Bạn đang xem bài viết Cúng Rằm Tháng Giêng Ở Chung Cư Cần Lưu Ý Gì? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rằm tháng Giêng – ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới – còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thương Nguyên. Theo Phật giáo, sở dĩ Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu là vì ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng là ngày của Phật. Vào các ngày này, Phật tử thường phải đi lễ chùa.
Đêm Rằm tháng Giêng là đêm (Tiêu) đầu tiên (Nguyên), nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm. Chính vì vậy, Rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi lễ chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn… Do đó, ngày 15 tháng Giêng âm lịch trở thành một trong những ngày rằm quan trọng nhất của năm của người Việt.
Cũng chính vì điều này mà dân gian ta có câu: ” Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Theo quan điểm của người xưa, trong ngày 15.1 âm lịch chỉ có một giờ chuẩn nhất, phù hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng là giờ Ngọ – thời khắc này là đúng thời khắc thần Phật giáng thế. Làm lễ cúng Rằm tháng Giêng cũng là cách để chào đón thần Phật long trọng nhất.
Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).
– Hoa quả, chè xôi.
Mâm cỗ cúng Phật gồm:
– Các món đậu
– Canh xào không thêm nhiều hương liệu
– Bánh trôi nước
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.
Mâm cỗ cúng gia tiên gồm:
– 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
– 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
– Hương
Đồ lễ khác gồm:
– Hoa tươi
– Vàng mã
– Đèn nến
– Trầu cau
Ở chung cư, mọi thủ tục như chọn giờ cúng, chuẩn bị đồ lễ cúng đều diễn ra bình thường, duy chỉ có việc đốt vàng mã gia chủ cần phải chú ý hơn.
Nhà chung cư không nên hóa vàng mã ở ban công hoặc các không gian chung như hành lang, sân thượng vừa ảnh hưởng đến hàng xóm vừa không đảm bảo về phòng cháy.
Theo quan niệm của Phật giáo: Tâm xuất thì Phật biết. Nếu đã có lò đốt vàng mã chung của cả khu thì nên hóa đúng nơi quy định thì người đã khuất vẫn chứng được cho tấm lòng của người thân mà không sợ mất lộc đi đâu cả.
Theo Nguyên Thảo (Dân Việt)
Sửa Nhà Chung Cư Có Cần Cúng Không? Lưu Ý Trước Khi Sửa Chung Cư
Theo quan niệm của người Việt, sửa nhà là việc rất hệ trọng, cần phải xem xét kỹ về phong thủy. Tuy nhiên, nhà chung cư có kết cấu và đặc điểm khá khác biệt. Vậy sửa nhà chung cư có cần cúng không và cần lưu ý gì?
I. Sửa nhà chung cư có cần cúng không?
Theo văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, nhà ở phải có đủ chủ nhân, thổ công, thổ địa và gia tiên. Do đó, làm những việc trọng đại phải thực hiện xin phép để tổ tiên, thần thánh cho phép.
Việc sửa nhà chung cư không cần phải tiến hành động thổ. Nhưng nếu việc xây sửa ảnh hưởng đến kết cấu thì sẽ gây xáo trộn không gian. Chính vì vậy, thủ tục làm lễ xin phép là cần thiết.
Thực tế, không phải trường hợp sửa nhà chung cư nào cũng cần cúng bái, cụ thể như sau:
Những công việc xây sửa đơn giản, không động đến kết cấu thì không cần làm lễ. Ví dụ: thay đổi, sắp xếp lại nội thất, lát nền, sơn nhà, sửa chữa công trình nhỏ,…
Sửa nhà chung cư khiến thiết kế, kết cấu, các khu vực chức năng xáo trộn thì phải làm lễ. Ví dụ: thay đổi vị trí của các khu vực chức năng (đặc biệt là thay đổi phòng thờ), đập phá, xây thêm tường ngăn,…
Sửa nhà chung cư nếu ảnh hưởng đến kết cấu phải thực hiện cúng trước khi xây sửa.II. Thủ tục làm lễ trước khi sửa chung cư
Việc làm lễ trước khi sửa nhà chung cư không chỉ để xin phép gia tiên, thổ địa mà còn giúp ổn định nguồn năng lượng tốt trong nhà. Do đó, lễ cúng cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo và thực hiện đúng thủ tục.
Lễ vật cần thiết để cúng trước khi sửa nhà chung cư bao gồm:
Một bộ món cúng theo tam sên: trứng vịt luộc 1 quả, tôm luộc 1 con, thịt luộc 1 miếng.
Một đĩa xôi hoặc 1 chiếc bánh chưng, thông thường người ta thường cúng xôi.
Gạo, nước, muối.
Chè khô, 1 bao thuốc lá, rượu trắng.
Trầu cau (5 quả cau và 5 lá trầu hoặc sử dụng 3 miếng trầu đã têm).
Bình hoa cùng gồm 9 bông hoa hồng đỏ.
Tiền vàng: 5 lễ vàng tiền, 5 oản đỏ, vàng mã, quần áo Quan Thần Linh, 1 đinh vàng hoa.
Trong khi làm lễ, chủ nhà (hoặc người được mượn tuổi) thành tâm, nghiêm túc và ăn mặc lịch sự. Khi làm lễ phải đọc một bài văn khấn dành cho trường hợp sửa chữa nhà chung cư.
Tốt nhất, bạn nên tham khảo thủ tục làm lễ cúng từ người có kinh nghiệm hoặc thầy phong thủy. Tuy nhiên, cần chú ý, việc làm lễ quan trọng nhất là lòng thành kính.
Thủ tục làm lễ cần sự thành tâm và chuẩn bị trước bài văn khấn để xin phép sửa nhà.III. Các lưu ý trước khi sửa nhà chung cư
Trước khi xây sửa nhà chú ý nên xem gia chủ có được tuổi làm nhà hay không. Nếu phạm phải các năm Kim Lâu, Hoàng Ốc, Tam Tai thì không nên làm những việc lớn. Vì thế, việc xây sửa nhà thay đổi kết cấu, động đến mạch khí thì tốt nhất nên tránh.
Trong trường hợp này, gia chủ cần đợi qua năm xấu để thực hiện sửa nhà. Tuy nhiên, nếu cần sửa gấp thì có thể làm thủ tục mượn tuổi để tránh ảnh hưởng.
2. Xin phép ban quản lý và thông báo với các cư dân
Không giống như nhà mặt đất, nhà chung cư sở hữu những kết cấu chung. Đặc biệt, việc xây sửa chắc chắn gây ảnh hưởng lớn tới hộ dân xung quanh và cả tòa nhà.
Các tòa nhà thường rất hạn chế việc xây sửa và giới hạn thời gian tác động đập phá. Do đó, để đảm bảo việc sửa nhà được thuận tiện cần chú ý xin phép quản lý tòa nhà. Đồng thời, bạn nên thông báo với các cư dân xung quanh để tránh gây ra sự khó chịu.
Nghi Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Ngoài Trời Cần Lưu Ý Những Gì?
Trong ngày lễ Rằm tháng Giêng, ngoài mâm lễ gia tiên chúng ta có thể làm một đàn lễ ngoài trời để cảm ơn trời đất, thần tiên, phật thánh, cùng các vị anh hùng dân tộc.
Theo lưu ý của chuyên gia phong thủy Lương Ngọc Huỳnh, nếu không có sân thì bày lễ ở gian giữa trong nhà hoặc ở sân thượng cũng được.
Ở ngoài trời cần đặt bốn bàn lễ ở bốn hướng: Hướng bắc để thờ Thượng Đế; Hướng nam để thờ các vị Thần; Hướng tây để thờ Phật; Hướng đông để thờ các vị hoàng đế, các vị thánh nhân, các quan đại thần, trạng nguyên và các vị anh hùng liệt sĩ có công với dân với nước.
Nếu có điều kiện, mọi người nên sắm lễ ở mỗi bàn lễ các hướng bắc, hướng nam, hướng đông như sau: Gà trống trắng luộc chín 1 con; Thịt dê hấp 1 miếng; Một đĩa xôi đỏ; Một đĩa hoa quả; 99 thuyền vàng, 99 thỏi vàng, 99 lá vàng (không cúng tiền âm phủ); 3 chén rượu ba loại rượu, trắng, đỏ, vàng… có thể dùng rượu vang; 3 chén trà có ba loại hương vị khác nhau.
Mỗi bàn lễ đốt 5 ngọn nến, thắp 9 nén nhang.
Riêng ban lễ hướng tây lễ Phật quý vị làm cơm chay, không có tiền vàng, không có rượu. Trên các bàn lễ nếu đều có lọng che thì rất tốt.
Bàn lễ hướng bắc thờ Thượng Đế khấn rằng:
Kinh thắp nến: “Khởi tâm thắp nến/ Hào quang sáng bừng/ Tâm thân thanh tịnh/ Gạt bỏ phiền ưu/ Thái thượng đại đan/ Từ quang phổ chiếu/ Thần Tiên chứng đàn”.
Kinh thắp nhang: “Hương phần bảo đỉnh/ Khí đạt huyền không/ Thần nhân hợp nhất/ Yết kiến nguyệt cung/ Thần thông linh hiển/ Pháp hiện cửu vân/ Đan điền linh tụ/ Tâm quy mệnh lễ/ Cáo hạ Thần Tiên”.
Quỳ xuống lễ 9 lễ và đọc văn khấn:
“Kính lạy Thượng Đế/ Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ/ Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ
Kính lạy Hàng Ma Đại Đế Thánh Quân. Trừ Ma Đại Đế Thánh Quân. Giáo Hoá Đại Đế Thánh Quân.
Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông Phương Thanh Đế, Nam Phương Xích Đế, Tây Phương Bạch Đế, Bắc Phương Hắc Đế.
Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn. Càn Khôn Đại Chiến Thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ.
Kính lạy Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng/ Trung đàm thần tướng thiên thiên binh/ Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, ngày Tết nguyên tiêu năm Kỷ Hợi. Chúng con xin nhất tâm thành kính sửa soạn lễ vật nhang đăng thỉnh tấu lên Thượng Đế, cùng chư ngài.
Tấu rằng: Chúng con xin đa tạ Thượng Đế đã tạo lập thế gian và ban cho chúng con sự sống, được tu tâm tu đức và hành đạo, thể xác chúng con được mạnh khoẻ, trí tuệ chúng được minh ý.
Con xin nguyện cầu Thượng Đế, cùng chư ngài khai ân minh xét, ban cho chúng con sức mạnh, trí tuệ, sự năng động sáng tạo, nhất tâm kính định tu theo thiên giới, mọi chúng sinh đều có niềm tin tuyệt đối với Thượng Đế để thế giới được thái bình, muôn loài được hạnh phúc, văn minh và thịnh vượng. Mọi chúng sinh được hưởng đại lộc, đại phúc bởi Thượng Đế ban tặng.
Thành tâm kính định chúng con biết ơn Thượng Đế (9 lần) và lạy 9 lạy.
Bàn lễ hướng nam kính lễ các vị Thần.
Văn khấn:
“Con kính lạy Chính Nhất Tổng Quản Đại Thần Tài/ Con kính lạy tứ hải Long Vương/ Con kính lạy Sơn Thần, Long Thần Thổ Địa, Thổ Công Táo Quân, Thổ Kỳ, hạ đàn chứng giám.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, ngày Tết nguyên tiêu năm Kỷ Hợi. Chúng con nhất tâm thành kính xin được sửa soạn lễ vật, tiền vàng nhang đăng thỉnh cầu kính mời chư ngài hạ đàn thụ hưởng, chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Đầu năm mới, chúng con nguyện cầu chư ngài khai ân minh xét, ban cho đất nước con được thái bình, nhà nhà ai cũng được ban tài, ban lộc, ban phúc, ban thọ, toàn dân được văn minh thịnh vượng vạn sự cát tường như ý.
Chúng con xin đa tạ (9 lần) và lễ 9 lễ”.
Bàn lễ hướng đông kính lễ các vị hoàng đế, các vị thánh nhân, các vị đại quan, trạng nguyên và các anh hùng liệt sĩ có công với đất nước.
Đốt 5 ngọn nến, thắp 9 nén nhang, quỳ lễ 9 lễ mà khấn rằng:
Con kính lạy Quốc Tổ Vua Hùng cùng các vị Đế Vương Việt Nam anh minh.
Con kính lạy Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng.
Con kính lạy Quốc chủ Đại Vương cảm thần Bạch Mã Linh Lang.
Con kính lạy chư vị thánh Tứ Bất Tử cùng chư vị Thánh nhân nước Việt Nam.
Con kính lạy tứ đức thánh mẫu nước Việt Nam.
Con kính lạy các vị quan đại thần, các vị quan trạng, cùng toàn thể các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng, là Tết nguyên tiêu năm Kỷ Hợi. Gia đình chúng con nhất tâm thành kính xin được sửa soạn lễ vật tiền vàng, nhang đăng thỉnh cầu kính mời chư vị hạ giá, thụ hưởng lễ vật, để chúng con được bày tỏ sự tôn kính tới công ơn của các vị với nhân dân với đất nước.
Nhân dịp Tết Nguyên tiêu đầu năm mới, con nguyện cầu chúc chư vị ở thiên đường hưởng đại phúc, đại lộc để phù hộ cho đất nước ta luôn được thái bình, cán bộ ta luôn được minh bạch, trong sạch, nhân dân ta luôn được mạnh khoẻ, hạnh phúc, văn minh, thịnh vượng, nguyện cầu các vị đế vương anh minh, các vị thánh tổ, chư vị tứ đức thánh mẫu, các vị đại thần, quan trạng… ban ơn tài lộc cho bách gia trăm họ, cho con cháu chúng con được mạnh khoẻ, thông minh, học giỏi, sự nghiệp hanh thông để góp công xây dựng tổ quốc ngày càng giàu đẹp, văn minh và thịnh vượng.
Con xin trấn tâm nhất minh quy mệnh lòng thành kính lễ cầu xin chư vị minh xét.
Chúng con xin đa tạ chư vị (9 lần) rồi lễ 9 lễ.
Ban thờ hướng Tây, để kính lễ Đức Phật:
Thắp 5 ngọn nến, 9 nén nhang, lạy 9 lạy mà thưa rằng:
Con nam mô a di đà phật (3 lần).
Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương đất, lạy chư phật ở 10 phương.
Nam mô Lục Tổ Phật.
Nam mô Đức Thích Ca mâu ni Phật.
Nam mô hội thượng Phật Bồ tát.
Nam mô bạch y linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát ma ha tát.
Con niệm nam mô phật, nam mô pháp, nam mô tăng.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Kỷ Hợi. Cũng là ngày vía Phật hiển linh, chúng con với tấm lòng thành kính xin được sửa soạn lễ vật cơm chay, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Lục Tổ Phật, Đức Thích Ca mâu ni, hội thượng phật Bồ Tát, Quán thế âm Bồ Tát, cùng chư phật, chư pháp, chư tăng… hạ đàn chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Năm mới chúng con cầu xin Lục Tổ Phật, Đức Thích Ca, chư vị Bồ Tát, chư vị phật, pháp, tăng… phù hộ gia trì cho đất nước con, cho bách gia trăm họ được mạnh khoẻ, hạnh phúc, thân tâm mọi chúng sinh luôn được thanh tịnh an lạc.
Chúng con xin nhất tâm lòng thành kính lễ.
Con nam mô a di đà phật (3 lần) lễ.
theo Giao thông
Những Điều Cần Lưu Ý Trong Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng
Theo quan niệm dân gian vẫn thường nói: “Lễ Phật cả năm không bằng cúng rằm tháng Giêng” điều đó đã nói nên ý nghĩa ngày lễ cúng đầu tiên của năm quan trọng như thế nào.
Vậy nguồn gốc của ngày rằm tháng Giêng được bắt nguồn từ đâu?
Truyền thuyết có kể lại rằng:
Xưa kia, từ trên thiên đình có một con thiên nga đã bị bắn chết dưới cung tên của một người thợ săn khi bay xuống hạ giới. Ngọc Hoàng biết tin đã sai quân lính trên thiên đình xuống thiêu đốt tất sinh vật dưới hạ giới vào đúng ngày 15 của tháng 1 nhằm trả thù cho thiên nga.
Tuy nhiên, có rất nhiều vị thần không đồng tình với quyết định của Ngọc Hoàng vì như vậy hơi nặng tay. Họ đã xuống hạ giới bày kế cho dân chúng rằng hãy bắn pháo hoa và treo đèn lồng trước cửa để Ngọc Hoàng trên thiên đình khi nhìn xuống sẽ tưởng rằng dưới hạ giới đang bị phóng hỏa. Thế là loài người đã thoát được kiếp nạn bị diệt vong.
Ngày nay, rằm Tháng Giêng còn có tên gọi khác là tết Nguyên Tiêu tức là ngày rằm đầu tiên của tháng đầu tiên trong năm mới Âm lịch. Vì đây là một ngày quan trọng đối với đời sống tâm linh người dân Việt nên thường họ sẽ đi lễ chùa để cúng Phật, gia tiên và cầu mọng cho bản thân, gia đình có một năm mới bình an, sung túc.
Giờ nào tốt nhất để cúng rằm tháng Giêng?
Vì ngày rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng Giêng Âm lịch nên mọi người sẽ cúng vào đúng ngày đó.
Ông cha ta từ xưa luôn chọn giờ thật “chuẩn” để làm lễ cúng đó là từ 11 giờ đến 13 h của ngày rằm (hay còn được gọi là giờ Ngọ). Bởi đây là thời gian Phật giáng lâm nên vào ngày rằm tháng Giêng tất cả các gia đình Việt luôn coi trọng lễ cúng ở nhà.
Tuy nhiên, ngày nay, mỗi gia đình lại có những điều kiện cuộc sống khác nhau nên họ sẽ tùy biến cho việc cúng vào giờ, ngày sao cho phù hợp bởi nhiều gia đình Việt luôn quan niệm rằng việc thờ cúng quan trong nhất là cái “tâm” để tỏ lòng biết ơn, tôn kính với ông bà, tổ tiên và các vị thần thánh.
Những điều kiêng kỵ vào ngày rằm tháng Giêng.
Vì là ngày rằm đầu tiên của năm nên sẽ có những điều cần chú ý mà chúng ta nên tránh để không gặp phải những điều không tốt cho vận khí của bản thân cũng như gia đình nhà mình:
– Không làm rơi vỡ, làm hỏng các đồ đạc trong gia đình vì như vậy sẽ gây hao tổn tài phúc của gia chủ.
– Với những người có sức khỏe yếu kém thì không đến những nơi hoang vu hay mồ mả hoặc bệnh viện vì đây là những nơi có âm khí nặng.
– Những ngày này khi ra đường không nên mang theo nhiều đồ giá trị vì không may làm mất tài sản, tiền vào ngày này thì tài vận của bạn trong năm mới sẽ bị hao tổn.
– Để không bị cho đi tài khí thì vào ngày này bạn hãy kiêng không cho mượn tiền.
– Thùng đựng gạo của nhà không để lộ đáy vì như vậy sẽ giống như thùng gạo bị rỗng gia đình đói kém.
– Quần áo phải tươm tất không để rách vì theo quan niệm dân gian, nếu để quần áo bị rách thì những điều xui xẻo sẽ đeo bám bạn trong năm tới.
– Không sát sinh vào ngày rằm để tránh bị bệnh tật, suy giảm tài vận.
– Theo quan niệm tâm linh, nếu vào ngày này đi câu cá thì người đó sẽ gặp hạn đen nên bạn cần kiêng không câu cá vào ngày rằm.
– Để tránh gặp rắc rối cũng như các chuyện thị phi thì bạn kiêng không nói tục, chửi bậy hay cãi vã với mọi người.
Mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng.
Mâm lễ để cúng Gia tiên: gia chủ có thể làm mâm lễ mặn hoặc chay, chuẩn bị thêm văn khấn rằm tháng giêng. Và theo quan niệm, ngày Tết nguyên Tiêu trong mâm lễ phải có bánh trôi (hay còn gọi là chè trôi nước) có ý nghĩa rằng mọi việc trong năm mới sẽ trôi chảy, làm việc gì cũng thuận buồm xuôi gió.
Mâm lễ cúng Phật bao gồm: hương hoa, xôi, oản,… đây là mâm lễ chay và một số gia chủ là Phật tử sẽ ngồi tụng Kinh Dược sư (hay kinh Phổ Môn) trước bàn thờ để cầu cho gia đạo một năm mới bình an. Ngoài ra, gia chủ có thể dâng hương sau đó đọc văn khấn rằm tháng giêng nếu không tụng kinh được.
Với mâm lễ mặn, thông thường sẽ gồm 4 bát gồm: bát móng, bát miến, bát mọc, bát măng ninh và 6 đĩa: thịt gà (có thể thay thịt lợn), dưa muối, giò, nem thính, xôi (hay bánh chưng) và nước chấm. Ngoài ra còn một số đồ lễ khác như: hương, hoa quả, trầu cau, rượu,….
Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Rằm Tháng Giêng Ở Chung Cư Cần Lưu Ý Gì? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!