Bạn đang xem bài viết Công Ty Cổ Phần Du Lịch Bạc Liêu được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH
HÒN SƠN ĐẢO XANH
Thời gian: 2N1Đ Phương tiện: Xe + tàu cao tốc Khách sạn: Nhà Nghỉ tiêu chuẩn Ngày khởi hành: Thứ 2, 4, 6 hàng tuần Nơi khởi hành: Công ty CP Du Lịch Bạc Liêu Giá tour: 1.850.000đ/khách Liên hệ: 0291 3826 534 gặp Ms Thật
LỊCH TRÌNH CHI TIẾT
ĐÊM 1: BẠC LIÊU – RẠCH GIÁ
02h30 Xe và HDV đón quý khách tại Công Ty CP Du Lịch Bạc Liêu. Khởi hành đi Rạch Giá
NGÀY 1: RẠCH GIÁ – HÒN SƠN (Sáng, Trưa, Chiều)
06h00 Đoàn tới Cảng Rạch Giá, dùng diểm tâm sáng, sau đó HDV làm thủ tục lên tàu khởi hành Hòn Sơn chuyến 07h00 – Giờ khởi hành có thể thay đổi theo lịch của hãng tàu. Hòn Sơn – Kiên Giang (Lại Sơn) là một trong những đảo đẹp và hoang sơ bật nhất ở vùng biển phía nam. Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Nơi hiếm hoi có được: biển xanh cát trắng, có rừng, có suối, cùng rừng dừa rợp bóng là những nét đặc biệt của hòn đảo xinh đẹp này. 09h00 Tàu cập cảng Hòn Sơn. Quý khách di chuyển về nhà nghỉ gửi đồ (hoặc nhận phòng nghỉ ngơi nếu có phòng trống). Nhà nghỉ ngay tại trung tâm, thuộc dạng tốt nhất tại Hòn Sơn, trang bị đầy đủ máy lạnh, wifi, phòng sạch sẽ thoáng mát, gần biển đảm bảo cho những giây phút nghỉ ngơi trên đảo được thoải mái nhất. 09h30: Đoàn tham quan các điểm tại khu vực Bãi Nhà: thắp nhang cầu phúc tại miếu bà Chúa xứ, Đền Ông Nguyễn, tranh thủ mua hải sản khô tại chợ địa phương về làm quà cho người thân. 11h30: Ăn trưa với những món ăn đặc sản địa phương do chính người dân miền biển chế biến. Buổi chiều: Tham gia tour Hòn Sơn bằng xe máy dạo đảo (2 người/1 xe), lặn ngắm san hô, bắt nhum, tắm biển. – Tham quan Dinh Ông Nam – Dinh Ông bảo trợ nghề biển linh thiêng. – Tham quan đường xuyên đảo, dừng chân chụp hình tại đỉnh Yên Ngựa, nơi có thể ngắm nhìn toàn cảnh Hòn Sơn. – Tham quan làng chài lâu đời nhất Lại Sơn – Làng chài Thiên tuế, để thấy được cuộc sống người dân nơi xứ đảo. Cùng nghề “đóng ghe tàu” đặc sắc. – Đoàn dừng chân tại Bãi Bắc, nơi có nhiều san hô đẹp nhất tại Hòn Sơn, tha hồ ngụp lặn dưới làn nước trong veo, ngắm nhìn những rạn san hô nhiều màu sắc, từng đàn cá bơi lội. Dưới sự hướng dẫn của HDV, mọi người có thể dể dàng bắt lên những con nhum (nhím biển, cầu gai), ốc mắt ngọc, sò, hàu đá… chế biến và cùng thưởng thức. – Tham quan, chụp hình tại những bãi biển đẹp và hoang sơ: Bãi Đá Chài, Bãi Thiên Tuế… Cùng Bãi đá trứng, Bãi đá bàn với hình thù đặc sắc mà hiếm nơi nào có được. Thỏa sức vùng vẫy tại Bãi Bàng – bãi biển đẹp nhất của đảo, với bờ biển dài cắt trắng và hàng dừa chạy dọc bãi biển. Chụp hình với cây dừa “huyền thoại” tuyệt đẹp nằm nghiêng mình ra biển xanh. – Chụp hình check in cây Dừa nằm và bãi đá tuyệt đẹp tại Bãi Xếp. – Trở về Nhà nghỉ tắm rửa, nghỉ ngơi – Tối 6h00: Thưởng thức bữa tối ngập tràn hải sản tươi ngon (bắt và nướng trong ngày) như: Mực nướng, cá hấp hoặc nướng,tôm biển nướng, sò tộ, sò điệp, ốc, cháo, … rồi cùng nhau quây quần, ca hát, giao lưu trên bờ biển sóng dập dìu.
NGÀY 2: HÒN SƠN – RẠCH GIÁ – BẠC LIÊU (Sáng – trưa)
06h30 Đoàn dùng điểm tâm sáng, uống cà phê, ngắm bình minh. 07h30:Chinh Phục Ma Thiên Lãnh, Sân Tiên tham quan thắng cảnh núi non hùng vĩ thơ mộng. Khám phá đỉnh Ma Thiên Lãnh – Tiên cảnh giữa biển khơi: Hòn Sơn có tất cả 7 ngọn núi, trong đó Ma Thiên Lãnh là đỉnh cao nhất với độ cao 450m so với mực nước biển. Đường lên Ma Thiên Lãnh khá dễ dàng vì chủ yếu là bậc thang. HDV sẽ dẫn đoàn đi xuyên rừng, vượt núi, băng qua những con suối và cảnh núi rừng tuyệt đẹp. Sau khoảng gần 2 giờ. Đoàn sẽ chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh và sân Tiên, ví như chốn bồng lai, tiên cảnh. 12h00: Dùng cơm trưa với các món đặc sản địa phương, sau đó chuẩn bị thu xếp, trả phòng. 13h00: Đoàn lên tàu cao tốc trở về Rạch Giá. 14h30: Tàu cập bến cảng Rạch Giá. Đoàn khởi hành về Bạc Liêu. 17h30: Đoàn về đến Bạc Liêu. Bac Lieu tourist chia tay và hẹn gặp lại quý khách trên những nẻo đường khác của quê hương Việt Nam.
TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ
Giá tour bao gồm:
– Tàu Cao Tốc khứ hồi đi du lịch Hòn Sơn. – Ăn Uống: Sáng, trưa, chiều ở Hòn Sơn, – Tiệc Hải Sản ngoài trời (ít nhất 6 món hải sản), thưởng thức tôm, Nhum, Ốc, mực, Cá Biển… – Nhà nghỉ (4 người/phòng): Phòng Máy Lạnh.,đăng ký phòng 2,3 người phụ thu 100k/phòng – Xe máy đi tham quan vòng quanh đảo. – Lặn ngắm san hô – Hướng dẫn viên địa phương vô cùng thân thiện , nhiệt tình – Tất cả những chi phí tham quan: Theo chương trình trên. – Nước uống,nón du lịch. – Bảo hiểm : 30.000.000 vnđ/người. -Giờ tàu chạy có thể thay đổi theo lịch hãng tàu công ty sẽ sắp xếp lại thứ tự đảm bảo chương trình được đầy đủ và thoải mái nhất.
Giá tour không bao gồm:
– Thuế VAT. – Chi phí cá nhân khác ngoài chương trình.
Công Ty Cổ Phần Phục Vụ Mai Táng Hải Phòng
Trong trường hợp đó gia đình phần nào đã chủ động chuẩn bị tang lễ, nhưng những trường hợp đó rất ít.
Đối với những người già yếu, có những dấu hiệu gì báo trước giờ hấp hối mà ta có thể quan sát được?
– Xem thần sắc: chủ yếu xem hai đáy mắt còn tinh anh không hay đã đục mờ.
– Sờ chân tay xem còn nóng hay đã lạnh, người sắp chết thường lạnh từ đầu đến chân. Có người còn nhận biết mình đã chết đến đâu.
– Mạch rất trầm, có khi người còn sống nhưng không bắt mạch được nữa. Đối với người suy tim, sờ tưởng như tim đã ngừng đập, nhưng vì đập yếu nên không phát hiện được.
– Để một ít bông vào lỗ mũi mà bông không còn động đậy tức là đã tắt thở.
Có người đau ốm lâu dài, bỗng nhiên mạnh khoẻ trở lại rất tỉnh táo, nhiều khi đó là dấu hiệu của ngọn đèn hết dầu loé sáng lên để rồi tắt ngấm. Các cụ già thường bỏ ăn, hoặc là rất muốn ăn nhưng ăn được rất ít trước khi mất.
Cũng có trường hợp, mệnh đã tuyệt nhưng có lẽ vì nuối tiếc con cháu ở xa chưa gặp được, hoặc do được bổ xâm hồi dương với hy vọng trong muôn một có thể qua khỏi hoặc kéo thêm ít giờ để tránh ngày xấu như trùng tang, trùng phục… thì có thể kéo dài thêm chút ít.
Khi thân nhân sắp chết nên làm gì ?
– Dời người sắp mất sang phòng chính tẩm, đầu hướng về phía Đông.
– Hỏi xem có dặn dò trối trăng gì không
– Đặt thụy hiệu (tức tên hèm) rồi hỏi người đó có đồng ý không.
– Luôn luôn có người túc trực bên cạnh.
– Người có theo tôn giáo thì làm lễ cầu nguyện theo phép của từng tôn giáo.
– Chuẩn bị mọi thứ để tắm gội (làm lễ mộc dục) và khâm liệm (lễ nhập quan).
Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan?
Vì đã có những trường hợp bị choáng, ngất, bất tỉnh nhân sự.
Người ta dùng mọi thủ thuật để kích thích thì hồi tỉnh, trong đó có thuật hú hồn hú vía.
Cũng có trường hợp đã tắt thở, tưởng là đã chết rồi nhưng sau một thời gian bỗng nhiên sống lại. Do đó với một hy vọng dầu mỏng manh, mặc dầu trong muôn một, người sống tiếc thương muốn cứu vãn… nên cầm chiếc áo quần của người đã tắt thở, leo lên mái nhà chỗ cao nhất hú “Ba hồn bảy vía ông” hoặc “Ba hồn chín vía bà” về nhập xác.
Hú ba lần không được thì cũng đành lòng chịu khâm liệm mà tin rằng như vậy hồn đỡ vất vưởng, biết tìm đường về nhà (Khâm liệm xong vẫn chưa nỡ đóng chốt áo quan). Đây là một phong tục chủ yếu đẻ thoả mãn tâm linh.
Khi thân nhân chết thì người nhà nên làm những gì ?
Chúng tôi chỉ nêu lên những việc làm đối với những trường hợp người già yếu, mất tại nhà, theo phong tục cổ truyền. Trường hợp mất tại bệnh viện hoặc mất dọc đường, quán trọ, chết vì tai nạn, gươm súng, xe cộ, rắn độc, thuỷ hoả tai, chưa đúng kỳ đáng chết… không đủ điều kiện để thực hiện toàn bộ thao tác và nghi lễ, vậy nên châm chước, tùy nghi vận dụng:
1. Lễ mộc dục: (tắm gội)
Lúc tắm gội cho người vừa chết thường vừa để sẵn một con dao nhỏ, một vuông vải (khăn), một cái lược, một cái thìa, một ít đất ở ông đồ rau, một nối nước ngũ vị hương và một nồi nước nóng khác. Lúc tắm, vây màn cho kín, tang chủ quỳ xuống khóc, người hộ việc cũng quỳ rồi cáo từ rằng; “nay xin tắm gội để sạch bụi trần”, xong phục xuống, đứng dậy. Cha thì con trai vào tắm, mẹ thì con gái vào tắm. Lấy vuông vải dấp vào ngũ vị, lau mặt, lau mình cho sạch rồi lấy lược chải tóc lấy sợi vải buộc tóc, lấy khăn khác lau hai tay hai chân, lại lấy dao cắt móng tay móng chân,mặc quần áo cho chỉnh. Móng tay móng chân gói lại trên để trên, dưới để dưới, để vào trong quan tài; dao, lược thìa và nước đem đi chôn; rước thi thể đặt lên giường.
2. Sau lễ mộc dục thời gian chưa nhập quan:
Đắp chăn hoặc chiếu, buông màn, đặt một chiêc ghế con phía trên đầu, trên đó đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng một đôi đũa trên bát cơm và thắp hương.
Có địa phương còn có tục để thêm một con dao trên bụng, (có lẽ để trừ tà ma hay quỷ nhập tràng).
3. Lễ phạn hàm:
Lễ này theo tục xưa, bỏ gạo và tiền vào miệng tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn vong hồn đi đường xa được siêu thoát. Lễ này ngày nay nhiều nơi đã bỏ, có nơi thay thế bằng may một cái túi, trong túi đựng một ít tiền gạo và một vài đồ lặt vặt mà khi sống, người đó hay dùng đến.
Theo “Thọ mai gia lễ”, lễ này được tiến hành như sau:
Lấy ít gạo nếp xát cho sạch, ba đồng tiền mài cho sáng (nhà giàu thì dùng vàng hoặc viên ngọc trai).
Tang chủ vào khóc quỳ, người chấp sự cũng quỳ, cáo từ rằng: ” nay xin phạn hàn, phục duy hâm nạp”. Người chấp sự lần lượt xướng “Sơ phạn hàm, tái phạn hàm, tam phạn hàm”. Tang chủ ba lần, mỗi lần xúc một ít gạo và một đồng tiền tra vào mồm bên phải, rồi đến bên trái, cuối cùng vào giữa. Xong, bóp mồm lại, phủ mặt như cũ.
4. Lễ khâm liệm nhập quan:
Các con vào, con trai bên trái, con gái bên phải. Người chấp sự xướng. Tự lập (đứng gần vào), cử ai (khóc cả lên), quỳ. Chấp sự cũng quỳ mà cáo từ rằng “Nay được giờ lành, xin rước nhập quan”. “Cẩn cáo” xong lại xướng: phủ phục (lễ xuống), hưng (dậy), bình thân (đứng thẳng).
Sau đó các con cháu tránh ra hai bên, người giúp việc quay và đều cầm tạ quan nâng lên để đưa người vào cho êm ái, đặt cho chính giữa quan tài, nếu có hở chỗ nào cần lấy áo cũ của người vừa mất bổ khuyết cho đầy đủ, rồi gấp dưới lên đầu trước, bên trái gấp trước, bên phải gấp sau, trên đầu gấp sau cùng, sơn nẹp đóng lại. Chú ý: Những quần áo của người đang sống, hoặc quần áo mà người đang sống có mặc chung thì kiêng không được bỏ vào áo quan.
Đồ khâm niệm: nhà giàu dùng vóc nhiễu, tơ, lụa; nhà thường dùng vải trắng may làm đại liệm (1 mảnh dọc, 5 mảnh ngang) hoặc tiểu liệm (1 mảnh dọc 3 mảnh ngang). Ngày trước, quy định đại liệm hay tiểu liệm vì khổ vải nhỏ. Ngày nay, dùng vải khổ rộng, miễn kín chân, tay, đầu, gót là được.
“Tục ta nhiều người tin theo thầy phù thuỷ, trong quan tài thường có mảnh ván đục sao Bắc Đẩu thất tinh. Trước khi nhập quan thường chọn giờ, tránh tuổi rồi dùng bùa nọ bùa kia dán ở trong, ngoài quan tài. Có người cho là chết phải giờ xấu thì bỏ cỗ bài tổ tôm hoặc quyển lịch hoặc tàu lá gồi để trấn át ma quỷ” (Trích “Việt Nam phong tục”- Phan Kế Bính – tr.31)
Mọi việc xong thì sơn gắn quan tài cho kỹ càng, đặt chính giữa gian giữa, hoặc nhà còn người tôn hơn thì đặt sang gian cạnh.
Trường hợp chết đã cứng lạnh người co rúm không bỏ lọt áo quan thì làm thế nào?
Theo kinh nghiệm dân gian: Hơ lửa và nắn dần cho thẳng ra, hoặc dùng cồn, rượu xoa bóp, nếu vẫn còn cứng lại thì có thuật dùng hai chiếc đũa cả để hai bên mép áo quan rồi cho thi hài lọt xuống dần, khi thi hài dã lọt vào áo quan rồi thì phải cắt bỏ những dây buộc chân, buộc tay, buộc vai, buộc mông để người chết có thể nằm thoải mái.
5. Lễ thiết linh: (Sau khi nhập quan)
Là lễ thiết lập linh vị, đặt bàn thờ tang.
Khi chưa chôn cất thì lấy lễ thờ người sống mà lễ, nên mỗi lần lạy chỉ lạy hai lạy, trong linh vị và khăn vấn dùng chữ “Cố phụ”, “Cố mẫu” thay cho “Hiền thảo”, “Hiền tỷ”.
6. Lễ thành phục:
Tức là con cháu mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng.
Trước khi thành phục, nếu có khách đến thì người chủ tang chưa ra tiếp mà người hộ tang thay mặt tiếp khách và thông cảm với khách.
Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang.
Sau đó thân bằng cố hữu, làng xã mới đến phúng viếng.
Khi đi dự Đám Tang:
Dù thân hay sơ, đã đến dự đám tang phải nghiêm túc, biểu lộ lòng thành kính đối với người đã khuất, tình ưu ái đối với tang quyến. Thật là bất lịch sự nếu bô bô cười nói, đùa giỡn trong lúc tang chủ đau buồn.
Ở nông thôn, nhiều nơi còn tục lệ cỗ bàn ăn uống linh đình trong đám tang, thực không hợp tình, hợp cảnh chút nào.
Đành rằng việc ăn uống là không tránh khỏi, nhưng chỉ nên hạn chế trong số người đến giúp việc và thân nhân ở xa về. Đối với bà con, làng xóm, khách, bạn thì tang lễ không phải là dịp để “Trả nợ miệng”. Có vui vẻ gì trong lúc tang gia bối rối.
Nếu như chưa bỏ được thủ tục rượu chè đình đám thì trong lễ tang, mọi người cũng nên tự kiềm chế mình, giúp được việc gì thì tận tình giúp đỡ, không tiện về nhà ăn cơm thì cũng không nên hạch sách, trách móc.
Thói cũ “Ma chê, cưới trách” có hay ho gì!
Cũng cần lưu ý các bạn trẻ: Khi đi dự đám tang không nên ăn mặc loè loẹt, hở hang, lố lăng, như vậy rất không hợp cảnh sẽ gây khó chịu cho nhiều người.
Khi ra đường gặp đám tang nên làm những gì ?
Nếu gặp đám tang ngược chiều, không ai bảo ai, dù vội đến đâu cũng đều xuống xe, kể cả người đi xe máy, xích lô đều ngả mũ nón, dắt bộ qua đám tang rồi mới lên xe. Ô tô thì chậm lại, không bóp còi.
Nếu đi cùng chiều, không tiện xuống xe thì đi chậm lại và ngả mũ.
Thân nhân đi tiễn đưa đều tự giác đi có hàng lối, trật tự. Lái xe đám tang ăn mặc theo lễ phục, tác phong cử chỉ rất nghiêm trang.
Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan?
Trong các ngôi mộ cổ khai quật được, ngoài các đồ trang sức của người chết, phía trong áo quan thường có lót lá chuối, giấy bản, chè búp, bỏng nếp hoặc khăn vóc áo nhiễu… Trong quan, ngoài quách, giữa quan và quách đổ cát vàng. Các thứ đó đều là những chất hút ẩm và ngăn giữ khí hôi hám khỏi bốc ra ngoài, nhất là thời xưa chết xong chưa mấy ai đã chôn ngay, còn phải sắm đủ lễ vật, tế khí, còn phải xa gần phúng viếng linh đình, còn phải chọn ngày, chọn đất mới làm lễ an táng.
Thời gian để Tang:
Việc để tang ở nước ta chia ra đại tang và tiểu tang.
Về tiểu tang có 4 bậc, đại tang chỉ có một bậc. Đại tang và tiểu tang gồm tất cả 5 bậc, gọi là ngũ phục.
1. Đại tang: để tang 3 năm.
Thời gian để đại tang là 3 năm, nhưng trên thực tế, người ta chỉ để đại tang có 27 tháng.
Trong thơ bà Hồ Xuân Hương cũng đã nói tới điều này. Khi ông Phủ Vĩnh Tường mất, bà làm bài thơ để khóc ông ta trong đó có hai câu nói về việc để tang:
“Hai bảy tháng trời là mấy chốc, Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ơi!”
Đại tang dành cho con để tang cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi, nàng dâu để tang cha mẹ chồng, vợ để tang chồng, cháu đích tôn thừa trọng (thay cha khi cha mất) để tang ông bà, và chắt thừa trọng (thay cha và ông khi cha và ông đều mất) để tang cụ ông cụ bà.
2. Tiểu tang
Theo tục lệ, tiểu tang có nhiều loại với tên khác nhau và thời gian để tiểu tang cũng khác nhau tùy theo thân sơ.
a. Cơ niên: để tang một năm
Để tang một năm còn gọi là cơ niên. Để tang một năm dành cho cha mẹ để tang cho con trai, con dâu trưởng, và con gái (chưa đi lấy chồng); chồng để tang cho vợ; con rể để tang cho cha mẹ vợ; anh em và chị em (chưa đi lấy chồng) kể cả anh chị em cùng cha khác mẹ để tang cho nhau; em để tang cho chị dâu trưởng; cháu trai và cháu gái (chưa đi lấy chồng) để tang cho ông bà nội; cháu để tang cho chú bác ruột và cô ruột (chưa đi lấy chồng); cháu dâu để tang cho ông bà nhà chồng.
b. Đại công: để tang 9 tháng
Để tang 9 tháng còn gọi là đại công.
Để tang 9 tháng dành cho cha mẹ để tang con gái (đã đi lấy chồng) và con dâu thứ; chị em ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau; anh em con chú con bác ruột để tang cho nhau; chị em con chú con bác ruột (chưa đi lấy chồng) để tang cho nhau.
c. Tiểu công: để tang 5 tháng
Để tang 5 tháng còn gọi là tiểu công.
Để tang 5 tháng dành cho anh chị em cùng mẹ khác cha để tang cho nhau; chị em con chú con bác ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau; con để tang cho dì ghẻ; cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà thím; cháu để tang cho bà cô (chưa đi lấy chồng), chú họ, bác họ, thím họ, cô họ (chưa đi lấy chồng), ông bà ngoại, cậu, và dì ruột; và chắt để tang cho cụ ông cụ bà bên nội.
d. Ti ma: để tang 3 tháng
Để tang 3 tháng còn gọi là ti ma.
Để tang 3 tháng dành cho cha mẹ để tang cho con rể; con cô con cậu và đôi con dì để tang cho nhau; cháu để tang cho ông chú họ, ông bác họ, bà cô họ (chưa đi lấy chồng), bà cô (đã đi lấy chồng), và cụ cô (chưa đi lấy chồng); chắt để tang cho cụ chú cụ bác; và chút để tang cho kỵ ông kỵ bà bên nội.
Chúng ta nhận thấy một điều nổi bật nhất trong việc để tang của người Việt là quan niệm “trọng nam khinh nữ,” chẳng hạn như thời gian vợ để tang chồng là 27 tháng, tức là đại tang.
Còn chồng để tang vợ chỉ có một năm và được coi là tiểu tang mà thôi.
Một điều đặc biệt nữa là khi người con gái đã đi lấy chồng thì bị coi là ngoại tộc, đúng với quan niệm “nữ nhân ngoại tộc” và “dâu là con rể là khách.”
Người đàn bà, nếu đã đi lấy chồng, khi mất đi, được thân nhân để tang một thời hạn ngắn hơn là lúc chết mà chưa có chồng.
Việc để tang của ta đã thể hiện một nền văn minh lâu đời, có tôn ti trật tự, có phép tắc hẳn hoi, và thân sơ phân biệt rõ ràng.
Việc để tang cần phải học hỏi và được giáo dục mới biết và thực hiện đúng theo phong tục được. Nhìn vào việc con cái để tang ông bà hay cha mẹ mà người ta biết được gia đình đó có giáo dục theo nếp Việt hay không.
Để tiện công ăn việc làm và lo cho đời sống hằng ngày, ngày nay đồ tang phục chỉ được mặc cho đến khi chôn cất thân nhân xong. Sau đó, người ta đeo một cái băng màu đen ở tay áo trái rộng độ 10 phân đối với đàn ông trong trường hợp đại tang, và đeo một miếng vải đen nhỏ bằng đầu ngón tay cái ở nẹp áo trước ngực hay ở trên mũ trong trường hợp tiểu tang. Còn đàn bà, người ta thường vấn khăn trắng hay cài miếng vải đen ở trước ngực phía trái khi mặc áo dài.
Cư Tang là gì?
Thời xưa, dẫu làm quan đến chức gì, theo phép nước, hễ cha mẹ mất đều phải về cư tang 3 năm trừ trường hợp đang bận việc quân nơi biên ải hay đi sứ nước ngoài. Lệ này không quy định đối với binh lính và nha lại. Nếu ai vì tham quyền cố vị, giấu diếm không tâu báo để về cư tang, bị đàn hặc vì tội bất hiếu, sẽ bị triều đình sử phạt biếm truất.
Trong thời gian cư tang, lệnh vua không đến cửa.
Ba năm cư tang là ba năm chịu đựng gian khổ, nhẫn nhục, không dự mọi cuộc vui, không dự lễ cưới, lễ mừng, không uống rượu (ngoài chén rượu cúng cha mẹ), không nghe nhạc vui, không ngủ với vợ hoặc nàng hầu, trừ trường hợp chưa có con trai để nối dõi tông đường, ngoài ra ai sinh con trong thời kỳ này cũng bị coi là bất hiếu.
Không được mặc gấm vóc, nhung lụa, không đội mũ đi hia, thường đi chân không, cùng lắm chỉ đi guốc mộc hoặc giày cỏ.
Dầu làm đến tể tướng trong triều, khi khách đến viếng cha mẹ mình, bất kể sang hay hèn cũng phải cung kính chào mời và lạy tạ (hai lạy hay ba vái dài).
Khi ra đường, không sinh sự với bắt cứ người nào. ở trong nhà, đối với kể ăn người ở cũng không được to tiếng.
Ba năm sầu muộn, tự nghiêm khắc với chính mình, rộng lượng với kẻ dưới, cung kính với khách bạn, để tỏ lòng thành kính với cha mẹ.
Thời nay không còn lệ cư tang, nhất là các con cháu không có điều kiện nghỉ việc thời gian dài, nhưng biết qua lệ cư tang của ông cha ta ngày xưa, hậu sinh có thể học được điều gì trong thái độ ứng xử?
Cha Mẹ có để Tang con không ?
Tang phục là thể hiện tình nghĩa, có phân biệt thân sơ “Họ đương 3 tháng, láng giềng 3 ngày”, thể hiện lòng thương xót giữa kẻ mất người còn. Vì thế, chẳng những thân thích mà người ngoài đến phúng viếng cũng nên đeo băng tang. Theo “Thọ mai gia lễ” thì chẳng những cha mẹ để tang con mà ông bà và cụ kỵ cũng để tang hàng cháu, hàng chắt.
“Thọ mai gia lễ” quy định như vậy nhưng một số địa phương Bắc bộ quan niệm “Phụ bất bái tử” (cha không lạy con). Con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là bất hiếu, con chưa kịp báo hiếu cha mẹ đã trốn nợ đời, chẳng những cha mẹ không để tang con mà khi khâm liệm con còn phải quấn trên đầu tử thi một vòng khăn trắng.
Nếu là đàn bà mà tứ thân phụ mẫu còn cả thì phải quấn đến hai vòng, có nghĩa là ở dưới cõi âm cũng để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ đang ở trên dương trần.
Ruộng hương hoả là gì ?
“Ruộng hương hoả” là ruộng dành riêng giao cho tộc trưởng lo việc phụng thờ hương khói cho cha ông, tổ tiên. Ruộng hương hoả lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ruộng hương hoả không được chia, không được bán. Luật nhà vua cấm bán ruộng hương hoả.
Chừng nào cánh cửa trưởng không còn người nối dõi tông đường hoặc đi biệt xứ xa quê, họ khuyết tộc trưởng thì người con trưởng hoặc đích tôn thừa trọng của cánh hai lên thay, tiếp tục hưởng ruộng hương hoả và lo việc giỗ tết hương khói. Chừng nào toàn bộ con cháu trong họ đều phiêu cư bạt quán ( con gái không được tính đến ) thì người cuối cùng đang hưởng hương hoả nếu có khó khăn đặc biệt làm đơn xin bán, lý trưởng nào làm sai luật lệ trên sẽ bị quan xử phạt, nếu trong họ có người thưa kiện.
Vì có ruộng hương hỏa nên việc tế tự được duy trì bền vững, dù họ lớn hay bé, thành đạt hay bình thường, dù tộc trưởng giàu hay nghèo, sang hay hèn, già hay trẻ (có khi mới chỉ là đứa bé con năm bảy tuổi), việc tế tự vấn uy nghi đông đủ.
Bàn thờ vọng là gì ? Và cách lập bàn thờ vọng :
Bàn thờ vọng ngày nay khá phổ biến, áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê, thờ cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong những ngày giỗ, tết. Ngày xưa, với nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, người nông dân suốt đời không rời quê cha đất tổ, chuyển cư sang làng bên cạnh cũng đã gọi là biệt quán, ly hương, vì vậy bàn thờ vọng chỉ là hiện tượng cá biệt và tạm thời, chưa thành phong tục phổ biến.
“Vọng bái”, nghĩa là vái lạy từ xa.
Ngày xưa, khi triều đình có những điển lễ lớn, các quan trong triều tập trung trước sân rồng làm lễ, các quan ở các tỉnh hoặc nơi biên ải, thiết lập hương án trước sân công đường, thắp hương, nến, hướng về kinh đô quỳ lạy Thiên tử. Khi nghe tin cha mẹ hoặc ông bà mất, con cháu chưa kịp về quê chịu tang, cũng thiết lập hương án ngoài sân, hướng về quê làm lễ tương tự. Các bàn thờ thiết lập như vậy chỉ có tính chất tạm thời, sau đó con cáo quan xin về cư tang ba năm.
Các thiện nam tín nữ hàng năm đi trẩy hội đền thờ Đức Thánh Trần ở Vạn Kiếp, đức Thánh Mẫu ở Đền Sòng v.v… dần dần về sau, đường sá xa xôi, cách trở, đi lại khó khăn, cũng lập bàn thờ vọng như vậy. Nơi có nhiều tín đồ tập trung, dần dần hình thành tổ chức.
Các thiện nam tín nữ quyên góp nhau cùng xây dựng tại chỗ một đền thờ khác, rồi cử người đến bàn thờ chính xin bát hương về thờ. những đền thờ đó gọi là vọng từ (thí dụ ở số nhà 35 phố Tôn Đức Thắng Hà Nội có “Sùng Sơn vọng từ” nghĩa là Đền thờ vọng của núi Sòng, thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh).
Bàn thờ vọng ông bà cha mẹ chỉ được tập trung trong trường hợp sống xa quê. Những người con thứ, bất cứ giàu nghèo, sang hèn thế nào, nếu ở gần cánh cửa trưởng trên đất tổ phụ lưu lại, thì đến ngày giỗ, ngày tết, con thứ phải có phận sự hoặc góp lễ, hoặc đưa lễ đến nhà thờ hay nhà con truởng làm lễ, cho dù cửa trưởng chỉ thuộc hàng cháu, thì chú hoặc ông chú vẫn phải thờ cúng ông bà tại nhà cửa trưởng. Do đó không có lệ lập bàn thờ vọng đối cửa thứ ngay ở quê nhà. Nếu cửa trưởng khuyết hoặc xa quê, thì người con thứ 2 thế trưởng được lập bàn thờ chính, còn bàn thờ ở nhà người anh cả ở xa quê lại là bàn thờ vọng.
Phong tục rất hay và rất có ý nghĩa.
Bởi lẽ chữ Hiếu đi đôi với chữ Đệ.
Khi sống cũng như đã mất, ông bà cha mẹ bao giờ cũng mong muốn anh chị em sống hòa thuận, một nhà đầm ấm.
Thỉnh vong hồn về cầu cúng lễ bái, mà anh chị em ở gần nhau không sum họp, mỗi người cúng một nơi, thì đó là mầm mống của sự bất hoà, vong hồn làm sao mà thanh thản được.
Cách lập bàn thờ vọng:
Chưa phải là phong tục cổ truyền, chưa có nghi lễ nhất định, mà chỉ là kinh nghiệm truyền cho nhau khoảng đầu thế kỷ lại nay tuỳ hoàn cảnh thuận tiện mà vận dụng: Khi bắt đầu lập bàn thờ vọng phải về quê chính báo cáo gia tiên tại bàn thờ chính. Sau đó xin phép chuyển một lư hương phụ hoặc mấy nén hương đang cháy giở mang đến bàn thờ vọng rồi thắp tiếp. Nếu có nhà riêng, tương đối rộng rãi khang trang, thì bàn thờ đặt hẳn một phòng riêng chuyên để thờ cúng cho tôn nghiêm, hoặc kết hợp đặt ở phòng khách, nhưng cao hơn chỗ tiếp khách. Nếu đặt bàn thờ gia thần riêng, thì phải đặt thấp hơn bàn thờ gia thần một ít.
Đặt hướng nào? – Hướng về quê chính, để khi người gia trưởng thắp hương vái lạy thuận hướng vái lạy về quê. Thí dụ người quê miền Trung sống ở Hà Nội thì đặt bàn thờ vọng phía Nam căn phòng hay ngoài sân, ngoài hiên. Không nên đặt bàn thờ trong buồng ngủ, trừ trường hợp nhà chật hẹp quá thì phải chịu. Không nên đặt cạnh chỗ uế tạp, hoặc cạnh lối đi. Đối với những gia đình ở khu tập thể nhà tầng, nếu câu nệ quá thì không còn chỗ nào đặt được bàn thờ. Những người sống tập thể, chỉ đặt một lọ cắm hương đầu giường nằm của mình cũng đủ, miễn là có lòng thành kính, chẳng cần phải câu nệ hướng nào, cao thấp rộng hẹp ra sao.
Hợp tự là gì? Tại sao phải hợp tự?
Hợp tự nghĩa là rước các tiên linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của đại tôn hay của từng tiểu chi.
Theo phong tục cổ truyền: Năm đời tống giỗ, hay “Ngũ đại mai thần chủ” (Đến 5 đời thì chôn thần chủ). Thực chất chỉ có bốn đời, tức là làm giỗ cha mẹ (đời 2), ông bà (đời 3), cụ ông cụ bà (hay cố 4 đời) và kỵ (hay can 5 đời).
Cao hơn kỵ gọi chung là tiên tổ, thì không cúng giỗ nữa, mà rước chung tất cả thuỷ tổ, tiên tổ các đời vào chung một nhà thờ mỗi năm tế một lượt.
Thần chủ con cúng cha mẹ, đề là Hiền khảo, Hiền tỷ, đến khi người con trưởng chết, cháu đích tôn cúng ông bà, đối thần chủ là Hiền tổ khảo, Hiền tổ tỷ, đến lượt cháu trưởng mất, chắt trưởng tiếp tục thờ cụ là Hiền Tằng tổ khảo (hoặc tỷ), chít (chiu) trưởng thờ kỵ là Hiền Cao tổ khảo (hoặc tỷ).
Sau năm đời thì rước vào nhà thờ tổ rồi chôn thần chủ đó đi.
Trong nhà thờ tổ chỉ để duy nhất có một ngôi thần chủ cao nhất (thuỷ tổ hoặc tiên tổ bậc cao nhất của nhà thờ chi đó) gọi là “Vĩnh thế thần chủ”.
Gộp chung tất cả tiên tổ của nhiều đời lại để tế chung thay cho từng lễ giỗ, đó là hình thức hợp tự cổ truyền.
Song trong phong tục đó còn có nhiều điều bất tiện: Chỉ con trưởng, cháu trưởng, chắt trưởng v.v… nối dòng qua nhiều đời mối được thờ ở nhà thờ chính.
Vì vậy con, cháu, chắt những ông con thứ qua nhiều đời phải xây nhiều nhà thờ lớp con thứ, lớp cháu thứ, lớp chắt thứ v.v…
Nếu cứ thế tiếp tục mãi, thì có nơi số nhà thờ còn nhiều hơn cả số nhà ở của người dương trần.
Chính vì lẽ trên, nên hồi đầu thế kỷ XX ở nhiều nơi đã có phong trào tiến hành hợp tự vào các nhà thờ họ: Dầu cửa trưởng hay cửa thứ, sau khi mất, hết vòng tang, đều được rước linh vị vào thờ ở nhà thờ chung của họ. Linh vị xếp theo thứ tự trên dưới.
Đến ngày giỗ người nào, thì đưa linh vị người đó vào hàng giữa theo thứ bậc, cúng xong lại xếp vào vị trí cũ.
Việc hợp tự như vậy: trước là hợp với tâm linh, con cái ở dưới chân cha mẹ, cháu chắt về với tổ tiên, tượng trưng sự đoàn tụ ở cõi âm, sau nữa thuận tiện cho việc chung sức, chung lòng xây dựng nhà thờ, mua sắm tế khí, quanh năm hương khói, gắn bó thêm mối tình ruột thịt trong nội thân.
Song cũng có những gia đình, kinh tế dồi đào hơn, lại ở cách xa nhà thờ đi lại bất tiện, nên họ cúng riêng, tiện hơn, không hợp tự.
Do đó, ngày nay nên vận động hợp tự, trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện
Cúng giỗ
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ.
Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong.
Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Vớ
Lễ Khai Trương Văn Phòng Công Ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Nam Hưng
Tổ chức lễ khai trương được coi là một trong những sự kiện quan trọng của một doanh nghiệp, công ty vì nó đánh dấu sự ra mắt đầu tiên của công ty trên thị trường. Ngày 16/11 vừa qua, Cyber Show đã đồng hành cùng với công ty cổ phần phát triển nhà Nam Hưng tổ chức lễ khai trương văn phòng mới. Buổi lễ được diễn ra vô cùng thành công, đánh dấu cho một chặng đường mới của nhà Nam Hưng với nhiều điều mới mẻ và hấp dẫn.
Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển Nhà Nam Hưng
công ty cổ phần phát triển nhà Nam Hưng trở thành công ty đầu tư và phân phối bất động sản uy tín và chuyên nghiệp.
Những sản phẩm và dịch vụ được nhà Nam Hưng đầu tư và phát triển phục vụ cho nhu cầu an cư – lạc nghiệp, góp phần mang lại phồn vinh cư dân Việt.
Với chuỗi giá trị trong hệ sinh thái bất động sản và nền tảng kinh nghiệm vững chắc, Nhà Nam Hưng không chỉ cung cấp những sản phẩm bất động sản phù hợp. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho mọi tầng lớp khách hàng mà còn góp phần xây dựng và vun đắp cho một thị trường bất động sản minh bạch, vững mạnh, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng và nền kinh tế Việt Nam.
Cùng Cyber Show tham dự buổi lễ khai trương văn phòng mới của nhà Nam Hưng
Lễ khai trương văn phòng công ty cổ phần phát triển nhà Nam Hưng được tổ chức vào ngày 16/11/2020, tại số 38 đường số 62TML, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TPHCM.
Buổi lễ khai trương được diễn ra trong không khí hân hoan và vui mừng của toàn thể công ty cổ phần phát triển nhà Nam Hưng, cùng với những lời chúc mừng từ những quý khách mời, đối tác, bạn bè,…
Ngập tràn trong sắc đỏ là màu chủ đạo của buổi lễ khai trương, với ý nghĩa mang lại sự may mắn, thành công và phát rực rỡ của Nhà Nam Hưng trên những chặng đường phía trước.
Trước khi bắt đầu buổi lễ khai trương văn phòng mới, nội bộ công ty cổ phần phát triển nhà Nam Hưng đã cùng nhau thành tâm thực hiện nghi thức cúng Thần tài – Thổ địa, đây là nghi thức cúng truyền thống của người Việt trong ngày khai trương nhằm cầu tài lộc cho việc làm ăn phát đạt.
Để mở đầu cho buổi lễ khai trương rộn ràng chính là màn biểu diễn múa lân vui nhộn, tạo cho không khí của buổi lễ khai trương thêm náo nhiệt. Múa lân cũng là nghi thức quan trọng không thể thiếu trong ngày khai trương với nghĩa nghĩa cầu chúc sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh thông, may mắn.
Sau những tiếng trống múa lân nồng nhiệt, phần quan trọng nhất được mong chờ nhất của buổi lễ khai trương văn phòng công ty cổ phần phát triển nhà Nam Hưng, là nghi thức cắt băng khánh thành chính thức mở ra cuộc hành trình phát triển bền vững và lâu dài của nhà Nam Hưng.
Khách mời đến với buổi lễ khai trương văn phòng sẽ tiếp đón nồng nhiệt và được thưởng thức tiệc teabreak cùng nhiều loại bánh ngọt, mặn, trái cây và thức uống đa dạng. Giúp khách mời tham dự có được không gian trò chuyện, làm quen và trao đổi với nhau khi đến với buổi lễ khai trương của nhà Nam Hưng.
Kết thúc buổi lễ khai trương, khách mời cũng sẽ được thưởng thức tiệc chiêu đãi. Mọi người cùng nhau ăn uống và nâng ly chúc mừng cho công ty cổ phần phát triển nhà Nam Hưng luôn thành và phát đạt.
Cyber Show rất vinh hạnh được hành cùng nhà Nam Hưng tổ chức buổi lễ khai trương văn phòng mới
Lễ khai trương là dấu mốc đầu tiên trong quá trình ra mắt doanh nghiệp, là bước khởi đầu đầy hứa hẹn cho sự phát triển và thịnh vượng trong tương lai. Để đảm bảo buổi lễ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, Cyber Show luôn đề cao trách nhiệm của mình để mang lại cho doanh nghiệp buổi lễ cùng với sự trải nghiệm hoàn hảo và hài lòng nhất đến với doanh nghiệp.
Timeline chi tiết buổi lễ khai trương văn phòng công ty cổ phần phát triển nhà Nam Hưng:
08:30 – 09:00: Nội bộ Công ty cúng Thần tài – Thổ địa
09:00 – 09:45: Sắp xếp lại toàn bộ để chuẩn bị Lễ Khai Trương
09:45 – 10:00: PG đón khách, Chụp hình lưu niệm và Tea Break
10:00 – 10:30: Tuyên bố lý do, Giới thiệu đại biểu
10:20 – 11:00: Múa Lân Khai trương
11:00 – 11:10: Gỡ vải đỏ phủ Bảng hiệu và Background; Cắt băng khai trương.
11:30 – 14:30: Tiệc khai trương
Lễ khai trương văn phòng công ty cổ phần phát triển nhà Nam Hưng đã diễn ra suôn sẻ và vô cùng thành công. Cyber Show rất vinh hạnh là đơn vị tổ chức sự kiện được nhà Nam Hưng tin tưởng lựa chọn để tổ chức buổi lễ vô cùng quan trọng này. Cyber Show hy vọng được đồng hành cùng quý khách trong nhiều sự kiện sắp tới của công ty. Kính chúc quý khách ngày luôn thành công, làm ăn phát đạt và thịnh vượng!
Tìm hiểu thêm:
Nghi thức cúng Lễ Khai Trương chi tiết cho doanh nghiệp Hướng dẫn cách lên kịch bản Tổ Chức Lễ Khai Trương hiệu quả từ A đến Z
Khu Du Lịch Núi Sam
Núi Sam ở Châu Đốc còn được gọi là Vĩnh Tế Sơn hay Học Lãnh Sơn, núi cao 284m, bao phủ diện tích khoảng 280ha, rợp mát cây xanh… có dáng dấp như một con Sam nằm giữa cánh đồng trải rộng mênh mông. Tại đây đã hình thành Khu du lịch Núi Sam không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan hữu tình, mà còn sở hữu nhiều di tích kiến trúc, văn hóa đã khắc sâu vào tâm linh người dân An Giang và đồng bằng Nam Bộ.
Khu du lịch Núi Sam có đường nhựa dài khoảng 5km uốn lượn trên sườn núi, có thể chạy xe lên tận đỉnh, xung quanh cũng có nhiều đường mòn, nhiều ngả lên xuống. Bên đường là những vạt tầm vông đều tắp, tô điểm sắc hồng mơ mộng của loài hoa tigôn. Trên đỉnh Núi Sam vẫn còn dấu tích một bệ đá trầm tích màu xanh đen, nơi tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ngự, trước khi được đem về miếu. Ngoài ra, còn có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp, và một ngôi miếu nhỏ thờ Trương Gia Mô (1866-1929) là một nho sĩ của phong trào Duy Tân.
Theo truyền thuyết dân gian, Núi Sam linh hiển nên nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên ở đây gần 2 thế kỷ. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trong đó nổi tiếng nhất là miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Phước Điền (còn gọi chùa Hang) đã được công nhận là di tích cấp Quốc gia. Hàng năm, du khách từ khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông. Ngoài ra, trong khuôn viên Khu du lịch núi Sam An Giang còn có các thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ…
Cụm di tích Núi Sam :
Di tích Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Miếu Bà Chúa Xứ là một di tích (lịch sử, kiến trúc và tâm linh) nổi tiếng và quan trọng của khu vực. Riêng với người dân miền Tây Nam bộ, Bà Chúa Xứ có công đức giúp bà con sống an bình. Hàng năm vào ngày vía Bà (từ tháng 4 âm lịch kéo dài cho đến đầu tháng 6), rất đông khách hành hương từ các nơi về tham quan và cúng bái, xin phúc, cầu may… tạo nên mùa lễ hội sôi nổi, đông đúc ở khu du lịch núi Sam.
Lăng Thoại Ngọc Hầu núi Sam Lăng Thoại Ngọc Hầu là một công trình kiến trúc tiêu biểu còn nguyên vẹn trong quần thể di tích núi Sam, được xây dựng từ thời nhà Nguyễn và tồn tại cho đến ngày nay. Đây là một công trình bề thế, mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, và được công nhận là di tích cấp Quốc gia. Bên trong được trang trí rất tinh xảo, công phu; lăng vừa là lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ Thoại Ngọc Hầu – một vị quan triều Nguyễn, được triều đình cử vào khai phá và trấn giữ vùng đất An Giang.
Chùa Tây An núi Sam Thuộc khu di tích lịch sử núi Sam, Chùa Tây An có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam, đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Phía sau chùa Tây An có núi Sam như bức bình phong nổi bật lên với màu xanh thẫm. Điểm ấn tượng của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ; bên trong được trang trí bởi những hoa văn và đường nét của nhiều lối kiến trúc đan xen nhau một cách hài hòa.
Chùa Hang núi Sam Chùa Hang còn có tên khác là chùa Phước Điền, nằm tĩnh mịch trên triền núi Sam. Từ chân núi đến chùa Hang là những bậc thang cao, một bên là bức tường thành, một bên là thảm rừng xanh. Đứng trên chùa, bạn có thể nhìn bao quát cảnh núi cao, ruộng đồng thẳng cánh cò bay, xa xa là những vạt tràm xanh ngát. Bên trong chùa Hang có rất nhiều tiểu cảnh sinh động, từ những góc hang hay những ngách nhỏ, ô cửa sổ đều được trang trí cây xanh hoặc những bức tượng Phật trầm mặc với thời gian.
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Ty Cổ Phần Du Lịch Bạc Liêu trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!