Xu Hướng 9/2023 # Có Nên Tự Bốc Bát Hương Về Nhà Mới # Top 10 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Có Nên Tự Bốc Bát Hương Về Nhà Mới # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Có Nên Tự Bốc Bát Hương Về Nhà Mới được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhiều người cho rằng bốc bát hương khi về nhà mới phải do pháp sư cao tay thực hiện. Nhưng việc gia chủ tự bốc bát hương mới là tốt, chỉ cần thành tâm và thực hiện đúng quy trình để tránh mạo phạm.

Nhiều người cho rằng bốc bát hương khi về nhà mới phải do pháp sư cao tay thực hiện. Nhưng việc gia chủ tự bốc bát hương mới là tốt, chỉ cần thành tâm và thực hiện đúng quy trình để tránh mạo phạm.

Ai là người bốc bát hương? Có nên tự bốc bát hương

Nhiều người hay hỏi rằng: Ai có thể bốc bát hương của nhà mình. Rất nhiều người có thói quen phải mời thầy, mời những người có căn cơ để bốc bát hương nhưng theo chuyên gia phong thủy, việc bốc bát hương thờ gia tiên tiền tổ, thờ thần linh thì người bốc bát hương phải là gia chủ. Bởi gia chủ là người có tâm, có thành ý nhất. Gia chủ hiểu được mình cần gì, mong cầu gì.

Người bốc bát hương khi mời đến có thể là người có thành ý nhưng cũng có thể là người không hiểu được ý nguyện của gia chủ. Chỉ có gia chủ khi bốc bát hương mới thực hiện đầy đủ thủ tục, những điều mong muốn, những chay tịnh của bản thân cho phù hợp với công việc mình sẽ làm.

Gia chủ nên là người bốc bát hương

Thủ tục bốc bát hương về nhà mới

– Chuẩn bị bát hương

Bước đầu tiên, gia chủ cần chuẩn bị bát hương và lau rửa sạch sẽ để tẩy đi những uế khí rồi mới đặt lên ban thờ. Bạn có thể dùng gừng giã nhỏ hòa thêm rượu trắng cho vào nước đun sôi, sau đó sử dụng khăn sạch (nên là khăn mới mua) để lau chùi. Lau ướt xong, dùng một khăn sạch khác lau khô lại. 

Gia chủ cần chuẩn bị bát hương và lau rửa sạch sẽ bằng rượu gừng

Người xưa quan niệm rằng, rượu và gừng có khả năng xua đuổi tà ma, xua đuổi những thứ đen đủi, xui xẻo

– Chuẩn bị di hiệu

Tờ hiệu là giấy viết tên gia chủ và tên người được thờ, thường là giấy vàng in chữ đỏ. Tên người được thờ viết ở giữa; bằng chữ quốc ngữ hoặc chữ Hán.Lưu ý: Nếu 1 bát hương thờ nhiều người thì ghi chung vào 1 tờ hiệu hoặc ghi thêm tờ hiệu khác đều được.

Tờ dị hiệu thường được dùng để viết tên người được gia đình thờ cúng và kèm với đó là bộ thất bảo

– Bộ thất bảo

Ngoài ra, khi bốc bát hương không thể thiếu bộ thất bảo gồm: Thiết Vàng, Thiết Bạc, Xà Cừ (Ngọc Trai), San Hô, Ngọc Bích, Hổ Phách, Mã Não. Bộ cốt này được gói trong giấy trang kim đặt dưới đáy bát hương. Đây là 7 vật quý người xưa luôn coi trọng trên dương thế, là sự kết tinh của vũ trụ mang trường năng lượng đặc biệt, chiêu cảm được thần thức của các vị thần linh, nhờ đó xua đuổi tà ma, trợ giúp cho con cháu có sức khỏe, làm ăn phát tài, phát lộc.

Cốt thất bảo là một vật linh thiêng để trong bát hương dùng trong thờ cúng gia đình, là biểu hiện tâm linh trên bàn thờ

– Tro bát hương

Tro đặt vào bát hương mới phải là tro sạch, được đốt từ rơm nếp mới là tốt nhất, tro cần sàng mịn trước khi đem dùng.

Tro nếp cái hoa vàng là loại rất phổ biến dùng cho bát hương

Sắm lễ bốc bát hương

Tiếp theo là khâu sắm lễ. Gia chủ có thể sắm tùy tâm theo khả năng kinh tế. Về cơ bản gồm mâm ngũ quả, hoa tươi (hoa cúc hoặc hồng đỏ), gạo, muối, 3 chén nước, trầu cau, tiền vàng và 1 mâm cơm canh (không hành tỏi).

Mâm cúng đầy đủ của một gia đình tại miền Bắc trong ngày lễ tết

Nếu gia chủ ăn chay hoặc bốc bát hương thờ Phật nên sửa soạn mâm cúng chay, gồm 6-8 món thức ăn: xôi, chè, 3 bát cơm trắng, thêm hoa tươi, quả tốt, không cần quá cầu kỳ nhưng cũng đừng sơ sài.

Mâm cúng chay đầy đủ ngày rằm tháng 7 – tháng của ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Trình tự bốc bát hương

Khi thực hiện bốc bát hương, gia chủ (tức người chủ gia đình) cần rửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào.

Nồng độ cồn trong rượu giúp đôi bàn tay của bạn được sát khuẩn, tẩy đi uế khí trước khi bốc bát hương

Bạn có thể bốc tro vào bát hương theo một trong hai cách sau:

Cách 1: vừa bốc vừa đếm theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử và nắm tro cuối cùng là “sinh”

Cách 2: Bốc tro vào bát hương dừng ở nắm cuối là nắm lẻ

Cần lưu ý: nhất thiết bát hương nên có tờ hiệu, thất bảo và được người thành tâm hướng thiện bốc, và tránh không được dùng tay ấn tro chặt xuống bên trong bát hương.

Khi bốc bát hương thì cũng phải khấn nhỏ là: “Con…(họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.Bốc xong lưu ý để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn, đồng thời phải đặt bát hương ở nơi ban thờ sạch sẽ, không đặt ở nơi uế tạp.

Các vật phẩm trên ban thờ cần đặt đúng vị trí, nhất là bát hương sau khi đặt xong ko được phép xê dịch

Văn khấn bốc bát hương về nhà mới

Bát hương bốc xong đặt lên bàn thờ thì thắp hương ngay, lúc này đọc văn khấn để làm lễ an vị bát hương. Với bát hương thờ phật thì thực hiện đọc kinh hoặc trì chú để an vị.Khi đọc văn khấn hoặc tụng kinh cần đọc to, rõ ràng, chú tâm, thành kính, không để tạp niệm xâm lấn.

Văn khấn khi bốc bát hương về nhà mới

Lúc An vị, nên đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt Nguyệt (Lưỡng Nghi) hoặc biểu tượng hoa sen nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và bát nhang ở vị trí chính giữa so với hai cạnh bên bàn thờ.

Lưu ý sau khi bốc bát hương

Sau khi bốc bát hương: gia chủ cần lưu ý các điểm sau:

Bốc bát mới nên thắp hương liền 1 tuần đầu. Cứ sáng dậy thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ (hoặc đèn dầu), rót một chén nước sạch rồi cầu người được thờ về phù hộ cho. Tối lại thắp hương trước khi đi ngủ.

Không cần thắp hương liên tục suốt ngày đêm, nếu để hương vòng liên tục thì mỗi sáng và tối cần phải thay nước, thắp 1 nén hương và lễ cầu 1 lần

Nếu là ban thờ mới đặt lần đầu thì thắp hương liên tục khoảng 21 ngày như trên

Việc thắp hương khi về nhà mới là rất quan trọng, cần thắp hương liên tục 1 tuần

Bát hương trên bàn thờ trọng là cao thấp, không trọng to nhỏ sang hèn.

Bát hương thờ thần linh Thổ công (chính giữa) phải cao nhất rồi đến gia tiên đại nội (bên tả), rồi đến Bà cô ông Mãnh (bên hữu) . Số lượng nhiều ít chẵn lẻ đều được, vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương

Số lượng bát hương nên là số lẻ 1 – 3 – 5. Bát hương đã đặt lên bàn thờ cần giữ nguyên vị trí, không xe dịch.Sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), không bày rượu, vàng mã ở đây.Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi,…) cần ở phía trước hay bên cạnh bát hương

Số lượng bát hương trên bàn thờ nên là số lẻ (1-3-5) bởi số lẻ mang năng lượng Dương, tốt cho gia chủ

Nên thay nước, lau chùi các vật phẩm trên ban thờ vào các ngày lễ tết

Cách lựa chọn bát hương khi về nhà mới

Tùy theo kích thước ban thờ và điều kiện kinh tế mà quý vị nên lựa chọn bát hương phù hợp nhất cho không gian thờ của ngôi nhà. Đồng thời, đồ thờ cúng nên sử dụng đồng bộ về chất liệu, hoa văn.

Bát hương vẽ vàng 24k mang biểu tượng Lưỡng Long Chầu Nhật hay còn được hiểu là “Cặp Rồng Chầu Mặt Trời” . Hình tượng Rồng trên bát hương có mình dài, thân nhiều vảy, đầu có sừng, móng vuốt sắc, thế bay lên cuồn cuộn uy nghiêm, cùng hướng về Mặt Trời (Nhật) – biểu tượng cho sự tương tác Âm Dương, tạo thế cân bằng, hòa hợp trong vũ trụ.

Bát hương vẽ vàng 24k với họa tiết Lưỡng Long Chầu Nhật

Âm Dương hòa hợp, vũ trụ cân bằng với Mặt Trời ở trung tâm chính là nền tảng để vạn vật sinh sôi, phúc lộc nảy nở, diên niên phúc đức.

Bát hương “Lưỡng Long Chầu Nguyệt” mang biểu tượng “Cặp rồng chầu mặt trăng” gồm 2 dòng men: men lam và men rạn.

Bát hương men lam Lưỡng Long Chầu Nhật

Bát hương men rạn Lưỡng Long Chầu Nhật mang nét cổ kính, là sản phẩm xưa kia chỉ có vua chúa được dùng

Trong văn hóa Việt, rồng là loài vật linh thiêng kết nối Trời – Người; liên thông Âm – Dương. Rồng còn đại diện cho uy quyền, thần quyền. Rồng trên bát hương còn mang ý nghĩa mang may mắn, bình an cho gia chủ, quy tụ sức mạnh thiêng liêng của sự giao hòa, tương sinh, tương hợp của âm dương ngũ hành, tượng trưng cho tài lộc, mang lại đại cát, đại lợi và sự phù trợ, bảo vệ của gia tiên dành cho hậu thế

Rồng là loài vật đứng đầu trong tứ linh, tượng trưng cho thần quyền và vương quyền

Bát hương hoa sen: Hoa sen là biểu tượng cao quý của Phật Giáo mang ý nghĩa nhân quả đồng hành nhằm nhắc nhở con người gieo nhân lành sẽ gặt quả ngọt và được hưởng những phước lành, may mắn

Bát hương hoa sen men rạn mang nhiều ý nghĩa của Phật Giáo

Theo phong thủy, Bát hương Hoa Sen còn địa diện cho Hành Mộc trong ngũ hành tương sinh giúp điều hòa vượng khí và tăng cường năng lượng tốt cho không gian, đem lại bình an, may mắn.

Hoa sen mang hành mộc – mang năng lượng tốt đến gia chủ, giúp phát huy vượng khí, mang đại cát đại lợi

Bát hương mang họa tiết hoa sen của Xưởng Gốm Bát Tràng có 3 dòng men: men lam, men rạn, vẽ vàng cho quý khách lựa chọn

Cách Bốc Bát Hương Về Nhà Mới

Thông tin hữu ích khi chuyển nhà

Cách bốc bát hương về nhà mới

Dịch vụ chuyển nhà An Phát xin chia sẻ bài viết ” Cách bốc bát hương nhập trạch về nhà mới” trong loạt serie bài về thông tin hữu ích cho chuyển nhà. Mời quý vị đón đọc.

Phong tục thờ cúng của người dân Việt Nam

Với một đất nước có tín ngưỡng phát triển như Việt Nam thì thờ cúng đã trở thành văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh . Mỗi gia đình người Việt Nam nếu không theo đạo công giáo, đạo tin lành, đạo cơ đốc, đạo hồi… thì thường thờ cúng tổ tiên mình, đây là loại hình tín ngưỡng cổ truyền, có thể coi là một nét đẹp của người Việt, không phân biệt giầu nghèo địa vị xã hội mỗi gia đình đều có cho riêng mình một bàn thờ đặt ở nơi trang nghiêm nhất trong nhà.

Thờ cúng tổ tiên ở đây gồm những người đã mất như (ông, bà, cha, mẹ, những người đầu tiên của dòng họ) thể hiện lòng biết ơn đối với người sinh ra mình, là triết lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Thờ cúng tổ tiên một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Chính vì thế việc bốc bát nhang về nhà mới cho mỗi gia đình là việc hết sức quan trọng và được lưu tâm bởi những người lớn tuổi trong nhà. Một lưu ý nhỏ cho các gia đình là khi thờ bố mẹ ông bà nhà vợ (bên ngoại tuyệt tự, không có con trai) thì phải lập một ban thờ riêng, không thờ chung lẫn lộn.

Cách bốc bát hương gia tiên thần tài

Bát hương có thể coi là cầu nối của người âm và người dương, nơi giao thoa giữa hai cõi sự sống và cái chết, chính vì thế đây là vật linh thiêng trong gia đình. Làm sao để bốc bát hương cho linh? Chúng ta cùng tìm hiểu xem cách bốc bát hương như thế nào?

Bốc bát hương ở đâu

Thông thường gia đình bạn có thể tự bốc bát hương tại nhà, hoặc nhờ nhà chùa, thầy cúng và những người có kinh nghiệm. Nhưng quan trọng hơn hết, người bốc bát hương phải có thiện tâm, là người tốt, có tấm lòng hướng thiện bao dung bốc bát hương mới linh thiêng. Chính bởi lẽ đó nên đa phần mọi người thường lên chùa để nhờ bốc bát hương cho gia đình mình. Chùa là nơi thờ đức phật từ bi hỉ xả nơi linh thiêng, nếu tổ tiên ông bà may mắn được “ăn mày cửa phật” sẽ sớm siêu thoát. Bốc bát hương ở chùa các gia đình chỉ việc gửi bát hương, ghi tên tuổi gia chủ, tên người cần thờ cúng, địa chỉ nơi ở, sau đó nhà chùa sẽ hẹn ngày lấy về (thông thường là 10 ngày cho tới 2 tuần), còn bốc tại nhà các bạn cần chuẩn bị các lễ vật sau.

Mời Thầy về bốc bát hương tại nhà

Thầy cúng bốc bát hương nhà mới nhập trạch tại Hà Nội

Trong bát hương có những gì

Tùy vào loại bát hương thờ Phật, Thần, Gia tiên mà ta có cách bốc khác nhau, ở đây chúng tôi đề cập đến cách bốc bát hương thờ gia tiên, và cách bốc bát hương thờ thần tài mong quý vị lưu ý.

Trong bát hương có 1 bộ dị hiệu gồm bộ thất bảo và tờ hiệu và tro bếp.

Tờ hiệu viết tên Gia chủ và tên người được thờ hoặc tổ tiên dòng họ được thờ. Một bát hương thờ nhiều người thì ghi chung vào 1 tờ hiệu hoặc ghi thêm tờ hiệu khác đều được. Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ, có bán kèm theo bát hương. Có thể viết bằng ngôn ngữ nào cũng được. Quan trọng không kém đó là ghi địa chỉ nhà lên tờ hiệu, nơi gia đình bạn sinh sống.

Thí dụ lời viết thường như sau:

Thờ Gia tiên: Phụng thờ: Đại nội tổ tông dòng họ … chư vị chân linh.

Thờ Bà cô Ông mãnh (là những người chết trẻ trong dòng họ): Phụng thờ: Bà cô Ông mãnh dòng họ ……. chân linh vị tiền.

Thờ Thần tài: Phụng thờ Thần tài Bà chúa kho (hoặc Ông Lộc, hoặc Thái Bạch tinh quân…) chư vị chân linh.

Thờ người mới chết ( tức bát hương ở bàn thờ Tang) thì ghi: Chính hồn Nguyễn Văn A Sinh năm … Tử năm chúng tôi thần vị”

Bộ Thất bảo là 7 thứ quý mà người xưa coi trọng : vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu (dùng để trang điểm hoặc khảm vào đồ dùng trong nhà). Ngày nay Thất bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, cũng chỉ là đồ giả mang tính tượng trưng. Thất Bảo làm đồ giả là không tốt. Có thể thay bằng một chút vàng lá hoặc một chút bạc thật. Người không có điều kiện thì có thể đặt Thất bảo là một đồng tiền giấy 500đ hoặc 1- 10.000đ là được rồi. Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.

Tro có thể mua sẵn bán kèm theo bát hương nếu cẩn thận bạn có thể sử dụng tro của cây lúa nếp phơi khô, đốt cháy hoàn toàn, sau đó sàng qua để tro thật mịn.

Sau khi đã có đầy đủ lễ vật bốc bát hương bạn sẽ để tờ hiệu và bộ thất bảo vào rồi bốc tro bếp đổ lên trên, không nên nèn chặt tay cho đến khi đầy, nhớ đánh dấu từng bát hương bởi rất dễ nhầm nếu bát hương giống nhau. Có thể dán tờ giấy ở ngoài khi nào mang lên ban thờ thì bỏ giấy ra. Bốc xong nếu chưa để lên ban thờ thì cần để vào nơi cao sạch sẽ không uế tạp.

Bát hương bốc xong chờ đặt lên ban thờ

Tuyệt đối không cho thêm thứ gì vào trong bát hương như bùa chú, mật tông đạo gia… hậu quả sẽ không tốt. Bát hương không phân biệt to nhỏ, chất liệu nhưng phân biệt vị trí đặt, như ban thờ phật phải cao hơn ban thờ gia tiên, bát hương thổ công, thần tài cần đặt dưới đất.

Bốc bát hương vào thời gian nào trong năm

Có thể bốc bát hương vào bất kỳ thời điểm nào trong năm như bạn muốn thay bát hương mới cho gia đình, hoặc chuyển từ nhà cũ sang nhà mới.

Nên thắp hương 100 ngày đầu tiên

Sau khi bát hương mới được bốc xong trong ngày nhập trạch bạn phải làm lễ cúng thần linh thổ địa trước, sau đó xin phép thần linh được thờ tổ tiên giòng họ nhà mình tại địa chỉ bạn đang ở. Lễ vật cần chuẩn bị hoa quả tươi, chén nước, bánh kẹo. Nên thắp hương đủ 100 ngày, nếu không tối thiểu phải phải đủ 49 ngày, mỗi ngày thắp hương chỉ cần thay chén nước, không cần quá cầu kỳ lễ vật. Theo phong thủy học dọn về nhà mới chưa có người ở thì ngôi nhà rất lạnh lẽo do đó khi bạn thắp hương hơi nóng, mùi trầm hương làm ngôi nhà trở nên ấm cúng hơn. Sẽ kích hoạt trường khí tốt cho ngôi nhà của mình. Thời gian đầu cần thắp hương để bát hương nhìn có lộc và tụ khí sẽ trở lên linh thiêng.

Vậy có cần thắp hương cả sáng và chiều tối không? Theo chúng tôi thì là không cần thiết, mỗi ngày chỉ cần thắp một lần, nếu bạn muốn có mùi hương cháy suốt ngày có thể sử dụng hương vòng.

Nên thắp hương bằng đồ chay là tốt nhất, hạn chế thắp đồ mặn. Mời bạn tham khảo Lễ nhập trạch chuyển nhà mới

Thủ tục chuyển bàn thờ và bát hương từ nhà cũ sang nhà mới.

Khi chuyển từ nhà cũ sang nhà mới có thể sử dụng bàn thờ và bát hương cũ hoặc thay mới hoàn toàn, nhưng bạn nên bốc lại bát hương. Lý do là vì địa chỉ nhà đã khác. Mà theo quan niệm thì mỗi khổ đất, mảnh đất đều có một thổ địa riêng. Giống như gia đình bạn chuyển đến nơi mới cần báo cáo với chính quyền địa phương sở tại, thì gia tiên các bạn cũng cần xin phép thần linh, thổ địa mảnh đất mới để được thờ cúng tại đó. Quả là trần sao âm vậy. Giữ lại bát hương cũ thì phải thay tờ hiệu cũ bằng tờ hiệu mới, ghi địa chỉ nhà mới vào.

Trong trường hợp bỏ bát hương cũ đi, gia đình bạn cần chuẩn bị một mâm lễ mọn, chay mặn đều được. Thắp hương xin phép chuyển sang nơi thờ cúng mới. Sau đó nhổ hết chân hương đem đốt, rồi tìm nơi nào có dòng chảy mạnh, sạch sẽ mà thả tro và bát hương đi. (Tốt nhất là mang đến địa điểm nào đó chôn xuống đất, không bị ô nhiễm môi trường, tránh đập vỡ rồi thả sông gây tổn thương đến những người sinh sống tại khúc sông đó)

Thay thế bàn thờ cũ bằng bàn thờ mới thì bàn thờ cũ nên bỏ đi như thế nào cho đúng cách. Việc thay, bỏ bàn thờ là điều rất hạn hữu nhưng trong một số trường hợp như bàn thờ đã cũ, không phù hợp với không gian tại nhà mới thì thay bàn thờ là điều bình thường. Khi đó bàn thờ cũ phải bỏ đi. Có rất nhiều người hỏi phải vất bỏ đi như thế nào? Vất ngoài bãi rác có phạm đến thần linh hay không? Đức phật nói mọi thứ sinh ra đều trở về với cát bụi. Bàn thờ cũng chỉ là vật vô chi vô giác khi ở vị trí trang trọng trong nhà chúng ta thần thánh hóa trở thành vật linh thiêng chứ thực chất không có gì cả. Bỏ bàn thờ cũ đúng cách là mang ra ngoài bãi rác để không nên vất hoặc thả trôi sông gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta không phạm vào điều gì khi bỏ bàn thờ ở bãi rác.

Sang nhà mới bạn khoan, lắp đặt lại ban thờ gia tiên. Đặt bát hương đã bốc mới lên ngay ngắn nhưng chưa thờ cúng thắp hương luôn được. Trước đó bạn phải làm lễ nhập trạch cúng thổ công, thổ địa sau đó mới cúng gia tiên. Làm tương tự đối với bàn thờ thần tài.

Chi tiết cách chuyển bàn thờ và bát hương từ nhà cũ sang nhà mới khá đơn giản bạn có thể tham khảo.

Nguồn: Chuyển nhà – chuyển văn phòng An Phát

Cách Bốc Bát Hương Về Nhà Mới Cho Đúng

Anh chị mới mua hay chuyển sang nhà mới, đang mong muốn tự bốc bát hương gia tiên khi về nhà mới mà chưa tìm được tài liệu tham khảo đầy đủ. Gốm sứ Lợi An sẽ tổng hợp lại tất cả các bài viết về cách bốc bát hương, bao gồm cả cách bốc bát hương thờ phật, bà cô ông mãnh, ông công, ông táo, thổ công, thần tài.

Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi…

Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến ở người Việt – tộc người đa số – mà còn lưu giữ ở một vài tộc người khác như người Mường, người Thái…

Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong, bị kết tội “mê tín dị đoan” nhưng tín ngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt.

Ý thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình hay lưu vong nơi xứ người.

Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế chính trị (Nhà nước) từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ khác nhau. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.

2. Chuẩn bị trước khi bốc bát hương về nhà mới a.Sắm lễ bốc bát hương gia tiên tiền tổ khi về nhà mới.

– Tờ hiệu dùng để viết tên gia chủ và người được phụng thờ có thể là bậc thánh nhân, gia tiên, Viết tên Gia chủ và tên người được thờ, tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ.

– Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa. Có thể viết chữ Việt, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được.

– Cách ghi như sau:

+ Nếu là thờ gia tiên, tiền tổ ghi: “Phụng thờ: Đại nội tổ tiên dòng họ … (HỌ NHÀ ANH CHỊ) chư vị chân linh.”

– Mỗi gia đình đều có lựa chọn bát hương có mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Tham khảo địa chỉ bán bát hương uy tín: đây . Sau khi đã có bát hương anh chị cần lau rửa sạch bằng rượu trắng với gừng hoặc ngũ vị + rượu.

– Lấy một khăn sạch nhúng vào ngũ vị+ rượu sau đó vắt khô lau lên bát hương có tác dụng tảy trừ uế tạp. Sau đó lau lại bằng khăn sạch

Nếu anh chị chưa có bát hương có thể tham khảo một số mẫu mã sau:

– Cốt bát hương gồm có: Vàng, Bạc, Xà Cừ (Ngọc Trai), San Hô, Ngọc Bích, Hổ Phách, Mã Não. Bộ cốt này còn được gọi là cốt thất bảo, tượng trung linh khí xua đuổi tà ma. 7 bàu vật người xưa coi là bảo bối trong nhà tượng trưng cho vũ trụ.

– Những vật báu này rất tốt cho gia trạch. Tác dụng để trấn quỷ trừ tà, chiêu tài nạp phúc, an gia định trạch. Đem lại sự cát tường cho gia chủ.

– Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt trong bát hương.

3. Vị trí đặt bát hương khi về nhà mới.

Vị trí đặt bát hương cuối năm như sau: vị trí này theo chiều anh chị đứng trực diện nhìn vào sẽ có vị trí như vậy.. Bày bát hương cách tường tối thiểu 10cm, và đặt ở vị trung tâm của bàn thờ, đây là bát hương chính dùng để thờ thần linh, chư thần

Mỗi sáng nên thắp một nén hương,một cây nến hoặc đèn dầu, rồi rót chén nước sạch cầu bà tổ cô ông mãnh, gia tiên tiền tổ, thàn linh phù hộ độ trì cho cả gia đình.

Quá trình này có thể kéo dài trong 1 tuần đầu. Trước khi đi ngủ cũng làm như vậy. Có đồ lễ hay không không quan trọng. vấn đề là thành tâm. Cũng không cần thiết phải thắp hương trong cả ngày.

4. Cách bốc bát hương gia tiên tiền tổ khi về nhà mới.

Rửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào.

Khi bốc bát hương thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho gia tiên họ …(HỌ NHÀ ANH CHỊ)”. Nếu bốc bát hương cho thần linh, thổ công thổ địa: “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương Thần linh Thổ công thần Long mạch chư vị chân linh”. Nếu là bà cô ông mãnh xin khấn như sau: “Con … (họ tên)… xin bốc bát hươngBà cô Ông mãnh dòng họ … (HỌ NHÀ ANH CHỊ)”.

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài. Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.

II. Cách bốc bát hương Thờ phật tại nhà mới.

Bốc Bát Hương Khi Về Nhà Mới Như Thế Nào ?

Bát hương đối với người Việt Nam thể hiện nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng, mặc dù khi mua về nó chỉ là vật vô tri, vô giác nhưng khi đã được để lên bàn thờ cúng thì nó lại có sức mạnh rất lớn. Vì vậy khi một gia đình có ý định chuyển bác hương hay bốc bát hương luôn hết sức cẩn thận, đặc biệt đối với việc Bốc bát hương khi về nhà mới như thế nào ? là điều nên biết.

Tục lệ bốc bát hương khi về nhà mới

Không phải là chỉ riêng miền bắc mà Bắc Trung Nam đều có, nhưng ở miền Bắc và Trung gọi là bốc bát hương, còn miền nam gọi là bốc bát nhang (cái bát người nam gọi là cái tộ, nhưng riêng bát nhang người ta vẫn gọi là bát). Theo Phật Giáo (và một số tôn giáo khác), thì bát nhang (bát hương) là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình. Nơi thờ cúng là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Khi thắp một nén hương là gửi lòng thành kính của mình vào cõi vô hình, nén hương là nhịp cầu để người âm và người dương gặp nhau, mượn nén hương này để thỉnh mời vong linh người đã khuất về ngự tại bàn thờ chứng minh lòng hiếu thuận của con cháu. Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v… mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc: 1. Thờ Phật: thờ sự giải thoát, cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình 2. Thờ Thần: thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản đất giúp gia đình ăn ở yên ổn. 3. Thờ gia tiên: Gia tiên họ nội nói chung. Nếu thờ nhà ngoại thì phải lập bát hương và ban thờ khác (trường hợp nhà ngoại không có người thừa tự)

Mọi bát hương thờ cúng đều phải linh. Người bốc bát hương quyết định tính linh này. Người bốc bát hương phải có tâm thiện thì bát hương mới linh. Bốc bát hương mà tâm không thiện thì thường bát hương không linh. Thế nào là một bát hương đã linh? – Một bát hương linh thì khi thắp hương, người được thờ sẽ về. – Bát hương không linh là bát hương không được người thờ chấp nhận, nên khi thắp hương thì không về.

Hiện nay, các gia đình thường bốc bát hương ở chùa, có sư thầy đứng ra đảm nhiệm. Trong quá trình chờ đợi sư thầy làm lễ cho bát hương, hãy sắp xếp vị trí bàn thờ theo đúng hướng phù hợp với tuổi gia chủ. Trước ngày chuyển nhà, lau chùi bàn thờ sạch sẽ bằng rượu và gừng, đến khi tiến hành lễ nhập trạch thì gia chủ sẽ mang bát hương đặt ngay ngắn trên bàn thờ. Bên cạnh đó, tùy theo từng vùng miền mà cách đặt bát hương khi chuyển nhà , chuyển văn phòng cũng khác nhau. Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng đa phần chỉ có một ban thờ. Một ban thờ vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ tiên và Trời – Phật – Thánh – Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.

Tìm hiểu về bát hương về nhà mới

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội), đối với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thì bát hương (hay bát nhang) là một vật linh thiêng dùng để thờ cúng trong mỗi gia đình.

Đó là nơi con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cai quản ở mảnh đất của gia đình… nhằm cầu mong sự an lành, bình yên.

Đại đức Kiên cũng cho hay, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng sẽ là tốt nhất nếu đó là người trong gia đình, có thể là vợ hoặc chồng hay bố mẹ, ông bà.

1. Trong bát hương có những gì? Trong bát hương thường đặt một bộ Dị hiệu gồm có tờ hiệu và bộ thất bảo.

a/ Tờ hiệu viết tên Gia chủ và tên người được thờ : Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ, có bán kèm theo bát hương. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa (xem hình). Có thể viết chữ Việt, chữ Anh, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được.

b/ Bộ Thất bảo là 7 thứ quý mà người xưa coi trọng : vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu (dùng để trang điểm hoặc khảm vào đồ dùng trong nhà). Ngày nay Thất bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, cũng chỉ là đồ giả mang tính tượng trưng. Thất Bảo làm đồ giả là không tốt. Có thể thay bằng một chút vàng lá hoặc một chút bạc thật. Người không có điều kiện thì có thể đặt Thất bảo là một đồng tiền giấy 500đ hoặc 1- 10.000đ là được rồi. Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.

2) Ai bốc bát hương : 3) Tiến hành bốc bát hương khi về nhà mới

Quá trình bốc: Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Để cho yên tâm, nhà chùa thường khuyên đếm theo số sinh như “sinh, lão, bệnh, tử”.

Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Thông thường, khi đến nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số “sinh”.

Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc chứ không nên ấn hoặc nèn chặt.

Trước khi bốc bát hương nào thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên…)”.

Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài.

Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.

Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang. Khi làm lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác.

Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).

Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.

Sử dụng bát hương: Khi đã bốc xong, gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp.

Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,…

Còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.

Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối.

4) Đặt bát hương lên bàn thờ :

Bát hương bốc xong đặt lên bàn thờ thì thắp hương ngay. Nên thắp hương khoảng 1 tuần đầu. Cứ sáng dậy thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ (hoặc đèn dầu), rót một chén nước sạch rồi cầu người được thờ về phù hộ cho. Tối lại thắp hương trước khi đi ngủ. Đồ lễ có hay không, nhiều hay ít không quan trọng. Vấn đề là phải có tâm thành. Không cần thắp hương liên tục suốt ngày đêm. Nếu để hương vòng liên tục thì mỗi sáng và tối vẫn phải thay nước, thắp 1 nén hương và lễ cầu một lần. Nếu là bàn thờ mới đặt lần đầu thì cần thắp hương khoảng 21 ngày đầu như trên. Nếu bát hương bốc ở nhà thầy, hoặc ở chùa thì cần trịnh trọng rước bát hương về, không được xô bồ cẩu thả trong việc vận chuyển bát hương. Cần chọn ngày đặt bàn thờ, nhưng không cần chọn ngày bốc và đặt bát hương.

Bát hương trên bàn thờ quan trọng là cao thấp, không trọng to nhỏ sang hèn. Bát hương thờ Phật, Thần linh, Thổ công phải cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội, rồi đến bà cô ông mãnh. Số lượng nhiều ít chẵn lẻ đều được. Vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương. Không nên tách ra quá nhiều bát hương sẽ vất vả mối khi thắp hương. Thí dụ Bà cô tổ 4 đời (là ở đời Kỵ nội mình) cùng với Đại nội vào một bát hương (cả cha mẹ mình). Tất cả bà cô ông mãnh vào một bát hương. Không nên tách ra từng người. Nhưng nếu thích thờ riêng ai thì cần có bát hương cho người đó.

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, trong tháng 12 âm lịch năm Giáp Ngọ, các giờ 8g ngày 10/12 âm lịch (thứ 5), 14g ngày 14/12 âm lịch (thứ 2), 14g ngày 16/12 âm lịch (thứ 4), 16g ngày 17/12 âm lịch (thứ 5), 15 – 17g ngày 18/12 âm lịch (thứ 6), 12g ngày 20/12 âm lịch (chủ nhật), và 8g 21/12 âm lịch (thứ 2) và ngày 23 tháng Chạp thì có thể tiến hành nhổ chân hương và thay bát hương.

Đối với mỗi gia đình khi chuyển về nhà mới thì cần nên biết đến tục lệ Bốc bát hương khi về nhà mới như thế nào ?để có những sự chuẩn bị tốt nhất cũng như thể hiện được những tập tục của người Việt Nam trong đời sống hằng ngày.

Thủ Tục Bốc Bát Hương Khi Chuyển Về Nhà Mới

Với một đất nước có tín ngưỡng phát triển như là Việt Nam thì thờ cúng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh .

Mỗi gia đình người Việt nếu như không theo đạo công giáo, đạo tin lành, đạo cơ đốc hay đạo hồi… thì thường thờ cúng tổ tiên mình, đây được xem là loại hình tín ngưỡng cổ truyền, có thể coi là một trong những nét đẹp của người Việt Nam, không phân biệt giàu nghèo địa vị xã hội mỗi gia đình đều có cho riêng mình một bàn thờ đặt ở nơi trang nghiêm trong nhà.

Thờ cúng tổ tiên ở đây gồm những người đã mất như , thể hiện lòng biết ơn đối với người đã sinh ra mình, là triết lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc từ ngàn đời nay. Thờ cúng tổ tiên là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Vì thế việc thủ tục bốc bát hương về nhà mớicho mỗi gia đình là việc hết sức quan trọng và được lưu tâm đặc biệt là những người lớn tuổi trong nhà.

Thủ tục bốc bát hương về nhà mới đúng cách.

Dù cho thay mới bát hương hay là bốc bát hương mới thì cũng cần phải làm cẩn thận và đúng cách, tránh được các điều đại kỵ là tốt nhất.

Làm tốt điều này sẽ giúp tâm trong lòng được bình an, mọi sự êm ả và đem lại sự may mắn trong cuộc sống cũng như công việc cho mọi thành viên trong đại gia đình. Cụ thể, cách bốc bát hương khi chuyển nhà gồm những bước như sau:

Nếu bạn mốn bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên thì phải cần chuẩn bị 3 bát hương mới. Ba bát hương này sẽ là để thờ tổ tiên, thờ phật và thờ thần tài, thổ địa. Còn những trường hợp khác, bạn chỉ cần chuẩn bị một bát hương là như vậy là đủ.

Chuẩn bị tro trấu để làm cốt cho bát hương. Nếu như không có tro trấu thì bạn có thể sử dụng cát trắng. Tuy nhiên nên khuyến khích sử dụng tro trấu bởi vì như thế sẽ giúp cho việc cắm nhang trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, tránh trường hợp cắm bị gãy chân nhang.

Và nếu có điều kiện thì bạn nên chuẩn bị thêm một gói Thất Bảo cho cốt bát hương như: Thiết Vàng, Thiết Bạc cùng các loại đá quý như: Thạch anh, Ngọc, Mã Lão hay xà cừ, san hô đỏ. Ý nghĩa của bộ dụng cụ phụ này là để kích hoạt ngũ hành, thêm tài lộc và may mắn trong phong thủy.

Sau khi đã chuẩn bị bát hương và cốt bát hương xong, chúng ta tiến hành rửa sạch bát hương. Công việc này giúp rửa sạch bụi bẩn bám trên bát hương, theo quan niệm tâm linh thì bộ đồ thờ cúng khi tiếp xúc với nước sẽ trở nên mát mẻ, đồng thời ông bà tổ tiên cũng sẽ được mát mẻ nơi cõi âm.

Các bạn nhớ sau khi rửa sạch bát hương bằng nước, chúng ta nên rửa qua bát hương thêm một lần bằng rượu để khử tà, và thổi bay các điều không may mắn.

Chuẩn bị bài văn khấn cho cẩn thận, tránh xuề xòa vì sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều điều không tốt trong cuộc sống sau này.

Chuẩn bị mâm cúng cho lễ nhập trạch vào nhà mới. Đây được coi là một trong các bước quan trọng nhất để thông báo với toàn thể chư thần và các vị khuất mặt khuất biết được sự xuất hiện và định cư của gia đình vào nơi ở mới.

Sau khi cúng xong, chúng ta tiến hành làm thủ tục Bốc Bát Hương. Lúc này, dùng giấy vàng mã đang hóa, hơ ngọn lửa vào đầu rồng trên đôi của Bát Hương.

Dùng hai ngón tay cái che lại đôi mắt rồng, tránh để cho lửa trực tiếp hơ vào mắt rồng. Đây được xem như là một phương pháp khai quan cho Rồng, xua đuổi tà khí, các âm hồn quấy phá ám vào Bát Hương.

Sau khi hơ xong thì cho Gói Thất Bảo vào trong Bát Hương, sau đó cho tro rơm nếp đã bóp qua với một ít nước gừng pha cùng với Rượu để tro rơm được thanh tịnh.

Cuối cùng là tiến hành lấy một vài chân nhang ở Bát Hương cũ chuyển sang Bát Hương mới bốc xong, Khấn Vái tạ ơn Thần Linh, Gia Tiên vì đã cho phép thay bát hương.

Sau khi làm xong các thủ tục nghi thức, chúng ta sẽ đặt Bát Hương lên bàn thờ và cầu khấn để xin phép các chư thần Phật được thờ cúng tại Gia và mời các cụ, gia tiên về nhà để thờ phụng, nhang đèn.

Gia chủ tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính tổ tiên thần phật sau khi sắp xếp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng.

Những lưu ý khi bốc bát hương về nhà mới.

Tự mình bốc bát hương có được hay không? Câu trả lời là Có nếu bạn lắm chắc được các quy trình của việc bốc bát hương.

Những cặp vợ chồng trẻ có nên tự bốc bát hương hay không? Câu trả lời là không nên voì việc bốc bát hương phải là người chủ trong gia đình và thường là ông bà hai bên nếu còn đang sống.

Vị trí đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên phải tuân theo quy tắc sau: bát hương Thần Linh Thổ Công ở chính giữa, to nhất, bên trái từ hướng nhìn lên ban thờ là bát hương Bà Cô – Ông Mãnh, và còn lại là Bát Hương Gia Tiên.

Nếu như không có việc gì bất khả kháng thì bạn không nên di chuyển bát hương.

Khi rút chân nhang nên để lại 5 chân nhang và còn lại thì đem đi hóa vàng thành tro hoặc thả trôi sông.

Lễ Tạ 100 Ngày Bốc Bát Hương Nhập Trạch Về Nhà Mới Nên Hay Không?

Lễ tạ 100 ngày là gì và có cần làm lễ tạ 100 ngày về nhà mới hay không

Theo phong tục và lễ nghi thờ cúng của người Việt Nam, 100 ngày sau khi chết, vong linh của người đã chết sẽ trở về cõi “cực lạc” để được siêu thoát. Do đó, người thân của người đó cần phải sửa soạn làm Lễ tạ bách nhật (100 ngày) để đưa tiễn vong linh người thân về nơi an nghỉ. Đây không phải là mê tín dị đoan mà là sự thể hiện lòng thành kính, tiếc thương của người sống đối với người đã khuất, là một nét đẹp trong văn hóa phương Đông.

Lễ tạ 100 ngày là nghi thức chỉ dành cho người đã khuất trong phong tục hiếu hỷ. Khi về nhà mới, ta không cần phải làm lễ tạ 100 ngày mà chỉ cần làm nghi lễ nhập trạch thật thành tâm.

Lễ tạ 100 ngày là nghi thức trong phong tục hiếu hỷ

Vậy Khi về nhà mới cần tiến hành những nghi lễ gì

Khi dọn về nhà mới, để đón những nguồn sinh khí tốt lành, cầu mong những điều may mắn và tránh được những tai ương vận hạn, nghi lễ quan trọng nhất cần phải làm là lễ nhập trạch. Nhập trạch chính là thông báo của gia chủ đến thần linh nơi đó biết đến sự có mặt của gia đình tại nơi ở mới.

Việc cúng lễ về nhà mới có thể do gia chủ tự thực hiện hoặc nhờ thầy cúng hay những người lớn tuổi làm thay. Lễ nhập trạch về nhà mới thường đơn giản hơn nhiều so với lễ tạ 100 ngày, lễ vật chuẩn bị không cần quá cầu kỳ, tốn kém nhưng phải trang trọng và quan trọng nhất là sự thành tâm của gia chủ. Thông thường, mâm lễ về nhà mới có những lễ vật sau: Trầu cau, hoa quả, vàng mã, thẻ hương, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà, …

Gia chủ phải đích thân dọn đồ đạc và là người đầu tiên bước chân vào nhà mới. Chiếu và bếp lửa là vật dụng nên được mang vào đầu tiên, nếu có bài vị của tổ tiên hay bài vị của thần tài thì phải tự tay gia chủ mang đến, những người khác trong gia đình đi theo sau gia chủ, trên tay nên mang theo tiền của, tránh vào nhà mới với hai bàn tay trắng.

Khi nhập trạch về nhà mới, gia chủ phải tự tay đun nước sôi khai bếp để pha trà dâng lên thần linh và tổ tiên. Chú ý nên để cho nước sôi lâu một chút mới được tắt bếp. Bên cạnh đó, cần tránh một số việc được cho là điềm xấu như cãi vã, mắng mỏ trẻ nhỏ, ngủ trưa trong nhà mới đúng ngày nhập trạch hay để người cầm tinh con Hổ tham gia vào công việc dọn về nhà mới,…

Như vậy, khi về nhà mới, ta không cần phải làm lễ tạ 100 ngày về nhà mới một cách tốn kém mà chỉ cần làm lễ nhập trạch, làm những công việc nên làm và tránh những việc xui xẻo. ” Có thờ có thiêng, có kiêng có lành “, không nên xem những thủ tục mang tính tín ngưỡng phong tục này là mê tín dị đoan mà xem thường, không làm theo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Tự Bốc Bát Hương Về Nhà Mới trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!