Xu Hướng 6/2023 # Chuyển Nhà Mới Nên Cúng Gì Thì Mang Lại May Mắn【Giải Đáp 】 # Top 6 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chuyển Nhà Mới Nên Cúng Gì Thì Mang Lại May Mắn【Giải Đáp 】 # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Chuyển Nhà Mới Nên Cúng Gì Thì Mang Lại May Mắn【Giải Đáp 】 được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trước khi cúng về nhà mới cần chuẩn bị

Chuyển nhà mới nên cúng gì là những câu hỏi rất nhiều người quan tâm, trước tiên khi cúng nhà mới gia chủ cần chọn được ngày lành tháng tốt để chuyển về nhà mới, sau đó mới tiến hành cúng nhập trạch nhà. Gia chủ nên tìm hiểu và học thuộc bài văn khấn nhập trạch trước.

Sau đó gia chủ hãy tự tay dọn dẹp lại đồ đạc trong nhà sau khi dọn tới nhà mới để tránh những vía xấu ám vào đồ đạc trong quá trình vận chuyển nhà mới nên cúng gì.

Những lưu ý trước khi làm lễ cúng nhà mới

Chuyển nhà mới nên cúng gì, chuẩn bị những gì khi làm lễ cúng : thì trước tiên gia chủ cũng nên biết những lưu ý này thì theo tâm linh đó là những điềm xui:

⁃ Dù chỉ cúng nhận nhà chưa vào ở ngay thì gia chủ vẫn phải ngủ lại 1 đêm để khai báo ngôi nhà đã có người cư trú.

⁃ Sau khi khấn nhập trạch phải làm tiếp lễ cáo yết Gia tiên trước rồi mới được dọn dẹp thụ lộc.

⁃ Sau khi thụ lộc tất cả các thành viên trong gia đình phải đứng trước bàn thờ vái 3 vái để Thần Phật và Tổ tiên cầu bình yên.

⁃ Những người phụ giúp việc dọn dẹp và cúng lễ không được cầm tinh con cọp.

Chuyển nhà mới nên cúng gì – những thứ cần chuẩn bị gia chủ cần biết

Sau khi hiểu được về lễ cúng chuyển nhà mới nên cúng gì thì sau đây là các chuẩn bị những lễ vật để cúng nhập trạch

Gia chủ cần chuẩn bị một mâm cúng về nhà mới, đặt giữa nhà.

Đồ cúng về nhà mới cần có: Hoa tươi ( hoa Ly) ; Trà( hoặc nước trắng), Rượu; lư Nhang( hương); Đèn dầu( hoặc nến); Gạo, muối; Trầu cau; Giấy sớ( giấy đinh, giấy tiền), Nồi xông (hoặc Trầm hương); Xôi ( hoặc Chè, Cháo, bát cơm trắng) ; Bánh kẹo ( Bánh hỏi) ; Heo sữa quay (nhỏ ) hoặc một đĩa thịt ba chỉ luộc.

Các bạn tìm hiểu thêm về : Những việc cần làm khi chuyển nhà mới

Giải Đáp: Chuyển Nhà Gặp Trời Mưa Thì Phải Làm Sao?

Một trong những vấn đề khá ảnh hưởng đến việc chuyển nhà chính là thời tiết. Trời nắng ráo thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nhưng khi trời mưa gió thì việc di chuyển sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhưng thời tiết là một trong những điều mà con người không thể kiểm soát được vậy phải làm gì khi trường hợp này xảy ra. Chúng tôi sẽ giải đáp: chuyển nhà gặp trời mưa thì phải làm sao?

Mưa nắng là chuyện ngoài tầm với của con người. Bạn nên xử lí như thế nào khi chuyển nhà đúng hôm mưa gió?

Theo quan niệm dân gian, những ngày có chuyện trọng đại như làm nhà, cưới hỏi mà gặp trời mưa thì đó là điều may mắn, phúc lộc đầy nhà, sự việc suôn sẻ. Tuy nhiên, thực tế thì trời mưa gây ra khá nhiều bất tiện khi tiến hành công việc, nhất là với việc chuyển nhà. Cản trở đi lại, đồ đạc ẩm ướt và có nguy cơ hỏng nếu không được bọc kĩ, thậm chí có thể làm ảnh hưởng tới giờ đẹp khi chủ nhà nhập trạch.

Để việc chuyển nhà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa gió, bạn nên chú ý một số điều sau.

– Bọc đồ đạc:

Đóng gói đồ đạc là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình chuyển nhà. Toàn bộ đồ đạc phải được đóng gói cẩn thận để tránh trầy xước, dập nát khi di chuyển. Tuy nhiên, khi trời mưa, bạn phải bọc cẩn thận hơn nữa để đồ đạc không bị dính nước có thể dẫn tới hỏng hóc.

Để hạn chế đồ đạc bị hỏng hóc, trước khi để đồ đạc trong các thùng đóng gói thì bạn nên sử dụng các chất liệu chống thấm nước để bọc trước. Nếu bạn cẩn thận hơn nữa thì có thể bọc luôn bên ngoài của thùng đựng để chống nước thấm vào bên trong làm ẩm, nát thùng.

– Phương tiện đi lại:

Vận chuyển đồ đạc trong trời mưa gió thì phương tiện đi lại là điều rất quan trọng. Đồ đạc cần được che chắn cẩn thận, xe phải có mui để tránh mưa gió, đủ chắc chắn để không bị ảnh hưởng khi đi đường.

Với điều kiện giao thông hay bị tắc đường ở Việt Nam như hiện nay, bạn nên hạn chế đi đi lại lại nhiều lần tránh làm tốn thời gian, tăng chi phí vận chuyển, nhất là khi gặp thời tiết không thuận lợi. Vì vậy, hãy lựa chọn cho mình phương tiện di chuyển phù hợp để đảm bảo an toàn cho đồ đạc, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

– Thời gian nhập trạch:

Giao thông ở Việt Nam khá phức tạp, gặp ngày mưa gió, tình trạng di chuyển càng thêm khó khăn hơn, dễ xảy ra những điều bất trắc trên đường đi. Bạn hãy sắp xếp công việc, giờ giấc hợp lí khi chuyển nhà gặp trời mưa để đảm bảo đúng thời gian nhập trạch vì theo phong thủy, ngày giờ gia chủ nhập trạch vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới con đường tài lộc của gia chủ, tình cảm gia đình và các thành viên trong nhà.

Với kinh nghiệm trong ngành trên 15 năm cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình và được đào tạo bài bản, Kiến Vàng sẽ giúp bạn chuyển nhà đảm bảo, đồ đạc bao bọc cẩn thận và được vận chuyển an toàn tới địa chỉ mới, không lo trời mưa, không sợ trời nắng.

Kiến Vàng chúng tôi hiện đã và đang cung cấp dịch vụ cho hơn 3000 cơ quan có nhu cầu vận chuyển nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng dịch vụ của chúng tôi. Thái độ phục vụ tận tâm cùng mức giá luôn tốt nhất trên thị trường hiện nay, Kiến Vàng chúng tôi đảm bảo bạn sẽ không phải lo lắng bất kì điều gì trong quá trình vận chuyển.

chúng tôi

Cúng Giao Thừa Đúng Cách Mang Lại Nhiều May Mắn Trong Năm Mới

Vào đêm 30 Tết hàng năm thì một trong những nghi thức không thể thiếu đó là cúng giao thừa. Chính vì vậy, các gia đình luôn chuẩn bị thật cẩn thận và kỹ càng cho nghi thức cúng giao thừa để chia tay năm cũ và đón một năm mới sắp đến.

bài cúng tất niên Lễ Trừ Tịch (còn gọi là lễ giao thừa)

Theo phong tục của người Việt thì vào giờ phút chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới thì mọi gia đình sẽ làm lễ trừ tịch (để “khu trừ ma quỷ” nên có từ “trừ tịch”). Chính vì lễ trừ tịch được tổ chức vào khoảnh khắc giao thoa của đất trời nên còn có tên là lễ giao thừa. Với mong muốn xua đuổi những điều không tốt của năm cũ và mang lại nhiều may mắn trong năm mới gần tới nên nhà nhà đều làm lễ cúng giao thừa.

Lễ giao thừa để cúng ai?

Quan niệm dân gian truyền lại rằng, cứ hết một năm thì các thần coi việc nhân gian sẽ bàn giao lại công việc cho nhau, nên lễ giao thừa còn có ý nghĩa tiễn thần cũ và đón thần mới. Ngoài ra, các cụ truyền lại rằng trong lúc bàn giao công việc thì có quân đến và quân đi rất vội vã nên có một số quan quân chưa kịp ăn (người trần mắt thịt ta không thể nhìn thấy) đó chính là lý do mà lễ giao thừa cúng ngoài trời.

Trong thời khắc giao thừa thì trên mâm cúng ngoài trời, các gia đình bày các đồ ăn nguội bao gồm như xôi, bánh trái, gà luộc để tỏ lòng thành kính tiễn thần cũ một năm qua đã cai quản gia đình mình và chào đón thần của năm mới xuống. Các thần không thể vào nhà ung dung mâm bát mà chỉ đi qua ăn nhanh chóng hoặc có thể mang theo, thậm chí, chỉ kịp chứng kiến sự thành kính của gia chủ vì việc bàn giao công việc diễn ra rất khẩn cấp.

Lễ cúng giao thừa cần sắm sửa gì?

Vào đêm giao thừa, người ta có thể cúng tại nhiều địa điểm khác nhau như: tư gia, các miếu, đình hay các văn chỉ trong thôn, xóm.

Cách sắp xếp cho lễ cúng cần lưu ý:

– Bàn thờ phải được đặt ở giữa trời.

– Hai ngọn đèn dầu (hoặc nến) và bình hương được đặt trên chiếc hương án.

Các lễ vật cần có: Thủ lợn (có thể thay bằng một con gà), Bánh chưng, trầu cau, vàng mã, mứt kẹo và rượu nước, ngoài ra một số gia đình có chuẩn bị thêm chiếc mũ cho Đại Vương hành khiển. Tuy nhiên, người Việt vốn có quan niệm gà trống biểu tượng cho ngũ đức bao gồm: “văn – võ – dũng – nhân – tín” nên nhiều gia chủ thường dùng gà trống làm lễ vật cúng và để tượng trưng cho mặt trời thì người ta có cài thêm bông hoa hồng đỏ vào miệng con gà.

Tại các ngôi chùa cũng làm lễ cúng giao thừa và lễ vật tất cả là đồ chay. Và ở một số tư gia họ giản tiện hơn chủ yếu là lòng thành nên thường đặt bàn thờ tại trước cửa nhà hoặc ngoài sân. Khi nghe thấy tiếng chuông hoặc trống vang lên là báo hiệu giờ phút trừ tịch đã đến, gia chủ ra khấu lễ sau đó là những người kế tiếp lễ theo và tâm cầu các tân vương sẽ phù hộ độ trì một năm mới bình an, sung túc.

Lý do cúng giao thừa ngoài trời?

Giây phút giao thừa là giây phút vô cùng thiêng liêng, đó là khoảnh khắc giao thoa của đất trời, vạn vật. Và các cụ quan niệm rằng: Mỗi một năm thì Thiên Đình lại thay đổi các quan tiếp quản việc trần gian cũng giống như giới hạ giới ta các vị lãnh đạo cũng làm theo nhiệm kỳ, hết nhiệm kỳ sẽ là người khác lên thay. Nếu như năm nào dưới nhân gian được ấm no, không gặp thiên tai, mùa màng tươi tốt thì đó là vị quan tài giỏi anh minh. Còn ngược lại, dân đói khổ thì đó là vị quan kém cỏi.

Như đã nói ở trên, việc các thần bàn giao công việc diễn ra hết sức nhanh chóng nên các thần không thể vào nhà ung dung mâm bát mà chỉ đi qua ăn nhanh chóng hoặc có thể mang theo, thậm chí, chỉ kịp chứng kiến sự thành kính của gia chủ vì việc bàn giao công việc diễn ra rất khẩn cấp.

Sau lễ cúng giao thừa là lễ cúng Thổ Công

Để tỏ lòng thành kính với vị thần cai quản nhà mình thì các gia chủ sau khi làm lễ cúng giao thừa sẽ làm lễ cúng Thổ công và mâm cúng cho lễ cúng Thổ Công cũng tựa như lễ cúng Giao Thừa.

Các tục lệ diễn ra trong đêm Trừ tịch:

Theo truyền thống bao đời nay của người Việt thì sau khi tổ chức lễ cúng giao thừa thì ở khắp các vùng miền, dân tộc, các gia đình còn có một số tục lệ sau:

– Đi lễ chùa (đình, đền): Sau khi làm lễ cúng giao thừa tại gia, họ cùng nhau đi lễ tại các đình, miếu, chùa để cầu may, xin các Thần, Phật sẽ phù hộ cho bản thân và cả gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, làm ăn tấn tới. Cũng nhân dịp này thì người ta thường rút quẻ đầu năm.

– Chọn hướng xuất hành: Trước khi ra khỏi nhà, họ sẽ chọn giờ cũng như hướng xuất hành. Bởi đi vào giờ đep và đúng hướng sẽ mang lại sự may mắn.

– Hái lộc: Vào ngày đầu năm mới thì ai cũng mong muốn có được nhiều lộc nên ở khắp nơi họ có tục hái một cành cây (cành lộc) để mang về cắm trên bàn thờ cho đến khi cành khô. Tục lệ đó có ngụ ý rằng đây là lộc của đất trời, Thần Phật ban xuống.

– Hương lộc: Vì ngọn lửa là biểu tượng của sự phát đạt nên có những người thay vì hái lộc sẽ xin lộc ở các đình, đền bằng việc đốt một nắm hương sau đó đứng khấn trước bàn thờ và mang hương đó cắm vào bình hương nhà mình như được các Thánh, Phật luôn độ trì trong năm mới.

– Xông đất, xông nhà: Với mong muốn trong năm mới mọi điều tốt đẹp đến với gia đình thì các gia chủ sẽ kén chọn một người xông đất. Người này phải tốt vía và hợp tuổi với chủ nhà và đến vào sớm mồng một như mang theo sự may mắn, dễ dãi cho gia chủ.

Bàn Thờ Ông Địa Nên Đặt Ở Đâu Để Mang Lại Nhiều May Mắn

Bàn thờ Ông địa thông thường sẽ có Ông địa và Thần tài, ngụ ý của việc thờ cúng 2 ông là mong Ông địa phù hộ cho gia đình trong ấm ngoài êm, mọi việc từ làm ăn đến chuyện gia đình đều thuận lợi, buôn may bán đắt. Chính vì thế việc đặt bàn thờ ông địa như thế nào, sắp xếp ra làm sao rất được nhiều gia chủ quan tâm.

Theo quan điểm phong thủy vị trí đặt bàn thờ ông địa thường được đặt ở dưới mặt đất ngay sát cửa ra vào.

Về hướng đặt bàn thờ gia chủ nên đặt theo hướng tốt của chủ nhà hoặc theo hướng đón khí lộc:

Hướng Đông Nam mang lại nhiều may mắn, giúp gia chủ làm ăn phát đạt, thuận lợi, thu được nhiều lợi nhuận, làm ăn phát đạt.

Hướng Tây Bắc mang lại may mắn, bình an cho gia đình mặt khác khiến gia chủ nhận được sự giúp đỡ từ những người khác, gặp dữ hóa lành, có được nhiều khách hàng thân thiết và nhiều người giúp đỡ. Ngoài ra, cách đặt tỳ hưu trên bàn thờ thần tài cũng giúp mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

Ngoài ra, khi xác định vị trí đặt bàn thờ ông địa gia chủ phải xác định vị trí vượng tài trong ngôi nhà của mình, bằng cách sau: Tại tâm của cửa chính bạn mở 1 góc 90 độ quét vào trong, những nơi quét được đó là vị trí Vượng – Tài – Lộc trong nhà, bạn có thể đặt bàn thờ Ông Địa ở đó.

Một nguyên tắc mà gia chủ cần nhớ khi đặt bàn thờ ông địa đó là nên đặt ở dưới đất, sàn nhà, không phải là đặt trên cao như bàn thờ Ông táo, thần, Phật. Ngoài ra, bạn cũng cần đặt bàn thờ Ông địa cần đặt hướng thẳng về cửa chính của nhà để đón nhận nhiều tài lộc, vượng khí.

Một lưu ý quan trọng đó là gia chủ cần đặt hướng bàn thờ ông địa theo mệnh gia chủ:

Gia chủ mệnh Kim nên đặt bàn thờ ông địa quay về các hướng tốt như: Đông Bắc, Tây Bắc , Tây Nam.

Gia chủ mệnh Mộc nên đặt bàn thờ quay về các hướng như: Tây Bắc, Đông , Đông Nam .

Gia chủ mệnh Thủy nên đặt bàn thờ Thần tài thổ địa quay về các hướng như: Tây , Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc.

Gia chủ mệnh Hỏa nên đặt bàn thờ quay về các hướng như: Nam, Đông Nam , Bắc, Đông.

Gia chủ mệnh Thổ nên đặt bàn thờ Thần tài – ông địa quay về các hướng Đông Bắc, Đông Nam .

Bên cạnh những vị trí đặt bàn thờ ông địa hợp lý gia chủ cần tránh những vị trí cấm kỵ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, sự nghiệp của các thành viên trong gia đình cũng như tránh được những xui xẻo không đáng có.

Nên tránh đặt bàn thờ ông địa phía trên hoặc dưới đường dẫn nước thải của ngôi nhà hoặc những nơi ẩm ướt, u ám.

Vị trí đặt bàn thờ ông địa phải cách xa nhà tắm và nhà vệ sinh, tránh làm mất đi sự linh thiêng của cả thần tài và thổ địa.

Tuyệt đối không được đặt bàn thờ ông địa cạnh nhà bếp vì dễ để nước dây vào bàn thờ trong khi nấu nướng.

Ngoài ra, khi chuyển bàn thờ thổ địa thì gia chủ trực tiếp đặt bàn thờ Ông địa, thần tài vào vị trí. Gia chủ cần phải vệ sinh bàn thờ sạch sẽ vì ông địa rất ưa sạch sẽ. Nước dùng phải là nước sạch, khăn mềm chưa qua sử dụng. Gia chủ thường xuyên lau chùi bàn thờ ông địa và tuyệt đối không để dính bụi bẩn, hay vật phẩm trên bàn thờ như: lu hương, lọ hoa ngả nghiêng, lộn xộn dẫn đến việc thờ cúng không linh thiêng. Các tượng, vật dụng trên bàn thờ sau khi vệ sinh thì đặt đúng vị trí, không thay đổi.

Khi sắp xếp bàn thờ ông Địa gia chủ cần lưu ý Ông Địa luôn đặt bên phải, Thần tài bên trái và theo quan niệm phong thủy giữa 2 ông có một lư hương, bình hoa đặt bên phải, đĩa trái cây ngũ quả đặt bên trái, 5 chén nước xếp hình chữ thập đại biểu cho ngũ phương, phát triển thịnh vượng, ở giữa còn phải có 3 lọ muối, gạo, nước đầy để cầu sung túc. Nếu có Ông Cóc thì đặt bên trái, sáng nhớ quay ông ra ngoài, tối quay vào bên trong để giữ lộc cho gia đình.

Tổng kết

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyển Nhà Mới Nên Cúng Gì Thì Mang Lại May Mắn【Giải Đáp 】 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!