Bạn đang xem bài viết Chuẩn Bị Chè, Xôi Cúng Đầy Tháng Cho Bé Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xôi cúng đầy tháng cho bé.
Mâm cúng đầy tháng cho bé sẽ không thể thiếu được 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn. Xôi cúng đầy tháng được làm từ những hạt nếp dẻo dai với quan niệm mang lại sức khỏe cho trẻ. Việc chọn ngày cúng đầy tháng cho bé cũng như việc chọn loại xôi cũng phụ thuộc vào giới tính. Thông thường nếu là bé gái thì cúng xôi gấc còn bé trai thì cúng xôi nếp cẩm.
Nhận đặt mâm cúng đầy tháng bé TRAI trọn gói
Nhận đặt mâm cúng đầy tháng bé GÁI trọn gói
Nấu xôi gấc cúng đầy tháng cho trẻ
Bước 1: Trộn đều hạt gấc, nếp cùng với 1 thìa đường để nếp có màu đỏ tự nhiên sau đó loại bỏ phần hạt gấc đi.
Bước 2: Cho nếp vào khay và hấp khoảng 30 phút.
Bước 3: Đổ đều hỗn hợp nước cốt dừa và dầu ăn lên xôi, đậy nắp nồi và hấp thêm 20 phút.
Xôi nếp lá cẩm.
Bước 1: Lấy phần lá cẩm rửa sạch. Sau đó đun sôi cùng 1 ít nước, loại bỏ phần bã, chỉ lấy nước cốt.
Bước 2: Ngâm nếp trong nước lá cẩm qua đêm. Cho gạo nếp vào rổ, để ráo rồi đổ vào khay hấp cùng 1 chút xíu muối sạch.
Bước 3: Rưới hỗn hợp nước cốt dừa, đường, dừa nạo vào khay hấp và hấp thêm khoảng 10 phút nữa.
Ngoài 2 loại xôi trên, các mẹ có thể chuẩn bị các loại xôi như xôi vò, xôi dừa, xôi đậu, xôi lá nếp,… đều được.
Lễ đầy tháng cho bé nên cúng chè gì?
Theo truyền thống dân gian nếu là bé gái thì dùng chè trôi nước để cúng, còn nếu là bé trai thì cúng chè đậu trắng. Các cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ 12 chén chè nhỏ dùng để cúng 12 Bà Mụ và 1 chén chè lớn hơn để cúng kính Đức Ông.
Bước 1: Nấu nhừ đậu xanh rồi nghiền nhuyễn và trộn đều cùng dừa khô và đường cát, nặn thành từng viên nhỏ.
Bước 2: Trộn bột nếp với nước rồi nhào cho mịn dẻo, sau đó vo tròn và cho nhân đậu viên ở trên vào giữa.
Bước 3: Đun một nồi nước và đường nâu cho đến sôi rồi thả bánh vào.
Bước 4: Cho hỗn hợp nước cốt dừa, bột năng và ít muối, đun nhỏ lửa kết hợp khuấy đều cho đến khi nước sệt lại là được.
Cách làm chè đậu trắng cho ngày đầy tháng của bé trai
Chè đậu trắng tượng trưng cho sự đỗ đạt trên đường học vấn cho bé trai
Bước 1: Gạo nếp rửa sạch, ngâm với nước lạnh và ít muối qua đêm.
Bước 2: Đậu trắng rửa sạch ngâm đậu qua từ 4 đến 5 tiếng. Sau đó cho vào nồi và hầm đến khi hạt đậu mềm thì vớt ra, để ráo.
Bước 3: Hòa tan nước cốt dừa + nước lọc + 1 ít nước sạch.
Bước 4: Gạo nếp đã ngâm, để ráo nước, đun sôi cùng với nước đến khi hạt gạo nở bung thì cho thêm đường.
Bước 5: Cho đậu vào nồi đun cùng và kết hợp khuấy đều trên lửa nhỏ cho đến lúc sánh đặc thì tắt bếp.
Bước 6: Cho chè ra bát và rưới hỗn hợp nước cốt dừa cùng bột năng đã đun sôi lên
Chuẩn Bị Cúng Đầy Tháng Cho 2 Bé Sinh Đôi Như Thế Nào?
Cúng đầy tháng cho 2 bé sinh đôi có cần chuẩn bị gấp đôi lễ vật không? Có gì khác biệt so với lễ cúng thông thường? Cần lưu ý những chi tiết gì? Tất cả những thắc mắc tương tự sẽ được chúng tôi nói tới trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Cúng đầy tháng cho 2 bé sinh đôi có gì khác?
Khá nhiều người thắc mắc không biết cúng đầy tháng cho 2 bé sinh đôi cần những gì? Liệu họ có thể làm gộp giống như với một trẻ được không? Thực tế có khá nhiều quan niệm khác nhau trong vấn đề này.
Tuy nhiên, nhiều người có kinh nghiệm lâu năm, am hiểu về lĩnh vực này cho biết. Khi cúng đầy tháng cho 2 bé sinh đôi, bạn cần chuẩn bị gấp đôi số lễ vật so với một bé.
02 con gà hoặc con vịt luộc.
24 miếng trầu têm cánh phượng đỏ.
24 đĩa xôi.
24 chén chè.
01 bộ giấy dúng và 02 bộ đồ thế ghi tên hai trẻ. Việc này nhằm mục đích hóa giải điều xui, tránh ốm vặt cho bé sau này.
Cau tươi.
02 đĩa xôi lớn.
02 tô chè lớn.
02 mâm ngủ quả và 02 mâm cơn mặn đủ cơm, canh rau, món xào.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị nước, muối, gạo, đèn, nhang,…với số lượng gấp đôi so với khi làm lễ cúng đầu tháng cho một bé.
Sở dĩ có phong tục cúng đầy tháng cho 2 bé sinh đôi là vì gia đình muốn khai báo thành viên mới với Tổ tiên.
Đồng thời thông qua sự kiện này, họ cũng gửi lời cảm tạ đến với 12 bà Mụ, một đức Ông và ba đức Thầy. Người ta quan niệm chính những vị này đã đưa bé đến với gia đình.
Họ giúp trẻ sở hữu diện mạo xinh đẹp, xua đuổi tà khí xung quanh. Riêng ba đức Thầy và một đức Ông còn ban phát trí tuệ, sự thông minh cho trẻ.
Vì thế sau này bé sẽ là người thành đạt, công thành danh toại. Nhiều gia đình còn cho rằng, nếu không làm lễ cúng đầu tháng, các vị trên sẽ trách giận vì không biết tới họ.
Điều này dẫn tới việc quấy quả, bé thường xuyên khóc thét không rõ lý do. Cũng có trường hợp cho rằng bé hay ốm yếu, đi ngoài mất nước thường xuyên vì không khai báo với Tổ tiên khiến các ngài nổi giận.
Chính vì thế, hãy gọi cho chúng tôi ngay sau bài viết này để được tư vấn chi tiết hơn về lễ cúng đầy tháng cho 2 bé sinh đôi. Tin rằng, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí đáng kể và giảm bớt những rắc rối trong khâu chuẩn bị đồ cúng.
Lễ Vật Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái Chuẩn Bị Như Thế Nào Là Đúng?
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái chuẩn bị như thế nào là đúng? Sau 30 ngày làm quen với môi trường sống ngoài bụng mẹ, em bé giờ đây sẽ được ra mắt tổ tiên dòng họ thông qua lễ cúng đầy tháng. Vậy cha mẹ cần phải chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái như thế nào, cách cúng và bày mâm ra sao? Đó luôn là câu hỏi được đặt ra cho nhiều gia đình trẻ.
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì?
Cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng mụ, là phong tục lâu đời của các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Thông thường, để cảm tạ 12 Bà Mụ đã có công coi sóc và phù hộ từ khi thụ thai cho đến lúc chào đời, gia đình sẽ cúng lễ đầy tháng. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau đây để chuẩn bị chu đáo các lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái.
Xôi, chè là 2 món tuy đơn giản nhưng nhất định không được thiếu trong mâm cúng đầy tháng. Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái được bày thành 2 mâm, 1 mâm cho 12 Bà Mụ và 1 mâm cho Đức Ông. Mâm của 12 Bà Mụ gồm những lễ vật sau:
Xôi chia thành 12 dĩa nhỏ (thông thường là xôi gấc hoặc xôi 3 màu)
Chè chia thành 12 dĩa nhỏ (nếu là con gái nên cúng chè trôi nước)
Cháo trắng 12 chén nhỏ
2kg thịt heo quay xếp đều 12 dĩa có kèm bánh hỏi
Nước hoặc rượu rót đều 12 ly nhỏ
Bánh kẹo trẻ con chia thành 12 dĩa nhỏ
Những lễ vật này sẽ được đặt trên 1 chiếc bàn lớn, đặt cách bàn cúng Đức
ông chừng 10 phân. Do nhiều lễ vật nên mâm cúng 12 Bà Mụ sẽ đặt trên bàn to hơn mâm
cúng dành cho Đức Ông. Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái trên mâm cúng Đức Ông gồm có:
1 tô chè đặt chính giữa 3 dĩa xôi lớn
1 tô cháo lớn
1 con gà cúng, luộc nguyên con để tréo cánh
1 miếng thịt heo quay để nguyên đặt trên dĩa
Bên cạnh đó, gia đình còn có thể đặt thêm trái cây, bình hoa hoặc bánh kem để trang trí cho bàn cúng. Trái cây có thể chọn các loại tùy theo mùa hoặc sẵn có, miễn sao là loại phù hợp dùng để cúng và không làm mất vẻ trang nghiêm. Bình hoa và bánh kem có thể chọn theo giới tính của cháu bé hoặc sở thích của gia đình. Các loại hoa phù hợp hoặc một chiếc bánh kem có in hình xinh xắn sẽ giúp cho mâm cúng trở nên sinh động và gần gũi hơn.
Cách chọn ngày giờ và sắp xếp bàn cúng: Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái, gia đình còn cần phải đặc biệt chú ý đến yếu tố chọn ngày giờ và cách bày trí mâm cúng.
Chọn ngày giờ cúng đầy tháng cho bé gái:
Theo phong tục người Á Đông, hễ gia đình có dịp gì quan trọng như cưới hỏi, đầy tháng, thôi nôi, xây nhà,… đều tìm đến thầy phong thủy để xem ngày giờ. Cúng đầy tháng cho bé gái không nhất thiết phải xem ngày giờ qua kỹ, cứ theo cách tính sau đây gia đình vẫn có thể chọn được thời gian thích hợp.
“Gái lùi 2, trai lùi 1”. Đây chính là cách tính ngày cúng đầy tháng đúng theo phong tục tập quán được lưu truyền từ thời xưa cho đến ngày nay. Ngày cúng đầy tháng cho bé gái, là ngày trước ngày đầy tháng 2 ngày và phải tính theo lịch âm.
Vào ngày này, gia đình có thể chọn cúng vào buổi sáng sớm hoặc lúc trời chạng vạng chiều tối. Sở dĩ có cách chọn như thế, là vì muốn tránh thời gian trong ngày, vì theo quan niệm ngày xưa, trong ngày là lúc con người lao động vất vả. Nên chọn sáng sớm vì đó là lúc năng lượng tràn trề, hoặc buổi chiều tối khi con người chuẩn bị nghỉ ngơi.
Gia đình cần chuẩn bị 2 chiếc bàn, 1 to 1 nhỏ để đặt 2 mâm cúng. Bàn lớn đặt mâm cúng 12 Bà Mụ, bàn nhỏ đặt mâm cúng Đức Ông. Hai bàn này cách nhau chừng 10 phân, bàn nhỏ đặt phía trên và bàn lớn đặt phía dưới.
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái có thể xếp theo vòng tròn ngắn hoặc dài tùy theo hình dáng của chiếc bàn. Cách sắp xếp lễ vật phải tuân theo quy tắc “Đông bình, Tây quả”, nghĩa là bông để phía Đông còn trái cây đặt ở phía Tây. Nên chọn vị trí đặt bàn cúng ở nơi trang nghiêm, phía trước bàn thờ tổ tiên hoặc đặt ngay giữa nhà, phía cửa ra vào.
Cúng đầy tháng cho bé gái hay trai đều không quá khác nhau, quan trọng là cách chuẩn bị lễ vật sao cho phải thật chu đáo và đầy đủ. Để có được sự chỉn chu đó, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái để có được buổi cúng đầy tháng thật trọn vẹn cho con của mình.
Làm Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Bé Như Thế Nào?
Theo phong tục nước ta, trẻ con sinh ra được tròn một tháng thì được bố mẹ làm lễ cúng đầy tháng – lễ cúng đầy tháng trước là để tạ ơn Mụ bà và Đức ông (Ông bà ta xưa quan niệm rằng đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên này) đã phù trợ cho “mẹ tròn con vuông”, sau là để trình với nội – ngoại, họ hàng, lối xóm về đứa cháu sau một tháng chào đời. Lễ đầy tháng là chức mừng cho đứa trẻ sinh ra hòa nhập với thế giới con người và sống khỏe mạnh, được nâng niu, chúc tụng, để cộng đồng có trách nhiệm giúp đỡ, cưu mang, che chở…
Ông bà ta xưa quan niệm rằng đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa Đầu thai) hay còn gọi là 12 Mụ Bà nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc… xấu hay đẹp cũng là do tay các Mụ Bà nặn ra.
Đứa trẻ vừa mới chào đời hãy còn xa lạ với thế giới xung quanh.Trẻ phải luôn được mẹ ôm ấp, để nghe nhịp đập con tim, hơi thở của mẹ như hồi nằm trong bụng mẹ để dần tiếp xúc, quen dần và thích nghi với mọi thứ từ thế giới bên. Cho nên khi trẻ vượt qua 30 ngày đầu và khỏe mạnh thì cha, mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng ăn mừng còn gọi là lễ cúng đầy tháng.
1. Mụ bà Trần Tứ Nương, coi việc sanh đẻ (chú sinh)2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sinh)3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)4. Mụ bà Lưu Thất Nương, coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, coi việc chăm sóc bào thai (an thai)6. Mụ bà Lý Đại Nương, coi việc chuyển dạ (chuyển sinh)7. Mụ bà Hứa Đại Nương, coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)8. Mụ bà Cao Tứ Nương, coi việc ở cữ (dưỡng sanh)9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, coi việc giữ trẻ (bảo tử)12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ
Ngoài ra, còn có 3 Đức ông: Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho bé trong tương lai (không phải 13 đức thầy).
Chuẩn bị lễ vật cúng lễ đầy tháng cho bé
Một số gợi ý như sau:– Cúng Mụ bà3 đĩa xôi3 tô chè12 chén chèHàng mã (giấy tiền vàng bạc)
– Cúng Đức ông3 chén cháo1 con vịt chéo cánh luộc chínHàng mã (giấy tiền vàng bạc)1 tô cháo
Ngoài ra, có thể sử dụng thêm những vật cúng khác như:– 12 đôi hài xanh– 12 nén vàng màu xanh– 12 bộ váy áo xanh– 12 miếng trầu cánh phượng– 12 bộ đồ chơi– 12 con cua– 12 con ốc– 12 con tôm– Bánh kẹo, hoa quả,… chia thành 12 phần bằng nhau.
Bài cúng trong lễ đầy tháng cho bé
Sau khi bày lễ vật, một trưởng tộc hoặc người biết thực hành nghi lễ, thắp ba nén hương khấn nguyện: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại…) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.
Sau nghi thức cúng kính là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Đứa bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thấp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:Mở miệng ra cho có bông, có hoa,Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…
Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.
Lễ đầy tháng là hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu, qua đó cho thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng con người không chỉ biết có hiện tại, tương lai, mà còn nhận rõ truyền thống văn hóa mang tính bản sắc của gia đình – xã hội. Đồng thời Lễ đầy tháng còn là sự biểu hiện của những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ trước đối với các thế hệ kế thừa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chuẩn Bị Chè, Xôi Cúng Đầy Tháng Cho Bé Như Thế Nào? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!