Bạn đang xem bài viết Địa Danh “Ba Thắc Cổ Miếu” được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong miếu có một khánh thờ nhỏ, hộp đựng cốt ông đặt ngay ngắn và hàng ngày người dân trong vùng đến thắp nhang rất đông. Theo người dân ở đây kể, thì ngày xưa trước cội bồ đề ngoài sân chùa, đến ngày vía ông Tà (21-2) hàng năm người ta mời cả đoàn hát dù kê về biểu diễn. Nhưng sau này, tùy theo tình hình tài chính của chùa, nếu dồi dào thì mời đoàn hát về diễn.
Từ chùa Ông Ba Thắc đi theo một con lộ nhỏ chừng 50m, ta sẽ gặp một am thờ Phật nhỏ. Ngôi am này hiện là nơi sinh sống của con cháu ông Ngô Văn Nỏ, người lập ra ngôi am này để tu hành. Ngôi am đã tồn tại đến nay trên 77 năm, hai bên am lại có ba ngôi miếu nhỏ: thờ Bà Thượng Động, Bà Chúa Xứ và hai ông Cọp. Theo cháu ông Nỏ kể lại thì ngày xưa vùng này hoang vu, rừng rậm bao quanh, đêm cọp về gầm vang. Ông Hai Nỏ dựng miếu thờ, xin ông Cọp đừng về quấy phá, thế là từ đó người ta không còn nghe tiếng cọp gầm nữa. Trong thời loạn lạc, ngôi am nhỏ của ông Hai Nỏ còn là nơi che giấu, nuôi chứa nghĩa quân đánh Pháp. Mãi đến năm 1968, bom pháo của Mỹ – ngụy đã dội xuống làm phá hủy am này, các bức hoành phi, cốt tượng Phật… bị thiêu cháy nên ngày nay chỉ còn thờ hình vẽ.
Dù là một ngôi am nhỏ, khách vãng lai và dân trong vùng thường xuyên đến đây lễ viếng, thắp nhang trong những ngày sóc vọng. Ngày 22-3 (âm lịch) là ngày vía Bà Thượng Động và ngày 2-10 (âm lịch) là ngày vía ông Nỏ. Sự tích này đã đánh dấu lịch sử khai phá vùng đất hoang vu này của cư dân vô cùng gian khó trên vùng đất Bãi Xàu xưa đáng được tôn vinh, lưu truyền, thờ phượng và ghi ơn.
Lê Trúc Vinh
Công Ty Cổ Phần Địa Chất Mỏ
Ngày 28-4-1888, một công ty khai thác than đá lớn nhất nước Pháp được thành lập mang tên Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (Société Francaise des charbonnages du Tonkin , viết tắt là S.F.C.T). S.F.C.T được quyền quản lý, khai thác vùng “đất nhượng” rộng lớn kéo dài từ Mông Dương qua Cẩm Phả, Hồng Gai đến Vàng Danh, Mạo Khê, trong đó có 6 mỏ lớn, nhiều mỏ nhỏ, 2 bến cảng đảm bảo cho tàu trọng tải 3000 – 10.000 tấn vào ra, một nhà máy điện có công suất 1000 KW, 2 nhà máy cơ khí và nhiều trạm cơ khí nhỏ.
Ngày 28-4-1888, một công ty khai thác than đá lớn nhất nước Pháp được thành lập mang tên Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (Société Francaise des charbonnages du Tonkin, viết tắt là S.F.C.T). S.F.C.T được quyền quản lý, khai thác vùng “đất nhượng” rộng lớn kéo dài từ Mông Dương qua Cẩm Phả, Hồng Gai đến Vàng Danh, Mạo Khê, trong đó có 6 mỏ lớn, nhiều mỏ nhỏ, 2 bến cảng đảm bảo cho tàu trọng tải 3000 – 10.000 tấn vào ra, một nhà máy điện có công suất 1000 KW, 2 nhà máy cơ khí và nhiều trạm cơ khí nhỏ. Đây là cơ sở công nghiệp có quy mô lớn ra đời đầu tiên ở Việt Nam và Đông Dương và cũng là cái nôi ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, giai cấp công nhân khu mỏ Quảng Ninh nói riêng.
Ở trong vùng “đất nhượng”, bọn chủ mỏ thực dân Pháp sử dụng tổng hợp các phương thức bóc lột kiểu tư bản, phong kiến và chủ nô với những thủ đoạn cưỡng bức kinh tế và siêu kinh tế hết sức tàn nhẫn nhắm mục đích thu lợi nhuận tối đa trên cơ sở bần cùng hóa và vắt kiệt sức lao động của những người thợ mỏ. Chính vì vậy mà ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách thống trị và tiến hành khai thác bóc lột ở khu mỏ thì phong trào đấu tranh của công nhân mỏ đã bùng lên và ngày càng quyết liệt, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo.
Theo kế hoạch, ngày 11-11-1936 là ngày lĩnh lương. Sau khi lĩnh lương xong, công nhân đi mua lương thực, thực phẩm để dự trữ chuẩn bị cho bãi công. Nhưng kỳ lĩnh lương năm đó chậm lại một ngày nên đến chiều ngày 12-11-1936 thợ mỏ mới đi mua lương thực, thực phẩm.
Đến ngày 12-11-1936, không khí chuẩn bị bãi công bao trùm cả khu vực mỏ Cẩm Phả. Ngay đêm đó, các đội bảo vệ đã thành lập các trạm kiểm soát trên các ngả đường dẫn lên công trường, tầng than để tuyên truyền vận động thợ mỏ không đi làm và hãy quay về tham gia bãi công. Truyền đơn, khẩu hiệu, áp phích, dán ở các lán thợ và trên các đường phố. Đêm hôm đó thợ mỏ dường như không ngủ, náo nức chờ ngày mai cuộc bãi công sẽ nổ ra.
Ngày 14-11-1936, thực dân Pháp điều 40 xe chở đầy lính lê dương, lính khố xanh từ Quảng Yên, Hải Phòng về Cẩm Phả để đàn áp cuộc bãi công. Nhưng tinh thần đấu tranh của công nhân mỏ Cẩm Phả vẫn không hề nao núng.
Cuộc bãi công bước sang ngày thứ 3, thứ 4 càng trở nên quyết liệt. Lính gác khắp các ngả đường vẫn không ngăn cản được hàng nghìn công nhân tập trung ở các phố đấu tranh đòi chủ mỏ phải thực hiện yêu sách của họ.
Ngày 18-11-1936, tầng lò, nhà máy vẫn vắng teo.
Ngày 19-11-1936, ngày thứ 7 của cuộc bãi công diễn ra căng thẳng và đã có xung đột xảy ra. Bọn cai, ký đã dụ dỗ, lừa phỉnh được một số công nhân đi làm ở tầng 190. Hàng trăm công nhân đã kéo đến phản đối. Tên đốc công người Pháp đã bắt đi một công nhân trong đội bảo vệ. Ngay lập tức công nhân ào đến cứu nguy cho người thợ đó. Thợ và lính xô đẩy nhau, 3 người thợ bị lính đẩy xuống rãnh đã bị thương. Quần chúng công nhân phẫn uất xông vào đánh nhau với bọn lính. Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Trước tình hình đó, lãnh đạo cuộc bãi công đã kịp thời nhắc nhở, kêu gọi công nhân hãy bình tĩnh, kiềm chế và cảnh giác không để mắc mưu địch.
Cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã lên đến đỉnh điểm. Những tên thực dân đầu sỏ như Toàn quyền Đông Dương, Thống xứ, Thanh tra chính trị và Chánh mật thám Bắc Kỳ, Công sứ Quảng Yên, Đại lý mỏ Cẩm Phả, Tổng giám đốc CFST đều đã phải vào cuộc để trực tiếp giải quyết cuộc bãi công ở Cẩm Phả nhưng chúng đều bất lực và thất bại trước ý chí, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết và sức mạnh to lớn của công nhân mỏ.
3 giờ chiều ngày 20-11-1936, chủ mỏ đã phải tuyên bố chấp nhận toàn bộ yêu sách của công nhân: “Trả lương 30 xu/ ngày, trả tiền cuốc xẻng. Chịu tiền dầu mỡ bảo dưỡng xe goòng. Công nhân vắng mặt bất cứ lý do gì cũng không được phạt”.
Thế là sau 8 ngày đấu tranh liên tục, quyết liệt, cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Đánh giá về cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả, báo Le Travail (Lao động), tờ báo công khai của Đảng ta ra ngày 27-11-1936 đã viết: “Cuộc đấu tranh trong bình tĩnh và kỷ luật, đấu tranh với một ý chí không gì lay chuyển nổi của giai cấp vô sản. Đây là đặc trưng chủ yếu đã toát ra từ trong cuộc bãi công đáng khâm phục của công nhân mỏ Cẩm Phả”.
Thắng lợi của cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã cổ vũ công nhân toàn khu mỏ đồng loạt bãi công. Sáng ngày 23-11-1936, công nhân nhà máy cơ khí Hồng Gai bãi công. Sau đó là công nhân các nhà máy than luyện, nhà sàng, mỏ than Hà Tu, Hà Lầm, nhà máy điện Cột 5 tiếp tục bãi công. Chiều ngày 24-11-1936, công nhân mỏ than Mông Dương kéo đến gặp chủ mỏ đòi tăng lương. Ngày 25-11-1936, công nhân nhà sàng và cảng Cửa Ông, mỏ than Kế Bào, Cái Đá, Đồng Đăng bãi công đòi tăng lương. Sáng ngày 27-11-1936, công nhân khu vực Hồng Gai tập trung tại sân bóng đá biến thành cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng. Chiều ngày 28-11-1936 chủ mỏ Hồng Gai đã phải ra thông báo chấp nhận yêu sách của công nhân. Trước tình hình đó, chủ mỏ Uông Bí, Vàng Danh, Mạo Khê đã vội vàng tăng lương đồng loạt 10% cho tất cả công nhân.
Thế là sau 17 ngày đêm (từ đêm 12-11 đến chiều ngày 28-11-1936), với tinh thần đấu tranh bền bỉ, liên tục và quyết liệt, cuộc tổng bãi công của hơn ba vạn thợ mỏ diễn ra trên phạm vi toàn khu mỏ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
Cuộc tổng bãi công của hơn ba vạn thợ mỏ tháng 11-1936 là một sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa rất to lớn. Đây là cuộc bãi công lớn nhất, tiêu biểu cho phong trào cách mạng nước ta thời kỳ 1936 – 1939. Thắng lợi của cuộc tổng bãi công đã để lại bài học sâu sắc về ý thức “kỷ luật và đồng tâm”, về tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường bất khuất, là niềm tự hào của các thế hệ thợ mỏ. Chính vì thế ngày 12-11-1936 đã đi vào lịch sử và trở thành ngày truyền thống của công nhân mỏ.
Với ý nghĩa đó, vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống công nhân mỏ, tháng 11-1996, Bộ Văn hoá- Thông tin đã có quyết định công nhận xếp hạng Nơi mở đầu cuộc tổng bãi công của ba vạn thợ mỏ ngày 12-11-1936 là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Di tích nơi mở đầu cuộc tổng bãi công của ba vạn thợ mỏ ngày 12-11-1936 được xác định là Ngã tư đường lên mỏ tại trung tâm TX Cẩm Phả. Đó là nơi đội bảo vệ cuộc bãi công đã lập trạm kiểm soát. Di tích này được giới hạn: Phía Tây giáp đường lên mỏ Đèo Nai, phía Đông giáp Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ Cẩm Phả, phía Bắc giáp nhà hoá nghiệm của Công ty Vật tư vận tải và xếp dỡ Cẩm Phả, phía Nam giáp con đường vào chợ cũ. Tổng diện tích là 427m2.
Năm 1996, tỉnh Quảng Ninh và Tổng Công ty Than, nay là Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phối hợp xây dựng một công trình văn hoá nghệ thuật mang tính chất tưởng niệm ngay tại di tích. Đó là Đài tượng niệm có hình lá cờ cách điệu được ốp bằng đá màu hồng. Phía trước Đài tưởng niệm là văn bia gắn chữ nổi bằng đồng với nội dung: “Nơi đây, ngày 12-11-1936 mở đầu cuộc tổng bãi công của ba vạn thợ mỏ đòi quyền sống, quyền làm người và đã giành được thắng lợi rực rỡ, nêu tấm gương sáng ngời về tinh thần bất khuất, ý thức kỷ luật và đồng tâm cho muôn đời sau”…
Tin bài: CVP_Sưu tầm (Proanh6868)./.
“Mách Bạn” Địa Chỉ Mua Cóc Ba Chân Bằng Đồng Bền &Amp; Đẹp
Dân gian có câu: “Con cóc là cậu ông trời” để khẳng định vị trí của con vật nhỏ bé này trong đời sống tâm linh của người Việt. Không biết tựa bao giờ, không biết nguyên nhân do đâu, chỉ có sự tích lưu truyền lại. Ấy vậy mà con cóc đã trở thành linh vật quan trọng, không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Đặc biệt hơn cả, là cóc ba chân bằng đồng với hình dáng lạ thường đứng trên tiền hoặc cõng tiền là ý nghĩa, mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Cóc ba chân bằng đồng – rước tiền tài vào nhà
Cóc ba chân hay còn gọi là thiềm thừ là linh vật có tác dụng mang lại tài lộc, an lành tới cho mọi người.
Cóc ba chân phong thủy có 7 nốt sần đặc biệt trên lưng, theo đúng hình dáng của chòm sao Đại Hùng (Bắc Đẩu thất tinh) nằm hướng cực Bắc. Trên đầu Cóc có hình Lưỡng Nghi, miệng ngậm đồng tiền, bên cạnh lưng có mang hai xâu tiền và 3 chân Cóc đạp lên những lớp tiền.
Vì vậy, cóc ba chân bằng đồng là vật phẩm phong thủy đại diện cho tiền tài và rước tài lộc vào nhà cho gia chủ. Bên cạnh đó, cóc có hình lưỡng nghi trên đầu nên cóc ba chân còn trừ tà, trấn trạch, bảo vệ gia chủ. Do đó, có một tượng cóc ba chân bằng đồng trong nhà, sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt, giàu có về tiền bạc và bảo vệ gia chủ, tránh phải những việc xấu thất thoát tiền của.
Những mẫu cóc ba chân bằng đồng tuyệt đẹp, gia chủ không nên bỏ lỡ
Cóc ba chân bằng đồng được thiết kế theo nhiều mẫu mã độc đáo, đường nét tinh xảo và màu sắc tuyệt đẹp là vật phẩm trang trí phong thủy ý nghĩa, tạo điểm nhấn cho căn phòng và mang lại sự đẳng cấp cho gia chủ. Miệng có ngậm một dây tiền xu, xâu tiền này được vắt qua hai bên sườn cân xứng. Cùng chòm sao Đại Hùng chấm đỏ hiện lên trên lưng.
Cóc ba chân mạ vàng 24k, thếp vàng 9999 bằng đồng cũng là lựa chọn tuyệt vời cho gia chủ. Hình ảnh những chú cóc oai vệ ngẩng cao đầu, đứng trên những lớp tiền thể hiện cho sự dư dả, giàu có. Vàng là kim loại quý đại diện cho sự hưng thịnh, phú quý. Những mẫu thiềm thừ mạ vàng luôn có một giá trị thẩm mỹ theo thời gian. Sắc vàng óng ánh hiện lên, tạo sự trang trọng cho không gian trưng bày. Bên cạnh đó, cũng không mất đi giá trị phong thủy của thiềm thừ. Bởi vậy, gia chủ nên thỉnh ngay cho mình tượng cóc ba chân mạ vàng hoặc thếp vàng bằng đồng để kích hoạt tài lộc, vận may cho gia đình.
Mua cóc ba chân bằng đồng ở đâu đẹp, chất lượng?
Gia chủ đang băn khoăn không biết tìm mua cóc ba chân bằng đồng ở đâu để có chất lượng và giá thành tốt nhất. Gợi ý tốt nhất, gia chủ nên hướng đến các cơ sở nổi tiếng, uy tín. Trong đó có Đồ Đồng Dung Quang Hà là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đồ đồng với hệ thống chuỗi cửa hàng phân phối trên toàn quốc.
Dung Quang Hà xuất thân từ làng nghề đúc đồng Ý Yên – Nam Định có đội ngũ nghệ nhân lành nghề, dày dặn kinh nghiệm, nên mọi sản phẩm luôn được trau chuốt cẩn thận, trải qua một quy trình nghiêm ngặt. Gia chủ hoàn toàn yên tâm về mặt chất lượng, trong đó có cóc ba chân.
Với lợi thế vừa là cơ sở sản xuất và phân phối, không qua bên trung gian thứ ba. Nên giá thành mọi sản phẩm luôn đảm bảo ở mức tốt nhất. Giá tượng cóc ba chân tuỳ thuộc vào chất liệu đồng và kích thước của từng vật phẩm. Gia chủ có thể liên hệ ngay để nhận được sự tư vấn tận tình của nhân viên Dung Quang Hà.
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
Giải Đáp Những Thắc Mắc Sau Khi Người Thân Mất
Chuyện sinh tử là điều mà con người không thể tránh khỏi trên thế gian này. “Chết” cũng giống như việc đi qua một cánh cửa đến một thế giới mà chúng ta không hề biết. Chính vì lẽ đó nên khi gia đình ai đó có người thân mất, họ thường rất hay lo lắng và thắc mắc rằng khi đi qua thế giới bên kia thì người thân có được thọ thực đầy đủ không; có biết rằng mình đã chết rồi không; hoặc xa hơn là đang ở cảnh giới nào? Bài viết sau đây sẽ trả lời phần nào thắc mắc của quý vị, xin mời theo dõi.
Một Số Thắc Mắc Sau Khi Người Thân Mất
Câu hỏi: 1. Trong 49 ngày cúng cơm cho người mới mất thì những đồ ăn mình hiến cúng họ có thọ thực được không ạ? Mọi người nói khi sống thích ăn gì thì cúng đó có đúng không ạ? Khi sống, người mất không ăn chay mà trong 49 ngày cúng đồ chay họ có thọ thực được không ạ?
2. Bố con khi mất không trong trạng thái hôn mê sâu không biết gì và không dặn dò được vợ con câu gì. Vậy khi mất thần thức bố con có biết là mình đã chết và liệu bố con có vấn vương không siêu thoát được không ạ?
3. Trong 49 ngày thần thức của người mất như thế nào ạ? Trong 49 là thời gian để họ được siêu thoát và phân định xem họ vào cõi nào phải không ạ?
Cô Trả Lời: Cô chào em! Cô xin gửi lời chia sẻ cùng gia đình, nguyện cho vong linh của cụ được phúc lành. Cô xin trả lời những thắc mắc sau khi người thân mất:
Cúng Cơm 49 Ngày, Người Thân Có Thọ Nhận Được Không?
Các đồ lễ sau khi hiến cúng cho người mất, sau đó gia đình vẫn dùng được.
Khi Sống Thích Ăn Gì Thì Nay Sẽ Cúng Món Đó Có Được Không?
Khi bỏ thân này, thọ sinh sang thân khác ở cõi nào thì sẽ ăn được đồ ăn của cõi đó theo nghiệp. Ví dụ: Bà Thanh Đề đọa địa ngục, tuy rằng rất muốn ăn cơm, nhưng nghiệp lực đói khổ của bà đã khiến bát cơm hóa thành than lửa không ăn được. Chúng ta thấy có vong linh về nhập vào người nhà đòi ăn đòi mặc, nhưng khi mình dâng cúng lúc đó, họ tưởng như sẽ được hưởng nên họ rất vui, chúng ta hỏi họ, họ sẽ bảo là đủ rồi. Nhưng khi họ thoát ra khỏi người bị nhập, chưa chắc đồ đó họ đã dùng được.
Đức Phật dạy chúng ta cúng tế không dùng mạng chúng sinh là để cho vong linh không khởi tâm ác. Đức Phật dạy ta tụng kinh để vong linh nghe, có thể vong linh hiểu được nhân quả, biết được thiện ác mà theo tâm của người thân sẽ hoan hỷ với các điều thiện, khiến sinh thêm phúc lành cho vong linh. Đức Phật dạy ta cúng dường hồi hướng cho vong linh để vong linh có đủ phúc mà thoát khổ.
Cho nên, gia đình cúng chay, tụng kinh, cúng dường Tam Bảo để hồi hướng cho vong linh (theo kinh Vu Lan, kinh Địa Tạng, kinh Cúng Linh, Ngạ Quỷ Ngoại Bức Tường…). Nếu cúng cho vong linh bằng mạng của chúng sinh, tuy rằng vong linh không thọ được, nhưng vong linh sinh tâm hoan hỷ với việc sát sinh, sẽ làm cho vong linh bị tăng thêm nghiệp ác, nên sẽ khổ hơn. Các trường hợp vong linh nhập vào người ăn thịt uống rượu, đó chỉ là vong linh đang thoả mãn tính tham, còn đồ ăn đó là thân của người bị nhập đang thọ dụng, nên có trường hợp ăn rất nhiều mà không no bụng, vì vong linh chưa thấy hết đói.
Khi Sống Người Mất Không Ăn Chay Mà Trong 49 Ngày Cúng Đồ Chay Họ Có Thọ Thực Được Không?
Cô đã trả lời ở ý trên, Cô sẽ lấy thêm ví dụ: Nếu sau khi chết, được sinh lên trời thì họ sẽ ăn thức ăn của người trời, mà không ăn thức ăn của cõi người. Nếu sau khi người ở Việt Nam chết, mà đầu thai vào thành người của Châu Âu, thì sẽ ăn bánh mì là chính, chứ không ăn cơm là chính; nếu sau khi người chết, mà sinh làm con trâu thì ăn cỏ;… Nên nếu người sau khi chết làm vong linh, thì nên cúng chay theo lời Phật dạy.
Người Mất Có Biết Rằng Mình Đã Qua Đời Không?
Sau khi chết một thời gian không lâu, người chết đều biết là họ chết, còn việc là nhớ được những chuyện khi còn sống hay không, còn phụ thuộc vào nghiệp duyên của mỗi người. Trong kinh Pháp Cú có câu chuyện đàn khỉ bị chết trôi và được sinh lên trời, họ không biết tại sao chết, tại sao lại được sinh lên trời, nhưng họ biết họ vừa được sinh lên trời. Sau họ hỏi chúng chư Thiên, họ mới biết được (chúng chư Thiên biết được chuyện thế gian). Cũng như mình được sinh ra ở cõi đời này, một thời gian mình biết là mình ở cõi đời này, nhưng mình không biết đời trước của mình thế nào, tại sao lại chết, chỉ có số ít người biết được. Như câu chuyện của bà lão ăn xin, khi cúng dường cho ngài Xá Lợi Phất, nhờ đó được sinh Thiên; sau khi sinh Thiên bà tự biết được lý do. Ở cõi người cũng có người biết được (tìm hiểu các câu chuyện trên thế giới).
Bố em được gia đình quan tâm lo lắng, như vậy là bố đã có thiện duyên đối với mọi người trong gia đình, nên gia đình tụng kinh làm công đức hồi hướng phúc cho bố, bố sẽ được lợi ích.
Thần Thức Của Người Mất Trong 49 Ngày Ra Sao?
Đức Phật dạy sau khi bỏ thân này, chúng sinh thọ ngay thân khác trong lục đạo (đối với chúng sinh chưa chứng quả giải thoát). Nếu người sau khi mất, sinh làm ngạ quỷ, vong linh thì họ sẽ thọ dụng được đồ cúng của người cúng, tương ứng với nghiệp của họ, thần thức của họ trong tướng của ngạ quỷ.
Sau 49 Ngày Thì Họ Đi Đâu?
Nếu người sau khi mất, theo nghiệp lực sinh làm ngạ quỷ (vong linh), nếu tâm ái của họ với gia đình và tâm ái của gia đình đối với họ lớn, thì sẽ tạo thành dòng cộng nghiệp. Họ sẽ tăng thiện nghiệp hay ác nghiệp theo các việc làm thiện hay ác của người thân (do vui theo hoặc sân giận). Do đó mà nghiệp lực của họ biến đổi. Thường thì sau 49 ngày, người thân sẽ lo việc riêng của mình, sự luyến ái đối với người mất giảm dần, nên lực của nghiệp do tâm ái tạo ra, không đủ để chiêu cảm tâm của người đã mất nữa, do đó tâm người mất không biến đổi được theo tâm của người thân nữa, khi đó họ định nghiệp theo nghiệp của họ (nghiệp cũ khi còn sống và nghiệp tham ái,… từ một phía của họ với người thân). Nếu người mất nào mà có người thân có tâm luyến ái của họ mạnh, và họ cũng luyến ái người thân đó, thì cả hai sẽ ảnh hưởng tương tác nghiệp với nhau. Ví dụ: Trường hợp người yêu chết, vợ chồng yêu nhau mà chết trẻ….
Có thể sau 49 ngày họ vẫn bị định nghiệp làm ngạ quỷ, nhưng khổ hơn là cảnh của ngạ quỷ khi vừa mới mất, do cộng nghiệp xấu ác với người thân, vì người thân giết mạng sinh vật để cúng tế và mời thầy tà đạo trấn yểm; hoặc cha mẹ vừa chết, con cái bất hòa, tranh giành tài sản;… khiến tâm họ sân hận. Cho nên, trong kinh Địa Tạng có dạy: “Người vừa mất như người đi đường xa gánh nặng, người thân sao lại nỡ chất thêm cho họ nữa ư…”
Có thể sau 49 ngày, gia đình cũng tụng kinh sám hối, làm công đức hồi hướng cho họ, nhưng vẫn chưa đủ phúc để họ được sinh về cõi lành thì họ cũng được chuyển nghiệp bớt khổ. Và nếu gia đình làm lễ cúng dường chư Tăng hồi hướng phúc cho họ, thì cũng có thể họ được vào chùa theo chư tăng mà tu tập, như trong bài kinh “Ngạ quỷ nghe kinh”, dần họ cũng được siêu thoát.
Có thể sau 49 ngày, họ được siêu thoát được sinh về cảnh giới an lành là do gia đình tụng kinh sám hối, khiến cho họ nghe hiểu kinh và cũng tự sám hối được nghiệp chướng; gia đình lại làm đủ công đức hồi hướng đủ phúc cho họ, khiến họ tăng phúc mà được siêu thoát.
Chúng ta sinh tử trong luân hồi đều do tâm ái, chỉ bao giờ đoạn sạch tâm ái thì chúng ta mới giải thoát. Muốn biết mình sau khi chết sẽ sinh về đâu thì ngay bây giờ xem mình ái với suy nghĩ, lời nói, việc làm thiện hay ác; tâm mình ái kính với người đáng kính, hay là ái với người bất thiện; tâm mình ái với đức hạnh cao quý hay hạ liệt. Mình cũng có thể quan sát những người xung quanh như vậy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Địa Danh “Ba Thắc Cổ Miếu” trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!