Bạn đang xem bài viết Chọn Hoa Tươi Cúng Dường Chư Phật Như Thế Nào Để Được Hưởng Phúc Báu được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
13:14 21/03/2020
Xếp hạng 4.8/5 với 3 phiếu bầu
Tại sao lại dâng hoa tươi khi đi lễ chùa?
Từ xưa, hoa tươi đã được coi là một trong những món có thể cúng dường Phật, Bồ Tát. Kinh Pháp hoa có viết rằng có tới 10 món thường được dùng để cúng dường, trong đó hoa tươi là món đứng đầu. Sở dĩ người ta dâng hoa tươi khi đi lễ chùa là vì hoa là tinh túy của các loài thảo mộc đã hấp thu tinh túy từ đất trời và phát triển từ thiên nhiên. Hương thơm của hoa ai ai cũng có thể cảm nhận được, vẻ đẹp của hoa cũng vậy, giúp cho con người ta cảm thấy tâm hồn thư thái.
Theo quan niệm của người xưa, dâng hoa tươi cúng Phật là dâng hương thơm thanh khiết, trang nghiêm, kính ngưỡng lên Phật, Bồ Tát. Dù giá trị vật chất không quá lớn nhưng giá trị tinh thần thì không gì đong đếm được, thể hiện lòng thành kính, tín ngưỡng tâm linh của người dân hướng về Thần Phật.
Người ta gọi việc dâng hoa tươi lên chư Phật, Bồ Tát là “hiến hoa”, còn rải hoa lên Phật đài hay đạo tràng là “tán hoa”. Ngoài ra, theo tập quán của Ấn Độ xưa, người ta còn xâu hoa thành tràng hoa đeo cổ dâng lên Phật nữa.
Tuy nhiên, theo giới luật của Phật giáo thì các Tỳ kheo không được dùng hoa trang sức trên thân, vì thế nên kể cả có được cúng dường tràng hoa thì chỉ được nhận rồi treo lên vách, lên tường trong Đại điện để hoa tỏa hương thơm, người dâng hoa nhờ thế mà cũng được hưởng phúc báu. Vì thế mà người ta còn dùng hoa để làm thành những vật phẩm trưng bày nữa.
Ở Việt Nam, người dân hay dâng hoa cúng trong những chiếc đĩa nhỏ xinh, lượng hoa vừa đủ, tùy theo mùa mà chọn hoa. Có thể là đĩa hoa huệ trắng muốt thơm ngan ngát, là bông ngọc lan hé nở nhưng mang hương thơm nồng nàn, là bông hoàng lan màu óng ả với hương thơm dịu dàng… Ở một số nơi, người ta còn gói hoa trong lá dong hay lá bàng để mang đi lễ chùa dâng cúng lên Đức Phật.
Ngày nay, kinh tế phát triển, ở chùa chiền chúng ta thường thấy những lọ hoa hay bình hoa cỡ đại, đủ loại hoa với màu sắc rực rỡ, xinh đẹp vô cùng. Nhưng có phải hoa gì cũng có thể đem dâng cúng Phật hay không?
Những loại hoa có thể dâng cúng Phật
Đúng là dâng hoa tươi là tục lệ tốt đẹp, nhưng không phải hoa gì cũng có thể dâng cúng được. Trong quyển 6 của Đà La Ni Tập Kinh có chép: “Hoa có mùi hôi, cây gai sanh hoa, hoa có vị đắng cay, hoa không có tên… đều không nên đem cúng Phật.”
Chuyên gia nghiên cứu phong thủy Hà Thanh (Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người), bây giờ hoa tươi bạt ngàn, có cả trăm cả ngàn loại hoa, nhưng không phải hoa nào cũng đem đi lễ chùa cúng Phật được.
Hoa tươi mang đi lễ chùa ngoài chuyện là hoa đẹp, có hương thơm thì cần mang ý nghĩa tốt đẹp, toát lên sự thanh khiết, cao quý, thoát tục. Không phải hoa đắt sẽ mang cho người dâng cúng nhiều phúc báo hơn. Hoa thơm, tên đẹp, có ý nghĩa đẹp mới là hoa phù hợp để dâng cúng, thể hiện lòng thành kính, ngưỡng vọng với chư Phật, Bồ Tát. Đây là nguyên tắc cơ bản khi đi lễ nhất định phải biết .
Sư chú Tuệ Nguyên (chùa Sủi, Bắc Ninh) cho biết, để dâng cúng chư Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng, người dân nên chọn các loại hoa như mẫu đơn, hoa sen, hoa hồng, hoa cúc, địa lan… Những loại này đáp ứng đủ mọi yêu cầu của hoa dâng cúng.
Ngoài ra, hoa dâng cúng Phật tượng trưng cho sự thanh khiết, là tâm lành tỏa hương, tỏ điều thiện lành, tâm biết ơn lên Tam bảo, thể hiện sự thành kính đối với chư Phật. Vì thế, hoa tươi cúng Phật nên chọn những bông tươi đẹp, có hương thơm, nhất là nên chọn những bông hoa mới hé nở chứ không lấy bông nở to. Chú ý chọn lựa kĩ càng, không lấy những bông đã héo úa, lá rụng hay bị sâu đục…
Trong các ghi chép của nhà Phật có nói: Trong các loài hoa, trân quý nhất là hoa sen, mà có đến 4 loại hoa sen khác nhau: Ưu Bát La Hoa, hay còn gọi là hoa sen xanh; Ba Đầu Ma Hoa, tức hoa sen hồng; Câu Vật Đầu Hoa, tức hoa sen vàng; Phân Đà Lợi Hoa, còn gọi là hoa sen trắng. Người ta cũng dùng cả hoa Uất kim hương, Bà la hoa (hoa Vô ưu – đóa hoa Phật giáo không bao giờ tàn lụ i) để dâng Phật nữa.
Hoa sen có ý nghĩa rất đẹp, búp sen và hoa sen hình dáng không giống nhau, vì thế mà mang ý nghĩa cũng có phần khác biệt. Khi hoa sen chưa nở, còn là búp sen thì tượng trưng cho chúng sanh vốn dĩ trong lòng có hàm chứa tâm Bồ đề. Còn khi hoa đã nở, hoa sen lại tượng trưng cho sự khai phát Bồ đề tâm, cần phải tu thiện hạnh để chứng được quả Bồ đề. Hoa sen khi nở ra còn có cả đài sen bên trong, được coi là vừa có hoa lại vừa có quả, là biểu trưng của đức quả chứng ngộ, thể hiện trí huệ phước đức trang nghiêm.
Hoa sen tuy sống trong ao hồ, đầm lầy, sống trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, ngược lại còn mang vẻ đẹp và hương thơm thanh khiết nên các phật tử và người dân vẫn thường dùng để dâng cúng Phật mỗi khi đến mùa hoa sen.
Ngoài hoa sen thì người ta còn dâng lên hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ. Riêng hoa huệ nên chọn hoa huệ ta, vừa bền đẹp lại vừa có hương thanh khiết, trang nghiêm. Nếu dâng hoa đào, hoa mai thì nên chọn cành có nhiều nụ to hoặc hoa mới hé, cánh hoa mịn, đang điểm lá non. Hoa cúc vạn thọ có màu sắc tươi tắn, tên gọi ý nghĩa, tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng nên thường được dân miền Trung trở vào dùng để dâng cúng. Với hoa cúc vàn đại đóa, đây là loài hoa được nhiều người ưa chuộng khi đi lễ chùa bởi nó mang vẻ đẹp sang trọng và phú quý mà vẫn không mất đi nét thanh cao.
Hoa tươi đem cúng dường không nhất thiết phải quá cứng nhắc theo quy chuẩn, nhưng cũng không nên quá tùy tiện, tùy theo điều kiện của bản thân và tình hình thời tiết, mùa màng mà có những lựa chọn phù hợp. Có những vùng miền khí hậu khắc nghiệt, lại hiếm hoa thì không nên quá chấp nhất trong việc chọn hoa.
Người dân nên tìm hiểu ý nghĩa các loài hoa, mùa nào thức nấy để có hoa tươi đẹp mang dâng cúng. Đầu năm dâng hoa đào hoa mai, hoa cúc, lay ơn, tới tháng 7 những loài hoa kia hiếm thì dâng hoa huệ, hoa hồng, hoa địa lan…
Còn một điểm nữa, hoa dâng cúng Phật nên chọn một màu để tạo sự trang nghiêm, thành kính. Hoa có thể chọn màu theo điều kiện, song người ta ưu tiên những màu đẹp, rõ ràng như màu vàng, màu đỏ. Trong một bình hoa không nên cắm lẫn lộn quá nhiều loại hoa, dễ lẫn lộn màu sắc, hương thơm, khiến cho sự trang trọng và ý nghĩa thanh tao của hoa bị giảm bớt phần nào.
Dâng hoa tươi cúng Phật khi đi lễ chùa thế nào để được hưởng phúc báu
Đại đức Thích Thiện Hóa (chùa Bằng, Hà Nội) cho hay, hoa dâng cúng lên chư Phật, Thánh, Mẫu khi đi lễ chùa cần chú ý chọn loại tươi mới, có hương thơm, song không quá cầu kì. Không phải cứ hoa dâng Thánh Mẫu là cần nhiều màu rực rỡ, cũng không cần phải lựa hoa có màu đúng theo phong thủy bản mệnh…
Cách Cúng Dường Để Hưởng Được Nhiều Phước Báu
Cũng như các nông phu gặt hái được mùa hay không tùy theo sự khéo léo, cần cù của họ trước đã gắng sức, các người thí giả sẽ thọ hưởng được phước báo tùy theo trình độ thông minh.
Bố thí cũng như gieo hạt giống.
Người thọ giả cũng như ruộng phước;
Người thí giả như kẻ nông phu.
Bố thí như gieo hạt giống,
Trổ quả lành phước báo về sau.
Trong Kinh Peta Vatthu (Peta = ngạ quỷ, quỷ đói), tiếng Pali, có đoạn nói: “Người thọ nhận của bố thí cũng như đồng ruộng; kẻ thí giả là người nông phu; còn vật đem hiến tặng là những hạt giống được gieo trồng. Những phước báo tăng trưởng theo thời gian của cuộc sống Luân hồi (Samsara) là những hoa quả trổ trên cành cây.” Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về lời kinh này:
1. Trong ngành nông nghiệp, tùy loại đất đai tốt hay xấu mà ta gặt hái được mùa màng trúng hay thất. Cùng thế ấy, đức hạnh cao quí và tính thanh liêm chính trực của người thọ giả sẽ quyết định tánh chất của phước báo.
2. Cũng như mạch sống của hạt giống quyết định sự tăng trưởng và năng suất của các cây được trồng, sự thanh khiết của các phẩm vật hiến tặng, đã do vì phương tiện sinh kế có chân chánh hay không mà tạo nên được, sẽ quyết định tính chất của phước báo.
3. Cũng như các nông phu gặt hái được mùa hay không tùy theo sự khéo léo, cần cù của họ trước đã gắng sức, các người thí giả sẽ thọ hưởng được phước báo tùy theo trình độ thông minh, niềm vui khi làm lành và cố gắng chân thành của họ khi bố thí.
4. Nông phu phải cày, bừa, dọn đất sạch sẽ trước khi gieo trồng, mới mong có được mùa màng tốt. Cùng thế ấy, các thí giả phải làm phát khởi trong tâm thức mình một tiền tế ý hành bố thí (pubba cétana=có sẵn ý định muốn bố thí trước khi bố thí), một cách mạnh mẽ, trước khi thực sự thực hiện việc bố thí. Kết quả về phước báo sẽ tùy thuộc vào cường độ của ý hành tiền tế này.
5. Nông phu có siêng làm cỏ, tưới nước thì các cây trồng mới sởn sơ đâm chồi nẩy lộc. Cùng thế ấy, người thí giả cần, khi nhớ lại sự bố thí trước kia của mình, phải tỏ ra vui sướng, toại ý về hành vi tốt lành của mình. Đó là hậu tế ý hành bố thí (apara cetana=ý hành phát khởi sau khi đã bố thí xong). Cũng chính ý hành hậu tế này đã dự phần quan trọng trong việc quyết định tánh chất của phước báo.
6. Nếu vì lẽ nào đó, nông phu lại hủy hoại các mầm non của hạt giống đã gieo, anh ta sẽ chẳng thể nào thọ hưởng được công lao khó nhọc của mình. Cùng thế ấy, nếu người thí giả tỏ ra hối hận về việc bố thí, nuối tiếc phẩm vật đã hiến tặng, thì người ấy chẳng hưởng được niềm vui trong phước báo tốt lành, chỉ vì hậu tế ý hành (apara cetana) của anh ta quá hạ liệt.
7. Mặc dầu đất phì nhiêu và hạt giống rất tốt, nhưng việc gieo trồng cũng phải đúng vào thời tiết, mới có thể được kết quả như ý mong muốn. Cùng thế ấy, ta phải biết bố thí đến đúng người thật đang cần sự giúp đỡ, vào đúng lúc và thật đúng nơi. Việc bố thí như thế mới đem lại kết quả mỹ mãn về phước báo.
Thọ giả cũng quyết định phước báo trong việc bố thí
Trong bản kinh Peta Vatthu, có dạy: người thọ nhận của bố thí cũng như ruộng đất để gieo trồng hạt giống. Đất đai có ba hạng: đất phì nhiêu, đất trung bình và đất khô cằn. Cùng thế ấy, người thọ giả cũng phân ra làm ba cấp. Như thửa ruộng có sạch cỏ thì mức sản xuất mới cao; nếu người thọ giả chẳng bị vướng bận vì các phiền não tham, sân, si, thì phước báo mang lại cho người thí giả mới nhiều được. Như thửa ruộng được bón nhiều phân tốt sẽ đem lại sự trúng mùa, phước báo đến với người thí giả sẽ gia bội, nếu người thọ giả là bực đầy đủ cả đức hạnh và trí huệ.
Bố thí cúng dường lên Giáo hội Tăng-già (Sanghikadana)
Danh từ Pali Sanghika dana có nghĩa là dâng hiến tứ sự cúng dường lên cho Giáo hội Tăng-già. (Tứ sự cúng dường là danh từ thường dùng trong kinh sách Bắc tông, gồm có bốn việc dâng hiến: (1) thực phẩm, (2) y phục, (3) thuốc men, (4) phòng ốc) Thí dụ như bạn hiến tặng một số tiền cho một hội đoàn; tất cả mọi hội viên, giàu hay nghèo, đều được chia một phần của số tiền đó. Cùng thế ấy, một bát thực phẩm, một bộ cà sa, cúng dường cho Tăng-già (Sangha), thì tất cả tu sĩ trong giáo hội đều được quyền hưởng một phần trong chỗ dâng hiến đó. Bạn chẳng cần đi khắp thế giới để cúng dường cho toàn thể Tăng-già. Một sự cúng dường cho bất cứ một nhân viên nào trong giáo hội nói chung, cũng được xem như là một Sanghika dana cả; tất cả mọi tỳ-kheo đều được chia phần ra hưởng thọ.
Làm cách nào để phóng chiếu thiện chí của mình?
Trong khi cúng dường lên Tăng-già (Sanghika dana), người thí giả phải hướng tâm mình về toàn thể giáo hội Tăng-già nói chung. Mặc dầu trong khi dâng cúng, bạn có khấn vái: ‘Sanghassa demi”, “Tôi dâng cúng lên Tăng-già”, nếu trong lòng bạn lại riêng nghĩ đến một vị tỳ-kheo nào, thì sự cúng dường đó chẳng phải là một Sanghika dana, còn chưa phải là một việc cúng dường cho Tăng-già được. Dâng cúng thực phẩm cho một vị tỳ-kheo nào trong buổi khất thực, hay cho một vị được giáo hội chỉ định đến nhận lãnh, chỉ được xem như đang cúng dường cho Tăng-già, nếu tâm thức của thí giả thật sự hoàn toàn hướng về toàn thể Tăng-già (Sangha) khi dâng cúng.
Thái độ tinh thần trong khi cúng dường
Những Ai Nên Cung Phụng Phật Dược Sư Để Được Hưởng Phúc?
1. Đức Phật Dược Sư trị tâm bệnh và thân bệnh
Phật Dược Sư còn được gọi là Phật thầy thuốc, có sức mạnh và cảm ứng để đầy lui bệnh tật, giúp con người khỏe mạnh về thân thể. Ngài độ trị cho người già trẻ nhỏ, người mang bệnh tai, người gặp hiểm nguy ngặt nghèo đượ giải thoát khỏi những khốn khổ về thể xác, không bị bệnh tật giày vò quấy nhiễu. Đó là trị thân bệnh.
Mặt khác, có ý nghĩa sâu xa hơn là vị Phật này giải thoát chúng sinh khỏi những suy nghĩ xấu xa ám muội, không vướng vào tham – sân – si là ba căn bệnh ăn mòn tâm hồn, làm biến chất con người. Đức Dược Sư soi đường chỉ lối để mỗi người tự nhìn thấy bệnh và trị bệnh cho mình, tìm được bình an thanh thản. Đó là tâm bệnh.
Tâm bệnh đáng sợ hơn thân bệnh, thân bệnh có thể điều trị và khắc phục nhưng tâm bệnh thì là cả quá trình tích tụ lâu dài, muốn chuyển biến phải kiên trì tu tâm dưỡng tính. Thân bệnh làm kiệt quệ sức khỏe, mài mòn thể lực của chính người đó nhưng tâm bệnh không những hủy hoại cuộc sống bản thể mà còn liên lụy tới những người xung quanh, lan truyền cái xấu cái ác ra cộng đồng.
Vì vậy mà cung phụng Phật Dược Sư để nhận được ánh sáng của Ngài, xua đuổi cả tâm bệnh lẫn thân bệnh, cầu mong an lành và hướng thiện để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và an nhiên hơn.
2. Những người nên cung phụng Phật Dược Sư
Những người mang thân bệnh nên chăm chỉ cung dưỡng và hồi hướng về Đức Dược Sư để được Ngài chứng độ, tiễu trừ bệnh tật. Người mang bệnh hiểm nghèo, thường xuyên đau ốm, người già sức khỏe yếu đi có thể hướng tâm tới Phật, tu tập cho tinh thần sảng khoái, thả lỏng thư giãn cũng có hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh.
Trong nhà có trẻ nhỏ cũng thích hợp để thờ Phật Dược Sư bởi đứa trẻ thể chất còn chưa trưởng thành, dễ phát sinh những tình huống khó lường về sức khỏe nên cầu Ngài để được bình an khỏe mạnh mà trưởng thành, vô ưu vô bệnh, có Phật hạnh che chở.
Người trẻ tuổi gặp nhiều áp lực về học tập, công việc nên dễ sinh bệnh, ốm đau mệt mỏi, không gặp bệnh nọ thì cũng tật kia, cũng cần hướng tới Đức Dược Sư để cầu an cho chính mình đồng thời tìm niềm tin về tinh thần để cân bằng, tránh căng thẳng quá đà.
Những người đang gặp rắc rối trong cuộc sống, đang cảm thấy bản thân đi sai hướng và làm những việc chưa đúng đắn thì nhất định hãy niệm Phật Dược Sư. Ngài pháp minh vô lượng, soi lối cho chúng sinh biết đường sai hướng đúng và thanh tẩy tâm hồn để sửa chữa những lầm lỡ, loại bỏ lòng tham, sự mê muội và tính đố kị. Lúc đó tự khắc mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình.
Nhịp sống càng nhanh thì con người càng cần chỗ dựa tôn giáo để gửi gắm hi vọng và giải tỏa bớt đè nén, cung dưỡng Phật và hồi hướng Phật pháp là một trong những cách nhẹ nhàng, tích cực, mọi người đều có thể áp dụng. Khi đứng trước ban Phật, trong lòng tâm niệm tới cõi Niết Bàn và miệng đọc lên những lời ước mong chân thành, tốt đẹp tức là tâm cũng thanh tĩnh hơn.
Và bất kể là người già người trẻ, người có bệnh tai hay đang khỏe mạnh đều đều nên thành kính Phật Dược Sư. Có điều kiện thì thờ tại gia, ngày ngày thắp hương lễ bái, đọc kinh vì Thờ Phật Dược Sư tại gia – khỏe thân an tâm, tiễu trừ bệnh ách; nếu không thì ngày Rằm mùng 1, mỗi khi có dịp hãy tới chùa để hồi hướng, niệm Phật thanh tĩnh tâm hồn.
Đây là liều thuốc tốt để chưa trị tâm bệnh, xóa bỏ xấu xa tà ác và chăm chỉ hướng tới những giá trị thiện, tìm kiếm tính thiện hiện hữu hữu bên trong mình mỗi khi đứng trước Đức Phật Dược Sư, từ đó có những hành động phù hợp với đạo đức và chân lý. Đó là ý nghĩa đích thực của việc lễ chùa kính Phật nói chung và cung phụng Phật Dược Sư nói riêng.
Nên Chọn Các Vật Phẩm Cúng Dường Như Thế Nào Để Tỏ Lòng Thành Kính
Rate this post
Các thể thức, ý nghĩa và lợi ich của việc cúng dường
Cúng dường là việc làm mang nhiều ý nghĩa sâu rộng và nhiệm mầu. Ta cần phải tìm hiểu và suy ngẫm để sự cúng dường đem lại lợi ích thiết thực. Tránh sự cố chấp, lạm dụng mà tạo ra tà tâm, trở thành mê tín.
Cúng dường cũng có nhiều thể thức khác nhau. Trong đó có hai thể thức chính là: Cúng dường trước tượng Phật, tháp Phật bằng hương hoa, nhang đèn đốt lên. Và cúng dường Sư Tăng để các Ngài tiện có phẩm vật mà tu học và chú nguyện cho mình. Hai cách thức này đều là đến chùa để cúng dường và đươc hiểu chung một nghĩa là cúng dường Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).
Bên cạnh hai cách thức cúng dường trên, thì sự cúng dường còn có những thể thức khác. Đó là những người cúng dường được chia ra làm ba nhẽ: Vì cung kính sùng mộ mà cúng dường. Vì hạnh nguyện mà cúng dường. Vì thấy có lợi ích cho ông bà, cha mẹ quá vãng, cho gia đình trong đời sống này và đời sau mà cúng dường.
Cúng dường có 2 pháp là Tài cúng dường và Pháp cúng dường. Tài cúng dường gồm tiền bạc, vật thực, quần áo, thuốc men… Mang lại lợi ích an lạc cho thân. Pháp cúng dường mang lại lợi ích an lạc cho tâm.
Sự cúng dường là phước huệ trong cuộc đời làm con Phật. Chúng ta đi chùa không phải chỉ để cúng dường phần vật chất. Mà còn phát tâm cúng dường cả phần tinh thần. Cúng dường vật chất: In kinh, dịch sách Phật, truyền bá Pháp Bảo, các vật phẩm thiết yếu lên chư Tăng… Đó là tu phước. Cúng dường bằng tinh thần: Nghe lời Phật dạy, tin hiểu, thọ trì, giảng nói, thuyết pháp độ sinh… Đó là tu huệ.
Cách cúng dường Tam Bảo
Tam Bảo chính là Phật, Pháp, Tăng. Phật tìm ra con đường giúp giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi. Khi Phật nhập Niết Bàn rồi, nhờ có giáo lý của Ngài để lại mà Phật Tử biết tới chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau. Chư Tăng là những người đã hi sinh cao cả, là giềng mối giữ cho Phật Giáo trường tồn và ngày càng phát triển. Người Phật tử tôn kính Tam Bảo, cúng dường Tam Bảo để đền đáp ân đức mà Tam Bảo đã ban cho. Cúng dường cũng như bố thí, để tâm người Phật Tử thăng hoa, vun bồi công đức, xả ly của cải.
Người Phật tử cúng dường Phật bảo bằng cách: Xây dựng chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chông, dâng hoa, trầm, hương, đèn, nến, đóng góp tiền của để kiến thiết chùa hay góp phần trong sắm lễ cúng Phật hàng ngày, cúng vào quỹ Tam Bảo…. Cúng dường Phật bảo là cách người Phật Tử tỏ lòng biết ơn. Cũng là để hoằng dương đao Phật. Làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng, trang nghiêm. Nhờ đó tăng thêm lòng thành kính cho những người đi chùa, lễ Phật.
Cúng dường Pháp bảo: Nhờ giáo lý của Đức Phật, người Phật Tử biết được đâu là khổ, tu học như thế nào để được phước báo, để được giải thoát. Đáp lại ân đức ấy, người Phật Tử phải đem giáo lý của Đức Phật đến cho những người khác biết. Để họ có lòng tin và tu học theo giáo lý của Phật.
Cúng dường Tăng bảo: Thánh Tăng ngày xưa chỉ lo tu học, kinh kệ trong chùa. Do vậy người Phật Tử cúng dường y phục, thức ăn, giường và vật trải giường nằm, thuốc thang… cho Chư Tăng. Ngày nay ngoài những thứ đó, Phật Tử còn có thể cúng dường Tăng Ni những phương tiện để phục vụ cho sự hành đạo được dễ dàng hơn.
Nên chọn các vật phẩm cúng dường như thế nào để tỏ lòng thành kính
Khi cúng dường Tam Bảo tâm mình phải thanh tịnh. Những vật phẩm cúng dường cũng phải thanh tịnh. Cúng dường là để tỏ lòng thành kính, nên đừng nên tính toán nhiều ít, thiệt hơn. Tùy vào khả năng mà người Phật Tử chuẩn bị cho phù hợp. Chỉ cần lòng luôn hoan hỷ và chí thành là quan trọng hơn hết.
Các vật phẩm dùng để cúng dường phải là đồ tươi tốt, tinh khiết. Được mua sắm bằng tiền do mình làm ra bằng những việc làm chân chính. Như vậy thì mới có nhiều phước đức.
Vào các dịp lễ lớn của đạo Phật, để chuẩn bị cho các buổi lễ phật được long trọng, trang nghiêm. Thì các chùa rất mong nhận được sự trợ duyên từ mọi người. Để cùng các Tăng Ni sắm lễ vật cúng dường. Vì thế nếu muốn cúng dường, bạn có thể tới chùa để hỏi xem chùa còn thiếu những gì, cần mua thêm gì thì hoan hỉ trợ duyên.
Một số vật phẩm cúng dường và ý nghĩa
Cúng dường hoa, quả: Hoa, quả cúng dường phải là hoa, quả tươi ngon thơm mát. Cúng dường hoa phải là hoa nở tròn, đại diện sáu ba la mật, nhân tốt, bởi nhân tốt thì quả mới tốt. Cúng dường quả tượng trưng cho chứng quả Bồ Đề. Quả cũng tượng trưng cho Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác. Tất cả đều thuộc về quả, quả đức tu hành của nhà Phật.
Cúng dường hương: Hương tượng trưng cho giới định tuệ. Thấy hương đang cháy, ngửi hương thơm của hương ta nghĩ ngay tới việc tu giới, tu định, tu tuệ. Cúng dường hương không phải vì Phật muốn ngửi thứ hương đó. Mà hương chỉ là sự tượng trưng, qua đó khiến ta thức tỉnh.
Cúng dường nước trong: Cúng dường nước trong, sạch không phải là để Phật uống. Mà nước đó tượng trương cho tâm thanh tịnh, bình đẳng, giác của chúng ta. Chúng ta dùng sự thanh tịnh, bình đẳng, giác đó để cúng dường Phật.
Cúng dường đèn, nến: Cúng dường đèn, nến nói lên trí tuệ, ánh sáng phổ khắp của Đức Phật. Còn mang ý nghĩa là thiêu đốt chính mình để chiếu soi người khác. Ánh sáng là bố thì pháp Phật, khi đốt nên một ngọn đèn là nói lên 3 thứ bố thí: Bố thí tài sản, bố thí pháp, bố thí vô úy. Còn thiêu đốt chính mình để đem lại ánh sáng cho người khác là bố thí lòng can đảm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chọn Hoa Tươi Cúng Dường Chư Phật Như Thế Nào Để Được Hưởng Phúc Báu trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!