Bạn đang xem bài viết Cúng Ông Công Ông Táo Năm 2022 Trước Ngày 23 Được Không? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo lên chầu Trời để báo cáo về tình hình của các gia đình chốn nhân gian trong một năm qua. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị các mâm lễ cúng để tiễn các vị thần lên Thiên đình. Đây được xem là một lễ trọng trong phong tục của người Việt.
Theo tập tục, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được các gia đình tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều gia đình đặc biệt là các gia đình ở thành phố sẽ phải đi làm hành chính, trong khi đó, ngày cúng ông Công ông Táo năm nay lại rơi vào thứ Hai nên nhiều người thắc mắc rằng liệu có thể cúng trước ngày 23 tháng Chạp được không?
Không những thế, nhiều người cho rằng ngày 23 tháng Chạp năm nay rơi vào ngày không đẹp nên việc cúng ông Công ông Táo phải cúng trước 1 ngày là ngày 22 tháng chạp. Thông tin này có đúng không?
Chuyên gia phong thủy, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Cung Hà cho biết: “Theo truyền thống tập tục, tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam thì ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Táo lên chầu Trời để báo cáo việc của thế gian trong năm. Vì vậy, việc cúng ông Công ông Táo là một điều bình thường không có chuyện xấu ngày ở đây”.
Chuyên gia phong thủy, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Cung Hà. Ảnh: Chụp màn hình VTC14
“Tuy nhiên, trong dân gian người ta có thể cúng trước ngày đấy 1 vài ngày, thậm chí là 5-7 ngày với ngụ ý là mình sẽ báo cáo mọi việc với ông Táo, còn việc ông Táo lên chầu Trời sẽ đúng ngày 23 tháng Chạp, cho nên, việc nói ngày hôm đấy xấu là không đúng. Bởi vì đây là truyền thống, tập tục bất thành văn của dân tộc Việt Nam và chính ngày đấy ông Táo bắt buộc phải lên Thiên đình.
Khi cúng ông Công ông Táo người ta thương tránh cúng vào sau 12 giờ trưa, bởi vì, sau 12 giờ trưa đã đóng cửa thiên đình. Vì vậy, ngày 23 có thể cúng trong buổi sáng” – ông Hà cho biết thêm.
Mâm cúng ông Công ông Táo chuẩn bị như thế nào?
Cũng theo chuyên gia phong thủy, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Cung Hà, lễ cúng ông Công ông Táo bao gồm có lễ mặn và lễ chay.
Lễ mặn gồm có 1 mâm cơm canh. Lễ này tùy vào điều kiện, hoàn cảnh gia đình có thể làm thật thịnh soạn hoặc có thể đơn giản, bình thường.
Lễ chay gồm có: Bánh trái, hoa quả, bộ mũ ông Công ông Táo. Theo truyền thống là có 2 ông 1 bà (mũ ông có cánh chuồn còn mũ bà không có cánh chuồn) và 3 con cá chép. Ngày nay người ta cũng có thể thay 3 con cá chép bằng giấy.
Lễ cúng ông Công ông Táo bao gồm có lễ mặn và lễ chay. Ảnh: By
“Việc giữ gìn tập tục là điều cần thiết, tuy nhiên, mình cũng không nên rườm rà quá. nếu điều kiện, hoàn cảnh không cho phép mình có thể đơn giản bằng các lễ vật như hương, hoa, đăng, trà, quả, bộ mũ ông Công ông Táo và có thể mua cá bằng giấy hoặc cá thật” – Ông Hà cho biết.
Món gì cần phải kiêng kỵ trên mâm cúng ông Công ông Táo?
Theo chuyên gia Nguyễn Cung Hà, trong mâm cúng ông Công ông Táo từ thượng cổ đến bây giờ người ta kiêng không nên cúng thịt chó, thịt trâu, cá mè, vịt, ngan…
“Việc cúng bái thịnh soạn hay đơn giản quan trọng nhất vẫn là tâm thành, thể hiện đạo lý truyền thống của người Việt Nam” – Chuyên gia Cung Hà cho biết.
Năm 2022 Cúng Ông Công Ông Táo Trước Ngày 23 Có Được Không?
Tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp.
Thạc sĩ, Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho biết, theo quan niệm dân gian Lễ cúng ông Táo đẹp nhất là tối ngày 22 và sáng ngày 23 tháng Chạp, cần được thực hiện từ 11 giờ – 13 giờ là giờ Ngọ và đây thời điểm các thần quy tụ để chuẩn bị về trời.
Tuy nhiên, năm 2020, ngày 23 tháng Chạp vào thứ 6, đúng ngày nhiều gia đình đi làm không kịp chuẩn bị thì giờ chuẩn nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 7h sáng đến 21h tối ngày 22 tháng Chạp.
Khi cúng ông Công ông Táo tùy theo điều kiện gia đình có thể cúng chay hay cúng mặn nhưng đặc biệt cần kiêng thịt chó, thịt vịt, thịt chim.
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển cũng khuyến cáo các gia đình không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện và cúng trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Ngoài ra, nếu các gia đình vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Nếu cúng muộn quá, ông Công ông Táo sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình.
Tuy vậy, trong trường hợp bất khả kháng, các gia đình có thể cúng ông Công ông Táo tối 23 cũng được miễn là mình thành tâm và có xin phép.
Khi cúng ông Công ông Táo tùy theo điều kiện gia đình có thể cúng chay hay cúng mặn nhưng đặc biệt cần kiêng thịt chó, thịt vịt, thịt chim.
Ngoài ra, đồ vàng mã sẽ được hóa cho các vị thần linh sau khi lễ cúng hoàn thành. Vì vậy, không nên đốt quá nhiều vàng mã. Lễ vật để cúng thì cần phải lưu ý về màu sắc của mũ, áo cũng như hia hài của các táo (tuỳ thuộc vào ngũ hành của năm đó). Ví dụ: năm 2020 ngũ hành là Thổ… thì gia chủ chủ nên lựa chọn các màu như vàng, nâu, tím, đỏ… là thích hợp.
Các gia đình cũng cần chuẩn bị 3 con cá chép thật hoặc 3 con cá chép giấy để làm “ngựa” tiễn Táo về trời và tuyệt đối không ném cá chép từ trên cao, ném cả túi nylon xuống hồ.
Cũng không nên mua quá nhiều cá chép thật, nếu có ý định thả phóng sinh thì nên có kế hoạch từ trước để chọn nơi thả phóng sinh sạch sẽ.
Các gia đình cũng không nên cầu xin tài lộc, công danh, tình duyên khi cúng ông Táo.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/nam-2020-cung-ong-cong-ong-tao-truoc-ngay-23-co-duoc-khong-d448942.html
Cúng Ông Công, Ông Táo Trước Ngày 23 Tháng Chạp Được Không?
Tết ông Công, ông Táo là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam.
Theo ghi chép còn lưu, ba vị thần Táo có vị trí rất quan trọng, họ có quyền định đoạt mọi sự cát hung, phúc đức cho gia đình mà mình cai quản. Điều này phụ thuộc nhiều vào tâm đức của gia chủ.
Chính vì thế, để mong cầu Thần bếp báo cáo những lời hay, ý đẹp với Ngọc Hoàng thì hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị lễ cúng Táo quân long trọng để tiễn ông Táo về trời.
Ngày nay, do những yếu tố khách quan như công việc, học tập nên không phải nhà nào cũng có thể cúng Táo quân đúng ngày mà thường sẽ cúng trước. Vậy cúng Táo quân trước ngày 23 có được không?
Cúng Táo quân là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam.
Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Trần Phương, giảng viên khoa Văn hóa và phát triển của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Tùy vào điều kiện thời gian của mỗi gia đình mà lựa chọn ngày, giờ cúng là khác nhau.
Các gia đình hoàn toàn có thể cúng ông Công, ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên cúng muộn hơn 23h ngày 23 tháng Chạp”.
Tiến sĩ Phương cũng chia sẻ thêm rằng, mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu.
Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế, các gia đình không nên cúng sau ngày 23.
Bài cúng ông Công ông Táo (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Video: Nhiều người Việt đang cúng ông Công, ông Táo sai cách?
Cúng Ông Công Ông Táo Trước 1 Ngày Có Được Không?
Chào chuyên gia!
Sắp đến ngày Ông Công Ông Táo về chầu trời, gia đình tôi có quan tâm đến việc cúng bái được lưu truyền từ dân gian khá lâu nay. Tôi đọc thấy nhiều trang báo mạng cho rằng nên hoàn thành việc cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để Táo kịp giờ lên thiên đình.
Tuy nhiên, hiện nay, vì điều kiện công việc vướng bận, gia đình tôi khó có thể thu xếp được cúng vào sáng ngày 23. Tôi xin hỏi chuyên gia, nếu gia đình tôi làm cơm cúng Ông Công Ông Táo trước 1 ngày có được không? Nhờ chuyên gia chỉ giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời !
Theo quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam lưu truyền từ bao đời nay, cứ nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có tục cúng tiễn Ông Công Ông Táo về chầu trời.
Dân gian cho rằng, mỗi năm chỉ duy nhất một ngày Ngọc hoàng nghe các Táo báo cáo. Táo quân nào lên thiên đình sớm thì cũng phải đợi ngày thiết triều.
Táo quân lên muộn thì đã bãi triều rồi nên không gia đình nào cúng sau 23 tháng Chạp. Tục thờ Ông Công Ông Táo là tín ngưỡng riêng trong mỗi gia đình Việt Nam và tồn tại từ bao đời nay.
Ngày nay, trong thời kỳ hiện đại, các gia đình đi làm công sở cả ngày hoặc vướng bận chuyện công việc,… nên khó có thể thu xếp thời gian để cúng đúng ngày. Vì thế, tùy theo điều kiện thời gian mà mỗi gia đình có thể chọn ngày, giờ cúng khác nhau.
Có thể cúng ông Công ông Táo trước 1, 2 ngày đều được, nhưng không nên cúng muộn quá sau 23h đêm ngày 23 tháng Chạp.
Nhiều gia đình tiến hành cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp để ông Táo thảnh thơi về chầu trời bởi họ quan niệm, đợi đến 23 nhà nào cũng cúng nên sợ ông Táo “tắc đường” không về kịp thiên đình.
Việc cúng này tùy theo gia cảnh của mỗi gia đình và quan trọng là sự thành tâm, không nên quá câu nệ, rườm rà mà mất đi ý nghĩa tốt đẹp và cái tâm hướng thiện của mình.
Năm 2020, cúng ông Công ông Táo ngày giờ nào đẹp?
Ngày đẹp: 23 tháng Chạp
Giờ tốt nhất: Giờ Ngọ (từ 11h đến 13h), tốt hơn cả là trước 12h trưa.
Nếu không kịp làm lễ cúng trước giờ Chính Ngọ năm Kỷ Hợi, các gia đình có thể chọn khung giờ khác trong ngày. Có một số khung giờ đẹp khác, gồm:
Giờ Mão (5-7h). Đây là giờ Đại An.
Cúng Táo quân vào giờ này có thể hóa giải những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ.
Giờ Tị (9h-11h), tốt hơn cả là lúc 11 giờ. Đây là giờ Tốc Hỷ.
Cúng Táo quân vào khung giờ này, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình gặp nhiều may mắn, niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.
Trong ngày 21 hoặc 22 tháng Chạp:
Tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 21 hoặc 22 tháng Chạp.
Thời gian thích hợp là từ 7h sáng đến trước 21h tối ngày 22 tháng Chạp.
Xem đầy đủ Mâm cỗ cúng Táo quân, Văn khấn Táo quân 2020 ở bài viết:
Cúng ông Công ông Táo 2020: Sắm lễ, Văn khấn, Ngày giờ đẹp tiến hành, Điều kiêng kỵ Cúng ông Công ông Táo 2020 ngày nào đẹp, cần lưu ý những điểm gì, sắm lễ vật gì, bài văn khấn nào chuẩn nhất, nên tiến hành vào ngày giờ đẹp nào, kiêng kỵ
Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Ông Công Ông Táo Năm 2022 Trước Ngày 23 Được Không? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!