Bạn đang xem bài viết Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Năm nay, Tết ông Công ông Táo rơi vào ngày trong tuần (tức thứ Sáu) 17/1/2020 thế nên nhiều gia chủ băn khoăn không biết cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, trên thực tế các gia đình có thể lựa chọn thời điểm cúng ông Công ông Táo trong khoảng từ ngày 21 đến 23 tháng Chạp.
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà có thể làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo khác nhau. Có gia đình cúng buổi sáng, có gia đình cúng buổi chiều, cũng có gia đình cúng từ trước ngày 23.
Lễ cúng ông Công ông Táo gồm mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay, các lễ vật như hoa quả, tiền vàng, trầu cau, trà và cá chép.
Lễ vật cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp cũng cần phải có 3 bộ áo mũ Táo quân, trong đó 2 bộ có cánh chuồn dành cho Táo ông, 1 bộ không có cánh chuồn cho Táo bà. Cả 3 bộ đều kèm hia hài đầy đủ.
Bên cạnh hai mâm lễ trên, người Việt còn chuẩn bị thêm 1 đôi hoặc 3 con cá chép thả vào bát nước đem cúng cùng các đồ lễ khác.
Cá chép sau khi cúng xong sẽ đem thả ở ao, hồ, sông, suối với ý nghĩa phóng sinh để đưa ông Táo về chầu trời và cầu mong một năm mới may mắn, thịnh vượng.
Lễ cúng ông Công ông Táo hoàn thành với sự hài lòng và bình an trong lòng mỗi người, mỗi gia đình.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần).
Minh Anh (t/h)
Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không ?
Ý NGHĨA CỦA LỄ CÚNG ÔNG TÁO NGÀY 23 THÁNG CHẠP LÀ GÌ ?
Bất kì lễ cúng nào cũng vậy, mỗi lễ cúng sẽ mang một ý nghĩa riêng. Nếu như bạn đã biết thì Ông Táo hay còn gọi là Táo quân. Đây chính là vị thần cai quản tất cả hoạt động của gia chủ trong suốt một năm. Vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, Ông Táo sẽ bay về trời tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cách cư xử của gia chủ dưới hạ giới.
Ông Táo về chầu trời bằng cá chép, do vậy, khi cúng ông Táo, các gia chủ điều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ao hồ để thả. Bởi vậy mới có sự tích “cá chép hóa rồng”.
Tóm lại, lễ cúng Ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, tinh thần vượt khó để đạt đến thành công. Bên cạnh đó, nó còn mang ý nghĩa thờ thần Táo Quân chuyên cai quản bếp núc.
Ý nghĩa mâm cúng ông táo các vùng miền
CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO TRƯỚC NGÀY 23 CÓ ĐƯỢC KHÔNG ?
Như đã nói ở trên, nhiều quý gia chủ thường bận nhiều việc vào dịp cuối năm. Do vậy lễ cúng Ông Công Ông Táo thường sẽ bị sớm hay trễ hơn ngày 23 tháng chạp âm lịch.
Vậy cúng Ông Công Ông Táo trước ngày 23 có được không ? Câu trả lời là: ĐƯỢC. Tuy nhiên về mặt ý nghĩa tâm linh, nó sẽ không được tốt bằng việc cúng đúng vào ngày 23. Điều này được giải thích như sau:
Thời gian tốt nhất để cúng đưa Ông Táo về trời chính là tối ngày 22 đến rạng sáng ngày 23. Vì đầu ngày 23 tháng chạp, thần Táo Quân cưỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng. Do vậy nếu cúng trước hoặc sau ngày 23 thì e rằng ông Táo sẽ không nhận được lễ vật thành tâm của gia chủ.
Trong nhiều trường hợp bất đắc dĩ, bận việc và không thể cúng ông Táo đúng ngày giờ ngày 23 thì mới cúng tước hoặc sau ngày 23 một ngày.
Năm 2022 Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không?
Tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp.
Thạc sĩ, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho biết, theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Táo đẹp nhất là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp, cần được thực hiện từ 11 giờ – 13 giờ là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.
Tuy nhiên, năm 2020, ngày 23 tháng Chạp vào thứ 6, đúng ngày nhiều gia đình đi làm không kịp chuẩn bị thì giờ chuẩn nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 7h sáng đến 21h tối ngày 22 tháng Chạp.
Khi cúng ông Công ông Táo tùy theo điều kiện gia đình có thể cúng chay hay cúng mặn nhưng đặc biệt cần kiêng thịt chó, thịt vịt, thịt chim.
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển cũng khuyến cáo các gia đình không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện và cúng trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Ngoài ra, nếu các gia đình vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Nếu cúng muộn quá, ông Công ông Táo sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình.
Tuy vậy, trong trường hợp bất khả kháng, các gia đình có thể cúng ông Công ông Táo tối 23 cũng được miễn là mình thành tâm và có xin phép.
Khi cúng ông Công ông Táo tùy theo điều kiện gia đình có thể cúng chay hay cúng mặn nhưng đặc biệt cần kiêng thịt chó, thịt vịt, thịt chim.
Ngoài ra, đồ vàng mã sẽ được hóa cho các vị thần linh sau khi lễ cúng hoàn thành. Vì vậy, không nên đốt quá nhiều vàng mã. Lễ vật để cúng thì cần phải lưu ý về màu sắc của mũ, áo cũng như hia hài của các táo (tuỳ thuộc vào ngũ hành của năm đó). Ví dụ: năm 2020 ngũ hành là Thổ… thì gia chủ chủ nên lựa chọn các màu như vàng, nâu, tím, đỏ… là thích hợp.
Các gia đình cũng cần chuẩn bị 3 con cá chép thật hoặc 3 con cá chép giấy để làm “ngựa” tiễn Táo về trời và tuyệt đối không ném cá chép từ trên cao, ném cả túi nylon xuống hồ.
Cũng không nên mua quá nhiều cá chép thật, nếu có ý định thả phóng sinh thì nên có kế hoạch từ trước để chọn nơi thả phóng sinh sạch sẽ.
Các gia đình cũng không nên cầu xin tài lộc, công danh, tình duyên khi cúng ông Táo.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/nam-2020-cung-ong-cong-ong-tao-truoc-ngay-23-co-duoc-khong-d448942.html
Cúng Ông Công Ông Táo Năm 2022 Trước Ngày 23 Được Không?
Ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo lên chầu Trời để báo cáo về tình hình của các gia đình chốn nhân gian trong một năm qua. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị các mâm lễ cúng để tiễn các vị thần lên Thiên đình. Đây được xem là một lễ trọng trong phong tục của người Việt.
Theo tập tục, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được các gia đình tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều gia đình đặc biệt là các gia đình ở thành phố sẽ phải đi làm hành chính, trong khi đó, ngày cúng ông Công ông Táo năm nay lại rơi vào thứ Hai nên nhiều người thắc mắc rằng liệu có thể cúng trước ngày 23 tháng Chạp được không?
Không những thế, nhiều người cho rằng ngày 23 tháng Chạp năm nay rơi vào ngày không đẹp nên việc cúng ông Công ông Táo phải cúng trước 1 ngày là ngày 22 tháng chạp. Thông tin này có đúng không?
Chuyên gia phong thủy, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Cung Hà cho biết: “Theo truyền thống tập tục, tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam thì ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo lên chầu Trời để báo cáo việc của thế gian trong năm. Vì vậy, việc cúng ông Công ông Táo là một điều bình thường không có chuyện xấu ngày ở đây”.
Chuyên gia phong thủy, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Cung Hà. Ảnh: Chụp màn hình VTC14
“Tuy nhiên, trong dân gian người ta có thể cúng trước ngày đấy 1 vài ngày, thậm chí là 5-7 ngày với ngụ ý là mình sẽ báo cáo mọi việc với ông Táo, còn việc ông Táo lên chầu Trời sẽ đúng ngày 23 tháng Chạp, cho nên, việc nói ngày hôm đấy xấu là không đúng. Bởi vì đây là truyền thống, tập tục bất thành văn của dân tộc Việt Nam và chính ngày đấy ông Táo bắt buộc phải lên Thiên đình.
Khi cúng ông Công ông Táo người ta thương tránh cúng vào sau 12 giờ trưa, bởi vì, sau 12 giờ trưa đã đóng cửa thiên đình. Vì vậy, ngày 23 có thể cúng trong buổi sáng” – ông Hà cho biết thêm.
Mâm cúng ông Công ông Táo chuẩn bị như thế nào?
Cũng theo chuyên gia phong thủy, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Cung Hà, lễ cúng ông Công ông Táo bao gồm có lễ mặn và lễ chay.
Lễ mặn gồm có 1 mâm cơm canh. Lễ này tùy vào điều kiện, hoàn cảnh gia đình có thể làm thật thịnh soạn hoặc có thể đơn giản, bình thường.
Lễ chay gồm có: Bánh trái, hoa quả, bộ mũ ông Công ông Táo. Theo truyền thống là có 2 ông 1 bà (mũ ông có cánh chuồn còn mũ bà không có cánh chuồn) và 3 con cá chép. Ngày nay người ta cũng có thể thay 3 con cá chép bằng giấy.
Lễ cúng ông Công ông Táo bao gồm có lễ mặn và lễ chay. Ảnh: By
“Việc giữ gìn tập tục là điều cần thiết, tuy nhiên, mình cũng không nên rườm rà quá. nếu điều kiện, hoàn cảnh không cho phép mình có thể đơn giản bằng các lễ vật như hương, hoa, đăng, trà, quả, bộ mũ ông Công ông Táo và có thể mua cá bằng giấy hoặc cá thật” – Ông Hà cho biết.
Món gì cần phải kiêng kỵ trên mâm cúng ông Công ông Táo?
Theo chuyên gia Nguyễn Cung Hà, trong mâm cúng ông Công ông Táo từ thượng cổ đến bây giờ người ta kiêng không nên cúng thịt chó, thịt trâu, cá mè, vịt, ngan…
“Việc cúng bái thịnh soạn hay đơn giản quan trọng nhất vẫn là tâm thành, thể hiện đạo lý truyền thống của người Việt Nam” – Chuyên gia Cung Hà cho biết.
Cúng Ông Công, Ông Táo Trước 1 Ngày Được Không?
Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo trước 1 ngày tức là vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp – Chuyên gia phong thủy Phạm Cương cho biết.
Bác Nguyễn Thúc Huynh (Nghệ An) chia sẻ: “Gia đình tôi vẫn tiến hành cúng ông Công, ông Táo sớm hơn 1 ngày để ông Táo thảnh thơi về chầu trời chứ đợi đến đúng ngày 23 tháng Chạp, nhà nào cũng cúng nên sợ “tắc đường” ông Táo không về chầu trời kịp”.
Có thể cúng ông Táo trước 1 ngày tức là vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Ông Công cúng trên bàn thờ, ông Táo cúng trong bếp
Nghi lễ cúng ông Táo (23 tháng Chạp) – ba vị thần cai quản việc bếp núc để tổng kết mọi việc lớn nhỏ trong năm của mỗi nhà.
Ngày 23 tháng Chạp – ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng.
Vì thế, các gia đình coi đây là ngày “chư thần chầu thiên” – các thần về trời, tâu với Ngọc Hoàng một năm làm việc thiện, ác, tốt, xấu của gia đình mình để Ngọc Hoàng đề ra một chương trình làm việc trong năm mới.
Theo tục cổ truyền thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ “đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nhà bếp. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: Hai mũ cánh chuồn dành cho các Táo ông, một mũ không có cánh chuồn dành cho Táo bà.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương, lễ cúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường cúng trên bàn thờ gia tiên với cách gọi nôm na là cúng ông Công, ông Táo. Tuy nhiên, đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà.
Ông Táo là 3 vị đầu rau (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, người dân thường gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
Về “phương tiện” để ông Công, ông Táo “chầu trời”, ở miền Bắc thường cúng cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá hóa long” – cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta có thể làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.
Không nên đốt nhiều vàng mã, quần áo hoặc sắm sanh ngựa, nhà, ô tô… vì vừa lãng phí mà cũng không thể hiện được cái tâm hướng thiện của mình.
Theo các vị xuất gia, việc cúng này cần thành tâm và tùy theo gia cảnh. Lễ vật không nên quá câu nệ, có điều kiện thì làm mâm cơm canh, còn không thì thành tâm hoa quả là được. Không nên đốt nhiều vàng mã, quần áo hoặc sắm sanh ngựa, nhà, ô tô… vì vừa lãng phí mà cũng không thể hiện được cái tâm hướng thiện của mình.
Theo thethaohangngay
Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!