Xu Hướng 6/2023 # Cúng Rằm Tháng 7 Thế Nào Cho Đúng? # Top 9 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cúng Rằm Tháng 7 Thế Nào Cho Đúng? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Cúng Rằm Tháng 7 Thế Nào Cho Đúng? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Minh chứng rõ ràng nhất là ngày 27/7, vì đốt vàng mã với số lượng quá nhiều mà một gia đình ở phố Kim Mã (Hà Nội) đã vô tình làm cháy rụi ngôi nhà 4 tầng…

Đốt vàng mã là một hủ tục mê tín có nguồn gốc từ Trung Quốc

Theo các nhà nghiên cứu Phật giáo, tục đốt vàng mã không phải là quan niệm của đạo Phật. Nhìn lại quá khứ, tục đốt, rải vàng mã không phải là của người Việt Nam, mà có nguồn gốc từ Trung Hoa. Dân tộc ta trải qua hằng ngàn năm bị lệ thuộc Trung Hoa nên nhiều tập tục của họ đã lây nhiễm sang ta một cách đương nhiên, bất kể là chuyện tốt hay chuyện xấu. Tục đốt vàng mã cũng từ đó mà có. Họ vừa truyền bá tập tục để mong đồng hóa được dân tộc ta, vừa có mục đích kinh doanh kiếm lợi.

Kinh dịch Nho giáo cho biết về thời thượng cổ người chết cứ để vậy đem chôn, không biết đến phần mộ, quan quách. Trải qua các triều đại, việc chôn cất và mai táng người chết có nhiều hình thức. Đáng kể nhất là đời nhà Chu (1.122 trước Tây lịch) có một duy định khi họ chết đi thì tất cả những vật dụng quý giá của họ khi còn sống kể cả thê thiếp, thuộc hạ được sủng ái cũng đều phải chôn theo.

Về sau tục lệ vô nhân đạo này đã được bãi bỏ để thay vào đó là Sô linh (người bện bằng cỏ). Năm Nguyên Hưng nguyên niên (105) đời Hán Hoa, ông Thái Lĩnh tìm ra được cách làm giấy bằng vỏ cây dó, giẻ rách… Bắt đầu từ khi có giấy, ông Vương Dũ nghĩ đến việc biến chế vàng bạc, áo quần… bằng giấy thay cho đồ thật để đốt đi sau khi cúng kính.

Lúc đầu, việc sử dụng vàng mã chỉ áp dụng trong cung đình, chưa được phổ biến rộng rãi trong đại chúng. Đến triều vua Đạt Tôn nhà Đường (762) Phật giáo đang trong thời kỳ đạt thịnh. Lúc ấy có vị sư tên là Đạo Tăng nhân ngày rằm tháng Bảy (lễ hội Vu lan) muốn lôi kéo đại chúng về với Phật giáo bèn lợi dụng tục đốt vàng mã, tâu với vua Đạt Tôn rằng: “Rằm tháng Bảy là ngày xá tội vong nhân, vua Diêm Vương mở cửa xét tội phúc nên thông sức cho thiên hạ đến ngày ấy đốt cho thật nhiều vàng mã để kính biếu vong nhân.” Vua muốn được lòng dân nên thuận ý nghe theo.

Việc làm này đã trái ngược với triết thuyết của nhà Phật. Ý nghĩa ngày rằm tháng Bảy lễ hội Vu lan đơn thuần chỉ là việc báo hiếu công ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha qua chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Nhưng lúc bấy giờ lòng dân mang đầy tính mê tín dị đoan, lại thêm có thông sức của vua Đạt Tôn truyền dụ nên đồng loạt thi nhau đốt vàng mã để kính biếu gia tiên, ngay cả hàng Phật tử cũng không ngoại lệ.

Việc đốt vàng mã trong ngày rằm tháng Bảy đã làm mất đi ý nghĩa chính đáng của lễ hội Vu lan khiến cho chư Tăng phản ứng bài trừ, đồng thời có sự hậu thuẫn nhiệt tình của đa số quần chúng đã tỉnh ngộ. Chính điều ấy đã làm cho một số người chuyên sống về nghề vàng mã gần như thất nghiệp. Dòng dõi của Vương Dũ là Vương Luân đã tìm cách phục hồi bằng lối mị dân. Ông cho một người giả bệnh rồi chết, sau đó lập tức được khâm liệm trong quan tài có lỗ thông hơi, bên trong để sẵn thức ăn nước uống rồi loan truyền tin tức rộng ra bên ngoài. Giữa lúc bà con xóm làng đến viếng tang đông đúc, Vương Luân và một số đồng lõa đã vội vàng mang đến nhiều thứ vàng bạc, hình nhân bằng giấy giả cách bày đàn cúng lễ thiên, địa, nhân phủ. Mọi người bỗng thấy cỗ quan tài rung động, Vương Luân liền nhanh tay mở nắp ra thì người giả chết bên trong vừa lúc lò dò ngồi dậy như vừa mới thoát ra được khỏi cõi âm.

Việc làm xấu xa ấy đã gây nên sự mê tín dị đoan lan truyền ra khắp mọi người, ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng kéo dài cho mãi đến ngày nay. Sự thật chỉ là mánh khóe gian lận của con buôn, lợi dụng sự cả tin của đại chúng mà mưu cầu lợi ích riêng tư.

Như đã nói, dân tộc ta đã từng trải qua hằng ngàn năm bị Bắc thuộc nên chịu ảnh hưởng rất nhiều về những phong tục tập quán của người Trung Hoa. Tục đốt vàng mã cũng từ đó mà có, đã ăn sâu trong tiềm thức mọi tầng lớp nhân dân từ đời này sang đời khác chỉ bằng với mục đích mơ hồ không thực tế.

Ngôi nhà số 40, ngõ 82, đường Kim Mã (Ba Đình – Hà Nội) bị cháy vì bất cẩn khi đốt vàng mã trong tháng “cô hồn” (ngày 27/7/2014)

Vậy cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?

Theo giáo lý nhà Phật, cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng vu lan báo hiếu. Việc cúng rằm tháng 7, có thể đến chùa, có thể cúng tại nhà gồm các lễ như: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.

Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.

Theo tục lệ của người Việt, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa.

Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, có thể là món mặn, có thể là món chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.

Bàn thờ tổ tiên của người Việt thường có ba bát hương. Bát hương ở giữa là thờ Phật, bát hương bên phải là thờ thần linh thổ công, bát hương bên trái thờ gia tiên.

Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất, sau đó là lễ thần linh và cuối cùng là mâm lễ gia tiên.

Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.

Tiếp đến là lễ cúng tạ ơn các thần linh và dâng mâm cơm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát, cầu bình an cho gia đình.

Cuối cùng là lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội…Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên. Do vậy, nếu có điều kiện, có thể làm một mâm cơm đầy đủ để cúng chúng sinh. Ngoài ra có gạo, muối và cháo loãng cùng những thức ăn vặt mà trẻ con thường ưa thích.

Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà của bạn. Bạn có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong họ giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau khổ, chỉ đường cho họ đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi vô lượng nơi cửa chùa.

Cúng Rằm Tháng 7 Như Thế Nào Cho Đúng? Tiennhanhmoingay

Ý nghĩa ngày rằm tháng 7

Ngày rằm tháng 7 ha được gọi là ngày “xá tội vong nhân” với mục đích là an ủi những vong linh không có người thân, không nơi cư trú. Đây là một ngày lễ truyền thống ở Việt Nam từ xưa đến nay.

Đối với quan niệm của con người khi đã mất thì được chia làm 2 phần là phần xác và phần hồn. Phần xác sẽ được chôn cất trở về cát bụi, còn phần hồn sẽ vẫn tồn tại. Tuy nhiên, phần hồn này ở đâu còn phụ thuộc vào cách sống lúc ở trần gian, nếu bạn là người thiện, làm những điều tốt thì sẽ được đầu thai vào kiếp sau, nhưng nếu bạn là người hay nghiệp và làm điều ác thì linh hồn của bạn bị vất vưởng, không thể đầu thai. Còn có những linh hồn vô tội nhưng không được cúng kiến thì trở thành hồn ma lan thang.

Cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?

Cúng cô hồn được diễn ra vào tháng 7 âm lịch hằng năm. Trước những ngày rằm tới thì những cô hồn sẽ bắt đầu lang thang, vất vưởng đi trên nhân gian. Vì vậy các gia đình làm mâm cúng cô hồn sẵn để thể hiện lòng thành với họ, nhằm mục đích để họ không quấy rối gia đình trong tháng 7 này.

Mâm cúng như thế nào cho đúng? Bao gồm các lễ vật như:

– Cháo trắng

– Chè lam, bỏng ngô, kẹo, bán quế

– Nhang, đèn, tiền vàng, nước trắng, rượu, thuốc, chè, muối gạo

– Mía chẻ thành khúc, bánh lá, tiền lẻ

– Hàng mã để đốt cho cô hồn như: ngựa, quần áo, nhà, xe, trang sức, gương lược,…

Một số lưu ý cần biết khi cúng cô hồn tháng 7

Theo đó, một số điều kiêng kị mà dương gian cần biết vào tháng 7 để tránh rước họa vào thân:

– Tiền vàng rải về 4 phía. Mỗi phía đặt 3 đến 7 cây nhang.

– Khi chúng mâm đặt trước cửa chính hoặc đặt ra giữa trời.

– Cúng xong muối, gạo, cháo rãi từ ngõ ra đường lớn.

– Cuối buổi, trẻ em đến cướp lễ càng nhiều càng tốt.

– Nếu chưa cúng xong mà có người đến giật đồ thì chủ nhà cần buông tay ra, không được giật lại đồ. Nếu giật lại đồ thì gia chủ gặp nhiều xui xẻo.

– Chưa cúng xong nhưng có người đến giật đồ là điều tốt cho gia cát nhà bạn.

– Vào đêm tối hạn chế đi ra ngoài về khuya, không bế trẻ con đến nơi đang làm lễ.

Cúng Rằm Tháng 7 Thế Nào Cho Đúng Với Đạo Phật?

Thưa thầy, ngày lễ Vu Lan đang đến gần. Theo truyền thống, đây là ngày người việt bày tỏ lòng biết ơn, nhớ về ông bà, cha mẹ. Vậy, trong giáo lý nhà Phật, chữ “Hiếu”được hiểu như thế nào?

Chúng ta biết rằng, chữ “Hiếu” của đạo Phật và lòng hiếu đạo của người Việt Nam luôn được coi trọng bậc nhất. Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam được hơn 2000 năm, do đó, tư tưởng, quan niệm và cách hành xử hiếu đạo của người Việt và chữ “Hiếu” trong giáo lý Phật giáo gần nhau và có thể coi là một. Trong Kinh điển, Đức Phật rất đề cao hiếu đạo. Đức Phật cũng là một người con có hiếu. Trong các điều phúc, không có điều phúc nào lớn bằng con cái có hiếu với cha mẹ. Và ngược lại, trong các điều tội, bất hiếu là tội nặng nhất.

Hiện nay, người ta thường cúng lễ Vu Lan vào ngày Rằm tháng 7 nhưng cách cúng thì mỗi nơi, mỗi người một kiểu… Có người cúng bằng cỗ mặn, có người cúng chay… Vậy theo quan điểm nhà Phật thì lễ cúng ngày nay như thế nào mới đúng đạo?

Trên tinh thần hiếu đạo, Đức Phật có dạy rằng, người con có hiếu là người con biết vâng lời và theo sự hướng nghiệp của cha mẹ. Lúc cha mẹ còn sống thì lo chăm sóc, lúc cha mẹ thác đi thì lo lễ cầu siêu. Đây là việc rất đơn giản nhưng cần nhất là cái tâm, sự thành ý của mỗi người. Nhưng sau này, một bộ phận không nhỏ người Việt lại biến lễ Vu Lan thành một nghi lễ báo đáp nhưng mang hình thức phàm tục nhiều hơn. Ví dụ như Rằm tháng 7, nhà nào cũng làm một mâm cỗ cúng thật hoành tráng và đặt lên ban thờ để làm lễ. Người ta quan niệm rằng, ngày này các vong linh được xá tội, cửa ngục được mở, cha mẹ, ông bà của họ có thể về nhà để nhận sự hiếu kính của con cháu. Con cháu thi nhau làm mâm cao, cỗ đầy để cầu cúng, báo đáp. Và họ tự nhủ với nhau rằng, lễ càng to càng tốt, càng thể hiện sự hiếu lễ.Tuy nhiên, dưới con mắt và giáo lý của nhà Phật thì việc làm trên lại sinh ra cái tội cho ông bà, cha mẹ, người đã thác. Bởi khi còn sống, ông bà, cha mẹ của họ cũng gây ra tội khi sát sinh, cúng lễ mặn vào ngày Rằm. Và bây giờ, con cháu của họ lại tiếp tục sát sinh để cúng ông bà, cha mẹ khiến cho tội lỗi của họ càng thêm nặng. Theo quan niệm của người Việt thì khi cúng phải đầy đủ “4 bát, 6 đĩa” mới là cỗ to, mới đầy đủ. “4 bát, 6 đĩa” đồng nghĩa với 10 món, họ phải sát sanh 10 con vật. Trong kinh Phật có nói làm như vậy là “tội chồng tội”, chẳng khác nào cha mẹ, ông bà họ đang gánh nặng, leo dốc cao vào trời nắng. Con cháu không những không đỡ mà còn tiếp tục chất thêm đồ đạc. Chính vì thế, khi cúng vào ngày lễ Vu Lan, con cháu nên cúng ông bà, cha mẹ bằng lễ chay. Tuyệt đối tránh việc sát sinh.

Thầy có thể nói cụ thể hơn trong ngày lễ Vu Lan, người dân muốn cúng ở nhà thì nên sắm sửa những vật phẩm gì?

Ông cha ta có dạy rằng “trách bỏ giỗ chứ không ai trách giỗ mọn”. Cho nên, việc cầu cúng ngày nay, dù giàu hay nghèo, các gia chủ chỉ cần bát cơm, quả trứng, tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh cao đạm bạc là đủ. Quan trọng là ở lòng thành của mỗi người. Cúng tổ tiên, cúng Phật, Trời cũng vậy, điều cốt là tỏ lòng thành kính của mình. Không cúng những lễ vật mang tính vật chất để cầu khấn, vì điều đó tỏ cái tâm của người vụ lợi.

Ngoài việc cúng lễ chay, để tỏ lòng thành kính, biết ơn đến ông bà, cha mẹ đã khuất, con cháu nên làm những công việc gì?Để thể hiện lòng biết ơn, báo đáp người đã khuất, con cháu nên chú ý làm việc thiện, bố thí cho người nghèo, giúp đỡ người khốn khổ. Ngoài ra, để tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ đã khuất núi, thế hệ sau nên nhắc nhở cho con cháu sống noi gương theo truyền thống hiếu đạo của người Việt.

Đấy là sự tưởng nhớ, sự báo đáp lớn nhất đối với người đã nhắm mắt, xuôi tay. Còn ở chùa, chúng tôi khuyên các Phật tử nên làm việc phúc trong tháng 7 này như cúng dường, bố thí, chia sẻ cho những người khổ đau hay lên chùa tụng kinh lễ bái để cầu sự siêu thoát cho ông bà, tổ tiên; cầu phúc cho cha mẹ sống thọ, khỏe mạnh. Đấy là ý nghĩa của chữ “Hiếu” trong mùa Vu Lan này.Cứ đến lễ Vu Lan, trên các tuyến đường lại nườm nượp người mua vàng mã để đốt cho cha mẹ, ông bà. Quan điểm của thầy như thế nào về vấn đề này?

Người dân thời hiện đại có quan niệm “trần sao, âm vậy”. Lúc sống có nhà cửa, xe máy, ô tô, điều hòa tủ lạnh… thì lúc thác đi cũng cần phải có những thứ đó. Thế nên, họ thi nhau đốt vàng mã, xe máy, ô tô giấy… như một cách báo hiếu “hiệu quả” nhất.Trong quan niệm của Phật giáo, những hành động đó không hề có lợi ích gì cả. Vì khi người ta thác đi, thần thức có thể trở lại dân gian đầu thai làm người hoặc vãng sinh Phật quốc, không ai muốn người thân của mình thác sinh vào cảnh giới khổ đau. Ai cũng muốn người thân của mình khi mất đi, thần thức được về cảnh giới an lành của nhà Phật. Mà cảnh giới của Phật thì không cần phải những đồ vàng mã như thế.

Rõ ràng việc người còn sống đốt vàng mã cho người đã khuất chẳng khác nào luôn nghĩ rằng người khuất đã về cảnh giới khổ đau. Trong giáo lý nhà Phật không dạy như vậy. Chính vì thế, mùa Vu Lan, tất cả các tăng ni, Phật tử đều giải thích cho người dân nếu hiếu kính với cha mẹ thì chỉ cần hương hoa lễ Phật, làm việc thiện và con cháu họp mặt nhau lại để cùng cầu nguyện cho người đã mất siêu thoát. Đốt vàng mã vừa tốn kém tiền bạc, lại có thể sinh ra hỏa hoạn và nhạo báng cuộc sống của người quá cố. Tôi từng thấy không ít người ra thành phố, để cha mẹ ở nông thôn cơm niêu, nước lọ nhưng khi cha mẹ mất thì cúng lễ linh đình lắm. Vô hình trung, đã không đối tốt với cha mẹ lúc sống, lại không cung kính, hiếu thảo khi họ đã về thế giới bên kia.

Thưa thầy, không ít người dân rất muốn lên chùa để hương khói, cầu khấn cho người quá cố trong lễ Vu Lan? Tuy nhiên họ không biết nên làm thế nào và lễ lạt ra sao?

Việc lên chùa lễ Phật mùa Vu Lan không có gì khó khăn cả. Người dân có thể tham gia cầu cúng, tụng kinh và phóng sinh làm phúc ở các chùa. Bên cạnh đó, nên viết tên tuổi của người quá cố để đọc trước bàn thờ Phật, cầu xin được sự tiếp độ. Đó là lời cầu nguyện thành ý của mỗi người, giúp cho các vong linh về cõi lành.

Nhân câu chuyện ngày Xá tội vong nhân, có người cho rằng các “vong dữ” thì nên được”nhốt” lại để tránh làm hại cho người đang sống. Quan điểm của nhà Phật về vấn đề này như thế nào?

Tôi rất buồn về cách suy nghĩ này của một số người dân hiện nay. Tôi từng nghe những câu chuyện như con làm lễ “nhốt vong” mẹ, cháu làm lễ nhốt vong ông bà vì sợ rằng họ chết vào ngày, giờ dữ sẽ bắt các con cháu đi theo. Nhà Phật không có và không chấp nhận quan niệm này.Tôi cho rằng, chẳng có cha mẹ, ông bà nào khi thác đi lại quay về hãm hại con cháu cả. Cách làm này không những thể hiện sự mê tín dị đoan mà còn mang cả hàm ý phỉ báng vong linh của người đã chết.Xin cảm ơn thầy!

Cúng Rằm Tháng 7 “Xá Tội Vong Nhân’ Như Thế Nào Cho Đúng

Thường gọi là ngày “xá tội vong nhân”, ngày cúng các chúng sinh không nhà không cửa hay còn gọi là cúng cô hồn

Gọi là là lễ Vu Lan, ngày để con cái báo hiếu cha mẹ.

Kết luận: Rằm tháng 7 sẽ gắn liền với hai ngày lễ lớn của Phật giáo là lễ Vu Lan báo hiếu và ngày “xá tội vong nhân”

1. Cúng rằm tháng 7 là gì?

Ngày rằm tháng 7 là những ngày người sống làm phúc cho những linh hồn lang thang này, là ngày mà những cô hồn được an ủi.

2. Ý nghĩa cúng rằm tháng 7

Quan niệm con người được chia làm hai phần, phần xác và phần hồn. Khi con người nằm xuống, thể xác trở về với cát bụi, nhưng linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại. Linh hồn này đi về đâu còn phụ thuộc vào nghiệp khi sinh thời gây nên.

Khi sống làm điều thiện sẽ linh hồn sẽ được chuyển kiếp đầu thai sang kiếp khác, nhưng khi sống tạo nghiệp nặng có thể khi sinh thời con người đó còn nhiều vướng bận thì linh hồn bạn không thể siêu thoát, vất vưởng trên gian. Hoặc có những linh hồn vô tội, không được cúng kiến trở thành nhũng cô hồn lang thang.

3. Cúng rằm tháng 7 vào thời gian nào?

Theo các vị sư ở chùa nổi tiếng, theo quan niệm dân gian của người Việt thì tháng bảy âm người ta coi đó là tháng của những hồn ma (còn gọi là tháng của quỷ). Thường thì từ mùng 2 đến mùng 12 tháng bảy, Diêm Vương đã có lệnh mở cửa Quỷ Môn Quan cho ma giới và kết thúc đóng cửa vào ngày 15/7 âm lịch vào 12 giờ đêm.

Khi bắt đầu mở cửa thì các ma quỷ sẽ được xóa tội lỗi, được thả về trần gian, tự do trên dương thế. Chính vì các hồn ma thường sợ ánh sáng, không dám trực tiếp đến đón nhận các lễ vật cúng vào buổi sáng và buổi trưa. Vì vậy mà nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn thì sẽ dễ dàng nhận được các đồ cúng đó.

4. Mâm cúng rằm tháng 7

Quần áo sắp từ hai mươi đến năm mươi bộ

Tiền vàng dành cho mâm cúng chúng sinh từ 15 lễ trở lên

Tiền cúng chúng sinh, tiền lẻ

Hoa tươi, mâm ngũ quả.

Bỏng ngô, ngô luộc, khoai lang, sắn luộc

Bánh kẹo

Một tô cháo trắng, một mâm gạo muối (gồm có bát, đũa mỗi thứ 5 đôi

Mười hai cục đường thẻ

Mía chặt thành từng khúc nhỏ mỗi khúc từ 15 cm

Nước trắng, rượu (mỗi thứ 3 chén nhỏ

Hương thẻ, hai cây nến

Vật dụng hàng này như gương, lược, khăn tay, đồ trang sức như vòng tay, hoa tai

5. Lưu ý khi cúng rằm tháng 7 cho đúng

Tiền vàng rải về 4 phía. Đặt mỗi phía từ 3 – 7 cây nhang.

Khi cúng mâm cúng phải được đặt trước của chính đi vào nhà, hoặc bày ra giữa trời.

Cúng xong muối, gạo, cháo được rãi từ ngõ ra đường lớn. Cuối buổi lễ, trẻ em đến cướp lễ càng nhiều càng tốt.

Khi chưa cúng xong nếu có người tới cướp đồ lễ chủ nhà cần buông tay, không được phép giật lại đồ lễ. Nếu giật lại đồ lẽ sẽ khiến gia chủ gặp nhiều điều không may. Chưa cúng xong có người cướp lễ thì đó là tín hiệu tốt cho gia cát nhà bạn.

Tháng 7 là tháng của cô hồn, vì thế vào đêm tối không bạn không nên đi chơi khuya, không bế trẻ nhỏ tới nơi đang làm lễ vì tại nơi này tập trung nhiều sinh linh chờ lấy lễ, sẽ khiến cho con trẻ quấy khóc, tệ hơn nữa nó sẽ đi theo và quấy nhiễu.

6. Văn khấn cúng thần linh tại gia rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật……..Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm ….Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

7. Văn khấn Tổ tiên ngày rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh. Hôm nay là rằm tháng bảy năm …

Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vi vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

8. Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con lạy Đức Phật Di Đà. Con lạy Bồ Tát Quan Âm. Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà Âm cung mở cửa ngục ra Vong linh không cửa không nhà Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương Gốc cây xó chợ đầu đường Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng, che làn heo may Cô hồn nam bắc đông tây Trẻ già trai gái về đây họp đoàn Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu Chết tai nạn, chết ốm đâu Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi Chết vì sét đánh giữa trời Nay nghe tín chủ thỉnh mời Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh Gạo muối quả thực hoa đăng Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài An khang thịnh vượng hoà hài gia trung Nhớ ngày xá tội vong nhân Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần Tín chủ thiêu hoá kim ngân Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần Chứng minh công đức Cho tín chủ con

Tên là:……………………………… Vợ/Chồng:…………………………. Con trai:…………………………… Con gái:……………………………. Ngụ tại:……………………………..

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

9. Cách mời vong đi sau khi cúng cô hồn xong

Hiện nay, nhiều gia đình mời các linh hồn về nhà để thực hiện lễ cúng chúng sinh, nhưng đáng nguy hiểm là khi đã mời về rồi nhưng lại không biết cách mời đi, để các linh hồn vẫn quanh quẩn trong gia đình bạn. Chính vì vậy, mà khi thực hiện lễ cúng xong thì gia chủ phải vãi gạo và muối ra đường và đốt tiền vàng để mời những hồn ma đi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Rằm Tháng 7 Thế Nào Cho Đúng? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!