Bạn đang xem bài viết Cúng Thất Tuần Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Cúng Thất Tuần được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo phong tục dân gian, khi trong nhà có người qua đời cần bảo quản linh cữu trong nhà 3 ngày rồi mới mang đi mai táng. Người ta quan niệm linh hồn người chết sau 7 ngày sẽ trở về nhà, gọi là “tuần thất đầu tiên”. Nhiều người vẫn bán tín bán nghi rằng, liệu sau khi chết đi, linh hồn người ta có thể thực sự trở về dương gian được không? Đầu thấtTrong phong tục tang lễ của người xưa, “đầu thất” là chỉ ngày thứ 7 sau khi người chết tạ thế. Mọi người đều tin rằng vào ngày “đầu thất”, linh hồn người chết sẽ trở về nhà. Người nhà cần chuẩn bị một mâm cơm, sau đó trốn đi trước khi linh hồn người thân trở về (có thể trốn trong chăn, hoặc đi ngủ).
Nếu hồn nhìn thấy người nhà sẽ tưởng nhớ không muốn rời đi, từ đó ảnh hưởng tới việc đầu thai. Lại có người nói vào giờ Tý của ngày “đầu thất” người nhà nên đốt một đồ vật có giống như hình cái thang để linh hồn có thể theo chiếc thang này lên trời.
Những điều chú ý vào ngày “đầu thất”
Theo kinh Địa Tạng, thần thức của một người sau khi chết hầu hết đều phải trải qua giai đoạn trung gian. Tuổi thọ của thân trung ấm (nôm na là sự sống sau khi chết) tối đa là 49 ngày, sau đó người chết sẽ thọ sinh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã gây tạo.
Ngày thứ 7 sau khi con người mất đi được gọi là “đầu thất”. Cứ tính lần lượt theo thứ tự tổng cộng là bảy bảy 49 ngày và cứ hết 7 ngày được tính là một “tuần thất”. Trong tuần thất đầu tiên, thời gian linh hồn trở về dương gian là từ giờ Tý tới giờ Hợi.
1. Vào đêm của ngày đầu thất là thời khắc đầu tiên linh hồn được trở về dương gian sau khi qua đời. Vào thời điểm này ý thức của người chết chưa hoàn toàn bị mất đi, có nghĩa là họ chưa ý thức được bản thân mình đã chết, cũng chưa thể được gọi là ma.
Bởi vậy điều đầu tiên người nhà cần chú ý là giữ tâm thái tưởng nhớ tới người chết và đừng vì những chuyện nhỏ trong gia đình dẫn tới mâu thuẫn to tiếng, cãi cọ. Bởi vì làm vậy sẽ khiến linh hồn người chết thấy đau lòng, tiếc nuối, lưu luyến cõi hồng trần mà không muốn rời đi.
2. Vào giờ Tý của ngày đầu thất linh hồn sẽ được quỷ đầu trâu mặt ngựa, bốn vị quỷ âm sai bảo vệ đưa về dương gian. Đúng vào giờ Tý sẽ từ cửa sổ và ống khói để đi vào nhà. Lúc này người nhà cần chuẩn bị một mâm cỗ chay cúng lễ. Trong các vật phẩm cúng lễ kỵ cúng thịt bò, thịt ngựa và những thứ hôi tanh. Cỗ chay càng thịnh soạn càng tốt, là để đáp tạ bốn vị quỷ sai đã đưa linh hồn về nhà, đồng thời cũng để họ không chèn ép linh hồn. Trong mâm cỗ chay cũng có thể bày loại đồ ăn mà linh hồn khi sống thích ăn để họ nhận và mang đi đường.
3. Đồng thời vào giờ Tý người nhà nên bày một bát nước sạch và một bát năm loại ngũ cốc trước cửa nhà. Ý nghĩa của việc đặt một bát nước là để người quá cố gột rửa đi bụi trần, tiêu trừ tai nạn và yên tâm lên đường. Bày một bát có năm loại ngũ cốc là để phòng trừ tà, đuổi độc. Vào sáng sớm hôm sau, bát nước cần đổ ngay trước cổng nhà còn bát ngũ cốc đổ ra chỗ thoát nước.
4. Trong ngày đầu thất, người nhà không được phép ra mộ để cúng lễ. Bởi vào ngày đầu thất, Thần linh tại mộ của người mất sẽ chính thức ghi chép lại tên tuổi của họ trong từ trường âm trạch và khi ghé bước tuần tra sẽ tìm người thế thân. Bởi vậy trong tuần thất đầu tiên nếu vô tình mạo phạm lui tới mộ phần cúng lễ sẽ làm cả thổ công và linh hồn ham mê những đồ cúng lễ không thể rời đi mà người sống cũng có thể sẽ bị bắt đi theo.
5. Vào đêm linh hồn trở về, những người đang mang thai hoặc đang trong thời gian ở cữ trong nhà đều nên trốn đi nơi khác để tránh va chạm với linh hồn và âm binh các ngả. Đối với những linh hồn đột ngột tạ thế, vào tuần thất đầu tiên thường sẽ báo mộng cho người nhà. Khi đó người nhà không được sợ hãi mà cần tĩnh tâm hỏi linh hồn muốn gì, cần gì để họ yên tâm ra đi. Sau ngày đầu thất, linh hồn người chết sẽ đi tới Vọng Hương đài và bắt đầu tới đường Hoàng Tuyền một đi không trở lại.
Người ta sau khi qua đời vì sao phải cúng thất?
Người sau khi qua đời vì sao phải cúng thất? Có rất nhiều người hỏi vấn đề này, vì sao phải làm thất? Người vãng sinh (đến thế giới Cực Lạc) và người sinh thiên (chuyển sinh ở cõi trời) đều không có thân trung ấm thì không cần làm thất. Thế nhưng người thông thường nghiệp chướng sâu nặng thì đều có thân trung ấm.
Con người trong cõi nhân sinh ai cũng phải trải qua lục đạo luân hồi (6 nẻo luân hồi). Khoảng thời gian bắt đầu từ khi con người chết đi cho tới khi đi đầu thai chuyển sinh gọi là giai đoạn “Thân trung ấm”.
Ví dụ như một đứa trẻ trong thời gian ở âm gian đợi cơ duyên chuyển sinh cứ 7 ngày được tính là một kỳ. Nếu 7 ngày kết thúc vẫn chưa tìm được cơ duyên chuyển sinh thì tiếp tục đợi 7 ngày nữa, cứ như vậy trong vòng 49 ngày. Do vậy trong giai đoạn này cần phải cúng lễ siêu độ cho họ.
Trung ấm thông thường tồn tại 49 ngày, chính là 7 lần 7. Trong thời gian trung ấm thì cứ 7 ngày, người chết lại có một lần biến dị sinh tử, cũng chính là nói họ cứ 7 ngày thì có một lần rất đau khổ.
Bởi thế, con người cũng nhất định không được tự sát. Tự sát thì vô cùng thống khổ, vì sao vậy? Hễ là người tự sát mà chết thì thân trung ấm mỗi 7 ngày một lần lại phải tự sát một lần. Nó không phải làm một lần rồi xong mà mỗi 7 ngày thì phải diễn lại một lần, rất khổ sở. Thí dụ như treo cổ mà chết, mỗi lần cách 7 ngày họ lại phải treo cổ một lần. Uống thuốc độc mà chết thì cách 7 ngày họ lại phải uống độc một lần…
Trong thời gian thọ thân trung ấm, hương linh vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa) nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm). Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ. Đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn như đến chùa hoặc thỉnh chư tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng.
Sau 49 ngày, khi thần thức tìm được cảnh giới tái sinh, thường thì họ sinh về một trong sáu cõi của lục đạo (Trời, A Tu La, người, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục) và từ đây sự thọ dụng của họ có khác biệt. Đơn cử như nếu thần thức sinh vào cõi Trời thì họ sẽ không ăn thực phẩm của cõi người. Vì thực phẩm ở cõi trời có vị cao cấp hơn rất nhiều lần. Hoặc nếu họ đọa vào địa ngục thì cũng không thể thọ dụng được thực phẩm của loài người vì bị hành hạ, phải ăn hòn sắt nóng, uống nước đồng sôi, chịu nhiều đau khổ cùng cực… Duy chỉ có các chúng sinh trong loài quỷ thần thì vẫn có thể “ăn” được những phẩm vật do thân nhân dâng cúng.
***
Theo phong tục ở các làng quê Việt Nam, khi trong nhà có người qua đời, con cháu phải túc trực bên linh cữu 3 ngày rồi mới được đưa đi mai táng. Quê tôi cũng không ngoại lệ nhưng khi mai táng xong gia đình còn mời pháp sư về làm một nghi lễ gọi là “Lê kiều vong”. Bà ngoại tôi mất năm 79 tuổi không phải vì bệnh tật mà vì tuổi già. Khi còn sống bà còng gập lưng nên lúc nào bên cạnh cũng phải có một cây gậy trúc.
Còn có một phong tục nữa là nếu trong nhà có ai không may qua đời vào “giờ trùng” thì khi đào huyệt sẽ phải đào 2 cái. Một cái huyệt giả, nông gọi là thiên di và một cái huyệt thật. Khi mai táng họ sẽ đưa linh cữu người quá cố qua huyệt thiên di đó trước rồi mới an táng tại huyệt thật. Lại nói về lúc đưa bà đi mai táng, cậu tôi vốn có tật ở chân, hôm đó nằm mệt nên không đi được.
Dì tôi chặt một cành tre và dán giấy màu trắng lên đó như hình cái thang rồi đưa cho thầy pháp sư. Pháp sư bày lễ trước sân nhà với hoa quả và những đồ chay thông thường trên một chiếc bàn. Ông ngồi đó tụng kinh trong vòng 3 tiếng đồng hồ rồi từng người con trong nhà sẽ phải ngồi bên cạnh thầy cầm cành trúc đó.
Nếu cành trúc rung lên là báo hiệu linh hồn người mất đã nhập vào người đang giữ cành trúc. Khi đó sẽ làm lễ để đưa vong đó ra mộ. Hôm đó là một ngày tháng 7 nóng bức, trời cũng đã nhá nhem tối, từng người từng người ngồi cầm cành trúc mà vẫn không thấy nó rung lên.
Mọi người đều lo lắng không biết quá trình làm lễ xảy ra chuyện gì. Có những linh hồn về còn trách mắng con cái khi sống đã đối xử tệ với mình. Còn hồn bà ngoại tôi thì sao nhỉ? Tôi tò mò không hiểu sau khi bà mất 3 ngày sẽ về nói với con cháu những gì.
Mãi tới hơn 6h tối, tôi mới thấy anh họ mình từ ngoài ngõ chạy vào bảo mọi người rằng hồn bà đang trên nhà cậu tôi. Mọi người chạy vội lên nhà thì thấy cậu đang nằm khóc. Pháp sư dỗ dành và đưa cậu xuống nhà bà để ngồi cầm cành trúc đó. Tôi thấy cậu cứ khóc và mếu máo: ” Đã bảo không muốn đi rồi mà còn sai người tới bắt đi “.
Khi xuống nhà, tôi thấy dáng đi của cậu còng còng như bà ngoại mà chân lại không còn bị dị tật nữa, hoàn toàn như thường. Cậu đi vào phòng nơi bà tôi đã nằm trước khi qua đời rồi hỏi: ” Gậy của bà đâu? “. Mọi người đưa cho cậu cây gậy mà bà còn dùng khi sống, sau đó cậu đi quanh nhà nhìn một vòng và chỉ khóc.
Khi trở dậy, mọi người hỏi đã nhìn thấy gì, cậu bóp trán hồi lâu kể lại: “Cậu đang nằm thì cảm giác như có một luồng hơi lạnh tiến lại thân thể và cứ lưu luyến, khóc lóc không muốn ra khỏi nhà nhưng như có ai đó bắt ép phải đi. Trên đường từ nhà ra mộ bà, cậu chỉ thấy một vệt sáng và cứ đi theo vệt sáng chỉ đường ấy”.
Theo chúng tôi
Nghi Thức Cúng Thất (Cúng Tuần)
NGHI THỨC CÚNG THẤT
Chủ Lễ Xướng
Tang chủ tựu vi linh tiền nguyện hương Thượng hương Lễ hương linh tứ bái (4 lạy) [ Đánh 3 hồi chuông ]
Chủ Lễ Thỉnh Linh
Tây phương Tịnh Độ hữu liên khai, linh giả tùng tư qui khứ lai; nhất niệm hoa khai thân kiến Phật, vĩnh vô bát nạn cập tam tai. Dĩ thử chấn linh thân triệu chư hương linh bất muội diêu văn tri trượng thừa Tam Bảo lực gia trì thử thực kim thời lai phó hội.
Hương hoa thỉnh, hương đăng triệu thỉnh. Tam thỉnh chư hương linh dĩ lai thọ thử trai tu phổ cúng dường y nhiên thỉnh tọa thính văn kinh, điển kinh văn Bồ Tát Ma Ha Tát.
Tán Dương Chi
Dương chi tịnh thủy biến sái tam thiên Tánh không bát đức lợi nhân thiên Pháp giới quãng tăng diên Diệt tội tiêu khiên, hoả diệm hoá hồng liên Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
Tụng Chú Đại Bi
Nam-mô Ðại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án, tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa.
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.
Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ-đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.
Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)
Tang chủ kiền thiền trà châm sơ tuần Lễ hương linh nhị bái (2 lạy)
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh.
Khi Quán Tự Tại Bồ-Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều không và vượt qua hết thảy khổ ách.
Này Xá-lợi Tử! Sắc chẳng khác không; không chẳng khác sắc. Sắc tức là không; không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Này Xá-lợi Tử! Các pháp đều không tướng: không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm. Cho nên trong không: không có sắc, không có thọ tưởng hành thức; không có mắt tai mũi lưỡi thân ý; không có sắc thanh hương vị xúc pháp; không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới; không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có khổ tập diệt đạo; không có trí tuệ và cũng không có chứng đắc.
Vì không có chỗ chứng đắc, nên Bồ-Tát y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tâm không ngăn ngại. Do không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, và đạt tới cứu cánh Niết-bàn.
Chư Phật ba đời đều y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Phải biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú. Có thể diệt trừ hết thảy khổ, chân thật bất hư.
Cho nên chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa đã tuyên nói . Chú thuyết như vầy:
Yết-đế yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha. (3 lần)
Vãng Sinh Tịnh Ðộ Thần Chú
Nam-mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ, a di rị đa, tất đam bà tỳ. A di rị đa, tì ca lan đế. A di rị đa, tì ca lan đa, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha.(3 lần)
Tang chủ kiền thiền hiến phạn cập châm trà (tang chủ dâng cơm, dâng trà)
Biến Thực – Biến Thủy Chơn Ngôn
Nam mô tát phạ đát tha, nga đa phạ lồ chỉ đế, án tam bạt ra tam bạt ra hồng. (3 lần hoặc 7 lần)
Nam mô tô rô bà da, Đát tha nga đa da, đát điệt tha, Án tô rô tô rô, bát ra tô rô, Bát ra tô rô ta bà ha. (3 lần)
Chủ Lễ Xướng
Đây bát cơm đầy chư tang chủ kính dâng, chư hương linh ơi, đây ngọc với đây lòng, đây tình còn động trong thương nhớ, dương trần âm cảnh đã cách ngăn. Thượng phạn – Hiến trà
Tang chủ kiền thiền lễ hương linh nhị bái (2 lạy)
Cúng Vong
Nam mô Đa Bảo Như Lai Nam mô Bảo Thắng Như Lai Nam mô Diệu Sắc Thân Như Lai Nam mô Quảng Bác thân Như Lai Nam mô Ly Bố Úy Như Lai Nam mô Cam lồ Vương Như Lai Nam mô A Di Đà Như Lai
Thần chú gia trì tịnh pháp thực Phổ thí hà sa chư hương linh Nguyện giai bảo mãn xả san tham Tốc thoát u minh sanh tịnh độ Quy y Tam bảo phát bồ đề Cứu cánh đắc thành vô thượng đạo Công đức vô biên tận vị lai Nhứt thiết hương linh đồng pháp thực
Thần chú gia trì pháp thí thực Phổ thí hà sa chư hương linh Nguyện giai bảo mãn xả san tham Tốc thoát u minh sanh tịnh độ Quy y Tam bảo phát bồ đề Cứu cánh đắc thành vô thượng đạo Công đức vô biên tận vị lai Nhứt thiết hương linh đồng pháp thực
Thần chú gia trì cam lồ thủy Phổ thí hà sa chư hương linh Nguyện giai bảo mãn xả san tham Tốc thoát u minh sanh tịnh độ Quy y Tam bảo phát bồ đề Cứu cánh đắc thành vô thượng đạo Công đức vô biên tận vị lai Nhứt thiết hương linh đồng pháp thực
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần)
Tang chủ kiền thiền trà châm tam tuần Lễ hương linh nhị bái (2 lạy)
Hồi Hướng
Di Đà giáo chủ Địa Tạng năng nhân, thơ kim sắc túng vị đề huề phóng ngọc hào quang thùng tứ tiếp độ chư hương linh… (đọc sớ cúng linh kỳ siêu) tên họ… pháp danh… hưởng thọ… quá vãng ngày… tháng… năm… thất… Nguyện hương linh, hồn siêu cõi tịnh, nghiệp dứt chốn trần ai, hoa sen chin phẩm vừa khai, Phật bèn thọ ký cho nghe nhứt thừa. Cầu xinh chư Phật tiếp đưa hồn về Cực Lạc say sưa pháp mầy.
Phổ nguyện: Nhất thành thượng đạt, vạn tội băng tiêu, nguyện chư hương linh đắc độ cao siêu, kỳ gia quyến hàm triêm lợi lạc. Âm siêu dương thới pháp giới chúng sanh giai cộng thành Phật đạo.
Nam mô A Di Đà Phật
Tam Tự Quy
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển.
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.
Chủ Lễ Xướng
Tang chủ kiền thiền trà châm chung tuần. Lễ chư hương linh tứ bái (4 lạy).
Văn kinh dĩ mãn
Thỉnh hương linh tọa vị linh sàn
Nam Mô A Di Đà Phật
Linh Tự Toạ Bồ Tát (3 lần)
Share this:
Mc Chương Trình Lễ Cúng Dường Trai Tăng Tam Thất Trai Tuần
Bài MC chương trình lễ cúng dường trai tăng Tam Thất trai tuần, dành cho quý vị tham khảo dẫn chương trình trong các lễ cúng dường.
Bài Dẫn chương trình lễ cúng dường trai tăng Tam Thất trai tuần
Dẫn lời vào tuyên bố lý do:
Cha đã đi rồi cha đã đi
Bao nhiêu phiền lụy với sầu bi
Gác lại bên lề cho thế sự
Mong Cha thanh thãn vãng tây quy.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.
Ngưỡng bái bạch Hoà Thượng chứng minh.
Ngưỡng bạch chư tôn Hoà Thượng, Thượng Toạ Đại Đức Tăng chứng minh.
Hôm nay là ngày 17- 02 – năm kỷ sửu, cũng là lễ tam thất trai tuần của cố Phật tử Lê Văn Tiểu pháp danh Như Thỉnh ngày 19-05-năm Đinh Hợi, hưởng thọ 75 tuổi, tạ thế ngày 26 tháng giêng năm Tân sửu.
Giới thiệu thành phần chứng minh:
Về chứng minh cho buổi cúng dường trai tăng, tam thất trai tuần sáng hôm nay hiếu quyên chúng con hạnh phúc được cung đón và cung kính đãnh lễ giới thiệu: Hòa thượng đạo hiệu thương Châu hạ Quang viện chủ tổ đình Sắc Tứ Khải Đoan tỉnh thành phố Ban Mê Thuộc tỉnh Đắk Lắc, chúng con xin được đảnh lễ giới thiệu.
Hòa thượng đạo hiệu thượng Giác hạ Hạnh trụ trì Tịnh xá Ngọc Thiền, thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông; Thượng tọa thượng Quảng hạ Hiền trụ trì chùa Pháp Hoa thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đăk Nông, cùng quý chư tôn thượng tọa đại đức tăng quang lâm chứng minh tham dự.
Lời bạt cho người tác bạch:
Chúng con hằng nghe , Cổ đức có dạy:
Có ông bà thì mới có ta
Ông bà là gốc mẹ cha là cành
Thân ta như thể lá xanh
Nhờ gốc vun bón, Nhờ cành chở che.
Thật vậy! Nói đến, ân đức sanh thành cửu huyền thất tổ, cha mẹ thì không có ngôn từ mỹ ý của thế gian này diễn tả cho hết. Cũng vì nghĩa cử ấy, hôm nay toàn thể gia đình lễ chủ, được sự hướng dẫn của đại đức trụ trì chùa Phước Điền thành phố Gia Nghĩa, thành kính cung thỉnh chư tôn Hòa thượng chư thượng tọa Đại đức Tăng, câu hội về tư gia để thành tâm chứng minh pháp sự, nhân lễ cúng dường, cầu siêu, báo nghĩa báo ân.
Giờ phút này, trai đường của chúng con đã trang nghiêm thanh tịnh, chúng con đang quỳ trước màu huỳnh y giải thoát của quý ngài, Thành kính xin phép quý ngài cho vị đại điện gia quyến Phật tử có đôi lời dâng lên tác bạch, ngưỡng mong trên chư tôn Hòa thượng chứng minh từ bi hoan hỷ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Sau khi gia chủ tác bạch cúng dường xong dẫn tiếp, thỉnh Hòa thượng Ban đạo từ:
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Về với Phật nghĩa nhân đều trọn vẹn
Về với Pháp sống đời không hổ thẹn
Về với Tăng đốt ngọn đèn trí giác.
Xuyên qua lời tác bạch đại diện gia đình lễ chủ đã nói lên tấm long chí thành chí kính, chí hiếu của những người con đối với người cha kính yêu. Giờ phút này toàn thể đạo tràng chúng con thành kính cung thỉnh Hòa thượng đương vi chứng minh, ban lời đạo từ để đạo tràng chúng con thấm nhuần mưa pháp.
A Di Đà Phật, Thành kính cung thỉnh hòa thượng.
Ban đạo từ xong MC dẫn tiếp tục:
Vừa rồi hiếu quyến chúng được nghe pháp âm của Hòa thượng chứng minh, đã ban bố cho chúng con, chúng con không biết lấy gì đền đáp cho cân, thâm ân của chư tôn hòa thượng chư thượng tọa đại đức tăng, đã vì thương tưởng gia đình chúng con mà đã quang lâm về tại tư gia chứng minh.
Chúng con xin đãnh lễ cúng dường tam bái.
Quần Phong soạn
Cửu Huyền Thất Tổ Là Gì Và Những Điều Cần Chú Ý
Cửu huyền thất tổ có nghĩa là gì?
“Cửu huyền: Là chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít.
Thất tổ: là bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ.“
Mặc dù trong từ điển, chúng tôi không thấy có chữ “huyền” nào mang nghĩa là “đời” cả, nhưng sau quá trình Việt Hoá, chữ này được hiểu như là “đời”, và có lẽ nên được dịch là “thế hệ” thì chính xác hơn.
Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì sẽ được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Do đó, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên là bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.
Một vị Hoà Thượng mà người viết có duyên học hỏi đã từng giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ “Huyền” ở đây vì chữ “Huyền” trong “cửu huyền” vốn mang nghĩa là “đen”, vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, và trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là “huyền”. Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên được gọi là “cửu huyền”.
“Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là Ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa được gọi là thất tổ“
Vì vậy, chữ “cửu huyền” bao quát hơn là chữ “thất tổ”. Vì “thất tổ” chỉ cho các thế hệ đi trước, còn “cửu huyền” thì không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Do đó, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là “Nhà Thờ Cửu Huyền” (viết theo tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ ” Cửu Huyền Thất Tổ ” (viết bằng chữ Hán).
Hướng dẫn cách bố trí bàn thờ cửu huyền thất tổ chi tiếtKhi lập bàn thờ cửu huyền thất tổ cũng chính là lập bàn thờ gia tiên. Do đó, gia chủ cần phải tiến hành theo những bước cụ thể và đảm bảo sự cẩn thận trong từng công đoạn.Trước tiên, chủ nhà cần phải chuẩn bị đầy đủ những vật quan trọng và cần thiết trên bàn thờ như: Vật phẩm thờ cúng, mâm cúng cửu huyền thất tổ..
Tuy nhiên trước khi đặt những vật này lên trên bàn thờ cửu huyền thất tổ thì chủ nhà nên tẩy uế để tránh phạm những điều tâm linh, thờ cúng.
Cụ thể những bước như sau:
Chủ nhà sẽ thực hiện tẩy uế đồ thờ cúng bằng cách dùng rượu trắng pha với gừng để lau đồ thờ và để chúng khô tự nhiên.
Khi bốc bát hương, chủ nhà sẽ phải tiến hành theo trình tự các bước được quy định để bảo đảm sự linh thiêng trong thờ cúng.
Sau khi thực hiện bốc bát hương xong, chủ nhà sẽ thực hiện bước tiếp theo đó là cúng lễ, đọc văn khấn và thắp nhang để an vị bàn thờ.
Đợi hết tuần nhang, chủ nhà sẽ hạ tất cả đồ cúng lễ xuống, chia cho từng người trong gia đình và đặc biệt là không được chia cho người ngoài để tránh lộc bị thất thoát.
Được biết, bài vị cửu huyền thất tổ ở trên bàn thờ tổ tiên là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ý nghĩa cửu huyền thất tổ tâm linh.
Chủ nhà cũng nên hạn chế đặt bài vị cửu huyền thất tố ở vị trí ngay bên dưới chân phật. Thay vào đó, các chủ nhà nên đặt chúng ở phía dưới và lệch sang một bên.
Đối với đồ cúng ở trên bàn thờ cửu huyền thất tổ, các chủ nhà cần chọn mua những đồ tươi như: hoa tươi, trái cây tươi,… Khi đặt lên như vậy, chủ nhà nên để ý không nên đặt những vật phẩm này quá lâu. Bên cạnh đó, chủ nhà nên thay rượu, nước trên bàn thờ với mức độ thường xuyên. Khi trong gia đình bạn có cả bàn thờ Phật lẫn bàn thờ của gia tiên thì chủ nhà đặc biệt lưu ý đặt bàn thờ cửu huyền thất tổ ở vị trí thấp hơn bàn so với bàn thờ Phật. Hãy bảo đảm đúng vị trí và thứ vị cấp bậc ở trong việc thờ cúng.
Ngoài vấn đề tham khảo cách lập bàn thờ cửu huyền thất tổ thì các chủ nhà cũng cần phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh, lau chùi bàn thờ một cách sạch sẽ, chu toàn nhất. Lý do chính là, khi bàn thờ, bài vị thường xuyên bị dính phải bụi bẩn thì thể hiện sự thiếu tôn trọng và trang nghiêm ở không gian thờ cúng vô cùng thiêng liêng của gia đình.
Tuyệt đối không được đặt tranh cửu huyền thất tổ ở trong lồng kính hay là đặt ở trong hộp kín, cũng như là đặt vật gì đó lên trên, làm chèn ép đến bài vị.
Công việc thờ cúng là một việc làm mang ý nghĩa tâm linh rất quan trọng. Đồng thời, công việc này đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến tiền tài và may mắn, bình yên trong gia đình. Chính vì vậy, các chủ nhà trong quá trình thờ cúng phải thể hiện được sự thành tâm cùng lòng thành kính của mình đối với các bậc ông bà tổ tiên. Thông qua đó, những điều tốt đẹp, thuận lợi và vận may mang đến với gia chủ cũng như các thành viên ở trong gia đình.
Để hạn chế phạm phải những điều kiêng kỵ trong quá trình thờ cúng, các chủ nhà cần ghi nhớ những lưu ý đã được trình bày bên trên. Tuân theo những hướng dẫn cũng như ghi nhớ những lưu ý khi lập bàn thờ cửu huyền thất tổ. Có như vậy thì chủ nhà mới được gia tiên phù hộ, ăn nên làm ra, phát tài, phát lộc và gặp được nhiều may mắn.
Đây là bài viết giải thích đầy đủ cửu huyền thất tổ là gì, cũng như cách bài trí như thế nào và những điều lưu ý bạn cần chú ý tới khi thực hiện. Công Ty Đồ Cúng Tâm Linh hy vọng đã mang đến bài viết bổ ích và ý nghĩa giúp bạn hiểu hơn về cửu huyền thất tổ.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Cúng Rằm Tháng Giêng
Rằm tháng Giêng (hay còn gọi Tết Nguyên tiêu) là ngày lễ lớn của người Việt Nam. Vào ngày này, người dân thường đi chùa, đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân, gia đình.
Ngày, giờ cúng Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng được mọi người cúng vào ngày 14 hoặc 15 tháng Giêng. Giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Đây được xem là thời khắc Thần Phật giáng thế.
Vào năm Canh Tý 2023, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 8/2 Dương lịch (tức ngày 15/1 Âm lịch).
Nghi lễ cúng rằm tháng Giêng
Khi dọn dẹp bàn thờ lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin thần linh thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng. Điều này theo phong tục dân gian lý giải để tránh động bàn thờ, tránh để thần linh quở, phạt.
Theo GS-TS Nguyễn Chí Bền – nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, khi thắp hương nên lấy hương số lẻ. Bởi, theo quan niệm dân gian, số lẻ tượng trưng cho phần âm. Người dâng hương cũng cần ăn mặc áo quần chỉnh tề, không diện đồ hở hang hay luộm thuộm… Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị Phật và tổ tiên.
Đồ dùng để cúng lễ
Không dùng hoa giả: Nên mua hoa tươi để dâng bàn thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả. Hoa thường được dùng trong ngày lễ này là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.
Theo quan niệm dân gian, đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa… cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt. Không nên sử dụng những đồ đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.
Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm có những món gì?
Ngoài các đồ lễ như: Hương, hoa tươi, một chút vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu… các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng gia tiên. Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kì, nhưng phải thế hiện được lòng thành, cầu cho gia trạch bình an khỏe mạnh, hướng tới những điều tốt đẹp, may mắn.
Nhiều gia đình có bàn thờ Phật còn sắm lễ cúng Phật. Đó là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi. Tuy nhiên, tuyệt đối không được để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên bàn thờ, hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng.
Không nên đốt quá nhiều vàng mã
Trọng tâm của lễ Rằm tháng Giêng là cầu nguyện cho một năm mới an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Tuy nhiên, đạo Phật không bắt buộc phải đốt vàng mã cho người đã mất, không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.
Vậy nên, người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Cúng Cô Hồn Cần Những Gì Và Những Điều Cần Lưu Ý
1. Cúng cô hồn là gì?
Cúng cô hồn được hiểu là nghi lễ cúng cho những linh hồn sống lang thang, chết oan không nơi nưa tựa, những linh hồn chưa siêu thoát được vẫn còn vất vưởng trên thế gian. Đây được xem là một nghi thức có từ lâu đời, gắn liền với văn hóa thờ cúng của người Việt.
Theo tín ngưỡng của người Đông Nam Á nói chung, người Việt nói riêng, con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Khi sống hồn và xác hòa hợp làm một, nhưng khi chết đi thì hồn sẽ rời xác đi. Phần xác sẽ bị phân hủy, còn phần hồn vẫn luôn luôn tồn tại. Trong đó có người được đầu thai sang kiếp khác, cũng có người lại bị đẩy xuống địa ngục, thậm chí là làm quỷ đói và quấy nhiễu trên dương thế.
Cúng cô hồn có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc. Truyền thuyết dân gian Trung Quốc, họ cho rằng từ mùng 2 tháng 7 âm lịch, Diêm vương ra lệnh rằng bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ đói được trở lại trần gian. Đến ngày 15 tháng 7 thì sẽ đóng cửa nên các vong hồn ma quỷ phải trở lại địa ngục.
Cúng cô hồn có ý nghĩa an ủi phần nào cho các linh hồn khốn khổ của những người sống lang thang, chết oan không nơi nương tựa, không người thờ phụng. Để họ được hưởng ít hương hoa, đồ thờ cúng ở trần gian trong tháng 7 này. Bên cạnh đó, nghi thức cúng cô hồn còn nhằm xua đi vận hạn, đẩy những xui xẻo, mang về may mắn, bình an cho bản thân và gia đình gia chủ.
2. Thời điểm thích hợp để cúng cô hồn?Cúng cô hồn cũng thường diễn ra nhiều lần trong năm vào các ngày mùng 16 và 2 âm lịch mỗi tháng và ngày rằm tháng 7 hằng năm.
Ngày rằm tháng 7 là ngày cúng cô hồn lớn nhất năm và thường thì nhà nào cũng thực hiện lễ cúng này.
Thường cúng cô hồn hàng tháng là ngày mùng 2 và 16. Đây là ngày những người kinh doanh thường cúng chứ không áp dụng cho đại số gia đình.
Có rất nhiều thời điểm khác nhau mà chúng ta có thể lựa chọn để cúng cô hồn. Bạn có thể cúng bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng theo nhiều người, thời điểm thích hợp được những gia đình lựa chọn nhất là buổi chiều tối. Bởi quan niệm dân gian cho rằng ban ngày có ánh sáng mạnh sẽ khiến cô hồn rất yếu, khó có thể với tới những vật phẩm cúng của gia đình. Vì vậy mà lựa chọn buổi chiều tối cúng cô hồn là thích hợp nhất vì ánh sáng cũng đã dịu bớt.
3. Cúng cô hồn cần chuẩn bị những gì? Đối với mâm cúng cô hồn rằm tháng 7
Giấy áo, giấy tiền vàng mã
Tiền mặt (tiền thật các loại mệnh giá và thường những loại tiền có mệnh giá nhỏ)
1 đĩa hoa quả tươi ( 5 loại trái 5 màu)
Hoa tươi và trầu cau
Ngô, khoai, sắn luộc, Mía ( để nguyên vỏ và cắt khúc tầm 10- 15 cm)
12 chén cháo trắng nấu loãng
Chè, Xôi, Rượu trắng
Bỏng, kẹo, 12 cục đường thẻ
1 đĩa muối gạo, 3 ly nước
5 chiếc bát và 5 đôi đũa
Nhang và nến
Heo quay
Đối với mâm lễ cúng cô hồn ngày mùng 2 và 16
Giấy áo, giấy tiền vàng mã
Tiềm mặt (tiền thật có mệnh giá nhỏ)
1 bình hoa, 1 đĩa trái cây (đủ 5 loại quả có màu sắc khác nhau)
Bỏng, kẹo, bánh, ngô, khoai, sắn luộc
Muối gạo
Chè, Cháo, Đường thẻ, Mía
3 chén nước, 3 cây nhang
5 chiếc bát và 5 đôi đũa
Trong trường hợp nếu cúng và ngày mùng 2 và ngày 16 âm lịch thì mâm cúng sẽ đơn giản hơn so với mâm cúng vào ngày rằm tháng 7. Tuy nhiên cũng có sự thay đổi mâm cúng theo từng vùng miền khác nhau,sẽ không cần nhất thiết phải có heo quay nhưng phải có những lễ vật đơn giản như: trái cây, cháo, hoa quả,nhang, nến,…
4. Văn khấn cúng cô hồn Bài văn khấn chúng sinh (văn khấn cúng cô hồn) ngày rằm tháng 7 hằng năm:Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con lạy Đức Phật Di Đà. Con lạy Bồ Tát Quan Âm. Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần. Tiết tháng 7 sắp thu phân Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà Âm cung mở cửa ngục ra Vong linh không cửa không nhà Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang Quanh năm đói rét cơ hàn Không manh áo mỏng, che làn heo may Cô hồn nam bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây họp đoàn Dù rằng: chết uổng, chết oan Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu Chết tai nạn, chết ốm đau Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình Chết bom đạn, chết đao binh Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi Chết vì sét đánh giữa trời Nay nghe tín chủ thỉnh mời Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau Cơm canh cháo nẻ trầu cau Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh Gạo muối quả thực hoa đăng Mang theo một chút để dành ngày mai Phù hộ tín chủ lộc tài An khang thịnh vượng hoà hài gia trung Nhớ ngày xá tội vong nhân Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời Bây giờ nhận hưởng xong rồi Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần Tín chủ thiêu hoá kim ngân Cùng với quần áo đã được phân chia Kính cáo Tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con Tên là: … … … … … … … … … … … … … Vợ/Chồng: … … … … … … … … … … … Con trai: … … … … … … … … … … … … Con gái: … … … … … … … … … … … … Ngụ tại: … … … … … … … … … … … … Nam mô A Di Đà Phật!( 3 lần)
Bài văn khấn chúng sinh (văn khấn cúng cô hồn) ngày mùng 2 và 16 âm lịch hằng tháng:Kính Lễ Mười Phương Tam Bảo Chứng Minh Hôm nay ngày … Tháng …Năm …(Âm lịch) Con tên là: … … … … tuổi … … … … … Ngụ tại số nhà: …, Đường: … , Phường (xã)…, Quận (huyện): …, Tỉnh (TP):….. Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn… về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo màu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc. Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài. ● Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều)
Nam Mô Tát Phạ Đát Tha, Nga Đà Phạ Lộ Chỉ Đế, Án Tám Bạt Ra, Tám Bạt Ra Hồng (7 Lần).
● Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều).
Nam Mô Tô Rô Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Điệt Tha. Án Tô Rô, Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Ta Hà Ha. (7 lần).
Chân ngôn cúng dường: Án Nga Nga Nẵng Tam Bà Phạt Phiệt Nhựt Ra Hồng Á (7 lần).
5. Các lưu ý khi cúng cô hồn bạn nên tránh
Nên đặt lễ cúng cô hồn ngoài trời hay hàng lang, không được đặt mâm cúng ở trong nhà.
Đặt lễ cúng cô hồn trước cửa nhà hoặc nơi đang buôn bán.
Sau khi cúng xong, nên hóa áo giấy vàng mã ngay tại chỗ và lấy đĩa muối gạo rải ra xa 8 hướng.
Các vật phẩm cúng cô hồn người cúng và gia đình không nên dùng và không nên đem vào nhà.
Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Nam, Tây, Bắc, mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây nhang.
Nên cúng cô hồn sau 12 giờ trưa, bởi vì theo quan niệm của người xưa thì khi mặt trời mọc đến 12 giờ trưa là giờ dương khí, còn sau giờ trưa đến tối là giờ âm khí.
Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc và quấy rối.
Nhiều người cho rằng cúng đồ chay thì các cô hồn dễ siêu thoát hơn. Tuy nhiên cúng đồ mặn cũng được, tùy theo điều kiện của bạn. Bên cạnh đó, khi cúng không nên cầu xin gì chỉ thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn.
Khi mua lễ vật, tiền vàng phải từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ đối với lễ cúng cô hồn rằm tháng 7.
Không nên đọc bài vấn khấn cúng cô hồn khi chưa diễn ra lễ cúng vì đây là một điều không tốt. Bạn có thể tham khảo những điều nên làm và kiêng kỵ trong rằm tháng 7 âm lịch để tránh những điều không hay đến với mình.
Không được ăn vụng đồ cúng, giữ cho động vật như mèo hay chó tránh xa các mâm đồ cúng trong thời gian làm lễ.
Hy vọng những thông tin về cúng cô hồn đúng cách và những lưu ý trên của Dịch Vụ Dọn Nhà đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ cúng cô hồn để từ đó thực hiện được lễ cúng nhanh chóng và đầy đủ nhất. Như quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” sẽ giúp gia đình bạn tránh những điều không tốt, xui xẻo trong tháng cúng cô hồn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Thất Tuần Và Những Điều Cần Lưu Ý Khi Cúng Thất Tuần trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!