Bạn đang xem bài viết Cúng Ông Công Ông Táo Vào Ngày Giờ Nào Tốt Nhất? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo truyền thuyết, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc.
Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.
Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và các vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những định đoạt cát hung, phúc đức cho gia đình. Tất nhiên, phúc đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.
Với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách long trọng.
Theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là trong khoảng thời gian tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng nên tiến hành trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ), đây được coi là thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị chầu trời.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo. IT
Nếu có thời gian, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để cúng ông Công, ông Táo.
Khi cúng ông Công ông Táo, chỉ cần thấy hương cháy đến 2/3 là các gia đình có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh, tiễn ông Táo về trời.
Về lễ vật bắt buộc có trong lễ cúng ông Công ông Táo, dân gian vẫn quan niệm phải có 3 bộ mũ, áo (hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà) vì sự tích Táo quân gắn liền với huyền tích “hai ông một bà”.
Để ông Công ông Táo có phương tiện về chầu trời, người ta hay cúng 3 con cá chép còn sống, sau đó sẽ phóng sinh ra ao, hồ hay sông suối. Lý do chọn cá chép là bởi loài cá này gắn liền với quan niệm “cá chép vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” nên có khả năng đưa các Táo lên trời.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo bao giờ cũng có cá chép đỏ để tiễn các ông lên chầu trời. Ảnh: kienthuc.net
Tuy nhiên, sau khi cúng sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông. Khi thả, dùng tay nâng nhẹ cá chép và từ từ thả xuống nước, tuyệt đối không được ném cả túi cá chép xuống sông hồ.
Hình thức phóng sinh cá chép là hành động nhân văn, thể hiện lòng nhân ái của người Việt Nam. Nhưng nhiều người mang cá đi thả theo kiểu thiếu ý thức. Họ bọc cá vào túi nilon rồi mang ra hồ ném cả bọc xuống nước. Cá vừa không sống được, lại vô hình chung xả rác ra nguồn nước.
Bài cúng ông Công ông Táo bằng tiếng Việt (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Vào Giờ Nào Tốt Nhất?
Lễ Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?
Theo quan niệm dân gian, thì giữa trưa ngày 23 tháng Chạp (11-13h) là thời gian đẹp nhất để cúng ông Công, ông Táo. Cũng có ý kiến cho rằng không nên cúng sau 12h trưa ngày 23.
Mâm cúng ông táo
Nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào là đẹp nhất?
Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, Táo quân (gồm 2 ông, 1 bà) cai quản việc bếp núc trong gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị thần này sẽ bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra tại gia đình trong năm vừa qua với Ngọc Hoàng.
Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Hồng Thuật từ Bảo tàng dân tộc Việt Nam chia sẻ: Trong ngày 23 tháng Chạp, giờ Ngọ (tức từ 11h tới 13h) là giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người bận công việc nên không thể để cúng ông Công ông Táo, thả cá vào giờ này. Nhà nghiên cứu phong thủy Nguyễn Hồng Hải nhận định: Không nhất thiết phải c úng ông Công, cúng ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện trong khoảng thời gian bắt đầu từ 23h đêm 22 cho đến trước giờ Hợi ( tức 21-23h) ngày 23 tháng Chạp.
Cũng có ý kiến cho rằng, lễ cúng tiễn đưa ông Táo về Trời nên được cúng vào tối ngày 22 hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì gia chủ dù bận công chuyện gì quan trọng cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp vì nếu không, sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình. Nếu để chiều hay thậm chí là tối ngày 23 mới cáo lễ tiễn đưa ông Công ông Táo về Trời, sợ rằng ông Công ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.
Mâm cúng ông Táo, Bắc và Nam có gì khác biệt.
Ngày 23 tháng Chạp là ngày con cháu chuẩn bị mâm cơm để cúng tiễn ông Táo về trời. Nhưng thùy theo phong tục và tập quán mà mỗi nơi có một sự chuẩn bị mâm cỗ khác nhau
Theo quan niệm của người Việt, ba vị thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Do vậy, bàn thờ Táo quân thường đặt gần bếp và được gọi trang trọng là Vua Bếp.
Mỗi năm, đúng vào dịp 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ về trời báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ trong gia đình gia chủ. Và các gia đình người Việt sẽ chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa ông Táo về trời. Tùy theo phong tục tập quán mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị khác nhau.
Ngày nay lễ vật ngoài vàng mã, cá chép, nhiều nơi cúng xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè cúng người ta cố ý để chè vương lên ông đầu rau, thậm chí chủ động bôi chè lên đầu rau để Táo Quân lên Trời tâu bày cho ngọt giọng.
Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.
Mâm cúng ông Táo của người miền Bắc
Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng bao sái các bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương, ban thờ sạch sẽ để chuẩn bị đón năm mới.
Ngày nay nhiều nơi còn bày cỗ cúng gia tiên và đây cũng là dịp để con cháu về đoàn tụ vui vẻ, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm của năm vừa qua
Do có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền nên mâm cúng của người miền Nam cũng có sự tương đồng với người miền Bắc. Ngoài những món chủ đạo trên, người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy”.
“Cò bay, ngựa chạy” là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không làm có khung tre cầu kỳ kiểu miền Bắc. Tết Táo Quân trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ. Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản.
Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.
Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin) dichvudocung.com Tổng hợp
Cúng Ông Công Ông Táo Vào Ngày Nào, Giờ Nào Chuẩn Nhất?
“Ngoài bài cúng (văn khấn) cúng ông Công ông Táo thì các gia đình cũng phải tuân theo đúng ngày và giờ nhất định để cúng ông Công ông Táo”, chúng tôi Phạm Ngọc Trung cho biết.
Theo quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam cứ ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có lễ cúng ông Công ông Táo về chầu trời.
Nếu như ngày xưa, các gia đình các gia đình đều cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp thì ngày nay, do công việc nên mỗi gia đình đều lựa chọn ngày cúng Táo Quân khác nhau.
Tuy nhiên, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, chúng tôi Phạm Ngọc Trung (Nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng: “Các cụ xưa nay vẫn dặn dò con cháu dù có bận rộn tới mấy thì đúng ngày 23 tháng Chạp vẫn nên dành thời gian để làm lễ cúng ông Công ông Táo.
Vì vậy lễ cúng ông Táo phải tiến hành đúng ngày 23 tháng chạp. Khoảng thời gian tốt nhất từ 9h đến 12h, đây là điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời. Chính vì thế các gia đình phải tuân thủ theo đúng giờ và ngày nhất định”.
Cúng ông Công ông Táo phải đúng ngày, đúng giờ.
Cũng theo chúng tôi Phạm Ngọc Trung, sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, thắp hai tuần hương rồi lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao hồ, sông, suối…
Việc cúng ông Công ông Táo tùy thuộc vào gia cảnh của mỗi gia đình và quan trọng là sự thành tâm. Nên, các gia đình không nên quá rườm rà mà mất đi ý nghĩa tốt đẹp.
Bài cúng ông Công, ông Táo: Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin
Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:………… Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!
Theo Mai Thu (Người đưa tin)
Cúng Ông Công Ông Táo Năm 2022 Ngày Nào Đẹp, Giờ Nào Tốt Nhất?
1. Thông thường cúng Táo quân vào ngày nào?
Theo lệ thường, căn cứ vào Lịch vạn niên, người Việt tiến hành nghi lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Tuy nhiên, thời nay có nhiều thay đổi. Mọi người coi trọng việc thờ cúng cốt ở tấm lòng thành kính, bởi thế, nếu không có điều kiện cúng Táo quân đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có thể cúng trước 1 hoặc 2 ngày cũng không sao, miễn là không quá trễ.
Theo đó, thời gian cúng ông Táo có thể là từ 21 tháng Chạp cho đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Các gia đình có thể tùy chọn thời điểm phù hợp, giản tiện mà vẫn đảm bảo tính chất thiêng liêng để tiễn Táo quân về trầu trời, báo cáo Ngọc Hoàng.
2. Cúng ông Công ông Táo ngày nào đẹp năm 2021?
Xem ngày tốt xấu, các ngày đẹp có thể tiến hành cúng ông Công ông Táo 2021 gồm:
– Ngày 21 tháng Chạp (2/2/2021 dương lịch): Tức thứ Ba, ngày Tân Tị, mệnh ngày Bạch Lạp Kim, Lục nhâm Lưu niên.
– Ngày 23 tháng Chạp (4/2/2021 dương lịch): Tức thứ Năm, ngày Quý Mùi, mệnh ngày Dương Liễu Mộc, Lục nhâm Xích khẩu.
3. Cúng Táo quân giờ nào tốt năm 2021?
– Ngày 21 tháng Chạp
Các khung giờ đẹp trong ngày 21 tháng Chạp năm Canh Tý gồm: Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).
Trong đó, giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân.
Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề..
Nếu tiến hành cúng Táo quân vào khung giờ này, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình gặp nhiều may mắn, niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.
– Ngày 23 tháng Chạp
Các khung giờ tốt trong ngày 23 tháng Chạp gồm: Mão (5h-7h); Tị (9h-11h) và Ngọ (11h-13h), tốt hơn cả là trước 12h trưa.
Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Canh Tý, giờ Mão là giờ Đại an, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.
Đại an mọi việc tốt thay
Cầu tài ở nẻo phương Tây có tài
Mất của đi chửa xa xôi
Tình hình gia trạch ấy thời bình yên
Hành nhân chưa trở lại miền
Ốm đau bệnh tật bớt phiền không lo
Buôn bán vốn trở lại mau
Cúng Táo quân vào giờ này có thể hóa giải những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ.
Riêng với giờ Ngọ
Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần quy tụ để chuẩn bị về trời.
Vì thế, khung giờ này là giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào các khung giờ khác (nêu trên) hoặc bất kỳ lúc nào thuận tiện và được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là được.
4. Đón rước ông Táo về ngày nào đẹp?
Có lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời thì cũng cần có lễ rước các Ngài về hạ giới, ấy là lẽ đương nhiên. Nhưng một số gia đình lại quên mất việc này vô tình phạm kỵ mà không biết.
Thông thường các Táo lên trời báo cáo chuyện trần giới với Ngọc Hoàng trong khoảng 7 ngày (bắt đầu từ 23 – 30 tháng Chạp).
Vì vậy, các gia đình sẽ tiến hành lễ rước Táo quân về nhà vào ngày 30 tháng Chạp. Với năm lịch âm không có ngày 30 thì sẽ làm lễ đón Táo quân về nhà vào ngày 29 tháng Chạp.
Thời gian làm lễ cúng mời Táo quân về nhà bắt đầu từ khoảng 23h đến 23h45 đêm giao thừa, lễ vật chuẩn bị cũng giống như khi đưa ông Táo lên trời.
Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng, không định rõ ngày đón vì ông Công ông Táo về trần sớm hay muộn là do lịch làm việc cụ thể từng năm của Thiên Đình.
Bao giờ Ngọc Hoàng tuyên bố bế mạc hội nghị “Thiên Tào phán sự”, hai Ông mới được về. Chuyện ấy tất nhiên người phàm không thể biết được.
Lưu ý: Nói “Cúng ông Công ông Táo 2021” ở đây ám chỉ theo âm lịch là năm Canh Tý. Nhưng vì thời điểm dương lịch đã sang năm 2021 nên gọi chung như vậy.
*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm, có thờ có thiêng, có kiêng có lành!
Cedrick Stanton,
Theo Reviview 365 tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Ông Công Ông Táo Vào Ngày Giờ Nào Tốt Nhất? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!