Xu Hướng 6/2023 # Cúng Thần Tài Mùng 10 Gồm Những Lễ Vật Gì Chuẩn Việt Nam # Top 15 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cúng Thần Tài Mùng 10 Gồm Những Lễ Vật Gì Chuẩn Việt Nam # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Cúng Thần Tài Mùng 10 Gồm Những Lễ Vật Gì Chuẩn Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tại sao phải thờ cúng thần tài?

Thần tài là một trong những vị thần thuộc tín ngưỡng phương Đông. Theo quan niệm dân gian, Thần tài là tượng trưng cho tiền tài, đem lại sự may mắn. Ngày vía Thần tài là ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm. Do đó, người ta quan niệm rằng, cúng thần tài vào ngày này sẽ gặp may mắn, thuận lợi nhiều hơn.

Khác với thờ cúng tổ tiên, thờ thần tài mang một ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt đối với những người kinh doanh theo quan niệm chung nhất: Nghênh đón tài lộc, may mắn, thịnh vượng về tài sản, tiền bạc.

Bàn thờ cúng Thần tài gồm những hướng tốt gì?

Ban thờ (một số nơi gọi là bàn thờ, bệ thờ, …) trong thờ cúng tổ tiên thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Bàn thờ thờ thần tài lại được đặt ở dưới đất, bằng phẳng, lưng bàn thờ áp sát mép và đặt ở phía cửa ra vào của gia chủ. Việc đặt bàn thờ không được tùy tiện mà có những quy tắc tâm linh nhất định. Cụ thể: đặt theo hướng cung tốt – cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân, tránh hướng các cung xấu – Tử, Tuyệt.

Tuổi của gia chủ cũng rất quan trọng trong việc chọn vị trí đặt bàn thờ thần tài. Đối với những người cẩn thận và kỹ tính một chút, ngoài những quy tắc chung, các bạn có thể đi xem tuổi để chọn hướng đặt bàn thờ tốt nhất.

Về không gian, trước ban thờ thần tài phải luôn đảm bảo không gian được thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh sáng.

Những đồ vật không thể thiếu trong thờ thần tài:

Ban thờ thần tài: Thường sử dụng chất liệu là gỗ sơn, kích thước vừa phải với không gian cầu thần tài của gia chủ.

Bộ tượng Thần tài – Thổ địa: chất liệu sứ, thường có màu trắng ngà. Vị trí đặt tượng ở 2 bên, tượng Thần tài đặt ở bên trái tượng Thổ địa đặt ở bên phải.

Tượng Phật Di Lặc: Theo dân gian, Phật Di Lặc là vị thần cai quản và ngăn chặn các vị thần khác làm những điều xấu. Do đó, tượng Phật Di Lặc được đặt ở vị trí trung tâm.

Bát nhang, nhang: là vật không thể thiếu trong các ban thờ. Số nhang cắm trong bát sẽ luôn là số lẻ, được đặt chính giữa bàn thờ.

Đèn (nến): Gia chủ có thể dùng đèn điện, đèn thắp hoặc nến đều được. Ở góc độ tâm linh, người ta sẽ ưu tiên sử dụng đèn thắp truyền thống, thắp sáng thường xuyên.

Trầu cau: trầu cau tươi, bao gồm 1 lá trầu và 1 trái cau đặt vào cùng 1 đĩa nhỏ

3 chén nước, 3 chén rượu: có nơi sẽ là 5 chén nước được xếp thành hàng.

Hũ muối tinh

Lễ vật mâm cúng thần tài mùng 10 tại Việt Nam bao gồm những lễ vật chính sau:

Ngoài danh sách liệt kê phần trước, gia chủ cần chuẩn bị thêm để trọn vẹn:

Tiền vàng mã: 1 bộ

Tiền lẻ: là tiền của người trần sử dụng, mệnh giá 1 nghìn, 2 nghìn, 5 nghìn.

Thuốc lá: 1 bao

Hoa tươi: thường được sử dụng trong ban thờ thần tài là hoa cúc vàng, hoa hồng và hoa đồng tiền. Hoa nên thay thường xuyên, tốt nhất là thay mỗi ngày. Không nên sử dụng hoa giả (hoa nhựa, hoa giấy). Tuyệt đối không để hoa héo trên bàn thờ.

Quả (trái cây): thường là một đĩa ngũ quả tươi.

Bánh kẹo: 1 đĩa

Xôi: Có thể thờ xôi trắng, xôi đậu xanh hoặc xôi màu đều được.

Bộ tam sên, bao gồm: thịt heo luộc (đảm bảo phần thịt có cả thịt mỡ, thịt nạc và da), 3 quả trứng luộc và 3 con tôm luộc

Ngoài ra, một số gia đình còn thêm vật phẩm khác: tượng ông Cóc – đón tài lộc, tỏi – tránh ma quỷ, bát nước rải cánh hoa hồng – giữ tiền bạc, … Tùy điều kiện, các bạn có thể chuẩn bị lễ cúng heo quay/ cá lóc nướng…

Bài cúng văn khấn thần tài mùng 10

Cách cúng thần tài không giống cúng tổ tiên. Cúng thần tài mùng 10 tháng Giêng hằng năm rất quan trọng đối với tín ngưỡng Việt Nam. Do đó việc cúng khấn cũng được chuẩn bị kỹ hơn cúng thần tài hằng ngày.

Đối với gia chủ (là người trực tiếp cúng – khấn) cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, kín đáo và sạch sẽ.

Trước khi chuẩn bị bàn cúng sao cho đẹp, đủ là phải sạch. Do đó, việc lau dọn ban thờ sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng khi chuẩn bị cúng là rất quan trọng. Lưu ý khăn sử dụng lau bàn thờ nếu không phải là khăn mới thì cũng phải đảm bảo là khăn sạch.

Nhang (hương), đèn, trầu cau, 5 chén nước, hũ gạo, hũ muối, hũ nước được đổ đầy, tiền (cả tiền vàng mã và tiền lẻ người trần sử dụng), thuốc lá, hoa tươi, trái cây (đĩa ngũ quả), bánh kẹo, xôi thịt… Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như quan niệm của từng gia đình, các bạn có thể chuẩn bị đầy đủ hơn, đẹp hơn.

Trước khi khấn, các bạn nên đảm bảo một không gian yên tĩnh, trang trọng, mở cửa cửa chính – vị trí đặt bàn thờ.

Đây là việc rất quan trọng trong cúng thần tài. Nếu chưa cúng bao giờ, gia chủ có thể học thuộc bài khấn theo mẫu chuẩn trước khi cúng và khấn trong tâm mình (không nên vừa cầm sách vừa khấn).

Nên cúng thần tài mùng 10 lúc mấy giờ (là tốt nhất)?

Thông thường, cúng Thần tài mùng 10 sẽ được cúng vào buổi sáng (trước 11 giờ sáng). Tuy nhiên đối với những gia chủ kinh doanh, làm ăn buôn bán, quan niệm việc thờ thần tài sẽ quyết định đến vận may tài lộc trong cả năm. Do đó cẩn thận hơn họ có thể xem giờ tốt để cúng bái. Ví dụ năm 2020, ngày vía Thần tài rơi vào thứ 2, tức ngày 3/ 2 dương lịch. 2 khung giờ được coi là tốt nhất cho việc cúng là:

7 giờ sáng: thuộc khung giờ Tân Mão, chủ về tài lộc. Do đó cúng vía Thần tài vào giờ này gia chủ sẽ dễ phát tài phát lộc.

11 giờ sáng: thuộc khung giờ Giáp Ngọ. Khung giờ này sẽ vô cùng may mắn và thuận lợi trong công việc, kinh doanh, khai trương, …

Đối với ngày thường, gia chủ vẫn nên cúng vào buổi sáng, khoảng 7 – 9 giờ sáng là tốt nhất.

Dịch vụ mâm cúng thần tài mùng 10 trọn gói gồm những gì?

Đối với từng địa phương khác nhau, mâm cúng thần tài sẽ được chuẩn bị lễ vật không hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đầy đủ những lễ vật cơ bản. Những gia chủ lần đầu cúng còn chưa rõ những thủ tục về bài khấn, lễ vật trong mâm cúng thần tài có thể tham khảo và đặt mâm cúng từ dịch vụ mâm cúng thần tài mùng 10 trọn gói:

Hướng dẫn gia chủ bài cúng thần tài mùng 10 chuẩn

Dịch vụ chuẩn bị mâm cúng có sẵn và mâm cúng theo nhu cầu của gia chủ

Dịch vụ ship tận nơi. Ngoài ra, gia chủ có thể yêu cầu tư vấn chi tiết thêm nếu chưa rõ về quy trình cúng. Chúng tôi cam kết là đơn vị có kinh nghiệm trong dịch vụ mâm cúng thần tài.

Lễ Cúng Thần Tài Gồm Những Gì? Bài Cúng Thần Tài Hàng Ngày &Amp; Mùng 10 Hàng Tháng

Thần Tài là gì?

Thần Tài (dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái) là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo quan niệm dân gian, gia chủ nào có Thần Tài trong nhà sẽ đem lại tiền tài, may mắn, con đường kinh doanh gặp nhiều thuận lợi.

Tại Việt Nam, nhất là ở miền Nam, ông Thần Tài thường được thờ cùng ông Địa, bàn thờ không được được đặt cao như bàn thờ tổ tiên mà thường được đặt thấp ở góc nhà, lễ vật thờ cúng Thần Tài cũng giản dị và tùy tâm. Bàn thờ Thần Tài chỉ là một sập sơn son thếp vàng phía trên đề là Tụ Bảo Đường, phía trong là bài vị được viết trên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung như sau:

Ngũ phương Ngũ thổ Long thần (五方五土龍神)

Tiền hậu địa Chủ Tài thần (前後地主財神)

Hai bên bài vị có câu đối viết bằng chữ Hán:

土地生白玉,地可出黃金.

Phiên âm Hán – Việt là:

Thổ Địa sinh bạch ngọc,Địa khả xuất Hoàng Kim.

Dịch ra tiếng Việt là:

Đất đai sinh ra ngọc trắng,Đất có thể hiện ra vàng ròng.

Nội dung câu đối có thể thay đổi, nhưng bao giờ cũng phải trình bày thành một đôi dán ở hai bên bài vị, mỗi bên có một câu. Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng liên tục khi thắp hương). Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, phía bên phải là Ông Địa. Người Việt Nam có thể cúng Thần Tài hằng ngày, hằng tháng, tuy nhiên, ngày cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng được người Việt coi là ngày quan trọng nhất, hay còn gọi là ngày vía Thần Tài.

Vào ngày này, nhiều cửa hàng, xí nghiệp, cơ sở buôn bán, người kinh doanh buôn bán sẽ khai trương, mở hàng, bán mì xưa, có nơi còn tổ chức múa lân có ông Địa tại cơ sở kinh doanh, nhiều người còn đốt vàng mã. Trong ngày vía Thần Tài, nhiều người dân cũng tấp nập, đổ xô đi mua vàng để cầu mong một năm mới làm ăn buôn bán thuận lợi, có nhiều của ăn của để.

Lễ cúng Thần Tài gồm những gì?

Với những người mới lần chuẩn bị mâm cúng Thần Tài chắc chắn sẽ không khỏi băn khoăn không biết lễ cúng Thần Tài gồm những gì? Trên thực tế, lễ vật cúng Thần Tài hằng ngày, hằng tháng thường khá giản dị, chủ yếu tùy tâm người cúng. Riêng lễ cúng ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm là một lễ rất quan trọng, theo phong tục dân gian Việt Nam, mâm cúng Thần Tài trong ngày này cũng phải chuẩn bị chu đáo hơn với những lễ vật sau:

Nến (đèn cầy).

Hương thắp (nhang).

3 cốc nước.

3 cốc rượu.

Gạo (phải là gạo tẻ).

Tiền vàng mã.

Muối hạt sạch.

Thuốc lá.

Bộ tam sên: Gồm thịt heo luộc (thịt heo phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.

Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…).

Tiền lẻ.

1 đĩa bánh kẹo.

Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu).

Xôi đậu xanh.

Sắm lễ cúng Thần Tài cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (có thể có hoặc không tùy thuộc vào điều kiện gia đình của mỗi người).

Ở giữa hai ông Thần Tài và ông Địa chúng ta đặt một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy (không nên đầy quá), ba hũ này chỉ đến cuối năm mới cần phải thay. Bát nhang trên bàn thờ Thần Tài là một vật rất quan trọng, thường có ảnh hưởng lớn đến đường làm ăn của gia chủ. Thông thường, khi bốc bát nhang bàn thờ Thần Tài, người ta luôn phải mời thầy về xem phong thủy, xem xem hướng nào thuận lợi để đặt bát nhang. Nếu bát nhang bị xê dịch khỏi vị trí đó thì công việc làm ăn có thể gặp nhiều trục trặc, bất lợi… Vì vậy, để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta thường dán chết bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính… để đề phòng bát nhang bị xê dịch.

Theo nguyên lý Đông Bình – Tây Quả, người ta thường đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Các loại hoa nên sử dụng để cúng Thần Tài, Thổ Địa thường là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… Trái cây thì không cần bày biện cầu kỳ như mâm cúng tổ tiên nhưng vẫn phải đủ 5 loại quả (ngũ quả).

Ngoài ra, trên bàn thờ Thần Tài, nhiều gia chủ còn đặt thêm ông Cóc ngậm tiền (cóc 3 chân) là biểu tượng tượng trưng cho sự giàu có và tiền bạc. Ông Cóc được để bên trái, ở phía trước Thần Tài, sáng quay Cóc ra ngoài, tối quay Cóc vào trong. Ngoài cùng trên mặt đất, người ta chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước.

Bài cúng Thần Tài hằng ngày và mùng 10 hàng tháng

Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, lễ cúng Thần Tài cũng không thể thiếu được những bài văn khấn, thông qua văn khấn, gia chủ có thể gửi những lời cầu mong của bản thân đến 2 vị thần. Ngoài ra, đó cũng như một lời cảm ơn đến 2 ông đã phù trợ cho gia đạo được bình an, thịnh vượng. Trước khi tiến hành nghi thức, gia chủ phải ăn mặc lịch sự, trang nghiêm, rửa tay sạch sẽ, lòng đầy thành kính, không chút tà niệm. Điều này thể hiện sự thành tâm và nghiêm túc trong việc thờ cúng ông Thần Tài và Thổ Địa.

Bài văn cúng Thần Tài mùng 10

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.Con kính lạy Thần tài vị tiền.Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.Tín chủ con là… ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Lạy Thành Hoàng bản cảnh, ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh khuất mặt khuất mày, các vị Tiền chủ Hậu chủ.

Con tên là… niên canh… , …. tuổi.

Ở tại ngôi gia, số… đường… quận… tỉnh (thành)… Việt Nam quốc.

Khấu xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa – Thần Tài chứng minh cho lòng thành tâm khấn vái, xin chư vị cho con được… (lời khấn để xin điều gì đó).

Mọi việc vuông tròn, con xin được hậu tạ… (hứa hẹn tạ lễ).

Con xin Thành Hoàng bản địa, ông Địa – Thần Tài, ông chủ gia bà chủ đất, các phần hương linh, chư vị Tiền chủ Hậu chủ chứng giám cho lòng thành khấn vái. Kính bái.

Khấn xong, vái hay lạy ba cái.

Cách Cúng Thần Tài Mùng 10 Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Theo phong tục dân gian, ngày Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch.Ảnh Internet.

1. Cúng Thần Tài là gì?

Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng của người Việt và cả một số nước phương Đông khác. Theo quan niệm sống dân gian từ xưa đến nay, có ông thần tài trong nhà sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc và con đường kinh doanh sẽ gặp được nhiều thuận lợi hơn.

Cúng thần tài được xem là nghi thức rước về tài lộc và may mắn cho mỗi gia chủ.Ảnh Internet.

Ở nước ta, ông Thần Tài thường được thờ cúng cùng ông Địa. Bàn thờ không được đặt cao như ban thờ tổ tiên mà thường được đặt ở dưới thấp ở góc nhà, sát mép tường hoặc gần cửa ra vào. Việc đặt bàn thờ cúng Thần Tài ở những vị trí này như một cách để chào đón tài lộc và mong muốn được thuận buồm xuôi gió trong công việc.

2. Cách cúng thần tài mùng 10 đầy đủ lễ vật

Với những ai mới lần đầu chuẩn bị mâm cúng Thần Tài chắc chắn sẽ rất lay hoay về khâu chuẩn bị. Trong thực tế, nếu các bạn cúng Thần Tài hàng ngày, hàng tháng thường chuẩn bị rất đơn giản, tùy vào tâm người cúng. Tuy nhiên, cúng thần tài mùng 10 vào tháng giêng hằng năm là một lễ cúng rất quan trọng. Thế nên bạn cần chuẩn bị chu đáo hơn.

2.1. Chuẩn bị mâm cúng thần tài mùng 10

Đèn, nến: Bạn có thể sử dụng đèn thật như đèn dầu hoặc nến sáp. Không nên dùng đèn điện nhấp nháy vì tạo khí trường xấu, ảnh hưởng đến vị thờ cúng.

Nhang thắp: Trong ngày 10 nên chọn giờ tốt để cúng lễ. Còn ngày thường bạn có thể thắp hương cho bàn thờ Thần Tài vào buổi sáng hoặc buổi tối.

5 ly rượu

5 ly nước xếp thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển.

5 củ tỏi đặt vào 1 đĩa nhỏ mang ý nghĩa trừ tà đuổi tà ma.

Gạo nên dùng loại gạo tẻ

Tiền vàng mã

Muối hạt sạch

Thuốc lá

Bộ tam sên gồm có thịt heo luộc có mỡ có nạc có da, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm. Nếu bạn không dùng đồ mặn bạn có thể chuẩn bị bánh trái đồ chay hoặc các loại chè cúng.

Bộ lễ vật Tam sên là một trong những thứ không thể thiếu khi cúng Thần Tài mùng 10.Ảnh Internet.

Hoa cúng phải là hoa tươi, bạn có thể mua hoa cúc, hoa đồng tiền,… Được cắm trong bình sứ hoặc bình thủy tinh.

Tiền lẻ

1 đĩa bánh kẹo

Trầu cau

Xôi đậu xanh

Sắm lễ cúng thần tài bằng cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi tùy vào điều kiện của gia đình bạn.

2.2. Cách bài trí mâm cúng Thần tài mùng 10

Chọn tượng Thần Tài và Thổ Địa mặt tươi cười, sáng sủa tượng không bị nứt, vỡ. Nên chọn ngày tốt để rước tượng về nhà an vị.

Ở giữa ông thần tài và ông Địa các bạn đặt một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Gạo, muối và nước là 3 loại thực phẩm thiết yếu sử dụng hàng ngày của con người chính vì vậy mỗi năm mới được thay một lần.

Nên chọn mua những bức tượng ông Thần Tài khí sắc vui vẻ, tươi vui.Ảnh Internet.

Lư cắm nhang là một vật rất quan trọng, nó có ảnh hưởng đến phong thủy làm ăn của gia chủ. Chính vì vậy một số người thừa mua loại bàn thờ làm sẵn và bát gắn nhang được họ đặt gắn cố định theo hướng thuận lợi cho công việc của họ đã xem. Việc này để tránh khi bạn lau chùi sẽ làm xê lệch lư nhang.

Theo nguyên lý Đông Bình – Tây Qủa, người ta thường đặt bình hoa cúng bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Đối với trái cây cúng bạn không cần chuẩn bị cầu kì chỉ cần đủ được 5 loại quả theo quan niệm ngũ quả là được.

Ngoài ra, trên bàn thờ ông Thần Tài thường được nhiều người sử dụng ông Cóc ngậm tiền vàng để tượng trưng cho sự giàu có và tiền bạc. Ông Cóc nên được để ở bên trái, phái trước ông Thần Tài. Vào mỗi buổi sáng nên quay Cóc hướng ra ngoài, tối lại quay mặt vào trong.

Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa được đặt dưới đất nhưng là nơi trang nghiêm, và hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính.Ảnh Internet.

Bên cạnh đó, nhiều người thường chuẩn bị thêm một bát nước rắc một ít cánh hoa hồng lên trên mặt nước. Đây là một cách thể hiện sự cầu mong của gia chủ giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Nếu có chuẩn bị, bát nước này được đặt trên nền đất ngoài cùng bàn thờ ông Thần Tài.

2.3. Bài văn cúng Thần Tài mùng 10 cổ truyền của người Việt Nam

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là… ngụ tại…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, lễ cúng Thần Tài cũng không thể thiếu được những bài văn khấn, thông qua văn khấn, gia chủ có thể gửi những lời cầu mong của bản thân đến 2 vị thần. Ảnh Internet.

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

2.4. Một số lưu ý trong cách cúng Thần Tài

Điều quan trọng trong cách cúng Thần Tài nói chung là thái độ nên kính cẩn thần linh. Thể hiện được sự thành tâm của gia đình, không nên quá tham lam cầu xin quá nhiều.

Muối, gạo sau khi cúng cần giữ lại trong nhà để cho có lộc. Rượu và nước nên tưới xung quanh nhà có ý nghĩa đem lộc vào.

Vàng thật sau khi cúng nên cất giữ bên mình để lấy hên. Còn tiền vàng mã đem đốt trước cổng nhà để cầu xin Thần tài phù hộ cho cuộc sống gia đình sung túc, bình an và phát tài.

Bàn thờ cúng là nơi linh thiêng, tránh để chó mèo hoặc trẻ nhoe quậy phá.

Dụng cụ vệ sinh bàn thờ không được dùng vào việc khác.

Khánh Kim

Các Lễ Vật Cúng Thần Tài Thổ Địa Gồm Những Gì?

Bạn biết Các Lễ Vật Cúng Thần Tài Thổ Địa Gồm Những Gì?. Để có thể thờ cúng các vị thần chu đáo và chuẩn phong thủy nhất. Hãy Dành ra 2 Phút Cùng Phong Thuỷ JOCA Tìm Hiểu ngay sau đây Nhé?

Cúng thần tài thổ địa gồm những lễ vật gì?

Người ta chia việc cúng bàn thờ thần tài ông địa ra thành 3 loại khác nhau là:

Lễ vật cúng Thần tài hàng ngày

Lễ vật cúng Thần tài ngày rằm, mồng một

Lễ vật cúng Thần tài ngày Vía Thần tài

Cúng thần tài – Thổ địa hàng ngày

Nên thắp hương cúng bàn thờ thần tài hàng ngày, nhất là với những người làm kinh doanh, mua bán. Việc này sẽ giúp mang đến sự may mắn, thuận lợi và tài lộc trong công việc. thường ngày thì nên cúng Thổ Địa – Thần Tài như sau:

Hoa tươi: thường là hoa cúc, hoa hồng, hoa ly, …Bạn nên chọn hoa tươi và để được lâu trên bàn thờ.

Chén nước thờ, nên thay mỗi ngày.

Đĩa hoa quả: cúng thần thì nên chọn những loại có hình dáng tròn đầy, căng mọng. Nên tránh những loại quả có gai mang sát khí

Tách cafe cho Thần tài, Thổ địa.

Chỉ cần đơn giản như vậy để cúng thần tài hàng ngày. Và chỉ cần thành tâm thờ cúng thì bạn sẽ được chứng giám.

Lễ cúng thần tài – ông địa ngày mồng một và ngày rằm

Vào các ngày rằm và mùng một thì gia chủ nên dâng lên bàn thờ thần tài các lễ vật như sau:

Đĩa hoa quả: nên bày ngũ quả đủ màu sắc. Điều này giúp tượng trưng cho sự no đủ, dư giả. Đồng thời là để thể hiện mong muốn cho việc làm ăn được may mắn, thuận lợi.

Lọ hoa tươi.

Nước thờ.

Rượu thờ.

Đĩa thịt luộc để nguyên miếng.

1 quả trứng luộc.

1 con tôm luộc.

Trầu cau (1 lá trầu, 1 quả cau).

Ngoài ra vào các ngày này gia chủ có thể bày thêm một số đồ cúng khác như: Bia, nước ngọt, bánh kẹo,…

Các lễ vật cúng ngày vía Thần Tài

Ngày 10 tháng giêng là ngày đặc biệt dành cho Thần Tài, vì vậy được gọi là ngày vía thần tài. Vì vậy vào ngày này lễ vật cúng Thần tài cũng có sự thay đổi, và chăm chút hơn so với ngày thường hay các ngày rằm, mồng một. Với các vật phẩm thờ cúng như sau:

Lọ hoa tươi

Mâm ngũ quả tươi

Nước thờ

Rượu thờ

Tiền vàng mã

Muối hạt sạch

Trầu cau: 1 quả cau, 1 lá trầu

Bao thuốc lá mở gói kéo vài điếu ra, giống như đang mời

Bộ tam sên: Thịt lợn luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm luộc

Tiền lẻ

Bánh kẹo (1 đĩa) hoặc 1 hộp

1 đĩa xôi, người ta thường cúng xôi đỗ

Cá lóc nướng (nếu không có cũng không sao)

Bạn Muốn Mua Tượng Thần Tài – Ông Địa Đá Phong Thủy!

Tuy nhiên Bạn Còn Những Lo Lắng Sau Đây:

+ Chưa biết chọn mua tượng thần tài – thổ địa bằng Đá như thế nào cho hợp lý và chất lượng.

+ Không biết lựa chọn tượng thần tài – thổ địa như thế nào là đẹp và chuẩn phong thuỷ.

⇒ Đến với Siêu thị phong thuỷ Joca Bạn không còn phải lo lắng Những vấn đề Trên Nhé.

CAM KẾT BẢO HÀNH TỪ JOCA

+ Cam Kết đá tự nhiên 100%

+ Giá cả Luôn Luôn Hợp Lý

+ Bảo Hành 6 Tháng Nếu lỗi Từ Nhà sản Xuất.

+ Hoàn Tiền 200% Nếu Sản Phẩm Không Như Đặt Mua.

+ Giao Hàng Tận Nơi, Kiểm tra hàng mới thanh toán tiền

ƯU ĐÃI LỚN GIẢM 10% KHI ĐẶT HÀNG NGÀY HÔM NAY

(Cho 4 khách Hàng đặt hàng ngày hôm nay)

Qua bài viết này, bạn đã biết nên mua tượng thần tài – thổ địa ở đâu là tốt nhất. Nếu có nhu cầu hỗ trợ thêm thông tin và đặt hàng vui lòng gọi Hotline để được tư vấn nhiệt tình.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Thần Tài Mùng 10 Gồm Những Lễ Vật Gì Chuẩn Việt Nam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!