Bạn đang xem bài viết Chọn Hoa Dâng Cúng Trên Bàn Thờ Hợp Phong Thủy được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày rằm, mồng một, giỗ chạp lễ tết… bàn thờ thơm nức hương trầm và hương hoa, tạo nên không gian linh thiêng rất riêng biệt.Rằm tháng 7 nên dâng cúng hoa gì? Vì sao có những loại hoa thơm đẹp, nhưng lại là hoa không dâng cúng trên bàn thờ?
Xưa các cụ hay có loại hoa gói, dùng lá dong riềng, lá bàng gói một bông huệ thơm trắng muốt, bông ngọc lan ngát hương, nhánh hoàng lan thơm mềm như búp tay Phật, kèm thêm nhánh hoa sói, cúc, hay đóa thược dược… tùy mùa) để người dân bày vào chiếc đĩa xinh xắn dâng cúng trên bàn thờ.
Ngày rằm, mồng một, giỗ chạp lễ tết… bàn thờ thơm nức hương trầm và hương hoa, tạo nên không gian linh thiêng rất riêng biệt.
Theo nhiều nhà tâm linh, ngày nay bên cạnh nén hương, chén nước, mâm cơm… bàn thờ của các gia đình Việt Nam luôn có bình hoa đẹp thay cho các đĩa hoa xưa. Trong đạo Phật, hoa dâng cúng đẹp tượng trưng cho sự thanh khiết, thơm tho, có ý nghĩa dâng điều thiện lành, tốt đẹp, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn cúng chư phật và gia tiên, dù giá trị vật chất không nhiều.
Có hàng trăm loài hoa cắm bình dâng cúng vừa đẹp, vừa thơm. Nhưng không phải hoa nào cũng có thể cúng lễ, mà cần chọn hoa cúng phù hợp để việc cúng lễ thêm phần trang nghiêm, thành kính.
Tùy mùa mà chọn hoa dâng cúng, nhưng xưa nay dân gian hay chọn một số loại hoa tên đẹp, thơm dâng cúng. Cơ bản là hoa cúc, hồng, sen, huệ… Riêng dịp rằm tháng 7 tháng cô hồn có hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ, hoa hoàng lan, ngọc lan… để dâng cúng.
Hoa nào dâng cúng trên bàn thờ cũng cần hiểu ý nghĩa, tùy vùng miền mà linh hoạt dùng hoa, không nên cố chấp quá và càng không nên thoải mái quá bởi có nơi hiếm hoa người dân cắt cây chuối non cắm hoa lục bình để cúng.
Hoa cúng không nên kết hợp quá nhiều loại vì sẽ giảm mất sự thanh tao và mất thẩm mỹ. Nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp, và chỉ nên cúng một màu để tạo sự trang nghiêm.
Nhiều nhà có bàn thờ Phật riêng, hoa cúng Phật nên chọn hoa có màu vàng và đỏ như mẫu đơn, cúc vàng, hồng đỏ… là những màu tượng trưng cho nhà Phật để ban thờ được trang trọng (người kỹ tính còn không chọn hoa màu hồng phơn phớt, hoặc màu khác). Chọn những bông hoa nở to, lựa kỹ vì tháng 7 âm lịch mưa nắng thất thường nhiều bông hoa bị sâu đục lỗ giữa bông, hoặc úa lá.
Bàn thờ gia tiên chọn dâng hoa cúng như bàn thờ Phật, nhưng có thể chọn thêm hoa màu sắc khác. Lưu ý:
– Hoa huệ nên mua huệ ta, trưng được lâu.
– Hoa cúc vạn thọ tên hay, màu vàng tươi tắn, biểu trưng cho sự may mắn, thịnh vượng (miền Trung dùng nhiều).
– Hoa địa lan thơm, màu xanh, vàng (khác phong lan).
Các nhà tâm linh cho rằng, loại hoa không dâng cúng trên ban thờ đầu tiên là chậu hoa cảnh. Cũng không nên dùng hoa nhựa, hoa giả trên ban thờ vì kém trang nhã, tươi mát. Và hoa cúng là biểu hiện tấm lòng, do đó không nên dùng lễ giả để biểu thị tấm lòng chân thật.
Dù đồ giả tuy không mất trang nghiêm, bất kính, hay có lỗi, nhưng chỉ nên trưng ngày thường, còn Rằm tháng bảy, các tiết lễ tết, sóc, vọng thì nên dâng cúng hoa tươi, có hương thơm.
Một số hoa đẹp, thơm, bền màu như phong lan, lan móng rồng (lan cua), hoa đại (có nơi gọi là hoa sứ, chămpa) thơm, màu đẹp, nhưng là loại hoa không dâng cúng trên bàn thờ, bởi theo các nhà tâm linh tính chất những hoa đó và tên của hoa không đẹp. Cụ thể:
– Hoa nhài biểu tượng cho sự trong sạch, tinh khiết. Nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh – không dùng.
– Hoa cúc áo (hoa cứt lợn), xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi, không nên thờ cúng bởi tên không đẹp.
– Hoa râm bụt có màu đỏ, bông đẹp cũng không thờ cúng vì có tên không đẹp.
– Hoa phù dung tên đẹp, nhưng mau tàn, tích không hay nên không dâng cúng.
Cùng Danh Mục
Hướng Dẫn Cách Cắm Hoa Sen Trên Bàn Thờ Đẹp Và Hợp Phong Thủy Nhất
Ý nghĩa của việc cắm hoa trên bàn thờ
Không phải ngẫu nhiên mà người Việt ta lại có thể đề cao việc cắm hoa trên bàn thờ đến vậy. Trong những ngày rằm, lễ, tết hay giỗ chạp việc dâng hoa cúng trên bàn thờ tiên là cách để bạn thể hiện được tấm lòng của gia chủ. Hoa dâng lên bàn thờ phải là hoa tinh khiết và thơm thảo nhất.
Việc dâng hoa cũng có nghĩa là dâng những giá trị tốt đẹp, những điều thiện lành mà gia chủ và các thành viên trong gia đình đã làm được trong cuộc sống. Việc dâng những bó hoa tươi là hành động của sự thành kính và biết ơn đối với những người đã khuất.
Theo quan niệm của Phật giáo hoa chính là nhân và quả là kết quả, trái ngọt của cuộc sống. Việc cúng hoa cũng có nghĩa là việc tu nhân. Hoa càng thơm càng đẹp càng cho quả ngọt lành. Mặc dù đây là hành động không mang giá trị vật chất nhưng lại có ý nghĩa rất lớn về mặt tâm linh. Đồng thời, đây cũng chính là lời nhắc nhở với con cháu đời sau về đạo lý ” uống nước nhớ nguồn” của người Việt ta.
Tại sao nên chọn hoa sen để thờ phụng?
Thờ cúng tổ tiên và các đấng thần linh là vấn đề tâm linh mà bạn nên hết sức để tâm. Việc chọn hoa cúng trên bàn thờ cũng chính là ví dụ điển hình. Thực tế, nhiều người cho rằng chỉ cần có hoa cắm là được. Đây là quan niệm hết sức sai lầm, mặc dù bạn không nên quá cứng nhắc trong việc lựa chọn hoa nhưng cũng không nên quá thoải mái.
Ý nghĩa của hoa sen tươi trên bàn thờ
Hoa sen là một loài hoa đẹp và được người dân Việt Nam ưu ái gọi là quốc hoa. Hoa sen mọc từ nơi bùn đất, vị trí mà nhiều người cho rằng không sạch sẽ. Tuy là vậy, nhưng hoa sen vẫn giữ được vẻ đẹp thanh tao của mình. Và đây cũng đã trở thành biểu tượng của người dân Việt Nam.
Cho dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần giữa được cho mình cốt cách thanh cao, thiện lành và tránh xa những điều đen tối, tham lam. Hoa sen có mùi thơm nhẹ nhàng đem đến cho con người cảm giác thanh tịnh và thư thái.
Cũng chính bởi hình tượng đặc biệt này mà hoa sen đã được trưng lên bàn thờ để thể hiện sự tôn kính và những giá trị tốt đẹp nhất của con người. Trong phong thủy, hoa sen là tượng trưng cho sự thanh tao và thoát tục của con người. Bên cạnh đó, khi thờ hoa sen tươi sẽ điều hòa được vượng khí và ngăn chặn những điều xấu xa cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Ý nghĩa của biểu tượng hoa sen gỗ trang trí trên bàn thờ
Bên cạnh việc thờ và bày trí hoa sen tươi trên bàn thờ, hoa sen gỗ cũng là sự lựa chọn của nhiều gia đình Việt hiện nay. Việc bài trí mẫu hoa sen này đã đem đến không gian sang trọng và linh thiêng cho gian thờ.
Có nhiều ý kiến cho rằng không nên lựa chọn hoa sen gỗ để bày trí trên bàn thờ vì không thể hiện được sự thanh tịnh vốn có. Tất nhiên việc thờ bằng hoa tươi sẽ thể hiện được rõ hơn tấm lòng của gia chủ. Nhưng như vậy không có nghĩa là việc thờ hoa sen bằng gỗ sẽ không thành kính.
Dưới bàn tay khéo léo của người thợ nhân, những bông hoa sen được tạo hình giống như hoa thật. Theo đó, khi trưng bày hoa trên bàn thờ sẽ vẫn thể hiện được sự trang nghiêm và thiêng liêng cho không gian thờ cúng. Hơn nữa, độ bền và giá trị thẩm mỹ của hoa sen là vĩnh cửu với mong ước về sự sung túc, tinh khiết cũng như hạnh phúc trọn vẹn của con người.
Ý nghĩa của việc cắm hoa sen trên bàn thờ Phật
Trong Phật giáo, hoa sen chính là hoa đại diện cho sự thanh cao và thanh tịnh. Hoa sen cho dù mọc lên từ bùn nhưng không hề bị nhiễm bùn, sống ở trần nhưng không hề nhiễm trần. Qua đó nhưng là một lời nhắc nhở đối với con người, sống trong thị phi nhưng không bị nhiễm trần mà vẫn tự giác ngộ cho chính mình và cả người khác.
Hình ảnh hoa sen có 8 cánh chính là những ý nghĩa và phẩm chất tiêu biểu mà Phật truyền dạy. Bên cạnh đó, khi hoa sen nở cũng với thể hiện được sự giác ngộ và tìm được ánh sáng của niềm tin với Phật giáo. Cũng bởi vậy mà các vị Phật luôn được tái hiện với hình ảnh tọa trên đài sen 8 cánh.
Ngoài ra, lá sen khi mọc trong bùn vẫn không bị nhiễm bùn như thể hiện đến sự cảm hóa của Phật đối với con người trước những thực tại xấu xa. Con người cùng nhau tránh khỏi những muộn phiền và sống được những ngày tháng bình an nhất.
Một trong những giá trị lớn nhất của hoa sen mà không phải ai cũng biết đó chính là sự tĩnh lặng và vẻ đẹp tâm hồn từ chính bên trong mỗi người. Khi gặp phải muộn phiền và bực bội trong cuộc sống, chỉ cần ngắm nhìn và thưởng thức mùi hương nhẹ nhàng của hoa sen, bạn sẽ lấy được sự cân bằng trong tâm hồn. Chính những điều này mà việc dâng hoa trên bàn thờ Phật là rất phù hợp và phản ánh được một cách cụ thể nhất về triết lý của Phật giáo.
Ý nghĩa của từng loại hoa sen
Hoa sen màu trắng
Hoa sen trắng luôn đem đến cảm giác của sự thanh tao và bình dị. Hoa mang đến sự thuần khiết nhưng lại rất tôn nghiêm. Màu trắng của hoa sen đã thể hiện được thanh thoát và bình yên trong tâm hồn của mỗi con người. Bởi thế mà người ta vẫn thường nói rằng ” Yêu thương sen trắng tươi màu chính là sống đời đức hạnh thanh cao tâm hồn.”
Bởi thế, hoa sen trắng sẽ là tinh túy của trời đất và đem đến sự sáng trong nhất và phù hợp dâng lên sự tôn quý của đức Phật và của tổ tiên.
Hoa sen hồng
Hoa sen hồng sở hữu cánh hoa màu hồng tươi tắn với các cánh hoa đều mang mùi hương dịu nhẹ. Hình ảnh sen hồng chính là biểu tượng của sức sống mạnh mẽ của người Việt Nam. Cũng bởi thế mà hoa đã trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân nước ta.
Hoa sen xanh
Hoa sen xanh là một loài hoa sen khá đặc biệt. Thực chất, hoa sen xanh chính là những bông hoa sen trắng. Ban đầu, hoa vốn có màu hồng nhưng rất nhạt, phần dưới cánh lại có màu trắng. Khi sen bắt đầu nở, những cánh hoa phía bên ngoài sẽ có màu hơi xanh nên người ta gọi là hoa sen xanh.
Khác với sen trắng và sen hồng, hoa sen xanh đã thể hiện được sức mạnh của ý chí và sự kiên cường và niềm tin bất diệt của con người. Đồng thời, hoa cũng chính là biểu tượng của sự tự do, bình đẳng và bác ái nữa đấy!
Hướng dẫn cách cắm hoa sen trên bàn thờ hợp phong thủy
Thực tế, muốn cắm được một bình hoa sen đẹp sẽ có rất nhiều cách. Nhưng cách cắm hoa sen đơn giản và đẹp nhất hiện nay đó chính là cách cắm hình tròn. Đầu tiên, bạn cần chọn cho mình một chiếc bình hoa phù hợp và có sự cân đối với bàn thờ tổ tiên.
Hoa sen thắp hương nên là những búp hoa mới chớm nở và bạn nên chọn số lượng cành hoa lẻ để đem đến sự may mắn và hợp với phong thủy. Ngoài ra, bạn có cách cắm hoa sen trên bàn thờ sao cho cân đối, cành hoa không quá cao hoặc không quá thấp so với bình hoa. Như vậy, mới tạo được sự cân đối và hài hòa cho không gian thờ.
Cách cắm hoa sen gỗ trên bàn thờ đẹp
Khi chọn hoa sen bằng gỗ, bạn nên chọn các bông hoa có đầy đủ các bộ phận và cấu tạo của một bông hoa như: búp hoa, các bông hoa đã nở cùng các lá sen còn non và lá sen đã gia. Tùy theo điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn hoa sen được làm từ các chất liệu gỗ khác nhau.
Một điều bạn cần phải nhớ đó chính là bày trí hoa trên bàn thờ bằng tấm lòng thành kính nhất của mình. Trong bình cắm hoa sen bằng gỗ, bạn nên chọn hoa sen gỗ là điểm nhấn chính và không nên sử dụng các loại hoa khác làm giảm đi sang trọng và cao quý vốn có.
Bên cạnh đó, khi cắm hoa bạn nên chọn số cành hoa lẻ và không nên cắm số cành hoa chẵn. Theo phong thủy, đây là điều không nên và sẽ làm giảm đi sự may mắn của gia chủ. Tùy thuộc vào kích thước bàn thờ mà bạn có thể lựa chọn hoa sen có kích thước khác nhau nhưng cần phải có sự cân đối và hài hòa. Đối với hoa sen bằng gỗ, bạn nên lựa chọn bình cắm hoa bằng đồng hoặc bằng sứ với các họa tiết cổ điển để tạo nên điểm nhấn và tăng thêm sự thiêng liêng cho gian thờ.
Kinh nghiệm chọn hoa sen đẹp và cách chăm sóc hoa sen được lâu
Bên cạnh việc lựa chọn được cho mình được loại hoa sen để dâng lên bàn thờ thì bạn cũng nên có được cách chọn hoa sen đẹp. Hoa càng đẹp, càng tươi sẽ càng thể hiện được tấm lòng thành kính của gia chủ. Vậy, bạn đã biết cách chọn hoa sen chưa? Hãy bỏ túi ngay những thông tin sau để có được bó hoa thơm thảo nhất.
Cách chọn hoa sen tươi, đẹp
Thực tế, không phải bạn nào cũng có thể lựa chọn được cho mình những bông hoa sen đẹp nhất nếu bạn không có kinh nghiệm. Khi chọn mua hoa bạn nên chọn những bông đều và to, khi cầm chắc tay. Để hoa có thể nở lâu và đẹp nhất, bạn hãy chọn những bông búp tươi và không bị trầy xước hay có sâu.
Những bông hoa chuẩn nhất sẽ là những bông hoa mập, có màu sắc cánh hoa tươi và cuống hoa dài, không dập. Cánh sen phải đầy đặn và có kích thước cân đối giữa hoa và cành hoa. Như vậy, khi nở hoa sẽ đẹp và tươi được lâu hơn. Bên cạnh đó, bạn không nên chọn những búp hoa quá non mà nên chọn hoa sen giàn. Khi sở vào sẽ có cảm giác bộp tay và chắc chắn.
Mẹo chăm sóc hoa sen được tươi lâu
Việc chọn hoa đã phức tạp việc chăm sóc hoa và cách cắm hoa sen trên bàn thờ cũng cầu kỳ không kém. Bình hoa trước khi cắm cần được rửa thật sẽ và để khô. Như vậy, mới có thể loại bỏ được các vi khuẩn và giúp hoa được nở lâu và đẹp hơn.
Sau khi mua hoa về, gốc cành hoa sen cần được cắt đi khoảng 45 độ. Điều này sẽ giúp hoa dễ dàng hút nước và giữ nước để hoa tươi lâu hơn. Một lưu ý mà bạn nên nhớ đó là cần ngâm hoa vào nước khoảng 5 đến 10 phút trước khi cắm vào bình để hoa giữ được độ tươi lâu hơn.
Nước cắm hoa sen phải là nước sạch, điều này cũng sẽ thể hiện được sự trân trọng và sự thành kính của bạn khi dâng hoa lên bàn thờ. Một mẹo nhỏ để hoa nở được lâu hơn, bạn nên bỏ 1 – 2 viên aspirin đã được nghiền nhỏ hoặc vài giọt nước cốt canh vào bình cắm hoa. Ngoài ra, bạn nên thay nước cho hoa vào mỗi buổi sớm và buổi tối để hoa được tươi hơn. Đây cũng chính là cách cắm hoa sen trên bàn thờ đơn giản dành cho bạn đấy!
Một số lưu ý khi cắm hoa sen trên bàn thờ, bạn đã biết
Không chỉ là hoa sen mà bất cứ loại hoa nào khi dâng lên bề trên cũng đều có những quy tắc và lưu nhất định. Đôi khi vì vô ý mà bạn đã mắc phải những điều cấm kỵ làm giảm đi sự may mắn cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Bên cạnh việc biết được cách cắm hoa sen trên bàn thờ bạn cũng nên lưu ý các điều sau:
Thực hiện đúng theo quy tắc linh hoạt, tiết chế và cân đối
Dâng hoa trên bàn thờ đôi khi bạn cũng không nên quá tùy ý nhưng cũng không nên quá cứng nhắc. Hoa sen không phải mùa nào cũng có và hoa còn phụ thuộc vào từng vùng miền cũng như khí hậu. Điều quan trọng hơn hẳn đó chính là tấm lòng thành tâm của mỗi người.
Bên cạnh đó, khi cắm hoa bạn cũng không nên cắm quá nhiều hoa gây ra sự rối mắt và làm giảm đi sự thanh lịch. Mỗi bình hoa, bạn nên chọn một loại hoa chủ đạo để tạo được điểm nhấn. Ngoài ra, một tiêu chí cắm hoa nữa mà bạn cần biết đó chính là sự cân đối, bình hoa khi dâng lên bàn thờ phải có sự hòa hợp và có tính phong thủy. Đây chính là điều mà bạn cần đạt được khi trưng hoa trên bàn thờ.
Chất liệu bình cắm hoa
Tùy theo nhu cầu và sở thích của mình mà bạn có thể lựa chọn được cho mình bình hoa mà bạn cảm thấy phù hợp. Theo phong thủy, bình hoa để thắp hương nên là những bình hoa có thiết kế tối giản để mang đến không gian thờ thiêng liêng và trang trọng.
Không nên kết hợp quá nhiều loại hoa với nhau
Việc kết hợp quá nhiều loài hoa trong một bình hoa sẽ làm cho bình hoa trở nên rối mắt. Tất nhiên, sự trang trọng cũng giảm đi đáng kể. Do đó, mỗi bình hoa dâng thờ chỉ nên trưng một loại hoa duy nhất mà thôi.
Thể hiện được sự thành tâm của gia chủ
Nhiều người quan niệm rằng chỉ cần bình hoa đẹp là đã thể hiện được tấm lòng thành kính của gia chủ. Thực tế, không phải như vậy, tấm lòng thành kính được xuất phát từ trong tâm của mỗi người. Đây chính là giá trị tốt đẹp và cao cả nhất mà vật chất không thể nào có thể thay thế được.
Chia sẻ nghệ thuật cắm hoa cúng Phật
Đối với những gia đình Phật tử và những gia đình có tín ngưỡng về Phật giáo, việc dâng hoa lên Phật chính là việc làm rất ý nghĩa. Để bạn có thể hiểu hơn về vấn đề tâm linh này, sau đây là một số nghệ thuật cắm hoa cúng Phật mà không phải ai cũng có thể hiểu được.
Nên thờ hoa vào những ngày nào?
Nhiều bạn băn khoăn không biết nên thờ hoa vào những ngày nào. Việc dâng hoa trên bàn thờ Phật thực chất là hành động xuất phát từ bên trong tấm lòng của bạn. Tuy nhiên, thích hợp nhất để dâng hoa đó là vào các ngày lễ tết, rằm và giỗ chạp.
Đối với các gia đình Phật tử, bạn có thể thắp hoa quanh năm đều được. Đây là điều không bắt buộc và không phải ai quy định. Một điều mà bạn nên nhớ rằng cái cốt lõi của việc dâng hoa đó chính là tấm lòng thành kính của bạn.
Cho dù bạn có đề cao vấn đề này nhưng lại không xuất phát từ cái tâm thì được coi như đây là sự bất kính. Ngược lại, nếu bạn có lòng thành kính xuất phát từ tâm của mình, bạn sẽ gặp được nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Những bông hoa sen sẽ đem đến hương thơm và sự thanh khiết cho không gian thờ cúng.
Những Loại Hoa Cấm Lỵ Cúng Trên Bàn Thờ Theo Phong Thủy
Những loại hoa cấm lỵ cúng trên bàn thờ theo phong thủy
Bàn thờ là nơi linh thiêng ở mỗi gia đình để thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh trong cuộc sống. Đối với các phật tử, hoa là nhân, sau đó sẽ kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện, để tương lai nhận được quả báo thiện. Vì vậy nếu muốn hợp phong thủy, gia chủ không nên bày cúng trên bàn thờ một số loại hoa cấm kỵ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc sau này.
Từ xưa đến nay, dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống. Những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, Thánh thần, gia tiên,… là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn mặc dù giá trị vật chất không nhiều.
1. Những loại hoa nên cúng ở bàn thờ
Có 3 điều quan trọng mỗi gia đình cần ghi nhớ khi chọn mua hoa dâng cúng bàn thờ:
– Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp.
– Về cơ bản, loại hoa dâng cúng bàn thờ gia tiên và hoa dâng cúng bàn thờ Phật là như nhau. Tuy nhiên hoa cúng lễ Phật nên chọn hoa có màu vàng hoặc đỏ là những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ (hoa hồng không chọn hồng phơn phớt hoặc màu khác).
– Mỗi lọ hoa cúng bàn thờ gia tiên chỉ nên cúng hoa một màu để tạo sự trang nghiêm.
– Hoa bây giờ có hàng trăm loại, tùy mùa mà dâng hoa cúng khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là cúc, hồng, sen, huệ,… Do đó, cần biết để chọn hoa cúng phù hợp mới tạo sự trang nghiêm, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
+ Trong đó, hoa cúc và hoa hồng không nên chọn những bông nở quá to mà nên lựa cẩn thận từng bông.
+ Hoa huệ có nhiều loại, nhiều màu, nhưng để cúng thì nên mua huệ ta vì có thể trưng được lâu.
+ Hoa sen là loài hoa vô cùng thích hợp cúng trên cả bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật.
+ Ngoài ra, hoa mẫu đơn cũng thích hợp cúng trên bàn thờ Phật.
2. Những loại hoa cấm kỵ cúng trên bàn thờ
Mặc dù việc dâng hoa cúng lên bàn thờ gia tiên một cách thanh khiết, thể hiện tâm thành mới quan trọng nhưng theo phong thủy, vẫn nên hạn chế cúng những loài hoa mang ý nghĩa không tốt.
Với hoa ly rực rỡ, thơm ngát không nên dâng lễ Phật nhưng có thể dâng gia tiên và nơi thờ thánh (nhất là nơi thờ thánh Mẫu). Một số người kiêng dùng hoa ly (vì sợ ly tán, chia ly) ở bàn thờ gia tiên:
Hoa phong lan đẹp, bền được nhiều người mua cắm bàn thờ, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng:
Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp:
Ngoài ra, có những loại hoa không được đem vào cả lễ Phật, thánh và gia tiên, ví dụ, hoa nhài tuy là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh:
Hoa cúc áo tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên bàn thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp:
Cúc vạn thọ tên hay, màu vàng, ở miền Trung hay dùng vì dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, sự may mắn và thịnh vượng. Nhưng ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều địa phương lại không đưa lên bàn thờ vì họ cho là nó có mùi hôi:
Hoa phù dung tuy tên đẹp nhưng mau tàn, có tích không hay nên cũng không được sử dụng:
Với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh,… hoa tươi là món đồ không thể thiếu. Tuy nhiên, để biết loại hoa nào nên và không nên dâng cúng trên bàn thờ thì không phải ai cũng có thể nắm bắt và có hướng trưng bày phù hợp. Những loài hoa có tên xấu hay màu sắc, mùi thơm cấm kỵ trong phong thủy thì chủ nhà nên hạn chế bày biện lên bàn thờ để tạo sự tôn trọng, thành kính với bề trên và mang lại những điều tốt lành cho gia đình.
Các tin khác
Cách Đặt Cóc Ngậm Tiền Trên Bàn Thờ Thần Tài Hợp Phong Thủy
Cóc ngậm tiền được cho là biểu tượng ý nghĩa nhất về sự phát tài trong kinh doanh. Gia chủ đã biết cách đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ thần tài chưa?
Cóc ngậm tiền (thiềm thừ) là hình ảnh của con vật huyền thoại gắn liền với một truyền thuyết cổ đại của người Trung Hoa. Trong phong thủy, cóc ngậm tiền được cho là biểu tượng ý nghĩa nhất về sự phát tài trong kinh doanh nên rất được giới doanh nhân ưa thích và tôn sùng. Đa số các gia chủ này đều biết bàn thờ thần tài là nơi đặt cóc ngậm tiền, thế nhưng lại không biết cách đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ thần tài thế nào cho hợp lý.
1. Truyền thuyết và ý nghĩa của cóc ngậm tiền
Nhiều người gọi cóc ngậm tiền là thiềm thừ hoặc kim thiền. Đây là một trong những linh vật được những người chơi phong thủy vô cùng ưa chuộng ở các nước phương Đông với tác dụng thu hút và cầu tài lộc, mang lại điềm lành về cho gia chủ.
Theo một số tích cổ kể lại rằng, hình tượng hai xâu tiền cổ hai bên sườn cóc tài lộc là do cóc thần tài lộc bình thường ẩn mình dưới giếng sâu, tiên Lưu Hải muốn gọi cóc thì phải sử dụng một xâu tiền vàng thì cóc mới chịu lên. Vì vậy, cóc có khả năng nhả tiền, Cóc Thiềm Thừ xuất hiện gần nhà ai vào đêm rằm thì gia đình đó sẽ nhận được nhiều tài lộc và phú quý. Từ đó, Cóc vàng được cho là linh vật biểu trưng cho thịnh vượng, giàu có và may mắn.
Cóc ngậm tiền là một trong những với những ý nghĩa về tài lộc, vận may, an bình cho cuộc sống của con người.
Ý nghĩa về tài lộc, thịnh vượng
Một trong những ý nghĩa phong thủy hay nhất của Cóc Thiềm Thừ là thu hút tài lộc, phú quý cho gia chủ vì vậy những người làm kinh doanh, buôn bán thì không thể thiếu vật này trưng bày trong nhà. Hơn nữa, trong công việc Cóc ngậm tiền sẽ giúp cho mọi chuyện suôn sẻ, kiếm được nhiều tiền.
Nhiều gia chủ còn quan niệm với cách đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ thần tài, sáng quay đầu có ra ngoài, tối lại quay vào tương đương với ý nghĩa là sáng ra cho cóc ra ngoài kiếm tiền, tối lại cất vào cho chủ.
Cóc ngậm tiền phong thủy còn mang lại may mắn trong mọi việc. Với những người học hành, thi cử hoặc cầu đạt công danh thì Cóc Thiềm Thừ sẽ giúp cho kết quả học tập tốt hơn. Với những người làm ăn kinh doanh, cóc ngậm tiền giúp cho công việc được suôn sẻ, thuận lợi.
Người ta tin rằng, những linh khí của nói chung và cóc ngậm tiền giúp hóa giải được vận hạn gây hại cho gia chủ. Không chỉ đặt trên bàn thờ gia tiên, khi đặt cóc ở các vị trí khác trong nhà giúp hóa giải các luồng năng lượng xấu ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người.
2. Cách đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ thần tài hợp phong thủy
Thiềm thừ được chế tác tinh xảo
2.1. Đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ thần tài thế nào cho đúng ?
Cóc ngậm tiền là linh vật quý nên được đặt ở những vị trí sạch sẽ, khang trang như ban thờ thần tài, phòng khách, phòng làm việc.
Khi đặt cóc ngậm tiền trong nhà thì cần để cóc hướng vào trong nhà để tiền tài không bị rơi, thất thoát. Nếu bỏ đồng tiền trong miệng của Cóc Thiềm Thừ ra sẽ giúp gia chủ hóa giải được những vận hạn của đối thủ tạo ra.
Tốt nhất là cóc ngậm tiền được đặt ở bàn thờ thần tài. Cách đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ thần tài hướng vào phía bàn thờ với ý nghĩa cóc mang tài lộc về và thần tài giúp giữ gìn tài lộc và sự may mắn và bình yên.
Khi đặt trên bàn làm việc thì nên đặt cóc ngậm tiền trên bàn làm việc hướng về phía gia chủ đang làm việc.
Bên cạnh đó, cũng có một số lưu ý: gia chủ có thể đặt Thiềm thừ ở những khu vực trong nhà có cây xanh, sạch sẽ thoáng mát.
Thiềm thừ là một trong những được nhiều gia đình lựa chọn nhưng có những vị trí kiêng kỵ tuyệt đối khi đặt cóc ngậm tiền.
Thứ nhất, không được đặt cóc ở đối diện hồ nước, bể cá vì sẽ làm trôi mất tiền tài. Gia chủ không nên đặt thiềm thừ ở đối diện cửa ra vào, cửa sổ và chỗ có lỗ thông hơi hay những vị trí ẩm thấp như nhà vệ sinh và phòng tắm hay ở bên ngoài nhà.
Nơi đặt Cóc Kim tiền phải thông thoáng, sạch sẽ, không có bất cứ thứ gì che khuất bởi nó sẽ làm mất sự linh thiêng của nó. Cách đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ thần tài nếu không hợp phong thủy cũng sẽ không mang lại may mắn, tiền tài cho gia chủ.
3. Cách khai quang điểm nhãn cho cóc ngậm tiền
Bên cạnh đó, để cóc ngậm tiền phát huy giá trị phong thủy, gia chủ cần khai quang trước khi đặt cóc trong nhà của mình.
Gia chủ có thể tự khai quang hoặc nhờ thầy phong thủy khai quang theo quy trình sau:
Bước 1: Chọn ngày tốt để khai quang
Bước 2: Làm sạch cóc ngậm tiền bằng nửa thùng nước giếng trước sau đó rửa lại bằng nửa thùng nước mưa.
Bước 3: Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.
Bước 4: Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.
Bước 5: Dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm thừ.
Bước 6: Lấy một chút nước chè vẩy vào mắt Thiềm thừ.
Bước 7: Sau khi khai quang, người đầu tiên nó nhìn thấy sẽ mãi mãi “phù hộ” cho người đó.
Với những phân tích về cách đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ thần tài hợp phong thủy sẽ mang lại may mắn, tài lộc, phú quý cho gia chủ rất tốt.
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm đồ đồng, xin vui lòng liên hệ tại:
Cập nhật thông tin chi tiết về Chọn Hoa Dâng Cúng Trên Bàn Thờ Hợp Phong Thủy trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!