Xu Hướng 12/2023 # Di Tích Cấp Quốc Gia Miếu Bà Chúa Xứ Góp Phần Phát Triển Loại Hình Du Lịch Tâm Linh Tại Thành Phố Châu Đốc (An Giang) # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Di Tích Cấp Quốc Gia Miếu Bà Chúa Xứ Góp Phần Phát Triển Loại Hình Du Lịch Tâm Linh Tại Thành Phố Châu Đốc (An Giang) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyễn Thị Mai Trâm

Tập sự giảng viên Khoa Dân vận

Thành phố Châu Đốc là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang, có 16 km, biên giới giáp Campuchia. Với 4 cửa khẩu quốc tế và quốc gia, gồm: Tịnh Biên, Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu), Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú). Châu Đốc là cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh An Giang với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia và các nước Đông Nam Á bằng đường bộ lẫn đường thủy.

Châu Đốc nổi danh với vẻ đẹp của dãy Thất Sơn hung vĩ, còn được biết đến là thành phố thơ mộng bên dòng sông Hậu – một nhánh của sông Mê Kông. Với vị trí “tiền tam giang, hậu thất sơn hùng vĩ”, Châu Đốc có đến 6 di tích cấp quốc gia: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Chùa Phước Điền, Chùa Tây An, Lăng Ông Thoại Ngọc Hầu, Đình Thần Châu Phú và Đình Thần Vĩnh Ngươn cùng nhiều danh thắng nổi tiếng khác như Ngã ba sông Châu Đốc, kênh Vĩnh Tế, Pháo đài núi Sam,…từ những danh thắng, di tích, Châu Đốc có nhiều ưu thế để phát triển ngành du lịch.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Châu Đốc lần XI, nhiệm kỳ 2023 – 2023, UBND Thành phố đã xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn thành phố  Châu Đốc. Theo đó đến năm 2023, du lịch sẽ cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, loại hình du lịch tâm linh góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngành du lịch tại địa phương nói riêng và tỉnh nhà nói chung.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản số 2468/QĐ-BVHTTDL ngày 19 tháng 7 năm 2010 khi nghiên cứu về loại hình du lịch tâm linh đã nêu rõ “Nghiên cứu và phát triển loại hình du lịch tín ngưỡng – tâm linh”. Cho thấy rằng, Nhà nước ta hiện nay đã và đang chú trọng hơn về loại hình du lịch này.

Bên cạnh đó, “du lịch tâm linh” cũng được các nhân vật nổi tiếng phát biểu với nhiều quan điểm:

Theo Trần Quang Đại (Báo Dân Trí, thứ Tư, 18/02/2009): “Tâm linh chính là một biểu hiện trong đời sống tinh thần của con người, với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó. Không nên đơn giản hóa tâm linh là mê tín dị đoan, song cũng không nên “thần bí hóa”, “ghê gớm hóa” khái niệm tâm linh, gán cho nó những đặc tính cao siêu, phi thường, coi đó là cứu cánh của nhân loại, của khoa học”.  

Theo tiến sĩ APJ Abdul Kalam, cha đẻ của bom nguyên tử nước Ấn Độ lý luận rằng: “Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với việc tham quan các địa danh và ngắm nhìn các chiều kích vật lý. Du lịch tâm linh có nghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí của những bậc hiền triết tại nhiều địa điểm khác nhau và nhất là những nơi có môi trường văn minh phong phú”[1].

Từ dẫn chứng trên, “du lịch tâm linh” được tóm tắt với nội dung cụ thể như sau:

+ Tín ngưỡng – tâm linh là một trong những yếu tố hấp dẫn đối với du lịch.

+ Cách tiếp cận, khai thác của các doanh nghiệp trong du lịch tâm linh là khác nhau dẫn đến các sai lệch trong việc tổ chức hoạt động du lịch tín ngưỡng – tâm linh. Vì vậy, cần làm rõ các khái niệm, phân loại các loại hình du lịch tín ngưỡng – tâm linh. Từ đó các doanh nghiệp có cơ sở tổ chức các loại hình du lịch tín ngưỡng – tâm linh phù hợp.

+ Đánh giá nhu cầu và đưa ra giải pháp để phát triển lành mạnh, ổn định loại hình du lịch tâm linh – tín ngưỡng

+ Có sự phân biệt rõ giữa tín ngưỡng – tâm linh và mê tín dị đoan, không để du lịch tín ngưỡng – tâm linh bị ảnh hưởng hoặc trở thành mê tín dị đoan.

Qua đó, ta thấy ngày nay du lịch tâm linh đang dần trở thành xu hướng của thời đại – thời đại của văn hóa tâm linh – nền văn hóa luôn hướng con người về với chân – thiện – mĩ nếu chúng ta xây dựng và phát triển nó theo chiều hướng tích cực. 

Thành phố Châu Đốc là vùng đất đã và đang phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch tâm linh. Khu di tích nổi bật và thu hút được lượng khách hành hương lớn nhất ở thành phố Châu Đốc, đó là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam.

Miếu Bà Chúa Xứ được lập vào năm 1820. Theo truyền thuyết, miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của Bà. Lại có truyền thuyết cho rằng, Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng theo lời trăn trối của vợ (bà Châu Vĩnh Tế). Lúc đầu miếu cất bằng tre, lá. Năm 1962, miếu lợp ngói âm dương. Ðến năm 1972, ngôi miếu được xây lại, năm 1976 công trình mới hoàn thành. Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ “Quốc”, có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh. Nhà để tượng cũng có 4 mái hình vuông.

Tượng Bà đặt giữa chánh điện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh. Đây là một tác phẩm nghệ thuật tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ 6. Dáng người ngồi nghĩ ngợi, khoan thai, thuộc loại tượng thần Vít-nu, có nhiều ở Ấn Độ, Lào, Campuchia.

Hàng năm, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 23-27 âm lịch. Một bộ phận khách hành hương đến viếng Miếu Bà với lòng tin tưởng về sự thiêng liêng, huyền bí của Bà vì vậy số khách hành hương ngày một đông. Từ một lễ hội mang tính dân dã, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành một trong những lễ hội cấp quốc gia kể từ năm 2001. Trong mùa lễ hội năm 2008, được tổ chức với quy mô cấp quốc gia có tên gọi là “Tuần lễ quốc gia lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2008”. Trong dịp này, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam – Vietkings đã trao tặng giấy xác nhận và cúp lưu niệm kỷ lục Việt Nam đối với “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” và “Tượng bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam” cho Ban quản trị lăng miếu núi Sam.

Đặc biệt, năm 2023, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là lễ hội văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia.

Trước kia có nhiều hình thức cúng bái như mê tín, xin xăm, xin bùa, uống nước tắm Bà để trị bệnh…Ngày nay, những hủ tục đó không còn nữa. Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể hiện lòng tạ ơn Bà bằng nhiều hình thức: Cúng heo quay, cúng tiền, lễ vật lưu niệm hoặc các tiện nghi phục vụ cho miếu. Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy trì theo nghi thức cổ truyền. Vào lúc nửa đêm 23 rạng 24 tháng tư âm lịch, lễ tắm Bà được tiến hành khoảng hơn một giờ đồng hồ nhằm lau sạch bụi sau một năm dài. Lễ được chuẩn bị từ lúc 23 giờ 30 và bắt đầu lúc 0 giờ. Các vị bô lão trong lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượu, dâng trà,…Kết thúc phần nghi thức, khoảng 4 đến 5 phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm Bà. Sau khi cởi áo mão, các vị dùng nước sạch có ngâm hoa lài tỏa mùi thơm ngào ngạt để lau cốt tượng, xịt nước hoa, mặc áo mão mới cho Bà. Mặc dù công việc được thực hiện sau bức màn che nhưng có hàng nghìn người chen nhau đến chứng kiến ngoài vòng rào chánh điện.

Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch, đây là cuộc lễ chính trong lễ hội vía Bà. Từ đầu hôm, hàng chục ngàn người đã tụ về miếu Bà để được tham dự cuộc hành lễ này. Trước đó, hồi 15 giờ cuộc lễ thỉnh sắc thần được tiến hành trọng thể trong tiếng trống lân rộn rã. Các bô lão và thanh niên trong lễ phục, xếp hai hàng dưới bóng cờ, lộng sặc sỡ, hộ tống long đình rước bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân từ lăng về miếu.

Đúng 0 giờ, cuộc lễ túc yết bái bắt đầu với sự điều khiển của chánh bái và bốn đào thầy. Lễ vật dâng cúng là một con heo trắng đã cạo mổ xong và một dĩa mao huyết tượng trưng cho con heo sống cùng với các mâm xôi, ngũ quả,…trong tiếng nhạc lễ và chiêng trống trỗi lên từng hồi, ông chánh bái và các đào thầy dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế, dâng trà. Lễ xây chầu được nối tiếp khi ông chánh bái cầm nhành dương vãi nước và đọc: “Nhất xái thiên thanh, nhị xái địa ninh, tam xái nhơn đường, tứ xái quỉ diệt hình” (nghĩa là thứ nhất vãi lên trên trời xanh mong điều cao đẹp, thứ hai vãi xuống đất cho được màu mỡ, trúng mùa, thứ ba vãi loài người được trường thọ, thứ tư vãi diệt loài quỉ dữ). Xong, chánh bái ca công nổi trống ba hồi. Đoàn hát bộ trên sân khấu trong võ ca trước chánh điện đã chuẩn bị sẵn, nổi trống theo và kéo màn trình diễn.

Đến 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 âm lịch, lễ chánh tế được tiến hành như lễ túc yết nhưng đơn giản hơn. 15 giờ cùng ngày đoàn thỉnh sắc làm lễ hồi sắc, đưa bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân trở về lăng, kết thúc một mùa vía.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ không chỉ thu hút khách hành hương trong những ngày tổ chức lễ hội, mà lượng du khách đến vía Bà nhiều nhất trong năm kéo dài gần bốn tháng, từ tháng Giêng đến hết tháng Tư âm lịch. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung và cả du khách nước ngoài,…Phó Chủ tịch Ủy ban  nhân dân thành phố Châu Đốc, ông Trần Quốc Tuấn cho biết: Trong năm 2023 có 4.578.500 lượt du khách đổ về tỉnh An Giang, riêng đến viếng Bà Chúa Xứ là 850.000 lượt khách hành hương. Năm 2023 lượng khách hành hương về Miếu Bà Chúa Xứ tăng hơn mọi năm. Mùa lễ hội tuy mới bắt đầu, nhưng chỉ trong hai tháng đầu năm 2023 lượng khách đến tham quan TP. Châu Đốc, viếng Bà Chúa Xứ hơn 1 triệu 400 lượt người, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023 [2].

Với số lượng khách đến Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ngày một đông hàng năm, số tiền công đức phần lớn đều dành cho trùng tu, tôn tạo thêm các di tích, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội của địa phương, gia đình chính sách; đóng góp cho quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, người tàn tật, trẻ mồ côi, cất nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; cứu trợ thiên tai, hỏa hoạn…

Tuy nhiên, tại điểm du lịch nổi tiếng cấp quốc gia này vẫn còn tình trạng tiêu cực đã và đang xảy ra mà nạn nhân cuối cùng phải lãnh chịu hậu quả là những khách du lịch hành hương  với những kẻ núp bóng “xin đểu”, “móc túi” du khách bằng nhiều chiêu trò mới và độc đáo. Sau khi du khách đi “trả lễ” và cúng Bà xong, thấp thoáng ngoài cổng miếu Bà với hơn chục người dân, chủ yếu là những người phụ nữ, trong tay cầm những tấm thiếp màu vàng. Sau đó, họ giúi vào du khách và bảo rằng: “Lộc Bà cho”. Nhiều du khách lơ ngơ, cầm lấy tấm “Lộc” này thì họ liền đòi 50 ngàn đồng với vẻ mặt hung hãn và dữ tợn như sắp ăn tươi nuốt sống “con mồi”. Nhiều du khách bỡ ngỡ và hoảng sợ đành cho 50.000 đồng cho đội quân này.

Di tích cấp quốc gia Miếu Bà Chúa Xứ góp phần phát triển loại hình du lịch tâm linh tại Châu Đốc (An Giang). Đến viếng Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam nói riêng và các khu di tích thuộc loại hình du lịch tâm linh tại thành phố Châu Đốc nói chung, mộ bộ phận du khách không chỉ đến để nghiên cứu, tìm hiểu, vui chơi mà họ như đang thực hiện một cuộc hành hương về vùng đất thiêng và tìm kiếm nơi trú ngụ bình yên, thanh thản cho tâm hồn. Nơi đây, còn mang lại cho một bộ phận người cảm thấy nhẹ nhàng, tâm an lạc, không tham theo dục vọng thấp hèn của vật chất. Du lịch tâm linh còn mang lại giá trị của tình yêu thương con người thật sự cho chính bản thân cá nhân đó, đồng thời mỗi cá nhân lại mang đến sự bình yên, an lạc cho những người xung quanh.

Lần đầu tiên tôi được đến với vùng đất Châu Đốc qua chuyến đi thực tế cùng đoàn giảng viên Trường Chính trị Bến Tre, được thăm viếng Miếu Bà Chúa Xứ. Tôi cũng như các du hành hương khác cảm nhận được sự cao quý và thiêng liêng của Bà. Qua tìm hiểu về vùng đất Châu Đốc (An Giang), tôi thấy được vai trò lãnh đạo của chính quyền địa phương, sự hợp tác, gắn kết của nhân và chính quyền tại nơi đây. Họ đã cùng nhau khai thác triệt để thế mạnh tại địa phương góp phần đẩy mạnh loại hình du lịch, phát triển kinh tế. Điều tôi học hỏi được qua chuyến thực tế tại vùng đất Châu Đốc đó là cách quản lý, cách khai thác, mặt mạnh và hạn chế tại vùng đất này, thấy về một thế giới huyền bí, nhiệm mầu mà người dân tìm về nơi đây.

Từ những kiến thức thực tế, đây là hành trang để tôi vận dụng trong cả quá trình làm việc của mình. Bến Tre Đồng khởi quê tôi được thiên nhiên ưu đãi và nổi bật với những vườn dừa xanh thẳm, vườn cây ăn trái sum xuê, làng nghề truyền thống, di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh,…rất phù hợp để chúng ta đẩy mạnh, khai thác lợi thế của mình qua nhiều hình thức du lịch như du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch làng nghề, du lịch về nguồn, du lịch nghĩ dưỡng,…Hiện nay, tỉnh Bến Tre đã và đang khai thác hiệu quả những tiềm năng này. Đặc biệt, Bến Tre đang thực hiện chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp” khuyến khích mọi người, mọi nhà cùng nhau khởi nghiệp bằng chính tiềm năng, thế mạnh vốn có, để Bến Tre có thể sánh vai cùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh khác trong cả nước./.

1. Webside http://www.buddhismtoday.com

2. Webside http://www.angiang.gov.vn, Cổng TTĐT An Giang với bài viết của Hà Ngân đăng ngày 28/2/2023

* Chú thích:

Lễ túc yết: là lễ hương chức ra ra mắt thần. Theo cổ lệ mà sách Gia Định thành thông chí đã biên chép, lễ này được tiến hành vào buổi chiều cho đến hết đêm ngày thứ nhất. Theo sách Sổ tay hành hương đất phương Nam, sắp đến giờ hành lễ, các thành viên của Ban tế tự mặc áo thụng xanh, khăn đóng, mang giày đứng sắp hàng hai bên võ ca cùng với ban nhạc lễ, các lễ sinh và đào thài (đào chuyên hát chúc tụng) trong tư thế sẵn sàng. 

Lễ xây chầu: Lễ được cử hành sau lễ tế Túc yết.

Về cách thức xây chầu chia làm ba loại: Xây chầu văn, Xây chầu võ, và Xây chầu bán văn bán võ. Lễ này bắt nguồn từ quan niệm dịch lý của đạo Nho: thuận đạo trời (âm dương), an đạo đất (nhu cương) và hòa đạo người (nhân nghĩa); ba đạo này hòa hợp vạn vật mới hanh thông, tốt đẹp.

Du Lịch Châu Đốc Miếu Bà Chúa Xứ Giá Rẻ

05h00: Xe và hướng dẫn viên ABC Travel đón khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Châu Đốc.Quý khách dùng điểm tâm sáng tại Trung Lương. Trên xe đoàn tham gia các trò chơi vui nhộn hát cho nhau nghe, thi hát karaoke…. Theo quốc lộ 1A đoàn đi ngang qua cầu treo , qua phà , tới khách dừng chân nghỉ trưa.

16h00: Xe đưa đoàn viếng Chùa Tây An – Đây là ngôi chùa bình dị năm ngay chân Núi Sam với cùng sự tích đánh giặc mở rộng bờ cõi, tiếp tục, Đoàn tham quan lăng Thoại Ngọc Hầu – Vị Vua Nông Nghiệp của khu vực Miền Tây và miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng linh thiêng, là trung tâm hành hương lớn nhất Miền Tây Nam Bộ.

08h00: Xe đưa đoàn đi theo tỉnh lộ 945, đoàn đi tới huyện , đến với những danh thắng của như Núi Cô Tô, Thủy Đài Sơn, Thiên Cấm Sơn, Anh Vũ Sơn …, nằm trong dãy hùng vĩ.

Quý khách hành hương lên , ngọn núi cao 716m, được mệnh danh là nóc nhà của , trên núi có hồ Thủy Liêm, miếu Sơn Thần, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc cao 32m luôn mĩm cười với khách thập phương. Đoàn thưởng thức bánh xèo với rau rừng Núi Cấm( phí tự túc).

11h00: Đoàn trả phòng khách sạn. Dùng cơm trưa . Khởi hành về Thành Phố Hồ Chí Minh. Trên đường về đoàn dừng chân nghỉ ngơi, tham quan mua sắm đặc sản địa phương: nem Lai Vung – Đồng Tháp, bánh phồng tôm Sa Đéc, đặc sản trái cây Nam Bộ…………

17h30: Về tới Tp.Hồ Chí Minh, ABC Travel chia tay quý khách hẹn ngày gặp lại! Kết thúc chuyến tham quan.

– Vận chuyển: Xe du lịch đời mới, ghế bật mềm, tivi giải trí, máy lạnh tham quan suốt tuyến

+ Khách sạn 2 sao: Bến Đá Núi Sam,Vạn Mai Hương, Châu Phố, Đông Nam, Á Châu…(hoặc các khách sạn khác tương đương).

– Ăn uống: + Bữa chính: 03 bữa cơm với thực đơn phong phú tiêu chuẩn 80.000 đồng/khách/bữa.

+ Bữa sáng: 02 bữa bún, phở, hủ tiếu, bánh mì ốp la,… Có cà fê hoặc nước ngọt giải khát.

– Vé tham quan các du lịch trong chương trình.

– Bảo hiểm du lịch theo tiêu chuẩn khách Việt Nam (20.000.000 đ/người/vụ).

– Hướng dẫn viên: vui vẻ, nhiệt tình, chu đáo, phục vụ suốt tuyến.

– Quà tặng: Nón du lịch 1cái/người, quà tham gia trò chơi, nước suối Aquafina chai 500ml/khách/ngày.

– Chi phí cá nhân: ăn uống, tham quan – vận chuyển ngoài chương trình, vé xe lữ hành lên Núi Cấm. Người lớn 50.000đ/vé khứ hồi

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông (Sóc Trăng): Di Tích Lịch Sử Cấp Quốc Gia

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông (Sóc Trăng): Di tích lịch sử cấp quốc gia

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông hay còn được gọi là Miếu Bà Mỹ Đông, toạ lạc tại ấp Mỹ Đông 1, xã Mỹ Qưới, huyện Ngã Năm, là một trong tám di tích cấp quốc gia của tỉnh, cách thành Phố Sóc Trăng 60 km về hướng Đông – Bắc, cách thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị khoảng 20km.

Ngôi miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là nơi lưu dấu sự ra đời Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên tỉnh Sóc Trăng – Chi bộ Mỹ Quới vào tháng 6/1930. Nơi đây được chọn làm điểm để chi bộ sinh hoạt, do có địa thế cách trở, đảm bảo được bí mật. Từ ngày thành lập chi bộ, đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Chi bộ Đảng của Mỹ Qưới luôn đi đầu trong phong trào cách mạng.

Khi đất nước hòa bình, bà con ở đây đã cùng nhau dựng lại ngôi miếu bằng tre gỗ và lợp lá để thờ cúng. Sau đó, tỉnh được Trung ương đầu tư kinh phí khôi phục lại ngôi miếu và xây thêm một số hạng mục khác. Hiện nay, nhà trưng bày hiện vật, cổng chính, hàng rào đã xây dựng hoàn thiện, đưa vào phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người dân, cũng như tìm về với lịch sử của tỉnh Sóc Trăng của du khách gần xa. Cách ngôi miếu khoảng 200m về hướng Bắc là khu mộ của đồng chí Trần Văn Bảy-người đảng viên kiên cường, cũng là người lãnh đạo của Chi bộ Mỹ Quới (di hài được cải táng từ Côn Đảo về năm 1998) và song thân của Ông.

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông mang ý nghĩa lịch sử cách mạng vô cùng to lớn. Những Đảng viên của chi bộ hoạt động nơi đây đã góp phần đưa ánh sáng cách mạng và đường lối chính sách của Đảng đến với mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên chọn nơi đây làm địa điểm tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng hàng năm, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng và động viên giáo dục tinh thần cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Lễ vía Bà được tổ chức long trọng hằng năm vào ngày 16/2âl, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách các nơi về tham dự. Năm 2003, Bộ Văn hoá Thông tin, nay là Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 62 công nhận Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là di tích lịch sử cấp quốc gia .

Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc – An Giang: Huyền Bí & Linh Thiêng

Cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng chừng 7km về phía Tây tại chân Núi Sam, của phường Núi Sam. Miếu Bà Chúa Xứ là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1980. Đặc biệt, đây là điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng nhất miền Tây Nam Bộ được nhiều người biết đến.

Theo đó, thì miếu Bà được xây dựng vào những năm khoảng đầu thế kỷ XVIII (thời vua Gia Long) bằng nguyên vật liệu đơn sơ. Năm 1870, ngôi miếu được mở rộng quy mô trên nền đất cũ và xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Đến năm 1962 thì tiếp tục được người dân quyên góp tiền của tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương. 

Khoảng gần 3 năm sau đó (1965), miếu Bà tiếp tục được “Hội quý tế” cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính điện. Đến năm 1972, hai kiến trúc sư nổi tiếng Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng đã tái thiết lớn ngôi miếu trên bảng vẽ của mình trong khoảng thời gian 4 năm trên một dáng vẻ mới rất uy nghi đầy lộng lẫy.

Từ năm 1976 trở đi, Miếu Bà tiếp tục được nhiều lần mở rộng, trùng tu và xây dựng. Đến nay, sau bao lần kiến thiết, ngôi miếu man tổng thể kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. 

Riêng không gian bên trong miếu được thiết kế với võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế  nhiều phòng khác. Nổi bật trong phong cách kiến trúc này là các hạng mục đều mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ khi được thiết kế và trang trí nhiều hoa văn nguy nga trên cổ lâu chính điện, phía trên cao là các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giang tay đỡ những đầu kèo. Và đặc biệt là các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo, nhất là có nhiều liễn đối, hoành phi được họa tiết rực màu vàng son.

Thông thường, khi nhắc đến địa điểm văn hóa, tâm linh của miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam này. Thì người ta thường nhắc đến hai câu liễn vang danh khắp bốn phương t Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị, Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”. Giải nghĩa: “Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo mộng cho biết, người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi”. 

Chính từ điều này mà sau được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1980. Trung tâm sách kỷ luật Việt Nam đã công nhận là công trình có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam. 

Gần 30 sau (2009), thì sách Kỷ lục An Giang tiếp tục ghi nhận, tượng Bà Chúa Xứ là “pho tượng bằng đá sa thạch xưa nhất Việt Nam”, và “có áo phụng cúng nhiều nhất” trong những tượng thờ ở miền Tây.

Vài nét về Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Ly kỳ về những truyền thuyết không lời giải về Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Có thể nói rằng, trong số những câu chuyện tâm linh, huyền bí chưa lời giải mã của vùng đất Thất Sơn thì Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là nơi lưu giữ nhất. Những câu chuyện này có thể không dài, nhưng sự huyền bí của nó có thể làm nhiều người kinh ngạc vì không hiểu lí do vì sao. Trong đó, chuyện Bà Chúa Xứ giúp Thoại Ngọc Hầu đào kênh Vĩnh Tế, tướng giặc Xiêm mất mạng và chuyện 9 cô gái đồng trinh dời tượng Bà xuống núi là một điển hình. 

Chuyện vợ Thoại Ngọc Hầu (Châu Thị Vĩnh Tế) lập đàn làm lễ cầu xin bà

Ly kỳ truyền thuyết về Miếu Bà Chúa Xứ tỉnh An Giang

Đến nay, ngôi miếu ra đời vào thời gian nào vẫn còn là một dấu hỏi với nhiều người. Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà nghiên cứu thì Miếu Bà Chúa Xứ được nhân dân xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, thời vua Minh Mạng mà tiêu điểm là khi ông Thoại Ngọc Hầu vâng mệnh vua về trấn giữ vùng đất Tây Nam và đào con kênh Vĩnh Tế để nói Châu Đốc và Hà Tiên, đồng thời thông thoáng giao thông trong việc giao thương, mua bán. Cụ thể trong ghi chép nói rõ: …

 “Năm 1816, khi đắp xong thành Châu Đốc, Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường tâu lên vua Gia Long địa đồ miền đất mới. Xem xong, vua liền truyền: “Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to”. Không lâu sau, vua Gia Long hạ lệnh cho đào con kênh Vĩnh Tế để nối liền Hà Tiền và Châu Đốc. Người được triều đình Huế giao trọng trách đào con kênh vĩ đại này chính này là Thoại Ngọc Hầu.

Vâng lên vua, Thoại Ngọc Hầu cùng nhiều quan viên phụ trách bắt tay vào thực hiện. Sau khi hoàn thiện kế hoạch, công trình có chiều  dài hơn 100km, rộng gần 50k chính thức khởi công vào ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Mão (1819). Hơn 80,000 nhân lực gồm người Việt, người Khmer và bộ phận người Chăm từ Campuchia theo chân tướng quân Lê Văn Đức về cư trú tại vùng đất Châu Đốc được điều động vào công trình này. 

Thực hiện được một thời gian ngắn, khoảng độ được hai tháng thì liên tục gặp trục trặc. Nhiều người chết do tai nạn, bệnh tật hoặc bị thú dữ tấn công mà không có cách nào khắc phục được.

Thoại Ngọc Hầu rất lo lắng và tìm mọi cách để giải quyết. Đang lúc bối rối thì vợ ông, bà Châu Thị Vĩnh Tế được dân mách bảo là đến dâng lễ cầu xin Bà Chúa Xứ ở chân núi Sam phù hộ. Do đã nghe tiếng linh thiêng bà đã lâu, nên khi được dân mách bảo, bà Vĩnh Tế  liền làm lễ, dâng hương đến miếu cúng bái, cầu xin. Quả thật, sau khi dâng lễ xong thì việc đào kênh trở nên thuận lợi và dễ dàng. Những người tham gia công trình đào kênh thấy vậy rất phấn khởi nên công trình được đẩy nhanh tiến độ.

Mặc dù công trình đào kênh vẫn chưa hoàn thiện, nhưng để tạ ơn công đức Bà. Vợ chồng bà Vĩnh Tế đã cho xây dựng lại ngôi miếu to và khang trang hơn và thường xuyên đến khấn vái cầu cho ông Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ yên bình cho nhân dân. Cũng từ đó, danh tiếng về sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ được nhiều người truyền đi khắp nơi, khiến làm nhiều người ở xa nghe tin tìm đến cầu xin bà độ trì, ban phước.

Giặc Xiêm mất mạng vì dám xúc phạm đến Bà và chín cô gái đồng trinh đưa Bà xuống núi

Truyền thuyết Bà Chúa Xứ ở Núi Sam – An Giang

Chuyện kể, những năm 1820 – 1825, quân Xiêm thường xuyên quấy nhiễu nước ta, có lần chúng đuổi theo dân lên đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Nổi lòng tham, chúng muốn đem về nước nên ra sức khiêng tượng Bà xuống núi. Đi được một đoạn thì lạ thay tượng Bà nặng trĩu, không cách nào có thể nhấc lên được. 

Tức giận, một tên tướng rút đao chém gãy tay trái của bà, ngay lập tức hắn bị Bà trừng phạt, học máu chết ngay tại chỗ. Đám lính đứng xung quanh thấy vậy liền tái mặt, hoảng hồn bỏ chạy tán loạn, không một tên nào dám đứng lại.  

Kể từ đó, Bà thường hiện về tự xưng là Bà Chúa Xứ báo mộng cho dân và dạy dân cách lập miếu thờ để Bà phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp, thoát khỏi dịch bệnh. 

Trước đây, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Trước sự linh ứng và mách bảo của Bà, người dân quyết định khiêng tượng Bà về đồng bằng để thờ cúng. Để di dời tượng bà, sau khi làm lễ cúng bái xong thì hơn 40 chàng trai lực lưỡng được điều vào khiêng tượng Bà xuống nhưng không cách nào nhấc lên được.

Đang lúc bối rối không biết làm sao hì có một cô gái “lên đồng” bảo rằng Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng là được. Quả thật như vậy, khi chín cô gái đồng trinh đưa tay cùng nhất thì tượng Bà bỗng rất nhẹ. Khiêng một hồi lâu, đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch, không thể khiêng một bước nào nữa. Lúc này các bậc cao niên nghĩ rằng Bà chọn nơi đây để an vị và lập miếu thờ cúng ngay tại chỗ.

Sau khi di dời tượng Bà xuống chân núi Sam, ngôi miếu hàng năm được nhân dân thờ cúng trang nghiêm và thường xuyên tu bổ, tôn tạo. Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người vẫn không lý giải nổi là tượng bà từ đâu mà có. Ai đã đúc và đem đến đây. Do đó mà sự linh thiêng, huyền bí về Bà được nhiều người sợ hơn và thêu dệt lên bao câu chuyện.

Lời giải về sự xuất hiện của pho tượng Bà Chúa Xứ

Để tìm lời giải thích cho pho tượng thì năm 1941, một nhà khảo cổ học người Pháp tên Malleret đã đến nghiên cứu và cho rằng: “tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc vào cuối thế kỷ VI, và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo”.

Bên cạnh công trình nghiên cứu của nhà khảo cổ học người Pháp, trong công trình “Sơ khảo Đồng Bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa”, cố nhà văn Sơn Nam cũng đưa ra nhận định: “tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy”.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu của nhiều người đi trước, trong công trình nghiên cứu khoa học “Lịch sử khai phá vùng đất Châu Đốc” của ông Trần Văn Dũng cũng khẳng định: “Tượng Bà Chúa Xứ thực ra là tượng nam, ngồi ở tư thế hương giả, phần đầu của tượng hiện đang thờ tại miếu Bà không phải là nguyên gốc được chế sau bằng loại đá khác với thân tượng”.

Qua những nghiên cứu này thì có thể nói rằng, Tượng Bà Chúa Xứ đã có cách đây hơn 1.300 năm (lấy mốc thế kỷ VI của nhà khảo cổ học người Pháp), khi nền văn hóa Óc Eo còn thịnh vượng. 

Trải qua khoảng thời gian hơn 200 năm mưa nắng với thời gian. Ngày nay,  Miếu Bà Chúa Xứ không chỉ đóng vai trò ý nghĩa tâm linh to lớn đối với người dân An Giang mà còn là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho nhân dân trong khắp cả nước. Người hành hương đến viếng Bà bằng tất cả sự tôn kính để cầu mong cuộc sống được an yên, ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang

Lễ vía Bà Chúa Xứ Núi Sam 2023

Hàng năm, cứ đến ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch thì ban quản lý cùng chính quyền nơi đây tổ chức lễ hội Vía Bà Chúa Xứ rất trang trọng. Thời gian lễ hội diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch với 5 nghi thức lễ khác nhau để người dân đến kính viếng, xin xăm Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà… về làm ăn. Cụ thể lễ hội vía Bà Chúa Xứ gồm các phần như sau:

Lễ “tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch.

Lễ “thỉnh sắc” tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.

Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ “túc yết” là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26. Ngay sau đó, là “Lễ xây chầu” mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay hát tuồng).

Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.

Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.

Với nét tâm linh, tín ngưỡng đặc sắc của lễ hội vía Bà, năm 2005, lễ hội Vía Bà (lễ hội vía bà Chúa Xứ) được Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Travel writer

Blogger Q.T

Miếu Bà Chúa Xứ Linh Thiêng Ở Vùng Châu Đốc An Giang

Miếu Bà Chúa Xứ được hình thành hoàn toàn dựa trên truyền thuyết được truyền miệng cách đây 200 năm.

Chuyện kể là, trên đỉnh núi Sam ngày ấy bỗng nhiên xuất hiện tượng Bà nên mới bàn nhau đưa bà xuống nhờ sức trẻ của những chàng trai cường tráng trong vùng.

Thế nhưng, những chàng trai vẫn không thể khiêng được tượng bà xuống, Bà Chúa Xứ hiển linh vào một người tu hành bảo: nếu được 40 nàng trinh nữ đến khiêng thì bà mới đi.

Dân làng đã làm theo và khiêng đến chân núi thì Bà nặng trịch, không thể đi nổi. Dân làng cho rằng, bà đã chọn nơi này làm nơi an ngự.

Và từ đó, người dân lập miếu thờ bà ở chân núi Sam và ngôi miếu tồn tại cho đến ngày nay.

Khi ông đi dẹp giặc ngoại xâm ở biên giới, bà Châu Thị Tế đã đến khấn vái Bà Chúa Xứ phù hộ cho ông dẹp giặc bình yên trở về, xóm làng yên ổn.

Kiến trúc độc đáo của ngôi miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là một địa chỉ nổi tiếng linh thiêng và có một lối kiến trúc độc đáo.

Ngày xưa, ngôi miếu được xây dựng đơn giản bằng lá tre, cả miếu và tượng nằm hướng về phía Tây Bắc nhìn ra con đường và cánh đồng làng, còn phần lưng thì sát bên vách núi Sam.

Năm 1870, dưới sự bào mòn của thời gian, ngôi miếu xuống cấp trầm trọng và nó được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước bởi sự góp công, góp sức của cả dân làng.

Từ năm 1972 đến năm 1976, miếu Bà được 2 KTS tên Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tôn tạo và chỉnh sửa lại được dáng vẻ như ngày nay.

Toàn thể ngôi miếu có kiến trúc dạng chữ “quốc” trong tiếng Hán Việt, là một hình khối tháp có dáng của 1 bông hoa sen đang căng mình xòe cánh nở rộ.

Bên trên là mái tam cấp có ba tầng lầu được lợp bằng ngói đại ống màu xanh ngọc bích đẹp mắt, góc mái thì vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.

Bên trong lại được trang trí mang đậm nét nghệ thuật và hơi hướng chùa miếu của Ấn Độ. Các cánh cửa được chạm trổ, điêu khắc đầy tỉ mỉ và tinh xảo.

Ấn tượng đặc biệt là nơi đây có nhiều liễn đối và hoành phi dát son thếp vàng rực rỡ.

Vào đến trong, đập vào mắt là hình ảnh Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở giữa chính điện, xcó bàn thờ Hội đồng được đặt ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền được đặt ở hai bên.

Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ.

Năm 2009, tượng Bà được ghi vào sách Kỷ lục An Giang – BỨC TƯỢNG LÀM TỪ ĐÁ SA THẠCH CÓ TUỔI ĐỜI LÂU NHẤT VIỆT NAM. Ngày nay, miếu Bà Châu Đốc An Giang là điểm nhấn của du lịch tâm linh của cả miền.

Tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Bức tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6 và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ còn sót lại của nền văn hóa Óc Eo xưa.

Đến miếu Bà Chúa Xứ để làm gì?

Vào mùa lễ hội, miếu Bà Chúa Xứ đón một lượng người đến hành lễ và tham gia các lễ hội độc đáo như:

Lễ tắm tượng Bà

Lễ dâng hương cầu phúc lành

Tham gia các trò chơi dân gian như hát bôi, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ,…

Mỗi dịp Tết đến xuân về, ngôi Miếu Bà Chúa Xứ lại thu hút dân chúng và khách thập phương đến để thắp hương, cầu nguyện về một năm mới ấm no, hạnh phúc và bình an.

Những người làm ăn thương nhân thì cầu làm ăn phát tài, người làm nông thì cầu mưa thuận gió hoa, mùa màng tươi tốt.

Nên đến miếu Bà Chúa Xứ vào dịp nào?

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà chúa xứ luôn nô nức dòng người đến thăm vì có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam trong 3 ngày từ 24/4 đến 27/4.

Bạn nên lựa chọn thời gian hợp lý để đến Châu Đốc – An Giang nói chung và Miếu Bà chúa nói riêng để tránh tình trạng đông đúc, chen lấn, xô đẩy, tắc đường và móc túi.

Bạn nên đến đây vào khoảng đầu tuần và giữa tuần, lúc này lượng người sẽ thưa thớt hơn, giá cả đi lại cũng “mềm” hơn là dịp cuối tuần.

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông Di Tích Lịch Sử Cách Mạng Cấp Quốc Gia Tỉnh Sóc Trăng

Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông hay còn được gọi là Miếu Bà Mỹ Đông, toạ lạc tại ấp Mỹ Đông 1, xã Mỹ Qưới, huyện Ngã Năm, là một trong tám di tích cấp quốc gia của tỉnh, cách thành Phố Sóc Trăng 60 km về hướng Đông – Bắc, cách thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị khoảng 20km.

Cổng chính vào Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông

     Ngôi miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là nơi lưu dấu sự ra đời Chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên tỉnh Sóc Trăng – Chi bộ Mỹ Quới vào tháng 6/1930. Nơi đây được chọn làm điểm để chi bộ sinh hoạt, do có địa thế cách trở, đảm bảo được bí mật. Từ ngày thành lập chi bộ, đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Chi bộ Đảng của Mỹ Qưới luôn đi đầu trong phong trào cách mạng.

     Khi đất nước hòa bình, bà con ở đây đã cùng nhau dựng lại ngôi miếu bằng tre gỗ và lợp lá để thờ cúng. Sau đó, tỉnh được Trung ương đầu tư kinh phí khôi phục lại ngôi miếu và xây thêm một số hạng mục khác. Hiện nay, nhà trưng bày hiện vật, cổng chính, hàng rào đã xây dựng hoàn thiện, đưa vào phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người dân, cũng như tìm về với lịch sử của tỉnh Sóc Trăng của du khách gần xa. Cách ngôi miếu khoảng 200m về hướng Bắc là khu mộ của đồng chí Trần Văn Bảy-người đảng viên kiên cường, cũng là người lãnh đạo của Chi bộ Mỹ Quới (di hài được cải táng từ Côn Đảo về năm 1998) và song thân của Ông.

Khuôn viên Miếu Bà Chúa Xứ

     Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông mang ý nghĩa lịch sử cách mạng vô cùng to lớn. Những Đảng viên của chi bộ hoạt động nơi đây đã góp phần đưa ánh sáng cách mạng và đường lối chính sách của Đảng đến với mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Lãnh đạo tỉnh thường xuyên chọn nơi đây làm địa điểm tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng hàng năm, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng và động viên giáo dục tinh thần cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Lễ vía Bà được tổ chức long trọng hằng năm vào ngày 16/2âl, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách các nơi về tham dự. Năm 2003, Bộ Văn hoá Thông tin, nay là Bộ VHTTDL ban hành Quyết định 62 công nhận Miếu Bà Chúa Xứ Mỹ Đông là di tích lịch sử cấp quốc gia ./.                                                     

KP

Cập nhật thông tin chi tiết về Di Tích Cấp Quốc Gia Miếu Bà Chúa Xứ Góp Phần Phát Triển Loại Hình Du Lịch Tâm Linh Tại Thành Phố Châu Đốc (An Giang) trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!