Xu Hướng 6/2023 # Cúng Tất Niên Những Điều Cần Biết # Top 13 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cúng Tất Niên Những Điều Cần Biết # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Cúng Tất Niên Những Điều Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bữa cơm tất niên không phải nghi lễ ngày Tết song đó là phong tục của người dân Việt Nam. Đây không phải là lễ bắt buộc nên có nhiều nhà không có bữa cơm này, song là dịp cần thiết để mỗi gia đình sum họp, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, gặp gỡ những người con cháu ở xa sau một năm. Bữa cơm tất niên là nét văn hoá đã in đậm trong tâm trí nhiều người Việt và trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến, xuân về”

Thời gian cứ trôi qua, lớp màu thời gian có thể phủ kín lên những thứ nhạt nhòa. Nhưng những giá trị đã đi vào tiềm thức của người Việt Nam thì không bao giờ phai nhạt mất. Bữa cơm tất niên mang ý nghĩa tư tưởng của mỗi người khi xuân về. Mùi Tết ấm áp từ bữa cơm tất niên lan tỏa là thời khắc tình cảm con người tuôn trào.

Không chỉ có vậy bữa cơm tất niên còn có nhiều ý nghĩa tâm linh. Theo quan niệm truyền thống bữa cơm cuối cùng của năm là để tiễn biệt năm cũ, ăn xong người ta sẽ bỏ qua mọi muộn phiền của năm cũ, những giận hờn cũng sẽ xóa bỏ từ đây.

Mâm cơm tất niên còn là tục lệ truyền thống rước ông Công ông Táo về lại nhà coi sóc việc bếp núc của gia chủ. Ngoài ra, đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những người đã khuất trong gia đình. Có thể ra mộ của bậc trên đã khuất thắp hương với mong muốn rước ông bà tổ tiên về cùng ăn tết với gia đình hoặc cũng có thể thắp hương cúng tất niên ngay tại gia đình.

Theo phong tục lễ tết cổ truyền của người Việt, cứ đêm 30 là tất cả các thành viên trong gia đình, từ già đến trẻ quây quần lại bên nhau để cùng nhau để tri ân, tưởng nhớ đến tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong một năm vừa qua dồi dào sức khỏe, làm ăn phát đạt, học hành tấn tới… Trong mâm cơm, người lớn tuổi nhất sẽ hỏi con cháu tình hình làm ăn năm vừa rồi có thuận lợi hay không, hỏi xem các cháu nhỏ đã có đủ quần áo mới chưa? Năm vừa rồi học hành ra sao? Ông bà vui mừng khi các cháu khỏe mạnh, khoe những tấm giấy khen là thành tích học tập của các cháu suốt một năm vừa qua, và nhắc khéo với những cháu nào không có tấm giấy khen thì hãy cố gắng học tập để đạt được thành tích cao vào năm sau. Trong bữa cơm nếu ai trong gia đình vắng mặt thì sẽ được cả nhà nhắc nhiều nhất. Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là cơ hội để đoàn tụ đông đủ các thành viên trong gia đình mình sau một năm xa cách, thể hiện đạo lý cao đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt.

Đặc biệt bữa cơm tất niên chiều 30 Tế không những là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình mà còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời ông Công ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới tràn đầy hy vọng mọi sự sẽ hành thông tốt đẹp.

MÂM CÚNG

Mâm lễ cúng tất niên tùy thuộc theo vùng miền, mỗi nơi sẽ khác nhau và tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà chuẩn bị. Thế nhưng, một số vật phẩm bắt nhất định phải có khi cúng theo phong tục của người Việt đó là: mâm ngũ quả, hương hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, bánh chưng,… các món ăn trong ngày tết sẽ được bầy biện trang nghiêm trên bàn thờ. Một số vùng có thêm câu đối đỏ, “gậy ông vải” (là 2 đôi mía còn đủ cả ngọn, lá tươi tốt, buộc khum vào nhau ở hai bên bàn thờ). Đặc biệt, trước khi cúng tất niên, cả gia đình đều phải có mặt, thành tâm kính lễ.

MÂM CÚNG LỄ TẤT NIÊN

Mâm lễ cúng Tất niên thường gồm: Hương hoa, vàng mã; Đèn nến; Trầu cau; Rượu; Bánh chưng; Cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

MÂM CỖ TẾT TIÊU BIỂU CỦA 3 MIỀN :

Mâm cỗ Tết miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Bốn bát, bốn đĩa gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc.

1. Bánh chưng. 2. Dưa hành. 3. Giò nạc, giò thủ. 4. Hành cuốn. 5. Nem. 6. Rau nộm. 7. Măng ninh lưỡi lợn. 8. Mọc nước. Cơm 3 bát.

1. Bánh chưng, bánh tét. 2. Dưa món củ kiệu. 3. Giò lụa. 4. Thịt đông. 5. Gỏi gà bóp rau răm. 6. Nem. 7. Măng ninh khô. 8. Canh miến. 9. Cá chiên hay ram. Cơm 3 bát.

Mâm cỗ Tết của miền Nam (Sài Gòn)

1. Bánh tét. 2. Dưa giá củ kiệu. 3. Thịt heo luộc. 4. Thịt kho tàu. 5. Gỏi cuốn. 6. Nem. 7. Gỏi tôm thịt. 8. Măng tươi ninh. 9. Khổ qua nhồi thịt. Cơm 3 chén.

VĂN KHẤN TẤT NIÊN

– Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần. – Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương – Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. – Con kính lạy Chư gia Cao Tằng TỔ Khảo, Cao Tăng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ………. Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm………. Tín chủ (chúng) con là:………… Ngụ tại:………. Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết Năm kiệt tháng cùng Xuân tiết gần kề Minh niên sắp tới. ôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận. Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật!

THAM KHẢO MÂM CỖ CÚNG TẤT NIÊN

.

Sưu tầm

Ngày Giỗ Cô Sáu Côn Đảo: Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết

Theo quan niệm tín ngưỡng của người dân Côn Đảo thì ngày giỗ cô Sáu là một ngày đặc biệt với tất cả người dân nơi đây. Trong nhiều năm trở lại đây với tinh thần uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ về người con gái anh hùng quê hương đất đỏ đã ngã xuống nơi đây, nhiều du khách cũng đã chọn viếng mộ cô vào đúng ngày này. Vậy đến viếng cô những ngày tháng 1 này cần chú ý gì để cô phù hộ?

1. Câu chuyện về cuộc đời người anh hùng Võ Thị Sáu

Cô Võ Thị Sáu sinh ra trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ vào năm 1933, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bún tại chợ Đất Đỏ. Cô tham gia cách mạng và bị bắt trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ. Mặc dù bị địch giam giữ và dùng nhiều biện pháp tra tấn dã man nhưng cô Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù.

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của cô Võ Thị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày cô ra Côn Đảo. Cô Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Dù bị xử bắn nhưng cô vẫn không hề nao núng hay sợ hãi, trên môi luôn hát vang bài ca cách mạng. Hình ảnh đó của cô đã trở thành tấm gương cho biết bao thế hệ người Việt Nam sau này.

2. Giỗ cô sáu vào ngày nào trong năm?

Cứ đến ngày này, người dân trên Côn Đảo hay các du khách thập phương lại thành tâm đi lễ Cô Sáu với ước mong một năm mới may mắn và bình an.

3. Điểm đặc biệt khi đi lễ cô Sáu: 7 lễ vật không thể thiếu

Thời điểm đi lễ cô là vào giờ tý (tức sau 23h đêm)

Trong tâm thức của người dân Côn Đảo, cô Võ Thị Sáu rất linh thiêng, đã có nhiều câu chuyện bí ẩn diễn ra xung quanh cuộc đời của người con gái này. Trong đó phải kể đến câu chuyện về 3 tấm bia trước mộ cô, câu chuyện hai cây lekima bí ẩn hay câu chuyện cô gái mặc áo trắng bước ra từ mộ cô hàng đêm.

Theo quan niệm, để mong có một năm may mắn, bình an cho gia đình người dân thường đi lễ ngày giỗ cô Sáu vào giờ tý (tức sau 23h đêm). Người dân Côn Đảo coi đây là thời điểm linh thiêng nhất, cầu xin sẽ được toại nguyện do cõi dương và cõi âm có thể kết nối với nhau thông qua ý niệm. Mặc dù vào lúc nửa đêm nhưng trong ngày giỗ, nơi mộ cô không lúc nào vắng người và thiếu đi khói hương trầm của người dân.

Cô Sáu là một nữ anh hùng, hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ nên theo quan niệm của người dân địa phương sắm đồ đi lễ cô Sáu đúng như đồ của một người con gái trẻ. Ngoài 7 món lễ vật cúng cô Sáu bắt buộc phải có, du khách có thể chuẩn bị thêm cho cô những món đồ độc đáo như bộ áo dài gấm, đôi hài thêu hoa thật đẹp hay trâm cài tóc,… Lễ vật cúng cô là tùy tâm nên hãy lựa chọn những món đồ phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh của từng người.

Khách du lịch đến Côn Đảo ngày giỗ cô Sáu rất đông. Hầu hết khách du lịch đến đây vào ngày này muốn viếng mộ người con gái anh hùng để tưởng nhớ linh hồn đã khuất và cầu mong may mắn, bình an cho bản thân và gia đình. Đồ đi lễ cô Sáu bạn nên chuẩn bị 7 món không thể thiếu đó là gương, lược, quần áo, nón, bó hoa trắng, 5 loại quả và thẻ hương…

Thành khẩn thắp những nén hương trầm lên mộ người nữ anh hùng dân tộc bên cạnh tinh thần tưởng nhớ một thế hệ cha ông đã ngã xuống vì bình yên là một hoạt động tín ngưỡng tốt đẹp cần được lưu giữ cho thế hệ con cháu noi theo.

Do càng ngày người đi lễ Cô Sáu càng đông nên bây giờ 1 người chỉ được làm lễ khoảng 20p thôi. Các bạn đặt đồ lễ thắp nhang cho Cô rồi khấn vái, 20p sau dọn dẹp đồ lễ của mình để chỗ cho người khác. Sau đó đem đồ hàng mã đi hoá vàng. Trái cây, bánh kẹo nước suối để lại trong thùng ngay đó luôn. Nước suối các bạn xin Cô trước rồi uống để lấy lộc. Gương lược để lại trên đĩa ngay mộ cô.

Như vậy ngày giỗ cô Sáu là một ngày đại lễ luôn thu hút sự quan tâm của người dân Côn Đảo nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Hãy đăng đăng kí ngay tour du lịch Côn Đảo của Ánh Dương để trải nghiệm tour du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng tại Côn Đảo.

Ghi rõ nguồn chúng tôi khi đăng tải lại bài viết này.

Cúng Rằm Tháng Chạp: Những Điều Cần Biết

Tháng Chạp tức tháng 12 âm lịch là tháng cuối năm, trước khi đón năm mới thì người Việt sẽ chuẩn bị ba lễ cúng tiễn năm cũ, bao gồm cúng Rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp và cúng tất niên. Trong đó, Rằm tháng Chạp là lễ sớm nhất, cũng là thời điểm đánh dấu sự tất bật cho một mùa Tết Nguyên Đán đã chính thức bắt đầu.

Chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Chạp

Cúng Rằm thường không quá cầu kì, giống các nghi thức khác lễ này cần chuẩn bị hai phương diện: đồ lễ và văn khấn. Đồ lễ là lễ vật dâng lên thần linh, gia tiên và văn khấn là bài khấn nguyện gửi gắm tâm tư nguyện vọng của con cháu tới các bậc anh linh. Đồ cúng tháng Chạp cũng tương tự như các ngày Rằm khác trong năm, nếu có thay đổi thì chỉ là một số chi tiết nhỏ không quá quan trọng.

Về đồ lễ, gia đình nào đơn giản thì chỉ cần cúng lễ chay gồm trầu cau, hoa quả, hoa tươi, hương đèn, nước sạch và nến. Hiện nay quả Phật thủ rất được ưa chuộng, bày ban thờ tươi lâu và ý nghĩa lại tốt đẹp; ngoài ra có thể sử dụng các loại quả thông thường như táo, cam, dưa hấu, chuối,…. Các loại hoa thường dùng là hoa huệ và hoa cúc – hai loài hoa được coi là có ý nghĩa tâm linh đặc biệt.

Gia đình nào muốn tươm tất hơn thì biện lễ mặn gồm các món ăn truyền thống như xôi gấc tượng trưng cho may mắn, gà luộc đại diện cho sung túc, giò chả, nem rán, món xào, canh măng miến và đặc biệt, có thể thêm bánh chưng cho không khí ngày cận tết càng thêm đầm ấm. Lễ vật chuẩn bị cho cúng Rằm không cầu kì sang trọng, chỉ cần thành tâm thành ý, thể hiện sự trân trọng của gia chủ là đủ.

Thời gian cúng Rằm tháng Chạp

Theo các chuyên gia phong thủy, tùy quan niệm của từng gia đình mà làm lễ cúng Rằm tháng Chạp vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch hoặc có gia đình cúng cả 2 ngày trên.

Đồ lễ cúng rằm tháng Chạp

Tùy theo cách thức tiến hành lễ cúng là lễ chay hay mặn mà có sự chuẩn bị khác nhau. Nhìn chung thường đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp thường có:

– Với lễ cúng chay: Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…

– Với lễ cúng mặn: Thịt gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), khoanh giò/chả, các món mặn khác và rượu. Hiện nay, nếu không cúng rằm tháng Chạp bánh chưng, người dân thường cúng bằng xôi gấc với quan niệm màu đỏ của xôi gấc mang lại may mắn cho các gia đình.

Nhìn chung đồ lễ cúng rằm tháng Chạp không quá cầu kỳ hay coi trọng về số lễ vật cúng, miễn sao thể hiện thành tâm của gia chủ.

Cách chọn gà cúng ngon

– Cầm 2 con gà có cùng kích cỡ, thấy con gà nào cảm giác nặng hơn thì gà đó có thịt săn chắc hơn.

– Một con gà khỏe mạnh sẽ rất nhanh nhẹn, khó bắt, có đôi mắt sáng tinh nhanh, không lờ đờ, mào gà đỏ tươi, lông gà óng mượt, không bị xù lông.

– Mỏ gà sắc nhọn, màu sáng bóng, không có chảy nhớt ở mỏ.

– Chân gà thẳng, thon nhỏ, đều chân, không bị trầy xước, không bị sứt, gãy móng, không bị nổi các nốt đỏ hoặc nốt màu lạ ở chân.

– Vạch lớp lông gà lên thấy da gà mỏng, mềm, bóp nhẹ vào thân gà thấy săn chắc, không nhão, có một số vệt vàng lớn dưới ức, cánh. Dưới cánh gà, nách gà có thể thấy thịt, tia máu thì chứng tỏ gà săn chắc không có mỡ.

– Một con gà khỏe sẽ có hậu môn (phao câu) hồng hào, nhấp nháy, co bóp tốt, không có hiện tượng ướt, ra nước hoặc ra phân bất thường. Còn nếu phân gà có bọt vàng, nhầy hoặc lẫn máu tươi … thì tuyệt đối không nên mua loại gà này bị nó đã bị nhiễm bệnh, điều này sẽ không đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

– Kiểm tra gà có bị tiêm nước để tăng trọng lượng hay không bằng cách lật cánh gà lên kiểm tra dưới nách, nếu nách có nhiều chấm đỏ nhỏ, xung quanh vết tiêm nước phồng lên có màu đen, sau 1 thời gian màu đen đó lan rộng ra xung quanh thì chứng tỏ gà đã bị tiêm thuốc, tiêm nước tăng trọng lượng, tuyệt đối không được mua loại gà này.

– Một con gà khỏe mạnh tiêu hóa tốt thì diều gà không bị căng cứng.

– Cần lưu ý tránh mua những con gà có biểu hiện như: mào tái, thâm tím, ủ rũ, mỏ chảy nhớt nước dãi, diều căng cứng, mắt lờ đờ, cánh xệ, dáng vẻ mệt mỏi, đầu lúc nào cũng chúi xuống dưới, lông xù hoặc xơ xác, da nhăn nheo, gầy gò, chân lạnh, khô, hậu môn trắng bệt hoặc đỏ, chảy nước hoặc hay có phân dính xung quanh. Vì đây là những dấu hiệu của gà bị bệnh, khi ăn không những không ngon mà còn rất nguy hiểm tới ức khỏe tính mạng người dùng.

Kinh nghiệm luộc gà cúng ngon, dáng đẹp, không bị nát

Trước khi luộc gà các bạn nên dùng tăm để cố định đầu gà sau đó cho gà vào nồi và cho nước lạnh vào ngập hơn so với gà rồi bắt đầu luộc gà với lửa to hết cỡ.

Đợi khi nước sôi thì các bạn điều chỉnh lửa nhỏ lại rồi tiếp tục luộc trong khoảng 10 phút nữa. Sau khi sôi khoảng 10 phút các bạn tắt bếp và đậy vung nồi gà luộc lại khoảng 20 phút nữa thì gà sẽ chín đều.

Để gà chín trong khoảng thời gian bao lâu thì không thể trả lời rõ ràng được, điều đó còn tùy thuộc vào độ to của con gà. Nhưng thông thường đối với một con gà vừa thì các bạn luộc trong vòng từ 10 ¬ 20 phút thì gà sẽ chín. Nếu muốn luộc gà ngon hơn và dai hơn thì trong quá trình luộc các bạn có thể cho thêm vài lát gừng, hành và hạt nêm. Điều đó sẽ làm cho thịt gà thơm hơn và đậm đà hơn./.

Những Điều Cần Biết Khi Đến Đây

Số điện thoại phòng vé tàu cao tốc Côn Đảo: 082 232 0178

Vài nét về cô Sáu và vị trí mộ cô Sáu ở đâu

Từ thuở còn đi học, hẳn ai cũng đã học hoặc nghe qua bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”. Do đó, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều được nghe qua về vị nữ anh hùng này. Cô Sáu chính là để chỉ Võ Thị Sáu.

Là một người con gái được sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, cô đã có những đóng góp không nhỏ cho lịch sử dân tộc trong thời kỳ chống Pháp. Cô Sáu đã bị bắt và xử tử tại vùng đất Côn Đảo khi chỉ mới 18 tuổi. Nhưng ý chí của cô đã trở thành động lực to lớn góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc.

Lý do bạn nên thăm mộ cô Sáu một lần

– Đầu tiên, là một người Việt Nam, chúng ta được sống và làm việc trong hòa bình chính nhờ sự hi sinh cao cả của những chiến sĩ anh dũng như cô Võ Thị Sáu. Đây là một biểu tượng của Côn Đảo để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với sự hy sinh đó.

– Lý do thứ hai chính là sự linh thiêng của ngôi mộ này. Theo quan niệm của người dân thì cô Sáu đã ra đi khi còn rất trẻ. Vào độ tuổi đẹp nhất của người con gái, cô đã nằm xuống cho chiến thắng của dân tộc. Do đó, mộ của cô rất linh thiêng cho việc cầu xin may mắn, tài lộc, sức khỏe,…

Nên đi mộ cô Sáu thời điểm nào?

– Nếu bạn có ý định muốn thăm mộ cô Sáu và dự lễ ở đây thì mình khuyên hãy đến vào ngày 27 tháng chạp âm lịch. Mặc dù trước đây người ta tổ chức ngày giỗ cô Sáu vào 23 tháng 1 dương lịch, tức ngày mất của cô, nhưng cho đến năm 2010 thì đã đổi ngày.

– Vì đây là một trong hai ngày giỗ lớn nhất của người dân Côn Đảo nên bạn cũng cần có một số chuẩn bị nhất định nếu có ý muốn đến đây. Bên cạnh các bài văn khấn mộ cô Sáu cầu bình an thì bạn cũng cần có một số đồ lễ nữa đó.

– Còn nếu vào ngày thường, bạn có thể đến tham quan ở nghĩa trang Hàng Dương, đồng thời viếng mộ cô vào giờ Tý (tức 11h đêm). Vì theo mình biết thì đây là giờ linh nhất. Nghĩa trang cũng được thắp sáng rất lung linh, huyền bí.

Lễ cô Sáu gồm những gì?

– Nghĩa trang Hàng Dương được chia làm 4 khu lần lượt là A, B, C, D. Trong đó, khu A là nơi dành riêng cho những chiến sĩ yêu nước đã hy sinh. Bạn có thể dễ dàng tìm được mộ của cô Sáu vì nơi đây được nhiều người đến viếng nhất.

– Kinh nghiệm cho bạn khi đến lễ vào giờ linh đó là nên chuẩn bị cho văn khấn cô Sáu Côn Đảo và sắp đồ lễ từ sớm. Hãy nhẫn nại khi xếp hàng và tránh chen lấn ở nơi linh thiêng. Lễ vật cúng cô Sáu đã được bán sẵn tại chợ trung tâm của Côn Đảo. Nên nếu bạn không có thời gian chuẩn bị thì hãy mua ở đây. Lễ bao gồm 7 món đầy đủ như sau:

1 sấp giấy tiền vàng tổng hợp

1 nón lá

1 bộ lược gương

1 chai nước suối

1 sấp các thỏi vàng

1 bó nhang

1 bó hoa cúng màu trắng

– Khi đã mang các lễ vật này đến thăm mộ cô Sáu, bạn hãy đặt ngửa chiếc nón lá, đồng thời sắp xếp các lễ vật vào trong đó rồi đặt lên mộ.

– Hãy thành tâm cầu nguyện với bài khấn viếng mộ cô Sáu mà bạn đã chuẩn bị từ trước. Bài khấn có thể bao gồm họ tên của bạn, nơi ở và điều bạn khấn cho ai, khấn về điều gì,…

– Sau khi khấn xong, hãy cúi 3 lạy để tỏ thành kính với người đã khuất và ra ngoài đốt tiền vàng.

– Bên cạnh đó, bạn hãy chuẩn bị thêm một số lễ để cúng các liệt sĩ khác, chẳng hạn: cờ tổ quốc, quần áo bộ đội,… Điều này thể hiện rằng bạn thật sự biết ơn, trân trọng các anh hùng liệt sĩ thay vì chỉ cúng vì bản thân.

Bài khấn viếng mộ cô sáu

Kính lạy:

Ngài Kim niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần, Kim Niên Hành Binh, Công Tào Phán Quan. Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.

Con là (tên của bạn)…………………………………………………………………. Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………..

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là: Cô Sáu Phần mộ ký táng tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.

Nay nhân ngày………………(Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.

Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Phục duy cẩn cáo!

(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).

Bài khấn tham khảo langdaninhvan

Những lưu ý khi viếng thăm mộ cô Sáu

– Vì địa điểm đến viếng là nghĩa trang, tức nơi ở của người đã khuất, nên bạn cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi thăm viếng.

– Tránh nói to hay chửi bậy hoặc có các hành vi thô tục.

– Tránh tình trạng xô đẩy, chen lấn khi đi viếng.

– Hãy thắp nhang cho một số phần mộ xung quanh vì tất cả đều là những vị anh hùng đã hi sinh cho dân tộc.

Mong rằng những thông tin ở trên có thể giúp bạn hiểu được ý nghĩa cũng như chuẩn bị đầy đủ cho buổi viếng thăm mộ cô Sáu. Hãy mang tâm trạng tôn trọng nhất khi đến thăm nơi đây để có những nguyện cầu thành tâm cho bản thân và gia đình.

5

/

5

(

12

votes

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Tất Niên Những Điều Cần Biết trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!