Bạn đang xem bài viết Cúng Chay, Ăn Chay Ngày Tết Tích Phúc Cho Cả Người Còn Lẫn Kẻ Mất được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày Tết cúng chay, ăn chay là nét văn hóa mang đậm giá trị tâm linh và bản sắc dân tộc Việt. Theo quan kiến của đạo Phật, ăn chay tránh được nghiệp báo sát sinh, phát khởi tâm từ bi trước nỗi khổ đau của chúng sinh. Đối với người Phật tử, ă n chay ngày Tết là một pháp thực hành, còn đối với nhiều người, ăn chay chỉ đơn giản là để được lắng lòng, thanh lọc cơ thể, chay tịnh tinh thần để chiêm nghiệm cuộc đời nhân lúc Xuân sang. Đạo Phật chủ trương ăn chay giúp con người bớt sát sinh, tạo nghiệp ác để trưởng dưỡng lòng từ bi, hướng thiện. Trong Ngũ giới cấm của nhà Phật có giới cấm sát sinh. Do đó, cấm sát sinh và ăn chay có mối quan hệ thống nhất, chặt chẽ với nhau.
Do cả năm bề bộn công việc mưu sinh, một số người chỉ ăn chay vào ngày Tết để bù cho cả năm, nhằm cầu phúc đức, may mắn cho năm mới và sám hối những gì đã làm không phải trong năm cũ. Với những ngày đầu năm, người ta ăn món gì thì cúng ông bà tổ tiên món nấy. Cúng chay, ăn chay ngày Tết mang ý nghĩa cầu mong cho cửu huyền thất tổ được nhiều phúc lành, hướng về Phật pháp, hướng về điều lành được thanh thản và sớm siêu thoát. Trong thời khắc giao hòa của năm cũ và năm mới, bữa cơm chay thực sự mang đến cho con người sự an lạc và thanh tịnh.
Ngày lễ Tết là dịp đoàn tụ gia đình, vì vậy phong tục cúng chay, ăn chay thể hiện tinh thần nhân văn của người Việt và xuất phát từ Bồ đề tâm của những hành giả Phật giáo. Ðã là loại hữu tình, loài nào cũng biết đau đớn buồn khổ và ham sống sợ chết. Làm sao ta lại nỡ an nhiên vui vẻ, ăn uống trên sự đau khổ vô hạn của chúng sinh? Chính mình khi sắp bị giết đã khóc thương sợ hãi, hoặc người thân bị giết thì cũng xót xa, oán hận, đau buồn. Làm sao ta lại nỡ vì sự đoàn tụ của gia đình mình mà lại làm cho chúng sinh khác phải sợ hãi đau thương và bị chia ly quyến thuộc?
Ở Việt Nam, phong tục ăn chay có từ thời nhà Lý, triều đại cực thịnh của dân tộc và của đạo Phật Việt Nam. Hàng năm, ngay từ những ngày đầu năm mới, người ta thường ăn chay, đi chùa lễ Phật. Vì vậy, ăn chay ngày lễ Tết mang đậm màu sắc ý nghĩa tâm linh, là nét văn hóa đặc biệt của người Việt Nam.
Tại nhiều vùng miền trên khắp đất nước ta, do cả năm vất vả mưu sinh, nên người ta thường ăn chay ngày Tết để cầu phúc đức, an lành, may mắn cho năm mới và sám hối những điều không phải đạo làm người đã làm trong năm cũ.
Lời dạy của Bồ tát Địa Tạng về việc cúng chay gia tiên
Trong Kinh Địa Tạng Bồ tát Kinh Địa tạng Bồ tát bản nguyện – Phẩm thứ bảy, Ngài Ðịa Tạng Bồ tát đã chỉ dạy cho Trưởng giả Đại Biện như sau:
“Như có người nam cùng người nữ nào lúc sinh tiền không tu tạo phước lành mà lại gây lấy những tội ác, sau khi người mạng chung, hàng thân quyến kẻ lớn người nhỏ vì người chết mà tu tạo phước lợi làm tất cả việc về Thánh đạo, thời trong bảy phần công đức người chết nhờ đặng một phần, còn sáu phần công đức thuộc về người thân quyến hiện lo tu tạo đó.
Con quỉ dữ vô thường kia không hẹn mà đến, thần hồn vơ vẩn mịt mờ chưa rõ là tội hay phước, trong bốn mươi chín ngày như ngây như điếc, hoặc ở tại các ty sở để biện luận về nghiệp quả, khi thẩm định xong thời cứ y theo nghiệp mà thọ lấy quả báo.
Trong lúc mà chưa biết chắc ra làm sao đó thời đã nghìn muôn sầu khổ, huống là phải bị đọa vào các ác đạo. Thần hồn người chết đó khi chưa được thọ sinh, ở trong bốn mươi chín ngày, luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục thân quyến tu tạo phước lành để cứu vớt cho.
Qua khỏi bốn mươi chín ngày thời cứ theo nghiệp mà thọ lấy quả báo. Người chết đó, nếu là kẻ có tội thời trải qua trong nghìn năm không có ngày nào được thoát khỏi.
Còn nếu là kẻ phạm năm tội vô gián thời phải đọa vào đại địa ngục chịu mãi những sự đau khổ trong nghìn kiếp muôn kiếp.
Lại vầy nữa, này ông Trưởng giả! Sau khi những chúng sinh gây phạm tội nghiệp như thế mạng chung, hàng cốt nhục thân quyến có làm chay để giúp thêm phước lành cho người chết đó.
Thời khi sắm sửa rồi, cùng trong lúc đương làm chớ có đem nước gạo, lá rau v.v… đổ vãi ra nơi đất, cho đến các thứ đồ ăn chưa dùng cúng cho Phật cùng Tăng thời chẳng được ăn trước.
Nếu như ăn trái phép và không được tinh sạch kỹ lưỡng, thời người chết đó trọn không được mảy phước nào cả.
Nếu có thể kỹ lưỡng giữ gìn tinh sạch đem dùng cúng cho Phật cùng Tăng, thời trong bảy phần công đức người chết hưởng được một phần.
Này ông Trưởng giả! Vì thế nên những chúng sinh trong cõi Diêm Phù, sau khi cha mẹ hay người thân quyến chết, nếu có thể làm chay cúng dường, chí tâm cầu khẩn thời những người như thế, kẻ còn lẫn người mất đều đặng lợi ích cả”.
Nếu ăn chay hợp cách, với lòng thanh tịnh hoan hỷ, phát triển tâm từ bi đến tất cả chúng sinh sẽ tạo ra một từ trường an lành, mát mẻ, từ đó gây ra ít bệnh tật, mang lại lợi ích cho thân tâm. Đặc biệt, trong những ngày Tết đoàn tụ sum vầy gia đình, năng lượng an lành ấy sẽ cùng cộng hưởng để cả gia đình được sống trong bầu không khí đầm ấm, hòa hợp và thanh tịnh.
Mâm Cỗ Chay Cúng 49 Ngày Cho Người Mất: Ý Nghĩa Và Cách Làm
1500 ml nước xương hầm
200 g giò sống
25 chiếc nấm hương
25 quả trứng cút
60 g bóng
15 g tôm nõn
2 cây cải trắng, xanh
2 quả Susu
1 củ cà rốt
100 g Đậu Hà Lan
Bột nêm, hạt tiêu, gia vị, mình chính
Nấm hương ngâm muối, cắt chân, bọc giò sống vào đuôi. Sau đó, đem hấp cho giò chín hẳn
Trứng cút rửa sạch, luộc chín rồi đem để nguội. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi. Dầu nóng, đổ trứng vào chiên vàng thì tắt bếp
Tôm chay ngâm nước nóng để nó mềm ra, rửa sạc rồi ráo nước
Bóng ngâm nước gạo để hết cứng, rửa sạch. Dùng gừng và rượu tẩy, bóp bóng để hết mùi hôi. Thái miếng vừa ăn
Cà rốt, susu, cải trắng, xanh rửa cho sạch, khắc tỉa hình hoa. Tiếp đến, cắt miếng cho vừa. Luộc qua nước sôi thêm ít gia vị. Vớt ra để trong bát đổ đá lạnh để chúng còn độ tươi, ngon
Đổ nước hầm xương vào nồi, đun thật nhỏ lửa tới khi sôi. Thêm tôm nõn, nêm gia vị và đảo đều cho vừa ăn.
Sau đó, thả bóng, mọc ( giò sống) đã bọc nấm vào.
Sắp xếp rau củ, nấm mọc, trứng cút vào bát tô cho thật bắt mắt, chan nước canh vào
300g bột mì căn
40g bột quinoa
40g men dinh dưỡng
Gia vị chay : Tiêu, muối, ớt bột, đường, dầu hào, xì dầu.
2 cây boa rô
Lá chuối
Cho lần lượt bột mỳ căn, bột quinoa, men dinh dưỡng + 1 muỗng cafe tiêu + 1 muỗng cafe muối + 1 muỗng ớt bột vào một tô lớn sau đó trộn đều.
Sử dụng 1 bát lớn khác cho 250ml nước ấm + 1 muỗng đường + 1 muỗng canh tiêu hột + 2 muỗng canh dầu hào chay + 2 muỗng canh dầu mè + 100ml nước tương (xì dầu) + ½ chén boaro phi với dầu cho thơm vào trộn đều.
Cho hỗn hợp nước trên vào nguyên liệu chuẩn bị phần 1 sau đó trộn đều cho hỗn hợp thật dẻo thật mịn là được.
Bạn trải lá chuối ra một mặt phằng sau đó cho hỗn hợp trên vào cuộn tròn thật chặt tay sau đó buộc bằng lạt.
150 – 200g miến
1 gói bánh đa nem
1/2 mỗi củ cà rốt, hành tây
100g nấm hương
100g mộc nhĩ
120 giá đỗ
100g hành hoa
1 mớ rau mùi
Dầu ăn, gia vị, mì chính, hạt tiêu
Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng
Cà rốt nạo vỏ, sửa sạch, thái sợi chỉ.
Mộc nhĩ, nấm hương ngâm muối, cắt chân, thái chỉ
Hành hoa, rau mùi ngâm muối, rửa sạch, thái nhỏ.
Đổ tất cả nguyên liệu vào bát lớn, cho miến đã cắt sợi nhỏ cùng. Thêm gia vị, mì chính, hạt tiêu, trộn đều cho gia vị ngấm kĩ.
Trải bánh đa nem ra cho phẳng, dùng thìa xúc nhân vào bánh. Cuộn tròn bánh đa lại. Tiếp tục cuốn đến khi hết nhân.
Bắc chảo lên bếp. Đun sôi dầu ngập chảo. Khi dầu nóng, thả nem vào rán cho se, vàng giòn hai mặt thì được
Bày rau mùi, hành hoa ra đĩa to, gắp nem lên phía trên. Rắc ít tiêu vào. Thưởng thức nem nóng với nước chấm chua cay.
600g gạo nếp
60g nấm mèo
60g nấm rơm
1/2 củ cà rốt, thái chỉ
2 bìa đậu mơ
60g chả chay
Hành hoa
Hạt nêm chay, dầu ăn
Hấp gạo nếp, thổi thành xôi sao cho thơm, dẻo
Ngâm nấm mèo, rơm với muối, cắt bỏ chân, thái thật nhỏ
Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu
Đậu rửa sạch, bóp nát
Bắc chảo lên bếp, đun dầu cho sôi. Phi hành cho thêm. Cho nhân vào đảo chín tới. Nêm hạt nêm chay cho vừa ăn
Đổ tất nhân vào xôi, đảo đều tay. Xới ra đĩa, rắc rau mùi lên trên cho thơm, hấp dẫn hơn.
Cơm Chay An Phúc 0902255317
CỖ CHAY AN PHÚC
ĐỊA CHỈ ĐẶT CỖ CHAY NGON LỄ VU LAN, RẰM THÁNG 7 Ở HÀ NỘI
An Phúc là một trong những quán chay ngon, uy tín lâu năm ở Hà Nội
Quán Cơm Chay An Phúc
Số 20 ngõ 113 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 0902 255 317
www.facebook.com/comchayanphuc
YouTube Video
Cỗ chay, buffet chay tại quán An Phúc
Các sư thầy từ miền Nam ra Hà Nội dùng bữa tại quán An Phúc
Bên cạnh việc phục vụ cơm chay theo suất, lẩu chay… tại địa chỉ 20 ngõ 113 phố Hoàng Cầu (quán mới chuyển từ
11 ngõ 131 Thái Hà về)
, quán An Phúc còn nhận đặt
cỗ chay
tại gia, cúng lễ ở chùa. Quán đã làm cỗ chay tại nhiều chùa ở Hà Nội như chùa Nền, chùa An Quốc – Bích Câu, chùa Vạn Phúc… Quán An Phúc cũng vinh dự được phục vụ hơn 200 mâm cỗ trong lễ lạc thành chùa Mai Phong ở Bắc Giang.
Quán An Phúc đã phục vụ hơn 200 mâm cỗ chay trong lễ lạc thành chùa Mai Phong
Cơm chay An Phúc được khách hàng bầu chọn là quán chay ngon ở Hà Nội
Buffet chay vào buổi trưa rằm & mùng 1 tại quán An Phúc, giá 100k/người
Những món ăn được chế biến công phu từ nguyên liệu tự nhiên ở An Phúc mang đến một cách nhìn khác về ăn chay. Cỗ chay An Phúc không chỉ đơn thuần là rau, dưa, củ quả luộc mà gồm những món ăn phong phú, đầy màu sắc không kém cỗ mặn như: xôi vò hạt sen, gà chay hấp lá chanh, giò lụa, thịt chay quay, cá chay sốt ngũ liễu, tôm chay chiên, sườn chay xào chua ngọt, khoai lệ phố, nem hoa quả, rau xào ngũ sắc, canh nấm …
không chỉ đơn thuần là rau, dưa, củ quả luộc mà gồm những món ăn phong phú, đầy màu sắc không kém cỗ mặn như: xôi vò hạt sen, gà chay hấp lá chanh, giò lụa, thịt chay quay, cá chay sốt ngũ liễu, tôm chay chiên, sườn chay xào chua ngọt, khoai lệ phố, nem hoa quả, rau xào ngũ sắc, canh nấm …
Các món ăn chay tại An Phúc rất đa dạng
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian làm cơm cúng gia tiên. Vì vậy những ngày cúng thất tuần, bách nhật cho người mất, giỗ chạp, cúng nhập trạch hay ngày rằm, mùng 1, khách hàng lại đặt cỗ chay tại An Phúc. Dù khách chỉ đặt 1 mâm cỗ chay nhưng quán cũng giao cỗ tận nơi.
Quán phục vụ cỗ chay tại nhà khách hàng
Cỗ Chay An Phúc có thực đơn phong phú thay đổi theo từng mùa, giá cả hợp lý. Với 600.000đ – 3.000.000đ, khách hàng đã có một mâm cỗ chay ngon, đầy đặn, đẹp mắt, sang trọng, thực đơn từ 9 – 13 món (Đây là mâm cỗ dành cho 6 người ăn, nếu nhà ít người bạn có thể bớt món hoặc đặt số lượng ít đi).
M
ột số hình ảnh cỗ chay An Phúc
THỰC ĐƠN CỖ CHAY AN PHÚC (Quý khách vui lòng liên hệ theo số: 0902.255.317 để được tư vấn chi tiết hơn)
Quán Cơm Chay An Phúc
Số 20 ngõ 113 Phó Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 0902 255 317
(1):
thuc don mon
Trang con
Người Huế Ăn Chay Cũng Có Triết Lý
Mâm cơm chay của người Huế hội đủ cả thiền tịnh, âm dương. Người Huế có cách ăn chay … không bình thường chút nào, nó đạm bạc, giản đơn nhưng hài hòa, cho người ăn tâm tĩnh, thân an.
Trong phật giáo, ăn chay là một cách tôn quý, trân trọng sự sống (giá trị đáng được trân trọng nhất trong cuộc đời nay). Phải là người sành ẩm thực chay mới biết, mới dám đánh giá về ẩm thực chay Huế. Huế có nhiều món ăn chay, món nào cũng mang trong mình triết lý về nết ăn, nết ở, về sự sống, về cuộc đời, con người. Nghệ thuật ẩm thực chay Huế hiện hữu trong cách ăn, cách nấu, cách con người xứ này nói về nó, khoe về nó. Nhiều người chưa đến Huế thì ngỡ món chay chỉ có trong nhà chùa nhưng người Huế có thói quen ăn chay, nấu món chay từ biết bao đời nay, họ ăn chay để dưỡng tâm tính. Có 2 kiểu ăn chay ở Huế, ăn chay ngày rằm, 30 hàng tháng gọi là nhị trai; ăn chay 4 ngày trong tháng gọi là tứ trai.
Bún chay
Món gì ở Huế bây giờ cũng có cách chế biến chay,: cơm chay, bún chay (bún bò Huế chay), bánh canh chay, chả chay, bánh lọc chay, … Món ăn chay do người Huế nấu nhiều khi còn ngon, hấp dẫn, thú vị hơn cả món mặn, có lẽ vì vậy mà người Huế có thể ăn chay suốt năm, suốt tháng, không chỉ ngày cuối tháng, rằm, dịp giỗ chạp, lễ Vu Lan, Phật Đản.
Người Huế nói nấu món chay khó, mất thời gian, công sức hơn món mặn nhiều.
Nhà hàng chay nổi tiếng nhất Huế là Tịnh Tâm (đường Phạm Ngũ Lão), khách du lịch người nước ngoài thường tìm đến đây để thưởng thức hương vị và nghệ thuật ẩm thực chay của Huế. Huế còn có cả một khu nhà đồ sộ ở đàn Nam Giao chỉ dành riêng cho vua lên ăn chay trước khi làm lễ tế trời đất, giờ được giữ làm khu tham quan cho du khách.
Bánh bột lọc chay chỉ khác bánh mặn ở nhân
Quán cơm chay bụi ở Huế nhiều tương đương quán cơm bụi mặn ở Hà Nội hay TP. HCM và nhiều thành phố khác. Mỗi suất chỉ chừng 10 đến 15 ngàn nhưng muốn cảm nhận hết cái hồn, cái tâm của cơm chay Huế, phải ngồi ăn cơm chay trong chùa hay chí ít là ngồi ăn trong mâm cơm chay của một gia đình Huế nào đó. Ngay cả người Huế cũng không biết tục ăn chay có từ bao giờ, lâu lắm rồi, từ phủ chúa, cung vua đến gia đình thường dân đều thấm đẫm văn hóa Phật giáo và truyền thống ăn chay.
Nấu cơm chay ngon nhất không phải là các đầu bếp trong những nhà hàng sang trọng mà là các bà gì vãi trong chùa, người chịu trách nhiệm về bếp núc ở đây. Dù mâm cơm chay trong chùa chẳng có gì cao sang ngoài muối tương rau vả, mít, hạt bùi nhưng lại rất ngon miệng, nguyên liệu chế biến những món này đều do các dì vãi tự nuôi trồng trong vườn chùa. Nếu đến vào ngày giỗ chùa, bạn nhớ mời thêm một vài người bạn đi cùng, tất cả vẫn sẽ được mời những món chay đạm bạc nhưng đượm nếp thiền vị của nhà chùa, không đâu có được.
Rất nhiều nhà nghiên cứu từng thốt lên, núi Huế không cao, sông Huế không sâu mà sao lòng người sâu sắc, lắng đọng. Một phần câu trả lời là vì người Huế có thói quen ăn chay và ăn chay một cách nghệ thuật để tĩnh tại, thư thái tâm hồn, đưa tâm hướng thiện. Có khi nào vì điều này mà cứ thấy người Huế hiền, nhẹ nhàng cái chất thiền vị?
Vả trộn xúc bánh đa là món chay khiến ngay cả người Huế cũng mê
Người Huế yêu và trân trọng món chay đến nỗi, mâm cỗ Tết cúng ông bà họ cũng là cỗ chay. Với các món mặn thì đàn ông Huế có thể đảm nhận, chế biến nhưng đến món chay thì chỉ phụ nữ Huế mới biết làm, được làm. Trong nhiều tài liệu về nghệ thuật ẩm thực chay của Huế, người ta chia nó thành ẩm thực chay dành cho người giàu và ẩm thực chay dành cho người nghèo. Ẩm thực chay quý tộc sang trọng không kém ẩm thực mặn quý tộc, cũng đầy đủ chả phù chúc, mì căn giả thịt bò, thịt gà, món xào, bún, xúp, phở, mì xào dòn và không thể thiếu món chao, người sành ăn ví nó còn ngon hơn cả pho mát của nước Pháp.
Mâm cơm chay của người nghèo có khi chỉ cần vị tâm (xì dầu), muối mè đậu phộng, muối sả, rau quả nhưng công phu, tỉ mỉ, chu đáo, chịu khó vì thứ nào cũng chỉ 1 chút, có như vậy, mâm cơm chay mới hoàn hảo, đúng vị. Mâm cơm chay đãi khách thường có thêm món bánh bèo chay, bánh nậm chay, bánh bột lọc chay, bánh hỏi chay. Chế biến những món bánh này chỉ khác bánh mặn ở nhân. Còn một món nữa mà ai đi xa về gần đều thèm, đều mong được ăn ngay là mít trộn, vả trộn xúc bánh tráng.
Mít non trộn xúc bánh đa
Điều lạ khi ăn đồ chay là ăn bao nhiêu cũng không thấy no, thấy chán, thấy nặng bụng như món mặn. Bởi có lẽ vì khi ăn, con người ta chỉ nghĩ về những điều vui tươi, về lòng khoan dung, đức tin của Đạo Phật.
M.H
Cập nhật thông tin chi tiết về Cúng Chay, Ăn Chay Ngày Tết Tích Phúc Cho Cả Người Còn Lẫn Kẻ Mất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!