Bạn đang xem bài viết Đại Lễ Kỳ Yên Đình Tân Phước Tây được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đại lễ Kỳ Yên đình Tân Phước Tây
Đình Tân Phước Tây, xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, ra đời cùng với quá trình khai hoang mở đất lập làng của lưu dân người Việt trên vùng đất này vào đầu thế kỷ XIX. Đình được phong sắc thần từ sớm nhưng do bị mất, nên vào năm Tự Đức thứ 5 (1852), đình được phong sắc lại. Cũng như các đình làng khác ở Nam Bộ, Đại lễ Kỳ yên đình Tân Phước Tây diễn ra hàng năm để tưởng nhớ những bậc tiền bối đã khai phá lập nên xóm làng, những vị có công trong việc mở mang bờ cõi và cầu an cư lạc nghiệp, mưa thuận gió hòa.
Lễ cúng Kỳ yên là cổ lệ với nguồn gốc từ miền Bắc đã có ở đình từ xa xưa, diễn ra từ ngày 15 đến 17 tháng Chạp hàng năm. Theo lệ, cứ 3 năm, Ban quý tế đình làm lễ tế long trọng và quy mô với đầy đủ nghi thức, gọi là Đại lễ Kỳ yên đình Tân Phước Tây. Về thời điểm tổ chức, theo các vị cao niên ở địa phương là ngày thôn Tân Phước Tây thỉnh sắc thần vua ban về an vị tại đình. Lễ vật cúng Thành hoàng bổn cảnh ở đình là những vật phẩm của địa phương, như: xôi, thịt, trà, rượu, bánh trái và con vật tế thần phải là con heo sống,…
Ngày 15 tháng Chạp diễn ra lễ Khai môn thượng kỳ và lễ Mộc dục. Lễ Khai môn thượng kỳ được cử hành vào lúc 9 giờ (giờ Tỵ). Đây là nghi lễ mở cửa chính của đình, bày biện trang trí, quét dọn, làm vệ sinh khu vực xung quanh đình và treo cờ, treo đèn, chọn lựa hoa quả đan kết hình tượng tứ linh trang trí trên các hương án thờ thần. Thành phần tham gia hành lễ gồm: Chánh tế, 02 bồi tế và 16 vị chấp sự phụ trách các bàn nghi, mõ, chiêng, trống, treo cờ và mở cửa đình. Sau đó, lễ Mộc dục được tiến hành vào lúc 11 giờ. Nghi thức này được tiến hành trang nghiêm: lau các bàn thờ, phơi sắc thần, y quan, mũ mão, hia của thần Thành hoàng đình. Sắc thần được phơi trên chiếc bàn nghi dài có trải vải đỏ hoặc giấy hồng đơn. Hai vị Đông xướng và Tây xướng sẽ xướng các phần việc, theo đó mà các vị tham gia lễ Mộc Dục phải thực hiện. Sau nghi thức dâng hương, dâng rượu, dâng trà, nghi thức Tắm thần vị được cử hành với việc Chánh tế, Bồi tế và Chấp sự thỉnh sắc thần và Y quan từ Chánh điện đi ra và tiến đến sân đình, rồi đặt lên bàn nghi để phơi sắc Thần, lau Y quan và mão cân. Những người thực hiện nghi thức này đứng trong vòng lụa đỏ bao quanh, không cho người bên ngoài nhìn thấy, bởi quan niệm sắc thần được xem là vật thiêng trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Sau lễ Mộc dục, sắc thần được thỉnh trở lại bàn Chánh điện thờ. Đến 20 giờ cùng ngày, nghi thức tụng kinh cầu an được tiến hành tại tiền sảnh đình do Chư tăng và Phật tử chùa Bửu Long (còn gọi là chùa Thầy Sen, thị trấn Tân Trụ) phụ trách với ý nghĩa cầu an cho dân chúng.
15 giờ chiều ngày 16 tháng Chạp, diễn ra lễ Tiền hiền, Hậu hiền và Tiền vãng, Hậu vãng. Đây là lễ tế các vị tiền nhân có công lập làng, lập đình và các anh hùng liệt sĩ ở địa phương. Nghi thức đọc chúc văn được thầy lễ thực hiện sau nghi tuần dâng rượu thứ nhất. Khi xong lễ, các vị làm lễ đốt chúc văn và vàng mã rồi kết thúc lễ cúng. Đồng thời với lế tế, bên ngoài cũng lập hai ban cúng Thổ chủ, Thổ thần và thập loại cô hồn.
Lễ Tỉnh sanh diễn ra lúc 19 giờ, với việc lễ giết một con vật sống để tế thần linh. Con vật tế phải kêu thành tiếng, vì người xưa quan niệm, tiếng kêu ấy thay lời trăm họ cầu mong thần linh giáng phúc cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Trước khi tiến hành lễ phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như: bàn kê trước tiền án để đặt con heo sống, 1 con dao thọc huyết, 1 cái thau đựng huyết, 1 cái tô có đĩa đậy, 01 đĩa trên có 3 lá vàng mã, 3 cây nhang, 1 cái kéo, 1 cái mâm đựng dùi mõ, chiêng trống và 1 cái mâm để dao “khai đao”. Trước đây, con trâu làm vật tế với nghi thức “sát ngưu tế thần”, ngày nay thay bằng heo. nhưng được chọn lựa kỹ lưỡng (là heo đực, tuyền sắc – chỉ thuần một màu duy nhất đen hoặc trắng, không bị khuyết tật dị dạng, có trọng lượng khoảng 70 -80kg và được tắm rửa sạch sẽ). Khi nghe xướng “chiết tửu”, chấp sự rót ra một chung rượu lớn trao cho chánh tế; chánh tế đổ rượu vào miệng cho con vật tỉnh táo, vỗ vào đầu cho nó kêu thành tiếng, dùng kéo cắt 1 chùm lông gáy của nó bỏ vào bát để sẵn, rồi cầu nguyện, đốt vàng mã; tiếp đến, Giám đao uống một ly rượu và thọc huyết vật tế. Vật tế được làm sạch và mang lên để trên chiếc bàn trước tiền án. Riêng bát đựng lông và huyết heo thì đặt ở phía dưới bàn tiền án để chuẩn bị cho nghi lễ Ế mao huyết (hay Yểm mao huyết).
Lễ Ế mao huyết là việc mang bát lông và huyết heo đem chôn dưới bàn thờ Thần nông – một nghi thức phổ biến trong lễ Kỳ yên ở đình làng Nam Bộ, diễn ra vào lúc 20 giờ nhằm phục hồi sinh khí, cầu mong cho cây lành trái ngọt, ruộng vườn tốt tươi. Sau khi thực hiện các nghi lễ ở bàn tiền án với sự tham gia của dàn nhạc lễ, bát huyết được người chấp sự mang ra bàn thờ Thần nông để thực hiện nghi thức đốt hương, nguyện hương, thượng hương và quỳ lạy trước khi dâng 3 tuần rượu, rồi đặt bát huyết xuống đất và lấp lại. Sau đó dâng trà ở bàn thờ Thần Nông, khi nghe xướng “Phần hóa”, chủ tế đốt giấy vàng mã, kết thúc phần lễ Ế Mao huyết.
Lễ chính trong đại lễ Kỳ yên ở đình Tân Phước Tây là lễ Đàn cả (Đoàn cả) để tế thần tạ ơn thần đã cho mưa thuận gió hòa, dân khang vật thịnh, thường được tổ chức vào lúc giữa đêm – thời điểm thanh tịnh nhất (hiện nay đình Tân Phước Tây tổ chức vào lúc 21 giờ). Lễ vật gồm: heo sống, trầm, đèn, nhang, rượu, trà, nước. Trước bàn tiền án có 2 chiếc mâm: một đựng 3 chiếc dùi trống, chiêng, mõ; một đựng kiếm sanh lịnh. Sau khi thực hiện các nghi thức dâng hương, dâng rượu, dâng hiến quả phẩm, dâng trà, đọc chúc văn bằng chữ Hán (nội dung thể hiện ý nguyện của nhân dân về việc cầu an và kể lại công đức của thần linh), con heo tế thần được cắt một ô vuông vùng thịt đùi trước và đùi sau để tế thần; kết thúc là nghi thức đốt chúc văn và vàng mã.
Sang ngày 17 tháng Chạp, lễ Tế hậu sở được cử hành lúc 19 giờ để cúng tế Tiền hiền, Hậu hiền, Tiền vãng, Hậu vãng và thập loại cô hồn,… có ý nghĩa thiết thực, quan trọng trong việc hướng con người về đạo lý trọng nghĩa, trọng tình, nhớ ơn tổ tiên, tiền nhân, gắn kết con người với nhau trong cộng đồng.
Ngoài ra, trong các kỳ Đại lễ Kỳ yên đình Tân Phước Tây còn có một số nghi lễ khác như: lễ Xây chầu, lễ Đại bội, Hát bội, lễ Tôn vương, Tôn soái.
Lễ Xây chầu có tên gọi là lễ khai tràng, là một trong những nghi thức long trọng trong ngày lễ Kỳ Yên đình Tân Phước Tây tối ngày 17. Lễ Xây chầu có 3 loại: Xây chầu võ, Xây chầu văn và Xây chầu bán võ – bán văn căn cứ theo cử chỉ, cách ăn mặc và cách thức đọc các câu chúc. Trước ngày xây chầu, trống chầu phải được sơn và vẽ mới hình thái cực ở giữa mặt trống, đặt trống chầu theo hướng đại lợi và lấy khăn đỏ che kín mặt trống chầu (có ý nghĩa che thái cực vì thái cực là cõi u tối, hỗn mang), kể từ lúc này không ai được xê dịch trống chầu để giữ tính tịnh theo quan niệm của vô cực.
Sân khấu hát bội được dựng quay mặt vào đình. Trên sân khấu có bàn nghi bài trí lư hương, bộ chân đèn và khay trầu rượu. Roi trống chầu được thỉnh từ bàn thờ hội đồng và được đặt trang trọng trên khay, có thể đặt ở bên tả hoặc bên hữu sân khấu. Địa điểm hành lễ diễn ra tại chánh điện trước bàn thờ Hội đồng và trên sân khấu võ ca. Nghi lễ xây chầu được mở đầu tại chánh điện trước bàn thờ Hội đồng, Ban hành lễ tiến hành nghi thức dâng 1 tuần hương, 3 tuần rượu (đủ tam hiến), 1 tuần trà. Sau đó lễ 4 lễ, 3 vái, vắt vạt áo trước lên vai hô to: “phụng lệnh” (tuân theo lệnh thần) rồi lấy gươm lệnh đeo vào vai, thỉnh roi chầu được đặt tại bàn thờ thần ra bàn nghi trên sân khấu. Tại sân khấu, vị thủ cổ và các chấp sự thực hiện tiếp nghi thức tẩy trước chú (tẩy trược): vị thủ cổ tẩy trược cầm bông trang bỏ vào tách rượu đứng tại trống chầu giũ, rải rượu ra 4 hướng. Tiếp theo là nghi thức cầm roi khắc trống chầu: khi nghe lễ sinh xướng “Phế cân”, vị thủ cổ lấy tấm vải đỏ phủ trên mặt trống, lau sơ mặt trống rồi bao lấy roi chầu, roi họa trên mặt trống chầu chữ bùa Lỗ Ban, sau đó dùng roi viết lên trống các câu: “Hà an xã tắc”, “Khương trung an thới”, “Lê thứ thái bình”. Rồi đến nghi thức trịch mộc chú (khắc trống chầu) khắc vào trống 3 lần, mỗi lần độc một câu mang ý nghĩa chúc tụng “Thiên lai giáng phúc”, “Chủ địa nhi lai”, “Vạn thần lai ủng”. Sau đó vị thủ cổ đánh tiền đả 37 tiếng, trung đả 67 tiếng và hậu đả 99 tiếng. Theo cổ lệ phải đánh 3 hồi 300 roi chia ra nhất hồi 80, nhị hồi 100 và tam hồi 120. Ngày nay, số lượng roi chầu đã giảm bớt còn 36 – 72 – 108 hoặc 20 – 40 – 60 tùy theo sức khoẻ người thủ cổ.
Sau lễ Xây chầu là lễ Đại bội. Đại bội có nghĩa là lễ cúng lớn có trò diễn. Nếu như lễ Xây chầu thể hiện ý nghĩa khai thông thái cực, hòa hợp lưỡng nghi, sinh hóa tam tài, được diễn đạt bằng những hồi trống và những tiếng trống, thì lễ Đại bội cụ thể hóa lễ Xây chầu bằng hình tượng, điệu múa và lời nói qua các nghi tiết: nhứt thái (nhứt trụ), lưỡng nghi, tam tài, tứ tượng, ngũ hành, bát quái trình tự với số lượng người diễn xướng: 1, 2, 3, 4, 5, 8 biểu diễn tiết mục trên sân khấu. Trong lễ, đào kép gánh hát bội sẽ thực hiện các lễ tiết như: lễ khai thiên tịch địa (đình Tân Phước Tây gọi là điềm hương); lễ Xang (xoan = múa) nhật nguyệt tượng trưng cho lưỡng nghi, âm dương giao hòa sinh ra vạn vật; lễ Tam tài (còn gọi là lễ Tam đa, Tam tinh hay lễ Chúc thánh, Chúc thọ); lễ tứ thiên vương: tượng trưng cho tứ tượng tức thái dương, thiếu âm, thái âm, thiếu dương; lễ Đứng cái (còn gọi là trò Đại bội) để tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), các đào thài múa quạt ca ngợi đất nước xinh đẹp, chúc thọ toàn dân, bốn mùa tượng trưng mai, lan, cúc, trúc quanh năm tươi sắc; lễ Bát tiên hiến thọ tượng trưng cho bát quái gồm các quẻ: càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài theo quan niệm dịch lý của Nho giáo; lễ Gia quan tấn tước (còn gọi là lễ gia quan phổ tước) cầu chúc cho việc thăng quan tiến chức trong xã hội ngày xưa. Đêm diễn còn có sự tham gia của vị thủ cổ cầm chầu để trực điểm trống chầu mỗi khi hát, diễn hay. Kết thúc đêm diễn, nếu đêm sau còn hát bội, đánh trống chầu 3 hồi 9 tiếng, nếu không đánh hồi chầu, tiễn thần với 3 hồi trơn.
Ngoài ra, còn có một số nghi lễ phụ được tổ chức trong ngày Đại lễ Kỳ yên như: nghi lễ rước Tổ hát bội khi gánh hát đến đình và lễ cúng miễu ở các miếu Tiên sư, Ngũ Hành và miếu Điền.
Đình Thái Bình Tổ Chức Lễ Cúng Kỳ Yên
Trong hai ngày 13-14.12 (nhằm ngày 15 và 16 tháng 11 Âm lịch), Đình Thái Bình tọa lạc tại khu phố 4, phường 1, thành phố Tây Ninh đã tổ chức Lễ cúng Kỳ Yên.
Lễ Kỳ yên Đình Thái Bình được tổ chức hằng năm gồm các nghi lễ truyền thống như: lễ rước Sắc Thần, các nghi thức cúng cơm chay, cúng cầu Quốc thái dân an, cúng tế Linh Thần, cúng Thần Nông, lễ hồi sắc… nhằm cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho công việc lao động sản xuất của nhân dân được thuận lợi, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc. Đồng thời cũng là để giữ gìn nét đẹp truyền thống tín ngưỡng dân gian của dân tộc.
Đình Thái Bình đã được xây dựng trên 100 năm, thờ Thần hoàng Bổn Cảnh Võ Văn Oai – là vị quan đại thần triều đình Huế, người có công chống giặc ngoại xâm và tuẫn tiết tại vùng đất này. Ngày 18.3.1917, vua Khải Định năm thứ II đã sắc phong đình thành Thái Bình.
Ngôi đình được sửa chữa lớn vào năm 1950. Khuôn viên đình rộng 1.700m 2, tiền đình quay về hướng Đông Nam, mặt tiền đắp nổi biểu tượng cuốn thư: sách và gươm, 2 bên có lầu chuông, gác trống, đỉnh nóc đình có lưỡng long chầu nguyệt. Nội thất trang trí hoành phi: “Thái cảnh thanh bình” và “Thần thánh cảm linh”, cùng với các cặp song nghê, song phượng, tùng, cúc, trúc, mai và các đồ thờ tự.
Năm 1994 Đình Thái Bình được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và được trùng tu tôn tạo vào năm 2013.
Đi Qua Mùa Lễ Kỳ Yên
Nếu ở Trảng Bàng, Đình Gia Lộc đã tổ chức đáo lệ Kỳ Yên từ ngày 14 tháng 3 âm lịch (29.4.2018) và kéo dài suốt 3 ngày sau; thì ở các huyện, thành phía Bắc tỉnh cũng râm ran trống hội Kỳ Yên tại các ngôi đình di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đấy là Đình Hiệp Ninh, thuộc phường 2, TP. Tây Ninh và Đình Long Thành, nay thuộc xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành.
Sáng 3.5 (18.3 âm lịch), tại Đình Long Thành lúc 8 giờ, nghi lễ thỉnh tro từ mộ cụ Thành hoàng đã xong. Dàn trống hội của đoàn nghệ thuật lân sư rồng Thiện Anh cũng đã sẵn sàng. Người đến đình tấp nập. Rất nhiều trẻ em theo cha mẹ đến xem hội múa lân.
Bên trong ngôi võ ca trước đình, quan khách đã tề chỉnh trên dãy bàn dài chính giữa. Ngoài các ban Hội đình từ các địa phương trong tỉnh, còn có đại biểu các cơ quan đoàn thể huyện, xã. Trống hội khai trương rầm rộ. Xong, là đến lượt Ban tổ chức lễ đọc diễn văn ôn lại công đức của người xưa. Người có công khai phá vùng đất Long Thành, nay là 3 xã thuộc huyện Hòa Thành chính là cụ Trần Văn Thiện.
Theo niềm tin của người có đạo Cao Đài, cụ cũng được các đấng Thiêng liêng ban sắc giáng cho: “Thần hoàng Long Thành lên chức Văn Xương”. Sự kiện ấy là vào ngày 12 tháng Giêng Đinh Mão, tức 13.2.1927.
Trong và ngoài ngôi đình với mái ngói nâu trầm mặc, là đầy ắp những hương hoa, bánh trái quả phẩm. Trước ngai thờ hội đồng là hai tấm bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa, một cấp quốc gia và một cấp tỉnh. Di tích cấp tỉnh là ngôi mộ cụ Trần Văn Thiện nằm cách không xa vị trí đình làng.
Đình Long Thành đã được tôn tạo khang trang từ hơn 10 năm trước bằng nguồn vốn xã hội hóa, nay vẫn còn nguyên vẻ đường bệ và vững chắc. Trước ngai thờ chính, phẩm vật cúng dâng lên mấy lớp. Là các loại bánh tét, bánh bò, bánh ít. Các mâm xôi gấc, xôi đậu đủ màu. Và các loại trái cây tươi ngon mơn mởn của quê hương.
Các đại biểu được mời vào thắp nhang cung kính dâng lên ngai thờ Thành hoàng. Xong, lại mời ra bàn thờ thần nông trước sân làm lễ. Đất quê, cây lúa vẫn là nguồn sống chính xưa nay của các xã Long Thành. Vậy nên, ai cũng cầu mong các linh thần ban cho mưa hòa, gió thuận. Sản vật nông nghiệp dồi dào, làm nền tảng cho điều mơ ước lớn hơn là quốc thái, dân an.
Nghi thức cho các quan khách đã xong. Giờ mới là lúc các vị cao tuổi, đạo cao đức trọng trong Ban Quý tế của đình làm lễ tế chính dâng hương hoa, quả phẩm lên Thành hoàng. Trống, chiêng điểm nhịp dội vang. Dàn nhạc lễ bổng trầm, thánh thót.
Các vị chánh tế, bồi tế vào vị trí. Học trò lễ nâng đèn nhang, quả phẩm trên tay, chân bước khoan thai. Nghi lễ này ở Đình Long Thành, từ hàng trăm năm qua vẫn giữ được bản sắc cổ truyền dân tộc. Chứng tỏ một sự tiếp nối của văn hóa Việt Nam bền bỉ, trường tồn.
Lễ đã hoàn tất. Nhưng ra đến cổng, khách vẫn được bà cháu một cụ già níu lại, tặng cho một phần lộc thần. Giở xem, mỗi phần ba chiếc bánh ú chặt chịa, thoảng thơm mùi lá chuối.
Vào hai ngày trước, ngày 16.3 âm lịch, Đình Hiệp Ninh của TP. Tây Ninh cũng vào Lễ hội Kỳ Yên. Theo Ban Quý tế hiện nay, đình cũng thờ cụ Trần Văn Thiện làm Thành hoàng. Nhưng thực ra là đình có sắc phong thời vua Khải Định ban cho làng Hiệp Ninh xưa thờ thành hoàng bổn cảnh.
Tờ sắc phong vẫn còn kia làm minh chứng. Và ngày 16.3 âm lịch mỗi năm, các vị trong Ban đều tổ chức lễ rước sắc thần từ trụ sở UBND phường 2 về lại ngôi đình. Ngay từ buổi sáng ngày này, sân đình đã rộn rã đông vui người về xem các tiết múa lân sư rồng, mở màn cho kỳ lễ hội. Nghi lễ tế chính diễn ra vào sáng ngày 17.3 âm lịch. Có điều, làng xưa nay đã thành phường. Nên nghi thức lễ hội Kỳ yên cũng phần nào đã bị nhạt nhòa trong thời đô thị hóa.
Trong những ngôi đình di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, lễ Kỳ yên vào dịp rằm tháng 3 (âl), trùng với kỳ nghỉ lễ 30.4 có Đình Truông Mít (huyện Dương Minh Châu). Những tưởng là xã mới thành lập sau 1975, đình sẽ không có gì đặc biệt.
Vậy mà ngày cúng đình, ngôi đình này lại rất đông vui, có cả chủ tịch UBND huyện Trần Văn To cùng nhiều nhà doanh nghiệp về tham dự. Thấy ngôi đình xập xệ, ngói lở tường long nên doanh nghiệp Hùng Diệp đã hỗ trợ ngay một khoản tiền hàng chục triệu để góp phần xây sửa đình làng.
Theo Ban Quý tế, Đình Truông Mít thờ ông Trạng Bảy, có tên thật là Phan Văn Mật. Ông là một vị tướng trong đội quân của Quan lớn Trà Vong Huỳnh Công Giản. “Sinh vi tướng, tử vi thần” theo quan niệm dân gian, khi ông mất, dân làng lập miếu thờ ông cùng các vị anh hùng hào kiệt một thời chống giặc, bảo vệ dân lành làm ăn sinh sống trên vùng đất mới.
Đình Truông Mít có khuôn viên rộng lớn, còn cả bàu gò thời xa xưa mọc nhiều cây rừng cổ thụ. Trong câu chuyện với cụ Phan Văn Duy, Trưởng Ban Quý tế đình, cụ còn nhớ về những bậc tiền nhân thời mở đất.
Như cụ cố nội Phan Văn Gồng từng đánh cọp khi Truông Mít còn hoang vu, cọp thường xuất hiện bắt người. Người diệt cọp nhưng vẫn tôn trọng sức mạnh của chúa sơn lâm, nên đình vẫn có ngôi miếu nhỏ thờ “ông Hổ”. Miếu này ở sau đình, trên một gò đất nhỏ, cũng nghi ngút khói nhang thơm cùng các đĩa tam sên, hoa trái…
Còn trên các bàn thờ chính, dĩ nhiên là đầy ắp những hương hoa, heo quay và bánh trái. Cuối tháng tư, cái bàu vuông nuôi cá trước đình đã nở đầy hoa súng tím. Phía bên lối vào còn có một hồ sen. Dưới bóng cây cao rợp tán, người người vào ra tấp nập.
Toàn dân thôn ấp hầu như đã quen biết nhau, hoặc làm ăn xa mới về, nên ríu rít bên nhau, tay bắt mặt mừng. Ôi, Đình Truông Mít! Cái tên nghe đã thấy xa xôi heo hút thuở nào, nay đã trở nên một chốn đông người, cảnh tượng tưng bừng xôn xao mặt nước. Lễ Kỳ Yên Đình Truông Mít. Lần đầu tới đây mà vẫn thấy có gì gần gũi, thân quen.
Đi qua Lễ hội Kỳ Yên của mấy ngôi đình đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa vào đúng dịp có kỳ nghỉ dài ngày, vậy nên làng phố đỏ cờ bay, đình tạ rợp cờ thần. Các hội đình vẫn tưng bừng là nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, lẫn những tấm lòng thành tâm tín ngưỡng của người dân, dù trong cuộc sống đời thường vẫn có thể còn nhiều gian khó.
Với nhiều cố gắng, các vị trong Ban Quý tế vẫn duy trì được vào hai dịp “xuân thu nhị kỳ” các mùa Lễ hội Kỳ Yên và cầu bông, giữ được bản sắc văn hóa dân gian tại các ngôi đình, dù ở quê hay ở phố phường.
Độc Đáo Lễ Hội Kỳ Yên Và Những Trải Nghiệm Có “1
Lễ hội Kỳ Yên là một trong những lễ hội lớn của vùng đồng bằng Nam Bộ. Đây được xem là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân miền Tây từ bao đời nay. Vậy du khách có biết lễ hội Kỳ Yên là lễ hội gì không? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời qua bài viết Lễ hội Kỳ Yên ở miền Tây mà Viet Fun Travel sẽ chia sẻ ngay sau đây.
Nguồn gốc lễ hội Kỳ Yên
Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel thì lễ hội Kỳ Yên đã có từ rất lâu trong việc thờ lễ thần của người Việt. “Kỳ Yên” ở đây có nghĩa là cầu an, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi sinh sôi nảy nở.
Xưa kia ở khu vực phía Bắc tại các đình miếu trong làng người ta thường tiến hành làm lễ cầu an hay còn gọi là lễ Tống ôn, lễ Cầu mát. Lễ này là lễ mà dân làng sẽ bày cúng cháo lá đa, rải gạo muối thí thực để tống tiễn điềm xấu, cầu mong những điều tốt đẹp.
Lễ hội Kỳ Yên ở miền Tây
Về sau người Việt di dân vào phương Nam khẩn hoang lập ấp phải đương đầu với thiên nhiên khó khăn cùng những hiểm họa khôn lường. Lúc bấy giờ, để cầu mong được cuộc sống bình yên ấm no những người dân ở đây thường làm lễ cúng cầu an tại các ngôi đình đặt niềm tin của mình vào những vị thánh thần.
Dần dần về sau ở vùng Nam Bộ hình thành nên lễ hội Kỳ Yên. Lễ hội Kỳ Yên ở các ngôi đình là một trong những lễ hội lâu đời thể hiện đậm đà màu sắc văn hóa đình làng của Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.
Lễ hội Kỳ Yên diễn ra như thế nào?
Tùy theo từng địa phương mà lễ hội Kỳ Yên được chọn tổ chức vào những ngày khác nhau. Tuy nhiên lễ hội này chỉ diễn ra vào mùa xuân. Đây là hội làng truyền thống để người dân trong vùng tổ chức lễ cúng linh thiêng, trang trọng tại các ngôi đình. Như đã giới thiệu ở trên, lễ hội Kỳ Yên là dịp để tạ ơn các bậc tiền hiền và cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Thời điểm vụ mùa được thu hoạch xong, thời tiết khô ráo cũng là lúc người dân khắp nơi trong khu vực Nam Bộ tổ chức lễ hội Kỳ Yên. Lễ hội này được tổ chức tại các ngôi đình quy tụ toàn thể dân làng tham gia.
Theo Lễ hội Kỳ Yên miền Tây thì nhiều địa phương thường tổ chức lễ hội Kỳ Yên vào ngày rằm tháng 2 hoặc rằm tháng 3. Mặc dù là lễ hội đình làng lớn nhưng lễ hội Kỳ Yên không được tổ chức mỗi năm mà khoảng 2 – 3 năm mới được tổ chức một lần. Lễ hội này thường diễn ra trong 3 ngày.
Ngày đầu tiên là ngày diễn ra lễ Túc Yết và lễ Tiền Vãng. Đây là hai lễ được dùng để cúng tế các vị Tiền Hiền, Hậu Hiền và những người có công với đất nước. Chủ lễ là vị Chánh Bái có phụ tế và bồi lễ phụ giúp. Ngoài ra còn có người thủ xướng là người giữ vai trò khá quan trọng trong buổi lễ.
Nghi thức cúng tế trong lễ hội Kỳ Yên
Toàn bộ nghi lễ đều được tiến hành dưới sự điều phối của người thủ xướng. Tất cả các lễ nghi từ động tác dâng hương, dâng trà, dâng rượu đến đọc văn tế, vái lạy đều phải đúng theo lời của người thủ xướng. Để giữ vai trò là người thủ xướng đòi hỏi người này phải hay văn chữ và được dân làng trọng vọng nhất.
Ngoài ra trong buổi lễ còn có đội học trò lễ. Đây là những người lễ sinh mặc áo, đội mũ, mang hài theo kiểu các học sinh tú tài ngày xưa. Trong buổi lễ thì đội học trò lễ sẽ biểu diễn dâng lễ vật theo nhịp phách của dàn nhạc diễn tấu với điệu bộ đi đứng vô cùng thuần thục. Bên cạnh đó trong lễ Túc Yết còn có 4 cô đào hát mừng thần trong lúc dâng rượu.
Tại một số đình làng có vị thần được vua sắc phong thì còn có lễ mở sắc thần. Lễ này thì được tổ chức vào giữa đêm thứ nhất để tưởng nhớ công lao khai cơ lập nghiệp của các bậc tiền nhân xưa.
Kết thúc ngày đầu tiên, ngày thứ hai là ngày diễn ra lễ Chánh tế. Lễ này thường được tiến hành vào giữa đêm. Trong lễ Chánh tế sẽ có một người được cử ra đọc văn tế để mở đầu buổi lễ. Người đọc văn tế phải là một chức sắc trong làng.
Lễ hội Kỳ Yên qui tụ tất cả người dân trong làng tham gia
Lễ Chánh tế diễn ra là lúc người đọc văn tế sẽ ăn mặc áo dài khăn đóng chỉnh tề, quỳ trước bàn hương án, hai tay nâng bản văn tế đưa lên dưới ánh nến rồi chậm rãi đọc với một giọng kính cẩn trang nghiêm hòa cùng với nhạc đệm của dàn nhạc lễ.
Giống như những lễ hội khác Kỳ Yên cũng có hai phần là lễ và hội. Sau hai ngày chánh lễ thì ngày thứ ba cũng là ngày hội. Trong ngày này tất cả dân làng ai nấy cũng ăn mặc đẹp lui tới vui chơi. Đây cũng là dịp các chàng trai cô gái trong làng có cơ hội gặp nhau để kết tình trao duyên.
Đêm của ngày thứ ba sẽ diễn ra lễ Xây Chầu – Đại Bội. Đây là buổi lễ đánh trống cầu trời ban cho mưa thuận gió hòa và hát múa cầu cho mùa màng tốt tươi.
Đặc biệt ở phần lễ Đại Bội, những người được chọn trình diễn phải là những diễn viên xuất sắc có giọng ca hay, múa giỏi. Những người này thường được gọi là nghệ sĩ hát bội. Có thể nói hát bội là một trong những nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của lễ hội Kỳ Yên. Không chỉ có những người lớn tuổi mà cả thanh niên và trẻ em cũng bị thu hút bởi sự đặc sắc của các vở tuồng hát bội.
Vào những ngày diễn ra lễ hội Kỳ Yên đình làng lúc nào cũng đông đảo người dân đến thắp nhang, xem lễ rước thần, nghe đọc văn tế và thưởng thức hát bội. Lễ hội Kỳ Yên đã trở thành một nét văn hóa tâm linh truyền thống độc đáo của người dân miền đất Nam Bộ.
Với bề dày lịch sử lâu đời, lễ hội Kỳ Yên vẫn giữ được những lễ nghi truyền thống đặc sắc tồn tại cho đến ngày nay. Nếu có dịp du khách nên thử tham gia vào lễ hội Kỳ Yên ở các đình làng để trải nghiệm những điều thú vị hấp dẫn từ lễ hội này.
Nghệ thuật hát bội trong lễ hội Kỳ Yên
Hát bội được xem là một trong những bộ môn nghệ thuật độc đáo. Phải biểu diễn trong không gian hẹp, thời gian kéo dài khoảng 3 – 4 tiếng, những người hát bội trong lễ hội Kỳ Yên đòi hỏi phải là những nghệ sĩ có kinh nghiệm. Các nghệ sĩ này thường tốn rất nhiều thời gian hóa trang để khuôn mặt luôn giữ được nét. Một số bộ phận như mắt, mũi, râu, tóc phải vẽ thật khéo để thể hiện rõ vai trò từng nhân vật.
Hát bội là một phần không thể thiếu trong lễ hội Kỳ Yên
Hát bội trong lễ Kỳ Yên được biểu diễn với hình thức hùng dũng, ít bi ai, cái kết có hậu. Tất cả các vở tuồng thường có nội dung trung thắng nịnh, chính thắng tà và kết thúc bằng màn tôn vương hay tôn soái.
Nghệ thuật hát bội là sự kết hợp chặt chẽ giữa phần âm thanh và phần hình ảnh. Một nghệ sĩ biểu diễn bước lên sân khấu bao giờ cũng bắt đầu bằng câu xướng để giới thiệu nhân vật. Sau khi vào vở tuồng ngoài câu hát, các nghệ sĩ còn thể hiện nhân vật với lối diễn xuất đa phần khuếch đại.
Một số vở tuồng thường được chọn biễu diễn là San Hậu, Phàn Lê Huê, Tiết Nhơn Quý, Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, Trần Bình Trọng, Sát Thát.
Chính nhờ những nét đặc trưng riêng từ hình thức biễu diễn đến không gian ánh sáng mà hát bội là một trong những nghi thức không thể thiếu trong lễ hội Kỳ Yên.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đại Lễ Kỳ Yên Đình Tân Phước Tây trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!