Bạn đang xem bài viết Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Những Gì được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rằm tháng giêng là gìRằm tháng giêng hay được gọi với cái tên khác là tết nguyên tiêu. Theo tục lệ người Hoa họ thường xếp đèn lồng hay tổ chức lễ hội đèn lồng. Rằm tháng giêng hay tết nguyên tiêu diễn ra vào đêm 14 ngày 15 tháng 1 theo lịch âm.
Theo tục lệ của cha ông ta hàng năm cứ đến tết nguyên tiêu rằm tháng giêng chúng ta lại bày biện lễ vật, đèn hoa để cúng. Có rất nhiều tích về tết nguyên tiêu tuy nhiên mục đích và ý nghĩa của tết này là sự đoàn tụ, đoàn viên gia đình.
Rằm tháng giêng thường trăng rất sáng, còn gì thú vị hơn khi cả gia đình cùng ngồi giữa sân nhà quây quần bên tách trà, gói bánh thưởng thức hương vị đoàn viên bên gia đình.
Rằm tháng giêng là một trong những ngày rằm lớn nhất trong năm. Cho dù có bận bịu đến đâu thì gia chủ luôn có một mâm cúng ngày rằm tháng giêng để tỏ lòng thành kính.
Rằm tháng giêng cúng gìMục đích của cúng rằm tháng giêng là cầu mong gia đình gặp nhiều may mắn, bình an trong năm mới. Mâm cúng rằm tháng giêng thường được chia ra làm hai phần chính. Mâm cúng lễ dâng lên đức Phật và mâm cúng dâng lên thần linh và gia tiên.
Mâm cúng phật thường là mâm chay với những lễ vật sau: Hoa quả tươi, các món đậu, xôi chè, canh xào không thêm nhiều gia vị, bánh trôi nước. Mâm cúng chay thể hiện màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn chạy hướng tới sự cân bằng và thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cúng thần linh gia tiên: mâm cúng này thường là mâm cúng mặn, tuy nhiên củng có một số gia đình cúng chay luôn. Chúng tôi xin giới thiệu vật phẩm cúng mặn cho mâm cúng này.
Không cúng bằng hoa giả, trái cây giả: những đồ đặt lên bàn thờ phải là đồ thật, trang nghiêm thì mới có thể xin bề trên ban may mắn phước lộc cho con cháu.
Tiền giả tiền có nguồn gốc bất chính: giấy tiền vàn mã khi cúng xong phải hóa vàng ngay thì ông bà mình mới có thể nhận được.
Không nên cúng thủ lợn
Không cúng món chạy giả măn: ăn chay là để nuôi dưỡng lòng từ, chính vì vậy trong mâm chạy không nên có các món giả măn như thịt chay, đùi gà chay…
Văn cúng rằm tháng giêngCúng Rằm Tháng Giêng, Cần Lưu Ý Những Gì?
Rằm tháng Giêng (hay còn gọi Tết Nguyên tiêu) là ngày lễ lớn của người Việt. Vào ngày này, người dân thường đi chùa, đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân, gia đình. Vậy, cúng Rằm tháng Giêng cần lưu ý những gì?
Ngày, giờ cúng Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng được mọi người cúng vào ngày 14 hoặc 15 tháng Giêng. Giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Đây được xem là thời khắc Thần Phật giáng thế.
Vào năm Canh Tý 2023, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 8/2 Dương lịch (tức ngày 15/1 Âm lịch).
Dọn dẹp ban thờ
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn ban thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng. Việc lau dọn cần cẩn thận, tỉ mỉ để tránh đổ vỡ đồ thờ, vật phẩm.
Khi thắp hương, theo GS-TS Nguyễn Chí Bền – nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.
Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm… Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị Phật và tổ tiên.
Đồ dùng để cúng lễ
Không dùng hoa giả: Nên mua hoa tươi để dâng bàn thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả. Hoa thường được dùng trong ngày lễ này là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.
Theo quan niệm dân gian, đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa… cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt. Không nên sử dụng những đồ đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.
Bài văn khấn Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại …
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Tý gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Khấn xong vái 3 vái. Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).
Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Trang chủ “Tin tức ” Cúng Rằm tháng giêng cần chuẩn bị những gì?
Ngày Rằm tháng Giêng có ba tích. Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Người theo đạo Phật có câu: Cho dù lễ tất cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng. Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những linh hồn, linh anh, may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này. Vì thế, đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin một sự may mắn.
Tích thứ hai, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các Trạng Nguyên vào hầu triều và để nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu Triều, buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc. Thiết đãi yến tiệc xong, buổi tối, vua và các trạng vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ. Các ông trạng sẽ thi nhau đọc thơ để cho vua nghe. Từ đó, người ta coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu, là ngày Tết của các vị vua và trạng. Thứ 3, ngày Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.
Tại gia đình, nếu làm đầy đủ thì phải có 5 mâm (5 đĩa) ở 5 vị trí khác nhau. Một mâm cơm đặt trong nhà, 4 mâm còn lại đặt ở ngoài trời. Mâm cơm đầu tiên đặt ở ban thờ gia tiên trong nhà. Mâm cơm thứ 2 đặt ở hướng Tây hoặc ban thờ Phật, mâm cơm thứ 3 quay về hướng Đông để thờ các vị vua và các vị Trạng để tưởng nhớ câu chuyện của các vị vua và trạng thời xưa. Mâm cơm thứ 4 là mâm cơm đặt ở hướng Nam để thờ các vị thần tiên (Long thần thổ địa thổ công táo quân…). Mâm cơm thứ 5 là mâm cơm thờ thượng đế, thờ trời đất đặt ở hướng Bắc hoặc đặt ở giữa. Tuy nhiên, việc làm mâm cúng không cần thiết phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy.
Mâm lễ thờ gia tiên đặt trên ban thờ rồi thắp 1 hay 5 nén nhang mà thưa rằng: Con kính lạy cụ tổ, kính lạy gia tiên nội ngoại, hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất, với tấm lòng thành kính nhớ ơn công đức của tổ tiên. Nay chúng con lòng thành nhang đăng thỉnh cầu kính mời cụ tổ cùng gia tiên nội ngoại về ngự trước án để chứng minh cho tấm lòng thành kính của chúng con. Chúng con cầu xin gia tiên phù hộ che chở cho con cháu một năm mới bình an, mạnh khoẻ, hạnh phúc, vạn sự như ý, vận khí hanh thông, mọi việc được thành công như ý nguyện… (chúng con xin đa tạ) 3 lần rồi vái lạy tổ tiên.
“Bên cạnh nhang, đèn, mâm cúng gia tiên có thể cúng bằng bất cứ thứ gì mà gia đình có. Lễ Phật là cúng chay, gia đình không có điều kiện thì chỉ cần một chén nước, đĩa hoa quả nho nhỏ. Cúng thượng đế cũng chỉ cần một bát nước trắng (nếu gia đình không có điều kiện)…
Tin tức khácMâm Cỗ Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì?
Ông cha có câu “Cúng giỗ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, đây là một nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.
Thời gian cúng rằm tháng Giêng tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11h đến 13h, vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế. Còn nếu không sắp xếp được thời gian cũng như công việc để cúng vào ngày giờ nêu trên thì có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 Dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 19h ngày 19/2 Dương lịch.
Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kì, nhưng thế hiện được lòng thành, cầu cho gia trạch bình an khỏe mạnh, hướng tới những điều tốt đẹp. Ngoài ra, với gia đình thờ Phật mà không có điều kiện tới chùa làm lễ hoặc muốn tổ chức cúng tại gia thì còn chuẩn bị thêm một mâm cỗ chay.
Mâm cỗ cũng không thể thiếu bánh chưng. Món bánh truyền thống gắn liền với truyền thuyết về tấm lòng hiếu thảo, quý trọng lao động và như lời chúc cho năm mới vuông vắn, đủ đầy. Xôi gấc cúng tổ tiên đầu năm, cả năm may mắn tốt đẹp vì màu đỏ tượng trưng cho hỉ khí. Gà luộc trong mâm cỗ phải là con gà trống có mào đẹp, thể hiện sự trưởng thành và đại diện cho khởi đầu đầy khí thế.
Theo phong tục, cúng Rằm đầu năm phải có đôi chân giò để gia đình sung túc ấm no, có đôi có cặp. Ở nhiều nơi chân giò được thay thế bằng giò chả.
Ngoài các món mặn, mâm cơm cúng còn có món xào và món canh, thường là canh ngũ sắc hoặc canh măng miến tùy theo sở thích của từng người. Ở phương Nam, bổ sung thêm món thịt kho tàu và canh thường là canh khổ qua.
Mâm cỗ không thể đầy đủ nếu thiếu bát cơm tẻ, hạt cơm trắng trong đầy đặn đại diện cho sự sinh sôi nảy nở và tiếp nối truyền thống coi trọng nông nghiệp, quý trọng lương thực của ông cha.
Các món ăn kết hợp hài hòa đăng đối, đủ vị đủ sắc đủ hương là lời cầu mong gia tiên cùng con cháu quây quần, tiến tới năm mới an lành thịnh vượng, xua đi những điều phiền muộn đã qua.
Mâm cỗ chay cúng Phật ngày Rằm Tháng Giêng
Lễ dâng Phật ít nhiều không quan trọng bằng thành tâm, vì thế mỗi gia đình có điều kiện tới đâu thì chuẩn bị tới đó. Mâm lễ có thể chỉ gồm hoa quả, hương đèn, nước sạch cùng bát bánh trôi nước tượng trưng cho cả năm ngọt ngào trôi chảy. Hoặc thêm mây cỗ chay dễ làm, tốt cho sức khỏe như canh nấm hạt sen, miến xào rau củ, nem chay, giò chả chay, nộm rau củ,..
Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Chuẩn Bị Những Lễ Vật Gì?
Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa trọng đại, là đêm Rằm đầu tiên trong năm mới (xem lịch âm dương 2023). “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). Ông bà ta có câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.
Tùy vào điều kiện kinh tế, gia cảnh mỗi nhà mà mâm cỗ cúng trong ngày này được chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên đều có điểm chung là thể hiện lòng thành kính của chúng sanh với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên, cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc. Do vậy ngoài mâm lễ gia tiên chúng ta có thể làm một đàn lễ ngoài trời để cảm ơn Trời Đất, Thần Tiên, Phật Thánh, cùng các vị anh hùng dân tộc, không cần lễ lạt cao sang tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà sửa lễ.
Cúng Rằm Tháng Giêng cần chuẩn bị những lễ vật gì?Mâm lễ cúng dâng Phật trong bất kể ngày nào đều phải là lễ chay tịnh, thanh đạm, sạch sẽ. Không cần chuẩn bị quá nhiều số lượng lễ vật dâng mỗi ban, mỗi món ăn chỉ cần bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa, số lượng từ 10, 12 đến 25 món, bao gồm các món sau:
– Hoa tươi, mâm ngũ quả, xôi, chè
– Món xào chay
– Món ăn làm từ đậu hũ
– Canh làm từ đồ chay
– Bánh trôi nước
Trên ban thờ gia tiên, gia chủ thường dâng lễ mặn. Thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.
– 4 bát gồm: bát ninh măng, bóng, miến, mọc
– 6 đĩa gồm: thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
Theo phong tục truyền thống tâm linh, lễ vật dâng gia tiên thường có thêm cơm gạo tẻ (nguồn lương thực ăn hàng ngày). Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở. Lưu ý, lễ vật dâng ngày Rằm bắt buộc phải có đủ vị. Vị mặn từ nước chấm, vị cay từ ớt, vị chua của đĩa dưa hành muối, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên một mâm cỗ đủ đầy phong vị để cầu mong an lành trong năm mới.
Văn khấn Rằm Tháng Giêng chuẩn nhất“Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !
Nam mô a di đà Phật !
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ lại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con được vạn sự an lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Phục duy cẩn cáo!”
Lễ Vật Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Chuẩn Bị Những Gì?
Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng gồm lễ cúng Phật với các món chay, lễ cúng Gia tiên với các món mặn cùng một số vật phẩm cúng.
Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu) là ngày 15/1 Âm lịch, được coi là ngày rằm lớn nhất trong năm đối với người Việt. Dân ta có câu:”Cúng quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, để thấy ngày này có vai trò quan trọng như thế nào trong phong tục tập quán của người Việt. Do vậy, các gia đình thường chuẩn bị rất tỉ mỉ, chu đáo, từ lễ vật cúng đến ngày giờ cúng. Tất cả đều phải chuẩn chỉ, chính xác.
Trong lễ cúng Rằm tháng Giêng, mâm cúng là quan trọng nhất, cần phải chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ đúng theo phong tục.
Tuy vậy, theo các chuyên gia văn hóa, lễ vật cúng Rằm tháng Giêng không cần phải quá cầu kỳ và tùy theo điều kiện từng gia đình để thực hiện.
Điều quan trọng trong lễ cúng Rằm tháng Giêng là mọi người đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên và cầu mong một năm an lành, may mắn.
Thông thường, vào ngày này mọi người thường sắm hai lễ, một lễ cúng gia tiên và một lễ cúng Phật. Trong đó, lễ cúng Phật thường là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến.
Cúng Gia tiên có thể làm các món ăn mặn và các món truyền thống phù hợp với phong tục tập quán của người Việt.
Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng: Lễ chay cúng PhậtLễ vật cúng Rằm tháng Giêng trên ban thờ Phật đều phải là đồ chay, thanh đạm, sạch sẽ. Số lượng lễ vật để cúng không phải chuẩn bị quá nhiều, mỗi món ăn chỉ cần bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa, số lượng từ 10, 12 đến 25 món, bao gồm các món sau:
– Hoa quả, chè xôi
– Món xào chay
– Các món đậu
– Canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.
– Bánh trôi nước
Lễ vật cúng trên mâm cỗ chay phải thể hiện những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Theo phong thủy, màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.
Theo quan điểm của nhà Phật, ăn cơm chay không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng: Lễ mặn cúng Gia tiênLễ vật cúng Rằm tháng Giêng trên bàn thờ gia tiên là lễ mặn, thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.
– 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
– 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
Theo tâm linh, trong lễ vật cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở.
Các vật phẩm cúngNgoài 2 lễ vật cúng Phật và cúng Gia tiên, trong ngày Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị thêm các vật phẩm cúng, bao gồm:
– Hương hoa
– Vàng mã
– Đèn nến
– Trầu cau
– Rượu trắng
Các món cúng đều có ý nghĩa mong muốn mọi thứ được tốt đẹp, trọn vẹn, công việc sẽ suôn sẻ trong năm mới.
Ngọc Hân!
Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Những Gì trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!