Bạn đang xem bài viết Đi Đền Cô Chín Cầu Gì? Những Lưu Ý Đặc Biệt Khi Dâng Lễ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cô Chín là một trong Tứ Phủ thánh cô linh thiêng bậc nhất trong các vị thần linh. Cô ban lộc chữa bệnh, cúng lễ. Hay ai đang chịu căn Cô Chín thì phải sắm lễ, dâng hương cô tại đền thờ của cô ở Thanh Hóa.
Cô Chín hay còn gọi là Cô Chín Sòng Sơn là vị thánh cô hàng thứ chín trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, sau và trước Cô Mười Đồng Mỏ.
Cũng có một truyền thuyết khác kể về Cô Chín rằng Cô là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Cô giáng trần, trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi, từng theo hầu mẫu Sòng. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi. Vì tức giận nên cô đã về tâu với Thiên Đình để trừng trị những kẻ bất kính rồi thu hồn phách cho dở điên dở dại. Với phép thần thông quảng đại cùng biệt tài xem bói nghìn quẻ ấy mà trong những năm giặc nước ngoài xâm lăng, cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc nhờ đó mà trăm trận trăm thắng.
Cô Chín linh thiêng luôn giúp đời, cứu chữa bệnh cho người nên được người dân ở khắp nơi tôn thờ. Theo đó, tại mỗi nơi thờ phụng cô, người ta lại kính nể gọi cô bằng cái tên khác nhau. Những tên gọi như Cô Chín Suối Rồng tại Hải Phòng, Cô Chín Thượng Thiên tại Bắc Giang đều là cách gọi khác của Cô Chín Sòng và những nơi này đều sử dụng hình thức thờ vọng cô tại đền, phủ mỗi địa phương, cầu cô ban phước lành, bình an tới cho muôn dân.
Một người có căn là người có duyên cơ sâu dày với nhà thánh. Những người mang căn vị thánh nào thường mang dáng dấp vị thánh đó. Và một số người khi biết mình mang căn nhà ngài thì sẽ phải trình đồng mở phủ. Nếu không nhà ngài sẽ quở phạt cho. Bởi mở phủ là nghĩa vụ của họ. Đã là tôi con nhà thánh thì phải có nghĩa vụ phụng sự nhà thánh cả đời. Một năm bắc ghế hầu hai lần, tuần tiết tiệc lễ gì cũng phải lễ cha, lễ mẹ.
Riêng đối với người mang căn Cô Chín, thường những người này sẽ có khả năng cúng lễ hoặc có thể là xem bói, chữa bệnh. Tuy nhiên, khi giáng hầu, Cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bệnh.
Những người mang căn Cô Chín ngoài có những khả năng này còn mang dáng dấp, tính cách của cô như ngoại hình xinh đẹp, tính cách thông minh, sắc sảo, nhanh nhẹn, cốt cách thanh cao; đặc biệt thích những màu nổi bật như màu hồng, màu đỏ, màu cam và vô cùng thích hoa, bất kể hoa gì cũng thích. Bên cạnh đó, người mang “tính Cô Chín” rất ghê gớm, nghiêm khắc nhưng cũng rất giàu lòng thương người và luôn giúp đỡ mọi người.
Sự tích này là một câu chuyện được truyền miệng từ người dân trong vùng với nhau. Người ta kể rằng năm hạn hán ấy, nước sinh hoạt trở nên khan hiếm, người dân trong vùng đã phải đi tìm nguồn nước đào giếng. Họ đã tìm đến đền suối Sòng khoan giếng. Kiên trì đào liên tục tới 8 miệng giếng nhưng vẫn không thấy giọt nước nào. Tuy nhiên, khi đặt mũi khoan tới miệng giếng thứ chín được 8 – 9m thì bất ngờ xuất hiện mạch nước lớn đùn lên ào ào. Nhờ đó mà cả làng có nước ngọt sinh hoạt.
Từ sự tích này mà cái tên đền Chín Giếng và Cô Chín Giếng ra đời như một sự ghi nhắc về sự linh thiêng ngàn thượng của Cô Chín Sòng Sơn
Cô Chín có nhiều quyền phép, ban phước lành cho nhân dân nên không chỉ những người lập đàn mở phủ mới cúng lễ cô mà hàng năm, hàng ngàn con dân đến đền Cô Chín Giếng dâng hương cầu cô ban tài lộc, may mắn, bình an cho gia khuyến.
Muốn cô ban tài phát lộc thì trước tiên con hương phải dâng lễ trình cô, cô mới chứng cho. Lễ dâng thánh cô cầu tài lộc đầu năm rất khác với lễ trình đồng mở phủ. Nếu bạn muốn dâng lễ lớn cho một mục đích nào đó nên tham khảo ý kiến các thầy đồng. Trong khuôn khổ bài viết này, Oản Cô Tâm sẽ chỉ đưa ra thông tin tham khảo giúp bạn sắm lễ mặn dâng cô ngày đầu năm hay mùa lễ hội cầu tài lộc, may mắn.
Thông thường, khi đến lễ đền Cô Chín Giếng, người ta thường sắm một mâm lễ đầy đủ gồm một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương, cánh sớ.
Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.
Quanh oản lễ Cô Chín phải là oản có màu hồng. Bởi khi về ngự đồng, Cô Chín thường mặc áo hồng cánh sen múa quạt, múa cờ vô cùng xinh đẹp. Do đó, khi dâng lễ vật oản thì nên dâng oản được trang trí tỉ mỉ có đầu tư với nhiều nhành hoa cùng quạt lông công phượng hồng phớt hoặc trang trí mô phỏng hình dáng của cô khi về đồng giống như lễ vật dâng Cô Chín mà Oản Cô Tâm đang làm.
Quý khách tham khảo những mẫu này tại Oản Tứ Phủ dâng lễ thánh thần Tứ Phủ cầu lộc, cầu tài, cầu bình an.
Cô Chín rất hay về ngự đồng. Khi về ngự, cô mặc áo hồng cánh sen cài hoa xinh xắn. Có khi về ngự cô sẽ múa quạt tiến Mẫu, múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa, dệt lụa rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều phải sắm sửa lễ vật gồm nón đỏ hài hoa vòng hồng để dâng cô, cô chứng cho.
Cô Chín là vị tiên cô linh thiêng có nhiều quyền phép. Cô có lòng thương người bao la, luôn giúp đỡ dân lành, người có tâm. Đến đền Cô Chín Giếng cúng lễ, bạn có thể cầu bình an, cầu cho gia đình khỏe mạnh, mọi việc tốt lành, xuôi chèo mát mái. Với lòng thành tâm cầu khấn, cô sẽ chứng giáng và phù hộ cho gia đình bạn.
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế
Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa
Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu
Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương
Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa
Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô
Con xin cung thỉnh Cô Chín Sòng Sơn, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.
Tín chủ con là ………..
Ngụ tại:……………………………
Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.
Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.
Nam mô a di đà phật! (3 lần)
Chú ý, đây là bài khấn nôm cho những con hương đi lễ nhà thánh, nhà ngài còn những thầy đồng chuyên lễ lạy thì sẽ sử dụng bài khấn khác đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều.
Thông thường, người ta thường đi lễ đền Cô Chín Giếng vào dịp đầu năm năm mới để cầu chúc cho gia đình một năm may mắn, tốt lành, bình an. Nếu không đi vào dịp này, bạn cũng có thể đi vào dịp lễ hội 26/2 hoặc 9/9 – ngày tiệc Cô Chín. Tuy nhiên, lưu ý rằng khi đi vào những ngày này, đền có rất đông con hương từ khắp mọi nơi về dâng lễ thánh cô nên bạn cũng nên cân nhắc.
Như đã nói ở trên, Cô Chín Thượng Thiên linh thiêng nên rất nhiều nơi đang thờ phụng cô. Tuy nhiên, tất cả đều là đặt bát hương thờ vọng thánh cô. Thực tế, Cô Chín đang được thờ chính tại đền Cô Chín Giếng, Thanh Hóa. Đền Chín Giếng cách đền Sòng Sơn khoảng 2km, là một trong những đền nổi tiếng linh thiêng bậc nhất xứ Thanh. Đền hiện thuộc phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
Nhiều người nhầm tưởng rằng đền Sòng Sơn, Thanh Hóa là nơi thờ chính của Cô Chín nhưng thực tế đây là nơi thờ chính của Mẫu Cửu, Chầu Cửu. Bởi do danh tiếng của Cô Chín Sòng Sơn quá lớn nên mới xảy ra sự nhầm lẫn này.
Đền Cô Chín Giếng nằm ngay trên đường Trần Hưng Đạo, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa vô cùng dễ tìm. Khoảng cách từ đền đến Hà Nội là khoảng gần 130km mất khoảng ít hơn 3 tiếng đồng hồ di chuyển.
Nếu di chuyển bằng ô tô, bạn có thể đi bằng xe khách hoặc bằng phương tiện cá nhân. Với xe khách, bạn có thể bắt xe ở bến xe Giáp Bát. Tại đây có rất nhiều chuyến xe đi thị xã Bỉm Sơn và đi qua cửa đền. Với xe ô tô riêng, bạn di chuyển về đền theo đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, sau đó rẽ vào quốc lộ 1A qua thành phố Tam Điệp là đến thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Quãng đường này có mất phí cầu đường nhưng là quãng đường nhanh nhất và thuận lợi nhất.
Nếu chọn di chuyển bằng quãng đường không mất phí bạn có thể đi theo quãng đường dành cho xe máy. Từ Hà Nội, bạn đi về phía quốc lộ 1A, qua Hà Nam – Ninh Bình đến Tam Điệp là sẽ đến đền tại Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
Văn Cô Chín được sử dụng trong lời hát văn Cô Chín. Hiện nay có 4 bản văn. Cụ thể:
Nguyên xưa giá ngự đền Sòng
Quyền cai cửu tỉnh hầu trong bơ tòa
Cây sung cô lấy làm nhà
Cây doi làm cửa trông ra ngoài đền
Thanh Hoa cảnh lạ vô biên
Đời vua Minh Mệnh lập đền thờ ngay
Mẫu thời ngự chín tầng mây
Cô nay mắc võng ngự rầy cây sung
Âm dưong có mạch giao thông
Chín mươi chín giếng công đồng chảy ra
Đền thờ đừong cái vô qua
Lối vào Thanh Hóa lối ra Ninh Bình
Đồi ngang sơn thủy hữu tình
Đôi bên Long hổ đua tranh chầu vào
Vốn xưa cô ngự Thiên Tào
Bởi sa chén ngọc cung cao đế đình
Cho nên cô mới giáng sinh
Tuổi vừa tám chín gia hình còn thơ
Trần gian uốn lữoi đong đưa
Ai mà không biết tình cô khó chiều
Có khi cô ngự cây kiêu
Ai đi đến đấy ra điều đơn sai
Cô về tâu mẫu thiên đài
Thu giam hồn phách bỏ ngoài giang tân
Làm cho mê mẩn tâm thần
Làm cho chuyển động tấm thân mơ màng
Biết ra phải đến kêu van
Cô tha thời được bình an lại lành
Tiên cô có phép tàng hình
Sai năm quan tướng lôi đình ở trong
Phép cô lục trí thần thông
Cô ảnh đầu đồng xem bói được minh
Ai mà lễ bái tâm thành
Việc gì cô cũng chứng minh phán truyền
Dù ai tiến cúng về đền
Mùi hương thấu đến tự nhiên cô về
Hương xông thơm ngát bốn bề
Ngự đồng truyền phán việc gì chẳng sai
Ai mà xem bói cầu tài
Cùng trong gia sự chẳng sai chút nào
Âm dương phần mộ thấp cao
Cô nay soi xét việc nào chẳng sai
Phép cô linh ứng đại tài
Tam tòa lục bộ khâm sai động đình
Dù ai đổi số nhân sinh
Tuy rằng chữ thập cải hình chữ thiên
Phúc cho vô lượng vô biên
Sai năm quan tướng về miền cây thông
Có khi cô hiện thung dung
Dạo chơi khắp hết đàng trong đàng ngoài
Khi cô ngự cảnh bồng lai
Giả người thục nữ trêu người tình nhân
Cát đằng duyên hợp tấn tần
Dong chơi khắp hết hải thần ngao du
Khi về cực lạc tây cù
Phủ Nghĩa cho đến Đông phù giáp ba
Phủ Giầy chốn ấy bao xa
Lên tâu xuống rộng vào ra vẹn mười
Có khi biến hiện ra người
Thảnh thơi cô lại ngự đồi cây thông
Đàng ngoài cho chí đàng trong
Ai mà biết đến cô Sòng độ cho
Làm tôi đệ tử thánh cô
Dâng văn sự tích thỉnh cô giúp đền.
Gió thu thoảng ngát hương lan
Trăng soi chín giếng nước vàng long lanh
Thanh hoa sơn thuỷ hữu tình
Có cô Chín Giếng anh linh khác thường
Xinh thời hầu cận Mẫu Vương
Dọn hàng quán mát âm dương núi Sòng
Cầm đàn luyện khúc năm cung
Gọi hồn non nước dục lòng thế nhân
Cung thương gió Sở mây Tần
Hồ cầm vọng nguyệt hoa xuân mỉm cươi
Sự lòng cố quốc đầy vơi
Sông thu nước chảy thuyền xuôi ngược dòng
Xế chiều sương tản tuyết đông
Cóng hồ tạm biệt tạ lòng quân vương
Líu lo chim én gọi đàn
Ử ơ tiếng vượn gọi con canh trường
Sáng trời gà gáy tan sương
Còn vang khúc nhạc canh trường đầy vơi
Tuy rằng theo Mẫu về trời
Anh linh xuất hiện núi đồi Thanh Hoa
Cây sung cô lấy làm nhà
Cây lan cổ thụ lắm hoa nhiều cành
Đền cô sơn thuỷ hữu tình
Đôi bên long hổ đua tranh chầu vào
Minh đường tụ thuỷ hợp giao
Cây si cô mắc võng đào hoạ ca
Tháng hai nô nức gần xa
Rước vào Ba Dội rước ra đền Sòng
Âm dương đôi mạch giao thông
Chín mươi chín giếng công đồng chảy ra
Giữa đường chính sứ người qua
Trăng thanh gió mát hiện ra bán hàng
Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An
Kẻ vô cầu tự rưóc chân nhang về thờ
Lòng người như nuớc mùa thu
Thấm nhuần cây cỏ bốn mùa tốt xanh
Tay tiên tỉa lá vin cành
Hoa tươi quả chín để dành đời sau
Chân cô lả bước tới đâu
Mở đường nhân nghĩa bắc cầu vinh hoa
Nón buồm vai quẩy lẵng hoa
Khi vào xứ Huế khi ra Bắc thành
Bóng hồng đủng đỉnh non xanh
Trăng in đáy nước long lanh suối vàng
Gót tiên dong duổi dặm ngàn
Hoa phô sắc tím lục lam da trời
Lòng trần đục lắm ai ơi
Vô duyên hồ dễ mấy người gặp tiên
Vì dân đã nặng lời nguyền
Bể sầu chưa cạn cõi tiên chưa về
Cô vân ảm đạm chiều hè
Muôn dân thành thị thôn quê ơn người
Anh hùng nữ kiệt ai ơi
Linh uy quét sạch bầu trời sáng trong
Hồng dương rực rỡ tây đông
Trăng sao vằng vặc bể trong muôn đời
Thắp hương khấn nguyện Phật Trời
Nôm ra kính chúc mấy lời văn ca
Cô về trắc giáng điện toà
Đem nước chín giếng ban ra mọi người
Lòng trần đã rửa sạch rồi
Tu nhân tích đức muôn đời hiển vinh.
Chim kêu vượn hót trên ngàn
Dưới khe cá bạc cá vàng chầu lên
Tam thai ngũ nhạc án tiền
Trăng thanh gió mát quần tiên hội đồng.
Khi vui ngự chiếc xe rồng
Lúc buồn gảy khúc đàn thông,tỳ bà
Ngự đồng yến vũ, oanh ca
Khoan thai cô lại về tòa sơn trang.
Rong chơi mười tám cửa ngàn
Tam thập lục động sơn trang phép mầu
Trở về Quán Cháo, Đền Dâu
Danh lam cổ tích một bầu cảnh tiên.
Cửu Tỉnh, Mẫu đã ban truyền
Quyền cô chấp chính khắp miền trần gian.
Dầu ai hữu sự kêu van
Cô thương những kẻ trần phàm u mê.
Những khi khuya sớm đi về
Thập phương tiến bái cô xóa đi lỗi lầm.
Ai mà ngạo ngược cường hung
Coi thường cô Chín đền Sòng không thiêng.
Hành cho điên đảo, đảo điên
Trăm muôn thứ bệnh liên miên tháng ngày.
Giận ai cô đã ra tay
Làm cho đau ốm hẹn ngày mạng vong
Làm cho bệnh ốp vào trong
Cơm ăn chẳng đựoc khiến lòng đầy vơi
Khi lạnh lúc toát mồ hôi
Đập đầu lạy đất bái trời mà kêu
Tìm cô cầu đảo bái kiều
Cô về phán bảo những điều nhỏ to
Cô thương chỉ bảo dặn dò
Nước tiên chín giếng cô cho lại lành.
Tiếng đồn cô Chín anh linh
Trong Nam, ngoài Bắc phụng tình làm tôi
Tiên dù lánh hạc về trời
Hồn thiêng vẫn ở lòng ngừoi thế gian.
Bóng gương nga soi miền Nam Việt
Gặp bạn hiền ai biết rằng ai
Có tiên than nữ đan đài
Quản cai chín giếng nơi ngoài Sòng Sơn
So bề tài sắc ai hơn
Hoa ghen mặt ngọc liễu hờn mày châu
Cung tiên giá ngự long lâu
Sửa sang xiêm áo về chầu Mẫu Vương
Cảnh tiên thú vị lạ nhường
Cô đà dạo khắp bốn phương xa gần
Phép cô giá vũ đằng vân
Cứu người ngoài Bắc hiển thần cõi nam
Dấu thiêng cô để trong am
Cây si đánh dấu ngàn năm thành chồi
Nền son liệt truyện hẳn hoi
Ngũ hành bát quái luân hồi Đồ Thư
Phép cô biến hiện thần cơ
Nhờ ơn Quốc Mẫu đã dư thế thần
Tiên cô cứu trợ người trần
Ai hay nhủ bảo, biết thân giữu gìn
Vâng lời Mẫu nhủ cô lên
Nhờ tay tạo hóa được lên Châu Trần
Muôn nhờ gặp chốn thanh tân
Nhường xa bạn học nhường gần bạn tiên
Ba trăng đã ước mười nguyền
Miếu thờ cô lập thạch bàn cây si
Sòng Sơn rừng suối đi về
Một mầu hương lửa bốn mùa gió trăng
Thanh tân lịch sự nào bằng
Lấy cây làm tán lấy trăng làm đèn
Thiếu cổ thụ cam toàn
Một màu hương khói bốn bên suối rừng đàn thông
Phách trúc vang lừng
Chim dâng quả cúng vượn dâng hoa hầu
Tiếng đồn khắp hết đâu đâu
Kẻ xin phép lạ người cầu bùa thiêng
Nén hương bát nước khấn nguyền
Lễ kêu cô chín trình lên bơ tòa
Tàn nhang nước thải ban ra
Uống vào bệnh đỡ ngay đà bình yên
Xin cô chắc giáng điện tiền
Cây si giếng nước là nền dấu xưa
Đồng cô hương khói phụng thờ
Mấy người đã dễ được nhờ lộc vinh
Trần gian lễ bạc tâm thành
Cô lên thượng tấu thiên đình thánh cung
Tai trừ lộc hưởng thiên chung
Bát thiên thụ hưởng thiên xuân thọ trường.
Quạt tầu ba sáu nan xương
Cô cầm tới quạt cô thương thanh đồng
Quạt xanh quạt trắng quạt hồng
Quạt trắng dưới thoải quạt hồng trên thiên
Đôi tay múa lượn cánh tiên
Lầu lầu thu nguyệt thượng thiên trên trời
Cánh tiên bay bổng tuyệt vời
Nhác trông tựa thể giáng người tiên nga
Quạt cho gió lộng sơn hà
Quạt cho nam nữ trẻ già vui tươi
Quạt cho chim hót hoa cười
Quạt cho mát rượi lòng người thế gian
Quạt cho sóng lặng bể an
Trăng sao sáng tỏ xua tan mây mờ
Trần gian căn số phải thờ
Chưa ra hầu hạ còn cơ còn đầy
Tưởng rằng thẹn gió e mây
Ai ngờ phút nhớ phút khuây chẳng ngờ
Khi vui múa quạt múa cờ
Múa quạt tiến mẫu múa cờ tiến vua.
Đền thờ khung cửi bằng vàng
Thoi ngà nạm ngọc thừa nhàn thêu hoa
Về đồng xe chỉ luồn sa
Chỉ thêu ánh tuyết kim sa ánh vàng
Mũi kim (thêu) đưa xuống nhẹ nhàng
Đưa lên khéo léo đảm đang thay là
Cô thêu thỏ lặn ác tà
Thêu non thêu nước thêu hoa thêu người
Tiều phu kiếm củi trên đồi
Sóng cồn mặt nước cá bơi giữa dòng
Cô thêu mấy áng mây hồng
Thêu nàng chức nữ ngự cung Quảng Hàn
Tay tiên dệt lụa thêu loan
Cát hồng tiên nữ tòa vàng vua cha.
Viếng Đền Cô Chín Thanh Hóa, Sắm Lễ Cô Chín Cần Những Gì?
Đền Cô Chín Giếng là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất xứ Thanh.
đền Cô Chín Thanh Hóa
Ngôi đền đã được nhà nước xếp hạng di sản lịch sử cấp quốc gia. Đến đền Cô Chín Thanh Hóa tham quan và đi lễ đền Cô, ngoài việc dâng hương tại cung thờ Cô Chín bạn còn được tham quan dòng suối trong mát (tương truyền là chín miệng giếng thiêng).
Trăng soi chín giếng long lanh
Có tiên Cô Chín nức danh đền Sòng
……
Ngày ngày cung kính đèn hương
Nhất tâm cung phụng nương nhờ bóng Cô
Có rất nhiều bài thơ viết về đền Cô Chín, ngôi đền dường như đã đi sâu vào trong tiềm thức tâm linh của mỗi người dân tỉnh Thanh Hóa và từ mọi miền đất nước. Người dân ở đây truyền nhau về 9 miệng giếng thiêng là nơi cô Chín cai ngự, xung quanh 9 miệng giếng thiêng là những câu chuyện huyền bí, kỳ lạ đến khó tin.
Nằm ở Bắc Trung Bộ, tỉnh Thanh Hóa là một trong những tỉnh lớn nhất với diện tích 11.106 km2 và dân số hơn 3,4 triệu người làm việc và sinh sống tại 27 huyện, thị trấn và thành phố. Thanh Hóa có chung biên giới dài hơn 190 km với Lào ở phía tây, chạy qua vùng núi. Ninh Bình , Hòa Bình và Sơn La là những nước láng giềng phía bắc với 175 km đường biên giới trên bộ.
Thanh Hóa có một vị trí địa lý với hệ thống sông gồ ghề, những ngọn núi tráng lệ và biển cả hùng vĩ. Tỉnh này là nơi cư trú của 7 dân tộc gồm Kinh, Mường, Thái, Đạo, Mông, Thổ và Kho Mu, có lối sống, văn hóa, trang phục khác nhau tạo nên một bức tranh đa sắc về bản sắc của Thanh Hóa.
Thanh Hóa cũng là quê hương của những người rất tài năng, những người đã đóng góp đáng kể vào những trang anh hùng vinh quang trong lịch sử nước ta. Không chỉ được gọi là “vùng đất linh thiêng với những con người phi thường”, Thanh Hóa còn là một địa điểm du lịch nổi bật và là mảnh đất sở hữu một ngôi đền cô Chín nổi tiếng linh thiêng bậc nhất dải đất miền Trung.
Nếu bạn muốn du lịch đến những vùng đất mới thì Thanh Hóa cũng là một tỉnh Bắc Trung Bộ bạn nên ghé đến.
Đền Cô Chín: đây là điểm đến linh thiêng thu hút hàng ngàn du khách tham quan và dâng lễ để cầu may cho gia đình và người thân dịp đầu năm hoặc dịp lễ. Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, P. Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hoá
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: nằm ở huyện Quan Hòa, vẻ đẹp trù phú của cảnh quan thiên nhiên, rừng sinh thái với hệ động vật và thực vật phong phú là điểm đến du lịch sinh thái lý tưởng
Bãi biển Sầm Sơn: Sầm Sơn là điểm du lịch quen thuộc cho cả du khách trong và ngoài nước. Sầm Sơn là niềm tự hào của tỉnh Thanh Hóa trên bờ biển dài của một bãi cát phẳng và thoai thoải, nước trong lành, không khí mát mẻ, khiến nơi đây trở thành điểm đến không thể bỏ qua
Vườn quốc gia Bến En: Có diện tích 14.735 ha, công viên bao gồm núi, đồi, suối, sông và môi trường sống của các loại động thực vật khác nhau. Cách thú vị để khám phá công viên là ngồi thuyền máy hoặc chèo thuyền kayak.
Thành nhà Hồ: thành cổ nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2011, thành là đại diện xuất sắc của hoàng thành Đông Nam Á với kiến trúc độc đáo giúp nó giữ được hình dạng và cấu trúc khỏi tác động của thời gian và thời tiết.
Cố đô Lam Kinh: cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía tây, Khung cảnh xung quanh thành cổ khá yên bình với cây xanh dồi dào và không khí trong lành. Ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh quan đẹp, bạn còn có cơ hội tham gia trò chơi dân gian truyền thống vui nhộn, hấp dẫn.
Đền chín giếng hay còn gọi là đền cô Chín nổi tiếng linh thiêng nhất nhì xứ Thanh thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tên của ngôi đền bắt nguồn từ chín miệng giếng thiêng quanh năm đủ nước không bao giờ cạn dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền sòng và đền chín giếng.
Đền Cô Chín Sòng Sơn là nơi thờ chính của Cô Chín Sòng Sơn và Mẫu Cửu, Chầu Cửu. Ngôi đền vang danh tiếng tăm của Cô Chín Sòng Sơn được khắp nơi gần xa mọi người biết đến và chính vì tên gọi của ngôi đền nên nhiều người nghĩ rằng đây là nơi thờ cúng riêng của Cô Chín nào đó.
Ngày nay, trong cung cấm là nơi thờ Mẫu Cửu có phối thờ thêm Tam Tòa Thánh Mẫu. Còn Chầu Cửu có một cung riêng ở bên tay trái của cung Cô Chín. Vì vậy, đền nơi đây sau khi lễ Cô Chín, chúng ta nên lễ Chầu Cửu và Mẫu Cửu.
Truyền thuyết kể lại rằng Cô Chín Sòng Sơn là một tiên nữ ngự trị trên Thiên Đình, một lần tiên cô vô tình làm rơi vỡ một chén ngọc nên đã bị Ngọc Hoàng giáng xuống trần gian để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh. Khi được giáng trần Cô bôn ba khắp bốn phương, sau về đất Thanh Hóa cảm thấy cảnh lạ vô biên, nên cô cảm thấy hài lòng hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si mắc võng.
Từ đó người dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ. Vì lẽ đó, người đời sau này hay dâng lễ Cô Chín Sòng Sơn võng đào để cầu may.
Có đến 2 đền Cô Chín Sòng Sơn ở Sòng Sơn chăng?
Nằm phía trước đền Cô Chín ở Thanh Hóa, bên dòng suối có một Đền Cô Chín Sòng Sơn nữa. Đây là ngôi đền nhỏ của một thanh đồng tự xây dựng vào cỡ năm 1993. Ngôi đền này thuộc phần quản lý tư nhân của những người lập gian bán hàng trước cổng đền Cô Chín. Vì thế nó không được công nhận là di tích lịch sử và không thuộc sự quản lý của nhà nước.
Sự thật là có đến hai đền Cô Chín ở Thanh Hóa, do đó khi đến Thanh Hóa bạn chớ nên lầm tưởng đó là ngôi đền cổ của Cô Chín Sòng Sơn. Ngôi đền cổ ngày xưa chính là ngôi đền được xây trên sườn đồi.
Đền Cô Chín Sòng Sơn nằm ngay đường Trần Hưng Đạo, tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 150km tương đương 3 tiếng đồng hồ chạy xe. Nếu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa thì đền Mẫu Sòng Sơn nằm ở bên phải đường, còn đền Cô Chín Sòng Sơn nằm bên trái. Hai đền chỉ cách nhau khoảng 1km.
Tuyến đường nhanh nhất mà bạn có thể đi đến ngôi đền là tuyến đường cao tốc 01 Hà Nội – Ninh Bình. Trước khi đi bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng đoạn đường nhưng cũng đừng quá lo lắng vì đoạn đường này không ngoằn ngoèo và rất dễ đi.
Nên đến đền Cô Chín vào thời gian nào trong năm?
Hàng năm có rất nhiều khách du lịch khắp 4 phương đến tham quan và dâng lễ tại đền Cô Chín. Có hai khoảng thời gian mà bạn nên đến đền Cô Chín là:
Ngày 26/2 âm lịch: lễ hội truyền thống đông đảo người ghé đến để xem lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền Cô Chín rồi lên đèo Ba Dội.
Ngày 9/9 âm lịch: là chính hội của đền Cô chín nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới người dân cả nước đã nô nức trẩy hội về đền cô để cầu xin mọi điều may mắn.
Đến tham quan và đi lễ Đền Cô ngoài việc dâng hương tại cung thờ Cô Chín, người dân cả nước đển cầu xin cầu cho cuộc sống bình an, Sức Khoẻ, Tài Lộc, Làm Ăn Kinh Doanh may mắn.
Vào ngày 26/2 âm lịch có lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín rồi lên đèo Ba Dội. Ngày 9/9 âm lịch là chính hội của đền Cô Chín nhưng ngay từ những ngày đầu xuân người dân cả nước đã nô nức đi Đền Cô Chín Cầu may cho năm mới.
Tùy tâm của mỗi người mà lễ vật sẽ khác nhau, lễ vật có thể là đồ chay, đồ mặn hay trái cây, hàng mã, bạn cũng không nhất thiết phải quá cầu kì, cao sang về lễ vật.
Sắm lễ chay gồm: 1 bó bông, xôi chè, vàng mã (cành vàng, cành bạc),…
Sắm lễ mặn gồm: 1 bó bông, gà luộc hoặc heo quay, vàng mã (giày hoa, quần áo),…
Khi đặt lễ vật, thắp hương Cô Chín bạn nên định sẵn những điều cần cầu may với tâm tịnh, thành kính thì những điều mà bạn cầu mong sẽ mỉm cười với bạn. Ngoài ra, theo truyền thuyến kể lại rằng khi bạn dâng lễ đền Cô Chín Thanh Hóa bạn chỉ nên chọn loại trái cây từng quả như bưởi, táo, lê,… Không nên chọn loại trái cây có chùm như nho, nhãn, vải,…
– Đền thờ Cô Chín Thượng (ở gần Đền chúa Nguyệt Hồ) – Huyện Yên Thế – Bắc Giang Đây là đền thờ Cô Chín Thượng Thiên được đặt trên đỉnh một ngọn đồi cao, đường lên là đường nhựa nên xe ô tô có thể chạy thẳng lên sân đền. Đền Cô Chín Thượng là một ngôi đền đẹp và linh thiêng chỉ cách đền Chúa Nguyệt Hồ chỉ khoảng 4km.
– Đền thờ Cô Chín Suối Rồng – Đồ Sơn – Hải Phòng Vì đền Cô Chín nằm cạnh Suối Rồng nên nơi đây còn gọi Đền Cô là Đền Cô Chín Suối Rồng, đôi khi gọi đền cô là Đền Cô Chín Suối hay Đền Cô Chín Rồng.
– Đền Cô Chín Tây Thiên Đây là ngôi đền mới xây gần đây nằm ở Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên. Đền Cô Chín Tây Thiên là một ngôi đền có kiến trúc đẹp.
– Đền Cô Chín Đồng Mỏ Đền Cô Chín Đồng Mỏ hay còn gọi là đền Cô Chín Mỏ Ba hay đền Cô Chín Lạng Sơn. Đây là một ngôi đền nằm trên lưng chừng một ngọn núi. Để đến được đền Cô thì có hai cách: Đi dưới chân núi từ thị trấn Đồng Mỏ lên hoặc đi xuống từ Đền Chầu Mười Đồng Mỏ. Nói chung cả hai con đường lên đều phải đi bộ leo dốc với dốc cao. Đến được đền Cô thì thực sự phải là người có tâm với cô.
– Đền Thờ Cô Chín Ở Hà Nội
Đền Sòng Sơn Vọng Từ hay còn gọi là Đền Cô Chín ở Hà Nội nằm trong khu vực dày đặc các di tích văn hoá lịch sử của kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay, toạ lạc ở số 35 phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội được coi là nơi thờ vọng của Cô Chín Sòng Sơn vì Đền thờ chính tọa lạc ở Sòng Sơn (Thanh Hóa), cho nên ngôi đền ở Hà Nội có tên chữ là “Sòng Sơn vọng từ”.
Ngôi đền không rõ được xây chính xác khi nào nhưng muộn nhất cũng phải vào thế kỷ XIX. Vị trí đền ở trên một khoảnh đất thuộc khu vực sát phía tây-nam thành Hà Nội, ngay gần Kỳ Đài (Cột Cờ). Hiện nay cổng đền mở ra phố Tôn Đức Thắng, cách Văn Miếu Quốc Tử Giám và Bích Câu Đạo quán chỉ hơn trăm bước. Ngày 05-02-1994 Bộ Văn hóa và Thông tin đã xếp hạng đền này là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Văn Khấn Cô Chín Đền Sòng Sơn Thanh Hoá Khi Đi Cầu Tài Lộc Đầu Năm
Bài văn khấn cô Chín đền Sòng Sơn Thanh Hoá chuẩn xác nhất. Chia sẻ bài văn khấn tại đền Cô Chính cầu bình an, tài lộc.
Văn khấn cô Chín đền Sòng Sơn Thanh HóaKhi đến đền cô Chín Sòng Sơn Thanh Hoá cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật cùng bài văn khấn cô chín đền Sòng. Dưới đây xin chia sẻ cách sắm lễ cầu bình an và bài văn khấn cô chín đền sòng chuẩn xác nhất.
Cách sắm lễ cúng cô Chín đền Sòng SơnKhi đến đền Cô Chín khấn cầu bình an, tài lộc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ: vàng mã, cây tiền, cành vàng, cành bạc, thẻ hương, bông hoa. Mâm lễ có thể chuẩn bị tuỳ tâm lễ chay hoặc lễ mặn.
Bài văn khấn cô chín đền sòng sơn thanh hóaKhi đến cúng cô Chín đền Sòng các bạn thắp nén hương và thành tâm cầu khấn để xin lộc Cô, cầu khấn cho một năm khoẻ mạnh, làm ăn buôn bán phát tài, phát lộc, cầu con cầu của… Khi đó, bạn đọc bài văn khấn cô Chín đền Sòng dưới đây:
Con Nam Mô A Di Đà Phật
Con Lạy 9 phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật
Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp
Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng
Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai
Con sám hối con lạy Phật thích ca
Con sám hối con lạy Phật bà Quán thế âm bồ tát ma ha tát
Con nam mô a di đà phật
Con sám hối Thiên phủ, nhạc phủ, thoải phủ, địa phủ, Công đồng 4 phủ vạn linh
Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế
Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng
Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu
Con Lạy Tứ vị Chúa tiên tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu. Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu. Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu. Thuỷ Cung Thánh Mẫu.
Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn
Con lạy Đức ông Trần triều hiển thánh hưng đạo đại vương.Đức ông đệ tam Cửa suốt. Nhị vị vương Cô. Cô bé Cửa suốt. Cậu bé Cửa Đông.
Con lạy Tam vị chúa mường
Chúa mường đệ nhất tây thiên
Chúa mường đệ nhị Nghuyệt Hồ
Chúa mường đệ tam Lâm Thao
Chúa Năm Phương bản cảnh
Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn
Quan lớn đệ nhất
Quan lớn đệ nhị giám sát
Quan lớn đệ tam Lảnh giang
Quan lớn đệ tứ khâm sai
Quan lớn đệ ngũ tuần tranh
Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà
Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông
Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ
Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ
Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung
Chầu Cửu Đền Sòng, Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng
Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.
Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng
Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ
Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ
Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An
Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô 9 Sòng Sơn
Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải. 12 cửa rừng 12 cửa bể,
Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.
Hôm nay là ngày: ……… tháng ……….năm …………
Tín Chủ ……………..Tuổi ………….
Ngụ Tại ………………………………
Con xin: ………………………………….
Bài Văn Khấn Khi Đi Lễ Cầu Duyên Tại Chùa Hà Và Những Lưu Ý Khi Đi Cầu Duyên
Chuẩn bị đồ lễ cầu duyên tại chùa Hà gồm 3 mâm ( bắt buộc )
Lễ Ban Tam Bảo ( để cầu an ) – gồm hương hoa, nến ( bắt buộc )
Bánh kẹo hoa quả tuỳ tâm, phẩm oản, lưu ý ban Tam Bảo kính Phật không cúng đồ mặn , tiền vàng.
Lễ Ban Đức Chúa Ông ( đề cầu công danh tài lộc ) gồm tiền vàng , rượu thuốc chè , đồ mặn tuỳ ý ( trước cúng sau ăn, muốn ăn gì thì cúng nấy, có thể là xôi, giò, bánh chưng thịt ) ( chai rượu phải mở ra khi dâng mâm lễ ).
Lễ Ban Mẫu (rất quan trọng, đề cầu duyên ) gồm tiền vàng, hoa,trầu cau ( phải có ) bánh kẹo, tiền lẻ ( để sau đó công đức ).
Hướng dẫn đi lễ cầu duyên tại chùa Hà– Đầu tiên bạn cần chọn ngày để đi lễ : nên đi vào ngày đẹp, ngày tốt cho việc cầu cúng. Không nhất thiết phải đi vào ngày mùng 1 hoặc hôm rằm. Nên chọn ngày thường mà đẹp để đi cầu duyên vì đi vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm sẽ rất đông dẫn đến việc chen nhau. Tốt nhất nên đi vào những ngày đẹp, vắng vẻ, thanh tịnh, tha hồ khấn vái xin các Mẫu độ cho.
– Khi vào chùa Hà để cầu duyên bạn nên viết sớ, đi lễ lần đầu thì cần 3 sớ : – Dâng sớ cùng đồ lễ từng ban
Sau khi đã dâng đồ lễ chỉ thắp 5 nén hương ( nên thắp ngoài sân gần chỗ hoá vàng – cạnh hồ nước, đừng mang vào trong thắp kẻo các sãi mắng cho lại hãm cành buổi xin duyên )
Từ hồ nước vào trong có 5 bát hương lớn, đi 1 vòng cắm mỗi bát 1 nén, vái 3 vái, thích khấn j tuỳ bạn ( thường thì mình chưa khấn gì lúc này )
Sau khi đã cắm hương xong, bạn vào khấn đầu tiên từ Ban Đức Chúa Ông qua ( xin công danh tài lộc ), rồi qua Ban Tam Bảo ( xin cầu an ), vái 3 vái bên Ban Đức Thánh Hiền ( hoặc có thể khấn xin khai tâm khai sáng, kết quả học tập tốt nếu bạn đang trong trường ). Rồi vái 3 vái mỗi Đức Hộ Pháp trái phải , vái cả Thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên. Công đức thì tuỳ tâm.
– Xuống nhà Mẫu
Nhà Mẫu ở bên dưới, ban chính giữa nhà
Đầu tiên xuống nhà Mẫu bạn phải quỳ, chắp tay mặt hướng lên, sau đấy khấn theo bài này .
( bài khấn Ban Tam Bảo và Ban Đức Chúa Ông mình không viết, do trọng điểm chính vẫn là cầu duyên )
( bài khấn mình sẽ để bên dưới top sau)
Sau khi xin mẫu xong tiếp tục quỳ, mặt hướng xuống, vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ở ngay dưới Ban Mẫu.
Sau đấy đứng lên vái 3 vái ban thờ Sư Tổ bên phải, rồi vái nốt ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát ở bên trái
Xong lễ nhà Mẫu thì đi lên Đình Bối Hà nhà trên bên tay phải ( nhà đầu tiên đập vào mắt lúc bạn vào Chùa )
Lễ Đức Đô Nguyên Soái ( xin gì tuỳ bạn , không thì 3 vái , xin nhắc lại trọng điểm là xin duyên )
+ Sau đấy bạn đi ra khỏi Chùa vái 3 vái 2 Ngài trông coi cửa Chùa 2 bên ( cái này rất nhiều bạn hay quên )
Và bạn đã hoàn thành khoá lễ cầu duyên của mình không có gì khó khăn cả.
Bài văn khấn khi đi lễ cầu duyên tại chùa HàNam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật! Con kính lạy. Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa. Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh. Đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn. Đức Đệ Tam Mẫu Thoải. Con tên là. …… Sinh ngày. …, Thánh. …., Năm. …. ( âm lịch ) Cứ trú tại. …… Hôm này ngày. …., Tháng. …., Năm. …., ( âm lịch ) . Con đến Thánh Đức Tự ( tên đúng của Chùa Hà ). thành kính lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh. Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt thời gian qua (tạ) Chúng con người trần mắt thịt , nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong Các Mẫu tha thứ bỏ qua đại xá cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt đẹp hơn, nguyện làm việc thiện , tránh làm việc ác. Cầu xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện , cho con gặp được người có tâm có đức , có tài có chí, tâm đầu ý hợp , chung thuỷ bao dung, cho con sớm nên duyên vợ chồng ( nếu xác định yêu để cưới ) hoặc cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia buồn vui trong cuộc sống này. Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện. Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật! Nam mô A di đà Phật! Cẩn cáo ( xong vái 3 vái ).
Đền Cô Chín (Chín Giếng)
Đền Cô Chín là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất xứ Thanh. Đền đã được nhà nước xếp hạng di sản lịch sử cấp quốc gia. Đến tham quan và đi lễ Đền Cô ngoài việc dâng hương tại cung thờ Cô Chín quý khách còn được tham quan dòng suối trong mát( tương truyền là chín miệng giếng thiêng).
Linh thiêng đền Cô ChínĐền Chín Giếng (còn gọi là Đền Cô Chín) là nơi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ – con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đền Chín Giếng cách đền Sòng Sơn 1km về phía Đông, thuộc Trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống Sơn, Thanh Hóa; Nay là phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Được khởi dựng cùng thời với Đền Sòng Sơn (Thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông 1740 -1786). Được tu sửa vào năm 1939. Năm 1993 được Bộ Văn Hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc Gia. Năm 2004 được trùng tu tôn tạo.
Trong trận chiến giữa Tiền Quân Thánh và Chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Công Chúa đang ngự là chín cái giếng thiêng; Chúa Liễu Hạnh được Cửu thiên Huyền Nữ hóa phép che chở; được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu đỡ , nên Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quân Thánh.
Cảm tạ đức từ bi của Phật bà Quan Âm, Chúa Liễu quy y theo Phật, và cảm tình cưu mang của Cửu Thiên Huyền Nữ, chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ. Bởi vậy, hàng năm khi lễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh bao giờ kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước đi từ Đền Sòng sang đến Cô Chín, như muốn nói lên hình ảnh chị đến thăm em – Một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Để ghi nhớ và tri ân đối với Cửu Thiên Huyền Nữ , đã có công cứu hộ Chúa Liễu Hạnh, Nhân dân lập đền thờ ngay bên cạnh chín cái giếng thiêng, Vì vậy ngồi đền đó được dân quen gọi là Đền Chín Giếng, hoặc Đền Cô Chín.
Trước đền là suối Sòng ( Dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và Đền Chín Giếng). Dưới mặt suối thiên nhiên kiến tạo nên cảnh quan kỳ vĩ với 9 miệng giếng sâu quanh năm dâng nguồn nước trong xanh, không bao giờ vơi cạn.
Lễ hội Đền Cô Chín
Đền Cô Chín là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất xứ Thanh. Đền đã được nhà nước xếp hạng di sản lịch sử cấp quốc gia. Đến tham quan và đi lễ Đền Cô ngoài việc dâng hương tại cung thờ Cô Chín quý khách còn được tham quan dòng suối trong mát( tương truyền là chín miệng giếng thiêng).
Hàng năm có rất nhiều du khách khắp 4 phương đến tham quan và dâng lễ tại đền Cô Chín. Vào ngày 26/2 âm lịch thường có lễ hội truyền thống( lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín rồi lên đèo Ba Dội). Ngày 9/9 âm lịch là chính hội của đền Cô chín nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới người dân cả nước đã nô nức chảy hội về đền cô để cầu xin Sức Khoẻ – Bình An – Tài Lộc – Làm Ăn Kinh Doanh.
Chuẩn bị lễ vật Đền Cô Chín
Tại Đền cô có rất nhiều đia chỉ bày bán phong phú nhiều đồ lễ. Bên cạnh những mâm lễ mặn là những mâm vàng mã, cây tiền, những cành vàng, cành bạc. Mâm lễ được sắp tuỳ tâm đôi khi là thẻ hương, bông hoa và vài tập tiền âm phủ, có người cầu kỳ thì đĩa xôi, con gà, mâm quả đủ đầy không nữa thì dâng nhưng bộ vàng mã đặc trưng. Bước vào cửa Cô thắp nén hương và thành tâm cầu khấn để xin lộc Cô, cầu khấn cho một năm khoẻ mạnh, làm ăn buôn bán phát tài, phát lộc, cầu con cầu của…
Đường đi đến Đền Cô Chín từ Hà Nội
Từ Hà Nội, quý khách di chuyển theo đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, tiếp tục theo QL1 để đi Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Đền Cô Chín thuộc Khu 5, phường Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn, cách Hà Nội khoảng 125km. Cùng một tuyến đường, quý khách có thể kết hợp lễ đền Sòng, chiêm bái lễ chùa Am Tiên trên Núi Nưa.
Đền Mẫu Đồng Đăng Ở Đâu? Cần Lưu Ý Điều Gì Khi Sắm Lễ Dâng Lễ Đền
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…”.
Những câu thơ trên nhắc nhở ai ghé đến Lạng Sơn là phải tới những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên. Không chỉ vậy, Đồng Đăng còn là nơi ghi dấu sự hình thành và phát triển của Đền Mẫu Đồng Đăng – di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên đỉnh núi.
Đền Mẫu Đồng Đăng còn có tên “Đồng Đăng linh tự”, nằm ở gần chợ Đồng Đăng thuộc trung tâm thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây tọa lạc tại vị trí cửa ngõ phía Bắc,địa hình núi cao gần biên giới Trung Quốc, cách cửa khẩu Hữu Nghị khoảng chừng 4km. Đây là ngôi đền lớn mang đậm giá trị tâm linh của dân tộc, nhất là văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.
Đền thu hút đông đảo du khách gần xa trong và ngoài nước tới nguyện cầu các đấng linh trên cao phù hộ độ trì, cuộc sống ấm no, gia khuyến hạnh phúc. Đền Mẫu Đồng Đăng cũng là điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh tiêu biểu xứ Lạng.
Chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử đất nước, đền Mẫu là được tôn tạo và trùng tu nhiều lần. Ngày nay, đền đã trở nên khang trang, bề thế với khu thờ tự gồm có 5 gian thờ:
Phía trong cùng là Tam bảo, nơi đây thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm Bồ Tát.
Tiếp theo phía ngoài là gian thờ Tam tòa Thánh mẫu bao gồm Mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ.
Tìm hiểu sự tích, đền thờ và văn khấn:
Gian thờ bên phải là thờ Sơn trang gồm Chúa Thượng ngàn ở giữa, hai bên là Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín.
Chính điện là gian thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục.
Gian bên trái thờ Chầu đệ tứ Khâm sai, ngoài ra còn thờ quan Trần Triều Đức Đại Vương, các thánh cô, thánh cậu….
Trong đó, đền nổi tiếng là gắn liền với thần tích về Chúa Liễu Hạnh gặp gỡ Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ Trung Quốc trở về.
Tục truyền rằng, Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, danh xưng là Quỳnh Hoa. Sau khi hết hạn về trời nhưng vẫn mang duyên nợ nơi trần thế, Bà thường hay hiển linh giúp dân phù đời, cũng thường ngao du sơn thủy thưởng ngoạn cảnh đẹp tại nhiều nơi. Khi chu du đến Lạng Sơn,Bà thấy một ngôi chùa nằm tại vị trí phong cảnh hữu tình nhưng lại bị ít người qua lại vãn cảnh, cỏ lấp dấu chân, tượng, bia bị phủi một lớp bụi mờ. Nàng ngồi tựa gốc cây thông gảy đàn, cất tiếng hát, ca ngợi thú sơn lâm và đón đợi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ bên Trung Quốc về. Mượn chuyện văn thơ, đối đáp chữ nghĩa, nàng đã nhắc khéo ông Trạng Nguyên cho tu bổ lại ngôi chùa đẹp nhưng bị bỏ hoang nơi vùng biên ải này. Ngay sau cuộc hội ngộ, Phùng Khắc Khoan nhận ra là Liễu Hạnh Công chúa, liền giao cho một khoản tiền nhờ các vị phụ lão ở nơi này tu sửa lại ngôi chùa và đề một câu thơ ở hành lang bên tả rồi ra đi. Câu thơ ấy là: , nghĩa là rừng rậm yên tĩnh có nhà Phật. Sau này, ngôi chùa được tôn tạo thành “Tùng lâm tịch mịch phất nhân gia” đền Mẫu Đồng Đăng như ngày nay.
Ngày 10 tháng Giêng thường niên là ngày chính của lễ hội đền Mẫu Lạng Sơn. Nhưng từ những ngày đầu năm mới, nhân dân địa phương và du khách tứ xứ đã hành hương về cửa đền dâng lễ cầu bình an, may mắn, phát tài phát lộc. Không chỉ được tiếp thu những giá trị văn hóa tâm linh mà du khách còn có thể tạm gác bỏ cuộc sống xô bồ, hối hả để tận hưởng không gian linh thiêng hướng về cội nguồn.
Lễ hội Đồng Đăng trước đây được gọi là hội Lồng Tồng (xuống đồng). Sau khi tổ chức phần lễ long trọng dâng hương tưởng nhớ các vị thần linh, phần hội cũng được ban quản lý tổ chức không kém phần náo nhiệt, hoành tráng. Các trò chơi dân gian và hoạt động văn hóa cổ truyền được nhiều người hưởng ứng như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao. Ngoài ra, người tham dự lễ hội còn được chiêm ngưỡng hoạt động ẩm thực truyền thống với các món ăn đặc sản tiêu biểu của Xứ Lạng: Lợn quay, Vịt quay, Khâu nhục, Phở chua, Mía…
Đền Mẫu Đồng Đăng Lạng Sơn thờ chính là Phật và Thánh Mẫu. Bởi vậy, khi sắm lễ dâng đền cần lựa chọn những vật phẩm thích hợp. Mâm lễ không cần to nhưng phải đủ. Qúy khách có thể sắm lễ chay hay lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm hoa quả, trà, oản lễ,… Lễ mặn nên là đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả,…
Khi sắm cần chú ý:
Dâng lễ Sơn Trang phải là đặc sản chay của Việt Nam. Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả.
Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bọc trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Dâng lễ Tam Tòa Thánh mẫu cần dâng cả 3 vị chứ không nên chỉ dâng 1 hay 2 vị.
Oản ngọc Tài Lộc đang là vật lễ được nhiều khách hàng đặt mua đặt lên mâm lễ vật để thêm phần bề thế, sang trọng. Xưa kia, oản là thứ không thể thiếu khi thắp hương Gia Tiên hay đình đền với quan niệm, đây là thứ bánh hội tụ tinh hoa của đất và trời. Ngày nay, không chỉ được cải tiến về hình dáng, những quanh Oản Nghệ Thuật được tạo nên từ bàn tay những người thợ làm Oản am hiểu về tín ngưỡng văn hóa tâm linh Tứ Phủ, Phật Giáo,… đều mang những ý nghĩa đặc trưng riêng biệt.
Một số vị thần linh Tứ Phủ sẽ tượng trưng cho một màu sắc đại diện. Ví dụ như Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Địa đại diện cho màu vàng, hay Tam Tòa Thánh Mẫu sẽ đại diện màu đỏ, trắng, xanh tương ứng,…. Quý khách có nhu cầu tư vấn về cách lựa chọn Oản hãy liên hệ với chúng tôi qua Oản cô Tâm.
Ngoài ra, xin được cung cấp tới quý khách những mẫu phù hợp để dâng lễ Đền Mẫu Đồng Đăng như sau:
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, Tứ Vị Chầu Bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: ……………
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi đền Mẫu Đồng Đăng chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Từ Hà Nội, quý khách nên lựa chọn phương tiện di chuyển với lộ trình như sau tới đền Mẫu Lạng Sơn để tối ưu thời gian và chi phí:
Ô tô (thời gian di chuyển dự kiến là 2h45′ cho 170km): từ Cầu Vĩnh Tuy, đi theo hướng Cổ Linh – Thạch Ban. Tới ngõ 68 Nguyễn Văn Linh thì nhập làn vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/QL1A (đoạn đường này có mất phí cầu đường). Đi thẳng vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/ QL37 thêm khoảng 3km thì sang Cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn. Tại đây quý khách đi theo đường QL1A khoảng 42km thì rẽ trái (băng qua cửa hàng Nhôm xếp Đức Trung), rẽ trái tại Kim Đồng là đến đền Mẫu Đồng Đăng.
Xe máy cũng đi với lộ trình như trên và thời gian dự kiến cho việc di chuyển là 3h30′
Xe khách: Quý khách bắt xe tại bến xe Mỹ Đình hay Giáp Bát, Lương Yên sẽ có xe tới Đồng Đăng. Xe trả khách tại bến Đồng Đăng, quý khách có thể thuê xe máy, taxi để di chuyển. Hoặc có thể thuê xe limousine đưa đón tận nơi theo yêu cầu.
Tàu hỏa: 2 tuyến tàu hỏa Lạng Sơn – Cao Bằng – Đồng Đăng ĐĐ3 hoặc HDR
Cập nhật thông tin chi tiết về Đi Đền Cô Chín Cầu Gì? Những Lưu Ý Đặc Biệt Khi Dâng Lễ trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!