Bạn đang xem bài viết Chuyện Người Giữ Vườn Đắc Quả Vị Phật Chỉ Nhờ Dâng Cúng Một Cành Hoa được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lời phát nguyện của người giữ vườn thành tâm cúng dâng Phật cành hoa đẹp. Chính nhờ một lần phát nguyện như thế, mà vị đó trải qua vô lượng kiếp tu hành sẽ trở thành Đức Phật Hoa Thạnh hóa độ chúng sinh nhiều vô số như Đức Phật Thích Ca đã thọ ký.
Thời Phật còn tại thế, khi ấy, Đức Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Một hôm, người giữ vườn cho vua Ba Tư Nặc cắt được một cành hoa đẹp trong vườn, liền mang ra phố. Một người ngoại đạo trông thấy, hỏi rằng:
– Này ông, ông bán cành hoa ấy không?
Người làm vườn đáp:
– Bán!
Người kia liền bước tới trả giá định mua. Bỗng có ông trưởng giả Tu Đạt đến, tức ông Cấp Cô Độc (vì ông hay cứu tế, giúp đỡ cho những người cô độc, bần hàn khốn khổ nên mọi người gọi như vậy), ông cũng muốn mua nên trả giá cao lên gấp đôi. Người ngoại đạo không chịu thua, cũng tăng giá lên nữa. Hai người đều quyết lòng mua cho được cành hoa, nên cuộc đấu giá ngày càng gay cấn, trả giá dần lên tới một trăm ngàn lượng vàng!
Người làm vườn khi ấy tự nghĩ rằng:
– Ông Trưởng giả Tu Đạt đây không phải là người nông nổi. Nay ông ấy quyết lòng mua như vậy, chắc là có duyên cớ chi đây.
Nghĩ như vậy rồi, liền mới hỏi người ngoại đạo rằng:
– Tại sao ông trả giá cao đến như vậy?
Người giữ vườn nhìn thấy Đức Thế Tôn trang nghiêm rực rỡ với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang sáng ngời, liền dâng cành hoa lên trước Phật để cúng dường.Người kia đáp:
– Tôi quyết mua đặng dâng cho thần Na-la-diên (Nārāyana: là một tên khác của thần Vishnu đạo Bà-la-môn).
Người bán hoa lại quay sang hỏi ông trưởng giả Tu-đạt, ông nói:
– Tôi quyết mua để cúng dường Phật.
Người làm vườn nghe vậy hỏi:
– Phật là ai vậy?
Ông trưởng giả Tu-đạt liền giảng nói tường tận công đức của đức Phật Thế Tôn.
Người làm vườn nghe rồi liền tuyên bố rằng:
– Dẫu trăm ngàn lượng vàng, nay tôi cũng quyết không bán nữa, chỉ để tự mình mang đến cúng dường Phật.
Ông Tu-đạt nghe vậy thì vui mừng khôn xiết, liền đưa người làm vườn đến chỗ tinh xá của Phật.
Người giữ vườn nhìn thấy Đức Thế Tôn trang nghiêm rực rỡ với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang sáng ngời, liền dâng cành hoa lên trước Phật để cúng dường.
Nhờ sức thần của Phật, cành hoa liền hóa thành một lọng hoa lớn che bên trên Phật.
Ông có nhìn thấy người giữ vườn dâng cành hoa cúng dường ta chăng? Nhờ công đức ấy, trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa người này sẽ thành Phật hiệu là Hoa Thạnh (Padmottama), hóa độ chúng sinh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.Người giữ vườn nhìn thấy phép mầu ấy, liền phủ phục xuống, chí thành lễ bái Phật và phát lời nguyện lớn rằng:
– Nguyện nhờ công đức cúng dường cành hoa hôm nay, trong đời vị lai tôi nguyện sẽ có thể vì những chúng sinh mù lòa mà cứu giúp cho được sáng mắt, vì những chúng sinh chẳng quy y Phật mà độ cho quy y; tôi sẽ làm cho những chúng sinh không người cứu hộ sẽ được cứu hộ, những chúng sinh không được an ổn sẽ được an ổn, những chúng sinh chưa nhập Niết-bàn sẽ được nhập Niết-bàn.
Khi người ấy phát nguyện rồi, đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.
Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng:
– Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.
Phật bảo A-nan:
– Ông có nhìn thấy người giữ vườn dâng cành hoa cúng dường ta chăng? Nhờ công đức ấy, trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa người này sẽ thành Phật hiệu là Hoa Thạnh (Padmottama), hóa độ chúng sinh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Thế nào là PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ?
Giống như lời phát nguyện của người giữ vườn trong truyện đây chính là PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ.
Chính nhờ một lần PHÁT NGUYỆN như thế, mà vị đó trải qua vô lượng kiếp tu hành sẽ trở thành Đức Phật Hoa Thạnh hóa độ chúng sinh nhiều vô số như Đức Phật Thích Ca đã thọ ký.
Mọi cây đại thụ vĩ đại nhất đều bắt đầu từ một mầm cây bé nhỏ. Nếu như bạn thực hiện được điều này, có nghĩa là bạn vừa gieo một hạt mầm của cây Bồ đề vào dòng luân hồi sinh tử của bạn. Không cần biết là trải qua bao nhiêu kiếp nữa, nhưng chắc chắn một điều rằng, lời nguyện thiêng liêng của bạn sẽ thành hiện thực.
Tất nhiên, một người sau khi PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ chưa thể ngay lập tức xuất hiện kì tích. Người ấy vẫn còn đầy đủ những tham sân si, người ấy vẫn còn hay mắc lỗi vì còn bản ngã. Nhưng những điều đó không có cơ hội để tồn tại lâu.
Chư Thiên trên các tầng Trời không ngừng dõi theo từng bước người ấy bước đi trên con đường dẫn đến Đạo quả Vô Thượng Chính Đẳng Chánh GiácGiống như người tự có la bàn trong tâm, dù có đi giữa rừng già hay giữa sa mạc mênh mông, người đó cũng không sợ bị lạc. Người đã gieo hạt giống Bồ đề vào trong tâm luôn tự tìm ra con đường đúng đắn để đi.
Dù có khó khăn, nguy hiểm, phải vì chúng sinh mà hi sinh thân mạng, cũng không làm người ấy dừng bước.
Chư Thiên trên các tầng Trời không ngừng dõi theo từng bước người ấy bước đi trên con đường dẫn đến Đạo quả Vô Thượng Chính Đẳng Chánh Giác. Vì đó là con đường thiêng liêng mà mười phương Chư Phật đã đi.
Mai An
Công Đức Dâng Hoa Cúng Dường Phật.
Hoa có đặc tính thơm tho trang nghiêm, nhân đó mà được Phật giáo dùng để tượng trưng cho ý nghĩa cao đẹp.
Phật tổ Thích Ca Mâu Ni đang thuyết pháp ở núi Linh Thứu, Đại Phạm Thiên Vương dâng lên cành hoa Kim Sắc Ba La Mật, Phật liền nâng cành hoa lên để thị ý đại chúng, đại chúng đều ngơ ngác, chỉ có ngài Ma Ha Ca Diếp “Phá nhan vi tiếu – mỉm miệng cười”. Ngài nói: “Đây là Pháp môn không lập văn tự, truyền ngoài giáo điển, hiện tại giao cho Ma Ha Ca Diếp”. Nhân thế mà Thiền Tông tôn ngài Ma Ha Ca Diếp làm Sơ Tổ. Thành ngữ “Phá nhan vi tiếu – miệng mỉm cười” nầy cũng nói rõ việc dâng hoa cúng Phật, đã có từ thời Ngài còn tại thế.
Hoa dùng để cúng dường chư Phật Bồ tát là chỉ cho các loại hoa thực vật, tiếng Phạn dịch là “Bổ Thệ Ba”, kinh Phật thường gọi là “Hoa”, Phật giáo Ấn Độ, hoa cúng dường là 1 trong 6 món dùng để dâng cúng Phật Bồ tát, các món cúng dường nầy đều có sự biểu trưng.
– Hoa tiêu biểu cho bố thí, vì bố thí thì khiến cho người sanh hoan hỉ.
– Hương tiêu biểu cho trì giới, vì trì giới thì hạnh nghiệp thơm lừng.
– Đèn tiêu biểu cho nhẫn nhục, vì nhẫn nhục thì chuyển lửa sân hận làm ánh sáng lớn (đại quang minh).
– Đồ (nước) là tiêu biểu cho tinh tấn, vì tinh tấn thì sẽ đượm nhuần pháp thân.
– Quả tiêu biểu cho thiền định, vì thiền định thì hay thành tựu được quả Phật.
– Nhạc tiêu biểu cho trí huệ, vì trí tuệ thì hay sanh ra các pháp.
Đem hoa dâng lên chư Phật Bồ tát gọi là Hiến Hoa, đem hoa rải lên Phật đài, đạo tràng… gọi là Tán hoa.
Trong Kinh điển Phật giáo thường đề cập đến hoa báu từ trên trời rơi xuống, như phẩm Thí Dụ kinh Pháp Hoa: “Nếu lúc muốn đi thì có hoa báu đỡ chân”. Hoa báu là chỉ cho các loại trân bảo hợp thành.
Kinh Vô Lượng Thọ chép: “Tất cả chư Thiên, đều dâng trăm ngàn hoa hương ở cõi trời, muôn thứ kỹ nhạc để cúng dường Đức Phật”.
Kinh Pháp Hoa chép: “Có đến 10 thứ cúng dường. Lại đem hoa để ở đầu tiên nhân vì hoa rất thơm, đẹp dùng để trang nghiêm”.
Cho nên đem hương thơm thanh khiết của hoa dâng lên trang nghiêm cúng dường Phật. Ngoài ra hoa còn là một biểu pháp, nhân vì những khí vật trong nhà Phật đều có hàm ý tiêu biểu. Trước Phật cúng hoa vì hoa tiêu biểu cho nhân, sau khi hoa nở thì kết trái, hoa tiêu biểu cho 6 độ muôn hạnh. Hoa tiêu biểu cho thiền định, đem công đức tu thiền định để cúng dường Phật. Tất cả công đức đều là từ trong thiền định mà khơi mở, chỉ có công đức thiền định mới hay đoạn trừ phiền não, sạch hết sanh tử, cuối cùng chứng được quả Phật. Đem hoa cúng Phật sẽ được nhiều công đức phước báu thù thắng”.
Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt Kinh chép: “Dâng hoa cúng Phật được 10 thứ công đức:
1/ Ở thế gian thường tốt đẹp như hoa.
2/ Trên thân không có mùi hôi dơ.
3/ Phước đức và giới hạnh lan tỏa khắp nơi.
4/ Sanh ở chỗ nào lỗ mũi không hư hoại hay phân biệt được mùi của các loài hương.
5/ Ở thế gian mà vượt hơn thế gian được mọi người kính ngưỡng.
6/ Thân thường giữ được mùi hương thơm sạch.
7/ Ưa thích nghe chánh pháp, thọ trì đọc tụng.
8/ Có phước báu rộng lớn.
9/ Mạng chung sanh về cõi trời.
10/ Mau chứng được đạo Niết Bàn”.
Theo Kinh Vô Lượng Thọ chép: “Bốn loại hoa trước được trang nghiêm ở cõi Cực Lạc”.
Theo Kinh Pháp Hoa chép: “Bốn loại hoa sau từ trên cõi trời rơi xuống, là thứ 3 trong 6 tướng lành. Dùng hoa cúng Phật trong kinh cũng xác định rõ ràng, không phải hoa gì cũng cúng được”.
Đà La Ni Tập Kinh, quyển 6 chép: “Hoa cây cúng dường thì có cành liễu, bá diệp, trúc, hoa tạp, quả chi,… hoa có mùi hôi, cây gai sanh hoa hoa có vị đắng cai, hoa không có tên… đều không nên đem cúng”.
Hiện tại trong chùa, ngoài việc dùng hoa tươi cúng Phật, còn có dùng giấy, lụa, vàng để chế thành hoa, cúng ở trước Phật. Việc cúng hoa trong Phật giáo biểu đạt được tấm lòng kiền thành, lại cũng là việc gieo trồng công đức phước báu, trí huệ tốt đẹp trong cuộc sống hiện tại và tượng lai, từ đó cũng trang sức cho hoàn cảnh tự viện tốt đẹp.
Dâng Hoa Cúng Phật: Luận Về Ý Nghĩa
Bên cạnh dâng nước, dâng quả thì dâng hoa cúng Phật cũng là hoạt động thường quy khi lễ Phật. Vậy trong Phật giáo hoa tượng trưng cho điều gì? Và dâng hoa lên cúng Phật có ý nghĩa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Dâng hoa cúng Phật tượng trưng cho Lục độ vạn hạnh Bồ Tát
Trong Phật pháp, hình ảnh hoa tượng trưng cho Lục độ vạn hạnh Bồ Tát. Bao gồm Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ.
Bố thí và Trì giới
Bố thí là hành động san sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Hành động bố thí con người làm mỗi ngày là bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy.
Bố thí tài là mang tiền bạc, vật chất, tinh thần, thể chất của mình giúp đỡ người khó khăn. Mong muốn họ có thêm tinh thần, nghị lực để vươn lên.
Bố thí pháp là mang tiền bạc của mình thực hiện ấn tống tượng Phật, kinh sách. Hay mang những lời lẽ tốt đẹp, chân lý đúng đắn Phật dạy để khuyên răng người đời. Giúp người đời hiểu về đúng sai, tâm thanh tịnh và tu đức nhân quả.
Bố thí vô úy là sự bất sợ hãi. Hãy thực hiện phóng sanh, mang niềm vui, hạnh phúc đến cho người khác.
Trì giới là hành động giữ gìn giới luật nhà Phật. Sống thanh tịnh và thực hiện theo đạo giới tốt đẹp của minh.
Nhẫn nhục và Tinh tấn
Phật pháp có lời Tất cả pháp muốn thành tựu đều bắt đầu từ nhẫn nhục. Người biết nhẫn nhục ít sẽ thành công ít. Người biết nhẫn nhục nhiều sẽ thành công nhiều. Thế nên, nhẫn nhục là gốc để chuyển xấu thành tốt.
Tinh tấn là thái độ chuyên cần, siêng năng và chăm chỉ trong công việc. Khi thực hiện bất kỳ điều gì, cần tinh tấn để phấn đấu đến thành công.
Thiền định và Trí huệ
Thiền định là sự tập trung tư duy, tâm ý vào đối tượng nhất định. Thiền định là phương pháp tu tư duy, tập trung suy nghiệm, suy cứu bằng tâm thức. Thiền định thể hiện cái tĩnh tại giữa hư không, dùng tâm thanh tịnh để nghiệm lý đúng sai.
Trí huệ là sự quyết đoán, lựa chọn đúng sai. Trí huệ biểu hiện ở sự thông minh và tư duy nhanh nhạy. Với Phật pháp, trí huệ là công phu tu tập, thiền định nhờ giữ đạo giới. Sự thuyết pháp của Đức Phật luôn ứng với chân lý và căn cơ chúng sanh. Điều quan trọng là chúng sanh phải minh thông trí huệ để đón lấy những lẽ phải ấy.
Ý nghĩa của việc dâng hoa cúng Phật
Hoa là biểu tượng cao đẹp và chân quý trong Phật giáo. Dâng hoa lên cúng Phật thể hiện cho những điều tốt đẹp, thơm tho, thiện lành. Đó là những điều cao quý con người muốn dâng lên cho Đức Phật.
Dâng hoa cúng Phật thể hiện lòng ngưỡng mộ, thành kính đối với chư Phật mười phương. Thông qua những tràng hoa tươi tắn, con người muốn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn. Thầm cảm ơn phước lành mà Đức Phật đã mang đến cho chúng sanh.
Dâng hoa lên tượng Phật còn hàm nghĩa về sự tu nhân của con người. Xưa nay, con người vẫn luôn sinh tồn trong vòng xoay của triết lý nhân quả. Cũng như lời Phật dạy gieo nhân nào sẽ gặp quả ấy. Thế nên, con người luôn muốn tu nhân tích đức, làm điều tốt đẹp để được an lành.
Mỗi loài hoa đều tỏa hương, khoe sắc và thể hiện những điều tốt đẹp nhất. Khi dâng hoa lên cúng Phật, con người cũng mong nguyện được Phật ban phước lành.
Công Đức Cúng Dường Một Bó Hoa Đến Phật
Nghiệp chướng của người nữ so với người nam vẫn luôn nặng hơn. Sinh ra làm một người đàn bà, dầu trên bất cứ phương diện nào cũng không thắng được một người đàn ông. Vì thế, người đàn bà nào trên thế giới này cũng phải sinh tâm tàm quý đã sinh làm thân nữ.
Thời quá khứ có một cô gái, vì muốn sám hối nghiệp chướng của mình và muốn các đời sau không còn thọ thân nữ nữa, mới đem một bó hoa tươi thắm và thơm ngào ngạt đến chùa dâng cúng đức Phật. Cô chí thành đảnh lễ tượng Phật và sau đó, ra khỏi chùa đến cửa lớn thì vừa vặn gặp một vị tỳ-kheo. Cô hỏi:
– Bạch thầy, đem một bó hoa cúng Phật được bao nhiêu phước báo?
Vị này đáp:
– Tôi là người mới xuất gia tu học, chưa rõ lắm về điều cô muốn hỏi. Nhưng tôi có thể đưa cô đến gặp một vị đã chứng quả A-la-hán, và cô có thể hỏi ngài.
Vị xuất gia sơ học bèn đưa cô gái đến gặp vị A-la- hán, và đem vấn đề cô gái hỏi ra thưa thỉnh ngài. Vị A-la-hán trả lời:
– Công đức cô đem một bó hoa cúng Phật, khiến kiếp tới cô sẽ không sinh làm thân nữ nữa, được sinh lên cõi trời hưởng phúc suốt một vạn kiếp mà phước báo vẫn chưa hết. Sau đó, còn phước báo nào nữa thì tôi không đủ sức biết được.
Vị A-la-hán không trả lời được cho cô gái một cách hoàn mãn khiến cô vẫn còn bất an. Vị A-la-hán bèn nói:
– Cô ở đây chờ một chút, tôi lên cung trời Đâu Suất thỉnh giáo Bồ Tát Di Lặc.
Vị A-la-hán nói xong, lập tức đằng không lên cung trời Đâu Suất, hỏi Bồ Tát Di Lặc:
– Có một tín nữ cúng Phật một bó hoa và sám hối nghiệp chướng trong quá khứ. Công đức của cô như thế, nói cho đến cùng tận thì được bao nhiêu?
Nhưng ngài Bồ Tát Di Lặc cũng không thể biết hết được tường tận vấn đề này, ngài bảo khi nào ngài chứng quả Phật thì mới biết rốt ráo được!
Xem thế mới biết, cúng Phật một bó hoa thôi mà được công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn, không thể so sánh. Chỉ cần mọi người chịu phát tâm tu công đức cho nhiều, bố thí cho nhiều, thì không những có thể làm cho nghiệp chướng tiêu trừ, mà phước báo đạt được thì không thể nào hiểu cho tận cùng được!
Truyện cổ Phật Giáo – Diệu Hạnh Giao Trinh Việt dịch
Chia sẽ với
Thư điện tử
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyện Người Giữ Vườn Đắc Quả Vị Phật Chỉ Nhờ Dâng Cúng Một Cành Hoa trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!