Xu Hướng 6/2023 # Cúng Rằm Ngày Nào, Giờ Nào Để Đẹp Đường Gia Thất? # Top 7 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cúng Rằm Ngày Nào, Giờ Nào Để Đẹp Đường Gia Thất? # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Cúng Rằm Ngày Nào, Giờ Nào Để Đẹp Đường Gia Thất? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong quan niệm dân gian, ngày rằm hàng tháng (tức ngày 15 theo lịch âm) là ngày mặt trăng và mặt trời có thể nhìn rõ, thấu suốt và soi chiếu vào mọi tâm hồn con người. Khi đó, con người trở nên sáng suốt, trong sạch, không còn sự đen tối vẩn đục trong tâm hồn. Có được điều đó là nhờ vào sự chở che, bao bọc của tổ tiên và các vị thần. Do đó vào dịp này gia chủ thường làm một mâm cúng rằm để báo đáp công ơn.

Nhiều quan niệm cũng cho rằng việc cúng rằm nhất thiết phải thực hiện vào ngày 15 âm lịch. Tuy nhiên, trên thực tế, theo quan niệm dân gian, việc cúng rằm hàng tháng bao (ngoại trừ rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 – tháng cô hồn) có thể được thực hiện vào chiều ngày 14 hoặc ngày 15 âm lịch đều được. Nó tùy thuộc vào khả năng và các yếu tố tác động đến thời gian chuẩn bị lễ cúng của gia chủ.

Nếu ngày 15 âm lịch gia chủ có việc quan trọng khác thì có thể sửa soạn đồ cúng để mời các cụ, các vị thần về dùng bữa sớm vào chiều ngày 14 âm lịch. Hoặc không, gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng rằm vào sáng hoặc chiều ngày 15 âm lịch, đúng ngày các cụ, các vị thần đi thăm con cháu.

Ngoài 2 ngày này ra thì gia chủ không nên cúng rằm vào ngày khác vì sẽ mất linh.

Về giờ cúng, theo quan niệm dân gian, các cụ, các vị thần thường dùng bữa sớm. Do đó, quan niệm của người miền Bắc là nếu cúng buổi chiều 14 hoặc chiều 15 âm lịch, việc chuẩn bị lễ cúng rằm phải được thực hiện xong trước 6h – 7h tối để dâng mời các vị. Nếu cúng buổi sáng ngày 15 âm, gia chủ phải chuẩn bị lễ xong trước 9h – 10h.

Vị trí cúng rằm cũng không cần cầu kì lựa chọn như ngày cúng rằm tháng Giêng và ngày cúng rằm tháng 7. Theo thông lệ, cúng rằm hàng tháng sẽ cúng tại khu vực trước bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thần linh. Mâm cúng rằm và các vật cúng được đặt ở dưới bàn thờ. Văn khấn cúng rằm cũng cần được chuẩn bị trước để khi cúng sẽ không làm mất lòng bề trên.

Mặc dù ngày cúng rằm theo quan niệm của các vùng miền khác nhau có thể không thay đổi nhưng đối với mỗi nơi thì giờ cúng rằm lại có sự khác biệt nhỏ./.

Bạn đang đọc bài viết Cúng rằm ngày nào, giờ nào để đẹp đường gia thất? tại chuyên mục Phong thủy ứng dụng của Tạp chí Bất động sản Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư batdongsantapchi@gmail.com

Giờ Đẹp Cúng Rằm Tháng 10 Vào Giờ Nào, Cúng Rằm Tháng Giêng 2022 Giờ Nào Tốt Nhất

Rate this post

Nhiều người thắc mắc cúng rằm tháng giêng vào ngày 14 có được không? Hay cúng vào khung giờ nào mới là chuẩn nhất?

Lệ xưa cho rằng, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm, giờ Ngọ (từ 11h trưa đến 1h chiều) là thời điểm tốt nhất. Nhiều người tin rằng, đây là khung giờ thần Phật giáng thế, sẽ chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Đang xem: Cúng rằm tháng 10 vào giờ nào

Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng.

Rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021 có một số khung giờ hoàng đạo, gia chủ có thể tham khảo và chọn giờ để tiến hành nghi lễ cúng Rằm cho phù hợp.

Nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19h ngày 15 tháng Giêng.

Ngày chính Rằm 15.1 âm lịch, giờ đẹp để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng bao gồm những khung giờ sau:

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Ngọ (11h-13h)

Giờ Mùi (13h-15h)

Ngày 14 tháng Giêng, tức ngày 25.2.2021 dương lịch, khung giờ đẹp để tiến hành cúng rằm tháng Giêng bao gồm:

Giờ Thìn (7h-9h)

Giờ Tỵ (9h-11h) Giờ Thân (15h-17h)

Giờ Dậu (17h-19h)

Mâm cỗ với đầy đủ các món thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn gia tiên và gửi lời cầu mong một năm mới trọn vẹn, an lành. Cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, và thành tâm vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ lễ cúng nào.

Bài cúng rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hoá Thông tin

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……

Ngụ tại: ……..

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Tân Sửu, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, vái 3 vái.

Bài cúng rằm tháng Giêng tại chùa theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hoá Thông tin

Dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy)

(cầm 3 nén hương quỳ đọc tiếp)

Nguyện mây hương lành này; Biến khắp mười phương giới; Trong có vô biên Phật; Vô lượng hương trang nghiêm; Viên mãn đạo Bồ Tát; Thành tựu hương Như Lai. (1 lạy, và cắm hương vào bát hương); Dâng hương cúng dàng rồi, dốc lòng kính lễ Phật Pháp Tăng thường ở khắp mười phương. (1 lạy)

(Thành kính chấp tay thành búp sen đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật)

Phật thân rực rỡ tựa kim san; Thanh tịnh không gì thể sánh ngang; Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn; Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương. Phật đức bao la như đại dương; Bảo châu tàng chứa đủ bên trong; Trí tuệ vô biên vô lượng đức; Đại định uy linh giác vẹn toàn.

Phật tại Chân Như pháp giới tàng; Không sắc không hình chẳng bụi mang; Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật; Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.

Án phạ nhật ra hồng. (3 lần)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)

Chí tâm đỉnh lễ Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

Con nay đều vì bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện xin ba chướng tiêu trừ, dốc lòng sám hối. (1 lạy)

(Quỳ đọc) Chí tâm sám hối: Xưa kia gây nên bao ác nghiệp; Đều vì ba độc: tham, sân, si; Bởi thân, miệng, ý phát sinh ra; Hết thảy con nay xin sám hối.

Như vậy tất thảy bao nghiệp chướng; Ắt hẳn tiêu diệt không tàn dư; Niệm niệm âm vang tận pháp giới; Độ khắp chúng sinh nhập Bất Thoái. (1 lạy)

Sám hối phát nguyện rồi, chúng con kính lễ Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà và chư Phật ở khắp mười phương. (1 lạy)

Bài văn khấn cúng dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Tân Sửu

Tín chủ (chúng) con là: ………………….

Ngụ tại: ………………………………………..

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân; Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân; Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân; Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân; Văn Xương Văn Khúc tinh quân; Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn; La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời xán lạn; Chiếu thắp cõi trần; Xin các tinh quân; Lưu ân lưu phúc; Lễ tuy mọn bạc; Lòng thành có dư; Mệnh vị an cư; Thân cung khang thái.

Nên Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào, Giờ Nào?

Nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là băn khoăn của không ít người.

Theo quan niệm của dân gian, đúng ngày rằm tháng 7 âm lịch, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày.

Các linh hồn có tội lỗi hay quỷ dữ đều được tự do. Dân gian quan niệm nếu cúng đúng ngày này, sợ rằng sẽ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình.

Đồng thời, dân gian cho rằng có rất nhiều vong hồn đi lang thang nên nếu hóa vàng mã vào ngày này dễ bị cướp, người thân khó nhận. Vì thế trên quần áo, đồ đạc hàng mã thường sẽ ghi rõ tên người nhận.

Khi cúng cũng đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.

Thậm chí, cứ từ ngày mùng 10 đến trước ngày chính rằm, các gia đình cúng xong cũng thường hóa vàng mã trước ngày này.

Do vậy, theo xu hướng chung các gia đình thường cúng Rằm tháng Bảy từ ngày mùng 10 tháng bảy âm lịch đến trước ngày chính rằm (tức là ngày 15/7 âm lịch).

Còn ngày 15/7 sẽ chỉ để cúng các cô hồn vương vất, không nơi nương tựa, đang bị đói ăn. Lúc này mâm cũng được dọn ngoài đường, trước nhà… nhưng không được để trong nhà, tránh trường hợp các vong hồn theo vào.

Nên cúng vào giờ nào?

Dù biết cúng rằm tháng 7 nên vào những ngày nào nhưng có không ít người băn khoăn nên cúng vào giờ nào thì hợp lý.

Theo quan niệm dân gian, do ban ngày có nhiều ánh sáng mà ánh sáng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn mới được “thả ra” rất yếu.

Nên đối với lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tự, chịu nhiều oan trái trong xã hội… thì nên thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn.

Còn với lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ cầu siêu, báo hiếu tổ tiên, nên thực hiện vào ban ngày. Tuy nhiên, dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn cũng đều phải diễn ra vào trước 12 giờ đêm ngày 15/7 âm lịch.

Cúng Rằm Tháng Giêng 2022 Ngày Nào, Giờ Nào Cho Tốt?

Theo quan niệm dân gian , rằm tháng Giêng hay còn được gọi là “Tết Nguyên tiêu”, đây là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm.

Người xưa có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng ” hay “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là những câu thành ngữ nói lên tầm quan trọng của việc cúng rằm tháng Giêng .

Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu những điều tốt lành cho bản thân và gia đình, mong một năm gặp nhiều may mắn và phúc lộc .

Rằm tháng Giêng 2019 rơi vào ngày thứ 3, tức ngày 19/2 Dương lịch. (Ảnh: Huê Nguyễn)

Ngày rằm tháng Giêng 2019 là ngày nào?

Vào năm Kỷ Hợi 2019, rằm tháng Giêng là ngày 19/2 Dương lịch (tức ngày 15/1/2019 Âm lịch).

Theo lịch vạn niên năm nay, ngày 19/2 là ngày Đinh Hợi, tháng Bính Dần, năm Kỷ Hợi.

Giờ hoàng đạo là: Tân Sửu (1h-3h), Giáp Thìn (7h-9h), Bính Ngọ (11h-13h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h), Tân Hợi (21h-23h).

Nên cúng ngày nào, giờ nào chuẩn nhất?

Thời gian cúng rằm tháng Giêng 2019 tốt nhất là vào giờ Ngọ, tức từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, vì đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.

Còn nếu gia chủ không sắp xếp được thời gian cũng như công việc để cúng vào ngày giờ nêu trên thì có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 Dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 7 giờ tối ngày 19/2 Dương lịch.

Mâm cúng cần chuẩn bị những gì?

Thông thường, cúng rằm tháng Giêng sẽ do các gia đình lựa chọn, theo đó có thể chọn việc cúng rằm tháng Giêng tại nhà hoặc tại chùa, chủ yếu là phải thực hiện nghi thức này thật đúng, thật chuẩn và thành tâm.

Nếu cúng tại nhà, các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mỗi nơi mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có sự chuẩn bị đồ cúng khác nhau.

Trong đó, lễ cúng Phật thường là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến. Cúng Gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt.

Mâm cơm cúng rằm tháng Giêng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán từng nơi, tuy nhiên được chia làm hai mâm lễ chính là mâm chay và mâm mặn. (Ảnh: Soha)

Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại:………………………………………. ……………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Quan trọng nhất trong lễ cúng rằm tháng Giêng đó là người cúng thể hiện được tấm lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên, ông bà và gửi gắm tâm nguyện về một năm mới bình an.

Nhã Nam

Theo Đời sống & Pháp lý

Chỉ cần bước qua rằm tháng giêng, 3 con giáp này sẽ GIÀU CÓ BẤT NGỜ, tiền bạc chất đống, lộc lá đầy nhà

Qua rằm tháng giêng, 3 con giáp này sẽ có cuộc sống đổi vận, đếm tiền mỏi tay, bước một bước tài khoản nảy thêm số.

Tuổi Sửu

Tử vi học có nói, năm Mậu Tuất là một năm không may mắn với tuổi Sửu tuy nhiên đến năm Kỷ Hợi thì tuổi Sửu sẽ lấy lại được những gì đã mất.

Cụ thể, chỉ cần bước qua Rằm tháng Giêng tới đây, vận may tuổi Sửu sẽ lội ngược dòng và thăng hoa bất ngờ. Từ sự nghiệp, cuộc sống tình cảm đến tiền tài mọi thứ đều rất suôn sẻ, thuận lợi.

Tuổi Dậu

Trong 12 con giáp thì người tuổi Dậu có năng lượng chiêu tài vượng lộc vô cùng mạnh. Đây là con giáp có số mệnh tụ tài đắc lộc, nhất là tới năm 2019 này thì vận khí đương lên, mọi sự thuận buồm xuôi gió, guồng quay vào đúng chỗ, xóa bỏ mọi khó khăn trắc trở, hiềm khích lâu ngày được tháo gỡ, vận trình trước mắt tươi sáng rực rỡ vô cùng.

Đặc biệt, cột mốc thể hiện sự biến chuyển đầu tiên trong năm Mậu Tuất chính là rằm tháng Giêng. Sau dịp này, người tuổi Dậu được cát tinh cao chiếu, quý nhân tụ vầy, đảm bảo 2019 sẽ là 1 năm đại phát lộc đối với những người tuổi con gà…

Tuổi Tuất

Bước qua năm Kỷ Hợi, cuộc sống của tuổi Tuất sẽ bước sang trang mới với nhiều hy vọng hơn.

Cụ thể, qua Rằm tháng Giêng, tuổi Tuất sẽ được thần tài chiếu cố nồng hậu, đặc biệt đối với những người kinh doanh làm ăn, trong năm nay sẽ cá kiếm được khoản tiền lớn, giúp sự nghiệp thăng tiến rực rỡ. Từ giữa năm, tuổi Tuất sẽ gặp được quý nhân phương xa, tạo điều kiện làm giàu và gặt hái được những điều tốt đẹp khiến ai cũng ngưỡng mộ.

Bạch Dương (T/H)/Khoevadep

Hưởng lộc thần Tài, 3 con giáp chuẩn bị RA CỬA LÀ ÔM LỘC VỀ cả năm phú quý hưng thịnh Nhờ trời chấm cho số đỏ tiền tiêu rủng rỉnh, tài lộc ngập nhà chính là những vận may mà những con giáp sau đây có được. Cụ thể, trong số 12 con giáp, có 3 con giáp chỉ cần bước qua Rằm tháng Giêng thì cuộc sống…

Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Rằm Ngày Nào, Giờ Nào Để Đẹp Đường Gia Thất? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!