Xu Hướng 3/2023 # Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi Chùa Tiêu Biểu Của Người Hoa Cà Mau # Top 4 View | Apim.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi Chùa Tiêu Biểu Của Người Hoa Cà Mau # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi Chùa Tiêu Biểu Của Người Hoa Cà Mau được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa Cà Mau

Chùa Bà Thiên Hậu người dân địa phương còn gọi là chùa Bà Mã Châu tọa lạc tại số 68, Lê Lợi, P.2, thành phố Cà Mau. Ngôi chùa có vị trí đắc địa phía trước giáp ngã 3 sông Cà Mau, chùa Bà Thiên Hậu là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Hoa Cà Mau.

Trong suốt hàng trăm năm qua, kể từ những người Hoa đầu tiên vượt biển di dân từ quê hương mình đến nước ta để lập nghiệp, tạo dựng một cuộc sống mới thì họ cũng mang theo không ít nét đặc trưng của nền văn hóa phương Bắc, góp phần làm phong phú hơn cho nền văn hóa nước Nam. Và tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu, hiện vẫn được đông đảo người Việt, nhất là khu vực Nam Bộ và những gia đình người Việt gốc Hoa sùng bái.

Miếu Bà Thiên Hậu được xây dựng ở nhiều nơi trong tỉnh Cà Mau: miếu ở phường 2, TP Cà Mau; miếu ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời; miếu ở xã Phú Hưng, huyện Cái Nước; miếu ở thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình… Trong đó, Miếu Bà Thiên Hậu ở phường 2, TP Cà Mau (người dân quen gọi là Chùa Bà, hay Chùa Bà Thiên Hậu) là nơi được biết đến nhiều nhất.

Có nhiều truyền thuyết về Bà Thiên Hậu, Bà có tên là Lâm Mật Nương, sinh vào ngày 23/3 âm lịch, khoảng năm Công nguyên 960, có dị bản cho rằng Bà tên thật là Mi Châu, vì vậy mới gọi là Mã Châu.

Bà là người phát hiện ra loại rong biển nấu ra thạch làm thức ăn và tìm ra dầu ăn được ép từ cây thuộc họ vừng (mè) giúp dân nghèo qua những trận đói kéo dài. Từ năm 6 tuổi, Bà đã thông thạo Kinh Thư, Kinh Thi, giỏi y lý, biết bốc thuốc chữa bệnh miễn phí giúp dân nghèo. Lớn lên ở vùng biển nên Bà tinh thông khí tượng, thiên văn, thủy triều vì thế các tàu cá, thương thuyền trước khi ra khơi thường tham khảo ý kiến của Bà. Vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch năm 988, Bà không bệnh tật mà tự nhiên qua đời.

Người dân ở Phúc Kiến tôn Bà là Thần Biển, nên di cư đến đâu đều lập đền thờ đến đó. Vì thế, nơi nào có nhiều cư dân người Hoa Phúc Kiến sinh sống thường xuất hiện đền, miếu thờ Bà Thiên Hậu. Tương truyền, sau khi Bà thăng thiên, nhiều ngư dân vẫn thấy Bà bay lượn trên biển cả, cứu giúp người bị nạn. Bà được dân gian suy tôn là Thiên Thượng Thánh Mẫu.

Chùa có tên chữ là Thánh Hậu Cung. “Cung”, trong tiếng Hán có nghĩa là “miếu”, nhưng người Việt không quen sử dụng từ “miếu” mà chỉ quen dùng từ “chùa” với ý nguyện nâng giá trị tâm linh của miếu lên một bậc.

Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng năm 1882 bởi những bởi những di dân người Hoa đến sinh cơ lập nghiệp tại Thới Bình, ban đầu, chùa Bà Thiên Hậu chỉ là một mái lá đơn sơ. Năm 1903, Hội người Hoa Cà Mau đã chung sức xây dựng lại với lối kiến trúc đậm sắc thái thời nhà Minh với hình ảnh quả ấn nhìn từ chánh điện.

Bên trong chùa có lối kiến trúc theo thế Thiên tỉnh (Giếng trời). Chùa cất bằng các bệ đá được chở từ cảng Hạ Môn – Phúc Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) sang. Giữa tiền sảnh chùa có dòng chữ đỏ Thiên Hậu Cung (Miếu Thiên Hậu), Hà thanh hải yến (Thiên hạ thái bình), đôi con kỳ hươu tả hữu tượng trưng cho sự bằng an kiết tường.

Trong chính điện, không khí hết sức trang nghiêm, xung quanh có nhiều câu đối màu đỏ, khói nhang luôn nghi ngút, huyền ảo. Giữa chánh điện thờ tượng Bà, bên dưới điện thờ thần Hổ, hai bên tả hữu thờ Thổ thần và Thần hoàng bổn cảnh.

Qua các đợt trùng tu, chùa Bà vẫn giữ nét uy nghiêm, cổ kính ban sơ với những hình tượng, con người… đi từ truyền thuyết. Vẫn mái ngói uốn hình rồng bay, vẫn cột gỗ nhẵn bóng trụ trên phiến đá đẽo gọt công phu, vẫn những bức hoành phi câu đối sơn son thếp vàng ẩn trong quần thể chung đạt nét trầm rất riêng tư…

Hàng năm, vào ngày Vía Bà (23 tháng 3 âm lịch), tại chùa Bà Thiên Hậu thường tổ chức lễ cúng lớn với nhiều nghi thức cúng tế, trong đó, có có lễ tắm tượng, thay xiêm y mới.

Ngoài ra, còn có các hoạt động văn hóa, thu hút khách thập phương đến chiêm bái cầu mong được Bà phù hộ, che chở, làm ăn phát đạt, gia đạo bình an, gặp nhiều điều tốt lành, cuộc sống ấm no…

Các ngày Rằm, đặc biệt là Rằm tháng Giêng, khách du lịch Cà Mau về hành hương hội tụ rất đông để dâng hương, cầu quốc thái dân an, buôn bán thuận lợi, cầu tài lộc, sức khỏe… vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà.

Cần Thơ – Cà Mau – Châu Đốc

DU LỊCH DỊP LỄ 30/4

HÀ NỘI – CẦN THƠ – BẠC LIÊU – CÀ MAU – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ

CHÂU ĐỐC – MIẾU BÀ CHÚA SỨ – CĂN NHÀ MÀU TÍM

Thời gian: 4 ngày 3 đêm

Phương tiện : Vietnamairlines + Ô tô

LỊCH KHỞI HÀNH

Ngày khởi hành

Chuyến đi

Giờ đi

Chuyến về

Giờ về

SL chỗ

Tình trạng

30/4 – 3/5/2021

VN1207

15h50

VN1206

18h50

25

Khách sạn tại Cà Mau

Mường Thanh Luxury 5*

Khách sạn tại Cần Thơ

Ninh Kiều Riveside 4*

NGÀY 1 : HÀ NỘI – CẦN THƠ                                                                   ( Ăn  tối )

13h00: Quý khách có mặt tại Sân bay Nội Bài. Nhân viên tại sân bay sẽ đón đoàn hỗ trợ làm thủ tục  (Công ty du lịch sẽ làm check in online trước cho Quý khách).

15h50: Chuyến bay mang ký hiệu VN1207 cất cánh đưa đoàn đi sân bay Cần Thơ

18h10: Đến sân bay Cần Thơ, xe và hướng dẫn viên địa phương đón đoàn khởi hành về nhà hàng dùng bữa tối, sau đó trở về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi.

Tối: Đoàn tự do khám phá thành phố Cần Thơ về đêm

Đoàn nghỉ đêm tại Cần Thơ – khách sạn Ninh Kiều Riveside 4*

NGÀY 2 : CĂN NHÀ MÀU TÍM – BẠC LIÊU – CÀ MAU             ( Ăn sáng, trưa, tối )

06h30: Đoàn trả phòng, ăn sáng tại khách sạn, Xe đưa Quý khách khởi hành đi tham quan  “ Căn nhà màu tím – Coffee – Phim trường”, là địa điểm thưởng thức cà phê, phim trường. Đúng như tên gọi, từ căn nhà, chi tiết trang trí đến chiếc xe đạp, xích đu, ghế ngồi… ở nơi này đều tràn ngập sắc tím. Tím nhạt, tím sen, tím đậm, rồi tím rịm… màu tím “đốn tim” du khách khi đến đây, ngoài ra còn bố cục những không gian nhà đặc trưng Nam bộ xưa  để lưu giữ ký ức, lưu giữ ký ức điện ảnh với những chiếc máy quay, vô tuyến tuổi đời vài mươi năm hay màn hình test-card là ký ức của nhiều thế hệ. (vé vào cửa đã bao gồm 1 đồ uống đi kèm)

09h30: Đoàn lên xe khởi hành đi Bạc Liêu. (100km)

12h15: Đoàn đến TP Bạc Liêu, trở về nhà hàng dùng bữa trưa.

13h30: Đoàn di chuyển vào tham quan  Nhà công tử Bạc Liêu – Nơi lưu giữ những giai thoại và câu chuyện về Công tử Bạc Liêu. Ngoài việc tham quan hệ thống nhà cổ độc đáo này bạn còn được xác minh những câu chuyện cùng người con của Công Tử Bạc Liêu. Chú hiện đang bán sách và là một chứng nhân đặc biệt của truyền kỳ Hắc Công Tử – Công tử Bạc Liêu.

Sau đó đoàn tiếp tục lên xe khởi hành đi tham quan Công trình Điện Gió Bạc Liêu – một trong những điểm checkin chụp hình nổi tiếng tại khu vực Miền Tây. nằm ở phía đông của Tp Bạc Liêu, với những tuabin quạt gió khổng lồ, cảnh quan rất kỳ vỹ. Điện gió Bạc Liêu là 1 trong những nhà máy điện gió đầu tiên ở Việt Nam.

16h30: Đoàn lên xe khởi hành về TP Cà Mau. (87km)

18h30: Đến Cà Mau, quý khách ăn tối tại nhà hàng, sau đó trở về khách sạn nhận phòng

nghỉ ngơi.

Tối: Quý khách, tự do khám phá thành phố Cà Mau.

Đoàn nghỉ đêm tại Cà Mau – Mường Thanh Luxury 5*

NGÀY 3 : ĐẤT MŨI NĂM CĂN – CẦN THƠ                                 ( Ăn sáng, trưa, tối )

07h00: Đoàn trả phòng, ăn sáng tại khách sạn, Xe đưa Quý khách đến Năm Căn, đoàn tieps tục lên xe điện đưa Đoàn vào Tham quan và chụp ảnh tại mốc tọa độ quốc gia – GPS 0001, Pano biểu tượng của đất Mũi Cà Mau. Tiếp đó Quý khách chinh phục Vọng Hải Đài cao 20,5m ngắm nhìn toàn bộ cảnh Đất Mũi….

11h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Đất Mũi.

12h15: Quý khách lên xe khởi hành về thành phố Cần Thơ (~ 200km)

17h00: Quý khách đến thành phố Cần Thơ, nhận phòng khách sạn, tự do nghỉ ngơi

Tối: Đoàn ăn tối tại nhà hàng,  Sau bữa tối đoàn tự do khám phá thành phố Cần Thơ .

Đoàn nghỉ đêm tại Cần Thơ – khách sạn Ninh Kiều Riveside 4*

NGÀY 4 : MIẾU BÀ – RỪNG CHÀM TRÀ SƯ  – HÀ NỘI ( Ăn sáng, trưa )

06h00: Đoàn trả phòng, ăn sáng tại khách sạn, sau đó lên xe khởi hành đi Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc – Tỉnh An Giang).

09h30: Đến Châu Đốc, Quý khách  vào lễ tại Miếu Bà Chúa Xứ, ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của khắp các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

10h00: Đoàn lên xe khởi hành đi Rừng Tràm Trà Sư. Khu rừng ngập nước đặc sắc và tiêu biểu của tỉnh An Giang, nơi có hàng vạn con cò – vạc về đây kiếm ăn, làm tổ. Quý khách len lỏi theo chiếc xuồng máy vào sâu trong rừng tràm và ngắm nhìn những đàn cò vạc bay rợp cả 1 khoảng trời.

12h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng trà sư, thưởng thức những món ngon đồng quê tại rừng tràm. Sau đó lên thuyền đưa đoàn khởi hành về bến.

13h30: Đoàn lên xe khởi hành về Cần Thơ.

17h00: Đến sân bay Cần Thơ, đoàn làm thủ tục checkin

18h50: Máy bay mang ký hiệu VN1206 cất cánh đưa đoàn về Hà Nội (bữa tối khách tự túc). 21h05: Đến sân bay Nội Bài. Kết thúc chương trình !

Những Ngôi Chùa Cầu Tự Linh Nghiệm

Các ngôi chùa cầu con nổi tiếng ở Việt Nam

Những ngôi chùa cầu tự linh nghiệm

Trong mỗi chúng ta cũng luôn luôn tồn tại nhiều quan điểm tâm linh khác nhau về việc cầu con. Đặc biệt những gia đình hiếm muộn chuyện con cái thì việc lên chùa cầu tự cũng là một trong những giải pháp nhiều gia đình nghĩ đến. Trong bài viết này VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn một số ngôi chùa cầu tự linh nghiệm ở Việt Nam để các bạn cùng tham khảo.

10 ngôi chùa cầu may linh thiêng nhất cho năm mới 4 ngôi chùa cầu duyên cực linh nghiệm ở Hà Nội Bài văn khấn cúng lễ cầu duyên

Nếu như bạn đang hiếm muộn về đường con cái hoặc đã thử nhiều phương pháp mà vẫn chưa có con thì việc lên chùa cầu con cũng là một giải pháp mà bạn nên nghĩ đến. Việc lên chùa cầu tự tuy chưa được khoa học chứng minh, tuy nhiên nếu muốn bạn vẫn có thể đến chùa để cho tinh thần thoải mái hơn biết đâu gia đình bạn lại có thể đón thêm niềm vui mới.

1. Chùa Hương ở Hương Sơn – Hà Nội

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Quần thể di tích danh lam thắng cảnh chùa Hương bao gồm 18 đền chùa, hang động nằm rải rác ở 4 thôn Yến Vĩ, Đục Khê, Hội Xá và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Di tích chùa Hương mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam. Nơi đây, từ ngàn xưa đã có câu “Bầu trời cảnh Bụt”. Chùa Hương đang được đề cử là 1 trong Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút du khách nhất ở Việt Nam.

2. Đền Sình ở Hải Dương

Đền Sinh thờ thần Phi Bồng là con của đôi vợ chồng trên vì những chiến công hiển hách. Đền tọa lạc trên sườn núi Ngũ Nhạc, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, Hải Dương.

Chuyện kể rằng, xưa có hai vợ chồng Chu Thức và Hoàng Thị Ba hiếm muộn, đã bước sang tuổi ngũ, lục tuần mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, hai người hai người ngủ tại chùa thì mộng thấy một vị sứ giả đến ứng mộng nói rằng: “Ta là Sơn Thần, phụng sắc chỉ Ngọc Hoàng giáng trần báo cho vợ chồng ngươi biết là sau này sẽ có sao xuống đầu thai vào nhà ngươi để giúp dân, cứu nước!”. Quả thật sáng hôm sau, họ bước ra khỏi cửa chùa thì thấy một vết chân người rất lớn. Ông Chu ướm thử không vừa, bà Ba ướm vào thì tự nhiên vết chân biến mất, về nhà một thời gian sau, bà Ba có thai, sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên Hiên, hiệu Phúc Uy. Lớn lên, người này làm được rất nhiều việc lớn, phò vua giúp nước… nên được lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, gọi là Phi Bổng.

Nghi thức cầu tự tại đền Sinh bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI và được lưu truyền đến tận ngày nay. Theo đó, trong đền có một phiến đá là Đức Thánh mẫu Thạch Bàn, đá cao chừng 3m, rộng khoảng 5m có hình dáng như người phụ nữ đang nằm ngửa lúc lâm bồn. Người vô sinh hiếm muộn đến đây cầu con đều sờ vào phiến đá với mong muốn xin được phước lành.

3. Chùa Đô Mỹ ở Thanh Hóa

Sư thầy Thích Đàm Hưng trụ trì chùa Đô Mỹ (xã Hà Tân, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) cho hay, nơi đây nhiều điều kỳ lạ nhưng có thật.

Theo thống kê của thầy Hưng thì có rất nhiều vợ chồng hiếm muộn đến nhờ thầy làm lễ, sau đó có con. “Nhiều lắm, tôi chưa thể thống kê hết trong lúc này. Trong tỉnh, ngoài tỉnh đều có cả. Có gia đình không có con do chồng hoặc vợ bị bệnh. Có vợ chồng khỏe mạnh bình thường, nhưng cưới nhau nhiều năm vẫn không có con. Vì thế, họ đã tìm về chùa, nhờ tôi làm lễ để cầu kiếm mụn con”, thầy Hưng cho biết.

Theo thầy Hưng, không phải ai đến cầu cũng có con. Quan trọng họ đến cầu phải chân thành. Những gia đình cầu được con nhờ họ có đức tin lớn. Đặc biệt, họ phải là người có duyên với chùa thì cầu mới được như ý muốn.

4. Chùa Ngọc Hoàng ở TP Hồ Chí Minh

Tại chùa Ngọc Hoàng, phòng thờ ông Tơ, bà Nguyệt, Kim Hoa thánh mẫu là nơi được cúng bái đông đúc nhất nên người ta hay đi chùa Ngọc Hoàng cầu con. Vì theo lời đồn đại, chỉ cần thành tâm và sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh mẫu sẽ cầu được con, cầu được tình duyên mau tới. Chính vì thế, mỗi dịp lễ, Tết, và cả ngày thường người dân đều đổ về chùa Ngọc Hoàng cầu con rất đông.

Người dân muốn cầu con thì đến phòng thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ nằm phía bên trái chánh điện. Ở đây luôn có người của nhà chùa túc trực để hướng dẫn khách thập phương cách cúng bái.

5. Chùa Từ Quang ở TP Hồ Chí Minh

Chùa được xây dựng từ rất lâu đời, hiện do hòa thượng Thích Nhất Hạnh làm trụ trì. Địa chỉ: Ven quốc lộ 1, đoạn đi qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

Lễ vật “cầu con” ở chùa cũng khá độc đáo, khi đến cầu con, bạn chỉ cần mang theo những món đồ, vật dụng dành cho trẻ em như: sữa, bánh ngọt, áo quần em bé (tùy theo nếu bạn muốn xin con trai, con gái), đồ chơi trẻ em…

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, trụ trì chùa Từ Quang, cho biết từ năm 2000, chùa bắt đầu thờ hương linh trẻ con vô danh. Đa phần là con của các công nhân gần đó nạo phá. Trước đây, ngày thường có vài người đến cầu siêu, thắp hương nhưng không hiểu sao gần đây Phật tử đến nhiều. Vào ngày rằm lên đên vài ngàn người, đứng kín cả sân.

Chùa Từ Quang, từ năm 2009 đến nay luôn là điểm đến quen thuộc ngày Tết Trung thu của những ông bố bà mẹ tìm về sám hối lương tâm chỉ vì những phút nông nổi mà đã ra tay tước đoạt quyền sống những đứa con của mình.

Chùa Hoa Yên (Chùa Yên Tử Hay Chùa Vân Yên)

Chùa Hoa Yên có tên cũ là chùa Vân Yên, dân gian thường gọi là chùa Cả, chùa Chính hay chùa Yên Tử. Chùa Hoa Yên là ngôi chùa lớn, to và đẹp nhất trong khu di tích danh thắng Yên Tử. Đây là nơi chứng kiến đức vua Trần Nhân Tông sau khi dứt bỏ hồng trần đã hướng tâm về nơi Phật pháp và lập ra Thiền phái riêng mà ngày nay mọi người vẫn gọi là Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Hoa Yên tọa lạc trên núi Yên Tử ở độ cao 516m do Thiền sư Hiện Quang khai sơn. Ngài là đệ tử nối pháp của Thiền sư Thường Chiếu. Kế tiếp Thiền sư Hiện Quang là Quốc sư Trúc Lâm, Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ, Đại Đầu Đà Trúc Lâm tức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Chùa Hoa Yên (chùa Cả – chùa Yên Tử )

1

của 22

Lịch sử chùa Yên Tử (chùa Hoa Yên)

Tuy rằng Đại Đầu Đà Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ 6 ờ Yên Tử, nhưng do Ngài đã thống nhất các Thiền phái đã có thành một Thiền phái Trúc Lâm nên người đời gọi Ngài là Trúc Lâm đệ nhất Tổ.

Thuở ban đầu, chùa Hoa Yên chỉ là một Am thất nhỏ có tên là Vân Yên (tức mây khói) với hàm ý: chùa tận trên núi cao quanh năm mây phủ, mây lững lờ trôi, trắng nhẹ như mây khói trên núi. Trước khi thượng hoàng Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành, chùa được các nhà sư thời Lý xây dựng, mái chùa lợp bằng lá cây rừng. Sau khi lên tu hành, vua Trần Nhân Tông đã thường xuyên mở các lớp truyền yếu kỷ thiền tông cho các đệ tử Pháp Loa, Huyền Quang, Bảo Sái, Pháp Không và các đệ tử khác ở đây.

Đến năm 1317, Pháp Loa được truyền y bát và trở thành Đệ nhị Tam Tổ, chùa Hoa Yên mới được xây dựng nguy nga, tạo thành một quần thể kiến trúc rộng lớn. Các công trình hạng mục của chùa trước ngoài tiền đường, thượng điện để thờ Phật, chùa còn có lầu trống, lầu chuông, nhà nghỉ khách, nhà giảng đạo, nhà dưỡng tăng…

Loading…

Khi vua Lê Thánh Tông (1442-1497) về đây vãng cảnh chùa, thấy cảnh sắc tốt tươi, muôn hoa đua nở, nhà Vua đã đổi tên chùa Vân Yên thành chùa Hoa Yên.

Đến thời Nguyễn, chùa bị hoả hoạn chỉ còn lại phế tích, di vật là những tảng đá kê chân cột có kích thước lớn cho thấy kiến trúc chùa xưa rất rộng rãi.

Cuối năm 2002, Hoa Yên đã được xây dựng lại trên nền chùa thời Trần, có Tiền Đường, Hậu Cung, có Tả vu Lầu Chuông, Hữu vu Lầu Trống, phía sau Hậu Cung là nhà thờ Tổ, tạo nên không gian kiến trúc kiểu “Nội công, ngoại quốc”. Nhà dưỡng Tăng, Ni ở hai bên chùa. Toàn bộ hoành phi, cửa võng, tượng pháp trong chùa đều do Thượng tọa chùa Phúc Lâm Thích Quảng Tùng thâu lượm công đức của thập phương tiến cúng. Trước tòa Tam bảo là Lầu hương bằng đồng do các ông Lê Văn Kiểm, Hoàng Quang Thuận, Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh và Công ty than Nam Mẫu tỉnh Quảng Ninh tiến cúng.

Chùa Hoa Yên là nơi tu hành, thành đạo, truyền thừa của các thế hệ Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử:

– Thời Lý có Thiền sư Hiện Quang khai sơn chùa Vân Yên từ trước năm 1220.

– Thời Trần có Quốc sư Đạo Viên, Quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Diêu, Thiền sư Huệ Tuệ. Tại chùa Hoa Yên, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông cùng Pháp Loa, Huyền Quang kế thừa và phát triển dòng Thiền Yên Tử lập nên Thiền Phái Trúc Lâm với tinh thần nhập thế và hộ quốc an dân.

– Thời Lê có Thiền sư Chân Trú, Tuệ Chân, đặc biệt là Thiền sư Chân Nguyên – người có công chấn hưng Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử…

Cảnh quan & Kiến trúc chùa Hoa Yên

Hình dáng kiến trúc chùa mang đậm nét văn hoá kiến trúc chùa thời Lý, Trần. Chùa có kết cấu hình chữ “Công”, được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài kép, riềm bò nóc trang trí hình hoa thị, có hai con Rồng miệng há to ngậm hai đầu bờ nóc bờm giống sóng nước vân mây uốn cong lên mềm mại, dưới đầu Rồng là đôi Uyên ương. Vì ruồi trang trí hình hổ phù cách điệu. Hệ thống cánh cửa bức bàn để mộc trơn không trang trí.

Nền chùa cao hơn sân và được kết cấu bậc tam cấp bằng đá, hai bên lan can đặt hai con Rồng đá mang phong cách kiến trúc thời Trần, tạo nên sự tôn nghiêm của ngôi chùa. Không gian kiến trúc hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên tươi tốt. Phía trước chùa là ba cây Đại cổ kính trên 700 năm tuổi, thân cây gồ ghề, rêu phong, cành lá xum xuê, trông tựa như hàng nghìn bàn tay dâng những bông hoa trắng ngà thơm ngát, cúng Chư Phật mười phương và Phật Tổ Trúc Lâm.

Ở bên phải, bên trái sân chùa là hai cây Sung cổ có những chùm quả xanh, đỏ đan xen chi chít thân cành. Theo dân gian truyền lại, quả Sung, quả Vả trong rừng là món ăn chay của các Thiền sư tu hành ở Yên Tử.

Tượng thờ trong chùa được bài trí theo chùa Việt và Phật giáo Đại thừa. Tiền Đường: bên trái là Đức Chúa Ông, Hộ pháp Khuyến Thiện, bên phải là Thánh Tăng, Hộ pháp Trừng Ác, Quan Âm Nam Hải. Chính Điện có tam cấp thờ: cấp trên cùng là bộ tượng Tam Thế Phật gồm: Phật quá khứ; Phật hiện tại; Phật vị lai. cấp thứ hai là bộ tượng Đức Phật Thích Ca thành đạo còn được gọi là Phật Thế Tôn hoặc Phật Niêm Hoa vì tay phải cầm bông hoa Sen giơ lên thay việc thuyết pháp bằng lời, hai bên là hai đệ tử Ma Ha Ca Diếp dáng già nua và A Nan Đà dáng trẻ. Cấp thứ ba là Toà Cửu Long. Góc bên trái hậu cung là tượng Địa Tạng Bồ Tát, góc bên phải là tượng Quan Âm Chuẩn Đề.

Nhà thờ Tổ gồm 7 gian, bài trí tượng thờ 5 gian, 2 gian để đồ thờ và tế khí. Chính giữa thờ Tam Tổ Trúc Lâm và Tượng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn và tượng Bảo Sái đệ tử của Ngài. Tiếp theo, bên trái thờ Tam Vương: Ngọc Hoàng ở giữa, Nam Tào, Bắc Đẩu ở hai bên, Ban thờ Đức Thánh Trần và hai Thị giả. Bên phải, ban thờ Tam Toà Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải và các Thị giả, tiếp bên phải là ban thờ Chúa Thượng Ngàn và hai Thị giả.

Hiện nay, chùa Hoa Yên có 39 pho tượng trong đó có một pho tượng Quan Âm Nam Hải có niên đại vào cuối thế kỷ XIX, còn lại đều là những pho tượng mới được đưa vào thờ năm 2002 khi khánh thành chùa. Có một số hiện vật tiêu biểu có niên đại thời Trần, Lê như Bia đá Hậu Phật dựng vào thời Lê niên hiệu Bảo Thái năm thứ (1723) và hai con Sấu đá thời Trần đặt trước Bia hậu Phật tại sân trước bên trái chùa Hoa Yên. Bia do các quan viên đứng đầu coi giữ các xã Nam Mẫu, Trung Lương, Nội Hoàng dựng lên để khắc ghi công đức của bà Vũ Thị Phương đã xuất tiền của cứu trợ dân nghèo vùng Nam Mẫu, Trung Lương, Nội Hoàng. Nhân dân tôn bà làm Hậu Phật ở ngôi Nhân thần để đời đời không quên đèn nhang thờ cúng. Thân Bia hình chữ nhật, phía trên hình bán nguyệt, mặt trước của Bia chạm khắc ba vị Thiền sư toạ trên đài sen, đó chính là Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông ở trên, Đệ Nhị Tổ Pháp Loa và Đệ Tam Tổ Huyền Quang ở hai bên dưới. Mặt sau của Bia, ở trên khắc trang trí đôi Rồng chầu Nguyệt. Phần diềm Bia trang trí hoa văn lá dây mềm mại. Phía trước sân chùa có Bia đá hình trụ vuông có tên là: “Hoa Yên Tự Bi” có niên đại vào thời Lê.

Phía sau chùa Hoa Yên là chùa Phổ Đà Quan Âm Bồ Tát, nay chỉ là phế tích (chưa khảo cổ để lập hồ sơ di tích). Cạnh chùa có 6 ngọn tháp còn khá nguyên vẹn. Ở phía trên chùa không xa, dưới tán của 4 cây tùng cổ là tháp độ nhân Mỹ Lệ. Tháp được xây bằng gạch tráng men xanh, kiến trúc nguyên gốc đời Trần.

Xét về mặt tâm linh, chùa Hoa Yên là nơi giao hội của trục linh (trục tung) và trục tú (trục hoành), hai bên tả hữu vươn ra như hai tay ngai (tả long thanh, hữu bạch hổ) theo luật phong thủy, đây là vị trí đất quý hiếm.

Chùa Hoa Yên cộng với toàn bộ hệ thống chùa Yên Tử nằm hài hòa giữa thiên nhiên hùng vĩ là một dẫn chứng rõ nét về sự dung hợp hai quan niệm đạo và đời của dân tộc ta. Với những giá trị đặc biệt của mình, chùa Hoa Yên là một bộ phận không thể thiếu của quần thể kiến trúc văn hóa tâm linh Yên Tử mà mỗi du khách đều muốn viếng thăm khi hành hương về đất Phật.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Bà Thiên Hậu – Ngôi Chùa Tiêu Biểu Của Người Hoa Cà Mau trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!