước dừa tươi, nước lạnh vào đun sôi. Sau đó cho thịt vào, khi thịt vừa mềm thì cho trứng vào, nêm lại gia vị, để nhỏ lửa và ninh đến khi thịt thật mềm. Nồi thịt kho được đánh giá là thơm ngon và đẹp mắt khi nước trong nồi có màu vàng cánh gián đặc trưng.

3. Canh khổ qua dồn thịt

Tuy là một món ăn bình dị, nhưng canh khổ qua dồn thịt chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh theo suy nghĩ của người miền Nam. Theo truyền thống, người dân ở đây ăn món này đầu năm để cầu mong mọi chuyện không may mắn trong năm cũ sẽ qua đi, một năm mới bình yên, hạnh phúc sẽ đến.

Ngoài là món ăn tâm linh, món canh khổ qua còn rất thích hợp trong thời tiết nắng ấm của miền Nam khi nó có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho sức khỏe.

4. Củ kiệu tôm khô

Giống như dưa món của người miền Trung, củ kiệu ngâm chua ăn kèm tôm khô luôn xuất hiện trên mâm cỗ của người miền Nam ngày tết. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng quá trình chuẩn bị khá công phu. Ngay từ giữa tháng chạp, các bà nội trợ đã lo đi chợ tết tìm mua củ kiệu về để muối chua cho gia đình.

Củ kiệu được ngâm với nước tro, làm sạch rễ và lá rồi phơi nắng cho vừa héo là được. Lấy một hũ keo sạch, cho củ kiệu vào, cứ một lớp kiệu một lớp đường rồi đậy kín nắp lại. Trong khoảng 10 ngày là củ kiệu tự lên men, có thể dùng được. Khi ăn món này, người dân miền Nam thường kèm theo một ít tôm khô để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng.

5. Canh măng

Một món ăn ngon cung cấp khá nhiều chất xơ và các vitamin cho cơ thể đó chính là món canh măng. Khác với canh măng ở miền Bắc được chế biến từ măng khô đã được ngâm mềm thì canh măng miền Nam lại được chế biến từ măng tươi. Thế nhưng, dù ở đâu thì canh măng vẫn mang một hương vị, một sắc thái riêng rất đậm đà và cuốn hút.

6. Chả giò

Và tất nhiên khi chúng ta điểm danh các món ngon ngày Tết miền Nam cũng giống như 2 miền còn lại của đất nước không thể thiếu sự góp mặt của chả giò, những miếng chả giò thơm ngon, giòn rụm và đặc biệt ngoài những món chả giò nhân mặn còn có sự góp mặt của món chả giò nhân hoa quả.

7. Gỏi gà xé phay

Gợi Ý Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam

Việc chuẩn bị một mâm cỗ ngày tết 2020 để cúng gia tiên trong dịp cuối năm và gia đình cùng sum vầy là một truyền thống lâu đời của người Việt. Liệu mâm cỗ ngày Tết miền Nam có giống với vùng miền khác? Cùng khám phá ngay trong bài viết sau.

I. Các món ăn trong mâm cỗ tất niên ngày Tết miền Nam

Nếu ở miền Bắc có bánh chưng thì người miền Nam có món bánh tét trên mâm cỗ ngày Tết. Bánh tét có nhiều loại khác nhau như bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét thập cẩm, bánh tét không nhân.

Bánh tét thường được chuẩn bị gói trước nửa tháng để chuẩn bị cho mâm cơm cúng cuối năm. Bánh tét được gói từ lá chuối và lạc quấn xung quanh. Vỏ bánh được làm từ gạo nếp, còn nhân bánh bên trong thì được làm nhân đậu xanh, thịt heo, đậu đen … tùy thuộc vào từng loại bánh. Bánh được nấu chín rồi đem ra cắt thành từng lát và thường được ăn kèm với củ kiệu chua để tăng thêm hương vị và ngon miệng hơn.

2. Thịt kho nước dừa ngậy ngậy

Thịt kho là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền nam. Bạn nên lựa chọn thịt lợn tươi sống an toàn giá tốt tại siêu thị Adayroi làm món này. Thường để nồi thịt được thơm ngon, bạn nên chọn thịt ba chỉ được kho cùng hột vịt cho đến khi nước dùng săn và miếng thịt cùng trứng có màu vàng nâu cực kỳ bắt mắt và thơm ngon. Nồi thịt càng kho, càng thấm, càng ngon, vì vậy, các gia đình ở miền Nam thường nấu một nồi thịt kho, ăn dần trong Tết. Thịt kho thường dọn chung với cơm trắng, hoặc cuốn bánh tráng, dưa món đều rất ngon.

Canh khổ qua dồn thịt với ý nghĩa cầu mong mọi cơ cực và khó khăn đi qua và mong mọi điều thuận lợi may mắn và tươi sáng cho một năm mới đến. Tuy món ăn này có vị hơi đắng nhưng cực kỳ tốt với sức khỏe đặc biệt là trong những ngày Tết

Canh khổ qua được làm từ những trái khổ qua được lấy hết hạt bên trong ruột sau đó dồn hỗn hợp thịt băm nhuyễn trộn cùng nấm mộc nhĩ, bún và gia vị. Sau đó được nấu chín. Món ăn này luôn có mặt trong các mâm cơm chiều 30 Tết của người miền Nam.

Đây chỉ là món ăn kèm nhưng không thể thiếu trong các bữa ăn cũng như mâm cơm cúng của người miền Nam trong dịp Tết. Củ kiệu tôm khô được ăn kèm cùng các món ăn khác, vị chua của kiệu giúp cho món ăn chính đỡ ngán hơn. Tôm được chọn là loại tôm khô nguyên chất vẫn giữ được mùi vị ngọt không chất bảo quản. Trong mâm cơm cúng ngày Tết thông thường dĩa củ kiệu tôm khô thường được đặt giữa mâm để mọi người cùng thưởng thức .

Nem rán chua ngọt cũng là một món ăn không thể thiếu trong các mâm cơm gia đình ngày Tết của người miền Nam. Nem rán vô cùng thơm vợi vị ngọt bùi béo và với lớp nhân thịt kết hợp bỏ bánh ngoài giòn tan tạo được cảm giác ăn hoài không ngán cho người dùng.

6. Gỏi cuốn

Đôi khi trong mâm cỗ Tết miền Nam cũng xuất hiện món gỏi cuốn. Bên trong món gỏi cuốn có nhiều nguyên liệu đa dạng từ các loại rau, tôm thịt cá tươi sống. Gỏi cuốn thường chấm với tương đen hay mắm nêm đều rất ngon miệng. Món ăn này mang ý nghĩa đem lại một cái Tết sum vầy và trọn vẹn hơn cho các thành viên trong gia đình của bạn.

Ngoài củ kiệu là món ăn kèm thì của cải ngâm chua ngọt cũng là món ăn kèm được nhiều người chế biến và có mặt trên mâm cơm cuối năm. Hai món ăn kèm này cũng có thể được thay thế cho nhau giúp giảm độ ngán khi ăn cùng các món ăn khác.

Đây là món xôi đệ nhất của người miền Nam vì thế việc món xôi này xuất hiện trong mâm cơm cúng của người miền Nam là điều dễ hiểu. Món ăn này mang ý nghĩa gia đình sung túc và ấm no hơn trong năm mới.

Nếu người miền Bắc có giò lụa thì người miền Nam cũng có món chả bò trên mâm cúng ông bà ngày cuối năm. Đôi khi miền Nam cũng dùng chả giò nên 2 món chả này có thể thay thế cho nhau. Chả bò thường ăn với cơm trắng hoặc ăn không, khi ăn cắt ra từng khoanh. Với vị ngon khó cưỡng, có thể bạn sẽ ăn hết lúc nào không hay đấy

Đây là một món ăn truyền thống của người miền Nam và miền Tây nên vì thế các món ăn lạp xưởng có trong mâm cỗ ngày Tết miền nam là điều rất phổ biến. Lạp xưởng có thể được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như chiên, luộc, nướng hay dùng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn khác. Hiện nay, bạn có thể tìm mua lạp xưởng tươi ngon dễ dàng tại các cửa hàng hay ngoài chợ

Mứt dừa được xem là món ăn dân gian của người dân miền Tây và miền Nam. Với vị ngọt thanh cùng vị béo của dừa nên mứt dừa thường được chưng cúng trong các mâm cơm Tết. Với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, hồng, vàng … không chỉ mứt dừa mà các loại mứt thơm ngon giúp tô điểm thêm mâm cúng được màu sắc và đẹp hơn.

II. Gợi ý mâm cỗ ngày Tết miền Nam ngon chuẩn vị Những mâm cỗ Tết của miền Nam bạn có thể tham khảo trong là:

Mâm cỗ số 1: Sự kết hợp của bánh tét, thịt kho, canh khổ qua và củ kiệu. Đây được xem là mâm cỗ cơ bản nhất bạn có thể chuẩn bị. Thường dùng cho gia đình nhỏ, ít người

Mâm cỗ số 2: Bánh tét, gà luộc, canh khổ qua, giò lụa và giò xào, gỏi cuốn ăn kèm củ kiệu tôm khô, lạp xưởng, xôi vò.

Mâm cỗ số 3: Bánh tét, củ kiệu tôm khô, , Gỏi tôm thịt, xôi vò, chả bò, thịt kho trứng.

Mâm cỗ số 4: Bánh tét, xôi vò, của cải ngâm chua ngọt, lạp xưởng, canh khổ qua, trái miệng với mứt dừa và các loại hoa quả

Mâm cỗ số 5: Bánh tét, thịt kho, xôi vò, , gỏi bông chuối, chả bò, lạp xưởng, mứt dừa.

Mâm cỗ số 6: Bánh tét, của cải ngâm chua ngọt, canh khổ qua, chả bà, mứt dừa.

Mâm cỗ số 7: Bánh tét, chả bò, xôi vò, gỏi cuốn, củ kiệu tôm khô, canh khổ qua, mứt dừa.

Với những món ăn trên bạn có thể tự thực hiện một mâm cỗ theo ý của mình sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và sở thích của các thành viên trong nhà. Hy vọng bữa cơm tất niên cuối năm của gia đình bạn sẽ tràn ngập niềm vui và tiếng cười để chào đón năm mới thêm nhiều may mắn.

8 Món Ăn Ngày Tết Không Thể Thiếu Trong Mâm Cỗ Của Người Miền Nam

Danh sách 8 món ăn ngày Tết nên tránh ăn dù có ngon đến mấy

Danh sách 8 món ăn ngày tết phổ biến nhất bạn nên biết nấu

8 món ăn ngày Tết nhất định có trong mâm cỗ của người miền Bắc

8 món ăn ngày Tết của người miền Trung nổi tiếng bạn nên biết

1. Bánh tét – Món ngon ngày Tết nguyên đán nhất định phải có của người miền Nam

Nếu trong ngày Tết người miền Bắc có món bánh chưng thì người miền Nam lại có món bánh tét. Món ăn này là sự hòa quyện của hạt nếp dẻo thơm, nhân đậu ngọt bùi, thịt mỡ béo ngậy, tiêu hạt thơm nồng và hành củ ngọt ngon.

Bánh tét được gói thành hình trụ, khi ăn thì cắt thành khoanh tròn, bày ra đĩa. Bánh thường được gói bằng lá chuối hoặc lá dong. Công đoạn gói bánh rất khó và đòi hỏi người gói phải nắm chắc kỹ thuật để hình dáng bánh đẹp, không bị bục khi nấu.

2. Thịt kho nước dừa

Miền Nam nổi tiếng với những món ăn được chế biến với dừa. Ngoại trừ các món ngọt như xôi, chè thì thịt kho nước dừa của người miền Nam cũng rất nổi tiếng và trở thành món ăn đặc trưng của ngày Tết.

Để có được món thịt kho nước dừa ngon, bạn phải lựa thịt ba chỉ cắt thành khúc to, dừa có nhiều nước và hột vịt. Món ăn sau khi hình thành có màu cánh gián đẹp mắt, miếng thịt mềm thơm, vị ngọt béo của nước dừa và trứng bùi bùi. Món ăn càng hấp dẫn hơn khi được bày chung với các món ăn khác trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam.

3. Củ kiệu tôm khô – 1 trong 8 món ăn ngày Tết tiêu biểu của người miền Nam

Củ kiệu tôm khô là một trong những món ăn đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Món ăn không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn có hương vị thơm ngon. Đây là một trong những điểm nhấn đặc biệt mang hương vị đặc trưng cho văn hóa ẩm thực miền Nam.

Món ăn chứa đựng đủ vị, bao gồm vị giòn – ngọt – chua – cay của củ kiệu, mặn – ngọt – dai của tôm khô. Ngoài ra, món ăn dù được trang trí theo kiểu nào thì cũng rất bắt mắt vì hòa quyện giữa màu đỏ và màu trắng của tôm và củ kiệu.

4. Lạp xưởng – Món ăn truyền thống ngày Tết của người miền Nam

Lạp xưởng là một trong những món ăn dễ chế biến và thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của người miền Nam, đặc biệt là ngày Tết. Người ta thường sử dụng món ăn này bằng cách hấp, nướng hoặc chiên.

Lạp xưởng là một món dễ ăn, có thể sử dụng riêng biệt hoặc chế biến với các thành phần khác để tạo nên hương vị mới. Để có được đĩa lạp xưởng thơm ngon, người ta cần chế biến với các nguyên liệu tươi ngon nhất.

5. Dưa giá – Món ngon dễ ăn giảm ngán trong ngày Tết

Để trả lời câu hỏi ăn gì ngày Tết không ngán, người miền Nam thường nhắc đến món dưa giá. Món ăn có vị chua ngọt, thanh mát, giòn ngon nên kích thích được vị giác của bạn trong những ngày đầu năm mới.

Dưa giá thường được chế biến từ giá đỗ, hành lá, hẹ, cà rốt, hành tím nên thành phẩm thường có màu sắc bắt mắt. Món ăn dễ làm và chỉ cần muối trong nửa ngày là có thể ăn được.

6. Canh khổ qua – Món ăn cầu mong năm mới tốt lành hơn

Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Mọi người ăn món canh này trong ngày đầu năm mới là vì muốn sự cơ cực, không may mắn của năm cũ sẽ qua đi và cầu mong sự hạnh phúc sẽ đến trong năm mới.

Canh khổ qua nổi bật bởi màu xanh của khổ qua, nước canh ngon ngọt pha chút vị đắng đặc trưng, thịt nhồi thơm ngon và bổ dưỡng. Món ăn giúp bạn giải ngán khi ăn quá nhiều thịt cá trong ngày Tết.

7. Mứt dừa – 1 trong 8 món ăn ngày Tết vô cùng quen thuộc

Mứt dừa là món ăn ngày tết quen thuộc không chỉ của người miền Nam mà còn của người dân các xứ khác. Món ăn thường được trình bày trên đĩa với nhiều màu sắc bắt mắt, hấp dẫn.

Mứt dừa giòn ngọt, béo thơm nên rất nhiều người yêu thích món ăn này. Mứt được dùng để tiếp đãi bạn bè, người thân và khơi gợi những câu chuyện thân tình. Cách làm mứt dừa khá phong phú, rất dễ và bà nội trợ nào cũng làm được. Đây cũng là điểm cộng tuyệt vời cho 1 trong 8 món ăn ngày Tết đặc trưng của người miền Nam.

8. Chân giò nhồi thịt

Chân giò nhồi thịt hấp là món ăn bổ dưỡng mà người miền Nam thường làm để tiếp đãi người thân trong dịp Tết đến xuân về. Món ăn được thực hiện bằng cách rút xương và thịt chân giò, nhồi thịt bằm trộn với mộc nhĩ, nấm mèo, tiêu, hành bằm nhuyễn vào bên trong, hấp chín và cắt thành khoanh.

Từng khoanh thịt bày ngay ngắn trên đĩa sẽ hấp dẫn người ăn. Món ăn này thường được ăn cùng các món ăn ngày tết khác như tôm khô củ kiệu, dưa góp hoặc hành muối chua ngọt.

Như Nguyễn tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Điểm Danh Những Món Ăn Thường Thấy Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Nam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!