Xu Hướng 9/2023 # Căn Cô Bơ Là Gì? Người Có Căn Này Tính Cách Ra Sao? Được Lộc Gì? # Top 11 Xem Nhiều | Apim.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Căn Cô Bơ Là Gì? Người Có Căn Này Tính Cách Ra Sao? Được Lộc Gì? # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Căn Cô Bơ Là Gì? Người Có Căn Này Tính Cách Ra Sao? Được Lộc Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Căn Cô Bơ là gì?

  Cô Bơ là ai? 

Theo truyền thuyết kể lại, Cô Bơ là con vua Thủy Tề, tên thật là Thoải Cung công chúa, được vào Quảng Hàm cung. Là một nàng công chúa xinh đẹp, thông minh lại dịu dàng, lương thiện, gặp thời nước Việt bị giặc Minh xâm lược, con dân lầm than, oán thán, đau khổ đến cực điểm, Thoải Cung công chúa đã hiển linh, đầu thai thành người trần giúp dân đánh giặc. Không chỉ có vậy, Cô Bơ còn giúp dân bốc thuốc chữa bệnh, tạo điều kiện cho dân chúng an cư lạc nghiệp sau chiến tranh.

Khi đất nước đã yên bình, cô Bơ trở về làm công chúa ở thủy cung, nhưng vẫn hiển linh ở vùng ngã ba sông giúp người dân trị thủy, phòng chống lũ lụt và cứu vớt nhiều người không may gặp nạn đuối nước.

Vì thế, dân gian phong cô Bơ là Thánh Cô, xếp hàng thứ ba trong tứ phủ và lập đền thờ tự cô ở Thanh Hóa. Ngày nay người ta tái hiện lại hình ảnh cô Bơ trong các giá hầu đồng cô Bơ với tạo hình: khi cô ngự đồng làm lễ, tay cô cầm đôi mái chèo, lưng giắt tiền lẻ để đi đò, trên đầu cài ba nén hương.

Cô chèo đò qua các phủ giúp đỡ dân lành. Chèo đó xong cô lấy dải lụa đỏ để đo gió và mây. Khi an tọa, cô dùng pháp lực của mình để giúp dân chúng chữa bệnh, cứu rỗi chúng sinh khỏi bể khổ bệnh tật, ốm đau.

Căn cô Bơ 

Cô Bơ thường xuyên giúp người bị nạn nên đã để lại nhân gian nhiều phúc đức, lương duyên. Những người này về sau được cho là những người có duyên với Cô, và ở kiếp này người ta quay về với mục đích hầu cận cô Bơ để trả ơn những việc mà cô Bơ đã giúp đỡ họ trong kiếp trước. Người ta gọi đó là người có căn cô Bơ.

Người có căn cô Bơ thường có tính cách và ngoại hình giống cô theo miêu tả trong truyền thuyết, đồng thời cũng là những người sẽ được thụ lộc của Cô.

Người có căn cô Bơ

  Tính cách của người có căn cô Bơ 

Người có căn Cô Bơ dù ít dù nhiều đều mang trong mình một phần tính cách và ngoại hình của cô Bơ. Những người có căn cô Bơ thường có đặc điểm sau,:

Những người có căn cô Bơ thường hay tủi. Họ hay khóc về đêm, và có tính cách nhẹ nhàng, mang nhiều tâm sự, thường là những chuyện buồn. Có những lúc họ muốn sống vui vẻ hơn nhưng dường như có một cái gì phiền não luôn ở trong tâm họ, khiến họ không thể dứt ra được, không thể thoát khỏi những suy nghĩ buồn phiền và để rồi đêm xuống, họ lại rơi nước mắt.

Người có căn cô Bơ có giác quan thứ 6 rất mạnh. Họ rất nhạy cảm với những chuyện xảy ra trong cuộc sống.

Người có căn cô Bơ, kể cả là nam hay nữ thường là những người rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Họ ăn nói nhẹ nhàng, thánh thót dễ nghe, đi vào lòng người. Họ đi đứng nhẹ nhàng, mọi hành động đều thể hiện sự nhỏ nhẹ, mong manh dễ vỡ.

Những người này thường có lòng trắc ẩn, biết thương xót tới những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Khi gặp những cảnh khổ đau, họ tỏ rõ lòng thương xót chúng sinh, sẵn sàng dang rộng đôi bàn tay của mình để cứu khổ cứu nạn.

Người có căn cô Bơ là những người có ngoại hình nữ tính. Nếu là nữ, họ tỏ rõ yểu điệu thục nữ. Nếu là nam, dù nội tâm và thực chất họ rất mạnh mẽ, nhưng những gì họ thể hiện ra trong mắt người khác cho ta cảm giác họ rất nhẹ nhàng, xinh đẹp.

Những người mang trong mình căn cô Bơ còn là những người vô cùng tinh tế. Họ chăm chút cho bản thân rất kỹ lưỡng và tỏ ra luôn hoàn hảo, không tỳ vết trong mắt người khác.

Đặc biệt, những người có căn cô Bơ khi đi hầu đồng sẽ rưng rưng nước mắt sau đó thì khóc to. Họ cũng thường xuyên mơ thấy cô Bơ hiện về trong các giấc mơ trong hình hài một tiên nữ áo trắng. Họ cũng thường xuyên mơ thấy đi lễ ở đền cô và rắn là loài vật thường xuyên xuất hiện trong các giấc mơ của họ.

Người có căn cô Bơ được lộc gì? 

Những người có căn cô Bơ là những người được hưởng nhiều lộc. Cụ thể là:

Họ thường có tài trong lĩnh vực y học, bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Những người này rất có thiên phú và có khả năng lớn trở thành những thầy thuốc giỏi.

Họ đặc biệt rất thuận lợi trong đường buôn bán, buôn gì cũng thuận buồm xuôi gió, làm ăn tấn tới, có nhiều tài lộc.

Bên cạnh đó, những người này còn được phú cho nhan sắc hơn người, từ nước da trắng, tới tính cách nhẹ nhàng, tâm hồn tinh tế. Họ có thể coi là những mỹ nam mỹ nữ trong thế giới con người.

Căn Cô Bơ Có Lộc Gì?

Bậc thần nữ phong cô nhan sắc Vẻ khuynh thành nhất mực đảm đang

Lộc cô Bơ

Cô Bơ Bông là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô. Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung.

Cô Bơ Bông là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ phủ Thánh cô. Người ta cho rằng, Cô Bơ được lệnh cha giáng trần để giúp vua, đến chí kì mãn hạn thì có xe loan lên đón rước cô về Thủy Cung. Sau đó cô hiển linh giúp dân chúng ở vùng ngã ba sông, độ cho thuyền bè qua lại được thuận buồm xuôi gió vậy nên cô có danh hiệu là Cô Bơ Bông hay Cô Bơ Thác Hàn (theo tên gọi ở nơi quê nhà cô là đất Hà Trung, Thanh Hóa, ngã ba Bông bến đò Lèn). Đền chính của Cô hiện nay là Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hoá.

Khi nói về những người được ăn lộc cô Bơ, người ta thường dựa vào thần tích về cô và những bài văn khấn, hát văn cổ xưa. Dựa theo thần tích về cô thì những người được ăn lộc cô sẽ có tài soi âm & chữa bệnh. Một số người cũng được hanh thông về buôn bán và đặc biệt ai thực sự có căn Cô thì lộc về nhan sắc cũng đều rất tốt. Dù trai hay gái thì sắc diện cũng rất đẹp & sang.

Tuy nhiên, mỗi người mỗi nghiệp nên mỗi người cũng mỗi lộc khác nhau. Không thể khẳng định hoàn toàn những lộc cô cho là đúng tất cả với mọi người. Bạn nào có căn cô, hãy tìm hiểu thêm về cô và nhớ tu nhân tích đức thì không chỉ được hưởng lộc của cô mà lộc gia tiên thôi cũng đủ để các bạn suôn sẻ trong mọi việc.

Nghe văn cô Bơ theo lối cổ:

Đền cô Bơ

Hình ảnh những ông Hoàng, bà Chúa được tái hiện lại trong dân gian qua hoạt động hầu đồng luôn mang đến sự hiếu kỳ, tò mò cho không chỉ “con nhang” mà còn rất nhiều người chiêm ngưỡng. Những nhân vật này được xem là hóa thân của những người có công giúp nước, giúp dân, trừ tà, sát quỷ mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tưởng nhớ công lao to lớn của họ theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nên nhân dân lập đền thờ để lưu danh muôn thuở, cho con cháu ngàn đời sau biết đến mà nhang khói, phụng thờ. Cô Bơ cũng vậy.

Đền cô Bơ trải qua khá nhiều sóng gió: vào khoảng năm 1939 – 1940, Đền Bơ Bông đã bị giặc Nhật phá đổ, đốt tượng. Lúc đó, cụ Nguyễn Trọng Khanh là thủ nhang của đền đã bí mật cứu gỡ được một số bài vị, bát hương, đỉnh thờ và pho tượng cô đem giấu đi. Sau đó ít ngày, cụ đã xin giặc Nhật cho lập đền thờ Trần Hưng Đạo (thực chất là dựng lại đền Cô) ở khu bãi bồi bên sông cách đền cũ chừng 200 mét. Nơi dựng đền cô lúc đó chỉ toàn lau lách.

Dưới sự quyết tâm của Cụ và bà con làng xóm, một ngôi đền 3 gian bằng tre nứa lá đơn giản đã được xây dựng. Sau đời cụ Nguyễn Trọng Khanh là cụ Nụ thủ nhang. Cụ Nụ có công rất lớn trong việc tôn tạo lại đền. Để có kinh phí xây dựng, cụ đã bán hết nhà cửa ruộng đất mới dựng được ngôi đền gạch, lợp ngói 5 gian.

Năm 1996, ngôi đền được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.Hiện nay, khu đất cũ của đền Cô mà đã bị giặc Nhật phá đã có người dân xây dựng 3 gian nhà ngói để ở. Nhưng nghe đâu, miếng đất nơi đền cũ linh thiêng không ở được. Người ở đó đã bỏ lại ngôi nhà chỉ để dành thắp hương cho cô và đi kiếm ăn nơi xa.

Dân gian truyền tai nhau rằng, đền Cô Bơ rất linh, ai hữu sự đến kêu van cửa cô chỉ cần nhất tâm, lòng thành lễ bạc đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi nơi. Lại thêm những câu chuyện cô hiển linh lưu truyền trong dân gian càng làm cho ngôi đền trở nên linh ứng, kỳ bí và thiêng liêng, thu hút rất nhiều người đến hành hương xin cô ban lộc, độ cho sức khỏe dồi dào, vạn sự hanh thông.

Theo cuốn “Lê Triều Thần Phả Ngoại Biên” được lưu giữ tại Thái Miếu họ Lê có ghi chép về thần tích cô Bơ Bông như sau:

“Vào khoảng năm 1432, vua Lê Lợi có một đêm mộng thấy một nữ thủy thần báo mộng: “T a là con gái vua Thủy tề đây. Nhà vua còn nhớ là nợ ta một lời hẹn ước hay không? Bây giờ nghiệp đế vương đã thành sao chưa thấy trả”.

Vua Lê Lợi giật mình tỉnh dậy mới nhớ lại chuyện cũ. Ngày xưa, vào những năm đầu khởi nghĩa, Lê Lợi bị địch đuổi đến ngã ba sông Thác Hàn ở Hà Trung thì gặp cô gái xinh đẹp, đoan trang đang tỉa ngô được cô cứu thoát.

Đẹp hơn nụ nở hoa cười Đẹp hơn Chức Nữ ngồi nơi cung Quảng Hàn

Để tỏ lòng biết ơn, nhà vua có nói với cô rằng: “T a có một cháu trai tuấn tú, khôi ngô, văn võ song toàn. Sau này kháng chiến thành công ta sẽ gả cháu ta cho cô”.

Người mà Lê Lợi nhắc đến chính là tướng quân Lê Khôi, cháu trai của Lê Lợi (Tướng Lê Khôi chính là một trong các hiện thân của Quan Hoàng Mười được thờ tại đền Củi ngày nay). Cô gái ấy chính là hiện thân của Cô Bơ. Tương truyền, sau thắng lợi, vua Lê Lợi có quay lại tìm cô gái nhưng không thấy. Như vậy lời hứa gả cô cho tướng Lê Khôi đã không được thực hiện.

Sau giấc mơ, biết cô gái tỉa ngô nơi xưa chính là con gái vua Thủy tề, hiện thân lên cõi trần để giúp vua xây dựng nghiệp lớn, Lê Lợi đã phong cô là “Thượng Đằng Thần” và cho xây dựng đền để tưởng nhớ công lao của Cô.”

Ngoài ra, còn có các dị bản khác như:

“Vào thời mới khởi nghĩa, có một lần Lê Lợi bị giặc đuổi đến ngã ba Thác Hàn thì gặp một cô gái đang tỉa ngô. Cô đã lấy quần áo nông dân cho Lê Lợi mặc giả làm anh trai cùng tỉa ngô. Vì thế, Lê Lợi đã thoát cuộc truy đuổi. Lê Lợi rất biết ơn cô gái và có hẹn sau này chiến thắng sẽ đón cô về cung phong công và phong phi tử. Tuy nhiên, sau này khi kháng chiến thành công, Lê Lợi cho người về đón thì được biết cô gái vẫn một lòng kiên trinh chờ đợi cho đến khi thác hóa. Cô gái còn có công lớn trong việc vận chuyển quân lương, quân lính của Lê Lợi trong suốt cuộc khởi nghĩa.”

Bên cạnh đó, để ghi tạc công đức của Cô, dân gian còn lưu truyền một số huyền tích khác nói về công trạng của Cô Bơ Hàn Sơn sau khi người thác hóa:

“Vào đầu triều đại Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), thái úy Lê Thọ Vực, được giao trấn giữ biên ải Ba Bông. Trong một trận chiến kéo dài, tình thế nguy cấp. Đêm đó. Lê Thọ Vực đã mơ thấy một tiên nữ mặc xiêm y trắng trên mây giáng xuống ngã Ba Bông, rẽ nước bước lên kiệu võng mà nói rằng: “Hãy lui quân về Nhị Sơn hạ thủy mà vây hãm, lên núi Thạch Bàn mà cầu Mẫu thoải tất ứng linh”.

Theo lời, Lê Thọ Vực đã dẫn quân xuôi về Thác Hàn Sơn dâng lễ cầu Mẫu rồi bố trí quân binh mai phục. Ứng báo của Mẫu cho kế phá giặc là lấp đá chặn dòng, lấy thủy triều dâng, làm nghi binh nhử giặc vượt qua bãi đá ngầm, khi nước thủy triều xuống thì tổng lực phản công, thuyền giặc rút chạy bị vấp vào bãi đá ngầm, lật nhào chìm đắm rất nhiều, quân mai phục đổ ra đánh úp, quân giặc chết nhiều vô kể và thất bại thảm hại, không còn dám quấy nhiễu nữa. Để đáp lại ân đức của thánh thần, tướng quân Lê Thọ Vực tâu vua, vua Lê cho lập đền thờ Cô Bơ và đền thờ mẫu Đệ Tam ở vùng này.”

Thân thể là do vật chất nuôi dưỡng, tâm hồn cần được che chở bởi những đấng tối linh, những thần tích về cô Bơ cũng như sự linh ứng trong ngôi đền của cô sẽ là điểm tựa vững chãi cho con cháu muôn đời lui tới phụng thờ.

Hiển danh là bóng cô Bơ Vào tâu ra giọng cô xuống toàn thoải cung

Hát dọc: Chèo đò: Cờn bắc: Bài thứ 2, hát văn cô Bơ: Bài thứ 3, hát văn cô Bơ: Bài Hát văn cô Bơ Hà Thành

chúng tôi

Tính Cách Của Người Có Căn Cô Chín?

” Thiêng Nhất Xứ Thánh Ngôi Đền Sòng Có Cô Chín giếng Anh Linh Khác Thường “

Người có căn đồng, ứng vào giá nào, như giá cô Bé, cô Chín, ông Hoàng 7, ông Hoàng 10., đồng Bói… sẽ có những tính cách tương đương với tính cách những nhân vật ấy trong truyền thuyết. Khi người đó đến điện Thánh, hay xem 1 giá hầu, họ sẽ rất say mê, gần như là u mê và nhảy nhót hay khóc lóc theo giá đồng đó. Người ta gọi là ” thánh nhập”, hay ” cô nhập”, ” cậu nhập”.

Vì vậy, người có căn cô Chín là người có tính cách tương đương với tính cách của cô Chín trong truyền thuyết.

Tính cách của cô Chín trong truyền thuyết:

Theo truyền thuyết: Cô Chín Sòng Sơn vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, có một lần vô tình đánh vỡ một chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh (người hiện nay đang được thờ tại đền Sòng Sơn). Khi được giáng trần Cô đã bôn ba bốn phương, sau về đến đất Thanh Hóa thấy cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si mắc võng. Cô Chín Sòng Sơn là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi giáng hầu Cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bệnh.

Đền Cô Chín còn gọi là Đền Chín Giếng là nơi thờ con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế, một tiên cô tài phép theo hầu Mẫu Sòng, lại có tài xem bói, 1000 quẻ cô bói ra thì không sai một quẻ nào. Sau dân ta lập đền cô ở xứ Thanh, ngay trước đền là 9 chiếc giếng nước do cô cai quản.

Theo hát văn cô Chín thì:

“Có khi cô hiện thung dung Dạo chơi khắp hết đàng trong đàng ngoài Khi cô ngự cảnh bồng lai Gỉa người thục nữ trêu người tình nhân Cát đằng duyên hợp tấn tần Rong chơi khắp hết hải thần ngao du”

Xem chi tiết tích cô Chín & các bài hát văn về Cô

Như vậy, người có căn cô Chín tính cách thường khá điệu đà, ung dung nhưng nóng và thẳng tính. Ưa làm đẹp, đặc biệt thích sạch sẽ, thương người và có giác quan thứ 6 rất nhạy.

Nhưng cũng có câu:

Không chua ai gọi là chanh Không thiêng ai gọi cô Chín xứ Thanh đền Sòng

Vì câu nói này mà nhiều bạn cho rằng: người có căn Cô Chín tính cách sẽ rất đanh đá chua ngoa. Hãy đọc kỹ lại 2 câu hát trên bạn sẽ thấy cách hiểu như thế là chưa đúng. Bởi câu hát thứ nhất chỉ là một câu ví mà các cụ xưa hay đọc, cũng tương tự như câu:

Không chua ai gọi là chanh Đàn ông ai chả sở khanh vài lần

Lấy câu khẳng định sự thật hiển nhiên: “Đã là chanh thì phải chua” để khẳng định cho sự linh thiêng, quyền phép của cô Chín đền Sòng. Đó mới là ý chính mà người xưa muốn nhắn nhủ.

Tranh sơn dầu – Loan giá cô Chín (ảnh: Phượng)

Văn thỉnh cô Chín:

Gió đưa thoang thoảng mùi nhang Thỉnh mời cô chín giáng đàn chứng đây Mẫu Cửu trùng ngự chín tầng mây Cô thời mắc võng ngự thời cây sung. Âm dương có mạch giao thông Chín mươi chín suối công đồng chảy ra Trên đường cái bơ qua có cây cổ thụ nở ra ngàn cành. Đèo ngang sơn thủy hữu tình Đôi bên long hổ đua tranh chầu vào. Vốn khi xưa cô ở Nam Tào Bởi sa chén ngọc ngôi sao đế đình. Cô về đồng lắm phép tàng hình Sai năm quan tướng bộ hành tới nơi. Dù ai tin tưởng phật trời Nén hương bát nước tận đâu cô cũng về. Ai mà đã biết tính cô Thì cô bưng hộ bình yên vô cùng.

Sát căn cô Chín là thế nào?

Nếu sát căn cô Chín thì đi phủ (đến đền cô Chín) sẽ bị hành nhẹ trên phủ, nhưng chưa bị ngay. Về đến nhà bắt đầu bị hành, sau đó ra đền tạ lễ các Ngài ốp về sang tai nói rõ căn quả và chỉ lối cho đi.

Bị bắt ở đền phủ mới rõ chính xác là căn quả, bị bắt sát ở mức độ như nào và ra sao.

Sinh ra em thích màu hồng Và hay mơ thấy ra đồng bắt cua Sinh ra em thích đi chùa Thích đi đền Mẫu, có Vua Ngọc Hoàng Em hay mơ đến miếu hoang Có người con gái rõ ràng đẹp sao Bao đêm thao thức thức thao Vẫn người thiếu nữ lại vào giấc mơ Đôi khi lại thấy ngu ngơ Đôi khi lại thấy đơ đơ lạ thường Hoá ra là được Thánh thương Tiên Cô thứ Chín áo hường thật xinh Đền Cô tối tú một dinh Có Cô Chín Giếng tối linh phàm trần Cô Chín khuya sớm tảo tần Cứu dân độ thế muôn phần hanh thông Yêu Cô em thích màu hồng Thương em Cô độ, thanh đồng ấm êm

Cũng có người đêm về nằm mơ được đi học âm. Được đưa đường dắt lối đi học v.v…. thường những người mơ rắn là bị bắt cũng khá là sát. Nếu chỉ mới lâng lâng thôi vẫn còn nhẹ nhàng, khi nào đập đầu rồi lăn lê hay ăn mảnh sành mảnh sứ, làm điều điên dại như vậy mới là nặng.

Còn chuyện những người sát căn cô Chín hay bị bệnh tật thì không hẳn là do cơ hành mà do nhiều nguyên nhân khác. Có thể là do bệnh dương, cũng có thể do đất dữ nên chữa mãi không hết. Nếu căn quả, sát căn mà trốn không làm thì dễ bị hành. Có một số thầy cho rằng: khi đã có căn quả chưa ra trình thì đừng lo đến chuyện lấy vợ gả chồng, phải lo xong việc Thánh mới yên bản mệnh. Không thì còn bị thử thách. Khi đã theo phải một lòng một dạ nhất tâm, không thì khổ !

Tuy nhiên, đây là quan điểm dựa trên trải nghiệm thưc tế của một cá nhân nên không thể khẳng định điều này là đúng. Nếu bạn tu tại gia tốt, thờ cha kính mẹ, kêu cầu gia tiên tốt thì sẽ được gia tiên chỉ lối để không bị cơ hành quá nặng, vẫn xin khất được để lấy chồng lấy vợ sinh con bình thường mà không sao.

Chỉ cần các bạn Đừng đi xem bói dạo linh tinh. Hãy nhớ, gia tiên và Cô Chín luôn dạy rằng: Đức năng thắng số. Số của mình là do mình tạo ra, nghiệp tốt xấu thế nào thì mình cũng tạo rồi, bây giờ muốn cải thiện, thì chỉ có tu nhân, tích đức. Tất cả đều do mình, cái gì đến sẽ đến, cái gì không đến, có xin cũng không được.

Thật ra việc có ” căn đồng” cũng còn là một điều bí ẩn trong việc thờ cúng ở Việt Nam. Nhưng nghi lễ này đến nay được thừa nhận là có giá trị văn hóa cao, thuần Việt nhất, không bị lai tạp với Trung Quốc.

Hãy cứ thuận theo tự nhiên, tu tại gia tốt rồi tới đâu thì tới. Việc một người nói là có căn ” Cô Chín” hay “Cô Bơ” hay “Ông Hoàng Bảy”… chưa hẳn là có căn cứ đâu. Vậy nên hãy cứ là người bình thường, vì nếu đã căn Cô, nếu Cô đã thương thì muốn là người thường cô cũng không cho.

chúng tôi (Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn)

Tìm Hiểu Về Người Có Căn Cô Chín Có Lộc Gì? Biểu Hiện Có Căn

Theo truyền thuyết trong dân gian, Cô Chín là một trong 12 Thánh cô trong đạo mẫu Tứ Phủ Thánh Cô của Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức mới về vị Thánh Cô này cũng như giải đáp cho câu hỏi căn cô Chín là gì và có lộc gì?

“Tính cách của người có căn cô Chín thường ưa thích những màu hồng, đỏ, hồng cánh sen. Vẻ ngoài xinh đẹp, điệu đà, nét mặt xinh đẹp có phần phúc hậu. Người hơi thẳng thắn, dễ nóng tính và khá đanh đá, tuy vậy lại rất thương người.”

Nguồn gốc và sự tích về cô Chín Sòng Sơn

Danh xưng của 12 Thánh Cô trong Tứ Phủ Sơn Trang Thần Cáp Thánh Cô gồm:

Cô Đệ Nhất Thượng Thiên (Quế Hoa Công Chúa)

Cô Đôi Thượng Ngàn hay Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn (Đông Quang Công Chúa)

Cô Bơ Thoải hay Chầu Đệ Tam Thoải Phủ

Cô Tư Địa Phủ hay Chầu Đệ Tứ Khâm Sai (Chiêu Dung Công Chúa)

Cô Năm Suối Lân hay Chầu Năm Suối Lân (Suối Lân Công Chúa)

Cô Sáu Sơn Trang hay Chầu Lục Cung Nương (Lục Cung Công Chúa)

Cô Bảy Kim Giao hay Chầu Bảy Kim Giao (Mỏ Bạch Công Chúa)

Cô Tám Đồi Chè hay Chầu Bát Nàn (Chầu Bát Đông Cuông, Chầu Bát Mỏ Ba)

Cô Chín Sòng Sơn hay Chầu Chín Cửu Tỉnh (Quỳnh Hoa Công Chúa)

Cô Mười Đồng Mỏ hay Chầu Mười Đồng Mỏ (Mỏ Ba Công Chúa)

Cô Bé Thượng Ngàn hay Chầu Bé Bắc Lệ (Bắc Lệ Công Chúa)

Cô Bé Thoải hay Chầu Bé Thủy Cung (Thủ đền công chúa)

Cô Chín Sòng Sơn còn được gọi với tên là Cô Chín Giếng theo sự tích là một tiên cô có nhiều phép thần thông quảng đại, theo hầu Mẫu Sòng và có tài xem bói. Tương truyền 1000 quẻ cô xem bói thì không sai một quẻ nào.

Trong dân gian truyền kể lại rằng, cô Chín tức Cửu Thiên Huyền Nữ là con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế, là một cô tiên giáng trần bán nước trước cổng đền Ba Dội, từng theo hầu Mẫu Sòng. Những kẻ người trần mắt thịt mới đầu không tin cho rằng cô là yêu quái, tìm mọi cách để xua đuổi diệt trừ.

Sau đó cô về tâu với Ngọc Hoàng, cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên. Không những vậy cô làm cho trăm chứng hiểm nghèo, khi lội dưới suối khi trèo lên cây, nửa người nửa ma.

Với tài năng đoán quẻ, nhìn thấy trước đại cục, cô đã phò tá vua giúp đánh thắng nhiều trận mạc. Về sau vua cho lập đền thờ cô, trước đền là chín miệng giếng tự nhiên do cô cai quản.

Còn có một sự tích khác về cô Chín như sau: Cô Chín là tiên nữ hầu Mẫu trong đền Sòng cai quản chín Giếng, cô dạo chơi khắp bốn phương trời. Đến vùng Thanh Hóa, động lòng trước cảnh quan nơi đây, cô hội họp tiên nữ, lấy gỗ cây sung làm nhà, cây si mắc võng.

Nhân dân sau đó cầu đảo đều linh ứng liền lập đền thờ cô Chín, cách đền Sòng Sơn khoảng 30km. Khi ngự đồng cô mặc áo đồng màu đào phai phơn phớt, mua quạt khi tiến Mẫu, múa cờ khi tiến Vua, cũng có khi cô múa cánh tiên hay thêu hoa dệt lụa.

Căn cô Chín là gì và có lộc gì? Tính cách của người có căn cô Chín

Những người có căn thật sự phải là người có cơ duyên với nhà thánh, có bóng thánh và nhiều sự đã linh ứng.Có người biết sớm có người biết muộn, đa số đều sẽ biết khi duyên đến đúng thời điểm.

Người có căn trước hết đều có những dấu hiệu để báo hiệu như: có người sẽ ốm đau quặt quẹo khám thuốc mọi nơi không ra bệnh, nói chung đây là những thứ bệnh âm. Vái bệnh tứ phương không khỏi, làm ăn thất bát, kinh tế trì trệ.

Dân gian thường gọi là cơ đày, phải ra hầu đồng thì sức khỏe hồi phục, công việc tiến triển dần dần. Hàng năm đến dịp tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ thì các Cô và Cậu ra trình đồng bằng các lễ Lên đồng.

Tóm lại tùy vào người đó có bóng căn của ai, căn ông hoàng Mười, hay căn cô Chín, cô Bơ đều sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Rồi đến đúng ngày đúng tháng, được mở đường dẫn lối đi đúng hướng, mọi sự sẽ dần khởi sắc.

Tính cách của người có căn cô Chín thường rất thích làm đẹp, điệu đà, thẳng tính và nóng tính, đôi khi hơi đanh đá và ngoa ngoắt. Bởi vậy mới có câu:

Người có căn cô chín:

“Không chua ai gọi là chanhKhông thiêng ai gọi là cô Chín xứ Thanh đền Sòng”

Tuy vậy người có căn cô Chín lại có trực giác rất nhạy, thương người. Ai có căn của vị thánh nào, sẽ mang dáng dấp của vị thánh đó. Người có căn cô Chín bề ngoài thường có nét mặt đẹp, mặt hoa da phấn, má hồng rất xinh đẹp, ưa thích các màu hồng, đỏ và chuộng các loại hoa.

Người có căn cô Chín có lộc gì? Như đã nói ở trên, cô Chín có tài đoán quẻ, do đó người có căn cô Chín có thể biết xem bói hay gọi hồn.

Biểu Hiện Của Người Có Căn Đồng Là Gì?

Chúng ta hay nghe mọi người đề cập đến vấn đề căn đồng, những người căn đồng (căn quả, căn số). Vậy bản chất căn đồng là gì? Người có căn là gì. Tìm hiểu thêm người có căn âm , cách xem căn số , cách soi căn, căn tư phủ là gì….

Liệu có phải như dân gian đồn thổi, họ là những người được thánh thần ban phước, lựa chọn để hô mưa gọi gió hay không? Biểu hiện nào cho thấy một người có căn đồng?

Thanh đồng Nguyễn Thị Nhung, sinh năm 1991, nữ y tá tại bệnh viện Gia Lộc, Hải Dương. Cô gái này tới với nhà thánh trước hết là từ chữ “duyên” sau đó là “phúc” và theo cô, cơ bản là do bản thân cô là người có căn đồng.

Một số người cho rằng, người có căn đồng là những người có nghiệp duyên, nghiệp chướng hay dễ hiểu hơn là mang trong mình những tội lỗi đã gây ra từ kiếp trước hoặc kiếp này. Tới khi vận đến, những người này phải chịu hậu quả, phải đón nhận kết quả xấu do chính mình tạo ra, phải chịu kiếp khổ sở. Những người đó may mắn được các Thánh đức đoái thương, cứu vớt và chấm chọn để thay mặt Thánh làm việc cứu độ thế gian, ban phúc, làm việc thiện bằng nhiều cách để chuộc lại lỗi lầm của bản thân cũng như có cơ hội an nhiên, thanh thản sau khi thoát sinh. Và chính vì vậy những người có căn đồng giống như một đứa trẻ được các Thánh dẫn dắt đi theo lí trí, lẽ phải, được thanh tẩy tâm hồn, thể xác, biến đổi cuộc sống, chuộc lại lỗi lầm.

Theo tín ngưỡng thờ Mẫu (còn gọi là đạo Mẫu hay đạo Thánh Tứ phủ) người có căn đồng là người sinh ra ở dương thế nhưng có số hệ thiên cung, mệnh càn bóng quế hay là con của cửa Tứ phủ công đồng. Cũng giống như quan niệm của dân gian, tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, người có căn đồng là người được các Thánh chấm, tùy theo căn số của từng người mà sẽ được Thánh bắt đi lính hầu đồng hay không.

Biểu hiện của người có căn đồng là gì

Những người có căn đồng thường có những biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ căn số của từng người nặng hay nhẹ nhưng hầu hết là những người có cảm thụ tâm linh lớn. Một số những biểu hiện thường thấy ở người có căn đồng như sau:

Người có căn đồng khi tham gia các buổi hầu đồng, hầu Thánh, họ thường thấy tâm hồn lâng lâng, bay bổng, tinh thần phấn chấn và cảm nhận được sự đồng cảm qua những lời hát văn, lời tấu, lời thỉnh. Ở mức độ nặng hơn, họ có những hành động, cử chỉ và lời nói trong vô thức. Mặc dù vẫn nhận biết rõ mọi vật xung quanh nhưng không tự chủ được. Cái này còn gọi là sát căn, nghĩa là khả năng hấp thu tâm linh lớn.

Một số người có căn đồng bị hành khiến cho gia đình bất an, tán gia bại sản. Cuộc sống xảy ra nhiều chuyện bất hòa, lao đao. Bản thân luôn bất an, ngày đêm lo lắng mà không rõ nguyên do, chỉ luôn thấy cảm giác bất ổn thường trực và lo sợ chuyện không hay xảy đến với mình.

Có người nghiệp duyên nặng nề dẫn tới tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên, ăn nói lung tung, hay nói chuyện Thánh thần nhưng đôi lúc lại hoàn toàn bình thường.

Có những căn đồng bị hành bệnh, giống như giả vờ, khi đưa đi chữa trị thì lại bình thường như không hề có chuyện gì xảy ra.

Có những người không bị hành bệnh, không có biểu hiện gì khác thường nhưng trong thâm tâm lại cảm thấy không ổn, nôn nao, bồn chồn không rõ nguyên nhân, luôn có lực nào đó thúc đẩy họ đến cầu Mẫu, xin Thánh thần.

Người có căn đồng có cuộc sống đời thường rất đa dạng, xuất thân từ nhiều thành phần xã hội nhưng đều trải qua thời gian bị hành mới biết đến Thánh đức của mình. Chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa hiện tượng khách quan tự nhiên và người có căn số đang trong giai đoạn hành. Ngoài ra, ta cần phải hiểu rằng, người có căn đồng không chỉ đơn giản là nhận lộc Thánh, truyền lệnh Thánh hay hô mưa, gọi gió. Họ cũng phải trải qua nhiều kiếp nạn, phải chịu thử thách để tìm đến con đường chính đạo. Khi xác định được như vậy thì mới không hiểu sai về quan niệm căn đồng và không làm cho tín ngưỡng thờ Mẫu bị biến tướng theo hướng mê tín dị đoan.

Ông Hoàng Mười

Có tài liệu cho rằng Ông là hiện thân của Tướng Quân Nguyễn Xí. Có tài liệu cho rằng Ông là hiện thân của Tướng Lê Khôi, lại có một dị bản khác cho rằng ông chính là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ.

Tín ngưỡng dân gian còn cho rằng, ông Hoàng Mười là hoá thân của các vị Lý Nhật Quang, Lê Khôi, Nguyễn Duy Lặc, Nguyễn Duy Nhân và Nguyễn Xí. Đó là những nhân vật lịch sử có nhiều công trạng của xứ Nghệ.

Quan Hoàng Mười là ai

Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu văn hóa thì giả thuyết ông Hoàng Mười chính là Nguyễn Xí (xuất thân tại xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An ngày nay) có sức nặng hơn cả. Bởi xét về lịch sử ngôi đền được xây dựng vào năm 1634, tức cùng thời của Nguyễn Xí. Hơn nữa, Nguyễn Xí lại là quan đại thần, là bậc Khai Quốc Công thần có công phò vua đánh tan giặc Minh xâm lược. Sau khi đánh tan giặc Minh xâm lược, ông được Lê Lợi phân công cai quản đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Nguyễn Xí là vị quan phò tá qua 4 đời vua Lê gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông. Khi thiên hạ thái bình, ông lại cùng ăn, cùng ở với dân, giúp bách tính vượt qua khổ ải vươn đến phú quý, hưng thịnh. Xét trên công lao đó, dân chúng chí tôn ông là Thánh Hoàng Mười là điều hiển nhiên và dễ hiểu hơn.

Về thần tích Quan Hoàng Mười với hiện thân là tướng Lê Khôi và tướng Nguyễn Xí lại khá giống nhau.

Thần tích Quan Hoàng Mười với hiện thân là tướng Nguyễn Xí:

Theo thần tích này, Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi mọi người đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông. Lúc đó trên trời bỗng nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã (có bản nói là xích điểu) và có các thiên binh thiên tướng xuống để rước ông về trời.

Thần tích Quan Hoàng Mười với hiện thân của Tướng Lê Khôi:

Đây là thần tích được lưu truyền tại Đền Củi: Lê Khôi là một tướng quân rất giỏi của Lê Lợi. Lê Khôi là cháu gọi Lê Lợi bằng chú. Chuyện kể rằng khi ông đánh thắng giặc trở về thì một trận cuồng phong ập vào làm nhiều nhà dân vị đổ nát. Thương dân ông lại cùng binh sỹ lên ngàn chặt tre, gỗ đưa về giúp dân làm nhà. Một lần không may khi bè xuôi sông Lam về đến chân Hồng Lĩnh ở núi Ngũ Mã thì cuồng phong lại ập đến làm vỡ bè, ông gặp nạn. Quân sỹ và dân làng chưa kịp mai táng cho ông thì mối đã đùn đất lên thi hài ông thành mộ. Cảm phục và biết ơn ông, người dân đã lập đền thờ. Ông rất linh thiêng và thường hiển thánh cứu giúp muôn dân.

Đền thờ chính của Ông Hoàng Mười:

Hiện có thể coi Ông có hai đền thờ chính là Đền Chợ Củi bên đất Hà Tĩnh và đền Hưng Nguyên bên đất Nghệ An.

Theo Trái tim Việt Nam Online thì Đền Củi trước đây là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Sau này sau khi tướng Lê Khôi mất, Ông Hoàng Mười mới được phối thờ vào đền:

” Trên mặt Tiền ở nhà hạ điện dài 9m, rộng 0,6m của ngôi đền có 4 chữ hán to: “Thánh mẫu linh từ”. Nghiên cứu các tài liệu thành văn và khảo sát thực địa, có thể khẳng định vị thần được thờ chính trong đền Củi là thánh mẫu Liễu Hạnh. Hiện nay chưa tìm được niên đại ra đời của đền Củi. Khi Lê Khôi đến trấn thủ ở Nghệ An đã thấy có ngôi đền này nhưng quy mô còn rất nhỏ và lợp tranh. Sau nhiều lần trùng tu tôn tạo đền mới được lợp ngói. Diện mạo ngôi đền Củi ngày nay, có phong cách kiến trúc đậm đà dấu ấn thời Nguyễn.

Để nhớ công ơn ông Lê Khôi, người đưa lại cuộc sống ấm no cho mình nên sau khi ông mất (1446), nhân dân lập bài vị ông đưa vào phối thờ ở đền. Trong đền Củi còn thờ cả Hưng Đạo đại Vương, nhân dân tôn kính gọi là Đức Thánh Trần”.

Đền Hưng Nguyên hay còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ nằm ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha. Nhưng sau này trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi đền đã trở thành phế tích và hầu như không còn gì. Dân gian quanh vùng còn kể rằng năm 1986. Do mưa lũ do đền bên Mỏ Hạc bị hư hại nặng nên đã gửi đồ tế tự của Ông Mười sang đền Củi. Đến năm 1995, nhà nước mới bắt đầu cho xây dựng lại ngôi đền từ nền đất cũ.

Nhân vật chính được thờ tại đền Hưng Nguyên là Thái uý Vị Quốc công Lê Khôi; Phúc Quận công; Thượng Tướng quân Nguyễn Duy Lạc.

Điều rất quan trọng và đáng suy ngẫm là đền Ông Hoàng Mười Hưng Nguyên mới là đền lưu giữ đến 21 đạo sắc phong về Quan Hoàng Mười.

Như vậy, theo các sắc phong của các triều đại phong kiến thì đền Hưng Nguyên mới là đền chính của Ngài, còn theo tâm thức của người đời thì đền Củi là đền chính của Ngài.

Các đạo sắc phong thần được họ Nguyễn làng Xuân Am cất giữ. Có thể do trong số bốn vị thần được thờ ở đây có Ngài Nguyễn Duy Lạc. Ngài Nguyễn Duy Lạc cũng là một tướng tài của Lê Lợi

Căn đồng là một hiện tượng được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu một cách thấu đáo. Bài viết sau đây được tổng hợp từ nhiều ý kiến, mong mang đến cho độc giả một góc nhìn cụ thể hơn về căn đồng để từ đó có phương thức hành xử hợp lý trong đời sống tâm linh của mình.

Chúng ta vẫn thường nghe thấy nói đến những người có căn đồng, “số lính”. Họ là những người sinh ra để đi hầu thánh. Vậy ở họ có những biểu hiện gì đặc biệt?

Căn đồng là một hiện tượng được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu, cũng biết một cách thấu đáo. Chính vì không hiểu nên nhiều người vẫn bị lừa phỉnh, mê muội trong tâm linh, dẫn đến hao tiền tốn của, mất thời gian, tự mua dây buộc mình.

Căn đồng là gì?

Trong các tôn giáo, tín ngưỡng phổ biến trên thế giới, Đạo Thiên Chúa có hình thức hành lễ long trọng kèm theo âm nhạc, hát đồng ca trong nhà thờ với dàn đại phong cầm hết sức tuyệt vời, tạo ra không khí trang nghiêm, thành kính.

Ở Việt Nam có tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần với tập tục hầu bóng, lên đồng, kèm theo các động tác múa đặc trưng của từng vị Thánh nhập đồng, thực hiện nghi lễ trong môi trường âm nhạc, ca hát tưng bừng.

Trong môi trường hành lễ trang nghiêm và tâm linh như vậy, người có hệ thần kinh yếu rất dễ chịu tác động của không khí buổi lễ, dẫn đến làm thay đổi thần thức, cảm giác hoà nhập với không khí linh thiêng thần thánh.

Trong cuộc sống thường nhật, những người như vậy cũng thỉnh thoảng hay rơi vào cảm giác ảo, mơ thấy thần thánh, thân mình bay bổng…

Về mặt Thần kinh học, người ta cho rằng những người đó có hệ thần kinh yếu, dễ xúc cảm. Khi có tác động bên ngoài, tâm thức những người đó có xu hướng hoà nhập với môi trường.

Khi lễ hầu bóng diễn ra ở các đền, phủ, điện, trong không khí đàn ca, trống phách, múa hát tưng bừng, mùi nhang khói kích thích, một số ít người tham gia hành lễ có cảm giác thấy lâng lâng, phiêu phiêu, bay bổng, thần thức hoà nhập với không khí lễ hội múa hát khi Thánh giáng vào người con đồng.

Đặc biệt, trong môi trường thực hành nghi lễ tâm linh, yếu tố âm nhạc, ca múa hát, mùi nhang khói, lời lẽ và âm thanh khấn vái… có tác dụng rất mạnh. Nếu người hầu đồng có hệ thần kinh như vậy, việc hoà nhập tâm linh trong trạng thái Thánh giáng là điều tất yếu.

Người ta gọi hiện tượng trên là “Ốp đồng”. Người rơi vào trạng thái trên gọi là người bị ốp đồng. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Đức Thánh Trần, những người như vậy được cư dân tín ngưỡng gọi là NGƯỜI CÓ CĂN ĐỒNG.

Căn đồng là một hiện tượng được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai muốn là có căn. Người ngồi hầu Thánh có cảm giác hào hứng, hoà nhập lễ nghi tâm linh khi thực hành nghi lễ hầu bóng cũng chưa phải là người có căn đồng.

Chỉ có những người có hệ thần kinh yếu ở mức độ nào đó khi đi lễ đền, phủ mới bị hiện tượng ốp đồng và người ta gọi họ là những người căn cao, số nặng, là người có duyên (có căn) với các vị Thánh trong Tứ phủ.

Theo tín ngưỡng thờ Mẫu, người có căn đồng là người sinh dương thế nhưng số hệ thiên cung, mệnh càn bóng quế, con cái của cửa Tứ phủ công đồng.

Tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, người có căn đồng là người đã được các Thánh chấm, không sớm thì muộn, tùy theo căn số của từng người sẽ được Thánh bắt đi lính làm đồng.

Nếu không trình diện để hầu sẽ bị các Thánh hành hạ. Lắm người căn cao số nặng ấy, vì không biết đến cửa Thánh để kêu, để cầu nên bị hành cho đủ các kiểu: ốm đau bệnh tật nhưng đi chữa không khỏi vì không biết là mình bị bệnh gì, bị hành cho dở dại dở điên, công danh sự nghiệp lận đận, nhân duyên khó thành…

Nhưng nếu mình biết đến cửa Thánh, cúi đầu đội lệnh, chẳng dám đơn sai thì mọi việc sẽ khác hẳn, bệnh hết, mạnh khỏe, bình an, công thành danh toại.

Nếu không có căn đồng mà nghe lời phán bảo linh tinh rồi ra lễ trình đồng, mở phủ thì chỉ tốn tiền và thời gian, tự mua dây trói mình vì buộc phải theo đền, phủ suốt đời. Nếu bỏ cuộc sẽ bị Thánh trách quở; mọi khó khăn bất trắc trong cuộc sống sẽ được qui cho là tại vì Thánh phạt.

Định nghĩa chính xác của khái niệm căn đồng

Căn đồng, căn quả, căn số đều là những danh từ cùng chung ý nghĩa, ý nghĩa đó là gì? Nội dung sau đây sẽ chỉ ra điều đó.

Căn là gốc cây, là rễ cây, còn có nghĩa là nguyên nhân, căn do của sự vật, sự việc, hiện tượng.

Số là những biểu hiện, những tác động của các sự vật, sự việc, hiện tượng bên ngoài vào một chủ thể sự sống bao gồm cả con người và các sinh vật có sự sống khác, chủ thể này có thể là một cá thể, hay một nhóm cá thể, hoặc là cả một cả cộng đồng, đôi khi là cả trái đất và vũ trụ.

Quả là kết quả của tất cả những sự tác động bên ngoài đó lên một chủ thể sự sống kia. Quả là cái sẽ đến tất yếu nếu có “căn” kia.

Đồng có nghĩa là đứa trẻ, trong trắng ngây thơ không vết nhơ bẩn.

Tựu chung lại, căn đồng để chỉ con người có những nghiệp duyên, nghiệp chướng, hay nói khác đi là những tội lỗi, đã gây ra từ trước có thể kiếp trước, hoặc kiếp này, tới khi vận đến phải chịu hậu quả, phải đón nhận cái kết quả xấu mà mình đã tạo ra, phải chịu kiếp khổ sở.

Những con người đó may mắn được các Thánh đức đoái thương, nên đã chấm chọn để các Thánh cứu vớt, cũng như thay mặt các Thánh làm việc cứu độ thế gian, làm phúc làm thiện bằng nhiều cách, để hòng chuộc lỗi lại cho bản thân, để đạt được an nhiên thanh thản trong đời sống hiện tại và viên mãn sau khi thoát sinh.

Họ sẽ là những con người trong trắng giống như trẻ con, để cho các Thánh dẫn dẵn đi theo lí trí, lẽ phải, tình thương yêu cùng sự hiểu biết của các Ngài.

Bởi chỉ có sự xót thương, tình yêu thương của các Ngài cho bản thân người có căn đồng đó mới có thể thanh tẩy tâm hồn, thể xác, biến đổi cuộc sống của người đó, mới có thể cho họ có được phúc thiện một cách hoàn hảo để nhằm chuộc lại lỗi lầm của chính họ đã gây ra trong quá khứ.

Thanh đồng – người có căn số hầu đồng (căn đồng)

Theo tín ngưỡng thờ Mẫu (đạo mẫu – hay đạo thánh tứ phủ ) người có căn đồng là người sinh dương thế nhưng số hệ thiên cung, mệnh càn bóng quế, con cái của cửa Tứ phủ công đồng.

Tín ngưỡng thờ Tứ phủ cho rằng, người có căn đồng là người đã được các Thánh chấm , tùy theo căn số của từng người mà sẽ được Thánh bắt đi lính hầu đồng hay không.

Sự biểu hiện ra bên ngoài của những người có căn đồng rất khác nhau , nó tùy thuộc vào các mức độ của những người có căn số nặng hay nhẹ. Những người có căn số thường có một số biểu hiện như sau:

Đặc điểm 1: Hay bị ảo giác, mơ thấy thần thánh

Đặc điểm 2: Có căn đồng trên lá số Tử vi

Đi xem bói để biết bản thân có căn đồng hay không: Nhiều người chỉ nghe thầy tứ phủ phán bảo về căn số của mình, rằng có căn với Quan lớn này, Cô, Cậu nọ rồi phải đăng đàn làm lễ trình đồng, mở phủ, tự mình gây không ít khó khăn cho mình và hao tiền tốn của.

Người ta cho rằng có nhiều cách để biết được căn số của mình. Ví dụ: được các ngài báo mộng; được các ngài về ốp đồng khi mình tham gia hành lễ trình đồng; khi hầu bóng mà mình luôn thích xem và say mê về giá đó; hoặc có thể là do xem bói mà biết được.

Nhưng xem bói phải hết sức lưu ý, không phải thầy nói gì mình cũng tin, vì bây giờ cũng lắm thầy làm vì tiền hơn là làm vì tâm để cứu thế độ dân. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn nhưng không phải không có đường thoát, đó là nhờ lập Bát tự để tìm hiểu căn số của mình.

Đương nhiên người lập Bát tự phải hết sức am hiểu và giỏi Dịch lý. Hơn nữa, người có căn hay không cũng có thể tự nhận biết qua các hiện tượng trên.

Tuy nhiên, cần lưu ý phải khẳng định người có căn đồng là những người mạnh khoẻ, có thể chất, tinh thần và tâm lý hoàn toàn khác với người bị bệnh tâm thần phân liệt.

Đặc điểm 3: Thăng hoa khi đi hầu đồng

Khi tới tham gia các Thánh lễ, các buổi hầu đồng, họ thấy tâm hồn mình lâng lâng, bay bổng, tinh thần phấn chấn. Họ cảm nhận được sự đồng cảm với cuộc đời Thánh đức trước kia qua các lời hát văn, lời tấu, lời thỉnh.

Nếu ở mức độ nặng hơn thì họ có những hành động, cử chỉ, lời nói một cách vô thức trong lúc họ hoàn toàn thấu biết mọi sự xảy ra xung quanh, thấy biết được mình đang hành động như thế nào nhưng không tự chủ được.

Đặc điểm 4: Bị Thánh hành

Có nhiều trường hợp sau khi bị Thánh hành mới biết mình có căn số phải đi hầu:

– Có người bị hành thì gia đình bất an, tán gia bại sản. Cuộc sống xảy ra nhiều chuyện bất hòa, lao đao làm lụng mà chẳng đạt được kết quả gì.

Bản thân họ tâm hồn bất an, cứ ngày đêm lo lắng, nhiều khi không biết mình lo lắng gì, cảm giác bất ổn luôn thường trực, cảm giác như cái không hay đang sẵn sàng xảy đến với mình.

– Có người nghiệp duyên nặng nề, có thể dẫn đến tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên, nói năng lảm nhảm, hay nói chuyện Thánh thần, tuy nhiên “điên” này khác với bệnh thần kinh thông thường, khi đến bệnh viện thì lại an nhiên như không, nhưng khi về nhà thì lại hoàn cũ.

Cần phân biệt Thánh hành với ma quỷ nhập hồn: Cũng có những trường hợp cần phải phân biệt bị “điên” do Thánh hành với bị điên do bị ma quỷ nhập hồn.

Người do Thánh hành thì thường phát ngôn quan cách, coi người khác là dưới mình, còn ngược lại, người do ma quỷ hành thì lại có những hành vi man rợ, hạ đẳng.

– Có những người không bị hành bệnh, bên ngoài không có biểu hiện gì bất thường, nhưng trong thâm tâm họ cảm thấy có gì đó không ổn, ngày đêm nôn nao, bồn chồn không rõ nguyên nhân, cứ tưởng tượng như có một lực thúc đẩy họ phải đến cầu Mẫu hay Thánh thần.

Người có căn đồng khi nào cần làm lễ trình làng mở phủ

– Với người có căn đồng nhẹ:

Nếu người có căn đồng không nặng lắm có thể làm lễ tôn lô nhang bản mệnh; nếu chưa đạt yêu cầu thì phải làm lễ trình đồng, mở phủ chính thức thành con dân hầu Thánh, bắc ghế cha ngồi,bắc ngôi mẹ ngự, thành ghế đệm cho Thánh ngự.

Muốn làm lễ bốc bát nhang bản mệnh,trước hết người có căn đồng nên chọn một Đồng thầy thật sự, thông thạo việc Thánh. Lễ phải được tiến hành theo đúng trình tự, đúng phép cửa Thánh, có dâng sớ, điệp văn, phẩm vật và đồ mã tiến cúng.

Về nguyên tắc, bốc bát nhang ở đền, phủ, điện nào là mình đã trở thành con nhang đệ tử của nơi đó. Các ngày lễ tiệc, đầu năm, cuối năm phải đi lễ đầy đủ ở đó thì mới tốt. Nếu vì lý do nào đó mà tạm thời đi các đền, phủ khác để thực hành nghi lễ thì phải xin và được sự đồng ý của Đồng thầy.

– Với người có căn đồng nặng:

Nếu nặng căn quá mà mình chưa có điều kiện để ra trình đồng, mở phủ, thì có thể lập đàn để xin tiễn căn khất đồng. Nếu vì công danh, sự nghiệp… mà chưa trình đồng, mở phủ thì phải xin khất vì chưa lo liệu được việc Thánh.

Cần nhớ đây là lễ xin khất chứ không phải xin từ bỏ căn vì người có căn trước sau gì cũng phải đến hầu Thánh mới yên. Người ta nói người có căn đồng không chống lại được số mệnh gắn bó với Thánh.

Quan trọng là người có căn phải nhất tâm tin tưởng thì mới thành công và yên ổn trong vạn sự.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang có ‘người âm’, vong hồn theo Bị “duyên âm” bám đuổi

Có lúc nào bạn cảm thấy có “ai đó” đang đi theo mình không? Chuyện “duyên âm” hay chính là tình duyên giữa người sống và người chết đã không còn xa lạ nhưng chắc chắn vẫn khiến không ít người phải sởn da gà khi nghĩ đến.

Theo tâm linh, duyên âm có thể được hiểu như mối duyên giữa người trần và những người ở thế giới khác mà thường thấy là các tà ma, vong linh, vong hồn lạc,… Cũng có thể đó là những người bị chết oan, chết yểu,.. chưa được siêu thoát.

Thường thì mối duyên này chỉ xảy ra với những người vừa mới mất, đã qua 49 ngày, họ sẽ đi theo những người “hạp vong” với mình.

Còn tiền duyên được hiểu là mối duyên sâu nặng còn dang dở của một người trần với một người từ kiếp trước chưa đến được với nhau vì một trắc trở nào đó và họ sẽ lang thang đi tìm bạn cho đến cùng.

Thật nguy hiểm và cũng thật đáng sợ khi vô tình hay cố ý bạn bị “lọt vào mắt xanh” của một người đã chết, họ sẽ đeo bám bạn khiến cho bạn luôn có nhiều cảm giác bất thường. Trong khi đang sống ở cõi âm nhưng họ không hề nghĩ là họ đã chết, vì thế khi bạn đi qua những nơi vắng vẻ, nghĩa trang, hay nơi từng xảy ra vụ tai nạn, chết người thì hãy cẩn thận dù không chắc bạn có trở thành người bị duyên âm bám theo hay không.

Tâm trạng vui buồn thất thường

Bạn luôn có tâm trạng vui buồn bất thường, cảm thấy trong người có nhiều ấm ức, buồn bực dù rằng thực tế có thể chúng không đáng để buồn. Bạn hay mặc cảm, uất ức,..

Hồi hộp bất an, nôn nóng không yên

Bạn đừng nghĩ rằng nóng ruột là cảm giác bình thường, nó có thể là linh cảm xấu của bạn về một sự việc nào đó có thể xảy ra. Tuy nhiên hãy cẩn trọng nếu những linh cảm đó không xảy ra, nó có thể là dấu hiệu bạn đang có duyên âm đấy.

Tình duyên lận đận

Nếu đường tình duyên của bạn thường xuyên xảy ra trục trặc hoặc luôn rất lận đận, chia tay không lý do khi yêu, vợ chồng không hạnh phúc, hiếm muộn,… hay cãi nhau,.. thì có thể là bạn đang bị vướng phải “duyên âm”. Hẳn là có kẻ nào đó đang quấy phá mối tình của bạn khiến bạn vẫn chưa thể yên ổn trong đường tình duyên.

Có thể nói, dù có duyên âm hay vong hồn bám theo thì đây cũng là những dấu hiệu chẳng lành, có thể gây nhiều tai họa dù lớn hay nhỏ đến bạn. Bạn có thể được người âm giúp đỡ về mặt công danh, sự nghiệp nhưng chắc chắn sẽ trắc trở trong tình duyên. Hoặc có thể nhiều tai họa đáng tiếc có thể xảy ra.

Khó giữ thăng bằng, chóng mặt

Nếu không phải là triệu chứng của bệnh tụt huyết áp hay thiếu máu thì chắc chắn rằng bạn đang bị ma ám hoặc người âm theo. Có lúc bạn sẽ thấy bồng bềnh, thật khó khăn để giữ thăng bằng hoặc choáng. Đây là những dấu hiệu rất đáng nghi ngại về hiện tượng tâm linh này.

Điều này có thể dẫn đến hậu quả là có thể bạn sẽ bị bóng đè, khó thở, mặt tái nhợt trong giấc ngủ. Nếu điều này lặp lại nhiều lần, hãy tìm đến những người thông thuộc lĩnh vực tâm linh để nhờ giúp đỡ.

Do có nhiều người lợi dụng việc lên đồng, hầu đồng để trục lợi nên tín ngưỡng tâm linh cao đẹp này bị nhiều người coi là mê tin dị đoan. Chúng ta cần phải làm có những việc làm, hành động thiết thực để trả lại cho hầu đồng một cái nhìn khách quan nhất.

người có căn âm

người có căn tu

phương pháp xác định căn đồng

cách soi căn

căn đồng số lính – những ngày tháng cơ đày

thơ về căn đồng số lính

người có căn cô bơ

tử vi xem căn số

Khẩu nghiệp là gì?

Có Căn Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Mình Có Căn Hầu Đồng?

Thanh đồng Phạm Thị Mùi Quảng Ninh – hầu giá Cô Bé

Trước tiên phải nói rằng: Ai cũng có căn.

Căn giống như Gốc rễ của mình từ nhiều kiếp trước còn Số là Số Mệnh của bản Thân mình !

Dân gian cho rằng số mệnh con người do con tạo xoay vần, do thiên cơ định sẵn. Nghĩa là do trời định. Đạo Phật không có quan niệm số mà chỉ có quan niệm về luật nhân quả: Gieo nhân nào gặt quả đó, không có chuyện số phận do một thế lực siêu nhiên nào tạo ra. Thông thường người Việt Nam vẫn tin cả số mệnh và luật nhân quả.

Vậy căn số có thể hiểu là số phận con người không phải ngẫu nhiên mà tất cả đều đã được định từ trước. Bị chi phối bởi quy luật nhân quả (người ta còn gọi là căn quả). Luật nhân quả xét tới cả tiền kiếp và hậu kiếp. Khi xem xét tam kiếp (ba sinh): tiền kiếp-hiện kiếp- hậu kiếp (kiếp trước, kiếp này và kiếp sau) thì Phật giáo giải thích được chuyện có người ăn ở lương thiện mà vẫn nghèo khổ, xui xẻo. Ngược lại, kẻ phá bĩnh làm việc ác mà vẫn sung sướng chưa bị quả báo là do họ vẫn còn phước báo từ kiếp trước và quả báo chưa hiện ra trước mắt nhưng chắc chắn sẽ hiện ra.

Căn có rất nhiều loại: Căn đồng số lính, căn tứ phủ, căn tu, căn nhà Phật, căn đạo… Nhưng bài viết này Tamlinh.org sẽ chỉ bàn về căn đồng số lính. Căn Đồng Số Lính mang dòng máu Đế Đình ! Người sinh ra mang Số kiếp Phụng Thờ Tiên Thánh

Căn đồng số lính là gì?

Căn đồng số lính có thể hiểu là số phận của một người đã được định sẵn là phải ra hầu Thánh để làm lính, làm đồng bốn phủ.

Dĩ nhiên điều đó cũng tuân theo quy luật nhân quả: Gieo nhân nào thì gặp quả đấy. Cũng như gieo hạt giống thì đến lúc hạt nẩy mầm thành cây cây ra hoa kết quả thì cũng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh vào tay người chăm sóc. Hạt giống được chọn để gieo tuy không phải giống tốt nhưng ngày ngày bạn chăm sóc tốt, cây vẫn có thể ra trái ngon và ngược lại.

Ngoài những người được chọn làm con nhà Thánh theo kiểu truyền thừa thì cũng có những người kiếp trước báng bổ thánh thần, kiếp này bị phạt phải ra hầu. Những trường hợp này là một người kiếp trước báng bổ thần thánh, phá hoại đền chùa, không tin vào nhân quả, không thành tâm biết ơn các vị thần thánh.. hay chế giễu những người đi lễ thành tâm nơi cửa thánh, cũng có thể họ thấy nam giới đi lễ họ chê cười thì kiếp này họ lại phải đèn hương phụng sự, ra bắc ghế hầu thánh. Điều gì cũng có thể xảy ra. Cũng có thể tiền kiếp tuy ta nhất tâm phụng sự cửa thánh nhưng chưa trọn vẹn thì kiếp này ta lại tiếp tục phụng sự.

Và còn muôn ngàn căn do khác mà ta không biết được. Nhưng như mình đã nói dù hạt giống không tốt nhưng nếu kiếp này ta sống tốt chăm sóc tốt cho cây của chúng ta thì nó cũng có thể ra hoa thơm quả ngọt.

Các cấp độ của người có căn đồng

1. Cấp nhẹ nhất là Đội bát hương _ trình trầu

2. Cấp thứ 2 là Tiến căn (không phải tiễn căn).

3. Cấp thứ 3 là phải Hầu đồng 1 năm vài vấn.

4. Cấp thứ 4 là thờ Thánh tại gia (nhà lập Điện thờ Thánh) – hoặc phải lên đền , phủ , chùa ..(nơi có thờ tự các thánh ) để ở…

Những biểu hiện thường thấy ở người có căn đồng số lính?

Sự biểu hiện ra bên ngoài của những người có căn đồng số lính rất khác nhau, tùy thuộc vào các cấp độ của những người có căn đồng số lính. Cụ thể 1 số biểu hiện thường gặp như sau:

Điềm báo: Trong cuộc sống thường nhật, những người như vậy cũng thỉnh thoảng hay rơi vào cảm giác ảo, mơ thấy thần thánh, thân mình bay bổng…….tuy thiên cần phân biệt với dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt.

Ốp đồng: Khi lễ hầu bóng diễn ra ở các đền, phủ, điện, trong không khí đàn ca, trống phách, múa hát tưng bừng, mùi nhang khói kích thích, một số ít người tham gia hành lễ có cảm giác thấy lâng lâng, phiêu phiêu, bay bổng, thần thức hoà nhập với không khí lễ hội múa hát …………và có khả năng bị ốp đồng: tức là cơ thể của những người này rơi vào trạng thái mất kiểm soát như múa máy , khóc lóc ……mà bản thân thần kinh của người đó không còn khống chế đuợc những hành vi này đuợc nữa, hoàn toàn mất tự chủ.

Bị hành căn: Ốm đau bệnh tật nhưng đi chữa không khỏi vì không biết là mình bị bệnh gì, bị hành cho dở dại dở điên, công danh sự nghiệp lận đận, nhân duyên khó thành…

Chú ý: Một số ít người tham gia hành lễ có cảm giác thấy lâng lâng, phiêu phiêu, bay bổng, thần thức hoà nhập với không khí lễ hội múa hát .. thì chưa chắc đã là người có căn đồng. Chỉ có những người có hệ thần kinh yếu ở mức độ nào đó khi đi lễ đền, phủ mới bị hiện tượng ốp đồng và người ta gọi họ là những người căn cao, số nặng, là người có duyên (có căn) với các vị Thánh trong Tứ phủ.

Khả năng tự nhận diện và sự trợ giúp từ bên ngoài đối với người có căn đồng số lính 1. Khả năng tự nhận diện

Có nhiều cách để bản thân chính chúng ta biết được căn số của mình. Ví dụ: được các ngài báo mộng; được các ngài về ốp đồng khi mình tham gia hành lễ trình đồng; khi hầu bóng mà mình luôn thích xem và say mê về giá đó… Khi nhà Thánh bắt đồng thông thường các bạn sẽ nhận được lệnh (cái này phải qua chiêm bao của chính người đó là chính xác nhất). Trong giấc mộng của mình bạn có thể được các cấp (36 cấp trong Tứ phủ) linh ứng cho chiêm diện (nhìn thấy nhà ngài) hoặc trong mơ đi thăm các đền, phủ những sự kiện này được diễn ra nhiều lần trước khi các bạn cần mở phủ.

Ngoài ra trong trường hợp bị bắt sát các bạn vừa được báo mộng ( báo âm), vừa có tâm lý mong muốn đi lễ bái Đền phủ- nếu không đi được trong lòng như có lửa, lúc nào cũng thấy bồn chồn, thúc dục. Khi đến Đền phủ thường được nhà ngài “ốp bóng” giáo hóa.

Nhưng nhớ rằng sự giáo hóa của nhà Thánh không phải là sự quát nạt, đe dọa, đập bàn, đầu tóc rũ rượi, thuốc lá hút cả bao… nếu ai bị như vậy cần nghiên cứu lại âm đức nhà mình có bị oan gia nghiệp chướng, hay âm theo hay không? Riêng bóng Thánh lúc nào cũng trang nghiêm, đĩnh đạc, chuẩn mực mà rộng lòng thương, hơn thế nhà ngài chỉ thoáng qua không giáo hóa nhiều.

2 .Sự trợ giúp từ bên ngoài

Có thể là do xem bói mà biết được. Nhưng xem bói phải hết sức lưu ý, không phải thầy nói gì mình cũng tin, vì bây giờ cũng lắm thầy làm vì tiền hơn là làm vì tâm để cứu thế độ dân. Nhiều người chỉ nghe thầy tứ phủ phán bảo về căn số của mình, rằng có căn với Quan lớn này, Cô, Cậu nọ rồi phải đăng đàn làm lễ trình đồng, mở phủ, tự mình gây không ít khó khăn cho mình và hao tiền tốn của, tự mua dây buộc mình.

Không phải ai cũng soi được căn số hầu đồng, việc soi căn số này hiếm người có lắm, có khi chỉ vỏn vẹn trên đầu ngón tay mà thôi. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn nhưng không phải không có đường thoát, đó là nhờ lập Bát tự để tìm hiểu căn số của mình. Đương nhiên người lập Bát tự phải hết sức am hiểu và giỏi Dịch lý và điều này đôi khi cũng không hoàn toàn đúng. Hơn nữa, người có căn hay không cũng có thể tự nhận biết qua các hiện tượng trên. Tuy nhiên, cần lưu ý phải khẳng định người có căn đồng là những người mạnh khoẻ, có thể chất, tinh thần và tâm lý hoàn toàn khác với người bị bệnh tâm thần phân liệt.

Hãy tự mình cảm nhận

Nhìn chung, bản thân tự cảm nhận tự ngẫm là rõ nhất ! Từ bản thân ad suy ra thì thấy Tâm Linh rất lôi cuốn, thích tìm hiểu về tâm linh ngay từ lúc còn nhỏ và rất nhạy cảm ! Biểu hiện thì nhiều vô kể ! Nhưng thực sự ai đó nếu đã có số kiếp Phụng Thờ thì Chỉ sớm hay Muộn mà thôi !

Sẽ đến cái ngày tự được Giác Ngộ mọi thứ ! Chứ còn biểu hiện thì nhiều vô kể nhưng chỉ nhìn vào những biểu hiện đó thì không đủ để kết luận ! Đã là Tâm Linh thì chữ Duyên sẽ giải thích tất cả, càng cố càng không thấy, thuận duyên sẽ thấy. Đời người từ khi cất tiếng khóc đã có số mệnh an bài đến số đến giờ đến lúc nếu có ắt sẽ đến tìm bạn. Hãy sống tốt, đủ Duyên sẽ tự khắc được chỉ đường.

Tự sự đồng nhân: ĐỦ DUYÊN SẼ ĐẾN

“Cái gì đến cũng sẽ đến cưỡng không được, cầu không xong. Không cần biết sinh ra là người như thế nào. Gia đình theo đạo nào. Em – chính em sinh ra và lớn nên là nhà gốc Đạo thiên chúa. Sống đến 26 tuổi chưa biết xem bói toán là gì. Kể ra câu chuyện thực tế của bản thân có lẽ chỉ có thầy và các anh chị trong bản hội với em mới thấu hiểu sự vất vả nhưng vô cùng trân trọng KHI EM TIN, EM TÍN với Đạo và với thầy. Đi lấy chồng và nhà chồng cũng theo đạo thiên chúa. Hằng tuần vợ chồng em vẫn đi lễ nhà thờ, làm đủ thủ tục lễ nghi bên công giáo. Nhưng có một sự kiện là năm em 10 tuổi, em đổ bệnh, gia đình đưa em đi khắp các bệnh viện miền bắc, bác sỹ thử máu các kiểu thì cho về và nói với bố mẹ em là: Gia đình chuẩn bị tâm lý. Nó thích ăn gì thì cho nó ăn…. Cả nhà em lo lắng lắm! Ba mẹ thương em không biết phải làm sao để cứu được em chuẩn bị lo hậu sự cho em. Vậy mà định mệnh đã đến, đêm đó mẹ em ngủ mơ thấy bà ngoại của em hiện về nói là: con hãy cho con của con ra chùa bán khoán vào ban đức ông nhé! Mẹ em làm theo lời chỉ dẫn của bà ngoại để mong sao có thể cứu được em, còn nước còn tát, dù hi vọng có mong manh, mẹ vẫn làm vì không còn cách nào khác vì nhà em đều theo công giáo. Ấy vậy mà như có phép màu, sau khi em được bán khoán, càng ngày bệnh em càng đỡ và em sống được đến tận bây giờ. Ngày đó, em nằm ở giường mà cứ có người đẩy em vào tường. Rồi em thấy mình đi xuyên qua tường. Sau lần chết hụt đó, dù bố mẹ có nói em đi lễ nhà thờ, nhưng em toàn trốn đi chơi rất ít di lễ. Em không còn thấy hứng thú khi được đến nhà thờ nghe giảng đạo nữa. Nhưng các lễ nghĩa hành đạo em vẫn làm đầy đủ. Và rồi em cũng đi lấy chồng, cuộc sống của em vẫn diễn ra bình thường như mọi người. Từ sinh xong bé thứ 2 được 1 tuổi. Chồng em thường xuyên đi chơi đêm về muộn. Em ngủ ở nhà và đã 2 lần nghe thấy người gọi ở cửa sổ không biết gì nên cứ nghĩ là chồng gọi. Em cũng thưa rồi ra mở cửa, nhìn không thấy ai và lại trở vào nhà. Chuyện gì đến cũng đến, từ hôm đó em như người điên, người không ra người, ma chẳng ra ma. Rồi em nhìn thấy vong âm nhiều hơn, thấy trong nhà mình có rất nhiều vong lạ đi lại. Em thấy rất sợ nên cũng đi Thạch Thất tìm cố (bên đạo thiên chúa) giúp và kể cho cố nghe chuyện của mình. Cố thấy sợ, em cũng sợ cứ khóc rú nên như người điên. Em về nhà cứ điên loạn Cậu bên mẹ em (làm thầy cúng) thấy em điên quá thế là vội ra tụng kinh cho em ngủ ngon. Thời gian này em về ở nhà mẹ đẻ, không ở nhà chồng vì gia đình chồng vốn không tin chuyện cúng bái kinh kệ. Nhưng cũng chỉ được 1 lúc, sau về đến nhà lại điên dở như cũ. Em thấy khổ sở bế tắc vô cùng nên ai mách gì em cũng nghe theo, chỉ mong mình được trở lại bình thường để về với chồng con, rồi mách lên chùa gặp các sư em cũng đi nhưng lại cũng chả ăn thua. Sau đó em đã ra gặp một cô đồng theo sự chỉ dẫn của một người quen. Thời gian đó cô hay cho đi lễ và cứ lên đền Quan Tuần Tranh là em bị trói. Cảm tưởng cơ thể em như có nghìn con giòi bò lúc nhúc ở người muốn chui ra ngoài. Lúc đó kinh tế đã quá khó khăn, 2 vợ chồng em lâm vào cảnh vay mượn khắp nơi chỉ mong được chữa khỏi bệnh. Nhưng mấy cô đồng làm lễ nhiều rồi mà tiền thì mất, tật thì mang, điên vẫn hoàn điên. Rồi may mắn cũng đến với em, em được một em mách bảo gặp được thầy bây giờ. Lần đầu ra đến nhà thầy, thầy không nhận. Thầy nói: bây giờ thầy cứu con là lỗi, vì con theo đạo thiên chúa nên thầy nghĩ con nên về nhờ cha bề trên, đức cha sẽ cứu được con. Với lại đặc biệt khi con chuyển tu sang bên nhà Mẫu là trái ngược với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Đạo thiên chúa cũng là tôn giáo cao cả và đầy chân thiện mỹ đức con hãy cố nhất tâm về với cha bề trên xin các cha giúp đỡ. Thầy có thể xử lý được cho con nhưng không được vượt quyền và không nhận cải giáo cho con. Hội đồng gia tiên con nương tựa bên đó, con hãy đi tìm các cha giỏi ở nhà thờ các cha sẽ giúp con. Sau đó 2 vợ chồng đi về và hỏi thăm nhiều mãi cũng tìm vào nhà thờ gặp cha được mệnh danh là trừ quỷ giỏi ở Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội. Cha nghe em kể rồi nhìn em và bảo em bị quỷ nhập nặng rồi. Em lại ở xa lên cha bảo về mang quần áo ra nhà thờ ở. Cha thu điện thoại rồi không cho liên lạc với mọi người, gia đình và con cái. Tâm lý bất ổn cộng thêm sợ hãi. Ngồi ăn cơm với mọi người ở đó, em khóc chan cơm bằng nước mắt. Người thì càng ngày càng dại đi. Buổi đầu ở đó, mưa ngập đường, đang ngồi trong phòng tự nhiên em khóc lao ra giữa sân mưa to quỳ xuống khóc, ngửa mặt nên trời em luôn kêu gào: “Mẹ ơi! mẹ cứu con với mẹ ơi! Mẹ cho con về trên đó đi mẹ, con không chịu được nữa rồi.” Em cứ dầm mưa cho đến khi có người ra lôi vào. Về chỗ ở, em lên cơn sốt khóc lịm đi. Trong cơn mơ em thấy mình bị rất nhiều quỷ đuổi. Em chạy thất thần, đến nỗi không thể chạy được nữa. Em sợ hãi vì nó đuổi nhiều quá, lúc đó không còn biết kêu ai lại kêu: ” Mẹ ơi! cứu con…. ” rồi nhớ ra câu em trai bên cậu cho là: án ma ni bát minh hồng. Em cứ thế đọc và chạy rồi tự nhiên có 2 bàn tay phụ nữ dang ra kéo em vào bên trong một ngôi đền và em không còn thấy bọn quỷ đâu nữa. Từ lúc đó em thấy tâm mình nhẹ nhàng bình yên đến lạ kỳ. Sáng ra, em tỉnh giấc rồi lại sang nhà thờ ở 1 phòng kín. Cảm giác sợ hãi lại dâng cao, đến khi kìm nén không được thì bắt đầu cơn điên của em lại bộc phát, em đập đồ đạc rồi xé sách vở, đạp đổ bàn ghế, la hét, giẫy dụa…. 5,6 người giữ em đến khi không còn sức. Em không tự chủ được tự hành hạ bản thân đến chảy máu, xưng vù tay và khóc đến nghẹn thở vì nhớ gia đình, nhớ chồng nhớ con…. Cuộc sống càng ngày càng lâm vào bế tắc, cùng cực, em không còn chút sức lực nào để mà hi vọng, để mà sống tiếp. Đã quá nhiều lần em nghĩ quẩn muốn tìm đến cái chết mà không được. Sau 3 tháng ở nhà thờ không biến chuyển càng ngày thấy cuộc sống càng khổ, càng điên loạn sức khỏe càng không ổn.em có đăng lên 1 số hội nhóm tâm linh muốn nên chùa ở bỏ xa mọi thứ. May mắn khi em gặp một chú mà đến bây giờ vẫn luôn biết ơn chú. Chú lại bảo ra thầy này thầy này sẽ cứu con, ta sẽ ra sau và nói đỡ cho con. Rồi em quyết định ra Thầy. Thầy nhìn em và nói: “Trông con quen quen…..” Thầy không nhận ra em cũng phải, vì em đang là đứa 54 kg, chỉ sau 3 tháng em chỉ còn 46kg. Em có nói với thầy: “Con đã đến gặp thầy 3 tháng trước”, thầy nhớ ra và nói không nhận ra em và sao giờ con lại ra nông nỗi này? Rồi thầy nhìn em thấy thương em quá thầy nói bao nhiêu lâu mà không tìm được cha bề trên giỏi mà xử lý đi để đến nước này người không ra người ma không ra ma, mà cải giáo thì thầy không muốn. Thầy nói bên thiên Chúa có rất nhiều cha giỏi và giáo lý rất cao cả sao không tìm. Em nói con đi nhiều rồi nhưng càng chữa càng nặng con đến bước đường cùng rồi chỉ muốn tự tử thôi. Lúc này thầy nói thôi thế này mà để con tiếp tục đi tìm các cha bề trên giỏi để xử lý trường hợp của con e không kịp. Thôi để thầy lên thầy thắp hương bạch với Thánh với Mẫu nói về trường hợp của con là người theo thiên chúa giáo có được phép cải giáo mở phủ không. Nói rồi thầy thắp hương rồi thầy xin trên điện và nhà Thánh đồng ý cho em theo vào và theo thầy nói Mẫu đồng ý cho thầy nhận em và em cũng không phải cải hẳn giáo sang bên nhà mẫu và được phép nhập đạo tu cả hai bên nên thầy đồng ý cứu em. Từ khi được thầy mở phủ cho, 2 tháng đầu em hết điên loạn ma ám nhưng vì bệnh tật chạy chữa lâu ngày nên cũng khổ lắm, nợ nần những ngày đi vay mượn chạy chữa cúng bái trước rồi sự khó khăn về kinh tế, dèm pha của người thân, bạn bè,… nhưng sau khi tạ bách nhật xong, em như biến thành 1 người khác vậy. Cuộc sống trở nên dễ dàng, êm đềm hơn, em thấy tâm trạng tươi vui, tràn đầy niềm tin và hi vọng cho dù vẫn còn nhiều khó khăn phía trước. Đến bây giờ, sau khi tạ tam niên xong mọi người thấy đó, từ 1 đứa đi lễ không dám đi lễ với mọi người bị người ta sỉ vả vì không có tiền, thầy biết dấm dúi cho tiền, nhét vội nhét vàng cho vài trăm để trả tiền xe mua quà cho con, thì đến bây giờ cũng không thua kém ai cả, sống một cuộc sống bao người mơ ước. Từ đứa bán rau 2.000 VNĐ/ 1 mớ hai vợ chồng lao động không đủ ăn vay mượn tứ tung vì cơ hành bệnh tật trở thành 1 người thành công như bây giờ chỉ 2 năm mà em gây dựng mở được mấy cửa hàng spa thẩm mỹ tuy không giầu có hơn người nhưng ổn định và hạnh phúc hơn. Vậy nên em nghĩ rằng: Một khi đã có duyên cứ giờ ấy, ngày ấy, tháng ấy, năm ấy là phải ra thôi theo về với Mẫu năm bắc ghế một hai lần tu theo pháp môn thầy dậy mà vẫn đi nhà thờ cùng chồng con được !!! Em chỉ mong rằng: gia đình và những người xung quanh thấu hiểu và thông cảm cho em, không ai muốn thế cả . Em cũng chỉ mong mình được là người bình thường như bao người thôi. Nhưng khi căn số mình đã như vậy rồi thì mong mọi người đừng dồn họ ép, bêu rếu hay nói xấu những người như em đặc biệt họ hàng em hai em và những người thân của em đều theo Chúa. Bởi chỉ có những người trong cuộc mới hiểu được những khó khăn, vất vả, thậm chí cả máu và nước mắt đã rơi thế nào. May mắn cho em được thầy chỉ bảo trong tâm em vẫn tin và kính Chúa vẫn nương tựa theo Mẫu và tu cả hai. Em chỉ mong rằng: đã là con cha con mẹ, ai cũng phải trải qua những lúc thăng trầm trong cuộc sống, biết thương yêu, nâng đỡ, đùm bọc nhau chẳng phải là tốt hơn hay sao. Mỗi người bớt đi 1 chút sân si, nói những điều nên nói, không làm tổn thương người khác và sống sao cho tốt đời đẹp đạo thì người làm Thầy, làm cha cũng cảm thấy tự hào vì những đứa con của mình hơn rất nhiều, các bề trên cả hai bên chắc chắn đều thu nhận và che chở cho em. Cảm ơn sự thấu hiểu, cảm thông và giúp đỡ của Thầy – người đã động viên và cúi xuống dắt em đi từ những ngày tháng khó khăn nhất. Trên đời này quả thực còn ít lắm- những người thầy nhận những đứa con nhang cơ cầu, điên dại và nghèo khó như vậy! – Những lần dấm dúi cho tiền đi lễ, động viên làm việc lấy tiền nuôi con và không được bỏ gia đình, bỏ chồng, bỏ con lại không quên nguồn gốc của gia đình của đạo nội ngoại đã theo. Thầy luôn giảng đạo cho em rằng tôn giáo nào cũng tốt chúa hay Phật hay Mẫu đều hướng con người đến chân tâm thiện mỹ đức hiếu hạnh trăm sông đổ một bể mọi con đường đều chỉ có một đích duy nhất. Chỉ có con người phân biệt đạo này đạo kia hay cao thấp chứ Phật hay Chúa hay Thánh hay Mẫu đều không phân biệt. Thầy em luôn nói các bậc Chúa Hay Phật Thánh Mẫu có ngôi vị đều đã đạt quả giảng là đạo là lý làm gì có cao hay thấp đúng sai, chỉ có con người nhìn và chấp vào cái diễn giải bề ngoài đạo lý của các vị bề trên giảng suy diễn thành đúng sai và cho rằng cao hay thấp. Từ lúc ra mở phủ theo thầy giảng đạo ngoài hầu đồng và tu theo pháp môn nhà Thánh Mẫu em lại cũng chăm đi nhà thờ công giáo hơn trước và lại có hào hứng khi nghe cố giảng kinh và đạo.

Thầy như người cha thứ hai sinh ra em, cho em một cuộc đời mới ngập tràn ánh sáng của niềm tin và hi vọng. Con không bao giờ quên ơn đó! Thưa Thầy.” – Đệ tử Hồng Hà Bảo điện

Tamlinh.org

.(Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn)

Cập nhật thông tin chi tiết về Căn Cô Bơ Là Gì? Người Có Căn Này Tính Cách Ra Sao? Được Lộc Gì? trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!