Xu Hướng 6/2023 # Công Thức Nấu Các Món Ăn Chay Cúng Rằm Tháng 7 # Top 13 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Công Thức Nấu Các Món Ăn Chay Cúng Rằm Tháng 7 # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Công Thức Nấu Các Món Ăn Chay Cúng Rằm Tháng 7 được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Nem chay

Trong mâm cơm cúng của người Việt bao giờ cũng sẽ có món nem rán, món này vừa đẹp mắt lại hương vị thơm ngon. Cách làm nem không quá đơn giản nhưng nếu làm quen tay thì sẽ nhanh thôi.

Món nem chay trong mâm cỗ cúng rằm

Nguyên liệu chuẩn bị:

Bánh đa nem, miến, giá đỗ, hành lá, cà rốt, miến, mộc nhĩ, nấm hương. Gia vị gồm mì, hạt nêm, hạt tiêu, bột canh.

Cách làm:

Bạn rửa sạch rau củ, thái nhỏ hàng, cà rốt, miến, băm mộc nhĩ, nấm, ngò, rau mùi ra rồi cho vào nồi trộn lẫn. Thêm gia vị một thứ một chút vừa vị không quá mặn. Sau đó bạn trải bánh đa nem ra và xúc thìa nhân vào cuộn lại theo chiều dài đều tay, gói 2 đầu lại cho chắc.

Xong xuôi thì bắc chảo dầu sôi lên bếp, vặn lửa vừa cho từng cái nem vào rán cho chín vàng rồi bỏ vào rổ bọc báo cho thấm dầu. Rán xong cho vào đĩa để chờ các món khác sắp mâm cúng. Cho chút rau mùi lên trên để trang trí cho sinh động, vậy là bạn đã hoàn thành một trong các món ăn chay cúng rằm tháng 7.

2. Đậu phụ chiên sả

Đậu phụ trắng, vài cây sả, tỏi, hành lá, bột canh, xì dầu, mì, hạt nêm, đường.

Cách làm:

Bạn cắt đậu phụ thành các miếng nhỏ vuông vừa ăn sau đó đem bắc lên chảo dầu nóng chiên vàng vừa tới. Bóc hành khô băm nhỏ, đập tỏi, sả nhỏ, thái hành hoa ra. Cho hành củ và tỏi vào phi thơm với dầu ăn, đảo săn lại cho cho vài thìa xì dầu nước sạch cho đầy đủ gia vị nêm nếm vừa.

Thả đậu vào trong nồi nước dùng rim nhỏ lửa tầm 5-10 phút thì bắc nồi ra cho đậu vào đĩa. Cho nước vào đĩa, bỏ chút rau mùi lên trên trang trí cho bắt mắt. Vậy là bạn đã có một món ăn chay ngon bắt mắt

3. Xôi đậu xanh

Món xôi đậu xanh

Nguyên liệu chuẩn bị:

Gạo nếp, đậu xanh, nước cốt dừa, muối, đường

Cách làm:

Đầu tiên bạn vo gạo, đậu xanh sạch sẽ để vào giá cho ráo nước. Ngâm đỗ xanh vào trong nước sạch tầm 5-6 giờ cho bở, gạo thì ngâm tầm 6 giờ. Sau khi đã ngâm 2 nguyên liệu đó xong thì vớt ra giá rồi trộn lẫn vào nhau. Bỏ vào hỗn hợp đó 2 thìa đường, 2 thìa muối xắc đều tay.

Cho nguyên liệu vào nồi để đồ xôi, sau tầm 10 phút thì đảo xôi đều tơi lên tiếp tục nấu cho tới khi thấy xôi chín mềm. Cho thêm vài thìa nước cốt dừa vào để tạo mùi thơm, béo ngậy cho xôi. Sau đó bỏ xôi ra đĩa để đặt vào mâm các món ăn chay cúng rằm tháng 7.

4. Canh nấm hạt sen chay

Món canh nấm hạt sen chay

Nguyên liệu chuẩn bị:

Hạt sen, ngô, nấm rơm, cà rốt, nấm, muối, bột canh, mì chính, hạt tiêu xay.

Cách làm:

Bạn rửa sạch nguyên liệu, đem hạt sen hầm với nước đun sôi trên bếp. Bắp ngô cắt miếng, cà rốt tỉa hình bông hoa, nấm hương cắt miếng rửa xong cho vào rổ để ráo nước. Nồi hầm hạt sen cho thêm bắp ngô, cà rốt vào nấu, nêm nếm gia vị vào vừa đủ dùng. Sau khi nồi canh mềm chín tới khi cho nấm, hạt tiêu, rau mùi vào cho dậy mùi thơm.

Các Món Chay Cúng Tết: 7 Món Ăn Chay Cho Ngày Tết Nguyên Tiêu

món chay cúng Tết

Nguyên liệu làm Chả giò chay chiên

100g Khoai môn

100g Cà rốt

100g Củ sắn

100g Đậu xanh không vỏ

4 cái Nấm mèo khô

30g Tàu hũ ky chiên giòn

1 muỗng canh Bột mì

300ml Dầu ăn

1 gói Bánh tráng bía

1/3 muỗng cà phê Muối

1/2 muỗng cà phê Đường trắng

Hướng dẫn làm Chả giò chay chiên

– Khoai môn, cà rốt, củ sắn nạo sợi vắt bớt nước. Nấm mèo ngâm nở cắt nhuyễn, tàu hũ ky chiên giòn, còn đậu xanh hấp chín.

– Cho miếng bánh tráng bia ra mặt phẳng, múc nhân cho vừa cuốn vào, cuốn lại thành từng cuốn chả giò thon và gọn. Làm tương tự cho đến hết nguyên liệu. Đun nóng dầu ăn với lửa vừa rồi cho chả vào chiên chín vàng giòn thì vớt ra để ráo dầu là có thể dùng.

2. Chả lụa chay

món chay ngày Tết

Bên cạnh chả giò chay thì còn có chả lụa chay, bạn nên chuẩn bị chả lụa chay trước để có thể tận dụng nấu các món chay ngon khác. Chả lụa chay đầy dinh dưỡng, lại giảm bớt lượng dầu mỡ và chất đạm động vật đưa vào cơ thể, giúp cơ thể bạn thanh đạm hơn. Bên cạnh đó hương vị của chả lụa chay lại nhẹ nhàng, không chỉ phù hợp cho những ngày Rằm mà còn có thể nhâm nhi ăn vặt đấy!

Nguyên liệu làm Chả lụa chay

1 kg Tàu hũ ky (Phù trúc, váng đậu)

30 gr Hành boa rô (Hành boa rô phi dầu)

4 muỗng cà phê Muối

2 muỗng cà phê Tiêu

2 muỗng cà phê Bột ngọt

Lá chuối, dây lạt để gói chả

các món chay cúng Tết

– Cách làm chả lụa chay bàng tàu hũ ky: Cắt bỏ viền cứng bên ngoài miếng tàu hũ ky khô, cho vào thau nước lạnh bóp và xả nhiều lần đến khi nước trong thì vắt ráo nước.

Tips: Tàu hũ ky (hay còn có tên gọi khác là phù trúc, váng đậu) mua loại miếng khô.

Hướng dẫn làm Chả lụa chay

– Với 1 kg tàu hũ ky đã bóp mềm và vắt ráo nước, bạn cho thêm 10gr muối, bóp đến khi thấy ra bọt thì cho vào túi lọc vắt ráo nước.

– Cho tàu hũ ky đã vắt ráo nước ra tô, thêm 30gr hành boa rô phi, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng cà phê tiêu xay, 2 muỗng cà phê muối rồi trộn đều cho thấm gia vị. Cho tàu hũ ky vào một chiếc túi ni-lon hoặc túi zip lớn, nén chặt tàu hũ ky xuống phía đáy túi để cố định đòn chả lụa. Tips: Hành boa rô phi giúp chả lụa chay có mùi thơm hấp dẫn.

Cách gói chả lụa chay bằng lá chuối: Rửa sạch lá chuối, trụng qua nước sôi để tạo độ dai, sau đó lau khô lá chuối. Xếp nhiều lớp lá chuối ra mặt phẳng, đặt cuộn chả (đã cắt bỏ túi ni-lon) vào giữa rồi gói lại. Dùng dây lạt buộc chặt đòn chả.

– Đun sôi nước trong xửng hấp, lót lá chuối vụn lên trên xửng, cho đòn chả lụa chay vào hấp 3 tiếng cho chả chín. Sau đó lấy chả lụa ra để nguội, cho vào tủ lạnh ít nhất 2 tiếng trước khi cắt ra thưởng thức (giúp miếng chả lụa chay săn lại, ăn ngon miệng hơn). Nếu không muốn cho đòn chả lụa vào tủ lạnh thì bạn có thể treo các đòn chả lên cho thật ráo nước cũng được.

– Chả lụa chay là một món ăn ngon và dễ làm, thích hợp cho những bữa cơm chay của gia đình, nhất là mâm cơm ngày mồng 1 Tết. So với cách làm chả lụa mặn thì chả lụa chay đơn giản và nhanh gọn hơn rất nhiều. Hương vị chả lụa chay bằng tàu hũ ky nhẹ nhàng thanh đạm, thơm mùi đậu nành là một điểm nhấn cho món chả thêm phần thú vị.

các món chay cúng Tết

3. Bò kho chay

Nguyên liệu làm Bò kho chay

100g Thịt bò chay khô

200g Nấm đùi gà

100g Tàu hũ ky

5 củ Cà rốt

4 cây Sả

1 hộp Sốt cà chua

400ml Nước dừa

3 cây Húng quế

5 cây Ngò gai

2 muỗng canh Nước tương

1 cây Hành boa rô

4 muỗng canh Dầu ăn

1 muỗng canh Đường trắng

2 muỗng canh Hạt nêm

1 trái Ớt

4 muỗng canh bột Gia vị bò kho

Hướng dẫn làm Bò kho chay

– Ngâm thịt bò chay với nước nóng cho nở ra, rửa cho thật sạch để loại bỏ mùi thực phẩm khô, để ráo nước.

món ăn chay ngày Tết

– Ngò gai rửa sạch, bỏ gốc. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt khoanh. Nấm đùi gà gọt bỏ phần bẩn, ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Sả rửa sạch, cắt khúc lấy phần đầu, đập dập. Tàu hũ ky ngâm mềm cắt khúc dài khoảng 3 lóng tay.

– Ướp thịt bò chay với gia vị nấu bò kho, nước tương, hạt nêm, đường, dầu ăn, trộn đều để yên cho thấm gia vị.

– Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng thì cho hành boa rô vào, phi thơm. Sau đó, cho sốt cà chua vào xào cho ra màu rồi cho lần lượt cà rốt, sả, nước dừa, 1,5 lít nước. Để lửa nhỏ liu riu cho đến khi cà rốt chín mềm.

– Đặt một nồi khác lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm hành boa rô. Tiếp đến, cho gia vị nấu bò kho vào, đảo nhanh tay rồi cho nấm và thịt chay vào, xào cho tất cả thấm gia vị.

món ăn chay ngày Tết

4. Đậu hũ cuốn lá lốt

Nguyên liệu làm Đậu hũ cuốn lá lốt

2 miếng Đậu hũ non

150g Lá lốt

15g Nấm hương

15g Nấm mèo

2 muỗng cà phê Hạt nêm chay

1 muỗng cà phê Đường trắng

1 muỗng cà phê Tiêu

50ml Dầu ăn

Hướng dẫn làm Đậu hũ cuốn lá lốt

– Nấm hương và nấm mèo ngâm nước cho nở mềm rồi thái sợi. Bắc chảo cùngdầu ăn, đợi dầu nóng thì cho 2 loại nấm vào xào vàng thơm.

món ăn chay ngày Tết

– Cho đậu hũ và nấm xào vào tô, thêm vào 3 lá lốt cắt sợi, nêm nếm tùy khẩu vị. Với 2 miếng đậu hũ non thì mình nêm cùng hạt nêm chay, đường, tiêu. Tiếp theo bạn bóp nát đậu hũ và trộn đều cùng với các nguyên liệu.

– Cho nhân đậu hũ vào lá lốt rồi cuốn chặt chúng tôi vào chảo chống dính số dầu ăn còn lại (không cần chiên quá ngập dầu sẽ gây ngấy), từ từ cho chả lá lốt vào chiên đến khi lá lốt dính vào nhân đậu hũ, dậy mùi thơm đặc trưng thì gắp ra cho vào dĩa có lót giấy thấm dầu.

món chay ngày Tết

Món chả đậu hũ lá lốt chay có thể dùng được với cơm trắng đơn giản, ăn với bún và nước tương chống ngán, hoặc mới lạ hơn khi cuốn với bánh tráng và rau sống.

5. Canh rau mồng tơi chay

Nguyên liệu làm Canh rau mồng tơi chay

1 bó Rau mồng tơi

100g Hành boa rô

1 muỗng canh Dầu ăn

1/2 muỗng cà phê Muối

1/2 muỗng cà phê Bột ngọt

1/2 muỗng cà phê Hạt nêm chay

Hướng dẫn làm Canh rau mồng tơi chay

– Rau mồng tơi nhặt lấy lá, ngắt lấy phần đọt. Rửa sạch rau mồng tơi, để ráo. Hành boa rô rửa sạch, cắt khúc lấy phần đầu trắng.

món chay ngày Tết

– Sau đó, phi thơm đầu trắng hành hoa rô với dầu ăn khoảng 30 giây. Đổ nước vào, nấu sôi. Khi nước sôi, nhanh tay cho rau mồng tơi vào, nấu sôi khoảng 1 phút.

6. Gỏi chay thanh tịnh

ăn chày ngày rằm

Nguyên liệu làm Gỏi chay thanh tịnh

200g Bắp cải tím

1 miếng Đậu hũ chiên

200g Chả lụa chay

50g Bắp chuối

10g Húng quế

100g Giá đỗ

1 củ Cà rốt

10g Đậu phộng

1/2 muỗng canh Đường trắng

1/2 muỗng cà phê Muối

1/2 muỗng cà phê Ớt băm

1/2 muỗng cà phê Tỏi băm

2 muỗng canh Coca cola

2 trái Dưa leo

1/2 trái Chanh

Hướng dẫn làm Gỏi chay thanh tịnh

– Bắp cải tím cắt nhỏ, cà rốt bào sợi, dưa leo, chả lụa chay và đậu hũ chiên, rau thơm cắt vừa phải.

– Nước mắm chay pha gồm muối, đường, nước coca cola, ớt tỏi băm, vắt nữa trái chanh vào. Đánh tan đường và gia vị cho vừa miệng.

– Cho hết các nguyên liệu vào thố và rưới nước mắm chay vào trộn đều cho thấm. Nếm xem có vừa miệng không. Đậu phộng rang, bóc vỏ và giã dập trộn một nửa trong nộm phần còn lại trang trí lên trên.

món chay cúng Tết

7. Thịt heo quay chay

ăn chày ngày rằm

Nguyên liệu làm Thịt heo quay chay

1 ổ Bánh mì

150g Chả lụa chay

50g Bột năng

100g Dừa nạo

1/4 muỗng canh Bột ngũ vị hương

2 muỗng canh Dầu điều

món chay cúng Tết

Hướng dẫn làm Thịt heo quay chay

– Dừa nạo lọc lấy 1 chén ăn cơm nước cốt. Pha bột năng với nước cốt dừa khuấy đều rồi bắc lên bếp quậy liên tục với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp và vẫn tiếp tục khuấy thêm vài vòng nữa.

– Bánh mì cắt dọc bỏ bớt phần ruột, cán phẳng. Chả lụa chay cắt theo chiều dọc dày 1.5cm. Trải vỏ bánh mì ngửa mặt trong ra, phết phần bột năng vừa làm đều lên. Tiếp tục đắp lớp chả chay lên trên cùng.

– Gói chặt lại bằng lá chuối cho các phần dính đều nhau và đem hấp chừng 20 phút. Sau khi lấy ra thì để nguội rồi gỡ lá chuối ra.

– Hòa 2 muỗng canh dầu điều và 1/4 muỗng cà phê bột ngũ vị hương rồi dùng cọ quét đều lên mặt bánh mì. Để hơi khô rồi cắt thành từng thớ dài như miếng thịt quay thường.

– Cho từng miếng thịt vào áp chảo lần lượt các mặt. Lưu ý áp chảo phần mặt bánh mì trước sao cho mặt bánh mì vàng giòn như màu da của thịt quay.

Gợi Ý Các Món Chay Ngon Để Chị Em Đỡ Phải Vắt Óc Nghĩ Nấu Gì Rằm Tháng 7

THỊT BA CHỈ QUAY CHAY Nguyên liệu:

– Phần da heo: 1 cái bánh mì dài

– Phần mỡ heo: 1/2 bát con bột năng, 1/2 bát con bột gạo, 1/2 lon nước cốt dừa, 1/2 bát con nước, 1 xíu muối, 1 xíu dầu đậu nành.

– Phần thịt nạc heo: 200-300gr tàu hũ ky tươi (váng đậu. Nếu chỉ có váng đậu khô, bạn có thể đem ngâm nước cho mềm), 1 ít hành boa rô, 1 xíu đường, 1 chút bột nêm nấm, 1 xíu dầu hào chay, nước tương (xì dầu), tiêu, ngũ vị hương, 1 chút bột năng, 1 thìa chao.

– 1 ít dầu màu điều để phết lên da heo

– 1 tấm giấy bạc.

Cách làm:

Làm phần da heo: Xẻ đôi cái bánh mì ra, cắt bỏ 2 bên đầu, moi bỏ bớt ruột, cán nhẹ cho mỏng 1 chút.

Làm mỡ heo: Cho tất cả nguyên liệu làm mỡ heo vào nồi khuấy đều cho tan bột, bật bếp nấu lửa nhỏ, khuấy liên tục cho đến khi bột đặc lại là được.

Làm phần thịt nạc: Tàu hũ ky rửa sạch, để ráo nước. Nếu bạn dùng tàu hũ ky khô thì ngâm nước cho mềm sau đó thái nhỏ, boa rô thái lát mỏng.

Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu đậu nành đun nóng dầu mới cho boa rô vào phi thơm. Cho tàu hũ ky vào xào sơ qua rồi nêm chút đường, bột nêm nấm, dầu hào chay, nước tương, ngũ vị hương, chao, tiêu đảo đều xào cho tàu hũ ky mềm thì cho bột năng vào trộn đều là tắt bếp.

Gắp tàu hũ ky đã xào, trải đều lên trên phần mỡ để làm thịt nạc. Bạn thích miếng thịt nhiều nạc thì tàu hũ ky cho nhiều 1 chút.

Dùng giấy bạc bọc kín lại, xoắn 2 bên đầu miếng thịt lại rồi cho vào xửng hấp khoảng 45 phút. Sau đó lấy miếng thịt ra để nguội rồi để ngăn mát tủ lạnh 1 tiếng cho miếng thịt cứng 1 chút.

Lấy miếng thịt ra quét 1 lớp dầu màu điều lên phần da heo. Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu đun nóng dầu thì cho phần da heo xuống chiên trước, da heo vàng giòn mới chiên tiếp phần thịt đến khi có màu vàng đẹp mắt là được. Khi ăn thái thịt ba chỉ quay chay thành các miếng vừa ăn.

Thịt ba chỉ quay chay chấm với nước tương ăn cùng cơm nóng rất tuyệt.

CANH NẤM CHAY Nguyên liệu:

– 100gr nấm linh chi nâu cắt bỏ chân rửa sạch

– 100gr nấm tuyết cắt bỏ chân rửa sạch

– 5 cái nấm hương tươi rửa sạch

– 1/2 củ cà rốt nạo vỏ cắt hình hoa thái khúc

– Vài nhánh hoa lơ trắng rửa sạch

– 1 khúc bí đỏ gọt bỏ vỏ thái khúc vừa

– 1 nắm hạt sen tươi bỏ tâm sen rửa sạch

– 1-2 nhánh lá rau mùi trang trí

– 1 thìa dầu đậu nành, 1 nhánh hành khô, 1 chút bột nêm nấm, bột canh

Cách làm:

Cho nồi lên bếp với 1 thìa dầu đậu nành đun nóng thì cho hành khô vào phi thơm. Sau đó cho cà rốt, hoa lơ, bí đỏ, nấm hương tươi vào xào đảo vài lượt.

Sau đó cho nước đủ ăn vào đun sôi và nấu cho các nguyên liệu trên gần chín thì cho hạt sen, nấm linh chi nâu, nấm tuyết vào đun sôi và nêm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp.

Múc canh nấm chay ra bát và cho rau mùi lên trang trí cho đẹp mắt.

Canh nấm chay có vị ngọt tự nhiên từ rau củ, nấm, vị bùi bùi của hạt sen thơm ngon và bổ dưỡng.

MỰC CHAY CHIÊN XÙ Nguyên liệu:

– Hành tây

– Bột chiên giòn

– Bột chiên xù

– Một ít nước

Cách làm:

Hành tây lột vỏ, cắt khoanh tròn, bề dày khoảng 1cm. Sau đó tách từng khoanh hành rời nhau ra.

Bột chiên giòn pha với nước tạo thành hỗn hợp sền sệt. Nhúng từng khoanh hành tây vào bát bột chiên giòn, nhấc khoanh hành tây lên cho bột chảy bớt, rồi cho qua đĩa bột chiên xù để bột phủ kín bề mặt khoanh hành.

Đun dầu nóng già, chỉnh lửa vừa cho hành vào chiên vàng đều, vớt ra giấy thấm dầu. Cho món mực chay chiên xù ra đĩa, kèm tương ớt hoặc tương cà chua. Món này chỉ ngon khi ăn nóng, để nguội sẽ ỉu, không còn hấp dẫn nữa.

Nguyên liệu:

– 250g bí đỏ

– 300g bột mì (lấy dư thêm bột mì để làm bột áo)

– 1 nhúm nhỏ muối

– 2-4 muỗng canh đường

– 2 ½ muỗng cà phê men khô (nếu vào mùa hè chỉ cần dùng 2 muỗng cà phê men)

Cách làm:

Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành các miếng vuông nhỏ sau đó đem hấp trong 20 phút cho chín mềm rồi nghiền nhuyễn, để nguội.

Trong bát trộn bột của máy trộn đứng, cho bột mì, muối, đường, men cùng bí đỏ vào xay nhuyễn. Nhồi bột từ 6-8 phút cho đến khi bột mịn, có độ đàn hồi, mềm mại. (Nếu không có máy trộn, bạn có thể trộn và nhồi bột bằng tay). Sau đó cho bột vào 1 bát, bọc lại để cho bột nở gần gấp đôi so với kích thước ban đầu.

Rắc một ít bụi bột mì làm bột áo rồi nhồi khối bột một lần nữa cho đến khi bề mặt bột mịn màng. Lăn bột thành một đoạn dài rồi cắt thành 16 miếng bằng nhau.

Đun sôi một nồi nước, cho các miếng bột bánh vào xửng, cho xửng vào nồi nước sôi rồi hấp bánh trong khoảng 15 phút.

ĐẬU HŨ NON SỐT NẤM ĐÔNG CÔ CHAY Nguyên liệu:

– Đậu hũ non: 1 gói

– Nấm đông cô tươi: 100g

– Hành lá, 1 nhánh mùi.

– Gia vị: dầu hào chay, nước tương, muối, dầu mè.

– 1 thìa bột năng

Cách làm:

Nấm đông cô cắt phần chân già, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút cho sạch. Đậu hũ non rửa sạch, thái miếng xếp ra đĩa. Dùng màng thực phẩm bao lại, làm chín trong lò vi song khoảng 2 phút. Hoặc bạn có thể làm chín đậu hũ non bằng cách chần qua nước sôi thêm chút muối.

Nấm sau khi ngâm, vớt ra để ráo, thái lát mỏng. Hành lá, rau mùi bỏ rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Chú ý phần gốc hành xắt nhỏ để riêng.

Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu mè. Khi dầu nóng cho phần đầu hành ở trên vào phi thơm. Tiếp đó cho nấm vào xào chín, thêm chút dầu hào chay, nước tương vào đảo kỹ. Hòa 1 thìa bột năng với chút nước, cho vào chảo nấm đảo đều, nêm nếm cho vừa ăn.

Nấm chín, tắt bếp, cho hành lá, mùi xắt nhỏ ở trên vào đảo đều. Cho nấm cùng với nước sốt ở trên vào đĩa đậu hũ non đã làm chín. Dùng thìa rưới đều phần nước sốt lên các miếng đậu để đậu hũ được ngấm đều.

VỊT QUAY CHAY Nguyên liệu:

– 2 tàu hũ ky khô (váng đậu), nhúng qua nước cho mềm

– 1 nắm nấm hương khô

– 1 nắm mọc nhĩ khô

– Gia vị: 5 tép tỏi băm, 1 thìa nước tương, 1 thìa đường, 1/2 thìa bột nêm nấm, 1/2 thìa ngũ vị hương

– Hỗn hợp phết lên da vịt: 1 thìa nước tương, 1 thìa giấm đỏ, 1 thìa rượu đỏ, 1 thìa mật ong

Cách làm:

Nấm hương, mọc nhĩ rửa sạch rồi cho vào bát có nước ngâm cho nở sau đó vớt ra thái sợi và cho vào 1 cái bát cùng với phần gia vị ở trên, đảo đều ướp cho ngấm

Đặt 2 miếng tàu hũ ky chồng lên nhau rồi cho nấm hương , mọc nhĩ đã ướp gia vị vào rồi cuộn lại cho chặt tay như gói nem.

Bắc xửng hấp lên bếp đun sôi và cho vịt quay vừa gói xong vào xửng hấp chín.

Hỗn hợp phết da vịt cho vào nồi đun sôi khuấy đều cho có độ sệt một chút thì tắt bếp.

Vịt hấp chín lấy ra và dùng cọ quết hỗn hợp nước phết lên da vịt cho đều để vịt có màu đẹp mắt.

Đun 1 nồi dầu nóng thì cho vịt vào quay cho vàng đều , thời gian quay vịt rất nhanh các bạn nên lưu ý để không bị cháy.

Vớt vịt ra giấy thấm dầu và cắt miếng vừa ăn.

Vịt quay chay vừa ngon và là món ăn hấp dẫn cho lễ Vu Lan, Rằm tháng 7 sắp tới.

Minh Hằng (tổng hợp) (905)

Cách Làm Món Chay Ngon Cúng Rằm Tháng 7

Cách làm món chay ngon cúng rằm tháng 7

Đăng ngày: 01-09-2020

Trong nhân gian xưa có câu “Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7”, do đó vào ngày này, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm đã điều rất quan trọng. Vào ngày rằm tháng 7, người ta chọn cỗ chay bởi theo quan niệm từ xưa về hiếu đạo – tháng 7 còn là tháng của lễ Vu Lan ghi nhớ ơn sinh thành của cha mẹ. 

Cúng cỗ chay thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên, cầu mong sự bình an, tránh sát sinh. Ngày rằm tháng 7 còn là lễ xá tội vong nhân, nên cúng cỗ chay sẽ đem lại sự thanh tịnh và nhiều điều may mắn, bình an cho gia đình. 

1. Xôi gấc đậu xanh:

Nguyên liệu:

Nếp cái hoa vàng

Đậu xanh

Đường

Gấc

Vừng

Cách làm:

Gạo nếp các bạn ngâm qua đêm cho gạo nở rồi vo sạch, sau đó để gạo thật ráo và xóc gạo với 1 chút muối tinh.

Bổ đôi quả gấc, dùng thìa nạo lấy phần ruột đỏ ra bát rồi thêm vào 1 thìa rượu trắng, đeo bao tay nilong và bóp đều để lấy phần thịt gấc.

Trộn thật đều gạo nếp với phần thịt gấc để các hạt gạo có màu đỏ đẹp.

Đậu xanh ngâm nở, đãi sạch rồi đem hấp hoặc nấu chín, tranh thủ lúc đậu còn nóng các bạn dùng thìa miết cho đậu xanh có độ nhuyễn mịn.

Thêm 1 lượng đường vừa với khẩu vị của các bạn rồi bắc nồi đậu lên bếp sên nhỏ lửa đến khi đậu quánh đặc lại, tắt bếp, để đậu nguội.

Cho nước vào chõ, đợi nước sôi các bạn mới rải đều gạo vào chõ, dùng đũa tạo vài lỗ tròn nhỏ trên gạo để nước có chỗ thoát hơi, xôi đồ sẽ mau chín hơn.

Khi xôi chín, các bạn rắc 1 chút đường vào tạo cho xôi có vị ngọt nhẹ rồi rưới chút dầu ăn, trộn đều để hạt xôi được bóng.

Tiến hành đóng xôi vào khuôn cho đẹp, đầu tiên các bạn rải 1 lớp xôi, rồi đến 1 lớp đậu xanh ở giữa, cuối cùng lại rải tiếp 1 lớp xôi, nén chặt lại rồi lấy xôi ra khỏi khuôn, rắc chút vừng rang cho đĩa xôi thêm phần hấp dẫn.

​2. Đậu hũ la hán chay

Nguyên liệu:

Đậu hũ non: 1 bìa

Thịt nguội chay: 100g

Cải thìa: 10 cây

Nấm đông cô: 10 tai

Gừng: 10 lát

Ớt cắt lát, kỷ tử

Bột năng

Gia vị: Muối, tiêu, đường, dầu hào chay, dầu ăn, dầu mè, nước tương

Cách làm:

Đậu hũ cắt miếng 3x5cm, dày khoảng 1cm. Nấm đông cô bỏ chân, rửa sạch với nước muỗi loãng, chần sơ rồi vớt ra và cho vào bát nước lạnh. Thịt nguội chay: Cắt miếng 3x5cm. Cải thìa: luộc với nước pha 1 thìa muối + 1 thìa dầu ăn, sau đó vớt ra và cho vào bát nước lạnh cùng nấm. Chẻ đôi theo chiều dọc.

Làm sốt: Trộn đều theo công thức 1,5 thìa dầu hào chay + 1 thìa đường + ½ thìa nước tương + 1,5 thìa nước lọc + 1/3 thìa tiêu + ½ thìa dầu mè + 1,5 thìa bột năng.

Đặt xen kẽ theo thứ tự lần lượt từ đậu hũ đến thịt nguội, nấm đông cô và gừng lên đĩa. Xếp cải thìa ở xung quanh, dưới nước sốt lên trên, rắc thêm kỉ tử và hấp cách thủy khoảng 10 phút.

Sau khi chín bạn bày ra đĩa trang trí và thưởng thức cùng nước tương và ớt cắt lát để ăn kèm, dùng khi còn nóng.

3. 

Nấm đùi gà sốt bơ

Nguyên liệu:

– 200 gr nấm đùi gà (chọn loại nấm nhỏ sẽ ngon hơn)

– Bơ, tỏi, nước tương, đường, dầu vừng

– Dụng cụ: chảo, bếp, dĩa

Cách làm:

Nấm đùi gà rửa sạch, cắt khúc 

0.5 cm

.

Đặt chảo lên bếp, cho bơ vào đến khi bơ chảy thì cho tiếp tỏi thái nhuyễn vào, phi đến khi tỏi thơm. 

Tiếp tục cho thêm nấm đùi gà, xào đều với lửa nhỏ đến khi nấm chín. 

 Hòa xì dầu, đường, dầu vừng cùng một chút nước, rồi đổ vào chảo nấm, đảo cho sệt lại là được.

4. 

Canh ngũ sắc

Nguyên liệu:

- 100 gr đậu cove

– 100 gr ngô ngọt

– 2 củ khoai tây

– 1 củ cà rốt

– 30 gr nấm hương

– Gia vị: rau mùi thơm, dầu ăn, mì chính, hạt nêm chay.

– Dụng cụ: nồi, bếp, tô

Cách làm:

Ngô có thể mua hộp ngô (tại siêu thị) hoặc mua ngô non về cắt thành khúc khoảng 

3 cm

.

Rửa sạch nấm hương rồi ngâm với nước 40 độ C trong 2 giờ

. Sau đó thì bạn cắt bỏ phần chân nấm rửa lại bằng nước lạnh, thái nấm thành miếng vừa ăn. Phần nước nấm giữ lại để nấu canh.

Ngô và đậu cove rửa sạch với nước, khoai tây gọt vỏ, cắt hạt lựu. Để món ăn thêm bắt mắt thì cà rốt các bạn nên cắt vỏ và tỉa hoa, nếu không có thời gian thì thái hạt lựu như khoai tây.

Chờ nồi nóng xào khoai tây, cà rốt trước, sau đó thêm gia vị và nước nấm vào nồi ninh khoảng 10 phút

. Khi thấy nước sôi thì bạn vặn nhỏ lửa để nước không bị cạn. 

Khi khoai tây, cà rốt đã chín, cho nấm cùng 2 bát nước vào, nấu tiếp 10 phút

. Sau đó, cho ngô, đậu cove vào, nêm dầu ăn, mì chính, hạt nêm chay vào cho vừa ăn.

Múc canh ra bát, cho một vài lá mùi lên trên rắc hành lá để tạo màu sắc, nếu muốn ăn cay bạn có thể cho thêm ớt.

5. Chả lá lốt chay

Nguyên liệu:

Lá lốt, đậu phụ, nấm hương, hành khô băm nhỏ

Cách làm:

Đậu phụ ép hoặc nghiền nhuyễn

Lá lốt chọn lá to, ít rách, rửa sạch và để ráo nước.

Nấm hương ngâm với nước ấm rồi rửa sạch, băm nhỏ

Trộn tất cả nguyên liệu, cùng hành khô xay nhuyễn, thêm muối.

Dùng là lốt bọc các nguyên liệu như chả lá lốt thịt bình thường.

Món này có thể chấm cùng xì dầu thêm vài lát ớt.

​6. Đậu phụ chiên xả ớt

Nguyên liệu:

3 miếng đậu phụ loại ngon

2 cây sả

1 củ tỏi

2 quả ớt

Gia vị: đường, xì dầu, dầu ăn.

​Cách làm:

Đậu tươi đem rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông sao cho vừa ăn. Sả, ớt bạn băm nhuyễn, có thể điều chỉnh lượng sả, ớt tùy theo ý bạn.

Đun nóng dầu ăn, sau đó rán đậu cho vàng hai mặt, vớt đậu phụ ra cái đĩa có lót giấy thấm dầu.

Đổ bớt dầu ăn đi, dùng lại cái chảo đó, sau đó cho tỏi vào rồi phi thơm, tiếp theo cho sả, ớt vào trong chảo đảo đều, cho thêm vào đó hai thìa cafe xì dầu và một chút đường.

Cuối cùng bạn đổ đậu rán vàng vào trong chảo, dùng đũa đảo đều để cho sả bám đều bên ngoài mặt đậu hũ, bày ra đĩa.

7. 

Bún trộn thập cẩm chay:

Nguyên liệu:

– 100 gr bún tươi

– 2 miếng đậu hũ chiên

– 200 gr giá đỗ, 1/2 trái cà rốt

– 200 gr rau cải xanh, 100 gr nấm hương

– 1 quả trứng gà

– 50 gr lạc

– Hành hoa, rau thơm, 2 củ hành, tỏi

– Sốt thái chua ngọt, hạt nêm chay

– Dụng cụ: chảo, bếp, dĩa

​Cách làm:

Đậu hũ chiên rửa sạch, thái lát, chiên giòn. Hành phi thơm.

Trứng đánh bông (khi đánh nhớ theo một chiều), cho một chút dầu vào thoa đều toàn bộ chảo, chảo nóng chiên trứng vào chiên vàng. Để nguội thái chỉ.

Nấm hương ngâm nở, thái chỉ, phi hành thơm rồi xào săn, nêm nếm với một chút đường và gia vị vừa ăn.

Cà rốt thái nhỏ, trụng sơ.

Giá trần qua với nước sôi . Rau cải luộc sơ. Lạc rang thơm, bóc vỏ. Hành hoa thái khúc dài và xào thơm với một chút dầu ăn. Rau thơm mùi rửa sạch, để ráo nước.

Cuối cùng là cho bún vào tô, bày các nguyên liệu lên trên, dùng với xì dầu hoặc nước chấm chua ngọt hoặc sốt Thái (mua ở siêu thị) rồi thưởng thức.

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Thức Nấu Các Món Ăn Chay Cúng Rằm Tháng 7 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!