Bạn đang xem bài viết Dâng Hương Cúng Phật Trong Nghi Lễ Phật Giáo Bắc Truyền được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền.
Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật hay đến đình chùa miếu mạo lễ các bậc Tiên Thánh thiện Thần, điều trước tiên mọi người nghĩ đến là phải thắp hương cúng dường, khi có duyên sự cần cầu nguyện Chư Phật Bồ Tát hay khấn vái các vị Thánh Thần để hộ trì, thì cũng dùng hương để gởi lời nguyện cầu của mình đến chư Phật Bồ Tát các bậc linh thiên. Thắp hương cúng dường có mặt hầu hết trong các nghi thức, lễ tiết quan trọng cũng như trong sinh hoạt thường ngày của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền.
Truyền thống thắp hương cúng Phật trong Phật Giáo có từ thuở Đức Phật còn tại thế, trong Kinh Trường A Hàm quyển thứ hai Kinh Du Hành chép: “Đệ tử của Phật vì Đức Thế Tôn cất Tịnh Xá to lớn, chỉnh lý sửa sang quét dọn lại sân vườn, đốt hương cúng dường.” Trong Kinh Phật Thuyết Giới Đức Hương cũng có chép: “Ngài A Nan lấy hương làm đề tài để thỉnh Phật thuyết pháp, Đức Phật tuỳ duyên khai thị, người tu trì thập thiện, đức hạnh được vang xa, cũng như hương báu có mùi vi diệu được mọi người tán thán.”
Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm 19 Pháp Sư Công Đức chép:”…Như có người trì Kinh Pháp Hoa, có thể thành tựu 800 công đức của mũi căn, được mũi căn thanh tịnh, có thể ngửi được các loại hương thơm của các loại hoa trong tam thiên đại thiên thế giới.”
Tục xông hương, đốt hương hoặc thoa hương lên người có nguồn gốc từ Ấn Độ, do khí hậu khô nóng, thường ra mồ hôi cho nên thoa hương lên người để trừ khử mùi hôi, thứ nữa thời tiết nóng nực khô hanh thường làm cho không khí oi bức khó chịu, xông hương lên làm tan đi cảm giác khó ở tạo nên không khí thơm nhẹ dễ chịu cho nên người Ấn Độ thường xông hương trong nhà.
Từ những đặc điểm trên hương liệu trở thành vật liệu hữu ích và quý giá cho nên chỉ có tầng lớp Tu sĩ Bà La môn. Hoàng Gia, quý tộc mới có đủ điều kiện để sử dùng và dần dần trở thành cúng phẩm quý giá của những người thuộc các giai cấp dâng lên hiến cúng thần thánh trong các nghi tiết tôn giáo.
Đức Thích Tôn thành đạo Bồ đề bậc tôn quý nhất trên cỏi trần, thầy của trời người, cho nên chẳng những loài người dâng hết thảy các loại hương báu để cúng dường Ngài, mà chư Thiên cũng đem chủng chủng các loại thiên hương đến cúng dường Phật. Vì vậy xông hương, thắp hương, ướp hương cúng dường Phật là một nghi tức để đệ tử tỏ lòng cung kính cúng dường đối với Đức Phật, là nghi tiết không thể thiếu đối với Tăng Tín đồ Phật Giáo: “Nguyện thử diệu hương vân, biến mãn thập phương giới, cúng dường nhất thiết Phật ,Tôn Pháp chư Bồ Tát, vô biên Thanh Văn chúng, cập nhất thiết Thánh Hiền.”
Đại Thừa Phật Giáo hưng khởi cúng dường hương cho Phật đã trở thành một nghi tiết quan trọng không thể thiếu trong Phật Giáo Đại Thừa cho nên các vị Đại Thừa hưng giáo Tổ sư đều có những tác phẩm nói về hương, như Ngài Long Thọ Đại Luận Sư có bộ “Hương Hàm Bảo Man” và “Hoà Hợp Hương Pháp” Ngài Đông Phương Chi Quang, Đại Đường Huyền Trang Tam Tạng Đại Pháp Sư trong bộ Đại Đường Tây Vực Ký có chép về những loại hương được nhắc đến trong Kinh Pháp Hoa như: “Tu Mạn Nhiễm Hoa, Xà Đề Hoa Hương, Ba La Hoa Hương, Thanh Xích Bạch Liên Hoa Hương, Hoa Thụ Hương, Quả Thụ Hương, Chiên Đàn Hương, Trầm Thuỷ Hương, Đa Ma La Mạt Hương, Đa Già La Hương, Câu Đà La Thụ Hương, Mạn Đà La Thụ Hương, Thù Sa Hoa Hương, Man Thù Sa Hoa Hương.v.v…”
Từ Buổi đầu lịch sử khi Phật Giáo truyền đến phương Đông, Tín ngưỡng thờ cúng của Phật Giáo là phương pháp hữu hiệu để truyền đạt chân đế của Phật Đà và đồng thời là con đường nhanh nhất đưa Đạo Phật hoà nhập vào trong xã hội, phong tục tập quán của người bản xứ, trong Hán Đường Phật Giáo Tư Tưởng Luận Tập chép: “Thời Nhà Hán hoàng gia và quý tộc vì tìm cầu thuật trường sanh, nên trong cung lập đền thờ Phật để cầu sự gia hộ của Phật để được trường sanh bất tử…
Đương thời Tôn Giáo tại Trung Quốc có ưu thế là lo việc thờ tự cúng kiến cho thế lực thống tri cho nên Phật Giáo khi mới truyền vào cũng biến thành một trong những tôn giáo phục vụ cho việc cúng kính và cầu nguyện” .Trong Hán Nguỵ Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều Phật Giáo Sử cũng cho rằng: “Phật Giáo Thời Nhà Hán được coi nư một tôn giáo chuyên về thờ cúng với học thuyết đặc thù quỷ thần và báo ứng.”, Trong Hậu Hán Thư có đoạn Nhượng Giai Thượng Thư nói: “Lại nghe trong cung có lập đền thờ Hoàng Lão Phù Đồ, đây là đạo thanh tịnh hư vô, quý trọng vô vi…”.
Lễ nghi cúng kính cầu nguyện thì không thể thiếu thắp hương để khấn vái cho nên từ rất sớm trong những bộ sách xưa có nói về tục thắp hương hành lễ của Phật Giáo. Trong Nguỵ Thư Thích Lão Chí có đoạn chép: “…Côn Tà Vương giết Hưu Đồ Vương…chiếm được tượng người vàng (Đức Phật thời ấy được gọi là kim tiên) Vua Nhà Hán cho là vị Đại Thần đem thờ trong cung Cam Tuyền…đốt hương lễ bái…” trong sách Ngô Chí có đoạn chép về thời kỳ đầu Phật Giáo du nhập vào Việt Nam cũng chuyên về tín ngưỡng thờ cúng, thắp hương lễ bái: “…ở Giao Châu…khi ra đường người ta thương nghe tiếng kiển, lẫn tiếng trống kèn những người rợ Hồ ( chỉ các vị Tăng và Phật tử người Ấn) đi theo thắp hương hai bên có từng đoàn xe có mười người..”.
Văn hoá thắp hương cúng Phật đến với Phật Giáo Bắc Truyền sớm nhất trong tất cả các truyền thống văn hoá Phật Giáo khác, khi đến với Phương Đông loại hình văn hoá này như được chắp thêm cánh vì nó hấp thụ hết thảy những kiến thức văn hoá khoa học về hương liệu của người phương Đông, và nó thăng hoa vì sự tinh tế trong triết lý sống cũng như hoà mình vào thiên nhiên của người Đông Độ, nó huyền ảo hơn trong nghệ thuật huyền học tiên khí của nền kiến thức Lão Nho.
Văn hoá dâng hương cúng Phật trong Phật Giáo Bắc Truyền được chia ra hai loại chính đó là Huân Hương và Phần Hương.
1. Huân Hương: dùng các loại hương phẩm nguyên gốc có mùi vị đặc trưng như hương cây cỏ, hương của trái cây, hương của tinh dầu, những loại này không cần thông qua một điều kiện nào như xông hay đốt để có mùi hương mà chính từ bản thân của loại hương đó tự nhiên toả hương, làm cho Phật Điện cũng như tượng Phật và nơi thờ Phật thoang thoảng mùi hương đó là loại thứ nhất gọi là Huân Hương cúng Phật.
2. Phần Hương: Còn goi là thắp hương, đốt hương, loại hương này được chế từ các loại cây cỏ có hương vị tổng hợp tạo thành, những thành phần trong hương dùng để đốt thường có Hương của cỏ, Hương của cây, Hương của hoa, Phấn hương, các loại bột trộn vào để trợ hoả khi đốt như Não hương, Cam thảo, Đinh hương và Nhục Quế.
Khi tạo các loại hương cao cấp người ta thường dùng Trầm hương hay Chiên Đàn hương, những loại bột hương này sau khi được phối trộn xong, người ta tạo thành các loại hương mà tuỳ theo khi sử dụng mà có hình dáng khác nhau. Thường thì nững thể loại hương được dùng trong các nghi lễ của Phật Giáo Bắc Truyền có ba loại: Nhang cây, nhang vòng và nhang có hình trụ và các loại Hương này khi dâng lên cúng dường Phật đều phải đốt thì mới có mùi hương, tất cả những thể loại hương này đều không còn thuần nguyên chất mà dều là hợp hương.
Thắp hương cúng Phật thường thì ta thắp một cây hoặc ba cây. Một cây hương tượng trưng cho ý nghĩa “Nhất thiết biến lễ sát trần Phật” là dùng một nén hương này dâng lên đãnh lễ cúng dường hết thảy mười phương chư Phật chư Đại Bồ Tát chư Hiền Thánh Tăng trong mười Phương.
Ba cây hương tượng trưng cho Giới Hương, Định Hương và Huệ Hương, nguyện đem hết thảy lòng thành kính tâm nguyện tu Giới, tu Định, tu Huệ của mình dâng lên cúng dường hết thảy Tam Bảo trong Mười Phương và nguyện cầu sự gia hộ của Tam Bảo làm cho chí tu học của mình luôn vững bền và một ngày không xa sẽ đến được Đạo Tràng của chư Phật.
Thắp hương cúng dường Phật luôn làm cho tâm ta định về một chổ, và rất dễ dàng để cho tâm của mình và chư Phật tương ưng, sự tương ưng này làm cho tam nghiệp của chúng ta hoàn toàn thanh tịnh mà đã thanh tịnh rồi thì trong giây phút đó chúng ta đến được đạo tràng của chư Phật chứng được Đạo Bồ Đề, trong Du Già Diệm Khẩu Yếu Tập có đoạn chép: “Thân thường thanh tịnh chứng Vô Thượng Đạo, Khẩu thường thanh tịnh chứng vô thượng đạo, Ý thường thanh tịnh chứng Vô Thượng Đạo.”.
Trong hầu hết các nghi thức trong lễ nghi của Phật Giáo Bắc Truyền như: tụng Kinh, ngồi Thiền, lễ tắm Phật, Đàn tràng Thuỷ lục, lễ khai quang, truyền giới, phóng sanh, cầu an, cầu siêu, chẩn tế…. hầu như không thể thiếu nghi thức nguyện hương, thắp hương cúng Phật và trong mỗi nghi thức dâng hương cúng Phật đều có tên gọi riêng biệt để phân loại Pháp Hội ý nghĩa. Khi tín đồ vô chùa thắp hương lễ Phật thì được gọi là “Khách Hương” đem hương vào chùa cúng dường để thắp hương cúng Phật được gọi là “Kính Hương” hoặc là ” Tấn Hương”.
Phật tử đem tiền cúng chùa dể mua hương cúng Phật gọi là “Hương Tư” Chùa nhiều Phật tử gọi là “Hương Hoả Đảnh Thạnh” Bài chư tăng đọc khi cúng hương gọi là “Hương Tán” bàn Phật gọi là “Hương Án” chư Tăng tại Phật tiền cúng hương gọi là “Nguyện Hương” hay là “Niệm Hương” những trai chủ phát tâm làm Pháp Hội khi dâng hương cúng Phật gọi là “Thượng Hương” đại diện cho người khác dâng hương gọi là “Đại Hương”.
Trai chủ thiết trai cúng dường chư tăng trước nên dâng hương nhiễu quanh đại chúng cúng dường hoặc thắp hương nhiễu tháp gọi là “Hành Hương” lễ Phật đạt tới Đại Thừa cảnh giới gọi là “Tâm Hương” cùng nhau Phát tâm tín phụng Phật Pháp, cùng nhau tu hành, tâm đầu ý hợp gọi là “Hương Hoả Nhân Duyên” người lo việc hương hoả trong chùa gọi là “Hương Đăng”.
Chưởng quảng về bộ phận hương đền gọi là “Hương Ty” Ngồi Thiền có đốt hương để làm thời gian biểu gọi là “Toạ Hương” Ngồi Thiền xong đứng lên đi nhiễu Phật gọi là “Bào Hương” Thiền bản dùng để cảnh sách chư tăng khi toạ thiền gọi là “Cảnh Sách Hương Bảng” dùng trong Giới Đàn gọi là “Thanh Quy Hương Bảng” Phật Điện cũng còn gọi là ” Hương Điện” nhà bết trong chùa gọi là “Hương Thụ” còn người tu hành khi phạm thanh quy bị phạt thì gọi là “Quỳ Hương”.
Dùng Hương cúng dường Phật là pháp môn cúng dường tối thắng nhất, đồng thời thể hiện hết tấm lòng cung kính đối với Phật và tượng trưng cho phiền não đã được gội rữa, trong thân và tâm cảm thấy được an lạc, được như vậy mới đúng như ý nghĩa cúng dường Phật.trong các Kinh Đại Thừa hầu như luôn có những phần nói về cúng dường hương cho Phật.
Trong Kinh Đà La Ni Tập quyển 3 có chép về 21 loại cúng dường cho Phật trong đó có nói đến hương: “Hương Thuỷ, hương để đốt và các loại hương thơm, dùng những thứ hương đó dâng lên cúng Phật..” trong Kinh Tô Tất Địa có chép 5 loại cúng dường: “Bột hương, hương để đốt, hoa, đèn, ẩm thực”, trong “Hành Pháp Can Diệp Sao” chép: “sáu Pháp cúng dường tượng trưng cho sáu Ba La Mật…Hương thuỷ tượng trưng cho Giới Ba La Mật..”.
Thắp Hương cúng dường Phật làm cho chúng ta khởi tâm cung kính chí thành đến với Tam Bảo, thâm tín Tam Bảo, có công năng làm cho ta có thể hoà nhập vào tâm từ bi và trí tuệ của Phật và Bồ Tát, lại khiến cho ta luôn phát tâm dõng mãnh tinh tấn trên con đường học theo ngôn hạnh của Phật và Bồ Tát. Đốt hương cúng Phật là tu Phước nếu như ta khi niệm hương với tâm chí thành không loạn “Tâm Hương Nhất Biện” thì tự nhiên sẽ cảm ứng được với Chư Phật, như vậy mới đạt đến cảnh giới của “Giải Thoát Tri Kiến Hương”.
Thích Tâm Mãn – phatgiao.org.vn
Không Có Nghi Lễ Dâng Sao Giải Hạn Trong Giáo Lý Nhà Phật
– “Thực chất đó là lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Thường ở tòa Tam Bảo trong các chùa, nhà chùa dâng hoa quả cúng Phật”…
Vài năm trở lại đây, đã thành thông lệ, cứ vào đầu năm, người dân lại ùn ùn kéo đến các chùa đăng kí làm lễ “dâng sao giải hạn”.
Tại nhiều ngôi chùa ở Hà Nội, lượng người đến đăng ký có khi lên hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người như ở chùa Phúc Khánh, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ… Để được dâng sao ở chùa, người dân đôi khi phải đăng ký giải hạn từ trước Tết.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, trong giáo lý nhà Phật lại không khuyến khích việc này, càng không có quan niệm về “dâng sao giải hạn”.
Tục Dâng sao giải hạn nằm trong nghi lễ của Đạo giáo, tức là Lão Tử của Trung Quốc. Nó đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người, nhất là người dân Việt Nam. Họ tin rằng, mỗi một năm có một vì sao chiếu mệnh. Có 9 sao, trong đó có: Thái dương, Thái Âm, Mộc đức, Vân hớn, Thổ tú, Thủy diệu, La hầu, Kế đô, Thái bạch.
Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu. Năm nào sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật… gọi là vận hạn. Trước đây chỉ có đình, đền thực hiện nghi thức này.
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh. Ảnh: Diệu Bình
Sau này, Phật giáo tiếp nhận dưới nghi thức làm lễ cầu an cho gia đình quý phật tử được an lạc, hạnh phúc.
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho biết: “Trong đạo Phật không có dâng sao giải hạn. Tuy nhiên, vẫn có một số ít chùa, nơi người dân chịu nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian, thì các vị tu sĩ Phật giáo cũng đành phải (gọi là tùy duyên hóa độ, tùy theo niềm tin của đa số quần chúng) tổ chức các khóa lễ để cầu an, lấy niềm tin là chính.
Thực chất đó là lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Thường ở tòa Tam Bảo trong các chùa, nhà chùa dâng hoa quả cúng Phật.
Nghi thức của lễ cầu an là tụng kinh Phật, nương theo lời dạy của Ngài mà hành trì theo để cuộc sống được bình an hơn chứ không phải làm lễ để bài trừ được tai họa như nhiều người lầm tưởng”.
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cũng nhấn mạnh: “Tại những khóa lễ này, bên cạnh những nghi thức thuần túy Phật giáo, mục tiêu cũng vẫn là dùng phương tiện để hóa độ chúng sinh, từ từ chuyển tâm họ quay về bờ Giác. Bởi vì tất cả họa và phúc mà con người có được đều là do nhân quả của chính người ấy làm nên.
Nhưng có một điểm chúng ta cần lưu ý, giữa nghi lễ Phật Giáo và tín ngưỡng dân gian đều có một ý nghĩa chung là cầu cho mọi người đều gặp nhiều an lành, tránh được những rủi ro trong cuộc sống. Mục đích của tín ngưỡng hay Phật giáo đều hướng con người ta đến cái chân, thiện, mỹ – những điều tốt đẹp trong cuộc sống”.
Tuy nhiên, hiện nay, một số chùa chưa có những giải thích rõ ràng về tục dâng sao giải hạn để các phật tử hiểu thấu đáo, tránh đi vào màu sắc mê tín dị đoan hoặc quá đề cao nghi thức này.
Dẫn đến ngày càng có nhiều người đổ đến các chùa làm lễ giải hạn như một trào lưu. Thậm chí giới Kinh doanh thường đổ rất nhiều tiền bạc cho việc dâng sao giải hạn đầu năm tại các đình, đền, chùa…, nhưng trên thực tế lại chưa hiểu đúng bản chất của nghi thức này.
Theo quan điểm cá nhân tôi, nếu đúng mục đích thuần túy cầu bình an thì tốt, còn nếu bỏ tiền bạc, vật chất làm lễ làm lễ dâng sao thì quá phí phạm, chi bằng dùng tiền đó làm từ thiện, bản thân họ tạo được phúc, mang lại quả ngọt cho đời”.
Diệu Bình
Nghi Lễ Cúng Dâng Sao Giải Hạn Không Có Trong Giáo Lý Nhà Phật
“Nam La hầu – Nữ Kế đô”, rồi “Thái bạch đi sạch cửa nhà” là sự ám ảnh của rất nhiều người mỗi khi năm mới vừa tới. Vậy những hạn tuổi này là như thế nào và việc cúng dâng sao giải hạn có thực sự hiệu nghiệm khi mà cứ mỗi dịp đầu năm, hàng vạn người dân đổ về các ngôi chùa để làm lễ cầu xin tránh được những tai nạn, rủi ro.
Ngày nay, hàng loạt chùa nhận làm lễ dâng sao giải hạn cho các phật tử. Một số nơi còn có hiện tượng ra giá cúng sao xấu tùy theo mệnh, theo tử vi và có hiện tượng tăng giá so với các năm trước. Rồi các đền, chùa tổ chức dâng sao giải hạn chung cho nhiều người nhưng thực tế, một nghi lễ không thể giải hạn cùng lúc cho hàng trăm người.
Vì, theo Kinh dịch, không phải sao nào cũng tốt và không phải sao nào cũng xấu. Việc xấu tốt của các sao còn do mệnh của từng người. Ví như sao Thái Bạch mọi người mặc định là xấu nhưng với người mệnh Kim, sao Thái Bạch là tốt.
Nguồn gốc của việc dâng sao giải hạn
Tục dâng sao giải hạn tồn tại từ lâu đời trong dân gian, nằm trong nghi lễ của Lão giáo, tức là Lão Tử của Trung Quốc. Hay nói cách khác, nó thuộc về Tam giáo đồng nguyên (xuất hiện từ thời Lý), theo Lão giáo dung nạp vào trong nhiều ngôi chùa.
Căn cứ trên học thuyết ngũ hành xung khắc, theo sự vận chuyển của ngũ hành, mỗi năm có môt vì sao chiếu mạng vào một tuổi của từng người. Còn hạn là niên hạn, là cách thức riêng ứng với sao chiếu mạng là tốt hay xấu. Họ tin rằng, mỗi một năm có một vì sao chiếu mệnh. Có 9 sao, trong đó có: Thái dương, Thái Âm, Mộc đức, Vân hớn, Thổ tú, Thủy diệu, La hầu, Kế đô, Thái bạch.
Năm nào sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật… gọi là vận hạn. Theo đó, các sao này theo cách tính tuổi sẽ có ảnh hưởng tốt xấu tới cuộc sống của con người.
Chẳng hạn, người ta cho rằng, nam giới với tuổi âm lịch là 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82, còn nữ giới với tuổi 15, 24, 33, 42, 51, 60, 69, 78, 87 gặp hạn “sao” La Hầu và nên đề phòng những tai nạn có thể xảy ra trong tháng Giêng và tháng 7 Âm lịch.
Hạn sao Kế Đô xảy ra khi nam giới ở độ tuổi 16, 25, 34, 43, 52, 61, 70, 79, 88, còn nữ giới ở độ tuổi 10, 19, 28.
Và để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng vào đầu năm (là tốt nhất) hoặc hàng tháng tại chùa (là tốt nhất) hay tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng.
Ngày nay cúng sao giải hạn đa số là diễn ra ở các chùa, người đứng ra tổ chức cúng sao giải hạn là qúy thầy và đại đa số quần chúng cũng nghĩ rằng đây là tập tục của Phật giáo, ít ai nghĩ rằng nó có nguồn gốc từ Lão giáo, được dân gian hóa và rồi ảnh hưởng đến Phật giáo. Phật giáo tiếp nhận dưới nghi thức làm lễ cầu an cho gia đình quý phật tử được an lạc, hạnh phúc.
Như vậy nhà chùa chỉ là một “phương tiện” để giúp con người được an cái tâm và “phương tiện” chỉ là nhất thời, bản chất nó là ước nguyện cầu an của con người.
Theo Phật pháp không có dâng sao giải hạn, đừng lạm dụng quá đà
Hiện nay việc dâng sao giải hạn có xuất hiện ở một số chùa, theo hiệu ứng đám đông, người nọ truyền tai người kia, kháo nhau đi giải hạn ở chùa này, chùa kia rồi đổ xô tìm đến đó mà không hiểu bản chất thực sự là gì. Vì thực tế, theo nhiều chuyên gia, nghi lễ dâng sao giải hạn không có nguồn gốc từ Phật giáo. Nhưng đáng tiếc, nghi lễ này đang bị biến tướng ở nhiều nơi và trở thành tệ nạn, cần phê phán sự lạm dụng đến mức đi quá xa như một số chùa đang làm.
Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng Trị sự Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong giáo lý nhà Phật không có việc dâng sao giải hạn, nhà Phật không khuyến khích việc này.
Thực tế, đạo Phật nhấn mạnh cái căn bản của con người, con người tự chịu trách nhiệm về cái nghiệp mình tạo ra. Tức là nếu thân – khẩu – ý của ta tốt, hành động tốt đẹp, lời nói dễ nghe, tâm ý tốt đẹp ta sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tuyệt đối không nói những lời sai trái, hành vi trái với luân thường đạo lý. Đó chính là khuyên răn và hướng thiện con người. Chỉ khi làm việc thiện ta mới chuyển được nghiệp của mình, ngoài ra không có sự trợ giúp nào khác.
Ngược lại nếu có hành vi ngỗ ngược, gây ra nhiều chuyện thị phi, tà ý thì chắc chắn sẽ không thể gặp được điều tốt lành. Một khi đã làm điều xằng bậy, cho dù có mâm cao cỗ đầy, đi dâng sao giải hạn thì cũng không giải quyết được gì – đó chính là luật nhân quả.
Bởi bản thân các vị thần tiên nếu có thì cũng phải có sự bình đẳng; thần tiên mà phụ thuộc vào chuyện lễ tốt, nhiều tiền bạc thì tôi chắc chắn là thế giới này loạn mất rồi. Mình chỉ biết lễ bái mà không biết cải thiện cá nhân, tu sửa đạo đức thì dù chúng ta có giải hạn bao nhiêu chăng nữa vẫn không tránh khỏi những điều không hay trong cuộc sống.
Kinh sách của phật giáo không đề cập đến việc ngôi sao chiếu mạng vào con người mà nhờ đó được hưởng phúc lợi hay mang tai họa. Trong kinh sách Phật giáo cũng không nói đến nghi lễ cúng sao giải hạn cho phật tử. Bởi vì, đối với Phật giáo, không có ngày xấu, không có ngày tốt, mà cũng không có sao hạn xấu tốt.
Ở toà Tam Bảo, nhà chùa làm hoa quả, hoa nghi cúng Phật, có cái gì thì dâng lên cúng Phật chứ không có nghi thức gì khác cả. Từ giải sao là cho dễ hiểu chứ không có lễ giải sao nào cả. Thực chất đó là lễ cầu an, cầu lợi ích cho đời, cho thế gian. Nghi thức của lễ cầu an là tụng kinh Phật, nương theo lời dạy của Ngài mà hành trì theo để cuộc sống được bình an hơn chứ không phải làm lễ để bài trừ được tai họa như nhiều người lầm tưởng.
Theo kinh điển Phật giáo, tất cả phúc lộc hay tai họa, thành công hay thất bại mà con người có được hay gặp phải đều do nhân quả của chính người ấy làm nên chứ không phải do ai ban phát cho. Nếu làm nhiều việc tốt sẽ gặp điều lành, làm việc ác gặp quả báo. Làm lễ giải hạn chỉ là nhu cầu tâm linh để lòng được bình an. Dù người ta có dâng sao giải hạn, có đi chùa cầu cúng mà làm những điều xấu thì cũng không có thần thánh nào cứu được.
Nghi Lễ Dâng Sao Giải Hạn Không Phải Là Nghi Lễ Của Phật Giáo!
Người dân đứng hàng dài hàng trăm mét trên đường, cầu gần chùa cùng gương mặt lo âu, thấp thỏm, chen lấn để được vào làm lễ, xin lộc là cảnh tượng quen thuộc nhiều năm. Tại những ngôi chùa này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, mặt ai cũng nghiêm trang, thành kính; người nào cũng chắp tay trước ngực, miệng lẩm nhẩm những câu gì đó, chỉ bản thân họ mới biết. Trong số những khuôn mặt “thành kính” kia, không ai dám chắc là không có những người chỉ mới hôm qua thôi, còn mắng chửi hàng xóm thậm tệ chỉ vì một xích mích nhỏ, thậm chí có kẻ còn làm những việc thất đức nữa.
Nói như thế không có nghĩa là tất cả những người đến đây đều ác tâm, nhiều người trong số họ vẫn thành tâm đấy nhưng khấn nguyện để tìm kiếm sự an lành cho mình mà phải chen lấn nhau, thậm chí giẫm đạp lên nhau thì liệu có còn thiêng nữa không? Nhất là điều ấy lại diễn ra nơi cửa Phật, chốn linh thiêng không dành cho những kẻ thiếu thiện tâm.
Đám đông kia làm gì nơi cửa Phật? Họ cúng dâng sao giải hạn đấy! Người ta quan niệm rằng, mỗi năm của một người sẽ ứng với một ngôi sao chủ nào đó. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, người ấy sẽ gặp phải những chuyện chẳng lành, cả về công việc lẫn sức khỏe.
Trước đây, lễ cúng dâng sao giải hạn được thực hiện tại nhà, hoặc tại các ngôi đình trong làng do các thầy pháp thực hiện. Thế nhưng, không biết từ bao giờ, việc cúng dâng sao giải hạn lại được thực hiện trong các chùa, lại do một số sư sãi tiến hành.
Đây là điều trái với giáo lý nhà Phật. Nhiều vị đại đức uy tín trong Hội Phật giáo Việt Nam đã không ít lần lên tiếng bất bình với việc cúng dâng sao giải hạn tại các chùa vì nó trái với triết lý của đức Phật.
Đặc biệt, việc cúng bái và hành lễ do các sư chủ trì và nhận tiền “công đức” từ những người đến tham dự lễ là một sự biến tướng khó có thể chấp nhận. Nó thương mại hóa ngay nơi cửa Phật như thế thì khác nào núp bóng chốn thiền môn để kinh doanh lòng tin của đám đông cuồng tín!
Ai cũng có một góc tâm linh của lòng mình để an ủi, để giãi bày và chia sẻ. Nó hoàn toàn khác với mê tín dị đoan. Cần phân biệt rõ khái niệm này để có cách hành xử chuẩn mực và có văn hóa. Không một kẻ khuất mặt nào có thể can dự vào đời sống tinh thần lẫn vật chất của người đang sống.
Rất tiếc là, xã hội ngày càng phát triển về khoa học kỹ thuật, có thể giải mã nhiều bí ẩn các hiện tượng tự nhiên thì không ít người lại đi ngược lại quy luật đó. Cúng dâng sao giải hạn vừa diễn ra ở nhiều ngôi chùa không những không làm tôn nghiêm thêm sự thiêng liêng nơi cửa Phật mà còn làm méo mó đời sống tâm linh của mỗi người.
Trao đổi với PV về hiện tượng người dân đi cúng dâng sao giải hạn đầu năm, GS Trần Lâm Biền, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã có những ý kiến thẳng thắn về vấn đề này. GS Trần Lâm Biền: Muốn giải được hạn, trước tiên con người ta phải thiện tâm. Nhờ cái thiện tâm, mà những cái ác nghiệt được hạn chế đi, tự nó sẽ hết. Đó là con đường đi đến bình an theo tinh thần của thần thánh, đạo Phật. Nhà chùa, đền là nơi của thần thánh, để chúng sinh đến đó học tập, thực hiện những điều thiện trên nền tảng trí tuệ. Trên nền tảng ấy sẽ đi đến bản chất của thiện tâm. Phải có tuệ mới đi được vào bản chất của tâm thiện mà đi đến những điều tốt lành.
Cũng theo GS Trần Lâm Biền việc Dâng sao giải hạn vốn không phải của người Á Đông mà gắn với chiêm tinh học ở Trung Cận Đông. Cư dân ở đây thường theo dõi những ngôi sao và liên tưởng rằng trong mỗi thời khắc, trật tự của các ngôi sao sẽ chi phối số phận của con người… Mỗi người sinh ra ở các giờ khác nhau, thời khắc khác nhau sẽ bị chi phối bởi những ngôi sao khác nhau, từ đó mà hình thành tử vi.
Nhưng đi xa dần khỏi trung tâm của nơi nảy sinh, đến tới các nước phương Đông, tư tưởng này dần bị sai lệch. Dâng sao giải hạn tại Việt Nam tồn tại lâu đời trong dân gian thực chất ảnh hưởng từ Trung Hoa. Theo quan niệm của Đạo giáo, trên trời có 24 ngôi sao, do 24 vị thần chủ có ảnh hưởng đến số phận con người, trong đó có 9 ngôi sao sáng nhất sẽ luân phiên chiếu mệnh các năm.
Đó là các sao La Hầu, Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức. 9 sao này có sao tốt và có cả sao xấu, phối trí theo các phương, sắp xếp theo 12 chi và ngũ hành. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may, tai nạn, ốm đau, bệnh tật… gọi là vận hạn, là sao chiếu mạng (nặng nhất là “Nam La Hầu, nữ Kế Đô” là loại ám hư tinh vì 2 sao này chẳng thấy được mặt trời).
Từ đó dân gian mới có tục dâng sao giải hạn để tránh những sao xấu chiếu rọi, đi vào cung chiếu của những sao tốt. Nhưng thực tế đây lại là điều không tránh được. Con người đã bịa ra những cái đó, dùng uy lực của thánh thần để dâng sao giải hạn.
Dâng sao giải hạn suy cho cùng chỉ là do con người bịa ra để an ủi chính bản thân mình, rồi bị những kẻ hoạt đầu tôn giáo tín ngưỡng lợi dụng kiếm lợi riêng dựa trên sự hiểu biết chưa đầy đủ của quần chúng.
Mới đây, Ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu tăng ni, nhất là lãnh đạo giáo hội cần gương mẫu trong việc tổ chức nghi thức cầu an đầu Xuân tại các chùa bằng các pháp hội Dược Sư cầu quốc thái dân an. Việc tổ chức phải đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi.
Cũng theo Công văn nêu rõ, nguyện cầu bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc, an lạc là nhu cầu của con người. Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của nhân loại, chỗ dựa tinh thần tâm linh cho con người. Việc các chùa tổ chức nghi lễ cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho người dân là việc làm có ý nghĩa đem lại sự lạc quan trong cuộc sống.
Tuy nhiên, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng thừa nhận, trong những năm gần đây, tại một số chùa, cách tổ chức nghi lễ cầu an có sự sai lệch. Việc dâng sao giải hạn cũng được tổ chức tại nhiều ngôi chùa
“Nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo mà là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Phật giáo tôn trọng và đã đã dùng phương pháp tiện để tập hợp mọi người mà giảng về giáo lý nhân quả, hoằng dương Chính pháp,” công văn do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký nhấn mạnh.
Một trong những hiện tượng tiêu cực đó là biến tướng trong hoạt động dâng sao giải hạn, lợi dụng nhu cầu chính đáng của người dân để trục lợi. Những ngày đầu Xuân Kỷ Hợi, nhiều di tích, điểm thờ tự… liên tục ở trong tình trạng quá tải do lượng người đến làm lễ dâng sao giải hạn quá lớn. Ví dụ như, tối 12/2 (tức mùng 8 tháng Giêng), hàng ngàn người đã đổ về chùa Phúc Khánh (Hà Nội) dự lễ cúng giải hạn sao, xếp hàng dài từ sân chùa ra khu vực quanh cầu vượt Ngã Tư Sở, gây mất an toàn giao thông…
Để khắc phục những biến tướng trong việc thực hành những nghi lễ, tập tục truyền thống, lợi dụng niềm tin của người dân để trục lợi, bà Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, các cơ quan quản lý, nhà văn hóa… cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ ý nghĩa thực sự, tránh sự lệch lạc khi thực hành.
Việc lợi dụng đám đông cuồng tín để kinh doanh, thu lợi bất chính tại các chùa không những trái với giáo lý của đạo Phật mà còn vi phạm pháp luật. Đáng tiếc là, “dịch” mê tín này đang lan nhanh hằng năm trong đời sống của người dân. Cần có một cuộc đại phẫu về các loại lễ lạt nặng tính dị đoan này để trả lại sự thiện lành trong đời sống tâm linh đã song hành cùng dân tộc hàng ngàn năm nay.
Quang Tới/VHVN
Cập nhật thông tin chi tiết về Dâng Hương Cúng Phật Trong Nghi Lễ Phật Giáo Bắc Truyền trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!