Bạn đang xem bài viết Cúng Rằm Ngày 14 Hay 15 Mới Chuẩn Theo Phong Tục Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Nên cúng ngày 14 hay ngày 15 âm lịch là chuẩn nhất
Dân gian ta từ lâu đã truyền miệng nhau rằng “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, qua đó có thể thấy người Việt Nam rất quan tâm coi trọng này, nhưng nhiều người vẫn không biết cúng vào ngày nào, giờ nào. Theo phong tục của nhiều người dân miền Trung và miền Nam họ thường cúng rằm vào ngày 14 âm lịch hàng tháng nên có rất nhiều ý kiến về việc cúng rằm nên cúng ngày 14 hay 15 thì sẽ may mắn nhất.
Để trả lời câu hỏi cúng rằm vào ngày nào, giờ nào của người Việt thực sự rất khó tuy nhiên với những chuyên gia phong thuỷ thì họ cho rằng cúng ngày này vào ngày rằm – ngày 15 âm lịch là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng sớm. Các gia đình có thể cúng Rằm tháng Giêng là giờ Mão (5h – 7h), giờ Thìn (7h – 9h) và thời gian tốt nhất để thực hiện cúng rằm vào tháng Giêng là giờ chính Ngọ – 12 giờ trưa, đây thời điểm trên được xem là lúc thần linh, Thần Phật giáng thế.
Bên cạnh đó các gia đình quan tâm cúng vào ngày 14 có thể tới chùa, sắm mâm hoa quả đơn giản, hương vàng, hoa tươi để cúng dâng lên nhờ thầy chùa cúng Phật cho mình sau đó tới ngày 15 âm lịch sẽ chuẩn bị cỗ để cúng rằm tháng Giêng.
Tuy nhiên, ngày nay công việc cũng như lịch học bận rộn của nhiều người, việc cúng rằm ngày 14 hay 15, ngày nào, giờ nào không phải quá khắt khe nữa, chỉ cần người cúng có lòng thành tâm thì việc cúng rằm tháng Giêng vào ngày 14 hay 15 là tuỳ vào sự sắp xếp của mỗi gia đình.
2. Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng đầy đủ gồm những gì?
Vàng ngày 14 hay ngày 15 âm lịch tháng Giêng các gia đình sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng, một mâm cúng gia tiên và một mâm cúng Phật.
Mâm cơm cúng gia tiên gồm gà luộc, hoa quả, các món ăn cổ truyền tương tự như ngày Tết. Ngoài ra trong mâm cỗ cúng này, cần có thêm các món đặc biệt là bánh trôi nước, bánh chay và đĩa đậu kho đường.
Việc cúng các vật phẩm này nhằm mục đích suôn sẻ… nhưng có lẽ xuất phát sâu xa hơn, đây là thời điểm các sản vật nông nghiệp đã đầy đủ như gạo nếp, đậu… để dâng thần linh?
Cúng Phật là mâm lễ gồm những món chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến.
3. Bài văn khấn rằm tháng Giêng chuẩn nhất
Khi cúng thành tâm thực hiện bài khấn với nội dung:
“Nam mô A-di-đà Phật!Nam mô A-di-đà Phật!Nam mô A-di-đà Phật! (3 lạy) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ……………..
Ngụ tại:………………………………………
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…. gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A-di-đà Phật! Nam mô A-di-đà Phật!
Nên Cúng Rằm Tháng Giêng Vào Ngày 14 Hay 15 Mới Chuẩn?
(Lichngaytot.com) Khi được hỏi về việc nên cúng rằm tháng giêng vào ngày 14 hay 15 là tốt nhất, bạn sẽ nhận được khá nhiều đáp án khác nhau, vì thế bạn phải hiểu rõ ý nghĩa thì mới bớt hoang mang về thời gian cúng.
Ngày rằm tháng Giêng, người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau.
Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên nhằm thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.
Cúng rằm tháng giêng vào ngày 14 hay 15
Việc cúng rằm tháng Giêng đúng cách không phải ai cũng biết, ví dụ việc chọn thời gian cũng khiến nhiều ý kiến khác nhau. Theo phong tục từ xưa thì thời gian để cúng rằm tháng Giêng là thường cúng khi trăng mọc. Bởi nhiều người tin rằng, vào thời điểm trăng mọc là lúc Phật giáng lâm, chính vì vậy mà người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà.
Theo đó, phong tục từ xưa của cha ông ta đó là thường cúng vào giờ Ngọ! Theo đó, thời điểm cúng Rằm tháng Giêng có thể vào đêm 14, giờ Ngọ ngày 15 hoặc tối ngày 15 tháng Giêng âm lịch.
Khi được hỏi về việc nên cúng rằm tháng giêng vào ngày 14 hay 15 là tốt nhất, chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt chia sẻ: “Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính rằm – 15 tháng Giêng âm lịch là tốt nhất và nên cúng vào buổi sáng sớm. Các gia đình có thể cúng Rằm tháng Giêng là giờ Mão (5h – 7h), giờ Thìn (7h – 9h)”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện thuận lợi, như ý vì công việc thường xuyên bận rộn, nếu gia đình không sắp xếp được công việc để cúng vào giờ Ngọ ngày 15/1 âm lịch có thể cúng trước từ sáng ngày 18/2 dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 19h ngày19/2/2019 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch).
Nếu ngày 15 âm lịch gia chủ có việc quan trọng khác thì có thể sửa soạn đồ cúng để mời các cụ, các vị thần về dùng bữa sớm vào chiều ngày 14 âm lịch. Hoặc không, gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng rằm vào sáng hoặc chiều ngày 15 âm lịch, đúng ngày các cụ, các vị thần đi thăm con cháu.
Nhưng nên nhớ, ngoài 2 ngày này ra thì gia chủ không nên cúng rằm vào ngày khác vì sẽ mất linh.
Có thể nói, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau. Việc cúng Rằm tháng Giêng vào ngày giờ nào được nhiều người quan niệm khá cởi mở. Họ cho rằng chỉ cần thể hiện được tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh, không cần quá cầu kỳ.
Sơ lược về việc cúng lễ ngày rằm tháng Giêng
Cúng trong nhà
Mâm cúng rằm và các vật cúng được đặt ở dưới bàn thờ. Văn khấn cúng rằm cũng cần được chuẩn bị trước để khi cúng sẽ không làm mất lòng bề trên.
Nếu gia đình tín Phật, họ thường cúng thêm mâm cỗ chay và thực hiện các nghi lễ đầy đủ thể hiện sự thành kính của mình.
Cúng ngoài trời
Việc cúng tại gia đình và chuẩn bị mâm cúng ngoài trời mang ý nghĩa:
– Cúng trời, cúng thần linh cai quản năm Kỷ Hợi 2019. Khác với cúng trong nhà là cúng thần bản thổ và gia tiên.
Đối với cúng thần linh, với mỗi vị đều có những thủ tục, văn khấn khác nhau. Còn đơn giản nhất, chỉ là một mâm hoa quả, có thể thêm bánh trôi, bánh chay và đậu kho như cúng trong nhà.
Cúng Rằm Tháng Giêng Vào Ngày 14 Hay 15
Cúng rằm tháng giêng vào ngày 14 hay 15?
Rằm tháng giêng hay còn gọi là tết nguyên tiêu được mọi người cúng vào ngày 15 tháng giêng năm bính thân nhằm ngày 22 tháng 2 năm 2016.
Cúng rằm tháng giêng vào lúc nào?
Cha ông ta thường cúng rằm tháng giêng tết nguyên tiêu khi trăng mọc.
Rằm tháng giêng là tết nguyên tiêu
Có nhiều lý giải cho việc tại sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Theo Phật giáo, ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng là ngày của Phật, Phật tử đến ngày đó thường phải đi lễ chùa. Đêm rằm tháng Giêng là đêm (Tiêu) đầu tiên (Nguyên), nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…
Còn theo truyền thuyết Trung Hoa, thì thời Hán Vũ Đế có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu, do đã qua nhiều cái Tết mà không được đoàn tụ với gia đình nên có ý định nhảy xuống giếng tự vẫn. Cô may mắn được Đông Phương Sóc, một sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống. Nghe chuyện của cô gái, Đông Phương Sóc bày kế truyền khắp kinh thành quẻ bói “mười sáu tháng Giêng bị lửa thiêu” (tạm dịch: vào ngày 16 tháng Giêng cả kinh thành sẽ bị hỏa thiêu), bảo mọi người muốn sống thì hãy tâu lên nhà vua tìm cách.
Hán Vũ Đế nghe tin liền triệu ông đến bàn tính việc đối phó với thần hỏa. Đông Phương Sóc liền tâu: Nghe nói thần hỏa rất thích ăn bánh trôi, có thể giao cho Nguyên Tiêu trong cung khéo tay làm bánh đãi hỏa thần. Để thưởng công “dẹp nạn lửa” cho cô gái, vua đã cho cô về đoàn tụ với gia đình, và ngày rằm tháng giêng cùng chiếc bánh được đặt tên “nguyên tiêu”. Vào ngày tết này, người dân Trung Quốc thường tổ chức lễ hội đèn lồng, treo đèn với ý nghĩa “để Ngọc Hoàng lầm tưởng thành Trường An đang bị lửa thiêu” trong câu chuyện năm nào.
Rằm tháng Giêng còn là lễ thượng nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng bảy là lễ trung nguyên và rằm tháng mười là lễ hạ nguyên.
Vì sao phải cúng rằm tháng giêng
“Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là những câu thành ngữ nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng. Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên không nhiều người biết đến ý nghĩa, cách chuẩn bị đồ lễ và văn khấn trong ngày lễ Tết này.
Cúng rằm tháng giêng cần những gì? cúng như thế nào?
Ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).
Mâm cỗ cúng Phật gồm:
Hoa quả. Chè xôi.
Các món đậu.
Canh xào không thêm nhiều hương liệu.
Bánh trôi nước.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ cúng gia tiên:
Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.
4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
Đồ lễ khác gồm:
Văn khấn cúng rằm tháng giêng tết nguyên tiêu tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
– Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
– Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
– Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………
Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Cúng sao giải hạn rằm tháng giêng tại nhà
Ông bà ta xưa quan niệm rằng mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô.
Trong đó có sao vận tốt, lại có sao vận xấu. Nếu ai bị sao vận xấu chiếu mạng trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn; Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghinh đón.
Lễ nghênh, tiễn nhương tinh (cúng sao) được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm.
Bàn hương án cúng dâng sao thường đặt ở sân trước nhà hoặc trên sân thượng.
Văn khấn cúng dâng sao giải hạn (ngày Rằm tháng Giêng)
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm……………..
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Ngụ tại:…………………………………..
Chúng con thành tâm có lời kính mời:
Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân
Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân
Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân
Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân
Văn Xương Văn Khúc tinh quân
Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn
La Hầu, Kế Đô tinh quân
Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:
Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Đèn trời sán lạn.
Chiếu thắp cõi trần.
Xin các tinh quân.
Lưu ân lưu phúc.
Lễ tuy mọn bạc.
Lòng thành có dư.
Mệnh vị an cư.
Thân cung khang thái.
Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Bài Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Chạp Chuẩn Nhất Theo Phong Tục Việt Nam
Hạ An
Theo phong tục của người Việt, ngày cúng rằm tháng Chạp là 1 trong 3 ngày lễ quan trọng nhất trong dịp cuối năm. Trong ngày này, nhà nào cũng thu xếp thời gian để làm mâm cơm cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Một trong những thủ tục quan trọng là bài văn khấn.
Bài văn khấn cúng Rằm tháng Chạp chuẩn nhất theo phong tục Việt Nam
Sau khi chuẩn bị xong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 thì người lớn tuổi, hoặc là trưởng nam trong nhà sẽ tắm gội sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng rồi đứng lên thành tâm thực hiện lễ cúng.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc bài văn khấn cúng Rằm tháng Chạp chuẩn nhất theo phong tục Việt Nam
Bài văn khấn cúng Rằm tháng Chạp chuẩn nhất
Văn khấn Rằm tháng Chạp tại gia để tống Hợi nghênh Tý
VĂN KHẤN THỔ CÔNG VÀ CÁC VỊ THẦN
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Đông Thần Quân Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
Ngụ tại: ………………………………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
VĂN KHẤN GIA TIÊN NGÀY RẰM THÁNG CHẠP
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là: ……………… Ngụ tại: ………………………………..
Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
– Không làm vỡ đồ đạc nhất là vỡ gương, chén bát
– Không vay mượn tiền bạc của người khác
– Không làm việc hại người
– Không cãi nhau, gây gổ với người khác
Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/bai-van-khan-cung-ram-thang-chap-chuan-nhat-theo-phong-tuc-viet-nam-148561.html
Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Rằm Ngày 14 Hay 15 Mới Chuẩn Theo Phong Tục Việt Nam trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!