Xu Hướng 12/2023 # Cần Thơ – Cà Mau – Châu Đốc # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cần Thơ – Cà Mau – Châu Đốc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

DU LỊCH DỊP LỄ 30/4

HÀ NỘI – CẦN THƠ – BẠC LIÊU – CÀ MAU – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ

CHÂU ĐỐC – MIẾU BÀ CHÚA SỨ – CĂN NHÀ MÀU TÍM

Thời gian: 4 ngày 3 đêm

Phương tiện : Vietnamairlines + Ô tô

LỊCH KHỞI HÀNH

Ngày khởi hành

Chuyến đi

Giờ đi

Chuyến về

Giờ về

SL chỗ

Tình trạng

30/4 – 3/5/2023

VN1207

15h50

VN1206

18h50

25

Khách sạn tại Cà Mau

Mường Thanh Luxury 5*

Khách sạn tại Cần Thơ

Ninh Kiều Riveside 4*

NGÀY 1 : HÀ NỘI – CẦN THƠ                                                                   ( Ăn  tối )

13h00: Quý khách có mặt tại Sân bay Nội Bài. Nhân viên tại sân bay sẽ đón đoàn hỗ trợ làm thủ tục  (Công ty du lịch sẽ làm check in online trước cho Quý khách).

15h50: Chuyến bay mang ký hiệu VN1207 cất cánh đưa đoàn đi sân bay Cần Thơ

18h10: Đến sân bay Cần Thơ, xe và hướng dẫn viên địa phương đón đoàn khởi hành về nhà hàng dùng bữa tối, sau đó trở về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi.

Tối: Đoàn tự do khám phá thành phố Cần Thơ về đêm

Đoàn nghỉ đêm tại Cần Thơ – khách sạn Ninh Kiều Riveside 4*

NGÀY 2 : CĂN NHÀ MÀU TÍM – BẠC LIÊU – CÀ MAU             ( Ăn sáng, trưa, tối )

06h30: Đoàn trả phòng, ăn sáng tại khách sạn, Xe đưa Quý khách khởi hành đi tham quan  “ Căn nhà màu tím – Coffee – Phim trường”, là địa điểm thưởng thức cà phê, phim trường. Đúng như tên gọi, từ căn nhà, chi tiết trang trí đến chiếc xe đạp, xích đu, ghế ngồi… ở nơi này đều tràn ngập sắc tím. Tím nhạt, tím sen, tím đậm, rồi tím rịm… màu tím “đốn tim” du khách khi đến đây, ngoài ra còn bố cục những không gian nhà đặc trưng Nam bộ xưa  để lưu giữ ký ức, lưu giữ ký ức điện ảnh với những chiếc máy quay, vô tuyến tuổi đời vài mươi năm hay màn hình test-card là ký ức của nhiều thế hệ. (vé vào cửa đã bao gồm 1 đồ uống đi kèm)

09h30: Đoàn lên xe khởi hành đi Bạc Liêu. (100km)

12h15: Đoàn đến TP Bạc Liêu, trở về nhà hàng dùng bữa trưa.

13h30: Đoàn di chuyển vào tham quan  Nhà công tử Bạc Liêu – Nơi lưu giữ những giai thoại và câu chuyện về Công tử Bạc Liêu. Ngoài việc tham quan hệ thống nhà cổ độc đáo này bạn còn được xác minh những câu chuyện cùng người con của Công Tử Bạc Liêu. Chú hiện đang bán sách và là một chứng nhân đặc biệt của truyền kỳ Hắc Công Tử – Công tử Bạc Liêu.

Sau đó đoàn tiếp tục lên xe khởi hành đi tham quan Công trình Điện Gió Bạc Liêu – một trong những điểm checkin chụp hình nổi tiếng tại khu vực Miền Tây. nằm ở phía đông của Tp Bạc Liêu, với những tuabin quạt gió khổng lồ, cảnh quan rất kỳ vỹ. Điện gió Bạc Liêu là 1 trong những nhà máy điện gió đầu tiên ở Việt Nam.

16h30: Đoàn lên xe khởi hành về TP Cà Mau. (87km)

18h30: Đến Cà Mau, quý khách ăn tối tại nhà hàng, sau đó trở về khách sạn nhận phòng

nghỉ ngơi.

Tối: Quý khách, tự do khám phá thành phố Cà Mau.

Đoàn nghỉ đêm tại Cà Mau – Mường Thanh Luxury 5*

NGÀY 3 : ĐẤT MŨI NĂM CĂN – CẦN THƠ                                 ( Ăn sáng, trưa, tối )

07h00: Đoàn trả phòng, ăn sáng tại khách sạn, Xe đưa Quý khách đến Năm Căn, đoàn tieps tục lên xe điện đưa Đoàn vào Tham quan và chụp ảnh tại mốc tọa độ quốc gia – GPS 0001, Pano biểu tượng của đất Mũi Cà Mau. Tiếp đó Quý khách chinh phục Vọng Hải Đài cao 20,5m ngắm nhìn toàn bộ cảnh Đất Mũi….

11h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Đất Mũi.

12h15: Quý khách lên xe khởi hành về thành phố Cần Thơ (~ 200km)

17h00: Quý khách đến thành phố Cần Thơ, nhận phòng khách sạn, tự do nghỉ ngơi

Tối: Đoàn ăn tối tại nhà hàng,  Sau bữa tối đoàn tự do khám phá thành phố Cần Thơ .

Đoàn nghỉ đêm tại Cần Thơ – khách sạn Ninh Kiều Riveside 4*

NGÀY 4 : MIẾU BÀ – RỪNG CHÀM TRÀ SƯ  – HÀ NỘI ( Ăn sáng, trưa )

06h00: Đoàn trả phòng, ăn sáng tại khách sạn, sau đó lên xe khởi hành đi Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc – Tỉnh An Giang).

09h30: Đến Châu Đốc, Quý khách  vào lễ tại Miếu Bà Chúa Xứ, ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của khắp các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

10h00: Đoàn lên xe khởi hành đi Rừng Tràm Trà Sư. Khu rừng ngập nước đặc sắc và tiêu biểu của tỉnh An Giang, nơi có hàng vạn con cò – vạc về đây kiếm ăn, làm tổ. Quý khách len lỏi theo chiếc xuồng máy vào sâu trong rừng tràm và ngắm nhìn những đàn cò vạc bay rợp cả 1 khoảng trời.

12h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng trà sư, thưởng thức những món ngon đồng quê tại rừng tràm. Sau đó lên thuyền đưa đoàn khởi hành về bến.

13h30: Đoàn lên xe khởi hành về Cần Thơ.

17h00: Đến sân bay Cần Thơ, đoàn làm thủ tục checkin

18h50: Máy bay mang ký hiệu VN1206 cất cánh đưa đoàn về Hà Nội (bữa tối khách tự túc). 21h05: Đến sân bay Nội Bài. Kết thúc chương trình !

Tour Cần Thơ Châu Đốc

Tour Cần Thơ Châu Đốc rừng tràm Trà Sư 1 ngày giá rẻ dành cho quý khách muốn khám phá vẻ đẹp của An Giang. Quý khách sẽ được tham quan rừng tràm Trà Sư, viếng Miếu Bà Chúa Xứ, vãng cảnh chùa Hang. Du Lịch Nụ Cười Mê Kông hân hạnh được đồng hành cùng quý khách.

Điểm tham quan nổi bật trong tour rừng tràm Trà Sư 1 ngày

Khám phá thiên nhiên rừng Tràm Trà Sư hùng vĩ. Chinh phục cây cầu tre xuyên rừng dài nhất Việt Nam

Viếng Miếu Bà Chúa Xứ – Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại miền Tây

Viếng Lăng Thoại Ngọc Hầu – ghi ơn người anh hùng mở cõi, kênh đào Vĩnh Tế

Vãng cảnh chùa Hang – Lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh ở Châu Đốc.

Địa điểm đón khách

Hướng dẫn viên đón quý khách tại khách sạn hoặc điểm hẹn của quý khách.

Lịch trình tour chùa Bà Châu Đốc rừng tràm Trà Sư 1 ngày

quý khách thưởng thức món đặc sản trứ danh06h00: Xe đón đoàn tại khách sạn, quý khách khởi hành đi Châu Đốc bắt đầu hành trình tour rừng tràm Trà Sư 1 ngày. Khi đến Long Xuyên, “Cơm Tấm Long Xuyên” (Công ty tặng kèm).

Trưa: Đoàn dùng cơm trưa với những món ăn dân dã – cá lóc nướng, chuột chiên nước mắm, gà nướng mật ong, canh chua cá lóc, lẩu mắm… Quý khách nghỉ ngơi tự do.

13h00: Rời Trà Sư quý khách tiếp tục di chuyển đến Tri Tôn, quý khách sẽ bắt gặp những đồng lúa “cò bay thẳng cánh” theo mô hình cánh đồng mẫu lớn của An Giang. Và những cánh đồng Thốt Nốt mang đậm nét đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ.

13h30: Đoàn khởi hành đến thành phố Châu Đốc và tham quan:

Xe đi tour chất lượng tốt phục vụ suốt tuyến tham quan tùy theo số lượng khách.

Vé vào cổng tham quan.

Vé tàu tham quan rừng Trà Sư

Tặng ăn sáng đặc sản “Cơm Tấm Long Xuyên“

Bữa ăn chính: 1 bữa ăn trưa.

Bảo hiểm du lịch với mức bồi thường thiệt hại tối đa 20.000.000 đồng.

Hướng dẫn viên thuyết minh và phục vụ trong chuyến tham quan.

Quà tặng: nước uống trên đường đi.

Chùa Hang – Phước Điền Tự: Có lịch sử hơn 100 năm tuổi, là một trong bốn di tích văn hóa lịch sử của núi Sam, được bộ Văn hóa xếp hạng.

Thức uống giải khát trong bữa ăn.

Các chi phí cá nhân: chụp ảnh, điện thoại, nước uống trong phòng.

Phí bồi dưỡng tổ phục vụ.

Vé máy bay

VAT

15h00: Đoàn chia tay An Giang, Xe và HDV đưa Đoàn về lại Cần Thơ.

Chiều: Về đến Cần Thơ, Xe và HDV đưa đoàn về lại điểm hẹn hoặc điểm đón ban đầu. Kết thúc chuyến hành trình tham quan An Giang trong tour đi rừng tràm Trà Sư 1 ngày. Trước khi chia tay, HDV thay mặt công ty nói lời chào tạm biệt, xin cảm ơn và hẹn gặp lại quý khách.

Trên 10 tuổi: Bằng vé người lớn.

Từ 6 – 9 tuổi: 75% giá tour.

Dưới 6 tuổi: Miễn phí giá tour. (bố mẹ tự lo).

10h00: Đến bìa rừng Trà Sư, quý khách di chuyển bằng “tắc ráng” xuyên rừng Tràm Trà Sư. Đoàn sẽ được len lỏi giữa những đầm sen hương thơm ngạt ngào, những dãy bèo xanh thẫm, tiếp tục quý khách còn được trải nghiệm ngồi “xuồng ba lá” tham quan khu vực cò, vạc làm tổ đẻ trứng rất thú vị.

Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Nụ Cười Mê Kông

Dịch vụ bao gồm Dịch vụ không bao gồm Quy định cho trẻ em Các tour Cần Thơ Châu Đốc rừng tràm Trà Sư nổi bật Liên hệ tư vấn – đặt tour rừng tràm Trà Sư 1 ngày

Tục Thờ Bà Chúa Xứ Ở Cà Mau

Tuy là vùng đất mới được khai phá nhưng Cà Mau là nơi hội tụ nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian độc đáo và phong phú, trong đó có tục thờ Bà Chúa xứ.

Tục thờ Bà Chúa xứ là hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến ở Nam Bộ, một số miếu thờ nổi tiếng gắn với những lễ hội truyền thống được nhiều người biết đến như: miếu Bà Chúa xứ núi Sam (Châu Ðốc), miếu Bà Chúa xứ núi Bà Ðen (Tây Ninh), miếu Bà Chúa xứ Tháp Mười (Ðồng Tháp)… Những miếu thờ này từ lâu đã trở thành địa chỉ hành hương quen thuộc của đông đảo người dân Nam Bộ. Ðây cũng là những điểm đến tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước.

Tại Cà Mau, theo kết quả kiểm kê vào đầu năm 2023, trên toàn tỉnh còn lại hàng chục miếu thờ Bà Chúa xứ được xây dựng quy mô, trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng. Riêng địa bàn TP Cà Mau đã có 14 miếu thờ. Tại các huyện trong tỉnh vẫn còn một số miếu thờ dưới hình thức cộng đồng, nhiều miếu thờ đã có hàng trăm năm, gắn liền với lịch sử khai phá, dựng làng, lập ấp của cư dân địa phương.

Miếu thờ Bà Chúa xứ ở ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước.

Theo các nhà nghiên cứu, tục thờ Bà Chúa xứ ở Nam Bộ nói chung, ở Cà Mau nói riêng có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ mẫu, sâu xa hơn là tín ngưỡng “cha trời – mẹ đất” cổ truyền của người Việt. Theo chân những lớp người đi khai hoang, mở cõi, hình thức tín ngưỡng này đã được các lưu dân mang theo trong tâm thức, như một “hành trang tinh thần” từ quê cha, đất tổ.

Khi vào đến dãy đất miền Trung lại được giao lưu, tiếp biến văn hoá với tín ngưỡng thờ Mẹ xứ sở (vốn là nữ thần Pô Inư Nagar) của người Chăm, quá trình “Nam tiến” lại tiếp tục diễn ra cùng với sự gặp gỡ giữa các nền văn hoá Việt – Chăm – Khmer – Hoa… Trên vùng đất mới đã làm biến đổi nhiều yếu tố gốc của tín ngưỡng thờ mẫu truyền thống.

Hệ thống miếu thờ Bà Chúa xứ thường có 2 loại, loại miếu thờ của gia đình thường được lập với quy mô nhỏ, trong sân hoặc vườn nhà để các thành viên trong gia đình thờ cúng; loại miếu thờ cộng đồng do dân cư trong xóm góp công góp của xây dựng, ban đầu có thể làm bằng cây lá, khi có điều kiện thì xây dựng bằng bê-tông, cao và rộng để người có thể đi vào sắp lễ cúng kiếng thường xuyên.

Bên trong các miếu thờ thường có tượng Bà Chúa xứ bằng bê-tông ở tư thế ngồi, đặt trang nghiêm chính giữa bệ thờ, đầu đội mão trang trí sặc sỡ, mặc áo hoàng bào hoặc áo lụa thêu rồng phụng, trên cổ đeo nhiều chuỗi hạt, hai bên có lộng che, có khi thêm đôi hạc đứng chầu. Trong khuôn viên một số miếu thờ còn có bàn thờ Thông thiên, bệ thờ thần Nông, thần Hổ…

Bài vị trong các miếu thờ Bà Chúa xứ thường được viết bằng chữ Hán với các danh xưng của Bà: “Chúa xứ nương nương”, hoặc “Chúa xứ thánh mẫu”, có khi là “Chúa xứ bổn cảnh”. Thời Nguyễn, dưới triều vua Gia Long, bà còn được sắc phong là “Linh Sơn thánh mẫu” ghi nhận sự có mặt của tín ngưỡng thờ Bà Chúa xứ trong lịch sử dân tộc. Bà Chúa xứ vừa là một “phúc thần” với chức năng phù hộ sức khoẻ, tiền tài, danh vọng, công việc… nhưng có lúc lại đóng vai một “ác thần” trong những thề thốt, nguyền rũa, trù ếm lẫn nhau của nhân gian.

Tại các miếu Bà Chúa xứ, vào các ngày rằm và mùng 1 âm lịch hằng tháng (ngày Sóc, ngày Vọng) người dân địa phương thường sắp mâm lễ đến thắp nhang khấn vái cầu bình an, sức khoẻ, việc làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu… Lễ cúng thường là trái cây và bánh ngọt, những gia đình có điều kiện cũng cúng lễ mặn như thịt heo, gà, vịt.

Trong sách “Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long”, các tác giả Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Ðường đã mô tả hiện tượng thờ Bà Chúa xứ phổ biến ở Nam Bộ trước năm 1990: “Ở Nam Bộ, nhà nào cũng có miếu thờ Bà Chúa xứ, đặt ở góc nhà hoặc góc vườn. Trong rừng U Minh, người dân đốn củi, lấy mật ong cũng thờ Bà Chúa xứ để cầu mong được mạnh khoẻ, tránh được sốt rét, tránh rủi ro trong nghề nghiệp…”.

Ðặc điểm chung của các miếu thờ Bà Chúa xứ ở Cà Mau là hầu hết được xây dựng dọc theo các tuyến sông rạch, thuận lợi cho người dân đi lại để thực hành tín ngưỡng. Nhiều miếu thờ được lập ở ngã ba sông, nơi xuồng ghe thường qua lại, người trong xóm có công có việc đi ngang miếu như được nhắc nhớ vào thắp nén nhang “đi thưa, về trình” với thần linh. Những miếu thờ này không chỉ dành cho người dân địa phương, mà khách thương hồ có dịp đi ngang qua muốn cầu nguyện chuyện gì cũng có thể vào khấn vái để xin Bà phù hộ.

Hoàn cảnh hình thành các miếu thờ ở các địa phương cũng khác nhau, có gia đình do đã lập miếu từ nơi khác, khi di cư đến Cà Mau thì lập lại để thờ; có người do ốm đau, bệnh tật nên người nhà khấn vái cầu xin Bà Chúa xứ phù hộ, đến khi khỏi bệnh liền lập miếu thờ; có người nằm mộng thấy bà hiện về báo điềm lành hoặc điềm dữ đối với gia đình, làng xóm, để thể hiện lòng thành kính nên lập miếu thờ để Bà phù hộ, độ trì…

Có thể nói, tục thờ Bà Chúa xứ là sản phẩm văn hoá tâm linh được hình thành qua quá trình giao lưu, tiếp biến và hội tụ của nhiều làn sóng văn hoá trên vùng đất mới. Ðây là hình thức tín ngưỡng phổ biến trong đời sống dân gian Cà Mau qua nhiều thế hệ, gắn liền với công cuộc khai phá, định cư của người Việt ở vùng đất tận cùng đất nước./.

Bài và ảnh: Huỳnh Thăng

Dịch Vụ Cưới Hỏi Cà Mau

dịch vụ cưới hỏi Cà Mau

Boleero có trên 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ cưới hỏi trọn gói, Boleero chuyên cung cấp dịch vụ cưới hỏi Cà Mau, cho thuê bàn ghế chén dĩa, rạp, nấu tiệc tại nhà, cho thuê ban nhạc tỉnh Cà Mau, dịch vụ cưới hỏi ở Cà Mau, dịch vụ cưới hỏi tp Cà Mau, dịch vụ cưới hỏi tại Cà Mau

Đặt tiệc cưới, đám hỏi, trang trí nhà trọn gói, cho thuê cổng hoa, cho thuê bàn ghế chén dĩa, khung rạp, nấu tiệc tại nhà tại Cà Mau

Boleero có trên 10 năm kinh nghiệm. Dịch vụ cưới hỏi Cà Mau hân hạnh được phụ vụ quý khách

Chúng tôi có kho tại Cà Mau để phục vụ quý khách

HÃY KÉO XUỐNG HẾT TRANG VÀ XEM NHÀ CUNG CẤP TẠI ĐỊA PHƯƠNGKHI NHẤP VÀO HÃY KÉO XUỐNG HẾT TRANG

1. Xin quý khách nhấp vào đây xem các bước chuẩn bị cho ngày cưới2. Xin quý khách nhấp vào đây xem Phong tục cưới hỏi miền Nam3. Xin quý khách nhấp vào đây xem Phong tục cưới hỏi Miền Trung4. Xin quý khách nhấp vào đây xem phong tục cưới hỏi Miền Bắc5. Xin quý khách nhấp vào dây xem giá mâm quả cưới Miền Nam6. Xin quý khách nhấp vào đây xem các tráp cưới hỏi Miền Bắc7. Xin quý khách nhấp vào đây để xem giá cho thuê bàn ghế chén dĩa Cà Mau8. Xin quý khách nhấp vào đây để xem giá cho thuê ban nhạc tại Cà Mau9. Xin quý khách nhấp vào đây để xem giá cho thuê áo cưới đẹp Tại Cà Mau10. Xin quý khách nhấp vào đây xem báo giá Chụp hình cưới đẹp tại Cà Mau11. Xin quý khách nhấp vào đây xem báo giá Trang trí cưới hỏi Tại Cà Mau12. Xin quý khách nhấp vào đây xem báo giá cho thuê xe hoa cưới hỏi Cà Mau13. Xin quý khách nhấp vào đây xem báo giá nhà hàng tổ chức tiệc cưới Cà Mau14. Xin quý khách nhấp vào đây xem giá nhẫn cưới, nhẫn đính hôn đẹp Cà Mau15. Xin quý khách nhấp vào đây xem báo giá nấu tiệc tại nhà tại Cà Mau16. Xin quý khách nhấp vào đây xem báo giá dịch vụ giao hoa tươi tại cà mau

XIN QUÝ KHÁCH GỌI ĐIỆN THOẠI TRƯỚC KHI ĐẾNĐỊA CHỈ: SỐ 20 NGUYỄN DU, PHƯỜNG 5, TP CÀ MAUSĐT:  (DƯƠNG) 0938.756.186- (Vi) 0938. 602 328, ZALO, FACEBOOK

nấu tiệc tại nhà cà mau, cho thuê bàn ghế chén dĩa rạp cà mau, dịch vụ cưới hỏi cà mau, cho thuê cổng hoa ca mau, cho thuê ban nhạc ca mau, thành phố ca mau, tp ca mau, đầm dơi, ngọc hiễn, cái nước, trần văn thời, u minh, thới bình, năm căn, phú tân, đường ql1a, nguyễn trải, trần hưng đạo, ba tháng hai, phan ngọc hiển, ngô quyền, ql63, đinh tiên hoàng, quang trung, phạm văn kỳ, đường số 9, mậu thân tp cà mau

Chùa Bà Châu Đốc An Giang

Chùa Bà Châu Đốc An Giang là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng bậc nhất xứ nam bộ. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người người nhà nhà lườm lượp kéo về cầu bình an, xin tài lộc,… Tuy nhiên ít ai trong số đó biết được những câu chuyện thú vị xung quanh nguồn gốc của ngôi chùa. Bài viết sau đây sẽ lý giải tất cả những câu chuyện ấy và đưa ra cho các bạn những kinh nghiệm trong dịp hành hương về chùa Bà Châu Đốc An Giang.

Chùa Bà Châu Đốc 1 hay còn gọi là chùa Bà Chúa Xứ có địa chỉ ở chân núi Ngọc Lãnh Sơn – Núi Sam- Châu Đốc tỉnh An Giang.

Tuy nhiên, cần phân biệt chùa Bà Châu Đốc An Giang với hai ngôi chùa khác là Chùa Bà Châu Đốc 2 và 3.

Chùa Bà Châu Đốc 2 nằm ở huyện nhà bà – TP Hồ Chí minh, còn chùa Bà Châu Đốc 3 có địa chỉ ở quận 9.

Nếu xuất phát từ trung tâm TP An Giang, các bạn có thể đi đến chùa Bà Châu Đốc theo đường tỉnh 945 và quốc lộ 91 đến Tân Lộ Kiều Lương.

Sẽ có hướng dẫn chỉ đường đến chân núi Sam – nơi tọa lạc chùa Bà Châu Đốc.

Những du khách đến từ xa, tốt nhất các bạn nên tham khảo những tour du lịch trọn gói đến chùa Bà Châu Đốc để có được những chỉ dẫn tận tình nhất.

Hoặc tập hợp thành nhóm và thuê xe khách đến chùa, hiện nay phục vụ xe đi chùa Bà Châu Đốc có nhà xe khách Phương Trang dịch vụ rất tốt.

Đặc biệt, con đường đến chùa Bà Châu Đốc phải băng qua sông mới có thể đến đích được.

Du khách chắc hẳn sẽ nhớ trải nghiệm đi chùa bằng phà tại Châu Giang – phú Hiệp.

2. Truyền thuyết về nguồn gốc chùa Bà Châu Đốc An Giang

Truyền thuyết kể rằng xưa kia, trên đỉnh núi Sam có bức tượng bằng sứ tạc hình một bà lão hiền lành, phúc hậu.

Người dân trong vùng coi bà như thần và thờ tụng trên đỉnh núi.

Nhưng đầu thế kỉ 18, tượng Bà Chúa Xứ tỏ ra rất linh ứng, người dân địa phương bảo nhau đưa tượng bà xuống chân núi để tiện cho việc hương khói và thờ cúng.

Nhưng kỳ lạ là cả làng huy động hết thảy những thanh niên cường tráng nhất nhưng vẫn không thể nhấc nổi tượng bà.

Khi đó, có điềm báo rằng chỉ cần có 9 cô gái đồng trinh là có thể đem được tượng bà xuống núi.

Quả nhiên là thật, tượng bà được chuyển xuống nhưng đi đến chân núi thì lại không thể di chuyển thêm được nữa.

Từ đó, vị trí chân núi Sam người ta dựng miếu thờ bà Chúa Xứ hay nhiều người vẫn gọi là chùa Bà Châu Đốc.

Bởi lẽ đây thực chất là ngôi miếu nhưng lại có quy mô tầm cỡ như một ngôi chùa.

Chùa Bà Chúa Xứ xuất hiện trên đỉnh núi Sam từ khi nào vẫn còn là một câu hỏi lớn, kể cả với các nhà khảo cổ học.

Theo kết quả khảo cổ của một nhà khảo cổ người Pháp thì tượng Bà Chúa Xứ rất có thể là vết tích cổ của nền văn hóa Óc Eo ở cuối thế kỉ thứ 6.

Và thực chất đây là bức tượng tạc một người đàn ông được tạc bằng đá son bởi người Khmer cổ, nó mang giá trị nghệ thuật và lịch sử rất lớn.

Minh chứng thêm cho điều này đó là lớp đá trầm tích được dùng làm bệ đỡ cho tượng Bà Châu Đốc cũng không phải là loại đá có thể tìm thấy ở địa phương.

Đây là một loại đá có màu xanh đen rất hiếm thấy.

Còn việc tại sao pho tượng lại bị mất đi một bên cánh tay thì được giải thích như sau: xưa kia, khi những tên trộm cổ vật tìm đến đây.

Chúng muốn lấy đi pho tượng nhưng không thể nhấc lên được nên đã tức giận và quật gãy một bên cánh tay tượng.

Do đó, tượng chùa Bà Châu Đốc là pho tượng có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam hiện nay.

4. Kiến trúc chùa Bà Châu Đốc An Giang – miếu Bà Chúa Xứ

Từ khi được chuyển xuống chân núi Sam, chùa Bà Chúa Xứ đã trải qua rất nhiều lần tu sửa.

Từ chỗ ban đầu chỉ là ngôi miếu bằng gỗ tre rồi được tu sửa lại bằng gạch hồ năm 1970. Đến những năm 60 của thế kỉ trước người ta mới dựng lại miếu bằng đá và lợp ngói âm dương.

Từ đó về sau ngôi miếu liên tục được tôn tạo và mở rộng để có được diện mạo mới rộng rãi và khang trang thành chùa Bà Châu Đốc như hiện nay.

Nhìn tổng thể, ngôi chùa có kiến trúc dạng hình tự là “quốc”, phần mai có kiến trúc 3 tầng với góc viền cong vút hình đầu rồng, khối tháp hình bông sen.

Vào phía trong, có thể nhận thấy lối kiến trúc Ấn Độ là chủ đạo. Những bức tượng thần lớn có dáng dấp vạm vỡ đưa bàn tay khỏe khoắn ra đỡ lấy những đầu kèo phía trên.

Những hình vẽ trang trí trên tường và khung cửa đều được gia công tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất cùng với rất nhiều câu đối và những bức hoành phi trang nghiêm.

Chính giữa điện chùa Bà Châu Đốc chính là bức tượng Bà Chúa Xứ. Xung quanh được bố trí bàn thờ Hội đồng, thờ Cô, thờ Cậu, …

Phía sau tượng bà là 4 chiếc cột cổ từ thời khởi nguyên xây chùa vẫn còn giữ lại.

Lễ hội Vía ở Chùa Bà Châu đốc diễn ra vào dịp từ 23-27/4 âm lịch hàng năm. Trong ngày hội chính là vào 25/4 âm lịch.

Đây là một lễ hội rất đặc sắc và đã được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia.

Trong dịp lễ hội Vía du khách sẽ có dịp tham gia chứng kiến nhiều nghi lễ trang trang trọng mà duy nhất chỉ có ở đây như: lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc, lễ túc yết,…

Ngoài ra, dịp lễ hội Vía hay dịp đầu xuân năm mới chùa Châu Đốc đều đón đoàn người hành hương rất đông đến đây cúng khấn vái, cầu lộc, cầu làm ăn phát đạt, mua may bán đắt,…

6. Kinh nghiệm cho du khách đến hành hương chùa Bà Châu Đốc.

Cũng chính bởi sự linh thiêng của chùa Bà Châu Đốc mà nơi đây rất nhiều vấn nạn tồn tại, lời khuyên cho du khách khi đi hành hương tại chùa đó là:

+ Không thuê lễ vật của những “tay cò lễ” ở cổng chùa để đưa vào chùa viếng thần linh.

Thật vậy ở đây có những tiểu thương hành nghề cho thuê lễ vật, du khách sẽ trả tiền để được mang lễ vật đó đi cúng lễ, nhưng rồi lại phải trả lại khi hành lễ kết thúc.

Thế rồi, lễ vật ấy lại được đem cho người khác thuê. Như vậy, việc hành lễ chẳng phải trở nên vô nghĩa sao ?

+ Không mua đồ lễ trước của chùa

Không mua bất kì thứ gì được chào bán ở khu vực gần cổng chùa, bạn sẽ rất dễ bị chặt chém với mức giá cắt cổ.

Tốt hơn hết, du khách nên chuẩn bị hương nhang hay lễ vật như hoa quả bánh kẹo từ nhà, hoặc nếu cần thiết thì mua tại những cửa hàng và phải hỏi giá thật kỹ.

Tuyệt đối tránh mua hàng của những người mời chào bán rong ở ngoài. Vì ngoài việc bị chặt chém với giá cao, bạn còn có thể bị những “kẻ ăn xin” đeo bám.

+ Chú ý Trang phục đi lễ

Ăn mặc lịch sự và tránh cười nói quá to, vì đó những điều kiêng kỵ khi đi hành hương nơi cửa phật.

Đề phòng những kẻ “ban lộc”. Thật vậy, chùa Bà Châu Đốc có một vấn nạn đó là những kẻ “ban lộc”.

Bạn sẽ bất đắc dĩ mà phải nhận túi quà nhỏ hay vật cúng lễ gì đó mà họ cố tình dúi vào tay bạn rồi viện cớ là “trả lễ” mà đeo bám đòi “món tiền lễ” đó.

Những kẻ này sẵn sàng văng lời tục tĩu nếu số tiền “trả lễ” mà chúng nhận được ít.

Đến chùa Bà Châu Đốc An Giang tốt nhất bạn chỉ nên mang theo một số tiền vừa đủ chi tiêu trong chuyến đi và không đem theo những vật dụng trang sức đắt tiền.

Vì trong lúc đông người rất dễ bị kẻ gian lợi dụng mà móc túi hay cướp giật. và nếu có đem theo túi, ví thì cần giữ cẩn thận.

Chùa Bà Châu Đốc An Giang vào những dịp lễ hội hay đầu xuân năm mới rất đông khách đến hành hương.

Cả ngày khách lườm lượp ra vào có khi đến hàng ngàn người nên khó tránh khỏi cảnh chen lấn, xô đẩy.

Cho nên, nếu muốn hạn chế tình trạng này các bạn có thể căn chỉnh thời gian để đến chùa hành hương vào buổi sáng sớm.

Mách bạn một địa chỉ nghỉ chân, nhà nghỉ cho những du khách từ xa đến cần tìm khách sạn nghỉ chân.

Các bạn có thể lựa chọn khách sạn có view rất đẹp nằm trên sườn núi Sam, đó là khách Sạn Victoria Núi Sam có khuôn viên tuyệt đẹp.

Qua đó bạn đọc có thể có cái nhìn toàn diện đúng đắn hơn về lịch sử, những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết li kì và thú vị xoay quanh nguồn gốc ngôi chùa này.

Thêm nữa những kinh nghiệm khi đến hành hương tại chùa Bà Châu Đốc An Giang chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích có một chuyến đi ý nghĩa.

Đọc thật chậm: Chùa núi Châu Thới tx Dĩ An, Bình Dương- Đường đi, Kinh nghiệm du lịch

Sài Gòn – Châu Đốc

Tour Du Lịch Miền Tây Châu Đốc Núi Cấm Trà Sư 2 ngày 1 đêm – Hành hương về vùng Thất Sơn huyền thoại thuộc Châu Đốc tỉnh An Giang. Hành trình đưa quý khách đến đến các danh thắng nổi tiếng như: Thủy Đài Sơn, Thiên Cấm Sơn, Anh Vũ Sơn…Nằm trong dãy Thất Sơn hùng vỹ. Hành hương lên núi cấm viếng chùa Phật Lớn, chùa vạn Linh. Đến núi Sam viếng miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây AN…và đặc biệt khám phá rừng tràm Trà Sư tuyệt đẹp mùa nước nổi hàng năm.

SÀI GÒN – CHÂU ĐỐC – MIẾU BÀ CHÚA XỨ – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – NÚI CẤM 

Hotline: 0914666386 – 0962060586

NGÀY 1: chúng tôi – THOẠI SƠN – NÚI CẤM – CHÂU ĐỐC (Ăn sáng, trưa, tối)

Buổi sáng: Quý khách tập trung tại điểm hẹn, 6h30 xe khởi hành đi Châu Đốc, quý khách ăn sáng tại nhà hàng , Mêkông Reststop Tiền Giang, sau đó tiếp tục hành trình theo quốc lộ 1A về miền tây đi ngang qua cầu treo Mỹ Thuận, phà Vàm Cống, tới TP Long Xuyên khách dừng chân dùng cơm trưa.

Buổi chiều: Đoàn tiếp tục hành trình đến Châu Đốc nghe giới thiệu về các danh thắng ở An Giang như: Thủy Đài Sơn, Thiên Cấm Sơn, Anh Vũ Sơn… nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ. Đoàn tiếp tục hành trình lên núi Cấm, ngọn núi cao 716m, được mệnh danh là nóc nhà của miền Tây, trên núi có hồ Thủy Liêm, miếu Sơn Thần, chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, tượng phật Di Lặc cao 32m luôn mĩm cười với khách thập phương (Có xe của khu du lịch đưa quý khách lên núi Cấm công ty bao vé hoặc Quý khách có thể đi bằng tuyến cáp treo dài 3,5 km (vé cáp treo tự túc) đi ngang qua hồ Thanh Long tuyệt đẹp và ngắm toàn cảnh dãy Thất Sơn hùng vỹ đẹp như tranh thủy mạc). Đoàn xuống núi, về thị xã Châu Đốc, Quý khách viếng chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh là trung tâm hành hương lớn nhất miền tây. Đoàn trở về dùng cơm tối, sau đó quý khách tự do nghỉ ngơi hoặc Quý khách tự thuê xe đạp lôi, hoặc taxi đi chợ đêm núi Sam hoặc dạo quanh thị xã về đêm.

NGÀY 2: CHÂU ĐỐC – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ – chúng tôi (Ăn sáng, trưa)

Buổi sáng: Quý khách ăn sáng tại nhà hàng, sau đó xe đưa đoàn đi tham quan rừng tràm Trà Sư hệ sinh thái rừng tràm ngập nước đẹp nhất Đông Nam Á. Hành trình theo hướng Tịnh Biên đi ngang qua dãy thất Sơn Hùng Vỹ ngắm cảnh núi Cấm, Núi Két và các ngôi chùa Khơme có kiến trúc độc đáo. Đến huyện Nhà Bàng sau đó vào rừng tràm Trà Sư. Quý khách bắt đầu tham quan hệ sinh thái rừng tràm ngập nước tuyệt đẹp vào buổi sáng theo lộ trình. Quý khách tản bộ 500m từ bãi xe vào đến bến đò sau đó đi tắc rán (xuồng máy) khoảng 10 phút chạy dọc bờ kênh trong rừng tràm rợp mát đến trạm dừng đầu tiên. Quý khách chuyển sang đi đò chèo đây là hành trình thú vị nhất. Đò chèo nhẹ nhàng rẽ nước đi vào rừng tràm xanh mướt với khung cảnh tuyệt đẹp. Trên mặt nước phủ đầy một màu xanh lơcủa những mãng bèo màu xanh như những tấm thảm khổng lồ bao phủ khắm rừng tràm. Trong không khí mát mẻ xuồng lướt đi nhè nhẹ tạo cảm giác lâng lâng khó tả, cuộc sống như chậm lại. Quý khách như gạt bỏ những điều phiền muộng của cuộc sống, tận hưởng cảm giác sản khoái khi đi giữa thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp. Tại đây quý khách được tận mắt xem những chú chim dạn dỹ kiếm mồitrên những đám bèo màu xanh. Sau một vòng khám phá, đò đưa quý khách về lại bến đỗ và chuyển sang hành trình tiếp theo. Tắc rán đưa quý khách lướt đi trên con đường độc đạo giữa rừng tràm đến trạm dừng chân tiếp theo. Tại đây quý khách có thể lên đài quan sát ngắm toàn cảnh rừng tràm Trà Sư, đi bộ trên đường đất giữa rừng tràm săn những bức ảnh đẹp, chụp ảnh cây cầu bắt ngang qua bờ kênh. Sau đó đến khu vực nhà hàng gữa chốn thiên nhiên hoang dã được bố trí những cụm nhà sàn nhỏ giữa rừng rất lãn mạng. Quý khách dùng bữa trưa các món dân dã, đạm bạc như: Cá lóc nướng hay gà nướng muối ớt, gà hấp lá chúc, lẩu chua cá, rau ngỗ xào, cá rô đồng với thịt kho tộ….sau bữa trưa tắc ráng đưa quý khách về lại bến đò kết thúc chuyền tham quan rừng tràm Trà Sư.

Buổi chiều: Xe tiếp tục đưa quý khách đi chợ Châu Đốc – còn gọi là “vương quốc mắm” của miền Tây, bán nhiều đặc sản nổi tiếng như mắm thái, khô cá tra phồng, tung lò mò…Đoàn về thành phố HCM, xe dừng cho du khách mua đặc sản Sa Đéc như nem lai vung, bánh phồng tôm Sa Giang, quýt hồng…đoàn qua cầu treo Mỹ Thuận – Vĩnh Long theo quốc lộ 1A lên đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương về lại Sài Gòn. Về tới Sài Gòn, kết thúc tour miền tây Châu Đốc – Núi Cấm 2 ngày 1 đêm.

Giá tour Châu Đốc Núi Cấm Trà Sư 2 ngày 1 đêm

Tiêu chuẩn khách sạn : Khách sạn 3 sao Châu Đốc

Giá tour trọn gói cho người lớn : 1.650.000 đ/k

Giá tour trẻ em từ 4 – 11 tuổi : 1.251.000 đ/k

Lịch khởi hành : 

Khởi hành thứ 7 hàng tuần

Note: Tour riêng cho nhóm: 4 – 5 khách: 1.968.000 đ/k, 6 – 8 khách : 1.868.000 đ/k, 9 – 11 khách: 1.668.000 đ/k ngày khởi hành do quý khách lựa chọn.

Giá tour du lịch Châu Đốc bao gồm:

+ Vận chuyển: Xe du lịch đới mới máy lạnh đưa đón tham quan theo chương trình

+ Ăn uống: Theo chương trình 2 bữa ăn trưa + 1 bữa ăn tối + 2 bữa ăn sáng.

+ Khách sạn: 1 đêm khách sạn tại tại Châu Đốc tiêu chuẩn 3 sao, 2 khách/1 phòng hoặc 3 khách/1 phòng đầy đủ tiện nghi.

+ Tham quan: Theo chương trình có hướng dẫn viên, vé vào cửa, tàu, đò tham quan, bao vé xe trung chuyển lên núi Cấm khứ hồi.

+ Quà tặng: Mỗi khách được tặng 1 chai nước suối 500ml.

Giá tour không bao gồm: Ăn uống ngoài chương trình, vé cáp treo núi cấm (Người lớn 155.000 đ khứ hồi, trẻ em 80.000 đ) các chi phí vui chơi, taxi, xe lôi, các phí giải trí cá nhân khác…

Giá tour cho trẻ em:

+ Trẻ em dưới 4 tuổi miễn phí gia đình tự lo nhưng 2 người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em, nếu nhiều hơn phải mua ½ vé.

+ Trẻ em 4 – 11 tuổi mua 75% vé người lớn có phần ăn và chỗ ngồi riêng trên xe, trên tàu, ngủ chung với bố mẹ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cần Thơ – Cà Mau – Châu Đốc trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!